Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển c...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè kim tuyên tại thành phố lào cai, tỉnh lào cai

.PDF
64
63
126

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THANH TUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Thái Nguyên, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HÀ THANH TUYÊN NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT ĐẾN SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG CHÈ KIM TUYÊN TẠI THÀNH PHỐ LÀO CAI, TỈNH LÀO CAI Chuyên ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 8.62.01.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG Người hướng dẫn khoa học: TS. Dương Trung Dũng Thái Nguyên, 2019 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, số liệu và kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi xin cam đoan, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tác giả Hà Thanh Tuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Dương Trung Dũng đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện đề tài cũng như trong quá trình hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên; Phòng Đào tạo và khoa Nông học đã nhiệt tình giúp tôi trong thời gian thực hiện đề tài và hoàn chỉnh luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi trong thời gian học tập và hoàn thiện luận văn này. Tác giả Hà Thanh Tuyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC ................................................................................................................ iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................vi MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Đặt vấn đề ................................................................................................................1 2. Mục tiêu của đề tài .................................................................................................2 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .................................................................2 3.1. Ý nghĩa khoa học ..................................................................................................2 3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................................2 Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................3 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài .....................................................................................3 1.1.1. Cơ sở khoa học của việc nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè .......................3 1.1.2. Cơ sở khoa học của việc sử dụng vật liệu che phủ ......................................11 Chương II. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....20 2.1 Vật liệu nghiên cứu, thời gian và địa điểm thực hiện ..........................................20 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................20 2.1.2 Thời gian nghiên cứu ........................................................................................20 2.1.3 Địa điểm nghiên cứu.........................................................................................20 2.2 Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................20 2.3. Bố trí thí nghiệm.................................................................................................20 2.4. Các chỉ tiêu theo dõi ...........................................................................................21 2.5. Phân tích hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ...................................26 2.6. Phương pháp xử lý số liệu ..................................................................................26 Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................27 3.1. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng, phát triển giống chè Kim Tuyên .................................................................................................................27 3.1.1. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ sinh học đến chiều cao cây và độ rộng tán ......................................................................................................................27 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn iv 3.1.2 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân hữu cơ sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...............................................................................................29 3.1.3 Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH đến phẩm cấp búp chè ...............32 3.1.4. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH đến hóa tính đất trồng giống chè Kim Tuyên .................................................................................................................34 3.1.5. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH đến sâu bệnh hại chè Kim Tuyên.......35 3.1.6. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi bón các tỷ lệ phân HCSH khác nhau cho chè Kim Tuyên ................................................................................................................36 3.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chè Kim tuyên.............................................................................38 3.2.1. Ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển giống chè Kim tuyên ..................................................................................................................38 3.2.2. Ảnh hưởng của che phủ vật liệu hữu cơ đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chè Kim Tuyên ..........................................................................................39 3.2.3. Ảnh hưởng của che phủ vật liệu hữu cơ đến phẩm cấp nguyên liệu búp chè giống Kim Tuyên......................................................................................................41 3.2.4. Ảnh hưởng của che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến dung trọng, tỷ trọng và độ xốp của đất.................................................................................................................42 3.2.5. Ảnh hưởng của che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến khả năng giữ ẩm đất .........43 3.2.6. Khả năng phân hủy của các vật liệu hữu cơ che phủ trên vườn chè ................44 3.2.7. Ảnh hưởng của che phủ bằng vật liệu hữu cơ đến hàm lượng dinh dưỡng trong đất.....................................................................................................................45 3.2.8 . Ảnh hưởng của che phủ vật liệu hữu cơ đến sâu hại trên giống chè Kim Tuyên ....46 3.2.9. Đánh giá hiệu quả kinh tế khi áp dụng các vật liệu che phủ cho chè Kim Tuyên 4 tuổi...............................................................................................................49 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .....................................................................................51 1. Kết luận ................................................................................................................51 2. Đề nghị ..................................................................................................................51 TÀI LIỆU THAM KHẢO. .....................................................................................59 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa viết tắt cs Cộng sự CT Công thức ĐC Đối chứng KTCB Kiến thiết cơ bản PTNT Phát triển nông thôn STPT Sinh trưởng phát triển TB Trung bình TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 3.1: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến sinh trưởng của giống chè Kim Tuyên.................................................................................................................28 Bảng 3.2: Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Kim Tuyên ..................................................................................30 Bảng 3.3. Ảnh hưởng của liều lượng bón phân HCSH đến các chỉ tiêu phẩm cấp nguyên liệu búp chè giống Kim Tuyên ....................................................................33 Bảng 3.4. Ảnh hưởng của phân bón hữu cơ sinh học đến một số chỉ tiêu hóa tính đất trồng giống chè Kim Tuyên ......................................................................................34 Bảng 3.5. Tình hình sâu hại chính trên cây chè ........................................................35 Bảng 4.6. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân khác nhau .........................37 Đơn vị tính: 1000 đồng .............................................................................................37 Bảng 3.7. Ảnh hưởng một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng của giống chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai............................................................................................38 Bảng 3.8: Ảnh hưởng một số vật liệu che phủ đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai ............................................................39 Bảng 3.9. Ảnh hưởng một số phương thức che phủ đến chất lượng của giống chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai ...................................................................................41 Bảng 3.10. Ảnh hưởng của phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới dung trọng, tỷ trọng và độ xốp đất trồng chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai .................................................42 Bảng 3.11. Ảnh hưởng của che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới ẩm độ đất trên vườn chè giống Kim Tuyên 4 tuổi......................................................................................44 Bảng 3.12. Khả năng phân hủy của các vật liệu phủ trên vườn chè giống Kim Tuyên tuổi 4 ..........................................................................................................................45 Bảng 3.13. Ảnh hưởng của phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới hàm lượng dinh dưỡng đất ..............................................................................................................................46 Bảng 3.14. Ảnh hưởng của che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến sâu bệnh hại trên giống chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai ...................................................................48 Bảng 3.15. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm ......................................49 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1. Năng suất búp chè Kim Tuyên ở các mức phân bón khác nhau ..................32 Hình 2. Ảnh hưởng của che phủ đất bằng vật liệu hữu cơ đến năng suất búp chè Kim Tuyên 4 tuổi ......................................................................................................40 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Chè (Camellia Sinensis (L) O Kuntze) là cây công nghiệp dài ngày, có giá trị kinh tế cao. Việt Nam là một trong những nước có lịch sử trồng chè lâu đời, với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi cho cây chè phát triển. Năm 2017 cả nước có khoảng 135.000 ha chè, sản lượng chè khô khoảng 220.000 tấn, xuất khẩu 180.000 tấn, kim ngạch xuất khẩu khoảng 300.000.000 USD; trong đó chính ngạch 135.000 tấn, kim ngạch 235.000.000 USD; tiêu thụ trong nước khoảng 40.000 tấn, doanh thu khoảng 5 ngàn tỷ đồng. Phần lớn canh tác chè ở Việt Nam trong thời gian qua, do lạm dụng phân hóa học trong thời gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, làm tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng chè ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Ngoài ra đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn và độ ẩm thấp. Do vậy để phát triển chè bền vững phải bổ sung chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng. Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế, hàng năm xảy ra hiện tượng xói mòn hàng trăm triệu tấn đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Cây chè giai đoạn đầu kinh doanh chưa khép tán để lại khoảng đất trống rất lớn giữa hai hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng làm cho lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm đất bị suy giảm, đặc biệt trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, phần lớn chè được trồng có độ dốc lớn, việc tạo những khoảng đất trống rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác động cơ học của nước mưa. Vì vậy, cần phải có biện pháp che phủ hợp lý để giúp cây chè phát triển bền vừng. Mỗi giống chè có đặc điểm sinh trưởng khác nhau, có các phản ứng khác nhau với điều kiện khô hạn hoặc với những biến đổi về nhiệt độ trên bề mặt đất trong điều kiện che phủ…dẫn đến có những động thái sinh trưởng khác nhau. Giống chè Kim Tuyên được nhập nội từ Đài Loan, là nguyên liệu để chế biến các sản phẩm chất lượng cao, đặc biệt là chè Olong. Tuy nhiên đây là giống sinh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 2 trưởng và phát triển chậm hơn các giống chè khác và đòi hỏi phải có chế độ thâm canh cao. Giống chè Kim Tuyên được đưa vào trồng ở tỉnh Lào Cai từ năm 2015, tuy nhiên chưa có những nghiên cứu cụ thể về các biện pháp kỹ thuật canh tác cho giống chè mới này. Đặc biệt, khi được trồng trên đất dốc thì vấn đề phân bón và che phủ cho vườn chè KTCB và đầu thời kì kinh doanh là một biện pháp quan trọng trong canh tác chè bền vững. Vì vậy việc xác định phân bón và che phủ thích hợp là cần thiết đối với cây chè. Xuất phát từ những yêu cầu thực tế trên được sự hướng dẫn của TS. Dương Trung Dũng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè Kim Tuyên tại thành phố Lào Cai - tỉnh Lào Cai”. 2. Mục tiêu của đề tài Xác định được lượng phân bón hữu cơ sinh học và vật liệu che phủ thích hợp cho giống chè Kim Tuyên trong thời kỳ đầu của chè kinh doanh (tuổi 4) nhằm xây dựng vườn chè sinh trưởng tốt, cho năng suất- chất lượng cao tại Thành phố Lào Cai – tỉnh Lào Cai 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3.1. Ý nghĩa khoa học - Bổ sung cơ sở khoa học về kĩ thuật bón phân, kĩ thuật che phủ cho giống chè Kim Tuyên. - Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ bổ sung thêm những tài liệu khoa học về kĩ thuật bón phân, kỹ thuật che phủ đất cho giống chè Kim Tuyên tuổi 4 tại Lào Cai để đạt năng suất cao, chất lượng tốt, đồng thời phục vụ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất tại địa phương. 3.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài thành công sẽ đưa ra được công thức phân bón, vật liệu che phủ hợp lý cho cây chè Kim Tuyên. Góp phần nâng cao năng suất, chất lượng chè búp phục vụ chế biến chè xanh và hướng tới sản xuất chè Ôlong. Xây dựng và bổ sung cho quy trình kỹ thuật chăm sóc cây chè giai đoạn đầu của thời kỳ kinh doanh tại thành phố Lào Cai. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 3 Chương I TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Cơ sở khoa học của đề tài Phần lớn canh tác chè ở Việt Nam trong thời gian qua, do lạm dụng phân hóa học trong gian dài đã làm cây chè bị suy thoái rất nhanh, giảm khả năng sinh trưởng và phát triển, làm tăng nguy cơ có dư lượng nitrat cao trong sản phẩm và chất lượng chè ngày càng giảm sút. Đồng thời dẫn đến đất đai vùng chè suy kiệt về dinh dưỡng tăng độ bạc màu và làm xấu đi thành phần lý tính của đất. Ngoài ra đất trồng chè (thường là đất dốc) có độ xói mòn cao, hàm lượng dinh dưỡng nghèo đặc biệt là hàm lượng mùn và độ ẩm thấp. Do vậy phải bổ sung chất hữu cơ cho đồi chè bằng phân chuồng. Tuy nhiên, biện pháp này còn gặp nhiều hạn chế, hàng năm xảy ra hiện tượng xói mòn hàng trăm triệu tấn đất với hàm lượng mùn, dinh dưỡng khá cao. Nương chè giai đoạn đầu thời kì kinh doanh chưa khép tán để lại khoảng đất trống rất lớn giữa hai hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng làm cho lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm đất bị suy giảm, đặc biệt trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, đất trống tạo điều kiện rất tốt cho các loài cỏ dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt ở những nương chè có độ dốc lớn, việc tạo những khoảng đất trống rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác động cơ học của nước mưa.. Biện pháp che phủ cho nương chè đặc biệt che phủ bằng tàn dư thực có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì độ ẩm đất (nhất là trong giai đoạn khô hạn), hạn chế cỏ dại phát triển và giảm xói mòn rửa trôi (ở những vùng đất có độ dốc lớn). Mặt khác, các tàn dư thực vật tủ trên đất trồng chè còn có tác dụng cải thiện lý, hóa tính đất do hoạt động của các vi sinh vật phân giải, làm tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn của đất, đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây từ nguồn dinh dưỡng sẵn có trong các tàn dư thực vật sau khi bị phân hủy. 1.2. Tình hình nghiên cứu sử dụng phân bón cho chè Cây chè bình thường sinh trưởng yêu cầu có một môi trường sinh thái tốt, cung cấp các chất dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng nhất để có được năng suất cao và chất lượng chè, bón phân là một biện pháp kỹ thuật cần thiết. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 4 Quan hệ giữa đất đến năng suất, chất lượng chè rất phức tạp. Chất lượng chè do nhiều yếu tố quyết định và tác dụng một cách tổng hợp. Điều kiện dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất, chất lượng chè, do vậy ngoài việc sử dụng nguồn dinh dưỡng sẵn có trong đất, thì việc bón phân cho chè là một biện pháp có hiệu quả. 1.2.1. Tình hình nghiên cứu phân bón cho chè trên thế giới  Về phân bón vô cơ Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng cho cây chè và kỹ thuật bón phân. Tác giả Qamar-uz-Zaman và cs (2011) khi nghiên cứu ảnh hưởng của phân đạm đến sinh trưởng và phát triển của cây chè trưởng thành đã cắt tỉa tán bằng và tán mâm xôi, cho thấy công thức đối chứng (không bón phân), NPK: 125-125-75, 187.5-125-75, 225-125-75, 312.5-125-75 và 375-125-75 kg/ha. Tất cả P và K đã được áp dụng cùng một mức bón, trong khi N ở dưới dạng của amoni sulfat. Kết quả cho thấy cắt tỉa tán bằng là có ý nghĩa và tốt nhất. Phân đạm ở mức 375 kg đã làm năng suất lá tươi tăng đáng kể (từ 6.796 đến 8.797 kg/ha), năng suất chè (từ 1.352 đến 1.760 kg/ha) và chiều dài búp (từ 3,5 đến 7,1 cm) cao hơn so với đối chứng. Trong trường hợp kết hợp, 375 kg N với cắt tỉa tán bằng thì năng suất lá tươi là cao nhất (9.286,66 kg/ha) và năng suất chè đen (1.875 kg/ha) so với cắt tỉa tán mâm xôi (giá trị lần lượt là 8.307,33 kg lá tươi, 1.661,33 kg chè đen. Nhiều kết quả nghiên cứu ở Nhật Bản, Ấn Độ, Srilanka... đều cho rằng bón đạm không hợp lý, bón quá nhiều hoặc bón đơn độc đều làm giảm chất lượng chè (đặc biệt là đối với nguyên liệu dùng để chế biến chè đen). Những công trình nghiên cứu của Liên Xô (cũ) cho thấy liều lượng đạm 300 kg/ha thì hàm lượng tanin, caffeine và chất hòa tan trong búp chè đều cao, có lợi cho chất lượng, song nếu vượt quá giới hạn trên thì chất lượng chè giảm. Khi bón nhiều đạm hàm lượng protein ở trong lá tăng lên. Protein kết hợp với tanin tạo thành các hợp chất không tan vì thế hàm lựợng tanin trong chè bị giảm đi. Mặt khác, khi bón nhiều đạm hàm lượng ancaloit trong chè tăng lên làm cho chè có vị đắng (Đỗ Văn Ngọc và Trịnh Văn Loan, 2008). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 5 Mặt khác, các nghiên cứu về ảnh hưởng của các mức đạm (N) khác nhau đối với năng suất và chất lượng chè cũng được nhiều tác giả nghiên cứu. Theo tác giả Su Youjian và cs (2011) các mức N khác nhau ảnh hưởng rõ đến năng suất và chất lượng chè, một tỷ lệ N hợp lý sẽ nâng cao được năng suất và cải thiện được chất lượng. Năng suất chè sẽ tăng chậm khi sử dụng liều lượng đạm bón trên 360 kg/ha. Ở cùng một nền đất giống nhau, khi sử dụng N đầu tiên năng suất chè tăng, sau đó giảm, giữa năng suất và N có mối quan hệ parabol. Khi đánh giá về chất lượng cho thấy mức N thích hợp có thể cải thiện hàm lượng axit amin tự do, caffeine, nước và chlorophyll trong lá chè, trong khi hàm lượng polyphenol giảm dần. Nhật Bản, trước đây mức bón phân cho chè cũng tương tự như nhiều nước trên thế giới. Nhưng ngày nay do áp dụng cơ khí hóa và tự động hóa trong khâu thu hoạch, vì vậy họ đã khuyến cáo mức bón rất cao, đối với chè có sản lượng 18 tấn búp/ha mức bón N, P, K là 800, 210 và 360 (kg/ha). Tác giả Zhang Junqiang (2012) đã tổng hợp các loại phân bón khác nhau ảnh hưởng đến năng, chất lượng chè và đưa ra kỹ thuật bón phân tốt, để phát huy tối đa hiệu quả của việc bón phân tăng năng suất, duy trì và nâng cao chất lượng chè, duy trì sự sinh trưởng mạnh mẽ của cây chè, đồng thời có lợi hơn trong hồi phục và nâng cao độ phì của đất. Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đến chỉ tiêu sinh hóa chất lượng búp chè. Tác giả Zheng Helin và cs (2012) cho rằng sự thiếu hụt P đã làm giảm chất lượng điểm thử nếm và hóa sinh của chè xanh. Khi phân tích lá chè và đất trồng chè ở Liên Xô (cũ) cho thấy: Ở cây chè thiếu lân, hàm lượng lân (P2O5) trong lá là 0,27 - 0,28%, trong búp là 0,5 - 0,75%. Cây chè đủ dinh dưỡng hàm lượng lân tương ứng là 0,33 - 0,39% và 0,82 - 0,86%. Nếu trong đất hàm lượng P2O5 là 30 – 32 mg/100g thì đất thiếu nhiều lân. Zhang Yugang (2011) ảnh hưởng của phân kali và phân magie đối với hàm lượng axit amin trong chè xanh, cho rằng chè xanh có hàm lượng axit amin cao thì chè xanh có chất lượng tốt. Khi bón phân đạm hợp lý, kết hợp sử dụng hợp lý phân bón kali và magie để có hiệu quả cân bằng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây chè, cải thiện đáng kể hàm lượng axit amin trong chè, cuối cùng là nâng cao chất Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 6 lượng chè xanh. Tuy nhiên, khi thiếu nguyên tố kali và magie trong đất thì hàm lượng axit amin trong chè và lượng phân bón kali, magie có mối tương quan thuận với nhau.  Về phân hữu cơ Đối với cây chè phân hữu cơ có vai trò rất quan trọng, ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng trực tiếp cho cây chè mà nó còn cải thiện lý tính của đất. Từ năm 1992 – 1997, Quỹ Kellogg, W.K đã thử nghiệm phân bón hữu cơ được bổ sung thêm một số loài vi sinh vật có ích thuộc 2 chi: Bacillus, Pseudomonas có khả năng phân giải lân tại 2 vùng trồng chè trọng điểm của Srilanka và nhận thấy rằng năng suất chè tăng 9 – 14% so với đối chứng có bón phân hữu cơ và tăng 17% so với đối chứng không sử dụng 2 loại phân bón này Tác giả Zhang Wenjin và cs (2000) cho rằng bón phân hữu cơ kết hợp với phân vô cơ có thể thúc đẩy cây chè sinh trưởng nhanh, tăng khả năng sản xuất và chất lượng chè Ô long và tỷ lệ bón kết hợp tốt nhất là 3N: 1P: 3K: 3 phân hữu cơ hoặc 2N: 2P: 2K: 3 phân hữu cơ. Hiệu quả của N, P, K và phân hữu cơ ở các giai đoạn sinh trưởng của cây chè là khác nhau trong đó K là nguyên tố chủ yếu làm tăng đường kính của cây chè con. N giữ vai trò quan trọng nhất đến năng suất của cây chè kinh doanh, sau đó đến K. Tác giả Xu Fu-le and Li Dan-Nan (2006) cho rằng khi sử dụng phân bón chuyên dùng và phân hữu cơ sinh học có hiệu quả thúc đẩy tăng số lượng chồi nảy mầm của cây chè, số lá non mới và khối lượng 100g/búp, nâng cao sản lượng chè. So với sử dụng 45% phân bón phức hợp vô cơ, sử dụng phân gà, phân bón chuyên dùng cây chè sản lượng đã tăng lần lượt là 8,4% và 20,3%; còn sử dụng phân hữu cơ sinh học sản lượng đã tăng lần lượt là 1,7% và 12,8%, đặc biệt hàm lượng nội chất trong lá chè nhiều và chất lượng chè chế biến tốt hơn. Ở Đài Loan, biện pháp kỹ thuật canh tác cho cây chè, người ta chú ý đến bón phân hữu cơ +1.000 – 1.500 kg đậu tương + 500 - 1.000 kg bột cá/ha cho sản xuất nguyên liệu chè Ô long. Các giống chè khác nhau đều yêu cầu một chế độ bón phân khác nhau, đặc biệt là chế độ bón phân hữu cơ cho cây chè đạt được năng suất cao và chất lượng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 7 tốt. Theo Yu Dianyou (2010) khi nghiên cứu về hiệu quả của phân hữu cơ trên cây chè kết quả cho thấy khu vực sản xuất chè Mao Tiêm – Tín Dương, vườn chè không sử dụng phân bón hợp lý dẫn đến đất bị chai cứng lại, độ màu mỡ của đất giảm, đặc biệt ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng chè Mao Tiêm –Tín Dương. Điều đó chứng tỏ rằng sử dùng phân hữu cơ không chỉ có khả năng cải tạo đất mà còn có khả năng nâng cao năng suất và chất lượng chè. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu phân bón cho chè ở Việt Nam  Về phân vô cơ: Theo tác giả Vũ Cao Thái (1996) việc sử dụng phân bón cân đối là tiền đề duy trì năng suất cao và tiết kiệm phân bón. Sử dụng phân bón không cân đối có thể dẫn tới thoái hóa đất và suy giảm sức sản xuất của đất. Mục tiêu của sử dụng phân bón cân đối là tăng năng suất cây trồng, chất lượng nông sản, hiệu chỉnh sự thiếu hụt các chất dinh dưỡng của cây trồng mà đất thiếu, duy trì, cải thiện độ phì nhiêu của đất. Cây chè là cây thu hoạch búp và lá non do đó trong sản xuất hiện nay vẫn áp dụng cách tính lượng bón N cho chè theo tấn búp thu hoạch. Khi bón lượng đạm tăng dần từ 20N đến 40N/tấn sản phẩm, năng suất chè tăng ở mức có ý nghĩa; khi bón ở mức 35N đến 40N/tấn sản phẩm, lượng đạm càng tăng, tốc độ tăng năng suất giảm dần. Bón 35N/tấn sản phẩm với tỷ lệ N: P: K = 3:1:1 trên chè (SXKD) ở mức trên 10 tấn/ha là thích hợp. Khi thay thế 80% đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ cho chất lượng chè chế biến cao nhất, điểm thử nếm cảm quan đạt 16,37 điểm, nhất là hương thơm và vị của chè được cải thiện. Bón N: P: K: Mg tỷ lệ 3:1:1:0,3 trên nền phân ủ, tăng mật độ búp, giảm tỷ lệ búp mù xòe và năng suất chè tăng 15,93% so với đối chứng (Đ/C). Như vậy, bón phân NPK tỷ lệ 3:1:1 (35N/tấn sản phẩm), kết hợp với Mg và thay thế một phần đạm vô cơ bằng đạm hữu cơ, có ảnh hưởng tốt đến năng suất và chất lượng chè (Đỗ Văn Ngọc, 2006). Canh tác chè ở nước ta trong thời gian qua do sử dụng lượng phân bón, thuốc trừ sâu hóa học với mật độ quá lớn và trong thời gian quá dài, đặc biệt là bón quá nhiều đạm urê lên lá để rút ngắn thời gian thu hái đã làm cây chè bị suy thoái, tăng nguy cơ dư lượng chất độc hại trong sản phẩm, khiến chất lượng chè giảm mạnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 8 Không chỉ vậy, đất đai vùng chè từ đó cũng bị suy kiệt dinh dưỡng, độ chua và bạc màu tăng cao ảnh hưởng lâu dài đến quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn. Mặt khác, bón phân khoáng cân đối và bổ sung phân hữu cơ đều làm tăng sản lượng chè. Nhưng liều lượng NPK thích hợp cho nương chè còn phụ thuộc vào tính chất lý hóa của đất, tuổi chè và yếu tố tác động các các yếu tố sinh thái (Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Văn Tạo, 2006). Nguyễn Xuân Cường (2010) nghiên cứu lượng bón N + P2O5 + K2O = 300 kg, được phối hợp NPK theo 4 tỷ lệ: 2:1:1; 3:1:1; 3:1:2; 3:2:1, cho hai giống chè Shan Chất Tiền và Phúc Vân Tiên 4 tuổi cho thấy: Tỷ lệ phối hợp 3:1:2 cho số búp trên cây, năng suất cao nhất và sản phẩm chè xanh cho chất lượng chè xanh ngon hơn (giống Shan Chất Tiền đạt 15,55 điểm, giống Phúc Vân Tiên đạt 17,74 điểm). Với sản phẩm chè đen bón phân theo tỷ lệ 3:2:1 cho chất lượng chè ngon hơn (đều đạt điểm cao, 17,55 điểm trên giống Shan Chất Tiền, 16,82 điểm trên giống Phúc Vân Tiên), trong đó điểm về hương và vị cao hơn các tỷ lệ phối hợp khác. Như vậy, Bón phân là một trong những biện pháp kỹ thuật được thực hiện phổ biến, mang lại hiệu quả lớn, nhưng cũng chiếm phần khá cao trong chi phí sản xuất nông nghiệp. Nhu cầu phân bón đối với cây chè phụ thuộc nhiều vào độ tuổi cây và năng suất thu hái hàng năm. Chè có khả năng hấp thu dinh dưỡng liên tục trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Bón phân hợp lý góp phần tăng thu nhập cho nông dân, tạo điều kiện cải thiện đời sống và làm giàu cho nông dân. Các giống chè khác nhau cần lượng phân bón khác nhau, đất có hàm lượng dinh dưỡng khác nhau thì chế độ phân bón cũng khác nhau.  Về phân hữu cơ: Hiện nay, đất trồng chè của Việt Nam rất nghèo chất hữu cơ, đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Muốn canh tác chè có hiệu quả cần phải thâm canh ngay từ khi bắt đầu trồng chè. Phân hữu cơ không thể thiếu khi thâm canh chè. Bón phân sao cho có hiệu quả là vấn đề cần quan tâm, vừa không thiếu dinh dưỡng, không lãng phí khi đất bị rửa trôi xói mòn. Khi bón cùng một lượng phân nhưng ở thời điểm bón khác nhau chắc chắn hiệu Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 9 quả sử dụng phân bón của mỗi giống chè sẽ khác nhau vì nhu cầu dinh dưỡng của từng giống là khác nhau. Năm 1966 – 1969, Viện nghiên cứu chè Phú Hộ đã nghiên cứu cho thấy phân hữu cơ (phân ủ, cành lá chè đốn) đều có hiệu lực tăng năng suất chè đáng kể và cải thiện hóa lý tính đất trồng chè rõ rệt. Cành lá chè đốn tốt hơn cây phân xanh trồng xen giữa hàng chè. Lê Tất Khương (1997) nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng chè vụ đông xuân ở Bắc Thái, cho rằng: sản lượng chè ở các công thức có tủ bằng các chất hữu cơ có sẵn (rơm rạ, bồm, cẫng chè…) kết hợp với tưới nước đã tăng đến 110%. Theo tác giả Lê Văn Đức (1997) đất trồng chè ở Việt Nam phần lớn là đất feralit vàng đỏ được phát triển trên đá granit, gnai, phiến thạch sét và mica. Hiện nay đất trồng chè của Việt Nam rất nghèo chất hữu cơ, đất chua, hàm lượng các chất dinh dưỡng NPK tổng số và dễ tiêu đều rất nghèo. Muốn canh tác chè có hiệu quả cần phải thâm canh ngay từ khi bắt đầu trồng chè, bón phân hữu cơ là yêu cầu không thể thiếu khi thâm canh. Nguyễn Thị Ngọc Bình và Nguyễn Văn Toàn (2007) khi nghiên cứu thử nghiệm phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh cho cây chè cho thấy các công thức bón phân hữu cơ vi sinh đều làm tăng mật độ búp và tăng chất lượng cảm quan chè thành phẩm. Nguyễn Thị Ngọc Bình và cs (2009) khi nghiên cứu sử dụng vật liệu hữu cơ che phủ cho một số loại hình chè Trung Quốc nhập nội cho thấy sử dụng vật liệu che phủ đã làm giảm lượng xói mòn đất đáng kể, hạn chế tối đa sự suy giảm độ phì đất từ đó làm tăng năng suất cũng như chất lượng chè. Hoàng Thị Lệ Thu và cs (2013) cho rằng bón phân và đốn có ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất và chất lượng nguyên liệu chế biến chè Ô long. Bón 15 tấn phân chuồng + 5 tấn phân gà/ha/năm, đốn cao cách mặt đất 55 cm, cho chất lượng nguyên liệu và sản phẩm chè Ô long đạt cao nhất. Tác giả Trần Thị Tuyết Thu (2014) trong điều kiện sản xuất chè ở Phú Hộ để duy trì và cải thiện chất hữu cơ trong đất nên sử dụng tế guột ở mức 25 tấn/ha và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 10 chu kỳ lặp lại sau 3 năm được xem là hợp lý nhất. Trong trường hợp sử dụng cành lá chè đốn nên áp dụng ở mức 15 tấn/ha với chu kỳ bón bổ sung hàng năm. Các loại phân bón hữu cơ sinh học có ảnh hưởng đến sinh trưởng, năng suất, chất lượng chè. Trong đó, sử dụng phân HCSH Quế Lâm bón cho chè có năng suất và đem lại lợi nhuận cao nhất. Tương ứng đạt 13,62 tấn/ha; lợi nhuận thu được là 23,45 triệu đồng/ha. Khi sử dụng phân HCSH kết hợp với bón phân vô cơ, thành phần đất đã được biến đổi theo hướng thuận: đất được bổ sung chất hữu cơ đáng kể làm tăng hàm lượng mùn và tăng độ xốp của đất, hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất sau thí nghiệm tăng. Hàm lượng lân và kali dễ tiêu tăng nhiều hơn so với hàm lượng đạm có trong đất (Nguyễn Thị Kim Thư, 2014). Khi bón 30 tấn hữu cơ ủ từ cỏ VA06 + chế phẩm AT Bio-decomposer có các chỉ tiêu sinh trưởng lớn nhất (chiều cao cây: 85,50 cm, rộng tán: 121,40 cm, đường kính gốc: 3,93 cm). Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giữa các công thức thí nghiệm không có sự khác biệt nhiều, công thức 2 cho năng suất cao nhất đạt 8,16 tấn/ha. Hàm lượng tanin ở công thức 2 là thấp nhất (26,95%), một số chỉ tiêu khác có xu hướng ngược lại điều này có lợi cho chế biến chè xanh. Kết quả thử nếm cảm quan, Công thức 2 nhờ có điểm hương vị cao hơn hẳn các công thức còn lại nên đạt tổng điểm cao nhất (16,8 điểm), thấp nhất là công thức 1 đạt 16,2 điểm. Lợi nhuận thu được ở công thức 2 (52.556.000đ/ha) là cao nhất do chi phí vật tư phân bón thấp (Vũ Văn Tĩnh, 2016) Nghiên cứu về ảnh hưởng của phân bón đối với cây trồng, hầu hết các tác giả chú trọng đến các loại phân đa lượng như N, P, K còn các loại phân trung lượng (Ca, Mg, S), kết quả nghiên cứu còn hạn chế. Tác giả Đỗ Văn Ngọc và cs (2010) khi nghiên cứu ảnh hưởng của MgSO4 đến sinh trưởng, năng suất và chất lượng giống chè Kim Tuyên khi bón 30 tấn phân hữu cơ + 1000 kg đậu tương + 75 kg MgSO4/ha chè để sản xuất nguyên liệu chè Ô long, về lượng bón và tỷ lệ bón NPK (3:1:2) với 30kg N/tấn sản phẩm đều làm tăng năng suất và chất lượng chè. Đối với đất trồng chè, một số nguyên tố như Cu, Bo, Mo, Zn, Mn ở tầng mặt thấp hơn tầng dưới chứng tỏ có xu thể suy giảm các nguyên tố này, cần chú ý bổ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn 11 sung các dinh dưỡng này để duy trì độ phì nhiêu đất và nâng cao khả năng cung cấp dinh dưỡng cho cây chè (Nguyễn Văn Chiến, 2008). Ở Việt Nam bước đầu đang nghiên cứu ảnh hưởng của một số nguyên tố vi lượng như Zn, B, Mo, Mn, Cu, đối với sự sinh trưởng và phát dục của chè, hoặc dùng H3BO4 (0,02%) phun phối hợp với urê (2%) để trừ sâu và thúc đẩy sinh trưởng cho chè càng cho kết quả tốt. Tóm lại, dựa vào các phân tích ở trên cho thấy nhu cầu phân bón cho cây chè cần chú ý đến tỷ lệ, liều lượng bón phụ thuộc vào giống, vùng trồng, sản lượng thu hoạch và chế độ canh tác. Khi bón NPK cân đối, bổ sung phân hữu cơ đã làm tăng năng suất, chất lượng nguyên liệu chế biến chè xanh. 1.3. Tình hình sử dụng vật liệu che phủ Vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản, đầu thời kỳ kinh doanh do cây chè chưa khép tán để lại khoảng đất trống rất lớn giữa hai hàng chè. Dưới tác động của các điều kiện về nhiệt độ, ánh sáng làm cho lượng nước trong đất bị bốc hơi nhiều dẫn đến độ ẩm đất bị suy giảm, đặc biệt trong điều kiện khô hạn. Mặt khác, đất trống tạo điều kiện rất tốt cho các loài cỏ dại phát triển, cạnh tranh dinh dưỡng với cây chè, làm giảm hiệu quả sử dụng phân bón. Đặc biệt ở những vườn chè có độ dốc lớn, việc tạo những khoảng đất trống rất dễ gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi dưới tác động cơ học của nước mưa.. Áp dụng các biện pháp che phủ cho vườn chè giai đoạn kiến thiết cơ bản có ý nghĩa rất lớn trong việc duy trì độ ẩm đất, hạn chế cỏ dại phát triển và giảm xói mòn, sạt lở đất (ở những vùng đất có độ dốc lớn). Mặt khác, các vật liệu hữu cơ tủ trên đất trồng chè còn có tác dụng cải thiện lý, hóa tính đất do hoạt động của các vi sinh vật phân giải, làm tăng độ xốp, tăng hàm lượng mùn của đất, đồng thời bổ sung thêm dinh dưỡng cho cây từ nguồn dinh dưỡng sẵn có trong các vật liệu hữu cơ sau khi bị phân hủy. 1.3.1. Tình hình nghiên cứu về sử dụng vật liệu che phủ cho cây trồng trên thế giới Đối với miền đồi núi, việc mất sức sản xuất của đất gò đồi do xói mòn và thoái hóa đất là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất do con người gây ra. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất