Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nông - Lâm - Ngư Nông nghiệp Nghiên cứu ảnh hưởng chất thải của phòng thí nghiệm chung đến môi trường và chất...

Tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng chất thải của phòng thí nghiệm chung đến môi trường và chất lượng, độ an toàn của thực phẩm là động thực vật được nuôi trồng ở khu vực xung quanh

.PDF
77
274
119

Mô tả:

Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 1 Mã sỗ: B2009.TN01.11 ĐẶT VẤN ĐỀ Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) đang là vấn đề mang tính chất toàn cầu. Môi trường ô nhiễm có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và cuộc sống của con người. Vì vậy việc tìm h0iểu nguyên nhân, cũng như việc tìm ra những giải pháp nhằm bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường sống là việc làm cần thiết, có ý nghĩa thiết thực đang được cả nhân loại quan tâm. Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, rất nhiều ngành, nghề phải sử dụng đến hóa chất với số lượng ngày càng nhiều và chủng loại ngày càng phong phú, trong đó có nhiều loại hoá chất là độc hại, nguy hiểm có khả năng gây ra những ảnh hưởng xấu đối với môi trường, sinh vật và sức khoẻ con người. Trên thực tế, sự ô nhiễm hóa chất thải đã gây ra những thảm hoạ với qui mô lớn và ảnh hưởng lâu dài tới con người. Ví dụ như: Sự cố rò rỉ hoá chất MIC tại nhà máy sản xuất thuốc trừ sâu Carbide tại Bhopal Ấn Độ, vụ cháy công ty hoá chất Sandoz-Đức, thảm họa chất độc Dioxin ở Việt Nam…[14]. Chúng ta đã biết đến các loại chất thải gây ÔNMT như chất thải công nghiêp, nông nghiệp, y tế, sinh hoạt… song những nghiên cứu về chất thải phòng thí nghiệm (PTN) chung phục vụ hoạt động đào tạo và nghiên cứu khoa học có ảnh hưởng đến môi trường và sinh vật ra sao thì vẫn ít được quan tâm nghiên cứu. Phòng thí nghiệm chung là một cụm từ chỉ hệ thống các phòng thí nghiệm phục vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học của các cơ sở đào tạo như đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề….thuộc các lĩnh vực sinh học, hoá học, vật lý, môi trường, y học, nông nghiệp, lâm nghiệp… Số lượng PTN chung ở nước ta ngày càng tăng, hàng năm mỗi PTN có thể sử dụng đến hàng trăm loại hoá chất, có những loại lên đến hàng kg (hay vài lít) thậm chí còn cao hơn nữa đặc biệt ở các PTN lớn. Ước tính mỗi năm tại một cơ sở đào tạo có phòng thí nghiệm, hàng nghìn lượt sinh viên, học viên, nghiên cứu Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 2 Mã sỗ: B2009.TN01.11 sinh và các nhà khoa học đến đây làm thí nghiệm phục vụ cho các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ. Song điều đáng nói là ở nước ta hiện nay, đa số chất thải PTN, nhất là chất thải PTN của trường học không được xử lí mà được đổ trực tiếp ra môi trường nơi dân cư sinh sống hoặc nơi sản xuất ra nông sản thực phẩm dùng cho người. Mặc dù về lượng thì chất thải nói chung và nước thải PTN nói riêng là không lớn nhưng lại chứa nhiều chất độc hại như kim loại nặng (KLN), các chất gây đột biến, gây ung thư…, đặc biệt là với thời gian sử dụng PTN thường xuyên, lâu dài thì chất thải PTN rất có thể sẽ tích luỹ ngày càng nhiều và tiềm ẩn là một trong những nguy cơ gây ÔNMT. Thái Nguyên là tỉnh có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,các trung tâm nghiên cứu, trường dạy nghề…. Có những trường đại học đã hoạt động được trên 40 năm, nước thải PTN của các cơ sở này đều theo hệ thống cống. rãnh đổ ra ngoài môi trường. Thậm chí, tại một số phòng thí nghiệm, nước thải được đổ trực tiếp vào ao nuôi thuỷ sản hoặc theo mương vào ruộng lúa, ruộng rau…. Liệu những thực phẩm khai thác từ những ao, ruộng hay vườn này có đảm bảo chất lượng dinh dưỡng vốn có và đạt các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm hay không đang còn là một câu hỏi chưa có lời đáp. Đã có một vài tác giả nghiên cứu và cho biết rằng thực vật (rau thực phẩm) và các loại động vật thuỷ sinh (dùng làm thực phẩm cho người) được trồng, nuôi xung quanh khu vực có PTN chung hoạt động có sự tồn lưu KLN cao hơn TCCP và cao hơn nhóm đối chứng (trồng và nuôi ở khu vực không có PTN chung) [46]. Như vậy, nước thải PTN chung có phải là nguyên nhân trực tiếp gây những ảnh hưởng này hay không cần có cơ sở khoa học làm bằng chứng để trả lời một cách thỏa đáng và chặt chẽ. Vì lý do đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu nước thải phòng thí nghiệm chung ảnh hưởng đến chất lượng, độ an toàn của thực phẩm là động vật, thực vật thí nghiệm” nhằm góp phần tìm ra bằng chứng khoa học cho việc kết luận có hay không ảnh hưởng của nước Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 3 Mã sỗ: B2009.TN01.11 thải PTN chung đến chất lượng và độ an toàn của thực phẩm được nuôi trồng trong khu vực kề cận các cơ sở thí nghiệm. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá thực nghiệm sự ảnh hưởng của nước thải phòng thí nghiệm chung trong một số cơ sở giáo dục đại học tại thành phố Thái nguyên đến chất lượng và độ an toàn của thực phẩm là thực vật và động vật thuỷ sinh. Nội dung nghiên cứu: 1. Xác định tính chất, thành phần của nước thải các PTN chung, đặc biệt chú ý đến các thành phần chất thải độc hại cho môi trường như kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh...;. 2. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải PTN chung đến sự sinh trưởng và một số chỉ tiêu về chất lượng và độ an toàn của thực phẩm thực vật thí nghiệm như cây chè và cây rau cải trắng; 3. Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải PTN chung đến sự sống, chất lượng dinh dưỡng và độ an toàn của thực phẩm là động vật thủy sinh thí nghiệm như cá, ốc, trai; 4. Đề xuất một số giải pháp nhằm giảm thiểu tác hại của chất thải phòng thí nghiệm chung đến môi trường xung quanh. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 4 Mã sỗ: B2009.TN01.11 Phần 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. VÀI NÉT VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU SỰ Ô NHIỄM NƯỚC TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 1.1.1. Khái niệm về ô nhiễm môi trường và ô nhiễm nước Ô nhiễm môi trường (ÔNMT) là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hoá học, sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và các cơ thể khác. Các dạng ÔNMT chính là: - Ô nhiễm không khí do việc xả khói chứa bụi và các chất hoá học vào bầu không khí. - Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất rồi thấm xuống nước ngầm. - Ô nhiễm đất xảy ra khi đất bị nhiễm các chất hoá học độc hại (hàm lượng vượt quá giới hạn thông thường) do các hoạt động chủ động của con người như khai thác khoáng sản, sản xuất công nghiệp, sử dụng phân bón hoá học hoặc thuốc trừ sâu quá nhiều,… hoặc do bị dò dỉ từ các thùng chứa ngầm. - Ô nhiễm tiếng ồn do tiếng ồn của xe cộ, máy bay, tiếng ồn công nghiệp, và dạng ô nhiễm phóng xạ. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại đối với con người và sinh vật. Xét về tốc độ lan truyền và qui mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thì ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây tử vong lớn nhất trong số các vấn đề về môi trường [67]. 1.1.2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước - Đối với nước bề mặt: Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 5 Mã sỗ: B2009.TN01.11 Khi nghiên cứu về thành phần và chất lượng nước bề mặt, Theo WHO đã đưa ra cách phân loại và nguyên nhân các loại nhiễm bẩn nước như sau: + Nước nhiễm bẩn do vi trùng, vi rút và các chất hữu cơ gây bệnh. Nguồn nhiễm bẩn này có trong các chất thải của người và động vật, trực tiếp hoặc gián tiếp đi vào nguồn nước. Hậu quả là các bệnh truyền nhiễm như tả, thương hàn, lỵ… sẽ lây lan thông qua môi trường nước, ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. + Nhiễm bẩn nước do các chất hữu cơ phân huỷ từ động thực vật và các chất thải trong nông nghiệp. Các chất thải này tuy không trực tiếp gây bệnh nhưng lại là môi trường tốt cho các vi trùng, vi rút hoạt động và chính từ chỗ đó mà bệnh tật lây lan thông qua môi trường nước. + Nhiễm bẩn do các chất thải công nghiệp, chất thải rắn có chứa các chất độc hại của các cơ sở công nghiệp như phenol, xyanua, crom, cadimi, chì, kẽm… Các chất này tích tụ dần trong nguồn nước và gây ra những tác hại lâu dài. + Nguồn ô nhiễm dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ trong quá trình khai thác, sản xuất, chế biến và vận chuyển làm ô nhiễm nặng nguồn nước bề mặt và gây trở ngại lớn trong công nghệ xử lý nước bề mặt. + Nhiễm bẩn nước do các chất tẩy rửa tổng hợp trong sinh hoạt và trong công nghiệp tạo ra ngày càng nhiều các chất hữu cơ không có khả năng phân huỷ sinh học cũng gây ảnh hưởng ô nhiễm đến nguồn nước bề mặt. + Các chất phóng xạ từ các cơ sở sản xuất và sử dụng phóng xạ như các nhà máy sản xuất phóng xạ, các bệnh viện, các cơ sở nghiên cứu và công nghiệp có thể là vô tình hay cố ý mà các cơ sở này vẫn là những nơi gây ô nhiễm phóng xạ cho các nguồn nước lân cận. + Các hoá chất bảo vệ thực vật với tác dung là dùng để phòng chống sâu bọ, côn trùng, nấm…giúp ích cho nông nghiệp, nó còn mang lại tác hại là gây ô nhiễm cho các nguồn nước, nhất là khi chúng không được sử dụng đúng mức. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 6 Mã sỗ: B2009.TN01.11 + Các hoá chất hữu cơ tổng hợp được sử dụng rộng rãi trong các nghành công nghiệp như chất dẻo, dược phẩm, vải sợi… cũng là một nguồn gây ô nhiễm đáng kể cho môi trường nước, đặc biệt những chất bền nước và rất khó tách ra khỏi môi trường nước. + Các hoá chất vô cơ nhất là các chất dùng làm phân bón cho nông nghiệp như các hợp chất phôtphat, nitrat… là nguồn dinh dưỡng cho quá trình phì dưỡng, làm ô nhiễm môi trường nước. + Một nguồn nước thải đáng kể từ các nhà máy nhiệt điện tuy không gây ô nhiễm trầm trọng nhưng cũng làm giảm chất lượng nước bề mặt với nhiệt độ quá cao của nó. Tóm lại nguyên nhân chủ quan gây ô nhiễm môi trường nước mặt là do tác động trực tiếp hay gián tiếp của con người, ngoài ra chất lượng nước mặt còn chịu ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như địa hình, thời tiết…[38]. - Đối với nước ngầm: Khác với nước bề mặt, nguồn nước ngầm thường có chất lượng tốt hơn nước mặt. Trong nước ngầm không có các hạt keo,các hạt cặn lơ lửng, không chứa rong tảo, chỉ tiêu vi sinh vật tốt hơn nước mặt. Chất lượng nước ngầm chủ yếu chịu ảnh hưởng của điều kiện địa tầng, thời tiết, các quá trình phong hoá và sinh hoá trong khu vực. So với nước mặt thì nước ngầm ít chịu ảnh hưởng tác động của con người hơn, song nước ngầm cũng có thể nhiễm bẩn do các chất thải của con người. Các chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất hoá học…theo thời gian ngấm dần vào nguồn nước, tích tụ dần và dẫn đến làm hư hỏng nguồn nước ngầm. Ở những vùng có điều kiện phong hoá tốt, có nhiều chất thải bẩn và lượng mưa lớn thì chất lượng nước ngầm dễ bị ô nhiễm bởi các chất khoáng hoà tan, các chất hữu cơ, mùn lâu ngày theo nước mưa thấm vào nguồn nước [38]. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 7 Mã sỗ: B2009.TN01.11 1.1.3. Khái niệm về nước thải Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã làm thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Nước thải là nước đã dùng trong sinh hoạt, sản xuất hoặc chảy qua vùng đất ô nhiễm. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành, nước thải được chia thành: nước thải sinh hoạt, nước công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước thải đô thị. Nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt là nước thải từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công sở, trường học hay các cơ sở khác. Chúng chứa khoảng 58% chất hữu cơ và 42% chất khoáng. Nước thải công nghiệp (hay nước thải sản xuất) Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động, có cả nước thải sinh hoạt nhưng trong đó nước thải công nghiệp là chủ yếu. Nước thải tự nhiên Nước mưa được xem là nước thải tự nhiên. Ở những thành phố hiện đại, nước mưa được thu gom bằng hệ thống riêng [26]. Nước thải đô thị Nước thải đô thị là thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống cống thoát của một thành phố. Đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên [26]. 1.1.4. Thành phần lý, hóa học của nước thải * Tính chất vật lý của nước thải Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc, mùi, nhiệt độ và lưu lượng. - Màu: nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường là màu xám có vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn, khi đó sẽ có màu đen tối. - Mùi: là do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào. - Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy móc sản xuất. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 8 Mã sỗ: B2009.TN01.11 - Lưu lượng: thể tích thực của nước thải cũng được xem là một đặc tính vật lý của nước thải. Vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo ngày [26]. * Tính chất hóa học của nước thải Các thông số thể hiện tính chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ, vô cơ và khí. Hay để đơn giản hóa, người ta xác định các thông số như: độ kiềm, BOD, COD, các chất khí hòa tan, các hợp chất N, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ, huyền phù và không tan). 1.1.5. Tình hình nghiên cứu ô nhiễm nước trên thế giới và ở Việt Nam - Trên thế giới Do nhiều lý do khác nhau, các nguồn nước trên Trái đất ngày càng cạn kiệt. Ước tính có khoảng 1/3 dân số thế giới đang sống trong tình trạng thiếu nước trầm trọng. Trong khi đó, dân số gia tăng với tốc độ chóng mặt, quá trình đô thị hoá, hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đang khiến cho các nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Nguồn nước bị ô nhiễm đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Gần 5 triệu người chết hàng năm ở các nước đang phát triển có liên quan đến vấn đề thiếu nước sạch [65]. Trong thập niên 60, ô nhiễm nước Lục Địa và Đại Dương gia tăng với nhịp độ đáng lo ngại. Ở Anh Quốc đầu thế kỷ 19 sông Tamise rất sạch, nó trở thành ống cống lộ thiên vào giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt. Trong khi đó nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề cũng không khác bao nhiêu. Đến cuối thế kỷ 18, các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5 000 km sông của Pháp bị ô nhiễm mãn tính. Còn ở Hoa Kỳ vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó phải kể đến hồ Erie, Ontario có tình trạng ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng. Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc) gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần mức độ cho phép [62]. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 9 Mã sỗ: B2009.TN01.11 Trên thế giới hiện nay có rất nhiều nước và vùng lãnh thổ sử dụng nước ngầm bị nhiễm asen một cách trầm trọng như: Tây Bengal (Ấn Độ), Băngladesh, Đài Loan, Alaska, một số vùng ở Archentina, Canađa, Mỹ [61]. - Tại Việt Nam Theo số liệu thống kê tại Hà Nội, tổng lượng nước thải ngày đêm lên tới 350 000 – 450 000 m3, trong đó lượng nước thải công nghiệp là 85 – 90 ngàn m3. Tổng khối lượng chất thải sinh hoạt từ 1 800 - 2 000 m3/ngày đêm, trong khi đó lượng thu gom chỉ được 850 m3/ngày, phần còn lại được xả vào các khu đất ven các hồ, kênh mương trong nội thành, nói chung các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm; Chỉ số oxy sinh hoá (BOD); Oxy hoà tan (DO); Các chất NH4; NO2; NO3 vượt quá quy định nhiều lần. Nước ở các sông nội thành như Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Kim Ngưu có màu đen và hôi thối. Sông Nhuệ chịu ảnh hưởng nước thải của thành phố Hà Nội có các loại độc chất như: Phenol hàm lượng cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn nước ăn uống sinh hoạt; Hàm lượng chất hữu cơ, vi khuẩn gây bệnh cao; Ôxy hoà tan thấp... Có thể nói nước sông Nhuệ đoạn thuộc Hà Nội - Hà Tây là không bảo đảm chất lượng cấp nước cho ăn uống sinh hoạt. Khu công nghiệp Lâm Thao - Việt Trì là khu vực tập trung nhiều nhà máy hoá chất, chế biến thực phẩm, dệt, giấy nên nước nhiễm bẩn đáng kể. Lượng nước thải ở đây đến 168 000 m3/ngày đêm, vào mùa cạn nước sông nhiễm bẩn nặng. Nhà máy Supe Lâm Thao thải 17 300 m3/ngày đêm với nước có pH = 6.0; nước có màu vàng; NaCl = 58,5 mg/l; NH4 = 2,1 mg/l; NO2 = 0,24 mg/l; Fe = 19,0 mg/l; BOD = 23,7 mg/l; COD = 74,5 mg/l; NF = 2,2 mg/l. Nhà máy giấy Bãi Bằng xả hơn 144 000 m3/ngày đêm, nước có pH = 8,0; NaCl = 23,4 mg/l; H2S = 11,4 mg/l; DO = 10; BOD = 6,5 mg/l; COD = 47 mg/l. Nước sông Lô từ nhà máy Giấy Bãi Bằng tới nhà máy Supe Lâm Thao bị nhiễm H2S nặng, có mùi trứng thối. Tại khu công nghiệp Thái Nguyên, nguồn nước thải ở đây bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp chủ yếu từ nhà máy giấy Hoàng Văn Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 10 Mã sỗ: B2009.TN01.11 Thụ, Liên hiệp xí nghiệp luyện gang thép, các xưởng luyện kim loại màu, khai thác than, sắt và các ngành công nghiệp khác ở địa phương. Tổng lượng nước thải ở khu vực thành phố Thái Nguyên chiếm khoảng 15% lưu lượng nước sông Cầu về mùa cạn. Trong khu công nghiệp này đáng lưu ý hơn cả là nhà máy giấy Hoàng Văn Thụ có pH = 8,4 – 9,0 và hàm lượng NH4 là 4 mg/l hàm lượng chất hữu cơ cao thường lớn hơn vài trăm mg/l, nước thải có màu nâu và mùi nồng, thối gây cảm giác khó chịu. Nước thải nhà máy luyện gang thép có mùi phenol, hàm lượng NH4 cao từ 15 - 30 mg/l, hàm lượng chất hữu cơ cao từ 87 - 126 mg/l. Ngoài ra còn có nhiều chất khác trong nước thải hỗn hợp của nhiều nhà máy và nước thải sinh hoạt gồm H2S, chất lơ lửng, kim loại nặng, xyanua, vi khuẩn ...[68]. Tại khu công nghiệp Nam Định: Các nhà máy dệt xả thẳng nước thải vào kênh tiêu nước sinh hoạt rồi đổ vào kênh Cốc Thành. Lưu lượng nước thải khoảng 800 m3/giờ, trong đó có muối Natri, Sulphua, Natri cabonat, Sulphuaric, các chất hữu cơ chủ yếu là hồ tinh bột, cellulo, polyester, thuốc nhuộm... làm nước thải có màu đen, thối [69]. Tại tỉnh Quảng Ninh chỉ tính đến việc khai thác than đã làm diện tích rừng tự nhiên giảm từ 170 000ha (năm 1972) xuống còn 126 000ha (năm 2004). Nước biển bị ô nhiễm, độ đục, hàm lượng chất lơ lửng và sự bồi lắng tăng, làm chết san hô trong vịnh Bái Tử Long, phá huỷ hệ sinh thái và đa dạng sinh học. Nước mặt ở vùng Hòn Gai-Cẩm Phả về đặc điểm thuỷ hoá đã bị thay đổi cơ bản, giàu ion sunfat, giảm ion bicacbonat, nước có tính acid (pH=3,2-6,5). Nước ở khu vực Đông Triều-Uông Bí bị nhiễm khuẩn coliform với hàm lượng khá cao, hàm lượng cặn lơ lửng, sắt nitrat, BOD cũng vượt chỉ tiêu cho phép. Hoạt động quá tải của các làng nghề dẫn đến lượng chất thải và nước thải đổ vào nguồn nước ngày càng tăng đã góp phần làm ô nhiễm nguồn nước lưu vực. Điển hình ở lưu vực sông Cầu, theo thống kê chưa đầy đủ có khoảng 200 làng nghề thải các chất độc hại làm suy giảm và ô nhiễm nguồn nước sông Cầu. Thái Bình hiện toàn tỉnh có tới 100 làng nghề, xã nghề đang hoạt động lượng Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 11 Mã sỗ: B2009.TN01.11 các chất thải, khí thải, nước thải vào môi trường cũng đang ở mức báo động. Ví dụ làng nghề chuyên dệt nhuộm khăn mặt xuất khẩu Phương La, Thái Phương, Hưng Hà, theo số liệu điều tra trung bình mỗi năm sản xuất ra 6000 tấn sản phẩm thì đã phải dùng 1 lượng hoá chất như: Nước javen 108 tấn, silicat 10 tấn, chất tẩy 2 tấn, oxy già 1 tấn, than đốt hàng trăm tấn. Quá trình sản xuất 1 tấn sản phẩm đã thải ra 100 m3 nước thải mang theo các hoá chất kể trên và có mùi hôi thối, gây ô nhiễm nguồn nước sông suối, kênh mương và ao hồ [64]. Qua kết quả khảo sát, phân tích của Công ty Tư vấn và Chuyển giao công nghệ môi trường Thăng Long, trong số 409 mẫu nước ngầm phân tích được lấy từ 9/9 huyện, thị xã, thành phố trên điạ bàn tỉnh Vĩnh Phúc thì các mẫu nước đều bị ô nhiễm KLN, 73 mẫu nước chứa hàm lượng Cadimi lớn hơn giới hạn cho phép từ 2-7 lần. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng ô nhiễm này là do tình trạng khai thác nguồn nước ngầm bừa bãi [64]. 1.2. CĂN CỨ ĐÁNH GIÁ Ô NHIỄM NƯỚC 1.2.1. Các thông số đánh giá ô nhiễm nước 1.2.1.1. Độ pH: là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải. Chỉ số này cho ta biết cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn...[21]. Giá trị giới hạn pH đối với nước thải loại A là 6-9, loại B là 5,5-9 và loại C là 5-9 [40] 1.2.1.2. Hàm lượng các chất rắn - Tổng chất rắn: là thành phần quan trọng của nước thải. Tổng chất rắn (Total solid - TS) được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi cho bay hơi mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 1030C cho đến khi trọng lượng khô không đổi. Đơn vị tính bằng mg/l hoặc g/l. Giá trị giới hạn TS đối với nước thải loại A là 50, loại B là 100 và loại C là 200 [40]. 1.2.1.3. Màu săc, Co-Pt ở pH=7: nước thải thường có màu nâu đen hoặc đỏ nâu. Giá trị giới hạn của Co-Pt đối với nước thải loại A là 20, loại B là 50 và loại C là cao hơn [40]. 1.2.1.4. Độ đục: độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước. Vi sinh vật có thể bị hấp thụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn. Độ đục càng cao độ nhiễm bẩn càng lớn. Nước mặt có độ đục từ 20 đến 100 FTU Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 12 Mã sỗ: B2009.TN01.11 (Formazin Turbidity Units) và nước máy và nước uống phải đạt từ 0 đến 1 FTU (<0,05 FTU) [29]. 1.2.1.5. Oxy hòa tan (Dissolved oxygen - DO): Hàm lượng oxy hòa tan là lượng oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các sinh vật nước (cá, lưỡng thê, thuỷ sinh, côn trùng v.v...) thường được tạo ra do sự hoà tan từ khí quyển hoặc do quang hợp của tảo. Nồng độ oxy tự do trong nước nằm trong khoảng 8 - 10 ppm, và dao động mạnh phụ thuộc vào nhiệt độ, sự phân huỷ hoá chất, sự quang hợp của tảo và v.v... Khi nồng độ DO thấp, các loài sinh vật nước giảm hoạt động hoặc bị chết. Do vậy, DO là một chỉ số quan trọng để đánh giá sự ô nhiễm nước của các thuỷ vực [3, 29]. 1.2.1.6. Nhu cầu oxy sinh hóa (Biochemical Oxygen Demand - BOD ) Nhu cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí. BOD là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải. Phương trình tổng quát oxy hóa sinh học: Vi sinh vật Chất hữu cơ + O2 CO2 + H2O Quá trình này đòi hỏi thời gian dài ngày, vì phải phụ thuộc vào bản chất của chất hữu cơ, vào các chủng loại vi sinh vật, nhiệt độ nguồn nước, cũng như một số chất có độc tính trong nước. Trong thực tế, người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân hủy hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 200C, ký hiệu BOD5. Chỉ số này được dùng hầu hết trên thế giới [3, 29]. Giá trị giới hạn BOD5 đối với nước thải loại A là 30mg/l, loại B là 50mg/l và loại C là 100mg/l [40]. 1.2.1.7. Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand-COD) Chỉ số này được dùng rộng rãi để đặc trưng cho hàm lượng chất hữu cơ của nước thải và sự ô nhiễm của nước tự nhiên. COD được định nghĩa là lượng oxy cần thiết cho quá trình oxy hóa hóa học các chất hữu cơ trong nước thành CO2 và H2O. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ có thể bị oxy hóa được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi trường axit. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 13 Mã sỗ: B2009.TN01.11 hóa bằng vi sinh vật do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Đối với nhiều loại nước thải, giữa BOD và COD có mối tương quan nhất định với nhau [3, 29].. Giá trị giới hạn COD đối với nước thải loại A là 50mg/l, loại B là 80mg/l và loại C là 400mg/l [40]. 1.2.1.8. Các chất dinh dưỡng: chủ yếu là Nitơ (N) và Phospho (P), chúng là những nguyên tố cần thiết cho các thực vật phát triển hay chúng được ví như là những chất dinh dưỡng hoặc kích thích sinh học [29]. Giá trị giới hạn của tổng N đối với nước thải loại A là 15mg/l, loại B là 30mg/l và loại C là 60mg/l. Giá trị giới hạn của tổng P đối với nước thải loại A là 4mg/l, loại B là 6mg/l và loại C là 8mg/l [40] 1.2.1.9. Chỉ thị Cyanua (CN-): cyanua tồn tại trong nước ở dạng CN-, HCN hay dạng hợp chất với kim loại. Cyanua tự do có tính độc cao hơn so với dạng hợp chất. Tính độc cao của xianua trước hết là do khả năng tạo phức bền với các loại enzym có chứa sắt. Nó cũng có thể tấn công vào liên kết disulfid trong mạch của phân tử protein. Nồng độ cho phép đối với cyanua trong nước uống được WHO quy định là 70 µg/l; các nước EU là 50 µg/l, còn đối với nước thải thì tùy thuộc vào dạng nước thải nồng độ giới hạn cho phép là 0,01 – 2 mg/l [29]. Giá trị giới hạn của cyanua đối với nước thải loại A là 0,07mg/l, loại B là 0,1mg/l và loại C là 0,2mg/l [40]. 1.2.1.10. Các kim loại nặng (KLN): hầu hết các KLN đều có độc tính cao đối với người và động vật. Trong nước thải thường có các KLN là Pb, Hg, Cu, As, Cd, Cr…(Trình bày cụ thể ở phần sau) 1.2.1.11. Chỉ thị về vi sinh vật của nước: Trong nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt, bệnh viện, vùng du lịch, khu chăn nuôi... nhiễm nhiều loại vi sinh vật. Trong đó có nhiều loài vi khuẩn gây bệnh, đặc biệt là bệnh về đường tiêu hóa, tả lị, thương hàn, ngộ độc thực phẩm. Chất lượng về mặt vi sinh của nước thường được biểu thị bằng nồng độ của vi khuẩn chỉ thị – đó là những vi khuẩn không gây bệnh và về nguyên tắc đó là nhóm trực khuẩn (coliform). Thông số được sử dụng rộng rãi nhất là chỉ số E.coli [29]. Giá trị giới hạn của Cliform đối với nước thải loại A là 3000 MPN/100ml, loại B là 5000 MPN/l00ml và loại C là cao hơn nữa [40]. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 14 Mã sỗ: B2009.TN01.11 1.2.2. Một số văn bản của Nhà nước quy định về tiêu chuẩn của nước thải được phép thải ra môi trường 1.2.2.1. Tiêu chuẩn Việt Nam về nước thải công nghiệp được sử dụng tham chiếu trong đề tài - TCVN 5945:2005 (thay thế cho TCVN 5945:1995): Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải. Tiêu chuẩn này do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 147 “Chất lượng nước” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành [40]. 1.2.2.2. Tuyển tập 31 tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường bắt buộc áp dụng. Trong đó có một số các tiêu chuẩn quy định đối với chất lượng nước [42]. Một số tiêu chuẩn tham chiếu trong đề tài: - TCVN 5942 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước mặt. - TCVN 5944 – 1995: Tiêu chuẩn chất lượng nước ngầm. - TCVN 5945 – 1995: Tiêu chuẩn thải nước thải công nghiệp. - TCVN 6772 : 2000: Nước thải sinh hoạt - Giới hạn ô nhiễm cho phép. - TCVN 6773 : 2000: Chất lượng nước dùng cho thuỷ lợi. - TCVN 6774 : 2000: Chất lượng nước ngọt bảo vệ đời sống thuỷ sinh. - TCVN 6980 : 2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - TCVN 6981 : 2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt. - TCVN 6984 :2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước sông dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. - TCVN 6985 : 2001: Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp thải vào vực nước hồ dùng cho mục đích bảo vệ thuỷ sinh. - TCVN 6663-14: 2000 ISO 5667-14:1998: Hướng dẫn đảm bảo chất lượng lấy mẫu và xử lý mẩu nước môi trường. - TCVN 6636 –2 : 2000 ISO 9963 – 2 : 1994: Xác định độ kiềm Cacbonat. - TCVN 6637 : 2000ISO 10530 : 1992: Xác định Sunfua hoà tan – Phương pháp đo quang dùng Metylen Xanh. - TCVN 6638 : 2000 ISO 10048 : 1991 Xác định Nitơ – Vô cơ hoá xúc tác sau khi khử bằng hợp kim Devarda. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 15 Mã sỗ: B2009.TN01.11 - TCVN 6626 : 2000 ISO 11969 : 1996 XÁC ĐỊNH ASEN – Phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử ( kỹ thuật Hydrua ). - TCVN 6624 – 2 : 2000 ISO 11905 – 2 : 1997 Xác định Nitơ liên kết bằng huỳnh quang sau khi đốt mẫu và Oxy hoá thành Nitơ Dioxit. - TCVN 6634 : 2000 ISO 8245 : 1999- Hướng dẫn xác định Cacbon hữu cơ tổng số (TOC) và Cacbon hữu cơ hoà tan (DOC). - TCVN 6620: 2000 ISO 6778 : 1984 Xác định Amoni: Phương pháp điện thề. - TCVN 6624 – 1 : 2000 ISO 11905 – 1 1997 Xác định Nitơ, Phương pháp phân huỷ mẫu bằng Perdisunfst. - TCVN 6625 : 2000 ISO 11923 : 1997 Xác định chất rắn lơ lửng bằng cách lọc qua cái lọc sợi thuỷ tinh. - TCVN 6492 : 1999 ISO 10523 : 1994 Xác định pH - TCVN 7325 : 2004 ISO 8514 : 1990- Xác định Oxy hoà tan - Phương pháp đầu đo điện hoá. - TCVN 7324 : 2004 ISO 8513 : 1983 Xác định Oxy hoà tan - Phương pháp Iod. - TCVN 5945:2005: Nước thải công nghiệp – Tiêu chuẩn thải 1.3. VẤN ĐỀ Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG 1.3.1. Khái niệm Kim loại nặng là khái niệm để chỉ các kim loại có nguyên tử lượng cao và thường có độc tính đối với sự sống. Các KLN thường gặp gồm: As, Pb, Cd, Hg, Mn, Cu, Zn, Cr… trong đó có những kim loại có độc tính rất cao có hại cho con người và sinh vật (As, Pb, Cd…), và có những kim loại lại đóng vai trò là các nguyên tố vi lượng rất cần thiết cho sự sống (Cu, Zn, Mn…) [66]. KLN được xếp vào các chất thải nguy hại hay độc chất đối với môi trường và con người, vì chỉ cần liều lượng nhỏ khi xâm nhập vào cơ thể đã gây hại cho cơ thể bị nhiễm độc [42], [53]. 1.3.2. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến sinh vật và con người Vi sinh vật, thực vật, động vật, kể cả con người khi tiếp xúc với KLN đều có thể bị nhiễm độc. Phần lớn các chất độc được sinh vật đào thải ra ngoài, một phần được tồn lưu trong cơ thể, nhưng tốc độ tích tụ KLN thường nhanh hơn tốc Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 16 Mã sỗ: B2009.TN01.11 độ đào thải rất nhiều, nên theo thời gian lượng KLN sẽ tích luỹ trong cơ thể ngày càng nhiều. Theo chuỗi thức ăn thì KLN có khả năng truyền từ sinh vật này sang sinh vật khác thuộc bậc dinh dưỡng cao hơn, kế nó trong chuỗi thức ăn. Và con người thuộc bậc dinh dưỡng cao nhất trong các bậc dinh dưỡng, có nghĩa là con người có khả năng tích luỹ và nhiễm độc cao nhất trong thế giới sinh vật [15], [42], [43]. Đối với vi sinh vật: Một số KLN ở nồng độ cao như Cd, Pb… có khả năng kìm hãm quá trình hô hấp của vi sinh vật, từ đó làm giảm sinh khối của chúng. Cd làm giảm số lượng vi khuẩn, xạ khuẩn và nấm. Các KLN trong đất cũng ảnh hưởng mạnh đến quá trình khoáng hoá nitơ, quá trình nitrat hoá. Đối với thực vật: Nhiều tác giả cho rằng KLN có khả năng gây bệnh đốm lá, làm giảm hoạt động của diệp lục do đó làm giảm các sản phẩm quang hợp, và ảnh hưởng tới quá trình cố định nitơ sinh học [61]. Đối với động vật và con người: KLN sau khi xâm nhập vào cơ thể, nó đi vào máu và được vận chuyển đến toàn bộ cơ thể, và nằm lại trong các bộ phận của cơ thể tuỳ theo tính chất lý hoá của các kim loại và điều kiện xâm nhập vào các bộ phận. Ví dụ cadimi dễ dàng được chuyển vào gan, thận, xương, Hg lại vận chuyển dễ dàng đến hệ thần kinh… Sau khi xâm nhập và tích lũy trong cơ thể, tùy thuộc vào số lượng chất độc, đối tượng sinh vật mà mức độ ảnh hưởng có sự khác nhau [18]. 1.3.3. Vấn đề ô nhiễm kim loại nặng trong thực phẩm Đã có nhiều vụ ngộ độc KLN để lại hậu quả nặng nề như: Sự kiện ngộ độc hàng loạt ở Vịnh Manimata (Nhật Bản) năm 1953 do nhiễm độc thuỷ ngân trong thức ăn, ô nhiễm cadimi ở Cộng Hoà Liên Bang Đức những năm 70, bệnh Itai-Itai nổi tiếng ở Nhật Bản và trên thế giới... [42]. Các KLN sau khi phát tán vào môi trường chúng lưu chuyển tự nhiên, bám dính vào các bề mặt, tích luỹ trong đất, gây ô nhiễm nguồn nước. Đó là căn nguyên chính dẫn đến tình trạng thực phẩm bị ô nhiễm. Rau quả sẽ bị ô nhiễm Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 17 Mã sỗ: B2009.TN01.11 khi được trồng trên nguồn đất ô nhiễm, và tưới nước ô nhiễm. Cá, tôm và các loại thuỷ hải sản khác được nuôi trong nguồn nước ô nhiễm cũng thường bị ô nhiễm. Gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác được nuôi bằng thức ăn ô nhiễm, uống nguồn nước ô nhiễm thì thịt thành phẩm cũng khó tránh khỏi ô nhiễm các KLN. Ngoài ra thực phẩm còn có thể bị ô nhiễm KLN một cách trực tiếp, do bị tiếp xúc với các vật liệu dễ thôi nhiễm KLN trong quá trình sản xuất và bao gói, hay do việc sử dụng nguyên liệu chế biến không tinh khiết, các phụ gia thực phẩm có hàm lượng KLN vượt mức cho phép. Năm 1999, Vũ Thị Đào khi khảo sát rau trên địa bàn Hà Nội cho biết tần suất phân bố KLN trong 80 mẫu rau nghiên cứu ở các vùng vượt quá giới hạn cho phép, cụ thể: tồn dư Cd là 33,75%; Pb là 10%; Hg là 2,5% và Zn 3,75%. Rau ở mỗi huyện đều có sự nhiễm bẩn cục bộ, trong đó rau ở Thanh Trì có tồn dư KLN tương đối cao do sử dụng nguồn nước thải thành phố bị ô nhiễm tưới rau (77,33% mẫu phân tích có hàm lượng Cd cao hơn TCCP) [7]. Năm 2001, Tạ Thị Ly Luân nghiên cứu về sự nhiễm Pb, Cd trong cơ thể ngan Pháp cho rằng: Mức độ ô nhiễm phụ thuộc vào nền thức ăn dinh dưỡng và khẳng định sự tồn lưu Pb, Cd trong sản phẩm chăn nuôi phụ thuộc chủ yếu vào mức độ ô nhiễm môi trường và nền thức ăn dinh dưỡng [23]. Năm 2001, nghiên cứu của WHO tiến hành tại Canada thấy rằng hàm lượng asen trung bình trong 262 mẫu rau là 7 µg/kg tươi, trong 176 mẫu quả là 4,5 µg/kg tươi [12]. Năm 2005, theo khảo sát của Bộ Y tế, tại Hà Nội tỷ lệ mẫu thịt có tồn lưu Cd, Pb vượt TCCP là 6,67%, tại Thành phố Hồ Chí Minh tỷ lệ mẫu thịt lợn có tồn lưu Cd, Pb vượt ngưỡng là 3,33%; mẫu thịt gà có tồn lưu Cd vượt ngưỡng là 6,67%; tồn lưu Pb vượt ngưỡng là 1,67% [6]. Năm 2007, Lương Thị Hồng Vân và cộng sự khi phân tích hàm lượng As, Cd, Pb trong cơ thể động vật, thực vật dùng làm thức ăn cho người được nuôi trồng xung quanh khu vực có các phòng thí nghiệm đang hoạt động thấy rằng: Rau trồng trong khu vực nghiên cứu đang bị ô nhiễm KLN ở mức độ đáng báo Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 18 Mã sỗ: B2009.TN01.11 động, hàm lượng As, Cd trong rau cao hơn TCCP từ 2,5-2,7 lần. Đáng chú ý là, hàm lượng As, Cd, Pb trong đa số động thực vật được nuôi trồng xung quanh khu vực này giảm dần theo khoảng cách từ 500-1000m [45], [46]. Như vậy hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy sự ô nhiễm KLN trong thực phẩm đều bắt nguồn từ môi trường bị ô nhiễm KLN. Và nguồn nước thải PTN có phải là một trong những nguồn có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường và thực phẩm hay không, đây là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. 1.3.4. Một số biện pháp xử lí ô nhiễm kim loại nặng trong nước Nước luôn có khả năng tự làm sạch thông qua các quá trình biến đổi lý, hoá, sinh học. Khi lượng chất thải đưa vào quá nhiều, vượt quá khả năng giới hạn của quá trình tự làm sạch thì nước bị ô nhiễm. Lúc này nước cần được xử lý bằng các phương pháp nhân tạo [12]. Các phương pháp xử lý nước bị ô nhiễm KLN hiện nay gồm phương pháp hoá lý và phương pháp sinh học. - Phương pháp hoá lý: Gồm nhiều phương pháp như oxy hoá hoá học, kỹ thuật màng, phương pháp bay hơi, lọc bằng đá ong … + Oxy hoá hoá học: Đây là phương pháp sử dụng tác nhân oxy hoá chất hữu cơ trong chất thải với mục đích chuyển đổi dạng hoặc thành phần chất thải làm mất đi, hoặc giảm độc tính của nó. Phương pháp này dùng để oxy hoá các thành phần vô cơ như sunfit, xyanua, KLN… và thành phần hữu cơ như phenol, hợp chất đa vòng… của nước. + Kỹ thuật màng: Màng: Có dạng phiến mỏng và chống lại được sức cản của các thành phần chất lỏng khác nhau khi chuyển qua màng và cho phép tách một số nguyên tố cấu thành chất lỏng. Các quá trình lọc gồm thẩm thấu ngược, siêu lọc, vi lọc, màng điện tích. + Phương pháp bay hơi: Được sử dụng để xử lí các chất ô nhiễm dạng dễ bay hơi và khó phân huỷ sinh học [43]. Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 19 Mã sỗ: B2009.TN01.11 + Lọc KLN bằng đá ong: Hệ thống này hoạt động theo nguyên lý trao đổi ion kép. Hê thống này hoạt động rất đơn giản, nước sau khi đã được lọc tạp chất, vi khuẩn, dầu mỡ, thuốc trừ sâu… bằng một nấm lọc sẽ chảy qua hộp có chứa vật liệu đá ong để khử tất cả KLN và các loại khí độc [54]. Các phương pháp hóa lý thường có hiệu quả với các nguồn nước thải công nghiệp có nồng độ KLN cao và pH cực đoan, khối lượng nước thải không quá lớn. Người ta thường sử dụng để xử lí giai đoạn đầu tiên của quá trình xử lí nước thải để khử độc tính của chất độc. Việc sử dụng các phương pháp hoá lý để xử lí KLN trong nước giá thành cao và chỉ áp dụng trên qui mô nhỏ. Hiện nay giải pháp đơn giản, ít tốn kém, hiệu quả cao và thân thiện với môi trường là việc khai thác và sử dụng sinh vật trong việc xử lý ÔNMT, và xử lý nguồn nước ô nhiễm KLN (phương pháp sinh học) [43], [68]. - Phương pháp sinh học: Cơ sở của phương pháp này là hiện tượng nhiều loài sinh vật (thực vật thuỷ sinh, tảo, vi nấm, vi khuẩn…) hay các vật liệu sinh học có khả năng giữ lại trên bề mặt hoặc thu nhận vào bên trong các tế bào của cơ thể chúng các KLN tồn tại trong đất và nước (hiện tượng hấp thu sinh họcbiosorption). Gần đây các nhà khoa học đang tập trung nghiên cứu để sử dụng vi tảo vào việc xử lí nước ô nhiễm KLN, vì vi tảo có nhiều ưu thế đặc biệt trong việc hấp thu KLN như: Nhiều loại vi tảo có khả năng thu nhận KLN ở mức độ cao, nồng độ KLN tích luỹ trong tế bào có thể cao gấp hàng nghìn lần nồng độ trong tự nhiên. Diện tích bề mặt/thể tích cơ thể rất lớn làm cho chúng rất hiệu quả trong việc loại trừ và tái thu hồi KLN. Chúng có khả năng thích nghi với sự thay đổi pH và nồng độ KLN. Vi tảo có khả năng xử lí với một thể tích lớn nước thải với tốc độ nhanh, có tính chọn lọc cao nên nồng độ KLN còn lại sau khi xử lí sinh học có thể là rất thấp... Tuy nhiên việc sử dụng vi tảo vẫn còn nhiều thách thức vì: Các loại tảo khác nhau có khả năng hấp thu KLN khác nhau, trong số hàng ngàn loài vi tảo đã được phân loại thì số lượng loài đã được nghiên cứu có khả năng hấp thu KLN là rất ít. Trạng thái của sinh khối tảo, cách thức tiền xử lí Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN Báo cáo tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ 20 Mã sỗ: B2009.TN01.11 sinh khối trước khi đem hấp thu KLN cũng có những ảnh hưởng quan trọng tới năng lực hấp thu. Và vì lí do thương mại, các chủng tảo có khả năng hấp thu KLN cao và phương pháp tiền xử lí sinh khối thường không được công bố [68]. Ngoài vi tảo thì nhiều loài thực vật cũng có khả năng hấp thụ và tích tụ các KLN trong các bộ phận khác nhau của chúng. Người ta đã phát hiện thấy có khoảng 20 loài cải dại thuộc họ hyperaccumulators rất hút những kim loại có độc tính cao… [71]. 1.3.5. Cơ chế chung về chuyển hóa KLN trong cơ thể sinh vật và con người Đây là một quá trình rất phức tạp, song hiện nay nhiều ý kiến cho rằng KLN chủ yếu tác động đến các enzyme trong cơ thể, làm giảm hay mất hoạt tính của chúng, từ đó làm rối loạn các quá trình trao đổi chất. Ví dụ như: Ion As3+ có thể tạo phức với coenzyme, phá hủy quá trình phosphate hóa, và làm đông tụ protein. As3+ thể hiện tính độc bằng việc tấn công lên các nhóm -SH của các enzyme. Các enzyme sản sinh năng lượng của tế bào trong chu trình pyruvic acid bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự có mặt của As. Enzyme sẽ bị ức chế do việc tạo phức với As3+ ở nồng độ cao làm đông tụ protein, có lẽ là do As phá hủy các liên kết nhóm sulphur có chức năng bảo toàn cấu trúc bậc 2 và 3. Một số enzyme có chứa kim loại như Ca2+, Mg2+, Zn2+… thì khi KLN xâm nhập vào cơ thể chúng sẽ thay thế các ion này (các kim loại có kích thước và điện tích tương tự) từ đó làm giảm, thậm chí làm mất hoạt tính enzyme. Thí dụ như Zn2+có trong thành phần mettaloenzyme bị thay thế bởi Cd2+ làm cho cơ thể bị nhiễm độc Cd. Chì ảnh hưởng đến hoạt động của các enzyme và phá vỡ cân bằng nội môi trong cơ thể. Nó ức chế một số enzyme quan trọng của quá trình tổng hợp hemoglobin cũng như các sắc tố hô hấp cần thiết trong máu, phá huỷ hồng cầu, cuối cùng cản trở việc sử dụng O2 và glucose để giải phóng năng lượng cho quá trình sống… [39], [44]. 1.3.6. Con đường xâm nhập, tích luỹ và đào thải kim loại nặng ở động vật và con người Lương Thị Hồng Vân VIỆN KHSS-ĐHTN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan