Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu ảnh hưởng của biến dạng nút khung tới phản ứng của khung bê tông cốt ...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của biến dạng nút khung tới phản ứng của khung bê tông cốt thép chịu động đất tom tat tieng viet

.PDF
27
110
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG Võ Mạnh Tùng NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN DẠNG NÚT KHUNG TỚI PHẢN ỨNG CỦA KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU ĐỘNG ĐẤT Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng Mã số: 9580201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ Hà Nội – Năm 2018 Công trình được hoàn thành tại Trường Đại học Xây dựng Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Lê Ninh Phản biện 1 : GS.TS Nguyễn Tiến Chương Phản biện 2 : PGS.TS Nguyễn Ngọc Phương Phản biện 3 : TS Nguyễn Đại Minh Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Xây Dựng vào hồi tháng giờ ngày năm 2018 Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện Quốc Gia và Thư viện Trường Đại học Xây dựng. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Nút khung là vùng giao nhau giữa dầm và cột. Dưới tác động động đất, các nút khung BTCT có ứng xử hết sức phức tạp và sự phá hoại của chúng thường dẫn tới sự sụp đổ của cả hệ kết cấu. Nhiều mô hình xác định độ bền cắt và mô phỏng ứng xử của nút khung BTCT đã được đề xuất. Tuy vậy, các mô hình tính toán này chưa có tính tổng quát và có sự đồng thuận rộng rãi. Trong thiết kế, các nút khung vẫn được xem là vùng tuyệt đối cứng. Hiện nay, theo quan niệm thiết kế kháng chấn hiện đại, các nút khung phải có đủ độ bền để đảm bảo cho các dầm và cột quanh nó phát triển được cơ cấu phá hoại dẻo mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, các tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn đưa ra các yêu cấu tính toán và cấu tạo nút khung rất chặt chẽ, nhưng lại né tránh vấn đề biến dạng của chúng, một yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng tới ứng xử của cả hệ kết cấu khi chịu động đất. Ở Việt Nam, hiện chưa có các công trình nghiên cứuvề ứng xử của các nút khung BTCT dưới tác động các loại tải trọng. Vùng nút khung được xem là vùng cứng hiển nhiên. Do đó, việc “Nghiên cứu ảnh hưởng của biến dạng nút khung tới phản ứng của khung BTCT chịu động đất” là hết sức cần thiết. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN a. Nghiên cứu tổng quan các mô hình xác định độ bền và mô phỏng ứng xử của các nút khung BTCT liền khối chịu động đất; b. Nghiên cứu thí nghiệm các loại nút khung BTCT liền khối chịu động đất ở Việt Nam nhằm làm sáng tỏ các vấn đề: khả năng bị biến dạng và chịu lực, tiêu chí đánh giá độ bền cắt, loại nút khung phù hợp yêu cầu tạo ra cơ cấu phá hoại dẻo ở khung. c. Nghiên cứu mô hình tính toán phi tuyến có xét tới biến dạng nút khung BTCT được thiết kế theo TCVN 9386:2012. 3. ĐỐI TƯỢNGVÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: các nút khung BTCT liền khối chịu động đất hiện có trong thực tế xây dựng ở ViệtNam. Phương pháp nghiên cứu: lý thuyết kết hợp với thí nghiệm. 4. CÁC KẾT QUẢ CHÍNH CỦA LUẬN ÁN a. Các thí nghiệm cho thấy: các loại nút khung BTCT hiện có 2 ở Việt Nam đều bị biến dạng khi chịu động đất; nút khung được thiết kế theo TCVN 9386:2012 bị phá hoại dẻo, còn theo TCVN 5574:2012 và SP 14.13330.2011 (LB Nga) đều bị phá hoại giòn, không phù hợp để tạo ra cơ cấu phá hoại dẻo cho hệ kết cấu khung. Xác định được các yếu tố chính ảnh hưởng tớiứng xử của nút khung và điều kiện để đảm bảo độ bền cắt của các nút khung được thiết kế ở Việt Nam. b. Đề xuất 3 mô hình mô phỏng các thành phần biến dạng cắt và trượt bám dính của nút khung. Việc sử dụng các mô hình này trong phân tích tĩnh và động phi tuyến hệ khung BTCT được thiết kế theo TCVN 9386:2012 cho thấy biến dạng của nút khung làm thay đổi đáng kể phản ứng tổng thể của hệ kết cấu. 5. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Luận án gồm Phần mở đầu, 5 chương, Kết luận và kiến nghị, Phần Phụ lục, Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến Luận án và Tài liệu tham khảo. CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ỨNG XỬ CỦA NÚT KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP DƯỚI TÁC ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT VÀ NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1.1 SỰ PHÁ HOẠI NÚT KHUNG DƯỚI TÁC ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT Có hai dạng phá hoại thường quan sát thấy sau các trận động đất: (a) phá hoại cắt nút và (b) phá hoại neo cốt thép. Nguyên nhân do thiếu cốt đai và neo cốt thép không đủ trong vùng nút. 1.2 PHÂN LOẠI CÁC NÚT KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP Các nút khung được phân loại theo: (a) dạng hình học và cách neo cốt thép dầm (ngoài, trong), (b) ứng xử của nút (đàn hồi, không đàn hồi), (c) cấu tạo nút (giòn, dẻo). 1.3 CÁC LỰC TÁC ĐỘNG LÊN NÚT KHUNG BTCT Xét một nút khung trong, chịu các lực tác động từ dầm và cột truyền vào (Hình 1.9a) gây ra các thành phần nội lực như trong Hình 1.9b. Cân bằng các nội lực này sẽ được lực cắt nút theo phương ngang Vjh: Vjh = Cb1 +Csb1 +Tsb 2 -Vc (1.1) hoặc Vjh = Tsb1 +Tsb 2 -Vc (1.2) Do đó Vjh = (A s1 +A s 2 )0 f y -Vc (1.3) trong đó Cb1- lực nén trong bê tông, Tsb1, Tsb2 và Csb1- lực kéo và nén trong cốt thép dầm, Vc- 3 lực cắt cột trên và dưới nút, As1 và As2 tiết ết diện cốt thép dầm, λ0 và fy – hệ số vượt độ bền và ứng suất chịu kéo của cốt thép dầm. Hình 1.9 Lực ực tác động ộng llên nút khung trong Ứng suất cắt nút theo phương ngang τjh và đứng τjv: V V  jh = jh = jv   jv (1.5) trong đó bj, hcvà hb tương ứng b j hc b j hb là bề rộng hiệu dụng của nút, chiều cao tiết diện cộtt và ddầm Đối với nút khung ngoài ngoài: Vjh = A s10f y - Vc (1.7) 1.4. PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ỊNH KHẢ NĂNG CHỊU CẮT CỦA NÚT 1.4.1.Các mô hình xác định khả năng chịu cắt của nút Có rất nhiều mô hình tính toán đã được đề xuất và được ợc phân loại theo 4 cách. Sau đây là 2 mô hình tính toán thông dụng ụng nhất. 1.4.2. Mô hình của Paulay và Priestley Hình 1.12 Các cơ ccấu truyền lực cắt: a) dải bê tông nén chéo; b) giàn; Theo Paulay và Priestley, khảả năng chịu lực cắt của nút khung là sự kết hợp của cơ cấu ấu dải bbê tông nén chéo (Strut mechanism) và cơ cấu giàn (Truss mechanism) mechanism). Cơ cấu thứ nhất góp phần chịu cắt nút theo phương ngang Vchvà đứng Vcv nhở lực nén chéo Dc (Hình 1.12a), còn cơ cấu th thứ hai góp phần chịu cắt nút theo phương ngang Vsh và đứng Vsv nh nhờ lực nén chéo Ds được tạo ra qua lực bám dính của các ác thanh cốt đai và cốt thép dọc của cột và dầm trong vùng nút (Hình 1.12b). 4 Với mô hình ứng xử này, Paulay và Priestley đã thiết lập được các biểu thức tính toán khả năng chịu cắt của nút (trong và ngoài) theo phương ngang Vjh và đứng Vjv. 1.4.3 Mô hình A. G. Tsonos(1999, 2001) Khả năng chịu lực cắt của nút theo Tsonos cũng gồm hai cơ cấu chịu lực như đề xuất của Paulay và Priestley, nhưng Tsonos cho rằng các cơ cấu này tạo ra một trường ứng suất đều. Từ đó Tsonos thiết lập được mối quan hệ giữa ứng suất nén đứng σ và ứng suất cắt τ trong vùng nút và hệ quả là khả năng chịu cắt của nút theo phương ngang: Vjh =  hc b j (1.45) 1.5 KHẢ NĂNG CHỊU CẮT CỦA CÁC NÚT KHUNG THEO CÁC TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ KHÁNG CHẤN Phần này đề cập tới việc xác định khả năng chịu cắt nút trong các tiêu chuẩn thiết kế ACI 318M-2011, NZS 3101 (2016), TCVN 9386:2012, EN 1998-1-1:2004 và AIJ 1999. 1.6 NHẬN XÉT VỀ CÁC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU CẮT CỦA NÚT KHUNG Cơ sở lý luận dùng để xác định độ bền cắt nút khung Vjhcó sự khác nhau rất rõ rệt trong cáctiêu chuẩn thiết kế kháng chấn. Các tiêu chuẩn của Hoa Kỳ chú trọng tới các kích thước hình học nút khung và cường độ fc. Các tiêu chuẩn Việt Nam và châu Âu chú trọng tới lượng cốt thép đai trong vùng nút và lực dọc cột Nc. 1.7 CÁC MÔ HÌNH NÚT DÙNG TRONG PHÂN TÍCH PHI TUYẾN Có rất nhiều mô hình mô phỏng biến dạng của nút khung BTCT đã được đề xuất trong hơn 60 năm qua. Sau đây là các mô hình tính toán nổi bật, được nhắc tới nhiều nhất. • Mô hình dựa trên các nghiên cứu thí nghiệm của Townsed và Hanson (1973), Anderson và Towsend (1977). • Mô hình dựa trên nghiên cứu lý thuyết kết hợp với thí nghiệm:Mô hình khớp dẻo xoay của Otani (1974), Banon et all (1981), Fillipou et al. (1983, 1988), El-Metwally (1988),Alath và Kunnath (1995), Pampanin (2002); Mô hình đa lò xo củaBiddah và Ghobarah (1999), Elmorsi et al. (2000), Lowes et al. (2003), Altoontash (2004), Shin và LaFave (2004), Unal và Burak (2010). Nhận xét về các mô hình: các mô hình dựa trên thực nghiệm 5 không có tính điển hình và khách quan, các mô hìnhđa đa llò xo phản ánh được ứng xử thực tế của nút hơn các mô hình ình lò xo xoay nhưng để sử dụng cần các phần mềm đặc thù, khối ối llượng tính toán lớn. 1.8 NHẬN XÉT RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN 1. Dưới tác động động đất, trong vùng nút khung xuất ất hiện các lực cắt đứng và ngang lớn hơn nhiều ều so với các lực cắt tác động. 2. Hiện vẫn chưa có mô hình mô phỏng hợp lý cơ cấu ấu chịu cắt nút được nhất trí thừa nhận,tiêu chí đánh giá độộ bền cắt nút trong các tiêu chuẩn còn khác nhau đáng kể. Mô hình của ủa Paulay vvà Priestley cho phép diễn dải một cách hợp lý nhất cơ cấu ấu chịu lực của nút khung và được đưa vào nhiều tiêu chuẩn ẩn trong đó có Viêt. Nam 3. Mô hình đa lò xo xuất hiện gần đây được xem là mô ph phỏng sát thực nhất ứng xử của nút khung nhưng tính ứng dụng bị hạn chế do cần các phần mềm đặc thù và khối lượng ợng tính toán lớn.Hiện nay ở Việt Nam chưa có các nghiên cứu ứu về ứng xử các nút khung BTCT dưới tác động động đất. CHƯƠNG 2. BIẾN DẠNG CỦA NÚT KHUNGBTCT TCT 2.1 BIẾN DẠNG CỦA NÚT KHUNG BTCT Dưới tác động động đất, vùng nút khung chịu ịu các lực cắt rất lớn nên sẽ bị biến dạng. 2.2 CÁC THÀNH PHẦN BIẾN DẠNG CỦA NÚT KHUNG BTCT Biến dạng của nút khung gồm hai thành phần: ần: biến dạng cắt γj ở vùng lõi nút và chuyển huyển vị xoay θsl ở đầu mút cố định (Hình 2.2) Hình 2.2. Biến dạng của nút a) Biến dạng cắt, b) Chuyển vị xoay đầu mút cố định 2.3 CHUYỂN VỊ XOAY ĐẦU MÚT CỐ ĐỊNH Cốt thép dọc dầm thường đi qua hoặc neo vào ào nút khung. Chúng có xu hướng bị kéo ra khỏi vùng neo khi chịu ịu lực gây ra chuyển vị xoay θsl ở đầu mút dầm (chuyển ển vị xoay đầu mút cố định). Gọi s là chuyển vị trượt của thanh cốt thép (Hình ình 2.4): 6 s (2.1) trong đó: ξ – (1   ) chiều cao tương đối của trục trung hòa đối với chiều cao hiệu dụng d Khi cốt thép bắt đầu chảy dẻo, chuyển vị xoay đầu mút cố định :  y db f y Hình 2.4. Chuyển vị xoay  = (2.5) trong đó ϕy, y , sl đầu mút cố định θsl 8 fc db, fy và fc tương ứng độ cong trục dầm, đường kính cốt thép, cường độ chịu kéo của cốt thép và cường độ chịu nén của bê tông khi cốt thép bắt đầu chảy dẻo. Cùng với sự gia tăng lực tác động, biến dạng chảy cốt thép lan sâu vào trong nút. Đoạn chiều dài chảy dẻo lan sâu ly,p gây ra chuyển vị trượt bổ sung  s ly,p cũng như chuyển vị xoay đầu mút cố định bổ sung khi đạt trạng thái cực hạn: Δθu,sl= ϕuly,p (2.6) với u - độ cong cực hạn tại đầu mút dầm.Theo Fardis Δθu,sl= 5,5dbϕu (2.8) khi tải trọng đổi chiều. Lực bám dính giữa cốt thép và bê tông trong vùng nút là yếu tố quyết định độ lớn của chuyển vị xoay θsl. Cường độ lực bám dính trong vùng nút phụ thuộc nhiều yếu tố: bó bê tông, đường kính cốt thép db, cường độ nén bê tông fc, dạng bề mặt cốt thép …Các mô hình trượt bám dính đã được nhiều tác giả đề xuất, Hình 2.8 Quan hệ M - θsl trong đó đáng chú ý là môhình của Biddah (Hình 2.8). Dựa trên các kết quả thí nghiệm của Morita và Kaku, Biddah xác định được chuyển vị trượt s của thanh cốt thép cũng như độ dốc K1 và K2 của mô hình.  sl = 2.4 BIẾN DẠNG CẮT NÚT KHUNG Biến dạng cắt γ của nút khung gây ra ứng suất cắt τ xác định theo (1.5) chủ yếu do lực bám dính dọc theo các thanh cốt thép dầm và cột đi qua lõi nút. Ứng suất cắt nút là yếu tố quan trọng 7 ảnh hưởng đến độ bền lẫn độ cứng của nút khung. Các tiêu chuẩn ACI 318M-11, NZS 3101 (2006), TCVN 9386:2012 và EN 1998-1-1:2004 đều đánh giá khả năng chịu cắt của nút khung như một hàm của cường độ chịu nén fc bê tông, không xét tới hàm lượng cốt thép đai. 2.5 NHẬN XÉT VỀ BIẾN DẠNG NÚT KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP 1. Biến dạng nút khung gồm: chuyển vị xoay θsl ở đầu mút dầm và biến dạng cắt γj ở vùng lõi nút. 2. Độ lớn của θsl là hệ quả của việc cốt thép dầm bị mất lực bám dính và bị chảy dẻo. Độ lớn lực bám dính phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó hiệu ứng bó bê tông vùng lõi nút là quan trọng nhất. 3. Độ lớn của γj được xác định gián tiếp qua ứng suất cắt nút τjh từ thí nghiệm. Để hạn chế biến dạng cắt nút,các tiêu chuẩn thiết kế đưa ra giới hạn trị số τjh rất khác nhau. CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM NÚT KHUNG BÊ TÔNG CỐT THÉP 3.1 MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM 1. Đánh giá sự làm việc của các nút khung BTCT liền khối chịu động đất được thiết kế theo 3 phương án: (1) theo TCVN 9386:2012, (2) lực tác động theo TCVN 9386:2012, tính toán và cấu tạo theo TCVN 5574:2012 và (3) theo SP 14.13330.2011. 2. Xác định biến dạng của nút khung và các yếu tố ảnh hưởng. 3. Đánh giá phản ứng và phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới ứng xử của các loại nút khung BTCT hiện có ở Việt Nam dưới tác động động đất; thiết lập các mô hình ứng xử của nút khung được thiết kế theo TCVN 9386:2012 dùng trong phân tích phi tuyến. 3.2 THIẾT KẾ CÁC MẪU THÍ NGHIỆM Các mẫu thí nghiệm là nút khung trong tỷ lệ 1:1 theo phương ngang, được trích xuất từ một hệ kết cấu khung không gian 3 tầng xây dựng ở quận Thanh Xuân – Hà Nội, được thiết kế theo 3 phương án ở trên.Cấu tạo chi tiết các mẫu thí nghiệm được cho trong các Hình 3.3 (NK1 theo TCVN 9386:2012), Hình 3.4(NK2 theo TCVN 9386:2012 và TCVN 5574:2012) và Hình 3.5 (NK3 theo SP 14.13330.2011). 8 Hình 3.3. Cấu tạo mẫu NK1 Hình 3.4. Cấu tạo mẫu NK2 3.3 ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ VẬT LIỆU CHẾ TẠO MẪU THÍ NGHIỆM Các đặc trưng cơ lý của vật liệu bê tông và cốt thép được cho tương ứng trong các Bảng 3.2 và 3.3. Các mẫu thí nghiệm và các đặc Hình 3.5 Cấu tạo mẫu NK3 trưng cơ lý của vật liệu được xác định tại Phòng thí nghiệm và kiểm định công trình Trường ĐH Xây dựng. Bảng 3.2. Các đặc trưng cơ lý của bê tông Mẫu thí nghiệm NK1 NK2 NK3 Tuổi lúc TN (ngày) 83 90 80 fc lúc thí nghiệm (MPa) 31.5 32 31.7 εc 0.002 0.002 0.002 Ec (MPa) 30000 30000 30000 Bảng 3.3 Các đặc trưng cơ lý của cốt thép Thanh cốt thép Ф18 – AII Ф16 - AII Ф6 - AI fy (MPa) 310 320 235 fu (MPa) 480 510 400 Es (MPa) 210000 210000 210000 3.4 SƠ ĐỒ VÀ QUY TRÌNH CHẤT TẢI CÁC MẪU THÍ NGHIỆM Sơ đồ dựng lắp và chất tải các mẫu thí nghiệm được cho trong Hình 3.9 với liên kết khớp cố định tại đầu cột dưới và khớp di động tại hai đầu dầm, còn đầu trên của cột tự do chịu tác động 9 của thẳng đứng P = 300 kN và tác động ngang đổi chiều. Hình 3.9 Sơ đồ dựng lắp và chất tải các mẫu thí nghiệm Quy trình chất tải các mẫu thí nghiệm gồmhai giai đoạn: kiểm soát lực và kiểm soát chuyển vị (Hình 3.12). Ở giai đoạn kiểm soát chuyển vị, chuyển vị chảy dẻo ∆y của các mẫu thí nghiệm đượcxác định a) Phản ứng lý tưởng b) Phản ứng thực tế gần đúng như trong Hình 3.10 Định nghĩa chuyển vị chảy Hình 3.10b. dẻo và độ cứng của các mẫu thí nghiệm 3.5 SỐ LIỆU THÍ NGHIỆM VÀ SƠ ĐỒ BỐ TRÍ CÁC THIẾT BỊ ĐO Các số liệu sau đã được thu thập khi thí nghiệm:lực tác động và chuyển vị ngang ở đầu mút cột, biến dạng cắt của nút khung, biến dạng cắt và uốn của dầm, chuyển vị xoay của dầm Hình 3.12 Lịch sử chất tải và cột, biến dạng của bê tông và cốt thép tại các vùng tới hạn của dầm, cột và trong nút khung, quá trình phát triển các khe nứt. Các thiết bị đo được sử dụng là đầu đo LVDT,phiến đo biến dạng,thiết bị đo chuyển vị ngang, máy TDS 530 và máy tính ghi 10 dữ liệu, các thiết bị kiểm soát kích thủy lực. 3.6.ỨNG XỬ CỦA CÁC MẪU THÍ NGHIỆM Ở chu kỳ 19 (cuối cùng), mẫu NK1 bị phá hoại dẻo với các khớp dẻo uốn xuất hiện tại các đầu mút cột và dầm sát mặt nút. Biến dạng vùng nút khung tương đối đều (Hình 3.17). Hình 3.17 Phá hoại NK1 Mẫu NK2bị phá hoại giòn ở chu kỳ 17, các đầu mút cột và dầm không bị biến dạng uốn. Vùng quanh lõi nút bị phá hoại nén cục bộ, còn vùng trung tâm còn nguyên vẹn (Hình 3.20). Hình 3.20. Phá hoại NK2 Mẫu NK3 bị phá hoại giòn ở chu kỳ 14 tương tự mẫu NK2 (Hình 3.23). Phá hoại nén cục bộ vùng nút khung tập trung ở các góc. Các đầu mút cột và dầm sát mặt nút bị biến dạng do uốn và cắt. Hình 3.23. Phá hoại NK3 3.7 PHÂN TÍCH CÁC KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM 3.7.1 Quan hệ lực cắt tầng – chuyển vị ngang Các đường cong trễ biểu diễn quan hệ lực cắt tầng V – chuyển vị ngang Δcủa cả 3 mẫu thí nghiệm đều đối xứng và bị bó hẹp Hình 3.26 mẫu NK1 ở các mức độ khác nhau do cốt thép dầm bị trượt và chảy dẻo, đặc biệt ở mẫu NK3 (Hình 3.26). 11 3.7.2 Lực cắt tầng Kết quả thí nghiệm cho thấy, lực cắt tầng lớn nhấtt Vtb,max của mẫu NK1 xuất hiện ở cấp dẻo lớn hơn, ở các chu kỳỳ muộn hơn và dẻo hơn so với các mẫu NK2 và NK3 (Bảng 3.7). Bảng 3.7 Các thông số liên quan tới lực cắt tầng lớn nhất ất Các thông số NK1 NK2 NK3 μΔ 4 3 3 Chu kỳ 11 và 12 8 và 9 8 và 9 Vtb,max (kN) +76,7; -64 +75,3; - 62,0 +69,0; --68,0 Δtb (mm) 69 54 81 Δtb/h (%) 2,3 1,8 2,7 3.7.3. Ứng xử của các dầm quanh nút khung Cốt thép dọc ọc dầm mẫu NK1 không bịị mất lực bám dính, không bị trượt, ợt, có thể phát triển được ợc biến dạng dẻo đầy đủ đủ, trái ngược vớicác mẫu NK2 vàà NK3. Nguyên nhân là do vùng nút vùng mẫu ẫu NK1 có cốt thép dọc Hình 3.41 Quan hệ θ-μΔ tại cột trung gian và hàm lượng ợng cốt tiết diện cách mặt cột phải đai lớn hơn 3,7 lần ần so với các 50mm (nhánh dương) mẫu NK2 và NK3. Chuy Chuyển vị xoay θ của tiết diện dầmsát mặt cột của mẫu NK1 cũng phát tri triển ổn định và tuyến tính hơn so với các mẫu NK2 và NK3 (Hình 3.41). Biến ến dạng dầm thuộc các mẫu NK2 và NK3 bịị ảnh hhưởng của biến dạng cắt, khảả năng phân tán năng lượng thấp. 3.7.4 Ứng xử của các cột quanh nút khung Cốt ốt thép cột mẫu NK1 phát Hình 3.52 Quan hệ θ-μΔ tại ợc biến dạng dẻo tốt hhơn tiết diện cách mặt trên dầm triển được so với các mẫu NK2 vàà NK3. Do 100mm đó, chuyển vị xoay θc ccủa cột 12 mẫu NK1 có tính tuyến tính trái ngược các mẫu NK2 vàà NK3. 3.7.5 Ứng xử của nút khung Hình 3.56. Quan hệ γ - Δ/h Hình 3.57. Quan hệ γ - μΔ 1. Biến dạng cắt của nút khung Các biểu đồ (3.56) và (3.57) cho thấy, nút khung NK1 có bi biến dạng cắt γ nhỏ nhất và gia tăng gần tuyến tính,trái ngược ợc với các nút khung NK2 và NK3. Biến ến dạng của nút khung NK1 có tính dẻo, các nút còn lại có tính giòn. Cốt thép đai trong vùng ùng nút khung có ảnh hưởng ởng quyết định tới đặc tính biến dạng của nút. 2.Lực cắt nút. Lực ực cắt nútVt biểu ểu thị khả năng chịu cắt của bbê tông và cốt thép trong vùng ùng nút Vt =Vjh = (A s1 +A s 2 )f s - Vc (3.14) Nút khung NK1 có khảả năng Hình 3.59 Lực cắt nút Vt chịu cắt lớn hơn mẫu ẫu NK2 vvà biến dạng cắt γ của nút NK3 (Hình 3.59) 3.7.6 Phân tích nguyên nhân phá hoại các nút khung Sự khác nhau trong cách thiết kế và cấu tạo cốt thép ở vùng nút, cột và dầm dẫn tới sự phá hoại khác nhau ở các m mẫu thí nghiệm (xem các Hình 3.17, 3.20 và 3.23). a) Nút khung NK1 có khả năng khởi động được cơ cấấu giàn (Chương 1) trong khi các nút khung NK2 và NK3 không có kh khả năng này. b) Khi gia tăng các chu kỳ chất tải trong miềnn không đàn hồi, nút khung NK1 bị nén uốn ở mức độ nhỏ hơn do dầm m và cột bị biến dạng dẻo uốn, còn các nút NK2 và NK3 chịuu nén ccục bộ lớndo các dầm và cột bị chuyển vị xoay lớn khi cốtt thép dọc bị mất lực bám dính và bê tông nút bị bó yếu không đủ kh khả năng 13 truyền lực nén chéo vào sâu vào trong lõi nút như ở mẫu NK1. c) Nguyên nhân của sự bóc tách các mảng bê tông lớn chạy dọc theo cốt thép cột ở hai bên nút khung của mẫu NK2 (Hình 3.20) là do sự mở rộng khe nứt ở mép dầmkhicốt thép bị chảy dẻo và mất lực bám dính, do vùng mép panô nút khung bị ép vỡ cục bộvà do cốt thép cột đi qua vùng nút khung bị uốn cục bộ (thiếu cốt đai nên hiệu ứng bó yếu). Nút khung NK3 bị bóc tách ít hơn (Hình 3.23) do có cốt thép trung gian ở cột. Ở mẫu NK1, dầm bị biến dẻo trước cột và cuối cùng là nút khung, tuân theo nguyên tắc thiết kế cột khỏe – dầm yếu. Ở các mẫu NK2 và NK3 nguy cơ phá hoại dầm, cột và nút ngang nhau. 3.7.7 Khả năng chịu cắt của các nút khung BTCT Việc tính toán ứng suất cắt nút khung τjh của mẫu NK1 theo TCVN 9386:2012 cho giá trị (7,49 MPa) lớn hơn giá trị tính theo ACI 318M-2011 (6,73 MPa) và NZS 3101 (2006) (6,3 MPa). Hàm lượng cốt đai trong vùng nút khung mẫu NK1 lớn hơn hàm lượng cốt đai tối thiểu xác định theo ACI 318M-2011 là 2,5 lần, còn ở các mẫu NK2 và NK3 lại nhỏ thua 1,5 lần. Trong khi đó ứng suất cắt nút τjh lớn nhất của cả 3 mẫu thí nghiệm (3,1 MPa; 2,93 MPa và 3,01 MPa) đều nhỏ thua một nửa giá trị τjh giới hạn xác định theo 3 tiêu chuẩn ở trên, nhưng ứng xử của các nút khung mẫu NK2 và NK3 lại hoàn toàn không thể chấp nhận được. Như vậy, đối với các nút khung thiết kế ở Việt Nam giới hạn hàm lượng thép đai trong vùng nút khung quan trọng hơn giới hạn ứng suất cắt. Do đó cần nghiên cứu bổ sung các điều kiện đảm bảo độ cứng và độ bền trong TCVN 9396:2012. 3.7.8 Độ cứng của các mẫu thí nghiệm Độ cứng cát tuyến của tất cả các nút khung thí nghiệm đều bị suy giảm trong quá trình chịu tải. Mẫu NK1 bị suy giảm thấp nhất, mẫu NK2 bị suy giảm nhanh nhất, còn mẫu NK3 có độ cứng nhỏ nhất. 3.7.9 Năng lượng được phân tán ở các mẫu thí nghiệm Năng lượng được phân tán biểu thị qua diện tích vòng trễ lực – chuyển vị ở mỗi chu kỳ. Các mẫu NK1 và NK2 có lượng năng 14 lượng tích lũy được phân tán gần bằng nhau ở 14 chu kỳ chất tải đầu tiên, còn ở mẫu NK3 là lớn nhất. 3.7.10 Hệ số cản nhớt tương đương Hệ số cản nhớt tương đương ξ được xác định bằng cách cân bằng năng lượng phân tán trong mỗi chu kỳ ở hệ phi tuyến với hệ tuyến tính tương đương. Sau khi chảy dẻo, hệ số ξ của mẫu NK1 lớn hơn nhiều so với các mẫu NK2 và NK3. Đồng thời sự phân tán năng lượng của mẫu NK1 cũng ổn định hơn các mẫu khác. Quan hệ ξ - μΔ của các mẫu NK2 và NK3 cho thấy,hệ số ξ bị suy giảm mạnh ở cấp dẻo cao. 3.8. NHẬN XÉTVỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THÍ NGHIỆM 1. Khi chịu tác động động đất, nút khung mẫu NK1 được thiết kế theo TCVN 9386:2012 bị phá hoại dẻo, còn các nút khung Mẫu NK2 và NK3 bị phá hoại giòn. 2. Các hệ kết cấu khung BTCT được thiết kế theo SP 14.13330.2011 và theo TCVN 5574:2012 hoàn toàn không phù hợp để phát triển cơ cấu phá hoại dẻo. 3. Đối với các khung thuộc cấp dẻo trung bình (DCM), hàm lượng cốt thép đai trong vùng nút khung là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo hiệu ứng bó bê tông chứ không phải là ứng suất cắt nút như quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế hiện đại. 4. Dưới tác động động đất, các nút khung sẽ bị biến dạng cắt, kể cả khi được thiết kế theo các quy định của tiêu chuẩn thiết kế kháng chấn hiện đại. Do đó cần xét tới biến dạng cắt nút khung. CHƯƠNG 4. MÔ HÌNH HÓA ỨNG XỬ CỦANÚT KHUNG DƯỚI TÁC ĐỘNG ĐỘNG ĐẤT 4.1 BIẾN DẠNG CỦA NÚT KHUNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NÓ TỚI ỨNG XỬ TỔNG THỂ CỦA KHUNG Biến dạng của nút khung ảnh hưởng tới ứng xử của hệ kết cấu. Do đó cần phải mô hình hóa được biến dạng cắt nút và trượt bám dính của cốt thép dưới tác động động đấtdùng trong phân tích phi tuyến. 4.2 MÔ HÌNH HÓA BIẾN DẠNG CẮT CỦA NÚT KHUNG 4.2.1 Sự góp phần của biến dạng cắt nút khung tới chuyển vị ngang của khung 15 Hình 4.2. Sự góp phần BD cắt nút tới chuyển vị ngang tầng Hình 4.2 cho thấy ảnh hưởng của biến dạng cắt nút j (γj) tới chuyển vị ngang của tầng i (Δi) ở nút khung ngoài và trong. Biến dạng cắt nút γjlàm cho cột có chuyển vị cắt tương đối Δci= γjhbvà dầm có chuyển thẳng đầu mút Δbj= γjLb. Hình 4.3. Mô hình hóa biến dạng cắt của nút 4.2.2 Mô hình hóa sự góp phần của biến dạng cắt nút khung tới chuyển vị tầng Để xét tới ảnh hưởng của biến dạng cắt nút tới ứng xử của khung, sử dụng mô hình trong đó các lò xo cắt trong cột và các lò xoxoay trong dầm tại vùng nút khung được dùng để biểu thị các biến dạng cắt do nút gây ra (Hình 4.3).Về mặt vật lý, đối với lò xo cắt là quan hệ lực cắt nút Vjhvà chuyển vị cắt cột Δcj = γjhb, đối với lò xo xoay là quan hệ mômen uốn Mb và biến dạng cắt nút γj. 4.2.3 Xác định các đặc trưng của các lò xo mô phỏng biến dạng cắt nút Theo các kết quả nghiên cứu lý thuyết ở Chương 1, theo (1.1) lực cắt cột ở nút khung trong: Vc=(Csb1+Cb1+Tsb2) – Vjh = A Vjh(4.2a), còn ở nút khung ngoài:Vc=Tsb2-Vjh(4.2b). Từ (1.5), xác định lực cắt nút theo phương ngang Vjhtừ các giá trị τjh. Như Hình 4.5 16 vậy, để xác định Vc và tương ứng là Vjh phải thực hiện quy trình tính toán đúng dần theo sơ đồ khối ở Hình 4.5. Kết quả tính toán sẽ là các quan hệ Vc – Δcj và Mb – γj nếu biết quan hệ τjh – γj của nút khung. 4.2.4 Thiết lập mối quan hệ lý tưởng τjh– γ a)Nút khung trong: Từ các kết quả thí nghiệm ở Hình 3.59, thiết Hình 4.6 Quan hệ giữa biến dạng lập mối quan hệ τjhcắt nút γjvàa) Vjh; b) τjh mẫu NK1 γj(Hình 4.6b) và lý tưởng hóa dưới dạng một đường cong gồm 4 đoạn thẳng (Hình 4.7). Điểm B có tọa độ τjh,y = 2,8MPa và γj,y = 0,0004rad tương ứng với trạng thái cốt thép dọc dầm bắt đầu chảy dẻo, còn điểm C có tọa độ τjh,u = 3,1MPa và γj,u = 0,0025rad. Theo ASCE 41-13, giả thiết độ bền dư τjh,D =0,2 τjh,y, còn biến Hình 4.7. QH τjh-γj lý tưởng dạng cắt tại điểm D và E tương ứng bằng γj,D = 0,02 rad và γj,E = 0,025 rad (Hình 4.7). b)Nút khung ngoài Trên cơ sở thí nghiệm của Biddah trên nút khung ngoài J2 (Hình 4.8), việc thiết lập mối quan hệ τjh - γj lý tưởng cũng được thực hiện tương tự như nút khung trong.Theo Hình 4.9b, điểm B có tọa độ τjh,y=1,8MPa; γj,y=0,0008rad, còn điểm C có tọa độ τjh,u = Hình 4.8. Nút J2 của Biddah 2,0MPa và γj,u= 0,003rad. Các điểm D và E tương tự Hình 4.7 17 4.2.5. Thiết lập quan hệ Vc - Δc và Mb- γj của nút khung 4.2.5.1. Quan hệ giữa Mb - A và Mb - Tsb Đểể thiết lập quan hệ hệVc Δc và Mb- γj theo các sơ đđồ ở Hình 4.5, cần ần xác định quan hệ Mb– Avà Mb- Tsb,, trong đó A = Cbs1+Cb1+Tsb2 trong trong (4.2). Với ới các giả thiết Hình 4.9 Quan hệ γj và a)Vjh; được ợc sử dụng, quan hệ Mb-A b) τjhở mẫu J2 của Biddah của ủa nút khung NK1 và MbTsbcủa ủa nút khung J2đượccho ợccho trong Hình 4.10 và 4.11. Hình 4.10 Hình 4.11 4.2.5.2 Quan hệ giữa Vc – Δc và Mb - γj Hình 4.12. Vc – Δcvà Mb - γj Trên cơ sở ở các kết quả đã thực ực hiện, đường cong biểu ểu diễn quan hệVc–Δ ΔcvàMbγjcho các lò xo ccắt và uốn dùng ùng trong phân tích phi tuy tuyến có dạng như trong Hình 4.12. 4.3 MÔ HÌNH HÓA TRƯỢT BÁM DÍNH CỦA NÚT KHUNG Trên cơ sở các nghiên cứu ứu lý thuyết và thực nghiệm ở Chương hương 2, mô hhình trượt ợt bám dính của cốt thép trong nút khung biểu thị quan hệệ chuyển vị xoay do trượt bám dính θsl và mômen uuốn đầu mút dầm Mbcó dạng như ư trong Hình 4.13Mb–θsl Hình 4.13.Các giá trị θy,sl và θu,slđược xác định tương ứng theo các biểu thức (2.5) và (2.8) ở Chương 2. 18 4.4 HIỆU CHUẨN, ĐÁNH GIÁ MÔ HÌNH BIẾN ẾN DẠNG NÚT KHUNG. 4.4.1 Nút khung trong NK1 Việc hiệu chuẩn được thực hiện cho trường hợpnút cứ ứng (bỏ qua biến dạng cắt và trượt bám dính) và nút mềm (xét tớ ới biến dạng cắt và trượt bám dính)(Hình 4.14). Hình 4.14.. Sơ đđồ các khớp dẻoo cho trường hợp:a) :a) nút cứng; ứng; b)nút mềm Với các kết quả thí nghiệm thu được, các quan hệ Vc-Δcj, Mb-γj và Mb-θsl được cho trong Hình 4.15 và 4.16.Phân Phân tích phi tuy tuyến mẫu NK1 theo phương pháp đẩy ẩy dần bằng SAP2000 cho các Hình 4.15 Hình 4.16 đường ờng cong khả năng nh như trong Hình 4.18. Tr Trường hợp nút mềm, kết ết quả thí nghiệm hoàn àn toàn phù hhợp với ới kết quả phân tích. Các mô hình tính toán đđề xuất phản ản ánh khá chính xác ứng Hình 4.18. So sánh V-Δ nút NK1 xử ử thực tế của nút khung. 4.4.2 Nút khung ngoài J2 J2. Việc hiệu chuẩn các mô hình tính toán đềề xuất cũng được thực hiện tương ương ttự như mẫu NK1.Hình Hình 4.22 là các đường cong khả năng thu được từ phân tích.. So sánh Hình 4.22. So sánh V-Δ nút J2 với kết quả thí nghiệệm, các mô hình tính toán đề xuất phản ánh khá chính xác ứng xử thực tế
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất