Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến si...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng tại gia lâm hà nội

.PDF
85
312
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM --------------------------------------------------- NGUYỄN HỮU TIỀN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ KĨ THUẬT (TƯỚI NƯỚC, CẮT TỈA VÀ CHE SÁNG) ĐẾN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN CỦA CÂY ĐINH LĂNG TẠI GIA LÂM - HÀ NỘI CHUYÊN NGÀNH : KHOA HỌC CÂY TRỒNG MÃ SỐ : 60.62.01.10 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NINH THỊ PHÍP HÀ NỘI, NĂM 2015 1 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện hoàn thành luận văn đều đã được tác giả cảm ơn. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Tiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức trong và ngoài trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Ninh Thị Phíp, người đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài, cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Bộ môn Cây công nghiệp – Cây thuốc, phòng thực hành thí nghiệm Bộ môn Cây công nghiệp - khoa Nông học Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ để tôi hoàn thành luận văn. Sự giúp đỡ nhiệt tình của đồng nghiệp, bạn bè và gia đình trong thời gian thực hiện luận văn là nguồn động viên tinh thần rất lớn giúp tôi hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Nguyễn Hữu Tiền Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iii MỤC LỤC Lời cam đoan........................................................................................................... ii Lời cảm ơn ............................................................................................................. iii Mục lục .................................................................................................................. iv Danh mục các chữ viết tắt...................................................................................... vii Danh mục bảng ........................................................................................... viii Danh mục hình ........................................................................................................ x MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ............................................. 3 1.1. Giới thiệu chung về cây đinh lăng ..................................................................... 3 1.1.1 Nguồn gốc, phân loại .............................................................................. 3 1.1.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng .............................................................. 4 1.1.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh đối với sinh trưởng phát triển............................................................................................... 5 1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đinh lăng tại Việt Nam............................. 5 1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu của đề tài ............................................. 6 1.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài ....................................................................... 6 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài ........................................................................ 8 1.3 Các kết quả nghiên cứu về biện pháp kĩ thuật tác động đến sinh trưởng phát triển của cây trồng ................................................................................. 11 1.3.1 Kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về ảnh hưởng của nước tưới tới cây trồng ................................................................................ 11 1.3.2 Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp cắt tỉa đối với cây trồng ............................................................................ 12 1.3.3 Các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước về phương pháp che sáng cho cây trồng .............................................................................. 14 1.3.4 Một số kết quả nghiên cứu về cây đinh lăng.......................................... 17 Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................. 22 2.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ..................................................................... 22 2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu .................................................................... 22 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page iv 2.2.1 Địa điểm ............................................................................................... 22 2.2.2 Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 22 2.3 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 22 2.4 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 22 2.4.1 Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới nước đến sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng (tuổi 1 và tuổi 2) ....... 22 2.4.2 Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng tuổi 3. ..................................................... 23 2.4.3 Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. .................................. 24 2.5 Các chỉ tiêu theo dõi ........................................................................................ 24 2.6 Thu thập và xử lý số liệu.................................................................................. 25 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN..................................... 26 3.1 Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến sinh trưởng, phát triển và năng suất của đinh lăng (tuổi 1 và năm thứ 2). .............. 26 3.1.1 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến độ biến động độ ẩm đất của các công thức thí nghiệm .................................................. 26 3.1.2 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây đinh lăng. ........................... 27 3.1.3 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến động thái tăng số lá và nhánh trên cây đinh lăng. ....................................................... 30 3.1.4 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến chỉ số SPAD của cây đinh lăng. ............................................................................... 32 3.1.5 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến diện tích lá của cây đinh lăng. ..................................................................................... 33 3.1.6: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến sinh trưởng bộ rễ cây đinh lăng. ................................................................................. 34 3.1.7 Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của cây đinh lăng. ................................ 36 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page v 3.2 Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến đến sinh trưởng, phát triểnvà năng suất của đinh lăng tuổi 3. ......................................................... 38 3.2.1 Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây của đinh lăng tuổi 3. ...................... 38 3.2.2 Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến động thái số nhánh và lá của cây đinh lăng tuổi 3............................................................................. 39 3.2.3 Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến chỉ số SPAD của lá đinh lăng tuổi 3. ................................................................................................. 40 3.2.4 Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến diện tích lá của cây đinh lăng tuổi 3. ................................................................................................. 41 3.2.5 Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến tốc độ tăng trưởng bộ rễ của cây đinh lăng tuổi 3 ............................................................................ 41 3.2.6: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của cây Đinh lăng tuổi 3. .............................................. 42 3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng của cây đinh lăng. ................................................................................................... 44 3.3.1 Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. .............. 44 3.3.2 Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến động thái tăng trưởng số nhánh và số lá của cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. ............................... 45 3.3.4 Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến diện tích lá cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. .................................................................................................. 48 3.3.5 Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng của bộ rễ cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. ................................................................... 49 3.3.6 Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến khả năng tích lũy chất khô của cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. ....................................................... 50 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 52 Kết luận ................................................................................................................. 52 Kiến nghị............................................................................................................... 52 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BA 6 – Benzylaminopurine CS Cộng sự CT Công thức GAP-WHO Good Agricultural Practices - World Health Organization (Thực hành IBA sản xuất nông nghiệp tốt theo tổ chức y tê Thế giới) Indolebutyric acid KL Khối lượng LV Litvay, 1985 MS Murashige và Skoog RDT RTC RTN Dịch chiết cồn rễ đinh lăng được tạo ra trong môi trưởng lỏng từ Callus Dịch chiết cồn rễ đinh lăng được tạo ra trong môi trường thủy canh Dịch chiết cồn rễ đinh lăng thu hái từ cây 5 tuổi rưỡi trồng tại vườn thuốc của trung tâm Sâm và Dược liệu thành phố Hồ Chí Minh Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page vii DANH MỤC BẢNG STT Tên Bảng Trang 3.1: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến biến động độ ẩm đất của các công thức thí nghiệm ................................................................... 27 3.2: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây Đinh lăng ............................................ 29 3.3: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến động thái tăng số nhánh và số lá trên cây đinh lăng ........................................................................ 31 3.4: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến chỉ số SPAD cây đinh lăng .......................................................................................................... 32 3.5: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến diện tích lá của cây đinh lăng .................................................................................................. 34 3.6: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến sinh trưởng bộ rễ cây đinh lăng. ................................................................................................. 35 3.7: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của cây đinh lăng. ................................................... 36 3.8: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây của cây đinh lăng tuổi 3. .......................................... 38 3.9: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến động thái tăng trưởng số nhánh cây đinh lăng tuổi 3 ........................................................................................ 39 3.10: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến chỉ số SPAD của lá cây đinh lăng tuổi 3 ......40 3.11: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến diện tích lá của cây đinh lăng tuổi 3....... 41 3.12: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến tốc độ tăng trưởng bộ rễ của cây đinh lăng tuổi 3. ............................................................................................... 42 3.13: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của cây đinh lăng tuổi 3.............................................................. 42 3.14: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến động thái tăng trưởng chiều cao và đường kính thân cây đinh lăng ............................................................. 44 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page viii 3.15: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến động thái tăng trưởng số nhánh và số lá của cây đinh lăng ............................................................................. 46 3.16: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến chỉ số SPAD của lá cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2 ......................................................................................... 47 3.17: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến diện tích lá cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2. .................................................................................................. 48 3.18: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng của bộ rễ cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2.................................................................................. 49 3.19: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến khả năng tích lũy chất khô của cây đinh lăng tuổi 1 và tuổi 2 ................................................................... 51 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page ix DANH MỤC ĐỒ THỊ STT Tên Bảng Trang 3.1: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến động thái tăng trưởng chiều cao cây đinh lăng 1 năm tuổi ............................................................. 28 3.2: Ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến tích lũy chất khô, khối lượng rễ tươi và khô của đinh lăng 1 tuổi .................................................... 37 3.3: Ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ của cây đinh lăng tuổi 3 ................................................................ 43 3.4: Ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến khả năng tích lũy chất khô và khối lượng rễ tươi, khô của cây đinh lăng tuổi 1 ................................................. 50 Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page x MỞ ĐẦU Việt Nam vốn được đánh giá là nước có nguồn dược liệu tự nhiên phong phú và đa dạng về chủng loại lẫn công dụng làm thuốc. Thống kê có hơn 3000 loại cây thuốc trong đó có nhiều cây đặc hữu. Đây thực sự là một lợi thế của ngành dược Việt Nam. Trong những năm vừa qua, việc nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của những cây cỏ ở nước ta ngày càng được quan tâm nhiều. Nhiều loại cây cỏ xung quanh chúng ta được biết đến phổ biến hơn với công dụng trong chữa trị bệnh như: Đinh lăng, nấm Linh Chi, sâm Ngọc Linh,….. Đinh lăng (Polyscias fruticosa), thuộc họ nhân sâm Araliaceae, hầu hết các loài này được dùng làm thuốc. Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ. Nói chung, ngoài tác dụng lương huyết và giải độc thức ăn, những tính chất khác của đinh lăng gần giống như nhân sâm. Tuy nhiên cây đinh lăng ít độc hơn cả nhân sâm và khác với Nhân sâm, nó không làm tăng huyết áp. Với nhiều tác dụng được biết đến trong y học mà cây đinh lăng ngày nay được trồng phổ biến và rộng rãi. Đặc biệt một số Tỉnh đã tập trung phát triển cây đinh lăng thành các vùng chuyên canh sản xuất lớn như: Nam Định, Bình Phước, Đồng Nai, Thanh Hóa…. Tuy nhiên tình trạng trồng và khai thác đinh lăng ở nước ta hiện nay còn tự phát, quy mô chưa lớn dẫn đến sản lượng không ổn định, chất lượng không đảm bảo và giá cả biến động. Đặc biệt đinh lăng chưa được sản xuất theo quy trình (trồng lẫn vùng trồng lúa và hoa màu, kỹ thuật trồng và chăm sóc chủ yếu theo kinh nghiệm, việc sử dụng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, nguồn nước tưới… tùy tiện thu hái không tuân thủ theo kĩ thuật mùa, vụ và tuổi của cây) làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu, qua đó ảnh hưởng đến chất lượng thuốc sản xuất từ dược liệu. Hiện nay đã có nhiều nghiên cứu khoa học về cây đinh lăng, tuy nhiên những nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào thành phần và hoạt chất của rễ đinh lăng còn hạn chế nghiên cứu về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và áp dụng khoa học kĩ thuật mới cho cây. Vì vậy, thiết yếu cần có những nghiên cứu Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 1 nhằm đưa ra quy trình trồng, chăm sóc để nâng cao khả năng sinh trưởng phát triển, hạn chế sâu bệnh và cho thu hoạch năng suất cao đối với cây đinh lăng phục vụ nhu cầu cho sản xuất. Xuất phát từ yêu cầu sản xuất thực tế trên, dưới sự hướng dẫn của TS.Ninh Thị Phíp tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kĩ thuật (tưới nước, cắt tỉa và che sáng) đến sinh trưởng phát triển của cây đinh lăng tại Gia Lâm - Hà Nội”. Mục đích và yêu cầu Mục đích Xác định kĩ thuật cắt tỉa, mức che sáng và khoảng cách giữa các lần tưới phù hợp cho cây đinh lăng sinh trưởng, phát triển tốt góp phần hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây đinh lăng. Yêu cầu - Đánh giá ảnh hưởng của khoảng cách giữa các lần tưới đến sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng (tuổi 1 và 2). - Đánh giá ảnh hưởng của kĩ thuật cắt tỉa cành đến sinh trưởng và phát triển của cây đinh lăng (tuổi 3). - Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện che sáng đến sinh trưởng, phát triển của cây đinh lăng (tuổi 1 và 2). Ý nghĩa của đề tài Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học nghiên cứu quy trình trồng và kĩ thuật thâm canh nâng cao năng suất thu hoạch tươi cũng như khô của cây đinh lăng. Kết quả nghiên cứu của đề tài bổ sung thêm tài liệu cho công tác nghiên cứu khoa học, tài liệu giảng dạy, tài liệu tham khảo cho các cán bộ kỹ thuật nông nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần xây dựng và hoàn thiện quy trình trồng, chăm sóc cây đinh lăng phục vụ người dân sản xuất theo hướng hàng hóa, làm tăng năng suất và chất lượng đinh lăng, đáp ứng nhu cầu nguồn dược liệu. Đề tài góp phần làm đa dạng sinh học và phát triển nguồn gen cây thuốc trong điều kiện hiện nay. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 2 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU 1.1. Giới thiệu chung về cây đinh lăng 1.1.1 Nguồn gốc, phân loại Cây đinh lăng tên khoa học là Polyscias fruticosa (L.) Harms hay còn gọi là cây gỏi cá thuộc bộ hoa tán (Apiales), họ ngũ gia bì (Araliaceae), chi (Polyscias). Chi này chứa khoảng 114 - 150 loài (tùy theo quan điểm phân loại), chủ yếu phân bố tại khu vực Madagascar. Chúng có các lá dạng lông chim. Chi này là một nhóm cận ngành và có thể sẽ được chia tách (hoặc hợp nhất) với một số chi khác. Tại Việt Nam có khoảng 4 loài. Phân loại theo đặc điểm thực vật học (hình dạng lá) thì đinh lăng chia làm nhiều dạng khác nhau và một số loài đang sử dụng nhiều nhất là: - Đinh lăng lá tròn: Polyscias balfouriana Baill. - Đinh lăng trổ (đinh lăng viền bạc): Polyscias guilfoylei (Cogn Marche) Baill. - Đinh lăng lá to (đinh lăng răng): Polyscias filicfolia (Merr) Baill. - Đinh lăng đĩa: Polyscias scutillarius (Burm f) Merr - Đinh lăng răng (lá 2 lần kép, thân màu trắng): Polyscias serrata Ballf Theo dân gian, đinh lăng được chia làm hai loại chính là: Đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ. - Đinh lăng nếp: Là loại lá nhỏ, xoăn, thân nhẵn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày cho năng suất cao và chất lượng tốt. Khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận tốt. Vì vậy người sản xuất nên chọn loại này để trồng và hiện nay đinh lăng nếp đang được trồng phổ biến, chiếm đa phần diện tích trồng của người dân. - Đinh lăng tẻ: Là loại lá to, vỏ thân xù xì, màu xanh nhạt, củ nhỏ, rễ ít và cứng, vỏ bì mỏng năng suất thấp. Loại này không nên trồng. Cây đinh lăng có nguồn gốc từ các đảo Thái Bình Dương (Polynêdi) được trồng khắp nơi từ đồng bằng đến miền núi. Cây được trồng phổ biến làm cảnh ở khắp cả nuớc, có mọc cả ở Lào và miền nam Trung Quốc. Từ năm 1961, do biết tác dụng bổ dưỡng của rễ đinh lăng nên người dân trồng nhiều ở các bệnh viện, trạm xá và vườn gia đình. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 3 Tại Việt Nam đinh lăng được trồng ở nhiều nơi và được trồng nhiều nhất ở huyện Hải Hậu – Nam Định, Thái Bình, Bình Phước, Đồng Nai,…. để thu lá, thân nhưng giá trị dược liệu chính của cây nằm ở rễ, củ. Đinh lăng là cây có giá trị kinh tế và dược liệu cao (Như Xuân, 2013). 1.1.2 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng Giá trị kinh tế Cây đinh lăng là cây dược liệu quý, được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh cho con người. Đây là một loại cây thảo, rất dễ trồng và dễ sống, ít bị sâu bệnh gây hại nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Sau trồng 3 năm cây đinh lăng có thể thu hoạch được. Với giá thu mua toàn bộ rễ, gốc, thân lá tại thị trường huyện hiện nay từ 20.000 - 25.000 đồng/kg, nếu trồng 1 sào, 3 năm sau cho thu nhập 3045 triệu đồng/sào; chi phí giống 1,5 – 2,0 triệu và phân bón từ 400- 600 nghìn đồng/sào; người nông dân trung bình lãi ròng 19 - 21 triệu đồng/sào/1 năm. Qua các đề tài nghiên cứu khoa học thì tác dụng dược tính của cây đinh lăng đã được chứng minh, nên nhu cầu sử dụng cây đinh lăng làm thuốc ngày càng tăng. Hiện nay đinh lăng mua theo gốc (kg), giá của mỗi gốc (kg) đinh lăng tùy vào năm tuổi. Nếu lâu năm gốc to, thịt cây chặt sẽ nặng cân và giá tiền sẽ cao lên. Đinh lăng trồng càng lâu năm thì giá trị dược liệu và kinh tế càng cao. Giá trị sử dụng Trong củ đinh lăng có chứa hợp chất Saponin, alkaloid có tác dụng như Nhân sâm, nhiều Vitamin, ngoài ra rễ cây còn chứa khoảng 13 loại axit amin không thể thay thế, rất cần thiết cho cơ thể con người, nhờ hoạt chất trong củ đinh lăng giúp cho tăng trí nhớ cho não bộ, một số đơn vị dược trong nước đã ứng dụng hoạt chất trong cây đinh lăng để làm thuốc bổ não (Đỗ Tất Lợi, 1986) (Nguyễn Trần Châu và cs, 2007). Ngoài ra củ cây đinh lăng còn dùng để chữa trị ho ra máu, chữa tắc tia sữa, làm mát huyết, lợi tiểu, giảm mẫn ngứa. Củ đinh lăng sao vàng, khử thổ, sắc cho phụ nữ uống sau khi sinh để chống đau dạ con, làm tăng tiết sữa cho con bú. Một nghiên cứu gần đây trên cây này bởi Võ Duy Hồ Nam và các đồng nghiệp, đã chiết xuất hợp chất saponin trong oleanolic axit từ lá, và polyacetylenes từ củ. Có khả năng kháng khuẩn và kháng nấm. Các loại dầu dễ bay hơi trong lá Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 4 cũng đã được nghiên cứu và phân lập để tìm ra 8 hợp chất saponin mới oleanolic acid, tên polysciosides A đến H và 3 saponin đã được biết đến. Thành phần hoá học: Trong rễ cây đinh lăng có chứa glucosid, alcaloid, saponin triterpen, tanin, 13 loại acid amin, B1. Trong thân và lá cũng có những thành phần hóa học như trên nhưng lượng ít hơn. Rễ đinh lăng có vị ngọt, tính bình, lá vị nhạt, hơi đắng, có tác dụng bổ năm tạng, giải độc, bổ huyết, tăng sữa, tiêu thực, tiêu sưng viêm. Đinh lăng là thuốc tăng lực. Nó giúp tăng sức chịu đựng của cơ thể đối với các yếu tố bất lợi như kiệt sức, gia tốc, nóng. Đối với người, đinh lăng làm cho nhịp tim sớm trở lại bình thường sau khi chạy dai sức và làm cho cơ thể chịu được nóng. Người bệnh bị suy mòn uống đinh lăng chóng phục hồi cơ thể, ăn ngon, ngủ tốt, tăng cân. Nó cũng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Đinh lăng ít độc hơn nhân sâm và không làm tăng huyết áp. 1.1.3 Đặc điểm thực vật học và yêu cầu ngoại cảnh đối với sinh trưởng phát triển Đinh lăng có nhiều loại nhưng dùng để làm thuốc thường là đinh lăng lá nhỏ, cây thân gỗ nhỏ cao 0,8 – 1,5 m, thân không lông, không gai. Lá kép 3 lần xẻ lông chim, dài 20 – 40 cm. Lá chét có cuống nhỏ mảnh khảnh dài 3 – 15 mm, dạng màng khía răng không đều, phần nhiều khía hay chia thùy, có mũi nhọn dài 3 – 10 cm, rông 0,6 - 4cm. Hoa nhỏ màu trắng mọc thành cờ, tán ngắn dài 7 – 18 cm. Quả dẹt màu trắng bạc, dài và rộng khoảng 3 – 4 mm, dày 1 mm, cây ra hoa tháng 4 - 7. Đinh lăng là cây lâu năm, có thể sống đến vài chục năm, chịu hạn khá tốt. Cây phát triển kém hoặc chết khi ngập úng. Phân bố rộng khắp trên khắp cả nước, ở tất cả các vùng sinh thái, có thể phát triển trên nhiều loại đất nhưng tốt nhất là đất pha cát. Cây phát triển mạnh khi nhiệt độ dưới 280C (từ giữa thu đến cuối xuân). Cây có khả năng tái sinh dinh dưỡng cao nên người dân trồng chủ yếu bằng cách giâm cành bánh tẻ hoặc cành già vào tháng 2 - 4 hoặc tháng 8 - 10. Trong năm mùa Thu và mùa Xuân thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển nhanh nhất. 1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ đinh lăng tại Việt Nam Cây đinh lăng là cây dược liệu quý, được sử dụng làm thuốc chữa nhiều bệnh cho con người, rất dễ trồng và dễ sống, ít bị sâu bệnh đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người trồng. Nguyễn Huy Văn (2012) cho biết, hàng năm Tổng công ty Dược Traphaco cần 400 tấn rễ đinh lăng để làm thuốc, nhưng hiện nay nguồn cung cấp Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 5 này không ổn định do chưa chủ động trong sản xuất đinh lăng. Ngày 23/5/2014, tại xã Nghĩa Lạc, Nghĩa Hưng, Nam Định, Traphaco đã phối hợp cùng với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hiệp Hưng Xanh và Dự án Biotrade khởi công Trung tâm giống đinh lăng theo tiêu chuẩn GAP-WHO. Mỗi năm trung tâm sẽ cung cấp khoảng từ 0,6 - 1 triệu cây giống đinh lăng, cung cấp đủ cho 40ha diện tích vùng trồng, đảm bảo 50% sản lượng tiêu thụ của Traphaco. Ở thời điểm hiện tại, Traphaco đã có hơn 10 ha diện tích đinh lăng trồng theo tiêu chuẩn GAP- WHO tại Nam Định, cung cấp sản lượng 90.000 kg/vụ cho cho công ty. Công ty sẽ tiếp tục khảo sát và mở rộng vùng trồng tại một số tỉnh như Phú Thọ, Thái Nguyên, Hà Nội, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình, Đăk Nông, Đăk Lăk,... Theo số liệu của chi cục thống kê huyện Hải Hậu (2014) có 457 ha cây dược liệu hàng năm, trong đó chủ yếu là cây đinh lăng. Gia đình nào cũng có ít nhất từ 50 - 150m2 trồng đinh lăng. Những hộ trồng diện tích lớn quy mô từ 1.000 3.000m2 quy hoạch trồng đinh lăng theo mô hình vườn ao chuồng. Mỗi năm, Hải Hậu xuất bán ra thị trường từ 1.500 - 2.000 tấn sản phẩm đinh lăng tươi cung cấp cho các tiểu thương và công ty dược phẩm Traphaco. Vùng Đồng Nai có nhược điểm là đất chua nhưng được khắc phục bằng công thức phân bón thích hợp như: Rắc vôi bột, tro trấu và phân bò ủ hoai mục …. nên đinh lăng ở đây cho thu hoạch năng suất cao. Hiện nay đã có rất nhiều vùng trồng cây đinh lăng lá nhỏ có diện tích 5 ha xuất hiện góp phần đa dạng hóa nguồn gen cây thuốc ở miền Đông Nam Bộ và phát triển dược liệu đinh lăng, cung cấp cho các công ty dược phẩm phía Nam sản xuất thuốc, không phải mua dược liệu từ miền Bắc, giúp giảm chi phí vận chuyển và hạ giá thành sản phẩm (Nguyễn Thị Ngọc Trâm và cs, 2015). 1.2 Cơ sở khoa học và thực tiễn nghiên cứu của đề tài 1.2.1 Cơ sở khoa học của đề tài Nước là một trong những nhân tố quan trọng nhất đối với tất cả các cơ thể sống. Nước chiếm 90% khối lượng chất nguyên sinh và nó quyết định tính ổn định của cấu trúc keo nguyên sinh chất. Với thực vật, khi hàm lượng nước trong tế bào giảm, một loạt chức năng sinh lý quan trọng như quang hợp, hô hấp sẽ bị kìm hãm Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 6 do đó ảnh hưởng tới sinh trưởng và phát triển của cây. Nước không chỉ đóng vai trò như một dung môi, một phản ứng mà nước còn tham gia vào cấu trúc của tế bào. Ngoài những vai trò quan trọng trên nước còn là một yếu tố nối liền cây với môi trường bên ngoài và điều hòa nhiệt độ cho cây. Độ ẩm đất liên quan khá mật thiết tới tuổi cây và độ ẩm đất cũng như lượng mưa. Khi lượng nước trong đất đảm bảo sẽ giúp hòa tan tốt các chất muối khoáng và thuận lợi cho quá trình hút dinh dưỡng và trao đổi chất của cây. Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn sinh trưởng phát triển cây cần lượng nước khác nhau. Vì vậy, khoảng cách giữa các lần tưới, liều lượng tưới và phương pháp tưới có ảnh hưởng trực tiếp tới các quá trình trao đổi chất, sinh trưởng phát triển của cây trồng. Tóm lại cần phải cung cấp đầy đủ nước tưới cho cây trồng. Ánh sáng được coi là yếu tố sinh thái vừa có tác dụng giới hạn, vừa có tác dụng điều chỉnh đối với đời sống sinh vật, đặc biệt là thực vật. Ánh sáng trắng trực tiếp tham gia vào quá trình quang hợp, là nguồn dinh dưỡng của cây cỏ và ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống của thực vật. Ánh sáng có ảnh hưởng căn bản đến sự phân phối lượng tăng trưởng mới giữa các bộ phận của cây trồng. Khi được cung cấp đầy đủ ánh sáng cây trồng phát triển một toàn diện và khi cường độ ánh sáng không thích hợp sẽ gây ức chế sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên mỗi giai đoạn và mỗi loại cây trồng cần mức độ cũng như cường độ ánh sáng là khác nhau. Vì vậy, trong môi trường có cường độ ánh sáng thích hợp thì cây trồng sinh trưởng phát triển là tốt nhất. Các kết quả nghiên cứu cho thấy, ở trong cây nơi nào lượng đạm được tích lũy ít mà lượng đường nhiều thì việc cắt tỉa sẽ giúp gia tăng sự phân hoá hoa bởi tác dụng làm cân đối giữa đạm và đường, tạo điều kiện thuận lợi tích lũy đạm ở điểm sinh trưởng. Việc loại bỏ một vài điểm sinh trưởng không có lợi sẽ giúp tăng quá trình cung cấp nước, đạm và chất dinh dưỡng cho các điểm sinh trưởng còn lại phát triển tốt hơn. Cắt tỉa loại bỏ những bộ phận sinh dưỡng đã già và bị sâu bệnh sẽ giúp cây trẻ hóa các bộ phận sinh dưỡng và tập trung dinh dưỡng cho những bộ phận này phát triển. Như vậy cắt tỉa đảm bảo cho cây thoáng đãng, mọi phía của cây đều nhận được ánh sáng một cách đầy đủ, khống chế được chiều cao cây ở mức thấp để hạn chế ảnh hưởng của gió bão và thuận tiện cho thu hoạch, chăm sóc phòng trừ sâu bệnh. Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 7 1.2.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài Nước giúp cho cây trồng thực hiện các quá trình vận chuyển các khoáng chất trong đất giúp điều kiện quang hợp, hình thành sinh khối tạo nên sự sinh trưởng của cây trồng. Tổng lượng nước mà cây trồng hút lên hằng ngày chủ yếu là để thoát ra ngoài ở dạng thoát hơi qua lá, nước chỉ giữ lại cho bản thân cấu trúc của cây trồng chỉ chừng 0,5 – 1,0% mà thôi. Rễ cây là bộ phận hút nước cho cây trồng. Bộ rễ hình thành ở nhiều dạng khác nhau, tuỳ theo loại cây trồng, điều kiện đất đai, khí hậu và chiều sâu mực nước ngầm. Thông thường, rễ cây hút nhiều nước nhất (chiếm khoảng 40 - 50%) ở độ sâu ¼ chiều dài của rễ tính từ mặt đất, càng xuống sâu thì tỉ lệ hút hước càng giảm. Thực tế, cây trồng trong điều kiện được cung cấp nước đầy đủ sẽ có bộ rễ dài và sâu, vươn ra theo các chiều trong đất. Ngược lại, nếu thiếu nước, bộ rễ của cây sẽ ngắn và thưa. Trong điều kiện đất và nước đầy đủ, rễ từng loại cây trồng sẽ phát triển triển tối đa để tăng trưởng. Chiều sâu tối đa của hệ thống rễ cây trồng cũng chính là chiều sâu lớp đất cần tưới (Lê Anh Tuấn, 2010). Đối với các cây trồng lấy rễ củ thì yêu cầu về nước tưới cần quan tâm hàng đầu. Đa số các loài cây trồng lấy rễ hay thân củ là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng. Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây. Trong giai đoạn cây con ẩm độ đất luộn đạt 80 – 90 %. Vì vậy, thời vụ trồng luôn tiến hành vào mùa xuân ở các tỉnh phía Bắc và mùa mưa ở các tỉnh phía Nam để cung cấp đủ ẩm cho cây. Nếu thời tiết hanh khô thì phải tiến hành tưới nước 3 – 4 lần/tuần để cho cây thích nghi với điều kiện sống, sau đó có thể giảm dần chế độ tưới. Trong giai đoạn phát triển yêu cầu độ ẩm luôn đạt 70 – 75 % giúp cho củ phát triển đầy đủ cân đối. Giai đoạn thu hoạch thì yêu cầu nước không cao, yêu cầu ẩm độ từ 60 – 65 % thuận lợi cho thu hoạch. Ánh sáng là nhân tố sinh thái tối quan trọng đối với thực vật. Bởi vì sánh sáng là nguồn năng lượng cần thiết cho quá trình tổng hợp chất hữu cơ. Tuy nhiên, mỗi lài cây khác nhau có nhu cầu ánh sáng khác nhau. Trong điều kiện ở vườn ươm, cây con cũng phải chịu những ảnh hưởng bất lợi của cường độ ánh sáng mạnh. Vì Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 8 thế, nghiên cứu chế độ che bóng cho cây con trong giai đoạn gieo ươm là một việc làm cần thiết. Việc che bóng có tác dụng không chỉ hạn chế tác động xấu của cường độ ánh sáng mạnh, mà còn điều hòa nhiệt độ và làm giảm quá trình mất nước ở cây con (Hoàng Công Đãng, 2000). Hiệu quả dễ thấy nhất là sau khi cắt tỉa cây sẽ tạo ra các chồi mới sinh trưởng mạnh và có nhiều khả năng để các cành mới này cho hoa trái, giúp giữ được sản lượng ổn định hằng năm. Tạo cho cây trồng một khung tán cân đối, ánh sáng được phân bố đều và vườn cây thông thoáng, độ ẩm không khí điều hòa hạn chế phát sinh và sinh trưởng của sâu bệnh hại. Ở những cây già, khả năng ra hoa trái giảm do giảm sinh trưởng của chồi thì việc cắt tỉa sẽ cho hiệu quả cải thiện. Việc đốn tái sinh (cắt tỉa nặng) cũng nhằm mục đích này (Hoàng Đức Phương, 2000). Đối với cây ăn quả thì cắt tỉa bao nhiêu, mức độ như thế nào tùy thuộc vào cách cho trái của cây, sự kết hợp giữa chồi (hay mắt) tháp và gốc tháp, sức sinh trưởng của cây. Tất cả các yếu tố này thay đổi tùy loài cây trồng. Do vậy, cây ăn trái cần được xếp thành nhóm tùy theo chúng có kiểu cho trái ở nhánh bên hay ngọn nhánh hoặc cả hai mà có cách cắt tỉa sao cho phù hợp nhất. * Yêu cầu nước, ánh sáng, cắt tỉa của một số cây trồng lấy rễ Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quá trình quang hợp của cây và hầu hết cây trồng đều là cây ưa sáng. Tuy nhiên một số cây lại chịu bóng trong suốt quá trình sống của mình như: Cây sa nhân, sâm…. Mỗi giai đoạn cây trồng lại thích ứng với mức độ sáng khác nhau. Đặc biệt nhiều cây khi giai đoạn cây con có khả năng chịu bóng rất tốt nhưng khi lớn lại ưa sáng như: Cây ba kích, cây ngưu tất, … Vì vậy trong quá trình ươm trồng cây con loại cây này cần phải tiến hành trong vườn ươm có mái che, độ che phủ khoảng 80%. Khi mới trồng, cây con vẫn cần che bóng bằng cành lá các loại cây khác. Cần đảm bảo thường xuyên tưới nước giữ ẩm, làm sạch cỏ dại và phải che nắng cho cây con không để ánh nắng trực tiếp chiếu vào (Bùi Thị Hương Phú và cs, 2013). Tùy vào nhu cầu ánh sáng khác nhau của mỗi cây trồng mà thời gian đưa cây con ra ngoài sáng khác nhau như: Cây ba kích từ tháng thứ 6 trở đi nên đưa trồng ngoài ruộng có ánh sáng chiếu toàn phần hoặc cây sa nhân cần trồng dưới tán rừng, Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 9 vườn có ánh sáng tán xạ. Đặc biệt cây sa nhân con có thể trồng ở nhiều điều kiện môi trường khác nhau như: Dưới tán rừng tự nhiên dưới tán vườn cây ăn quả hoặc vườn tạp, trên đất nương rãy đã bỏ hoang đất trống (chừa lại một số cây gỗ có tán lá thoáng với tổng độ tán che từ 10 - 20% (tối đa 30%) (Bùi Thị Hương Phú và cs, 2013). Nước là một nhân tố không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Có nước đầy đủ mới đảm bảo được quá trình quang hợp, hô hấp và trao đổi chất. Nhưng với cây lấy củ thì nước còn quan trọng hơn vì làm cho đất luôn ẩm, hệ thống lông hút được bảo vệ và bộ rễ mới phát triển tốt. Vì vậy mà lượng mưa cũng ảnh hưởng nhiều tới năng suất cây trồng như cây sa nhân thường mọc trên các sườn núi, ở độ cao khoảng 300 - 350 m so với mặt biển trở lên. Sa nhân thường sinh trưởng phát triển tốt và cho thu hoạch cao ở những vùng có lượng mưa hàng năm khoảng 2500 mm, độ ẩm bình quân hàng năm trên 80%. Bên cạnh một số cây dễ tính như ba kích còn có một số cây yêu cầu rất khắt khe về độ ẩm, nước tưới như cây sa nhân, cây ngưu tất ..… Cây sa nhân giai đoạn sau gieo từ 1 – 1,5 tháng cần duy trì độ ẩm đồng ruộng từ 80 – 85%. Giai đoạn phát triển thân cành (sau gieo 1,5 – 3 tháng) nếu thời tiết không mưa cần cung ứng nước cho cây, 7 – 10 ngày/lần tháo ngấm. Giai đoạn xuống củ hạn chế tối đa tưới nước cho cây, < 50% ẩm độ đất mới cần bổ sung nước. Giai đoạn cây đang hình thành củ nếu gặp thời tiết mưa ẩm nhiều cần chủ động tiêu nước, không để nước ngập trong rãnh, nếu đất quá ẩm củ sẽ nhỏ, nhiều rễ nhỏ và rễ phụ, củ bị thối. Hầu hết các cây lấy củ khi gặp ngập úng 5 – 7 ngày đều chết do bộ rễ bị thối. Mỗi cây trồng có yêu cầu về khoảng cách trồng và mật độ khác nhau. Vì vậy khi đốn, tỉa sẽ giúp đảm bảo mật độ cây, tạo độ thông thoáng vườn cây và giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi bộ phận sinh dưỡng. Do đó trong quá trình trồng cần phải tiến hành tỉa cành đúng thời điểm để đem lại hiệu quả năng suất thu hoạch cao nhất như: Cây sa nhân trồng trong vườn cây ăn quả với mật độ trồng từ 6000 - 9000 cây/ha (khoảng cách trồng 1 x 1 m/1cây). Cây ngưu tất sau trồng khoảng 3 tháng, cây phát triển thân lá quá tốt hoặc xuất hiện ngồng hoa cần tiến hành phát ngọn cho cây, duy trì độ cao cây 50 – 60 cm. Có thể phát ngọn 1 – 2 lần tùy thuộc vào sinh trưởng, phát triển của cây sẽ giúp tăng năng suất củ (Phạm Thu Thủy, 2014). Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp Page 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan