Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm em (effective micoroorganisms) và...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm em (effective micoroorganisms) vào thức ăn lợn nái ngoại chửa kỳ 2 nuôi trong chuồng kín tới một số chỉ tiêu sinh sản và hiệu quả môi trường

.PDF
92
37711
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƢƠNG VĂN PHONG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦAVIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM EM (EFFETICVE MICOROORGANISMS) VÀO THỨC ĂN LỢN NÁI NGOẠI CHỬA KỲ 2 NUÔI TRONG CHUỒNG KÍN TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ HIỆU QUẢ MÔI TRƢỜNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM DƢƠNG VĂN PHONG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦAVIỆC BỔ SUNG CHẾ PHẨM EM (EFFETICVE MICOROORGANISMS) VÀO THỨC ĂN LỢN NÁI NGOẠI CHỬA KỲ 2 NUÔI TRONG CHUỒNG KÍN TỚI MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH SẢN VÀ HIỆU QUẢ MÔI TRƢỜNG Chuyên ngành: Chăn nuôi Mã số: 60.61.40 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Huê Viên THÁI NGUYÊN - 2011 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi sự giúp đỡ trong việc thực hiện đề tài đã được cám ơn và các thông tin trích dẫn đều chỉ rõ nguồn gốc . Tác giả Dƣơng Văn Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của cơ quan, các thầy giáo, cô giáo, gia đình và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Trần Huê Viên, thầy giáo đã trực tiếp hướng dẫn, động viên, giúp đỡ tôi về tri thức khoa học trong suốt quá trình tiến hành nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn sự động viên, khích lệ, giúp đỡ của, các thầy giáo, cô giáo, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi cũng xin được cảm ơn sự giúp đỡ của chủ trang trại chăn nuôi Nguyễn Đình Thuyết - huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, người thân trong gia đình đã giành nhiều tình cảm và điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Thái Nguyện, ngày10 tháng10 năm 2011 Tác giả luận văn Dương Văn Phong Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ........................................................................................................i Lời cảm ơn ......................................................................................................... ii Mục lục .............................................................................................................. iii Danh mục ký hiệu, chữ viết tắt ......................................................................... vi Danh mục bảng................................................................................................. vii Danh mục các hình .......................................................................................... viii MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................. 4 1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái ......................................................4 1.1.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái .......................................4 1.1.2. Khả năng sản xuất của lợn nái ...........................................................5 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái ...............10 1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn con ..............................13 1.1.5. Đặc điểm sinh lý tiêu hoá của lợn ....................................................16 1.1.6. Nhu cầu các chất dinh dưỡng đối với sự phát triển của lợn .............17 1.2. Vai trò của vi sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn .............................19 1.2.1. Hoạt động của hệ sinh vật trong đường tiêu hóa của lợn .................20 1.2.2. Tác động qua lại của các vi sinh vật đường tiêu hóa lợn .................22 1.3. Những hiểu biết về chế phẩm EM (Effective Microoganisms)..............23 1.3.1. Khái niệm .........................................................................................23 1.3.2. Các loại EM và công dụng của chúng..............................................24 1.3.3. Thành phần vi sinh vật chủ yếu trong chế phẩm EM ......................25 1.3.4. Tác dụng của EM .............................................................................26 1.3.5. Cơ chế hoạt động của EM ................................................................26 1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ............................................27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới ...................................................27 1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .....................................................33 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .. 44 2.1. Đối tượng nghiên cứu .............................................................................44 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...........................................................44 2.3. Nội dung nghiên cứu ..............................................................................44 2.4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................44 2.4.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm .........................................................44 2.4.2. Các chỉ tiêu để đáng giá khả năng sinh sản của lợn nái ...................46 2.4.3. Các chỉ tiêu theo dõi trên lợn con và phương pháp xác định ...........48 2.4.4. Một số chỉ tiêu hiệu quả của môi trường ........................................50 2.4.5. Một số chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - kỹ thuật của thí nghiệm.............50 2.4.6. Phương pháp xử lý số liệu ................................................................50 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..................................................... 51 3.1. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến một số chỉ tiêu sinh sản và khả năng kháng bệnh của lợn nái .........................................................................51 3.1.1. Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học EM đến một số chỉ tiêu sinh sản ...51 3.1.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng kháng bệnh của lợn nái...53 3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng sinh trưởng của lợn con ..54 3.2.1. Sinh trưởng tích lũy của lợn con thí nghiệm ....................................54 3.2.2. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm ..................................56 3.2.3 Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm ................................59 3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sức đề kháng của lợn con ...............61 3.3.1. Ảnh hưởng chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm ........................62 3.3.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con .....................................................................................63 3.3.3. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến vi sinh vật trong đường tiêu hóa ở lợn con ..............................................................................................65 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 3.4. Hiệu quả của môi trường khi bổ sung chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn ở chuồng kín ............................................................................................67 3.5. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL của lợn con theo mẹ .................................................................................69 3.5.1. Tiêu tốn thức ăn tập ăn/ kg tăng KL của lợn con theo mẹ ...............69 3.5.2. Tiêu tốn thức ăn thức ăn/ kg tăng KL của lợn con sau cai sữa ........70 3.6. Hiệu quả kinh tế của việc bổ sung chế phẩm EM cho lợn nái, lợn con .71 KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................... 74 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 76 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT TN : Thí nghiệm ĐC : Đối chứng SS : Sơ sinh TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam TT : Thứ tự ĐVT : đơn vị tính TTTA : Tiêu tốn thức ăn EM : Effective- Microorganisms VSV : Vi sinh vật TB : Trung bình KL : Khối lượng PGS : Phó giáo sư TS : Tiến sĩ KLLM : Khối lượng lợn mẹ Cs : cộng sự Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 1.1: Sơ đồ bố trí thí nghiệm .....................................................................46 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sức sản xuất của lợn nái thí nghiệm..51 Bảng 3.2. Ảnh hưởng chế phẩm EM đến khả năng kháng bệnh của lợn nái ....54 Bảng 3.3: Khối lượng lợn con thí nghiệm qua các kỳ cân ................................55 Bảng 3.4. Sinh trưởng tuyệt đối của lợn con qua 3 lần TN ở các giai đoạn .....57 Bảng 3.5: Sinh trưởng tương đối của lợn con qua 3 lần thí nghiệm .................60 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu sinh lý máu của lợn thí nghiệm 30 ngày tuổi ..........62 Bảng 3.7: Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng phòng và trị bệnh tiêu chảy ở lợn con...........................................................................63 Bảng 3.8: Kết quả kiểm tra mật độ vi sinh vật E.coli và Salmonella có trong phân của lợn thí nghiệm ..................................................................66 Bảng 3.9. Kết quả xác định hàm lượng khí thải H2S và NH3 trong chuồng nuôi lợn thí nghiệm ..........................................................................68 Bảng 3.10 Tiêu tốn thức ăn tập ăn/ kg tăng KL của lợn con theo mẹ ..............70 Bảng 3.11: Tiêu tốn thức ăn tập ăn/ kg tăng KL của lợn con thí nghiệm .........71 Bảng 3.12: Hạch toán chi phí thức ăn + thuốc thú y + Chế phẩm EM/kg tăng KL lợn con giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi cho 3 lần TN ........72 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii DANH MỤC CÁC HÌNH Trang Hình 3.1: Đồ thị sinh trưởng tích lũy của lợn con từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ....... 56 Hình 3.2: Biểu đồ sinh trưởng tuyệt đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn từ sơ sinh đến 60 ngày tuổi ................................................................... 59 Hình 3.3: Sinh trưởng tương đối của lợn con thí nghiệm giai đoạn sơ sinh đến 60 ngày tuổi ....................................................................................... 61 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Chăn nuôi lợn là một ngành có vai trò quan trọng trong ngành chăn nuôi nói chung ở Việt Nam, đây là nguồn cung cấp số lượng thực phẩm với chất lượng cao cho nhu cầu cuộc sống của con người, nó cung cấp từ 70 - 80 % nhu cầu về thịt cho người tiêu dùng trong nước và cho xuất khẩu. Hiện nay bên cạnh những thuận lợi, chăn nuôi lợn ở nước ta đứng trước nhiều rủi ro, đặc biệt là các tỉnh miền núi phía Bắc. Nguyên nhân chính là do giá cả thịt lợn không ổn định, giá thức ăn tăng cao. Đặc biệt, dịch bệnh xảy ra thường xuyên, gây tổn thất lớn cho ngành chăn nuôi. Mặt khác, khi chăn nuôi phát triển mạnh, chất thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường sống không ngừng gia tăng. Để góp phần giải quyết những vấn đề trên, cần áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật mới. Hiện nay, nhiều chế phẩm sinh học, được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu và sản xuất, có tác dụng kích thích sinh trưởng nhằm hạ giá thành của vật nuôi, tăng sức đề kháng cho cơ thể, ổn định hệ vi sinh vật có lợi, đồng thời ức chế sinh trưởng, phát triển của một số loại vi sinh vật gây bệnh trong đường tiêu hóa của vật nuôi và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Chế phẩm sinh học EM hiện nay, đã và đang được sử dụng rộng rãi trong nông nghiệp và đạt hiệu quả cao. Có thể trong tương lai là giải pháp tốt cho các lĩnh vực của ngành nông nghiệp và môi trường. Công nghệ sinh học EM chính thức đưa vào Việt Nam năm 1997. Chế phẩm EM (Effective- Microorganisms) do giáo sư, tiến sĩ Teruo Higa người Nhật Bản phát minh ra năm 1980, và nghiên cứu thành công vào năm 1981. Chế phẩm EM bao gồm khoảng 100 loài vi sinh vật có ích, đã được sử dụng ở nhiều lĩnh vực khác nhau và đạt kết quả tốt. Trong chăn nuôi, khi bổ sung EM vào thức ăn có tác dụng làm tăng khả năng tiêu hóa, hấp thụ; hạn chế bệnh tật, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát triển của gia súc, gia cẩm; giảm ô nhiễm môi trường do chất thải chăn nuôi tạo ra (đặc biệt trong chăn nuôi công nghiệp). Ngoài ra còn có thể bổ sung vào nước uống làm tăng sức đề kháng cho gia súc. Ở nước ta hiện nay, đã có một số tác giả áp dụng bổ sung chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn nái, lợn con và lợn thịt ở chuồng hở; còn việc nghiên cứu, sử dụng chế phẩm EM trong chăn nuôi lợn nái ngoại nuôi công nghiệp trong chuồng kín ở Bắc Giang chưa có tác giả nào nghiên cứu, thực hiện. Vì lý do trên chúng tôi triển khai đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung chế phẩm EM (Effective Microorganisms) vào thức ăn lợn nái ngoại chửa kỳ 2 nuôi trong chuồng kín tới một số chỉ tiêu sinh sản và hiệu quả môi trường”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Xác định được vai trò và tác dụng của chế phẩm EM khi bổ sung vào thức ăn của lợn nái ngoại . Trên cơ sở đó, đánh giá được ảnh hưởng chức năng sinh sản, nhằm làm tăng khả năng sản xuất của lợn nái. - Xác định được vai trò của chế phẩm EM đến khả năng sinh trưởng và khả năng kháng bệnh của lợn con và hiệu quả môi trường. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Xác định được ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sức sản xuất của lợn nái, sinh trưởng và kháng bệnh của lợn con. Kết quả nghiên cứu cho phép sử dụng EM là một sản phẩm có khả năng nâng cao năng suất của lợn nái, đồng thời đây còn là cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp theo, nhằm ứng dụng rộng rãi các chế phẩm sinh học trong chăn nuôi. Đóng góp thêm những tư liệu khoa học cho giảng dạy và nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn Sử dụng chế phẩm sinh học EM vào chăn nuôi đại trà, để mở rộng phát triển chăn nuôi lợn theo định hướng, góp phần vào công tác chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật trong lĩnh vực chăn nuôi lợn, nhằm nâng cao khả năng sản xuất ở lợn nái, đồng thời nâng cao năng suất và chất lượng theo hướng tạo ra sản phẩm chăn nuôi an toàn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đặc điểm sinh lý sinh sản của lợn nái Sinh sản là điều kiện để duy trì nòi giống của tất cả các cơ thể sinh vật sống. Ở gia súc, quá trình sinh sản không chỉ là sự truyền thông tin di truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, mà còn liên quan tới sự điều chỉnh nội tiết, đến các giai đoạn khác nhau của quá trình đó. Hình thức sinh sản ở gia súc là sinh sản hữu tính, ưu thế sinh học của nó là tạo ra khả năng tái tổ hợp các tính trạng di truyền tốt về năng suất và sức khỏe của cả bố lẫn mẹ, do đó, thế hệ sau có sức sống mạnh hơn, có năng suất cao hơn so với thế hệ trước. Nhờ có sinh sản hữu tính mà quá trình chọn giống xảy ra nhanh và hiệu quả hơn (Trần Đình Miên và cs, 1982 [19]). 1.1.1. Đặc điểm về khả năng sinh sản của lợn nái Quá trình hoạt động sinh sản của gia súc là do hệ thống thần kinh thể dịch của cơ thể điều tiết, chịu ảnh hưởng của các yếu tố di truyền và ngoại cảnh (thời tiết, khí hậu, thức ăn, dinh dưỡng...). Trong chăn nuôi người ta đánh giá lợn là loài gia súc có khả năng sinh sản cao, thành thục sớm, đẻ dễ và ít gặp khó khăn trong khi đẻ. Lợn cái nội 3 - 4 tháng tuổi đã động dục. Lợn là loài gia súc đa thai, trong điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng hợp lý có thể đẻ 1,8 - 2,4 lứa/năm và đạt 10 - 12 con/lứa. Lợn nái có số vú nhiều, khả năng tiết sữa cao, các giống nội thường có từ 10 vú trở lên, lợn Móng Cái thường có 12 - 16 vú. Thời gian chửa đẻ của lợn ngắn từ 113 - 114 ngày (Nguyễn Thiện và cs, 1998) [36] * Một số đặc điểm sinh lý của lợn nái chửa cần lưu ý: Theo Lê Hồng Mận (2002) [18]: Lợn nái chửa sau khi phối giống thụ thai, nhau thai phát triển nhờ vào sự cung cấp dinh dưỡng, hô hấp qua hệ thống tuần hoàn máu mẹ, đồng thời sừng tử cung cũng lớn lên theo nhịp độ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 phát triển của nhau thai và bào thai. Lợn mẹ có bào thai lớn thì lợn con sơ sinh cũng lớn. Khối lượng lợn con chiếm 7 - 7,5/10 bào thai. Theo Lê Hồng Mận, Xuân Giao (2001) [17] đã khẳng định: Lợn nái thiếu dinh dưỡng đẻ ra con còi cọc, yếu, chống đỡ với các yếu tố bất lợi của môi trường kém. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy, khối lượng thai nhi lúc sinh lớn gấp hai lần khối lượng bào thai lúc ba tháng. Thành phần hóa học của bào thai lợn cũng có sự thay đổi đáng kể theo sự tăng lên của tuổi. Theo Trần Văn Phùng và cs, (2004)[23]. Tỷ lệ nước có xu hướng giảm dần, trong khi đó, các thành phần như: lipit, protit và các chất khoáng có xu hướng tăng lên. Vì vậy, nuôi dưỡng lợn nái ở thời kỳ cuối rất quan trọng, nó quyết định đến khối lượng lợn sơ sinh. Theo tác giả này cho biết thì tính trong toàn bộ thời gian có chửa cơ thể mẹ tích lũy được 4000g protein (bình quân 30 - 40 g/con/ngày), những ngày cuối có thể lên tới 100g/ngày. Nguyễn Quang Linh, (2005)[16] chỉ rõ: 80 ngày chửa đầu, thai còn bé, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên không đáng kể, 34 ngày cuối của thai kỳ, thai phát triển rất nhanh đòi hỏi dinh dưỡng cung cấp cho con mẹ phải cao. 1.1.2. Khả năng sản xuất của lợn nái Theo Nguyễn Thiện và cs (1998) [36]: Việc đánh giá khả năng sản xuất của lợn nái được thông qua các chỉ tiêu: 1.1.2.1. Khả năng sinh sản Khả năng sinh sản được đánh giá thông qua các chỉ tiêu sau: * Số con sơ sinh sống đến 24h/lứa đẻ: Trong vòng 24h sau khi đẻ những lợn con được sinh ra nếu không đạt trọng lượng sơ sinh trung bình của giống, không phát dục hoàn toàn, đầu to mông bé… thì sẽ bị chết, những lợn con chưa nhanh nhẹn dễ bị mẹ đè chết. Đây là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng. Nó nói lên khả năng đẻ nhiều con hay ít con của giống, nói lên kỹ thuật chăm sóc lợn nái có chửa và kỹ thuật thụ tinh của dẫn tinh viên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 * Tỷ lệ sống Tỷ lệ sống được tính theo công thức: Số con sơ sinh sống đến 24h Tỷ lệ sống (%) = x 100 Số con đẻ ra còn sống Trong một ổ lợn nái thường đẻ ra 3 loại: - Loại đẻ ra còn sống: Số con sơ sinh sống đến 24h = Số con đẻ ra sống- Số con chết trong 24h - Loại thai non: là loại thai phát triển không hoàn toàn, đẻ ra như còn non tháng. Loại thai non đã chết trong thời gian có chửa và trước khi sinh ra. Do vậy, số thai non cao trong một lứa đẻ sẽ làm cho số lợn con sơ sinh trong lứa thấp. - Loại thai gỗ: Là loại thai đã chết trong tử cung lúc 35 - 90 ngày tuổi. Thai chết ở giai đoạn này không gây sẩy thai mà các bào thai chết thường khô cứng lại. Số lợn con chết lúc sơ sinh, số thai non, số thai gỗ sẽ là nguyên nhân làm giảm số lượng lợn con sơ sinh sống đến 24h cho một lứa đẻ. * Số lợn con cai sữa trên lứa Là số lợn con được nuôi sống cho đến khi cai sữa mẹ. Thời gian cai sữa dài hay ngắn phụ thuộc vào trình độ chế biến thức ăn cho lợn con. Số lợn con cai sữa trên lứa là chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật rất quan trọng quyết định năng suất của nghề chăn nuôi lợn. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi lợn con theo mẹ cũng như khả năng hạn chế các yếu tố bệnh tật cho lợn con. Số con sống đến cai sữa Tỷ lệ nuôi sống (%) = x 100 Số lợn con để lại nuôi * Số lợn con cai sữa/nái/năm Chỉ tiêu này đánh giá tổng quát nhất đối với nghề nuôi lợn nái. Nghề nuôi lợn nái có thể thu lãi hay không là nhờ số lượng lợn con cai sữa/nái/năm. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 Nếu tăng số lứa đẻ/nái/năm và tăng số lượng lợn con cai sữa trong mỗi lứa thì số lượng lợn con cai sữa/nái/năm sẽ cao. 1.1.2.2. Chất lượng đàn con Theo Nguyễn Thiện và cs, (1998) [36] cho rằng việc đánh giá chất lượng đàn con dựa vào các chỉ tiêu như sau: * Khối lượng sơ sinh toàn ổ Là khối lượng được cân sau khi lợn con được đẻ ra, cắt rốn, lau khô và chưa cho bú sữa lần đầu. Khối lượng sơ sinh toàn ổ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi dưỡng thai của lợn mẹ, kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc quản lý và phòng bệnh cho lợn nái chửa. * Khối lượng 21 ngày toàn ổ Theo Phạm Hữu Doanh và cs (2000) [02]: Khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi là chỉ tiêu đánh giá khả năng cho sữa của lợn mẹ. Vì sản lượng sữa của lợn mẹ cao nhất lúc 21 ngày tuổi sau khi đẻ. Khối lượng toàn ổ cao thì sản lượng tiết sữa của lợn mẹ cao. Khôi lượng lợn con tăng lúc 21 ngày tuổi gấp 5 - 8 lần lúc sơ sinh. Nó phụ thuộc vào khả năng tiết sữa và chọn làm giống của lợn nái. Thông tin do Hội chăn nuôi Việt Nam (2004) [12]. *. Khối lượng toàn ổ lúc cai sữa Tùy theo khối lượng lợn con khi cai sữa, thời gian bắt đầu cai sữa: 24, 28, 35 ngày, mà người ta chế biến loại thức ăn cho phù hợp. Khối lượng cai sữa có liên quan chặt chẽ đến khối lượng sơ sinh, làm nền tảng và là điểm xuất phát cho khối lượng xuất chuồng. * Tỷ lệ đồng đều của đàn lợn con Trong một lứa lợn, sự đồng đều giữa các cá thể trong đàn nói lên khả năng nuôi con của lợn mẹ, kỹ thuật chăm sóc và phòng dịch bệnh cho lợn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 con. Tỷ lệ đồng đều được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa cá thể có khối lượng thấp nhất trong đàn so với cá thể có khối lượng cao nhất trong đàn. Sự chênh lệch trọng lượng giữa hai cá thể này càng ít thì tỷ lệ đồng đều càng cao. 1.1.2.3. Khoảng cách lứa đẻ Là thời gian để hoàn thành một chu kỳ sinh sản. Bao gồm: Thời gian chửa + thời gian nuôi con + thời gian chờ động dục lại sau cai sữa và phối giống có chửa. Trong 3 yếu tố trên, thì thời gian mang thai là không thể thay đổi, còn thời gian nuôi con và thời gian chờ phối giống, có thể rút ngắn khoảng cách giữa hai lứa đẻ. 1.1.3.4. Khả năng tiết sữa Khả năng tiết sữa của lợn mẹ là chỉ tiêu đánh giá khả năng nuôi con của lợn mẹ, đặc điểm của giống. Giống khác nhau thì khả năng tiết sữa cũng khác nhau. Ngày nay người ta dùng phương pháp lấy khối lượng toàn ổ lúc 21 ngày tuổi hoặc 45 ngày tuổi tùy theo thời gian cai sữa, làm chỉ tiêu đo khả năng tiết sữa của lợn mẹ. Khả năng tiết sữa của lợn mẹ tăng dần từ khi mới đẻ và đạt cao nhất ở ngày thứ 21, sau đó giảm dần. Để lợi dụng khả năng tiết sữa của lợn mẹ, người ta thường cho cai sữa sớm vào ngày thứ 21 hoặc ngày 28, hoặc ngày thứ 42…tùy theo trình độ chăn nuôi của từng cơ sở (Nguyễn Thiện và cs 1996) [35]). Theo Trần Văn Thịnh và cs 1982 [38] cho rằng thức ăn đầu tiên của lợn con là sữa đầu. Sữa đầu có màu trong hơi vàng và đặc tiết ra 2 - 3 ngày đầu sau khi đẻ. Trong sữa đầu các thành phần hóa học đều đặc hơn sữa thường: lượng protein gấp 3 lần sữa thường (17 - 18% so với 5 - 6%). Trên 50% protein của sữa đầu là globulin, đặc biệt là γ - globulin. Hàm lượng γ globulin giảm rất nhanh, sau 12 giờ đã giảm đi 3/4, γ - globulin là thành phần quan trọng tạo nên sức đề kháng chống đỡ bệnh tật của lợn con sơ sinh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 Theo Trần Văn Cừ, Nguyễn Khắc Khôi và cs, 1985 [2], lượng sữa của lợn mẹ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển của tuyến vú, thời kỳ có chửa cũng như sau đẻ một thời gian. Trong thời kỳ có chửa, sự phát triển của tuyến vú chịu tác động của một số hormon các tuyến nội tiết, tuyến sinh dục, tuyến yên, tuyến thượng thận. Sau khi đẻ nó phụ thuộc vào số lượng con. Qua nhiều thí nghiệm nghiên cứu cho thấy: lượng sữa mẹ thay đổi tùy theo mức độ dinh dưỡng, giống lợn, số lợn con… Trong thời kỳ tiết sữa của lợn mẹ (60 ngày) lượng sữa có sự thay đổi qua các tuần tuổi. Lượng sữa cao nhất ở tuần thứ 2 và thứ 3 sau khi đẻ. Lợn nái có thể tiết khoảng 300 lít sữa (60 ngày) trong thời kỳ tiết sữa lợn con có thể bú được khoảng 30kg sữa, bình quân mỗi ngày lợn con bú được 550gam và mỗi lần bú là 20 - 25 gam. Sữa lợn mẹ có chất lượng cao, chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho nhu cầu của lợn con, và đây là loại thức ăn lý tưởng của lợn con. - Trong thành phần protein của sữa đầu có 11,29% protein huyết thanh và 5% cazein. - Protein huyết thanh có chứa preanbumin (protein đặc hiệu của sữa) 13,17%, anbumin 11,48%, α - globulin 2,74%, β - globulin 11,29%, γ globulin 45,29%, γ - Globulin thực hiện chức năng miễn dịch. Thành phần lipit trong sữa lợn rất giống với lipit trong cơ thể lợn. Điều này chứng tỏ lipit trong cơ thể lợn dùng để tạo thành mỡ sữa ở tuyến vú của lợn. Hàm lượng chất khoáng trong sữa ít biến đổi, tuy có khuynh hướng hơi tăngvào cuối thời kỳ tiết sữa (chủ yếu là canxi và phôtpho) hàm lượng khoáng toàn phần trong sữa lợn là 7 - 9g/kg sữa. Trong sữa đầu và sữa thường của lợn có chứa nhiều vitamin (trong sữa đầu có chứa nhiều hơn trong sữa thường): A, C, D, B1, B2, PP, B6, B12, Biotin, axit pantotenic. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 Theo Từ Quang Hiển và cs, (2001) [08]: Khả năng tiết sữa của lợn mẹ giảm rõ rệt sau 3 tuần tiết sữa nuôi con. Đồng thời hàm lượng các chất khoáng, đặc biệt là Fe và Ca còn rất ít, không đủ đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của lợn con. Lúc này mâu thuẫn giữa khả năng cung cấp sữa của lợn mẹ và nhu cầu dinh dưỡng của lợn con nảy sinh. Đó cũng là lúc ta cần bổ sung thức ăn sớm cho lợn con (ngoài sữa). Nhất thiết lợn con sơ sinh cần phải được bú sữa đầu giúp cho lợn con có sức đề kháng chống bệnh. Trong sữa đầu có albumin và globulin cao hơn sữa thường, đây là các chất chủ yếu giúp cho lợn con có sức đề kháng. Vì thế cần cho lợn con bú sữa trong ba ngày đầu, đảm bảo được toàn bộ số con trong ổ được bú hết lượng sữa đầu của lợn mẹ. 1.1.2.5. Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ Theo Từ Quang Hiển và cs, (2001) [08] lợn mẹ sau khi đẻ, nuôi con cơ thể bị gầy sút do đó ảnh hưởng tới thời gian động dục lại sau cai sữa của lợn mẹ và năng suất của lứa tiếp theo. Tỷ lệ hao hụt của lợn mẹ càng thấp càng tốt. KL lợn mẹ sau khi đẻ 24h - KL lợn mẹ sau khi cai sữa Tỷ lệ hao hụt (%) = --------------------------------------------------------------------- x 100 Khối lượng lợn mẹ sau khi đẻ 24h 1.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của lợn nái 1.1.3.1. Giống và cá thể - Giống là yếu tố quyết định tới sự sản xuất của lợn nái. Giống và đặc tính sản xuất của nó gắn liền với năng suất. Các giống khác nhau cho năng suất khác nhau. Ví dụ: Lợn Móng Cái đẻ từ 12 - 14 con/lứa Lợn Ỉ đẻ từ 8 - 10 con/lứa Lợn Yorkshire đẻ từ 11 - 12 con/lứa - Các cá thể khác nhau có sức sản xuất khác nhau tùy thuộc vào cấu tạo cơ thể, đặc điểm sinh lý của từng cá thể. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất