Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùn...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim Vây vàng (Trachinotus blochii Lacepède, 1801) tại tỉnh Khánh Hòa (TT)

.PDF
23
278
133

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG ------------oo0oo----------- NGÔ VĂN MẠNH NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT LÊN CHẤT LƯỢNG TRỨNG, ẤU TRÙNG VÀ HIỆU QUẢ ƯƠNG GIỐNG CÁ CHIM VÂY VÀNG ( Trachinotus blochii LACEPÈDE, 1801) TẠI KHÁNH HÒA Chuyên ngành: Nuôi trồng thủy sản Mã số: 62620301 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHÁNH HÒA – 2015 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Nha Trang Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lại Văn Hùng 2. TS. Ngô Anh Tuấn Phản biện 1: PGS. TS. Đỗ Văn Khương Viện Nghiên cứu Hải sản Hải Phòng Phản biện 2: TS. Trương Hà Phương Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản III Phản biện 3: TS. Huỳnh Minh Sang Viện Hải dương học Luận án được bảo vệ tại Hội đồng đán h giá luận án cấp trường họp tại Trường Đại học Nha Trang vào hồi ……. ngày ……. tháng ………. năm 2015. Có thể tìm hiểu luận án tại: Thư viện Quốc gia và Thư viện Trường Đại học Nha Trang MỞ ĐẨU Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii) là loài có giá trị kinh tế cao, dễ nuôi, đang được nuôi ở nhiều nước thuộc châu Á – Thái Bình Dương. Đã có khá nhiều nghiên cứu về nuôi thương phẩm và sản xuất giống loài cá này . Tuy nhiên, vấn đề gặp phải trong sản xuất giống hiện nay là tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ, tỷ lệ thụ tinh và nở của trứng thấp, tỷ lệ sống của ấu trùng cá không ổn định, và tỷ lệ dị hình ở cá con còn cao, và đến nay vẫn chưa có các nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục các vấn đề này . Nghiên cứu trên các loài cá biển khác ch o thấy, chất lượng trứng và ấu trùng ảnh hưởng rất lớn kết quả ương giống, điều này liên quan trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng của cá bố mẹ. Trong đó, nguồn thức ăn, hàm lượng n -3 HUFA, vitamin E và astaxanthin trong thức ăn đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm sinh dục. Ngoài ra, việc nghiên cứu chế độ cho ăn, dinh dưỡng, mật độ ương và thời gian chiếu sáng trên các loài cá khác cũng đã được nhiều tác giả thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả ương giống. Như vậy, cá chim vây vàng là đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao, đã được quan tâm nghiên cứu sản xuất giống phục vụ cho nhu cầu của người nuôi. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới dừng ở mức sản xuất ra con giống và vẫn chưa đi sâu vào nghiên cứu những giả i pháp kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống. Do đó, việc tiếp tục nghiên cứu các vấn đề này nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất giống cá chim vây vàng là rất cần thiết. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa » được đề xuất thực hiện. Mục tiêu của đề tài: - Mục tiêu tổng quát: Góp phần hoàn thiện quy trình sản xuất giống cá chim vây vàng. - Mục tiêu cụ thể: Nhằm cải thiện sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng và nâng cao hiệu quả ương giống cá chim vây vàng. Các nội dung chính của đề tài: 1. Ảnh hưởng của loại thức ăn tươi, khẩu phần ăn và hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng. 2. Ảnh hưởng của loại hormone sử dụng để kích thích cá sinh sản lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng. 3. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương gi ống cá chim vây vàng từ khi mới nở đến 50 ngày tuổi. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn: - Ý nghĩa khoa học : bổ sung những thông số kỹ thuật về sinh sản và ương giống cá chim vây vàng. - Ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần hoàn thiện kỹ thuật sản xuất giống cá chim vây vàng nhằm đáp ứng nhu cầu con giống cho người nuôi, cũng như đa dạng hóa đối tượng nuôi. Tính mới của công trình: - Đây là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá chim vây vàng bố mẹ. Đã xác định được loại thức ăn, khẩu phần ăn, h àm lượng vitamin E bổ sung vào thức ăn phù hợp nuôi vỗ cá bố mẹ, và xác định được loại hormone kích thích cá sinh sản góp phần nâng cao sức sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng cá. - Luận án là nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam đưa ra các giải pháp kỹ thuật về mật độ ương, chế độ cho ăn, chiếu sáng và nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống cho ấu trùng cá nhằm nâng cao tỷ lệ sống, sinh trưởng và chất lượng giống cá chim vây vàng. CHƯƠNG 1 – TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Tình hình nuôi cá biển trên trên thế giới và Việt Nam Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển trên thế giới : Sản lượng cá nước mặn và nước lợ nuôi năm 2010 là 4.429.000 tấn, chiếm 19,3% tổng sản lượng động vật thủy sản nước lợ, mặn . Đối tượng nuôi chính là cá hồi Đại Tây Dương, cá tráp, cá chẽm châu Âu, cá cam, cá đù, cá măng, cá mú, cá chẽm, cá hồng, cá đối, cá bơn, cá giò, cá chim, cá tuyết, cá ngừ. Các nước có sản lượng nuôi lớn như: Trung Quốc, Nauy, Chi Lê, Nhật Bản, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Đài Loan, Philippine, Indonesia, Việt Nam, Australia…. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá biển ở Việt Nam : Nghề nuôi cá biển nước ta bắt đầu vào những năm 1990, đối tượng nuôi chính là cá mú, cá chẽm, cá giò, cá hồng … và thường được nuôi với quy mô nhỏ bằng lồng và ao đất ở các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nghệ An, Khánh Hoà,…. Mặc dù đã sản xuất được con giống nhân tạo một số loài cá biển nhưng số lượng vẫn rất hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu nuôi. Tình hình sản xuất giống và nuôi cá chim vây vàng : Cá chim vây vàng được sản xuất giống lần đầu tiên tại Đài Loan năm 1989, sau đó các nước như Trung Quốc, Indonesia, Việt Nam cũng sản xuất giống thành công loài cá này . 1.2 Điểm sinh học của cá chim vây vàng Phân loại và phân bố : Cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801), thuộc họ cá khế Carangidae, bộ cá vược Perciformes. Cá phân bố nhiều ở vùng biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Dinh dưỡng và sinh trưởng : Cá chim vây vàng ăn tạp thiên về động vật, cường độ bắt mồi mạnh. Tốc độ sinh trưởng của cá chim vây vàng tương đối nhanh, cá giống cỡ 19 – 26 g sau 5 tháng nuôi cá đạt khối tượng từ 608 – 610 g. Đặc điểm sinh sản : Mùa vụ sinh sản từ tháng 3 đến tháng 10, đẻ trứng không tuân theo kỳ trăng. Sức sinh sản củ a cá chim vây vàng dao động từ 38.000 – 122.000 trứng/kg cá cái. 1.3 Sự thành thục và đẻ trứng ở cá xương Hoạt động sinh sản của cá rất đa dạng nhằm thích ứng với điều kiện môi trường sống. Các loài cá ở vùng ôn đới thường sinh sản theo mùa, trong khi nhữn g loài cá nhiệt đới lại có thể đẻ liên tục quanh năm. Các loài có sức sinh sản thấp thường làm tổ để đẻ và bảo vệ trứng, trong khi các loài không bảo vệ trứng lại đẻ nhiều lần với số lượng trứng mỗi lần đẻ lớn để duy trì sự sống sót của thế hệ con. Để thích nghi với những biến đổi của môi trường như: lượng thức ăn sẵn có, chu kỳ quang, nhiệt độ, chu kỳ trăng, dòng chảy, áp suất,… cá thường sinh sản vào mùa có nguồn thức ăn phong phú, điều kiện môi trường thuận lợi cho sự phát triển của thế hệ con, đặc biệt là giai đoạn ấu trùng và cá giống. Chu kỳ sinh sản được quy định bởi các kích thích tố do trục não bộ, tuyến yên và tuyến sinh dục tạo ra. Trong đó hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể hóa (LH) đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm so át cơ chế nội tiết sinh sản. Đây là hệ thống chính điều hòa hoạt động sinh sản và được chi phối bởi các yếu tố môi trường bên ngoài. 1.4 Những nghiên cứu về dinh dưỡng cho cá bố mẹ và cá con Dinh dưỡng cá bố mẹ : Chế độ dinh dưỡng của cá bố mẹ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng trứng, ấu trùng và là yếu tố quyết định đến kết quả trong sản xuất giống cá biển. Dinh dưỡng ấu trùng cá biển : Khi ấu trùng cá mở miệng, nguồn năng lượng dự trữ từ noãn hoàng và giọt dầu cạn dần và cá bắt đầu ăn th ức ăn ngoài, lúc này số lượng và chất lượng thức ăn đóng vai trò hết sức quan trọng. Do vậy, việc nắm bắt nhu cầu dinh dưỡng, đặc điểm phát triển của hệ tiêu hóa của ấu trùng và có chiến lược cho ăn hợp lý đóng vai trò hết sức quan trọng. 1.5 Ảnh hưởng của hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng Một số loại hormone thường sử dụng trong sinh sản cá : Tùy thuộc vào đặc điểm từng loài cá, mức độ thành thục mà có thể kích thích cá sinh sản bằng cách điều chỉnh các yếu tố sinh thái, hoặc sử dụng hormone. Hiện nay trên thị trường có một số loại hormone sử dụng trong sinh sản cá như LHRHa, ovaprim, não thùy thể cá, HCG, PMS,… và mỗi loại hormone đều có ưu, nhược điểm riêng, cũng như hiệu quả khác nhau khi sử dụng. Ảnh hưởng c ủa các loại, liều lượng hormone lên khả năng sinh sản, chất lượng trứng và ấu trùng cá: Hầu hết các nghiên cứu chỉ tập trung làm rõ sự ảnh hưởng của hormone lên sức sinh sản, thời gian hiệu ứng thuốc mà chưa có những đánh giá cụ thể lên các chỉ tiêu khác n hư thời gian tái phát dục, chất lượng trứng, ấu trùng. 1.6 Ảnh hưởng của một mật độ ương, thức ăn, chế độ chiếu sáng lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá con Trong giai đoạn ương cá giống, việc ương với mật độ cao sẽ dẫn đến cạnh tranh về không gian sống, thức ăn, …. Điều này ảnh hưởng đến sinh trưởng, mức độ phân đàn và tỷ lệ sống của cá. Ngoài ra, các yếu tố như: chế độ cho ăn, dòng chảy, màu sắc bể, ánh sáng và bệnh cũng ảnh hưởng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và hoạt động ăn mồi của cá ương. CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng, thời gian, địa điểm nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: cá chim vây vàng ( Trachinotus blochii Lacepede, 1801) - Thời gian nghiên cứu: 6/2009 – 6/2013 - Địa điểm nghiên cứu: Những thí nghiệm trên cá bố mẹ được tiến hành tại Trạm nghiên cứu nuôi biển đặt tại Vũng Ngán, vịnh Nha Trang, Khánh Hòa. Những thí nghiệm trên ấu trùng và cá giống được tiến hành tại Trại sản xuất giống Hải sản ở Đường Đệ, Nha Trang, Khánh Hòa. 2. 2. Nội dung nghiên cứu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng và hiệu quả ương giống cá chim vây vàng tại Khánh Hòa Ảnh hưởng của loại thức ăn tươi, khẩu phần ăn và hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mệ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng Ảnh hưởng của hormone sử dụng để kích thích sinh sản lên k hả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng Các chỉ tiêu đánh giá: - Khả năng sinh sản (tỷ lệ thành thục, sức sinh sản thực tế). - Thời gian tái phát dục, thời gian hiệu ứng thuốc (nội dung2), - Chất lượng trứng (kích thước trứng, giọt dầu, tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, tỷ lệ nở). - Chất lượng ấu trùng (kích thước ấu trùng, tỷ lệ dị hình, tỷ lệ sống của ấu trùng).. Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương giống Ương cá bột lên cá hương: - Ảnh hưởng của mật độ ương - Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống - Ảnh hưởng của thời điểm tập chuyển đổi thức ăn - Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng Ương cá hương lên cá giống: - Ảnh hưởng của mật độ ương - Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn - Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn Phân tích các kết quả và kết luận Hình 2.1: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 2.3.1 Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu 1 và 2 Nguồn cá bố mẹ: Nguồn cá bố mẹ được tuyển chọn từ lồng nuôi thương phẩm , khối lượng 2,2 – 3,7 kg, khi thành thục đưa vào bố trí thí nghiệm. Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi cho cá bố mẹ lên chất lượng trứng, ấu trùng : Thí nghiệm được bố trí trong 4 nghiệm thức (NT) tương ứng với 4 lồng (mỗi lồng 21 con cá bố mẹ): (1) NT1 cho ăn 100% cá tươi; (2) NT2 cho ăn 70% cá tươi: 15% mực: 15% tôm biển; (3) NT3 cho ăn 70% cá tươi: 30% mực và (4) NT4 cho ăn 70% cá tươi: 30% tôm biển. Các mẫu thức ăn trước khi đưa vào thí nghiệm được phân tích hàm lượng protein, lipid và thành phần acid béo. Các chỉ tiêu xác định như: sức sinh sản, kích thước trứng, giọt dầu, tỷ lệ trứng nổi, thành phần acid béo trong trứng, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở, kích thước ấu trùng, tỷ lệ dị hình của ấu trùng và tỷ lệ sống của ấu trùng sau 3 ngày tuổi. Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn của cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng: Cá bố mẹ, điều kiện lồng nuôi, mật độ cá nuôi, phương pháp cho đẻ và xác định các chỉ tiêu ở thí nghiệm này tương tự như thí nghiệm 1. Thức ăn cho cá bố mẹ là 70 cá, 15% mực, 15% tôm và cho ăn với các khẩu phần như sau: (1) NT1: cho ăn với khẩu phần 5% khối lượng thân (BW); (2) NT2: cho ăn với khẩu phần 7% BW; (3) NT3: cho ăn với khẩu phần 9% BW; (4) NT4: cho ăn với khẩu phần 11% BW. Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung vào thức ăn cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sả n và chất lượng trứng, ấu trùng: Thức ăn cho cá bố mẹ là 70% cá, 15% tôm, 15% mực, khẩu phần ăn 9%BW và bổ sung hàm lượng vitamin E vào thức ăn cho cá bố mẹ 2 lần/tuần với cá hàm lượng của các nghiệm thức như: (1) NT1: 0 mg/kg thức ăn; (2) NT2: 250 mg/kg thức ăn; (3) NT3: 500 mg/kg thức ăn; (4) NT4: 750 mg/kg thức ăn; và (5) NT5: 1.000 mg/kg thức ăn. Thí nghiệm 4 : Ảnh hưởng của loại hormone kích thích cá sinh sản lên chất lượng trứng, ấu trùng: Cá bố mẹ, điều kiện lồng nuôi, mật độ cá nuôi tương tự thí nghiệm 1. Thức ăn cho cá bố mẹ sử dụng 70% cá, 15% tôm, 15% mực, cho ăn với khảu phần 9%BW và bổ sung 750 mg vitamin E/kg thức ăn. Cá bố mẹ sau khi nuôi vỗ, kiểm tra mức độ thành thục, tiến hành kích thích cho đẻ bằng các loại hormone sau: (1) NT1: 50 µg LRHa + 5 mg DOM/kg; (2) NT2: 1200 IU HCG/kg; (3) NT3: 500 IU HCG + 40 µg LRHa/kg; (4) NT4: Não thùy cá chép 10 mg/kg; và (5) NT5: nước muối sinh l ý 0,5 mL/kg. 2.3.3 Phương pháp thực hiện nội dung nghiên cứu 3 Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sốn g, dị hình của cá con Giai đoạn ương từ ấu trùng mới nở đến 23 ngày tuổi : Thí nghiệm đuợc bố trí vào 12 bể composite hình vuông, thể tích 100 L/bể với các mật độ 15, 30, 45 và 60 ấu trùng/L, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần và kéo dài 23 ngày. Giai đoạn ương từ cá hương lên cá giống : Cá hương chiều dài trung bình 19,22 mm, khối lượng 0,42 g, bố trí với 8 mật độ: 1,0; 1,5; 2,0; 2,5; 3,0; 3,5; 4,0 và 4,5 con/L, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ sống, sinh trưởng, phân đàn và hệ số FCR. Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng, tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc của cá con: Thí nghiệm đuợc bố trí ương trong 32 bể 100 L/bể, mật độ ương 40 ấu trùng/L. Ấu trùng cá được cho ăn thức ăn sống (luân trùng, ấu trùng Artemia) làm giàu bằng DHA Protein Selco với 8 nồng độ làm giàu là 0, 50, 100, 150, 200, 250, 300, 350 ppm, mỗi nghiệm thức được lặp lại 4 lần. Sau 33 ngày thí nghiệm kết thúc, các chỉ tiêu đánh giá là sinh trưởng, tỷ lệ sống, phân đàn và tỷ lệ dị hình, khả năng chịu sốc cơ học, độ mặn và nhiệt độ của cá con. Chỉ tiêu dị hình, sốc nhiệt độ, độ mặn xác định ở thời điểm 33 ngày tuổi, chỉ tiêu sốc cơ học xác định ở thời điểm 23, 33 ngày tuổi. Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của chế đ ộ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con: Ấu trùng cá 12 ngày tuổi chiều dài 4,45 mm, khối lượng 2,71 mg , mật độ nuôi 5 con/L. Thí nghiệm được bố trí với 7 nghiệm thức tập chuyển đổi từ thức ăn sống (Artemia) sang thức ăn tổng hợp NR D ở các thời điểm là 13, 15, 17, 19, 21, 23, 25 ngày sau khi nở với mục đích tìm ra thời điểm tập chuyển đổi thức ăn thích hợp nhất nhằm rút ngắn thời gian sử dụng ấu trùng Artemia. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thời gian thí nghiệm kéo dài 20 ngày. Thí nghiệm 8: Ảnh hưởng của khẩu phần ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con . Cá giống có chiều dài 19,76 mm, khối lượng 0,35 g, thả mật độ 2 con/L. Cá được cho ăn 4 lần/ngày bằng thức ăn NRD với 5 khẩu phần là 3, 6, 9, 12 và 15 % khối lượng thân/ngày, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Sau 28 ngày kết thúc thí nghiệm. các chỉ tiêu đánh giá là tỷ lệ sống, sinh trưởng, phân đàn và hệ số FCR. Thí nghiệm 9: Ảnh hưởng của chế độ chiếu sáng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và dị hình của cá con. Thí nghiệm đuợc bố trí với ương mật độ 40 ấu trùng/L trong các bể composite vuông, thể tích 100 L với 4 chế độ chiếu sáng là: (1) NT1: chiếu sáng tự nhiên 8 giờ/ngày (đối chứng) – 8L:16D; (2) NT2: chiếu sáng 12 giờ/ngày – 12L:12D; (3) NT3: chiếu sáng 18 giờ/ngày – 18L:6D; và (4) NT4: Chiếu sáng 24 giờ/ngày – 24L:0D. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần, thời gian thí nghiệm 25 ngày. Thí nghiệm 10: Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn trong ngày lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá giống. Cá giống có chi ều dài 12,15 mm, khối lượng 0,12 g, được bố trí nuôi trong hệ thống 24 bể composite có thể tích 70 L/bể. Thí nghiệm kết hợp hai nhân tố bố trí trong 8 nghiệm thức với 2 chế độ chiếu sáng (12 và 18 giờ/ngày) và 4 chế độ cho ăn (2, 4, 6, 8 lần/ngày), thời gi an thí nghiệm kéo dài 28 ngày, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Các chỉ tiêu đánh giá gồm sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống và hệ số FCR. 2.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu 2.4.1 Phương pháp xác định các thông số môi trường 2.4.2 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh sản, chất lượng trứng, ấu trùng 2.4.3 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, dị hình và hệ số FCR 2.4.4 Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh hóa 2.5 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu Sử dụng hàm phân tích phương sai một nhân tố trên phần mềm SPSS 12.0 và Ducan test để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P < 0,05) của các thông số một biến, và sử dụng hàm phân tích đa biến (Multivariate) và Ducan test để kiểm định sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) về sự tương tác giữa hai nhân tố. Số liệu được trình là giá trị trung bình ± sai số chuẩn. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi, khẩu phần ăn và hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả năng s inh sản và chất lượng trứng, ấu trùng 3.1.1 Ảnh hưởng của các loại thức ăn tươi khác nhau cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng 3.1.2.1 Tỷ lệ thành thục và sức sinh sản Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi (54,46%), cao nhất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi + 15% tôm + 15% mực (73,57 – 75,95%), mặc dù tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ ở nghiệm thức cho ăn cá tươi + 30% tôm (68,94%) cao hơn so với nghiệm thức cho ăn cá tươi nhưng tỷ lệ này lại thấp hơn so với các nghiệm thức có bổ sung mực vào khẩu phần ăn (P<0,05). Sức sinh sản của cá cao nhất ở các nghiệm thức cho ăn cá t ươi bổ sung mực và tôm hoặc tôm (95.156; 105.534 trứng/kg cá cái), việc chỉ bổ sung mực trong khẩu phần ăn (69.354 trứng/kg cá cái) mặc dù cho sức sinh sản cao hơn so với chỉ cho ăn cá tươi (46.515 trứng/kg cá cái) song lại thấp hơn so với các nghiệm thức có bổ sung tôm vào khầu phần ăn (P<0,05). 3.1.2.2 Chỉ tiêu chất lượng trứng của cá chim vây vàng Hàm lượng lipid và acid béo Hàm lượng lipid 11,65 – 12,63% chất khô, hàm lượng acid béo bão hòa từ 1,42 – 1,77%, acid béo không no một nối đôi từ 1,31 – 1,68% và không khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Hàm lượng PUFA (2,39 -2,42%) và HUFA (1,63 – 1,71%) trong trứng c á ở nghiệm thức bổ sung mực vào thức ăn cao hơn so với nghiệm thức cho ăn cá tươi hoặc cá tươi + tôm (P<0,05). Hàm lượng acid béo DHA trong trứng cá ở nghiệm thức cho ăn cá tươi + mực (1,14%), hoặc cá tươi bổ sung mực và tôm (1,00%) cao hơn so với hai nghi ệm thức còn lại (0,88 và 0,91%). Tuy nhiên, hàm lượng acid béo ARA (0,21 - 0,25%), EPA (0,30 - 0,35%) lại không có sự khác biệt có ý nghĩa thông kê giữa các nghiệm thức. Tỷ lệ acid béo EPA/ARA, DHA/EPA và các acid béo nhóm n -3/n- 6 không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức cho ăn thức ăn khác nhau (P > 0,05). Trong đó, tỷ lệ EPA/ARA từ 1,30 – 1,46%, tỷ lệ DHA/EPA từ 2,89 – 3,27% và tỷ lệ acid béo nhóm n - 3/n – 6 là 3,01 – 3,26%. Kích thước trứng, tỷ lệ nổi, thụ tinh và tỷ lệ nở của trứ ng Kích thước trứng , giọt dầu của trứng cá không ảnh hưởng bởi loại thức ăn cho cá bố mẹ ăn (P>0,05). Kích thước trứng và giọt dầu lần lượt là 0,98 – 1,00 mm và 0,27 – 0,28 mm. Tuy nhiên, thức ăn lại ảnh hưởng lên tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ trứng nổi và tỷ lệ nở của trứng (P < 0,05). Các chỉ tiêu này cao nhất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi có bổ sung mực và tôm và thấp nh ất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi. Việc chỉ bổ sung một trong hai loại thức ăn mực hoặc tôm vào khẩu phần ăn của cá bố mẹ mặc dù có cải thiện đáng kể tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ trứng nổi, song các chỉ tiêu này lại thấp hơn so với việc bổ sung đồng thời cả mực và tôm vào khẩu phần ăn (hình 3.3). Cá tươi 105 Cá tươi-Mực-Tôm b b Tỷ lệ (%) 90 75 a Cá tươi-Mực Cá tươi-Tôm c a b ab b a a ab a 60 45 30 15 0 Trứng thụ tinh Trứng nổi Tỷ lệ nở Hình 3.3: Tỷ lệ thụ tinh, trứng nổi, và tỷ lệ nở của trứng khi cá bố mẹ cho ăn với các loại thức ăn khác nhau Chỉ tiêu chất lượng ấu trùng cá chim vây vàng Thức ăn là cá tươi kết hợp với tôm và mực hoặc bổ sung mực trong khẩu phần ăn của cá bố mẹ góp phần cải thiện đáng kể kích thước ấu trùng mới nở, khối noãn hoàng và giọt dầu của ấu trùng (P<0,05) . Tỷ lệ dị hình của ấu trùng cá mới nở thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi bổ sung mực và tôm hoặc tôm trong khẩu phần ăn, cao nhất ở nghiệm thức cho ăn cá tươi (P<0,05). Tỷ lệ sống của ấu trùng cá 3 ngày tuổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc cho ăn cá tươi 70%, kết hợp tôm 15% không những nâng cao tỷ lệ thành thục, sức sinh sản của cá bố mẹ mà còn cải thiện đáng kể chất lượng trứng, ấu trùng. 3.1.2 Ảnh hưởng của khẩu phần ăn cho cá bố mẹ lên kh ả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng 3.1.2.1 Sinh trưởng, tỷ lệ thành thục và sức sinh sản Kết quả cho thấy, khẩu phần cho ăn không chỉ ảnh hưởng lên t ỷ lệ thành thục và sứ c sinh sản của cá chim vây vàng mà còn ảnh hưởng lên sinh trưởng của cá bố mẹ (P < 0,05). Tỷ lệ thành thục của cá bố mẹ cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 9% BW là 91,49% và không có sự khác biệt giữa các nhóm cho ăn với khẩu phần 5, 7 và 11% BW (từ 68,85 – 74,60%). Sức sinh sản của các nhóm cho ăn với khẩu phần 5, 7 và 11% BW từ 51.822 đến 77.098 trứng/kg cá cái, thấp hơn so với nghiệm thức cho ăn 9% BW. 3.1.2.2 Kích thước trứng, tỷ lệ nổi, thụ tinh và tỷ lệ nở của trứng Kích thước trứng ảnh hưởng bởi khẩu phần cho ăn, cá cho ăn với khẩu phần lớn 9 và 11%BW có kích thước trứng lớn hơ n so với cho ăn 5% BW. Trong khi đó, kích thước giọt dầu, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ trứng nổi và tỷ lệ nở của trứng lại không ảnh hưởng bởi khầu phần cho ăn (P > 0,05). 3.1.2.3 Kích thước, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng cá Cá bố mẹ cho ăn với khẩu phần thức ăn tươi từ 5 – 11% BW không ảnh hưởng tới các chỉ tiêu chất lượng ấu trùng như kích thước, tỷ lệ dị hình và tỷ lệ sống của ấu trùng (P > 0,05). Như vậy, cá chim vây vàng bố mẹ cho ăn với khẩu phần từ 5 đến 11% BW không giúp cải thiện tỷ lệ thụ tinh, nở, tỷ lệ sống và dị hình của ấu trùng cá. Tuy nhiên, tốc độ sinh trưởng và kích thước trứng của cá bố mẹ tăng khi tăng khẩu phần cho ăn, khẩu phần ăn quá cao hoặc thấp đều l àm giảm tỷ lệ thành thục, sức sinh sản của cá bố mẹ, khẩu phần ăn phù hợp là 9%BW. 3.1.3 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung cho cá bố mẹ lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng 3.1.3.1 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên tỷ lệ thành thục và sức sinh sản Tỷ lệ thành thục của cá thấp nhất ở nghiệm thức không bổ sung vitamin E, so với cá cái thì mức độ ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E trong thức ăn lên tỷ lệ thành thục của cá đực cao hơn. Tỷ lệ thành thục của cá đực thấp nhất khi không bổ sung vitamin E, cao nhất ở nghiệm thức bổ sung 750 mg/kg thức ăn (P<0,05) và không có sự khác biệt ở các nghiệm thức còn lại (P>0,05). Sức sinh sản của cá khi không bổ sung vitamin E thấp hơn so với có bổ sung vitamin E hàm lượng từ 250 – 1.000 mg/kg thức ăn (P <0,05). 3.1.3.2 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên các chỉ tiêu chất lượng trứng của cá Hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn của cá bố mẹ từ 0 – 1.000 mg/kg không ảnh hưởng tới kích thước trứng, giọt dầu và tỷ lệ nổi của trứng (P > 0,05). Tuy nhiên, việc bổ sung vitamin E lại góp phần nâng cao tỷ lệ thụ tinh, nở của trứng (P < 0,05). 3.1.3.3 Ảnh hưởng của hàm lượng vitamin E bổ sung trong thức ăn lên các chỉ tiêu chất lượng ấu trùng cá Hàm lượng vitamin E trong thức ăn cá bố mẹ cũng ảnh h ưởng tích cực lên kích thước ấu trùng mới nở (P<0,05) và không ảnh hưởng lên tỷ lệ dị hình của ấu trùng và tỷ lệ sống cá 3 ngày tuổi (P > 0,05). Hàm lượng vitamin E được coi là phù hợp cho nuôi vỗ cá chim vây vàng bố mẹ là 750 mg/kg thức ăn. 3.2 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên khả năng sinh sản và chất lượng trứng, ấu trùng 3.2.1 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên tỷ lệ thành thục, thời gian tái phát dục và sức sinh sản của cá bố mẹ Cá bố mẹ không đẻ trứng khi tiêm bằng nước muối sinh lý và não thùy thể. Các nghiệm tiêm bằng HCG, LRHa + DOM hoặc HCG + LRHa cá sinh sản tốt. Tỷ lệ thành thục cao nhất ở nghiệm thức tiêm bằng HCG (81,31%), thấp nhất ở nghiệm thức tiêm bằng nước muối sinh lý (57,48%). Thời gian tái phát dục của cá khi tiêm bằng HCG, não thùy và HCG+LRHa từ 32 – 35 ngày, ngắn hơn so với tiêm bằng nước muối sinh lý hoặc LRHa + DOM (P > 0,05). Sức sinh sản của cá bố mẹ tiêm bằng LRHa + DOM thấp hơn so với nghiệm thức tiêm bằng HCG hoặc HCG + LRHa. Bảng 3.5: Tỷ lệ thành thục, thời gian tái phát dục và sức sinh sản của cá bố mẹ khi kích thích sinh sản bằng các loại hormone khác nhau Nghiệm thức Nước muối sinh lý Não thùy thể HCG LRHa + DOM HCG + LRHa Tỷ lệ thành thục (%) 57,84±4,84 a 68,85±2,90 ab 81,31±6,80 b 76,40±4,16 ab 67,33±7,57 ab Thời gian tái phát dục (ngày) 39,00± 2,08 b 33,33± 0,88 a 32,00± 2,08 a 38,67± 1,20 b 35,33± 1,45 ab Sức sinh sản (trứng/kg cá cái) 106.407±8.191 b 46.553±12.987 a 102.890±3.176 b Trong cùng một cột , giá trị trung bình đi kèm với chữ cái khác nhau thể hiện s ự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P<0,05) 3.2.2 Ảnh hưởng của loại hormone kích thích sinh sản lên các chỉ tiêu chất lượng trứng Thời gian hiệu ứng thuốc khi tiêm bằng LRHa + DOM (36 giờ 15 phút) dài hơn so với tiêm b ằng HCG (33 giờ 30 phút) hoặc HCG kết h ợp LRHa (31 giờ 30 phút). và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ thụ tinh giữa các nghiệm thức (P > 0,05). Tỷ lệ nở của trứng ở nhóm cá tiêm bằng HCG + LRHa cao hơn so với cá tiêm bằng LRHa+ DOM hoặc HCG. 3.2.3 Ảnh hưởng của loại hormone kí ch thích sinh sản lên các chỉ tiêu chất lượng ấu trùng cá Loại hormone kích thích cá bố mẹ sinh sản không ảnh hưởng lên kích thước noãn hoàng, giọt dầu của ấu trùng mới nở, cũ ng như tỷ lệ dị hình, tỷ lệ sống của ấu trùng 3 ngày tuổi (P>0,05). Tuy nhiên, kích thước ấu trùng mới nở nhỏ nhất ở nghiệm thức tiêm bằng HCG và cao nhất khi tiêm bằng HCG + LRHa (P<0,05). 3.3 Nghiên cứu một số giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả ương giống cá chim vây vàng từ 1 ngày tuổi lên 50 ngày tuổi 3.3.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con 3.3.1.1 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng Giai đoạn từ 1 đến 13 ngày tuổi, khối lượng cá ở mật độ 15 con/L lại tương đương với nghiệm thức 45 con/L và cao hơn so với các mật độ còn lại (P < 0,05). Đến ngày thứ 23 thì mật độ nuôi lại không ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá chim vây vàng (P > 0,05). Tỷ lệ sống của cá sau 23 ngày ương ảnh hưởng bởi mật độ nuôi (P < 0,05), tỷ lệ sống thấp nhất ở mật độ ương 60 con/L và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa mật độ nuôi từ 15 – 45 con/L. Từ kết quả trên cho thấy, mật độ phù hợp khi ương ấu trùng cá chim vây vàng không quá 45 con/L. 3.3.1.2 Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và tỷ lệ sống của cá giốn g Sau 28 ngày ương mật độ ương ảnh hưởng lên sinh trưởng , hệ số CV của cá (P<0,05). Tốc độ sinh trưởng (SGR) cao nhất ở mật độ ương 1,5 con/L và thấp nhất ở mật độ 4,5 con/L, không có sự khác biệt giữa mật độ nuôi 1,5 – 2,5 con/L. Tỷ lệ sống ở các mật độ từ 1,0 – 2,5 con/L cao hơn so với nhóm nuôi ở mật độ từ 3 – 4,5 con/L (P<0,05). Hệ số FCR thấp nhất ở mật độ ương 2,5 con/L, cao nhất ở mật độ 1 con/L và có xu hướng tăng dần ở các nhóm ương mật độ quá thấp hoặc quá cao. Kết quả thí nghiệm cho thấy, không nên ương cá chim vây vàng giai đoạn giống từ cỡ 2 – 3 cm lên cỡ 4 – 5 cm ở mật độ dưới 1,5 con/L hoặc trên 2,5 con/L. 3.3.2 Ảnh hưởng của nồng độ DHA Protein Selco làm giàu thức ăn sống lên sinh trưởng, phân đàn, tỷ lệ sống, dị hình và khả năng chịu sốc của ấu trùng cá chim vây vàng 3.3.2.1 Sinh trưởng, phân đàn Các nghiệm thức sử dụng thức ăn sống làm giàu với DHA Protein Selco (DPS) đều cho chiều dài của ấu trùng cá khi kết thúc thí nghiệm cao hơn so với đối chứng (P < 0,05). Trong các nồng độ làm giàu, chiều dà i cá thấp nhất ở nồng độ 50 ppm và cao nhất ở nồng độ 200 ppm (P < 0,05). 3.3.2.2 Tỷ lệ sống và dị hình Việc làm giàu thức ăn sống bằng DPS đã cải thiện đáng kể tỷ lệ sống so với không làm giàu, thể hiện ở việc tỷ lệ sống của đối chứng (2,29%) thấp hơn nhiều so với các nghiệm thức có làm giàu DPS (4,68 – 7,64%) (P < 0,05). Trong các nồng độ, tỷ lệ sống cao nhất đạt được ở nồng độ 250 ppm (7,64%), cao hơn so với tỷ lệ sống của các nồng độ từ 50 - 200 ppm (4,68 – 5,91%) (P<0,05) và tương đương với nồng độ 300 – 350 ppm. Tỷ lệ dị hình ở nghiệm thức không làm giàu thức ăn sống bằng DPS là 28,54% cao hơn hẳn so với các nghiệm thức có làm giàu (P < 0,05). Không có khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nồng độ làm giàu khác nhau (từ 5,5 – 9,26%) (P > 0,05). 3.3.2.3 Ảnh hưởng của nồng độ làm giàu DHA Protein Selco lên khả năng chịu sốc của ấu trùng cá chim vây vàng Sốc cơ học đối với ấu trùng cá 23 ngày tuổi cho thấy, tỷ lệ ấu trùng bị sốc hoặc chết do sốc cơ học ở nghiệm thức không làm giàu DPS hoặc làm giàu nồng độ từ 50 đến 150 ppm lần lượt là 28,45 - 68,07% và 22,72 – 57,20%, cao hơn so với cá cho ăn thức ăn làm giàu với nồng độ 200 – 350 ppm (lần lượt là 2,22 – 8,95 và 0,58 – 4,02%) (P < 0,05). Khi cá đạt 33 ngày tuổi và sử dụng được hoàn toàn thức ăn công nghiệp thì khả năng chịu đựng với tác động cơ học tăng lên đáng kể. Tỷ lệ sốc và chết do sốc cơ học ở nghiệm thức không làm giàu DPS lần lượt là 7,14 và 2,91%, và cao hơn so với các nghiệm thức có làm giàu thức ăn sống (P < 0,05). Kết quả gây sốc độ mặn đột ngột từ 33 ppt xuống 0 ppt đối với cá con 33 ngày tuổi cho thấy, tỷ lệ cá bị sốc ở nghiệm thức không làm giàu hoặc làm giàu với nồng độ 50 ppm cao hơn so với nghiệm thức làm giàu 100 – 150 ppm, thấp nhất ở nồng độ làm giàu từ 200 – 350 ppm (P < 0,05). Sau 30 phút giữ cá ở độ mặn 0 ppt có 30,0% cá ở nghiệm thức không làm giàu bị chết do sốc cao hơn so với nghiệm thức làm giàu 50 ppm (6,67%), các nghiệm thức làm giàu từ 100 – 350 ppm không có cá thể nào bị chết do sốc. Khi gây sốc nhiệt độ bằng cách t hay đổi nhiệt độ đột ngột từ 25 oC xuống 17oC, sau 30 phút cá ở tất cả các nghiệm thức điều bị sốc, và tỷ lệ này ở nghiệm thức không làm giàu là 93,46% cao hơn so với các nghiệm thức cho ăn bằng thức ăn sống có làm giàu DPS. Như vậy, việc sử dụng thức ăn sống làm giàu với DPS tuy tác động không nhiều đến sinh trưởng trong giai đoạn ấu trùng của cá chim vây vàng, nhưng lại có ảnh hưởng tích cực đến sức sống của ấu trùng cá và giảm thiểu tỷ lệ dị hình , nồng độ DHA Protein Selco thích hợp để làm giàu thức ăn sống cho ương nuôi ấu trùng cá chim để nâng cao tỷ lệ sống và chất lượng giống là 250 ppm. 3.3.3 Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên sinh trưởng, tỷ lệ sống của cá con 3.3.3.1 Ảnh hưởng của chế độ tập chuyển đổi thức ăn lên sinh trưởng ấu trùng cá chim vây vàng Trong giai đoạn ương từ ngày tuổi thứ 13 đến 23 cho thấy, tốc độ sinh trưởng của cá chậm nhất ở nghiệm thức (NT) tập chuyển đổi thức ăn vào ngày thứ 13 và 15, kế đến là NT chuyển đổi ở ngày thứ 1 7, cao nhất ở các NT tập chuyển đổi từ ngày 19 25. Đến giai đoạn ư ơng từ ngày 23 đến 33, các chỉ tiêu sinh trưởng của NT tập chuyển đổi thức ăn vào ngày thứ 13 và 15 thấp hơn so với các nghiệm thức còn lại (P < 0,05). Tỷ lệ sống thấp nhất ở nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 1 3 là 39,89%, kế đến là nghiệm thức tập chuyển đổi từ ngày thứ 15 (52,53%) và 25 (68,29%) và cao nhất ở các nghiệm thức có thời điểm tập chuyển đổi thức ăn từ ngày 1 7 – 21 (74,32 – 77,93%). Kết quả ở thí nghiệm này cho thấy, ấu trùng cá chim vây vàng có thể tập chuyển đổi từ thức ăn sống sang thức ăn công nghiệp ở ngày tuổi thứ 17. Điều này cho phép rút ngắn thời gian cho ăn ấu trùng Artemia góp phần giảm giá thành sản xuất. 3.3.3.2 Ảnh hưởng của khẩu phần cho ăn lên cá giống Cá chim vây vàng giống cho ăn với các khẩu phần cho ăn 3, 6, 9, 12 và 15% khối lượng thân (BW ) ảnh hưởng lên sinh trưởng, phân đàn và hệ số FCR (P < 0,05). Sinh trưởng của cá thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 3%BW, sau đó đến 6%BW và cao nhất ở nghiệm thức cho ăn 9 – 15%BW. Hệ số FCR cao nhất ở nhóm cá cho ăn 15%BW (1,95), thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 3 (0,85), các nhóm cho ăn với khẩu phần ăn 6%BW, 9%BW và 12%BW lần lượt là 1,02; 1,28, 1,63 . Tỷ lệ sống của cá từ 97,62 – 99,76% và không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nghiệm thức (P>0,05). Khẩu phần cho ăn trong ương giống cá chim vây vàng giai đoạn 2 – 3 cm lên 4 – 5 cm thích hợp là 9%BW. 3.3.4 Ảnh hưởng của chế độ chế độ chiếu sáng lên sinh trưởng, tỷ lệ sống và dị hình của cá con Trong giai đoạn cá sử dụng luân trùng thời gian chiếu sáng không ảnh hưởng đến sinh trưởng (P > 0,05). Tuy nhiên, thời gian chiếu sáng lại ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá (P < 0,05), tỷ lệ sống cao nhất ở nghiệm thức chiếu sáng 18 giờ/ngày. Giai đoạn sử dụng thức ăn Artemia (13 – 25 ngày tuổi) , sinh trưởng của ấu trùng cá cao nhất ở nghiệm thức chiếu sáng 18 giờ và sai khác có ý nghĩa thống kê với nghiệm thức chiếu sáng 12 giờ (P < 0,05). Tỷ lệ sống của cá cao nhất ở nghiệm thức chiếu sáng 8 giờ/ngày, thấp nhất là nghiệm thức chiếu sáng 24 giờ/ngày, không khác biệt ý nghĩa thống kê về tỷ lệ sống của cá giữa các nghiệm thức chiếu sáng 8, 12 và 18 giờ/ngày. 3.3.5 Ảnh hưởng của thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh trưởng, tỉ lệ sống của cá giống Kết quả thí nghiệm cho thấy, không có sự ảnh hưởng tương tác giữa thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn lên sinh trưởng và sự phân đàn của cá (P>0,05). Sinh trưởng của cá không ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05). Tuy nhiên, số lần cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày lại ảnh hưởng l ên sinh trưởng của cá (P<0,05), sinh trưở ng thấp nhất ở nghiệm thức cho ăn 2 lần/ngày và không có sự khác biệt giữa các nghiệm thức cho ăn từ 4 – 8 lần/ngày. Hệ số CV không ảnh hưởng bởi thời gian chiếu sáng (P>0,05). Tuy nhiên, số lần cho ăn/ngày lại ảnh hưởng lên hệ số này (P<0,05), nghiệm thứ c cho ăn 2 lần/ngày có hệ số CV (9.23%) cao nhất và CV có xu hương giảm khi tăng số lần cho ăn. Thời gian chiếu sáng và số lần cho ăn không ảnh hưởn g lên tỷ lệ sống và hệ số FCR của cá chim vây vàng giống (P>0,05), tỷ lệ sống của cá ở các nghiệm thức chiếu sáng khác nhau từ 96,35 – 97,15%, FCR từ 0,94 – 0,96. Tỷ lệ sống của số lần cho ăn từ 2 – 8 lần/ngày từ 96,19 – 97,62%, FCR từ 0,94 – 0,97 và tỷ lệ sống có xu hướng tăng và FCR có xu hướng giảm khi tăng số lần cho ăn. Từ kết quả của thí nghiệm trên cho thấy, ương cá chim vây vàng giống từ giai đoạn mới sử dụng hoàn toàn thức ăn tổng hợp lên cỡ 30 - 40 mm nên cho ăn 4 lần/ngày với chế độ chiếu sáng 12 giờ/ngày là hợp lý.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng