Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu áp dụng hình thức tổng thầu epc đối với tiểu dự án trạm bơm cổ ngựa –...

Tài liệu Nghiên cứu áp dụng hình thức tổng thầu epc đối với tiểu dự án trạm bơm cổ ngựa – dự án adb5

.PDF
109
172
129

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tên tôi là: Lê Thị Hương Ngàn, sinh ngày 30/10/1989, là học viên cao học lớp 21QLXD11, chuyên ngành Quản lý xây dựng - Trường đại học Thủy lợi Hà Nội. Xin cam đoan: 1. Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của thầy giáo PGS.TS Nguyễn Quang Cường. 2. Luận văn này không trùng lặp với bất kỳ luận văn nào khác đã được công bố tại Việt Nam. 3. Các số liệu và thông tin trong luận văn là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan. Tất cả các trích dẫn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Lê Thị Hương Ngàn i LỜI CẢM ƠN Học viên xin chân thành cảm ơn trường Đại học Thủy lợi trong suốt thời gian nghiên cứu vừa qua, đã được trang bị thêm những kiến thức cần thiết về các vấn đề kinh tế kỹ thuật, cùng sự hướng dẫn nhiệt tình của các thầy, cô trong trường đã giúp học viên hoàn thiện mình hơn về trình độ chuyên môn. Đặc biệt, Học viên xin chân thành cảm ơn tới thầy giáo PGS. TS Nguyễn Quang Cường đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ học viên tận tình trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Đồng thời, học viên cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Công trình, khoa Kinh tế và Quản lý đã cung cấp những kiến thức về chuyên ngành, giúp học viên có đủ cơ sở lý luận và thực tiễn để hoàn thành luận văn này. Do trình độ, kinh nghiệm cũng như thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn khó tránh khỏi những thiếu sót, học viên rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các độc giả. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Học viên Lê Thị Hương Ngàn ii MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: ................................................................................. 1 3. Phương pháp nghiên cứu:............................................................................................ 2 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: ............................................................. 2 5. Kết quả dự kiến đạt được: ........................................................................................... 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC TỔNG THẦU EPC ....................... 3 1.1 Tổng quan các hình thức hợp đồng trong xây dựng ................................................. 3 1.1.1 Hợp đồng và các thuật ngữ trong hợp đồng ......................................................... 3 1.1.2 Các hình thức hợp đồng trong xây dựng. ............................................................. 4 1.1.3 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng ................................................................. 6 1.2 Giới thiệu hình thức hợp đồng tổng thầu EPC.......................................................... 7 1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tổng thầu EPC ................................................................ 8 1.2.2 Quy trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC ................................. 11 1.3 Kết quả thực hiện một số dự án theo hình thức EPC ở Việt Nam. ......................... 16 1.4 Ý nghĩa và sự cần thiết nghiên cứu tổng thầu EPC. ............................................... 22 1.4.1 Ý nghĩa................................................................................................................ 22 1.4.2 Sự cần thiết nghiên cứu tổng thầu EPC .............................................................. 22 Kết luận chương 1 ......................................................................................................... 25 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TRONG QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC TỔNG THẦU EPC ......................................................................................... 26 2.1 Cơ sở pháp lý trong quản lý dự án theo hình thức EPC ......................................... 26 2.1.1 Chế độ pháp lý trong quản lý dự án theo hình thức hợp đồng EPC ................... 26 2.1.2 Một số tồn tại trong hệ thống văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng công trình. ............................................................................................................. 36 2.2 So sánh hình thức tổng thầu EPC với các hình thức hợp đồng truyền thống ......... 37 2.2.1 Sự khác nhau giữa tổng thầu EPC và hình thức hợp đồng truyền thống ........... 37 2.2.2 Những lưu ý khi quản lý thực hiện hợp đồng EPC ............................................ 39 iii 2.3 Ưu, nhược điểm và những tồn tại khi ứng dựng hình thức tổng thầu EPC ở Việt Nam ............................................................................................................................ 44 2.3.1 Ưu điểm của hình thức tổng thầu EPC ............................................................... 44 2.3.2 Nhược điểm hình thức EPC: .............................................................................. 45 2.3.3 Điều kiện áp dụng tổng thầu EPC ...................................................................... 47 2.3.4 Thực trạng và nguyên nhân của các tồn tại trong quản lý hợp đồng theo hình thức EPC ...................................................................................................................... 49 2.4 Một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án theo tổng thầu EPC ...... 52 2.4.1 Nhân tố tổ chức .................................................................................................. 52 2.4.2 Nhân tố con người .............................................................................................. 53 2.4.3 Nhân tố nguồn vốn ............................................................................................. 54 2.4.4 Nhân tố pháp lý .................................................................................................. 54 2.4.5 Nhân tố quy trình quản lý ................................................................................... 55 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 57 CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN THEO HÌNH THỨC HỢP ĐỒNG TỔNG THẦU EPC TẠI TIỂU DỰ ÁN TRẠM BƠM CỔ NGỰA- DỰ ÁN ADB5 ................................................................................................ 58 3.1. Giới thiệu về Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5................................ 58 3.1.1 Thông tin chung về Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa-Dự án ADB5.................... 58 3.1.2 Cơ cấu tổ chức Quản lý Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5. ......... 59 3.2. Quy trình pháp lý quản lý dự án theo hình thức tổng thầu EPC trong Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5............................................................................... 63 3.2.1 Giai đoạn chuẩn bị Dự án: .................................................................................. 63 3.2.2 Công tác đấu thầu gói thầu EPC trong Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5. ...................................................................................................................... 64 3.2.3. Công tác Quản lý hợp đồng EPC trong Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5............................................................................................................................. 70 3.3. Những ưu điển và nhược điểm trong quá trình thực hiện Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa. ............................................................................................................................ 83 3.3.1 Ưu điểm .............................................................................................................. 83 3.3.2 Nhược điểm ........................................................................................................ 84 iv 3.4. Khắc phục nhược điểm và hoàn thiện công tác quản lý khi thực hiện Tiểu dự án trạm bơm Cổ Ngựa. ....................................................................................................... 85 3.4.1 Hoàn thiện cơ chế và tổ chức quản lý dự án....................................................... 85 3.4.2 Về con người tham gia vào quá trình thực hiện dự án ....................................... 87 3.4.3 Về Nguồn vốn ..................................................................................................... 88 3.4.4 Về pháp lý ........................................................................................................... 89 3.4.5 Về quá trình quản lý thực hiện ........................................................................... 92 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 97 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................... 99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................. 101 v DANH MỤC HÌNH, BẢNG Hình 1.1: Mô hình khái quát Tổng thầu EPC.................................................................. 9 Hình 1.2: Dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông ................................................. 19 Hình 1.3: Dự án nhà máy nhiệt điện Uông Bí mở rộng ................................................ 20 Hình 1.4: Dự án nhà máy gang thép Lào Cai ................................................................ 21 Hình 3.1: Mô hình tổ chức ............................................................................................ 59 Hình 3.2: Sơ đồ tổ chức của Ban quản lý ..................................................................... 62 Hình 3.3: Sơ đồ thời gian trong quá trình lựa chọn nhà thầu ........................................ 66 Hình 3.4: Sơ đồ đề xuất tổ chức Ban Quản lý dự án ..................................................... 86 Hình 3.5: Quá trình quản lý dự án thực hiện tổng thầu EPC ........................................ 92 Bảng 3.1: Danh mục thanh toán thiết kế ....................................................................... 94 Bảng 3.2: Danh mục hạng mục và các đợt thanh toán xây lắp ..................................... 96 vi DANH MỤC KÝ TỰ VIẾT TẮT EPC : Hợp đồng Thiết kế - Cung ứng vật tư thiết bị - Xây lắp ADB : Ngân hàng phát triển Châu Á MARD : Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CPO : Ban quản lý trung ương các dự án thủy lợi ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức CĐT : Chủ đầu tư QLDA : Quản lý dự án TDA : Tiểu dự án HSMT : Hồ sơ mời thầu HSDT : Hồ sơ dự thầu vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay cùng với sự phát triển của các ngành khoa học kỹ thuật, ngành xây dựng cũng có nét phát triển đáng chú ý. Đó là sự gia tăng tầm cỡ của rất nhiều dự án và tổ chức xây dựng, sự gia tăng phức tạp của những dự án, và những mối quan hệ giữa các tổ chức và thể chế, sự tăng cường và đòi hỏi ngày càng cao về Pháp chế của Nhà nước. Trong thời gian gần đây, ở mức dự án xây dựng công việc Quản lý đã có một số dự án đầu tư xây dựng được triển khai thực hiện theo hình thức Hợp đồng Thiết kế - Cung ứng vật tư thiết bị - Xây lắp, gọi tắt là Hợp đồng EPC. Từ thực trạng công tác quản lý đầu tư xây dựng những năm qua cho thấy: để tổ chức thực hiện và hoàn thành một dư án/gói thầu thì thường đơn vị Chủ đầu tư phải làm rất nhiều loại công việc khác nhau và cho dù, đơn vị Chủ đầu tư có điều kiện để tổ chức bộ máy quản lý dự án mang tính chất chuyên nghiệp thì việc quản lý trực tiếp đối với một vài dự án đơn lẻ thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định nào đó cũng là cách làm không có hiệu quả cao.Như vậy, với cách quản lý dự án phổ biến mang tính chất nghiệp dư như hiện nay thì tình trạng lãng phí, thất thoát về vốn, kiểm soát và quản lý chất lượng xây dựng công trình lỏng lẻo...là điều khó tránh khỏi, đồng thời sẽ không phát huy được đầy đủ vai trò, tính chủ động và sáng tạo cùa các chủ thể tham gia quá trình thực hiện như nhà thầu, tư vấn và do đó sẽ hạn chế hiệu quả thực hiện dư án/ gói thầu. Ở một mức độ nhất định, việc áp dụng hình thức Hợp đồng EPC có thể cho phép khắc phục được một phần các tồn tại kể trên và cả Chủ đầu tư lẫn nhà thầu thực hiện đều có được những lợi ích của mình khi áp dụng hình thức hợp đồng này. Vì vậy, Chủ đầu tư cần nỗ lực tiếp cận để áp dụng hình thức này một cách có hiệu quả trong quản lý dự án ở nước ta. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Nghiên cứu áp dụng hình thức tổng thầu EPC trong quản lý dự án ở nước ta. 1 3. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế; - Phương pháp thống kê; - Phương pháp phân tích, so sánh; và một số phương pháp kết hợp khác... 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài: a. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là áp dụng hình thức tổng thầu EPC đối với Tiểu dự án Trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5 b. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu các mặt hoạt động có liên quan đến hợp đồng EPC và công tác quản lý dự án áp dụng hình thức hợp đồng này tại Tiểu dự án Trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5 5. Kết quả dự kiến đạt được: - Tổng kết các kinh nghiệm trong QLDA theo hình thức tổng thầu EPC - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho Tiểu dự án Trạm bơm Cổ Ngựa – Dự án ADB5 khi áp dụng hình thức tổng thầu EPC 2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HÌNH THỨC TỔNG THẦU EPC 1.1 Tổng quan các hình thức hợp đồng trong xây dựng 1.1.1 Hợp đồng và các thuật ngữ trong hợp đồng Theo Nghị định 37/2015/NĐ-CP về hợp đồng trong hoạt động xây dựng thì hợp đồng xây dựng được định nghĩa như sau: ”Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.”[1] Bên giao thầu là chủ đầu tư hoặc đại diện của chủ đầu tư hoặc tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính khi bên giao thầu là chủ đầu tư; là nhà thầu phụ khi bên giao thầu là tổng thầu hoặc nhà thầu chính. Bên nhận thầu có thể là liên danh các nhà thầu. Điều kiện chung của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng quy định quyền, nghĩa vụ cơ bản và mối quan hệ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng. Điều kiện riêng của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng để cụ thể hóa, bổ sung một số quy định của điều kiện chung của hợp đồng xây dựng, Phụ lục của hợp đồng xây dựng là tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng để quy định chi tiết, làm rõ, sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của hợp đồng xây dựng. Nhà thầu chính là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng xây dựng với chủ đầu tư xây dựng. Nhà thầu phụ là nhà thầu ký kết hợp đồng xây dựng với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Nhà thầu nước ngoài là tổ chức được thành lập theo pháp luật nước ngoài hoặc cá nhân mang quốc tịch nước ngoài tham gia ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng xây dựng tại Việt Nam. Nhà thầu nước ngoài có thể là nhà thầu chính, tổng thầu hoặc nhà thầu phụ. 3 Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. Giá hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí bên giao thầu cam kết trả cho bên nhận thầu để thực hiện công việc theo yêu cầu về khối lượng, chất lượng, tiến độ, điều kiện thanh toán, tạm ứng hợp đồng và các yêu cầu khác theo thỏa thuận trong hợp đồng xây dựng. Bảo đảm thực hiện hợp đồng là việc bên nhận thầu thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình trong thời gian thực hiện hợp đồng; khuyến khích áp dụng hình thức bảo lãnh. Tạm ứng hợp đồng xây dựng là khoản kinh phí mà bên giao thầu ứng trước không lãi suất cho bên nhận thầu để thực hiện các công tác chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai thực hiện các công việc theo hợp đồng. Đồng tiền sử dụng để thanh toán hợp đồng xây dựng là Đồng Việt Nam; trường hợp sử dụng ngoại tệ để thanh toán do các bên hợp đồng thỏa thuận nhưng không trái với quy định của pháp luật về ngoại hối. Quyết toán hợp đồng là việc xác định tổng giá trị cuối cùng của hợp đồng xây dựng mà bên giao thầu có trách nhiệm thanh toán cho bên nhận thầu khi bên nhận thầu hoàn thành tất cả các công việc theo thỏa thuận trong hợp đồng. Thời gian thực hiện hợp đồng được tính từ ngày hợp đồng có hiệu lực cho đến khi các bên hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp đồng và phải phù hợp với tiến độ thực hiện của dự án. 1.1.2 Các hình thức hợp đồng trong xây dựng. a) Theo tính chất công việc hợp đồng xây dựng có các loại sau: - Hợp đồng tư vấn xây dựng (viết tắt là hợp đồng tư vấn) là hợp đồng để thực hiện một, một số hay toàn bộ công việc tư vấn trong hoạt động đầu tư xây dựng; - Hợp đồng thi công xây dựng công trình (viết tắt là hợp đồng thi công xây dựng) là hợp đồng để thực hiện việc thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình hoặc phần việc xây dựng theo thiết kế xây dựng công trình; hợp đồng tổng thầu 4 thi công xây dựng công trình là hợp đồng thi công xây dựng để thực hiện tất cả các công trình của một dự án đầu tư; - Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ (viết tắt là hợp đồng cung cấp thiết bị) là hợp đồng thực hiện việc cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng cung cấp thiết bị cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; - Hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Construction viết tắt là EC) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu thiết kế và thi công xây dựng công trình là hợp đồng thiết kế và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; - Hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ (tiếng Anh là Engineering - Procurement viết tắt là EP) là hợp đồng để thực hiện việc thiết kế và cung cấp thiết bị để lắp đặt vào công trình xây dựng theo thiết kế công nghệ; hợp đồng tổng thầu thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ là hợp đồng thiết kế và cung cấp thiết bị công nghệ cho tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; - Hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Procurement - Construction viết tắt là PC) là hợp đồng để thực hiện việc cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình; hợp đồng tổng thầu cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình là hợp đồng cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; - Hợp đồng thiết kế - cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình (tiếng Anh là Engineering - Procurement - Construction viết tắt là EPC) là hợp đồng để thực hiện các công việc từ thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ đến thi công xây dựng công trình, hạng mục công trình;hợp đồng tổng thầu EPC là hợp đồng thiết kế cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng tất cả các công trình của một dự án đầu tư xây dựng; - Hợp đồng chìa khóa trao tay là hợp đồng xây dựng để thực hiện toàn bộ các công việc lập dự án, thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình của một dự án đầu tư xây dựng; 5 - Hợp đồng cung cấp nhân lực, máy và thiết bị thi công là hợp đồng xây dựng để cung cấp kỹ sư, công nhân (gọi chung là nhân lực), máy, thiết bị thi công và các phương tiện cần thiết khác để phục vụ cho việc thi công công trình, hạng mục công trình, gói thầu hoặc công việc xây dựng theo thiết kế xây dựng; b) Theo giá hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: - Hợp đồng trọn gói; - Hợp đồng theo đơn giá cố định; - Hợp đồng theo đơn giá điều chỉnh; - Hợp đồng theo thời gian; - Hợp đồng theo giá kết hợp là hợp đồng xây dựng sử dụng kết hợp các loại giá hợp đồng nêu từ Điểm a đến Điểm d Khoản này. c) Theo mối quan hệ của các bên tham gia trong hợp đồng, hợp đồng xây dựng có các loại sau: - Hợp đồng thầu chính là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa chủ đầu tư với nhà thầu chính hoặc tổng thầu. - Hợp đồng thầu phụ là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa nhà thầu chính hoặc tổng thầu với nhà thầu phụ. - Hợp đồng giao khoán nội bộ là hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu thuộc một cơ quan, tổ chức. - Hợp đồng xây dựng có yếu tố nước ngoài là hợp đồng xây dựng được ký kết giữa một bên là nhà thầu nước ngoài với nhà thầu trong nước hoặc chủ đầu tư trong nước. 1.1.3 Nguyên tắc ký kết hợp đồng xây dựng Hợp đồng xây dựng được ký kết theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Hợp đồng xây dựng được ký kết sau khi bên giao thầu hoàn thành việc lựa chọn nhà thầu theo quy định và các bên tham gia đã kết thúc quá trình đàm phán hợp đồng. Giá ký kết hợp đồng không vượt giá trúng thầu (đối với trường hợp đấu thầu), không vượt dự toán gói thầu được duyệt (đối với trường hợp chỉ định thầu); trường hợp bổ sung khối lượng công việc hoặc số lượng thiết bị nằm ngoài khối lượng hồ sơ mời thầu 6 (hồ sơ yêu cầu) dẫn đến giá ký kết hợp đồng vượt giá trúng thầu (giá đề xuất) nhưng không làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc không vượt tổng mức đầu tư được phê duyệt thì chủ đầu tư được quyền quyết định; nếu làm thay đổi mục tiêu đầu tư hoặc vượt tổng mức đầu tư đã được phê duyệt thì phải báo cáo Người có thẩm quyền quyết định đầu tư quyết định. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu đơn giản, quy mô nhỏ thì tất cả các nội dung liên quan đến hợp đồng có thể ghi ngay trong văn bản hợp đồng. Đối với hợp đồng để thực hiện các công việc, gói thầu phức tạp, quy mô lớn thì các nội dung của hợp đồng có thể được lập thành điều kiện chung, điều kiện riêng của hợp đồng. Trường hợp trong một dự án, chủ đầu tư ký hợp đồng với nhiều nhà thầu để thực hiện các gói thầu khác nhau thì nội dung của các hợp đồng này phải thống nhất, đồng bộ về tiến độ, chất lượng trong quá trình thực hiện nội dung của từng hợp đồng, bảo đảm hiệu quả đầu tư chung của dự án. Trường hợp bên nhận thầu là liên danh các nhà thầu thì các thành viên trong liên danh phải có thỏa thuận liên danh, trong hợp đồng phải có chữ ký của tất cả các thành viên tham gia liên danh. Bên giao thầu, bên nhận thầu phải cử người đại diện để đàm phán, ký kết hợp đồng xây dựng. Người đại diện của các bên phải được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Hợp đồng xây dựng chỉ được ký kết khi bên giao thầu đã có kế hoạch vốn để thanh toán cho bên nhận thầu theo tiến độ thanh toán của hợp đồng, trừ các công trình xây dựng theo lệnh khẩn cấp." 1.2 Giới thiệu hình thức hợp đồng tổng thầu EPC Hình thức hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị và thi công xây dựng (hợp đồng EPC Engineering, Procurement and Construction) được áp dụng vào Việt Nam từ những năm cuối của thập niên 90 thế kỷ XX. Hiện nay, hợp đồng EPC đang được nhiều chủ đầu tư trong nước và nước ngoài sử dụng cho các dự án xây dựng công nghiệp ở Việt Nam. Việc chủ đầu tư lựa chọn hình thức thực hiện EPC là do không muốn tham gia 7 sâu vào quá trình thực hiện dự án trên cơ sở cân nhắc các nguồn lực sẵn có, tính phức tạp của công trình, đồng thời mong muốn chuyển giao các rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng sang cho nhà thầu EPC cùng với việc nhà thầu cam kết về tiến độ, chất lượng, tính năng công trình và giá trị hợp đồng trọn gói. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể về loại hợp đồng EPC, ngoài một số nội dung khái quát nêu tại các Điều 31, 32 của Nghị định số 37/2015/CP-NĐ ngày 22/4/2015 của Chính phủ về Hợp đồng trong hoạt động xây dựng và Phân định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng nêu tại Điều 3 của Thông tư số 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng. Trên thế giới, khi áp dụng hình thức EPC người ta sử dụng phổ biến bộ Điều kiện Hợp đồng EPC mẫu do Hiệp hội Quốc tế các kỹ sư tư vấn (FIDIC) ban hành, để thương thảo, đàm phán các hợp đồng EPC. Với việc sử dụng bộ Điều kiện Hợp đồng EPC của FIDIC, các bên chủ đầu tư và nhà thầu EPC có cách hiểu thống nhất về bản chất, về quyền và nghĩa vụ của từng bên theo hợp đồng. Ở Việt Nam, mặc dù bộ Điều kiện Hợp đồng EPC của FIDIC cũng được sử dụng ở nhiều dự án thực hiện theo hình thức EPC, tuy nhiên không phải lúc nào các điều khoản hợp đồng EPC này cũng được hiểu và vận dụng đúng. 1.2.1 Khái niệm về hợp đồng tổng thầu EPC Hợp đồng tổng thầu EPC là sự thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa chủ đầu tư với một nhà thầu hoặc một liên danh các nhà thầu (gọi chung là Tổng thầu) để thực hiện trọn gói các công việc của một dự án hoặc gói thầu từ thiết kế - cung cấp vật tư, thiết bị, dịch vụ kỹ thuật - xây lắp đến vận hành đồng bộ và đưa vào sử dụng. Thuật ngữ “Hợp đồng EPC” (Engineering Procurement Construction ) thường dùng cho loại hợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà tổng thầu thực hiện đối với một “công trình” với phạm vi công việc bao gồm các khâu: Thiết kế (E = Engineering), mua sắm thiết bị vật tư (P = Procurment) và xây lắp (C = Construction). EPC là Hợp đồng mà nhà Tổng thầu ký kết với Chủ đầu tư nên trách nhiệm sẽ thuộc về nhà Tổng thầu. Gọi là Tổng thầu thì chắc chắn phải có Con của Tổng thầu hay còn gọi là nhà thầu Phụ . Nên có thể 8 nói EPC là hình thức quản lý vì phía dưới mình còn có thầu Phụ, thầu Phụ được nhà Tổng thầu ký hợp đồng nhằm thực hiện một hay nhiều phần phạm vi công việc của nhà Tổng thầu. EPC là mô hình làm quản lý của nhà Tổng thầu thay cho bên chủ đầu tư(A) của bên (B). Hình 1.1: Mô hình khái quát Tổng thầu EPC Hợp đồng EPC có 2 loại chính là: - Hợp đồng EPC khoán gọn, chìa khoá trao tay (Lump sum Turnkey EPC Contrac) Tổng thầu sẽ bàn giao cho chủ đầu tư công trình đã được hoàn tất đồng bộ, đã được chạy thử đạt các chỉ tiêu cam kết cùng với chìa khoá vận hành. Để thực hiện phương thức này, phạm vi công việc, ranh giới, giao diện của công trình với các hạng mục ngoài hàng rào, với các nguồn nguyên liệu, xuất xưởng sản phẩm và các tiện ích của công trình được xác định chi tiết, rõ ràng. Giá “khoán gọn” là giá thắng thầu cố định được duyệt cùng với các quy định ngay từ đầu về đồng tiền sử dụng trong thanh toán (là VNĐ hay USD), về lịch thanh toán, về tiến độ thực hiện. - Hợp đồng EPC thực thanh, thực chi với giá trần có thưởng: Loại hợp đồng này không áp dụng giá khoán cố định mà sẽ quyết toán thực thanh, thực chi trong giới hạn giá trần là dự toán được duyệt. Tức là giá không nêu rõ giá trị ban đầu khi ký kết hợp đồng, chỉ thanh quyết toán khi từng hạng mục công trình hoàn thành và căn cứ vào khối lượng và đơn giá lúc hoàn thành. Trong hợp đồng các bên chỉ đưa ra giá trần là giá cao nhất có thể. Các bên căn cứ vào giá trần để khi thanh quyết toán đưa ra giá 9 cuối cùng không vượt giá trần. Hợp đồng EPC thực thanh là loại hợp đồng thanh toán theo khối lượng thực tế Hai dạng Hợp đồng này đều giống nhau ở phạm vi công việc. Cả 2 dạng đều bao gồm tất cả các khâu từ, thiết kế, mua sắm cung cấp vật tư thiết bị và xây dựng. sự khác nhau rõ rệt giữa hai dạng chính là việc định giá Hợp đồng, Hợp đồng EPC khoán gọn chìa khoá trao tay được định giá trọn gói trong khi Hợp đồng EPC thực thanh giá đựơc thanh toán theo khối lượng thực tế và căn cứ vào giá trần. Ở Việt nam hiện nay chỉ áp dụng hình thức Tồng thầu EPC chìa khoá trao tay. Còn Hợp đồng EPC thực thanh chỉ áp dụng cho các nươc phát triển có trính độ quản lý cao Hợp đồng EPC chìa khoá trao tay hiện tại áp dụng đem lại hiệu quả rất lớn cho nền kinh tế đất nước. Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư: là tài liệu do chủ đầu tư soạn thảo để làm rõ và định hướng cụ thể về các nội dung chủ yếu của dự án, gói thầu đã nêu trong Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư được duyệt. Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư là cơ sở để nhà thầu lập hồ sơ chào thầu EPC trong trường hợp chỉ định thầu hoặc để lập hồ sơ mời thầu EPC trong trường hợp tổ chức đấu thầu. Kế hoạch thanh toán: là tài liệu xác định tổng giá trị thanh toán theo hợp đồng tổng thầu EPC, trong đó có phân chia số lần thanh toán theo thời gian hoặc giai đoạn hoàn thành phù hợp với tiến độ và khối lượng thực hiện các công việc của hợp đồng. Kế hoạch thanh toán do tổng thầu lập và được chủ đầu tư chấp thuận để làm cơ sở tạm ứng vốn và thanh toán khối lượng công việc hoàn thành. Tư vấn của chủ đầu tư: là tổ chức chuyên môn được chủ đầu tư thuê để thực hiện một số công việc như: chuẩn bị hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, lập hồ sơ mời thầu EPC, tham gia thương thảo hợp đồng, giám sát quá trình thực hiện hợp đồng và các công việc tư vấn khác theo yêu cầu của chủ đầu tư. Nhà thầu phụ: là nhà thầu trực tiếp ký kết hợp đồng với tổng thầu để thực hiện một phần công việc của tổng thầu trong hợp đồng tổng thầu EPC. Hợp đồng thầu phụ: là hợp đồng trực tiếp ký kết giữa tổng thầu với một nhà thầu phụ. 10 Hồ sơ chào thầu: là tài liệu do nhà thầu được chỉ định làm tổng thầu đề xuất để làm rõ mức độ đáp ứng đối với hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư. [4] 1.2.2 Quy trình chuẩn bị và thực hiện hợp đồng tổng thầu EPC 1.2.2.1 Công tác chuẩn bị và ký kết Hợp đồng Tổng thầu EPC - Sau khi dự án đã được quyết định đầu tư, để thực hiện dự án, theo hình thức hợp đồng tổng thầu EPC thì chủ đầu tư cần phải làm một số công tác chuẩn bị Thành lập ban quản lý dự án có đủ điều kiện năng lực theo Quy định về điều kiện năng lực hoạt động xây theo Pháp luật quy định để giúp chủ đầu tư thực hiện một số công việc như: thuê tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng, lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư và hồ sơ mời thầu, lựa chọn tổng thầu, thương thảo và ký kết hợp đồng và một số công việc khác. Đối với các dự án không sử dụng vốn ngân sách nhà nước thì chủ đầu tư có thể sử dụng ngay bộ máy giúp việc có đủ điều kiện năng lực theo quy định của mình để thực hiện các công việc trên mà không cần lập ban quản lý dự án. - Lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư: Căn cứ Báo cáo nghiên cứu khả thi, Báo cáo đầu tư và tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, chủ đầu tư lập Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư với tất cả các nội dung của Hợp đồng EPC. Hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư cần đơn giản, đầy đủ và rõ ràng để có thể xác định được phạm vi công việc theo hợp đồng EPC, dự tính khối lượng công tác và vận dụng được các đơn giá thích hợp để lập hồ sơ mời thầu hoặc hồ sơ chào thầu EPC. Nội dung của tài liệu này cũng cần gợi mở những vấn đề mà nhà thầu có thể tham gia góp ý kiến ngay từ đầu như: tài liệu thiết kế trong hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, dự kiến phạm vi thực hiện các công việc theo hợp đồng và những nội dung cần thiết khác. Trong trường hợp chủ đầu tư muốn giao thêm cho nhà thầu thực hiện công việc lập dự án đầu tư xây dựng thì nội dung hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư cần được bổ sung thêm các yêu cầu về lập dự án và hướng dẫn để làm các thủ tục có liên quan. Chủ đầu tư có thể tự lập hoặc thuê tư vấn để lập hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư và trong trường hợp thuê tư vấn để chuẩn bị tài liệu này thì tổ chức tư vấn phải đồng thời là tư vấn giám sát quá trình thực hiện hợp đồng. 11 - Việc chuẩn bị chuẩn bị tài liệu thiết kế để mời thầu EPC hoặc chỉ định thầu EPC là thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu khả thi được duyệt. Tài liệu này có thể được bổ sung, chi tiết thêm trong một số trường hợp tuỳ thuộc vào mức độ đầy đủ, chi tiết cũng như sự phù hợp giữa thiết kế sơ bộ với các nội dung cụ thể khác trong hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư. Trường hợp nội dung của thiết kế sơ bộ đã đầy đủ và chi tiết thì sử dụng ngay thiết kế sơ bộ làm tài liệu thiết kế để mời thầu hoặc chỉ định thầu EPC; - Việc Lập hồ sơ mời thầu Hợp đồng Tổng thầu EPC được quy định cụ thể trong thông tư 11/2016/TT-BKHĐT: Hồ sơ mời thầu EPC được lập theo quy định của pháp luật về đấu thầu và cơ sở để lập hồ sơ mời thầu EPC là hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư.Người phê duyệt hồ sơ mời thầu EPC phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về sự phù hợp của hồ sơ mời thầu với dự án đã được phê duyệt. - Điều kiện đối với nhà Tổng thầu EPC được chọn làm tổng thầu phải có đủ năng lực hoạt động theo Quy định chi tiết về điều kiện năng lực trong hoạt động xây dựng tại Thông tư số 17/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng và đáp ứng được các yêu cầu của chủ đầu tư. Cụ thể là: Có đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động phù hợp với nội dung công việc của dự án, gói thầu. Trường hợp liên danh các nhà thầu được lựa chọn làm tổng thầu thì phải có hợp đồng liên danh, trong đó có một nhà thầu đại diện chịu trách nhiệm chung và phải có cam kết thực hiện công việc theo phân giao trách nhiệm giữa các nhà thầu, từng nhà thầu trong liên danh phải có đăng ký kinh doanh ngành nghề hoạt động phù hợp với công việc được phân giao; Có đủ điều kiện năng lực, kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ của tổng thầu như: có kinh nghiệm về kỹ thuật, có khả năng, kinh nghiệm làm tổng thầu xây dựng các dự án, gói thầu với yêu cầu kỹ thuật và quy mô tương đương; trong cơ cấu tổ chức của nhà thầu có các đơn vị đầu mối về tư vấn thiết kế, gia công chế tạo, cung ứng vật tư, thiết bị và xây lắp; Có uy tín đối với các tổ chức cho vay vốn và có khả năng đáp ứng được các yêu cầu tài chính của dự án, gói thầu. - Việc ký kết Hợp đồng tổng thầu EPC: Thương thảo và ký kết hợp đồng tổng thầu EPC được căn cứ vào hồ sơ về yêu cầu của chủ đầu tư, hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu (hồ sơ chào thầu), kết quả đấu thầu được duyệt hoặc văn bản chỉ định thầu của cấp có 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất