Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu alcaloid của cây sen (nelumbo nucifera gaertn. nelumbonaceae)...

Tài liệu Nghiên cứu alcaloid của cây sen (nelumbo nucifera gaertn. nelumbonaceae)

.PDF
45
1410
133

Mô tả:

BỘ YTẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Dược HÀ NỘI NGHIÊN CỨU ALCALOID CỦA CÂY SEN Nelumbo nucỉfera Gaertn. Nelumbonaceae KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP Dược s ĩ ĐẠI HỌC KHOÁ 1995-2000 Người thực hiện Người hướng dẫn Nơi thực hiện Thời gian thực hiện :sv Nguyễn Thị Lựu : GS. TS.Phạm Thanh Kỳ DS. NCS. Nguyễn Thị Nhung : Bộ môn dược liệu : 3/2000- 5/ 2000' Hà Nội, tháng 5năm 2000 LỜI CẢM ƠN Lần đầu tiên tôi được làm quen với công tác nghiên cứu khoa học ,do kinh nghiệm chưa có, vốn kiến thức của bản thân còn hạn chế nên tôi gặp không ít những khó khăn và bỡ ngỡ . Song được sự giúp đỡ chỉ bảo tận tình của thầy cô , tôi đã hoàn thành khoá luận này. Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới: GS.TS : Phạm Thanh Kỳ DS.NCS : Nguyễn Thị Nhung Là những người thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi và hết lòng chỉ bảo giúp đỡ tôi trong thời gian vừa qua. Đồng thời tôi cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong bộ môn dược liệu, TS Cao Văn Thu và các phòng ban chức năng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện khoá luận này. Hà nội tháng 5 năm 2000 Sinh viên: Nguyễn Thị Lựu BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT Alc : Alcaloid B. : Baccilus Genta : Gentamicin p. : Pseudomonas Peni : Penicilin Pro. : Proteus s. : Salmonella Sa. : Sarcina Sh. : Shigella Sta. : Staphylococcus STT : Số thứ tự t° v nc : Nhiệt độ nóng chảy TP : Thành phố TT : Thuốc thử MỤC LỤC PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỂ PHẦN II.TổNG QUAN 2.1. Giới thiệu khái quát đặc điểm thực vật và phân bố của cây sen. 2.2. Thành phần hoá h ọ c ............................................................ 2.3. Tác dụng và công dụng..................................................... . PHẦN III.THựC NGHIỆM VÀ KẾT QUẢ................................................ 3.1. Nguyên liệu và phương pháp thực nghiệm ................... 3.1.1 .Nguyên liệu ......................................................................... 3.1.2.Phương pháp nghiên cứ u.................................................... 3.2.Kết quả thực nghiệm.................................................... 3.2.1.Định tính các nhóm chất hữu cơ trong lá sen, tâm sen, gương sen........................................................................................ 3.2.2.Định tính bằng sắc ký lớp mỏng.......................................... 3 .2 .3 .Xác định các nguyên tố vô cơ trong lá sen, tâm sen, gương sen........................................................................................ 3.2.4.Định lượng alcaloid............................................. ............... 3.2.4.1.Định lượng alcaloid toàn phần trong lá sen, tâm sen và gương sen........................................................................................ 3.2Ả.2. Định lượng alcaloid toàn phần trong lá sen theo các tháng trong năm......................................................................................... 3.2.4.3. Định lượng alcaloid toàn phần trong lá sen thu hái ở một số địa phương........................................................................................ 3.2.5. Chiết xuất và phân lập alcaloid...................... ............. 3.2.5.1 Chiết xuất alcaloid toàn phần........................................... 3.2.5.2 Tính hiệu suất chiết nuciíerin từ lá sen............................ 3.2.5. 3. Phân lập và tinh chế alcaloid.......................................... 3.2.5Ả. Kiểm to độ tinh khiết của alcaloid V8 bằng sắc ký lóp mỏng.... 3.2.5.5 Nhận dạng alcaloid Vg..................................................... 3.3. Tác dụng sinh h ọ c .......................................................... . PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ.......................................................... 4.1 Kết lu ận ................................................................................ 4.2 Đề nghị..................................................................................... TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 1 2 2 3 5 7 7 7 7 8 8 10 13 16 16 18 19 21 21 22 22 23 25 26 30 30 31 PHẦN I- ĐẶT VÂN ĐỂ Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, đây là điều kiện thuận lợi cho cây cỏ phát triển mạnh, chính vì thế nguồn cây thuốc của ta rất phong phú và đa dạng. Trong số các cây thuốc mà các danh y đã sử dụng vào mục đích chữa bệnh, chúng ta không thể không nói đến cây sen. Cây sen là một trong số rất ít cây thuốc có hầu hết các bộ phận của cây được sử dụng để làm thuốc: lá sen, tâm sen, gương sen, ngó sen, tua sen, hạt sen, ...Các bộ phận này có trong thành phần của một số bài thuốc dùng để an thần, cầm máu , chữa kém ăn, mất ngủ,... Cây sen cũng đã có nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu về thành phần hoá học và tác dụng sinh học, nhưng ở nước ta việc nghiên cứu một cách toàn diện về cây sen chưa thật đầy đủ. Do vậy để nâng cao giá trị sử dụng của cây sen chúng tôi tiến hành nghiên cứu với một số nội dung sau: -Định tính các nhóm chất trong lá sen, tâm sen, gương sen, -Xác định các nguyên tố vô cơ trong lá sen , tâm sen , gương sen. -Định lượng alcaloid trong lá sen , tâm sen, gương sen bằng phương pháp acid-base, ở lá được thu hái theo các tháng trong mùa, năm khác nhau và ở một số địa phương. -Chiết xuất, phân lập, nhận dạng alcaloid và tính hiệu suất chiết xuất nuciíerin từ lá Sen. -Thử tác dụng kháng khuẩn của alcaloid toàn phần trong lá sen và nuciíerin. 1 PHẦN II - TỔNG QUAN 2.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT VÀ PHÂN Bố CỦA CÂY SEN [2], [8 ], [10], [17] Cây Sen có tên khoa học là : Nelumbo nuciíera Gaertn. (Nelumbium speciosum Willd). Họ Sen (Nelumbonaceae). Sen còn gọi là Liên, Quỳ [17], là một cây thủy sinh mọc ở ao, đầm. Thân rễ hình trụ mọc trong bùn, thường gọi là ngó Sen hay ngẫu tiết. Lá mọc lên khỏi mặt nước, có cuống dài, có gai nhỏ, phiến lá hình khiên to, đường kính 40 - 70cm, có gân tỏa tròn, mặt trên màu lục sẫm, mặt dưới nhạt hơn. Ngó Sen và cuống Sen có nhiều ống rỗng, bẻ ra có nhiều sợi tơ. Hoa to màu trắng hay đỏ hồng, đều, lưỡng tính, có từ 3 - 5 lá đài màu xanh lục. Tràng gồm lất nhiều cánh màu hồng hay trắng một phần, những cánh hoa ngoài còn có màu lục như lá đài. Nhị nhiều, màu vàng, chỉ nhị mảnh, bao phấn 2 ô, mở theo một kẽ nứt dọc, trung đới mọc dài thành một phần phụ màu trắng, gọi là gạo Sen (có hương thơm). Nhiều lá noãn lời nhau, đựng trong một đế hoa loe hình nón ngược gọi là gương Sen (hay liên phòng) [10], [26]. Vòi ngắn, núm nhụy chỉ hơi nhô lên khỏi đế hoa. Mỗi lá noãn có 1 đến 2 noãn. Quả bế, thường gọi là hạt Sen, chứa một hạt (liên nhục) không có nội nhũ. Hai lá mầm dày, chồi mầm (liên tâm) gồm 4 lá non gập vào phía trong [2], [17]. Sen được trổng nhiều ở nước ta để ăn và làm thuốc : Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Hà, Hà Tây, Hải Hưng, Thanh Hóa, Nghệ An, Đồng Tháp Mười. Mùa thu hái vào tháng 7 - 9 [17]. Cây Sen mọc chủ yếu ở vùng nhiệt đới, ở độ cao tương đối thấp so với mặt nước biển. Họ Sen là họ thủy sinh duy nhất chứa alcaloid [8 ]. 2 . .THÀNH PHẦN HOÁ HỌC 2 2 Những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần hoá học của cây sen chủ yếu là lá và tâm sen. Các kết quả nghiên cứu của các tác giả cho thấy thành phần hoá học của cây sen như sau: 2.2.1. Những nghiên cứu ở nước ngoài '*Lá sen: Năm 1959 Arthur và Cheung [20] đã công bố chiết được nuciíerin từ lá sen.Sau đó 1 năm ,vào năm 1960 , Tomita Macao[24] đã công bố chiết được nuciíerin, Nor-nuciferin,vả roemerin. Một số tác giả còn cho thấy trong lá sen còn có các alcaloid: armepavin, anonain, lidiodenin,pronuciferín, N-nomuciferin, D-N-methyl coclauryl, o-nomuciferin, methyl coclauryl. [5], [17], [21]. Theo tài liệu [17] lá sen có chứa nhiều alcaloid:nuciferin, Nnomuciferin, anonain, roemerin, armepavin, N-methyl coclauryl, N-methylisococlauryl, pronuciíerin, spermatheridin, liriodenin, dehydro nuciíerin, nelumboxit, dehydro-roemerin, dehydro-anonain. Có tác giả còn thấy vitamin c, acid citric, acid oxalic, acid tactric, acid succinic [17]. Từ lá sen Nakaoku chiết được 0,l%quercetin [5]. *Tâm sen: . Theo tài liệu [5], các tác giả Pan.P.Ch;Chao .T.Y ,Tomita Fumkawa Yang, Khirosi;Yang Tsang Sung ,Triệu Chí Viễn đã tách từ tâm sen các alcaloidrliensinin, methyl coparamin, isoliensinin, neferin,lotusin, nuciíerin, 1101 - nuciíerin, pronuciíerin, N-nornucifferin. . Theo Chemical abtracts (1964) [21], từ tâm sen của Hồng Kông đã tách được Neíerin (dạng dầu), liensinin, nuciíerin, pronuciferin. Năm 1986, Nishibe Sansei [25] đã chiết xuất phân lập được neíerin, d1-armepavin, metyl-4-N-metylcoclaurin. 3 Trong tâm sen có asparagin và một ít alcaloid (chừng 0,06%) nelumbin là một chất màu trắng, vị rất đắng, thể đặc cứng dòn ở 40-50°C, trên 65°c là một chất sền sệt, dễ tan trong cồn, chloroíorm, ether ethylic, aceton, acid loãng và cồn amylic, gần như không tan trong ether dầu hoả [17]. Trong tâm sen còn có sitosterol este [23]. * Gương sen Theo tài liệu [4],[10],[17],[26] trong gương sen có 4,9% chất đạm, 0,6% chất béo, 9% carbohydrat ,một lượng nhỏ vitamin c (0,017%), có tanin, protein, caroten và nuclein. * Tua sen Trong tua sen có tanin [4), [17], [26] * Cuông : Có một lượng nhỏ roemerin, nor-nuciferin [26]. * Ngó sen: Theo tài liệu [4], [10], [26] ngó sen có chứa 70% tinh bột, 2% asparagin, arginin, trigonellin, tyrosin, glucose, vitamin c, A, B, pp, phosphoric ether, sucrose, raffinose, stachyose và một ít tanin. * Hat sen i Theo tài liệu [4], [10], [26] hạt sen có đườiig raffinose, 16% đạm, 2% chất béo, carbohydrat 62%, Ca 0,089%, phospho 0,285%, Fe 0,0064%. Từ hoa cây sen mọc ở miền Bắc An Độ cũng đã tìm thấy chất kemferon-3-galactosamonosi<± Ngoài ra còn một số acid amin [5]. 2.2.2. Những nghiên cứu trong nước ở Việt Nam, Phan Quốc Kinh, Phạm Gia Khôi, Phạm Thị Ngọc Trâm [14] đã chiết xuất và tách riêng bằng sắc ký lớp mỏng từ dịch chiết lá sen 4 một alcaloid, tiến hành đo độ chảy, đo quang phổ UY của chất này thì thấy phù hợp với nuciíerin ghi trong các tài liệu. Bế Thị Thuấn, Hoàng Thị Kim Thanh, Nguyên Thị Thìn [18] đã phân lập từ lá sen một chất có độ chảy 226-228°C. Đo phổ u v của dung dịch trung tính cho đỉnh hấp phụ có cực đại ở băng I là 365nm và băng II là 257nm và dự đoán chất phân lập là isoquecxitrin hoặc quecxitrin. 2.3. TÁC DỤNG - CÔNG DỤNG Năm 1972 Marko và cộng sự [7] đã công bố nuciíerin có tác dụng an thần nhẹ. Cũng theo tài liệu [7] lá sen và tâm sen có tác dụng giảm đau, an thần và làm hạ huyết áp trong thời gian ngắn [26]. Sen có tác dụng bình tĩnh dục tính , chữa di mộng tinh [17]. Alcaloid liensinin chiết từ tâm sen có tác dụng điều trị cao huyết áp [19]. Qua nhiều lần thử tác dụng của thuốc chế từ sen trên tử cung cô lập của chuột có thai và không có thai, thấy có tính chất làm yếu cơ. Nhưng thí nghiệm trên tử cung cô lập của thỏ thì lại thấy có tác dụng kích thích. Cho thỏ cái uống nước sen cũng thấy có tác dụng như vậy. Đối với một cô lập, sen làm giảm sự co bóp. Cho chó uống nước sen thấy huyết áp tăng, lượng nước tiểu giảm xuống (Theo F. 1.1 braghimê và I braghimova, 1960) [17]. Theo Nguyễn Thương Dong - Đỗ Trung Đàm alcaloid toàn phần chiết từ lá sen có tác dụng trên loạn nhịp tim do BaCl2 [5]. Viên Senin có tác dụng điều trị ngoại tâm thu cơ năng trên tim không có tổn thương thực thể. Tỷ lệ thành công là 75% [13]. Theo tài liệu [3 ]cho thấy tác dụng kháng khuẩn của sen: nước sắc 100% của liên tu có tác dụng ức chế tụ cầu vàng, trực khuẩn biến hình. Theo kinh nghiệm cổ truyền hầu hết các bộ phận cây sen đều được dùng làm thuốc: 5 - Liên ngẫu ( ngó sen ) làm thức ăn, thuốc cầm máu, chữa tử cung xuất huyết, di tinh, bạch đới [9 ];dùng cho trường hợp đi ngoài ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam [17]. - Thạch liên tử ( quả sen) còn vỏ, thường dùng chữa lỵ, cấm khẩu [17]. - Liên nhục (hạt sen):thuốc bổ,cố tinh, chữa mất ngủ, an thần, suy nhược [17] - Liên phòng ( gương sen ):trị đau bụng do ứ huyết, đại tiểu tiện ra máu, phụ nữ băng kinh, rong huyết [17]. - Liên tâm (tâm sen):chữa tim đập nhanh, khó ngủ, ngủ mê thấy mộng [9], chữa tâm phiền ngủ ít,khát thổ huyết [ 2] - Liên tu ( tua sen ): có tác dụng cầm máu,làm đen tóc, chữa băng huyết, thổ huyết [9], [17] . 6 ỉỉảng 1 : Công thức hóa học và đặc điểm một sô alc của cây sen 11 Liensinin ^37^42^6^2 12 Isoliensinin c 3Vh 4 2 o 6 n 2 OH H,CO 13 Neíerin 038^410 6N N—CH, OH HjCO 14 Lotusin c 19h 2 4 o 3n 15 Metyl corypallin c 12h 17o 2n h 3c o h 3c o N— CH3 PHẦN III - THỰC NGHIỆM VÀ KÊT QUẢ . .NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM. 3 1 3.1.1Nguyên liệu Nguyên liệu lá sen thu hái tại Bắc Giang từ tháng 5 đến tháng 10 của năm 1997, 1998, 1999. Tại Hải Dương, Hà Nội, Hà Tây, Huế và thành phố Hồ Chí Minh đều lấy vào tháng 7 năm 1998. Lá sen sau khi thu hái, thái nhỏ, phơi âm can, bảo quản trong bình hút ẩm để nghiên cứu. 3.1.2. Phương pháp nghiên cứu - Định tính các nhóm chất trong các bộ phận cây sen theo tài liệu [2 ]. - Xác định các nguyên tố vô cơ trên máy đo quang phổ phát xạ l/i c ri30 (Liên Xô cũ), tại trung tâm phân tích thí nghiệm địa chất-Cục địa chất và khoáns sản Việt Nam. - Đo độ ẩm trên máy ƯL TRAX tại phòng thí nghiệm trung tâm Trường Đại học Dược Hà Nội. - Định lượng alcaloid theo phương pháp acid-base [11]. - Đo độ chảy trên máy GALLENKAMP hãng SANYO tại bộ môn hữu cơ trường Đại Học Dược Hà nội. - Phổ tử ngoại đo trên máy GBC istrument 2855 của úc tại phòng cấu trúc Viện hoá học - Viện khoa học Việt Nam. - Phổ hồng ngoại đo trên máy FTIR - 8101M Shimadzu (Nhật) tại: Viện kiểm nghiệm. - Phổ khối đo trên máy MS - engiene - 5989B - HP của Mỹ tại phòng cấu trúc - Viện hoá - Viện khoa học Việt Nam. 7 - Thử tác dụng kháng khuẩn bằng phương pháp khuếch tán trên môi trường thạch theo tài liệu [6 ]. 3.2.KẾT QUẢ THựC NGHIỆM VÀ NHẬN XÉT . 3.2.1. Định tính các chất trong lá sen, tâm sen , gương sen bằng phản ứng hoá h ọ c . Bằng các phản ứng hóa học, chúng tôi đã tiến hành định tính các nhóm chất trong lá sen, gương sen, tâm sen.Kết quả được ghi ở bảng 2. 8 Bảng2: Kết quả định tính các nhóm chất hữu cơ. Tên nhóm chất STT Alcaloid 1 Lá sen Kết quả Tâm sen Tạo tủa với TT chung -TT Mayer -TT Dragendorff ++++ ++++ -TT Bouchardat -TT acid picric 1% Phản ứng -P.ứ. Cyanidin -Với kiềm Flavonoid -Với FeCL3 5% -Soi huỳnh quang -P.ứ. mở đóng vòng lacton Coumarin p.ứ. diazo hoá -Vi thăng hoa p.ứ. vơí FeCL3 5% Tanin p.ứ. với dd gelatin 1 % p.ứ. Stiasny Acid hữu cơ - p.ứ. với Na2 C0 3 khan Antraglycos - p.ứ. Borntrager id -Tạo bọt Saponin -P.ứ. Sankopxki Đường tự -P.ứ. với TT Fehling do -P.ứ. Selivanop Chất béo Dấu hiệu để lại vết trên giấy lọc -P.ứ. với H2 S0 4 đặc Caroten Sterol -P.ứ. LiebermanBurchard 2 3 4 5 6 7 8 9 Gương sen Kết luận Sơ bộ ++++ ++++ +++ +++ Có ++++ ++++ ++++ ++++ +++ +++ +++ +++ +++ +++ ++ ++ ++ ++ +++ +++ +++ +++ — — — _ _ _ _ _ _ ++ ++ ++ + ++ ++ ++ + ++ ++ ++ + - — Có - Không có Có tanin pyrocat echic Có Không ++ ++ +++ + + ++ ++ +++ + + +++ +++ ++ + + Có +++ ++ ++ + + + Có Có Có Có • Kết luân : - Cả 3 bộ phận đều có : alcaloid, Aavonoid, tanin, acid hữu cơ, saponin, đường tự do, caroten, sterol và chất béo. 9 3.2.2. Định tính bằng sắc ký lớp mỏng . Chúng tôi tiến hành định tính alcaloid trên 3 bộ phận : Lá sen, tâm sen, gương sen bằng sắc ký lớp mỏng. * Chuẩn bi bản mỏng: Cân lg bột silicagen G (Merck) cho vào cối nghiền mịn rồi thêm 6 ml nước cất. Nghiền bột đều lồi tráng lên tấm kính kích thước thích hợp đã được rửa sạch và sấy khô. Để khô ở nhiệt độ phòng, sau đó hoạt hoá ở 100- 105°c/lh . Bản mỏng sau khi sấy đem dùng ngay hoặc bảo quản trong bình hút ẩm. * Chuẩn bị dịch chấm sắc kỷ . Cân 5g bột dược liệu, làm ẩm bằng NH4OH 10% để lh. Cho vào bình dung tích 200-250ml, cho 50 ml CHC13 vào ngâm qua đêm. Lọc, phần dịch lọc này đem chấm sắc ký . * Tiến hành Chấm lên các bản mỏng đã chuẩn bị sẵn cùng một lượng dịch chiết lồi khai chiển bằng 4 hệ dung môi sau: Hệ I: CHCI3 - CH3OH [9 :1 ] Hệ II: CHCI3 - CH3OH [ 95:5 ] Hệ III: CHCI3 - CH3OH - NH4OH [50: 9:1 ] Hệ IV: Toluen - aceton - cồn tuyệt đối - NH4OH [45:45:7:3] Sau đó phun hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff . Trên bản sắc ký xuất hiện các vết có màu hồng, màu vàng đến vàng cam đậm. So sánh các kết quả thu được, chúng tôi thấy sử dụng môi III và hệ IV cho kết quả tốt vì số lượng các vết xuất hiện nhiều nhất và khoảng cách các vết xa nhau hơn . Kết quả sắc ký khai triển với hệ dung môi CHCI3 - CH3 OH - NH4OH [50:9:1] sau khi hiện màu bằng thuốc thử Dragendorff được trình bày ở bảng 3và sắc ký đồ ỉ . 10 1, T ti o o o o o 0 0 o ỏ o 0 o ọ ọ õ * í £ sắ c ký (!ô I : :»;u; ký (lổ nlcnlokl Irong á vSen, (Am Sen, gư ơng Sen. Ghi chú: I - D ịch cliiCM lá Sen. 2- D icli chiếl tílm Sen. .V D ịch chi ỐI gu'n’nu, scn. Bảng 3 : kết quả sắc ký lớp mỏng alcaloỉd trong lá sen , tâm sen và gương sen Bộ phận Lá sen Tâm sen Vết V, v; vã v4 v5 v6 V7 v8 Vp V, v; v3 v4 v5 v v 0 . 1 0 0.15 0.19 8 9 0.43 v 10 v„ v ,2 V 13 Vu v 15 Gương sen 0.08 0.16 0.28 0.36 0.56 0.63 0.70 0.77 0.83 0.05 0.08 0.23 0.30 0.34 v6 v7 V, v2 v3 v4 V, Đô đâm Rf 0.48 0.55 0.62 0.70 0.76 0.81 0.14 0.17 0.66 0.76 0.81 + + ± ± + + ++ +++ ++++ + ± ± ++ ± ± ± + ± + ++ ++ ++++ ++++ ++++ + ± ++ +++ ++ Màu sắc Vàng cam Vàng cam Hồng Hồng Vàng cam Vàng cam Vàng cam Vàng cam đậm Vàng cam Vàng cam Vàng Vàng Vàng cam Vàng Vàng Vàng Vàng cam Vàng Vàng Vàng cam Vàng cam Vàng cam đậm Vàng cam đậm Vàng cám đậm Vàng Vàng Vàng cam Vàng cam Vàng cam • Nhân x é t: - Kết quả sắc ký lóp mỏng, sau khi phun hiện màu bằng TT Dragendorff cho thấy ở lá sen có 9 vết trong đó V9 là to và đậm nhất, ở tâm sen cho 15 vết trong đó V 14 là to và đậm nhất, ở gương sen cho 5 vết trong đó V5 to nhất. Các vếl của ò bộ phận lá sen, tâm sen và gương sen có màu và Rf gẩn - trùng nhau được xếp theo 4 nhóm Nhóm 2: V8 ( lá ) Nhỏm 1: V9 ( lá ) v ,5 v ( tâm ) ( tâm ) v 4 ( gương ) V, ( gương ) Nhóm 3: V7 (lá ) - ,4 Nhóm 4: v 2 ( lá ) V 13 ( tâm ) V 14 ( tâm ) v 3 ( gương) v 2 ( gương ) Các vết của hai bộ phân lá sen và tâm sen có Rf gẩn trùng nhau đưực xếp theo 3 nhóm sau: Nhỏm 1: V6 ( lá) Nhóm 2 : V5 ( lá ) v „ ( lâm ) V l2 ( tâm ) Nhóm 3: V, ( lá ) V, ( tâm ) - Trong 4 nhóm ở cả 3 bộ phận lá sen, tâm sen, gương sen nhận thấy: Nhóm 1: có V9 của lá to và đậm nhất. Nhóm 2: có V 14 của tâm là to và đậm nhâì. Nhóm 3: có V 13 của tâm là to và đậm nhất, - Trong 3 nhóm ở 2 bộ phận lá sen, tâm sen nhận thấy: Nhóm 1: có V 12 của lâm đậm hơn V6 của lá. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng