Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ t...

Tài liệu Nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của lỗ tấn

.PDF
62
2230
170

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC ĐINH THỊ THU HÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Chuyên ngành: Văn học nƣớc ngoài KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Hà Thị Hải SƠN LA, NĂM 2014 Lời cảm ơn Khóa luận hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Hà Thị Hải. Nhân dịp khóa luận được công bố, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo, Thạc sĩ Hà Thị Hải, người đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và động viên em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn (đặc biệt là các thầy cô trong tổ Lí luận - Văn học Nước ngoài), các cán bộ ở bộ phận thư viện Trường Đại học Tây Bắc và tập thể lớp K51 Đại học Sư phạm Ngữ Văn đã tạo điều kiện, ủng hộ và giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 05 năm 2014 Sinh viên Đinh Thị Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................... 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 5 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................ 5 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 5 5. Đóng góp của khóa luận .............................................................................. 5 6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................ 5 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN ...................................................................................... 6 1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .................................................................. 6 1.1.1. Nhân vật văn học ................................................................................ 6 1.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật ............................................. 8 1.1.3. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật .............................................. 9 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ................. 10 1.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ................................................................................................................... 10 1.2.1.1. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật .................................................................................................. 10 1.2.1.2. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật .................................................................................................. 14 1.2.1.3. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua ngôn ngữ của nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện ............................................................................ 17 1.2.2. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn . 22 1.2.2.1. Quan hệ đối lập .......................................................................... 23 1.2.2.2. Quan hệ tương phản ................................................................... 25 1.2.2.3. Quan hệ bổ sung ......................................................................... 27 CHƢƠNG 2: KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN ................................................................................................. 29 2.1. Không gian nghệ thuật trong văn học ..................................................... 29 2.1.1. Khái niệm không gian nghệ thuật ..................................................... 29 2.1.2. Đặc điểm của không gian nghệ thuật ................................................ 29 2.2. Các loại không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn ............... 31 2.2.1. Không gian nông thôn ...................................................................... 31 2.2.2. Không gian thành thị ........................................................................ 34 2.2.3. Một số không gian khác ................................................................... 35 2.2.3.1. Không gian nghĩa trang .............................................................. 35 2.2.3.2. Không gian pháp trường ............................................................. 36 2.2.3.3. Không gian con đường ................................................................ 37 2.2.3.4. Không gian quán trà, quán rượu ........................................................... 40 2.3. Nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn .. 42 2.3.1. Hình ảnh ........................................................................................... 42 2.3.2. Âm thanh.......................................................................................... 46 2.3.3. Mùi vị............................................................................................... 48 2.3.4. Màu sắc ............................................................................................ 50 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................. 55 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Xưa nay, khi nói tới văn học Trung Quốc, người ta thường nghĩ ngay tới Đường thi và tiểu thuyết cổ điển Minh - Thanh… Có ý kiến cho rằng văn học hiện đại không sánh bằng văn học cổ điển, nhưng khi khảo cứu lại, ba trăm năm Đường thi có năm mươi tư nghìn bài thơ, trung bình mỗi năm sáng tác một trăm tám mươi bài. Sáu trăm năm Minh - Thanh chỉ để lại mười bộ tiểu thuyết kiệt xuất, trung bình mỗi thế kỷ có hai bộ truyện hay với khoảng hai trăm truyện. Còn văn học hiện đại từ sau cách mạng vô sản đã phát triển vượt bậc, chỉ cần mười năm đổi mới, văn học hiện đại đã xuất bản hàng trăm bộ tiểu thuyết, trong đó có mười bộ tiểu thuyết xuất sắc. Lỗ Tấn là nhà văn tiến bộ và cách mạng, được xem là người đặt nền móng vững chắc cho văn xuôi hiện đại Trung Quốc và “là bậc thầy của truyện ngắn thế giới” [18, 663], đã góp phần to lớn trong việc phát triển nền văn học hiện đại. 1.2. Lỗ Tấn sáng tác và có những thành công nhất định trên nhiều thể loại: truyện, thơ, tạp văn, khảo cứu, phê bình… trong đó, truyện ngắn là thể loại đạt được thành tựu nổi bật nhất. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết, mỗi nhân vật trong truyện ngắn của ông mang đến cho người đọc cách cảm, cách nghĩ khác nhau, có buồn, có hài, có yêu, có ghét, cười cợt, có cả sự cảm thông, chua xót… Truyện ngắn Lỗ Tấn không chỉ phản ánh bức tranh hiện thực rộng lớn từ nông thôn đến thành thị Trung Quốc lúc bấy giờ, mà ở đó người đọc còn hình dung được những lớp không gian nghệ thuật có cả bề rộng lẫn chiều sâu theo từng hành trình địa lí cũng như sự thay đổi tâm lí nhân vật. Chính vì vậy, nhiều truyện ngắn của Lỗ Tấn có dung lượng của truyện dài và những tác phẩm của ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới: Nga, Anh, Pháp, Ấn Độ, Việt Nam… và Hồ Chủ tịch cũng là người rất thích truyện ngắn Lỗ Tấn. Truyện ngắn Lỗ Tấn gồm ba tập: Gào thét (Nột hám), Bàng hoàng (Bâng khuâng) và Chuyện cũ viết lại (Cố sự tân biên). Tuy nhiên, hai tập đầu được lưu ý hơn cả vì nó tiêu biểu cho khuynh hướng sáng tác hiện thực chủ nghĩa của nhà văn. Truyện ngắn của Lỗ Tấn mang đến cho người Trung Quốc một luồng gió mới, đưa đến những quan niệm mới mẻ về cuộc đời, con người và phương thức thể hiện nhân vật, không gian nghệ thuật. Với ý nghĩa lớn lao đó, cùng sự yêu quý, ngưỡng mộ tài năng nhà văn, nhà cách mạng Lỗ Tấn, tôi quyết tâm đi vào tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện 1 ngắn của Lỗ Tấn với mong muốn hiểu biết thêm về nhà văn và những sáng tác của ông, góp phần nhỏ bé của mình để bày tỏ tấm lòng tri ngộ của độc giả đối với một nhà văn lỗi lạc. 1.3. Quách Mạt Nhược từng nói: “Trước Lỗ Tấn chưa hề có Lỗ Tấn, sau Lỗ Tấn có vô vàn Lỗ Tấn” để khẳng định vai trò tiên phong của Lỗ Tấn trong văn học. Lỗ Tấn đã khẳng định vị trí không thể thay thế được của mình trên văn đàn Trung Quốc và thế giới. Ở Việt Nam, Lỗ Tấn là tác gia được giảng dạy ở trường Đại học, Trung học Phổ thông và Trung học Cơ sở. Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp tôi củng cố kiến thức về lí luận văn học, thi pháp học, đồng thời vận dụng những kết quả nghiên cứu vào việc học tập, giảng dạy văn học Trung Quốc với hai tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn là Thuốc và Cố hương đã được đưa vào chương trình Phổ thông. 2. Lịch sử vấn đề “Lỗ Tấn là danh thủ truyện ngắn” [18, 663], là người mở đường cho văn học hiện đại Trung Quốc. Khi nói đến sáng tác của ông, chúng ta không thể bỏ qua truyện ngắn - nơi mà con người và tài năng nghệ thuật của nhà văn được thể hiện rõ, nhất là trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật. Truyện ngắn Lỗ Tấn không những được dịch ra nhiều thứ tiếng mà còn thu hút sự tìm tòi, khám phá của giới phê bình, nghiên cứu văn học. Với nhiều bài viết, nhiều công trình nghiên cứu khác nhau, họ đã từng bước chỉ ra sự đóng góp, tài năng cũng như sức sống kì diệu của truyện ngắn Lỗ Tấn. Có thể thấy một số công trình nói đến nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Lỗ Tấn như sau: Trong Mấy vấn đề thi pháp Lỗ Tấn và việc giảng dạy Lỗ Tấn ở trường phổ thông, Lương Duy Thứ đề cập đến nghệ thuật xây dựng nhân vật thông qua miêu tả đôi mắt: “Lỗ Tấn rất chú ý khai thác đôi mắt, dùng nó làm tấm gương phản chiếu các biến động tâm hồn. Đôi mắt “đặc biệt to, lông mi rất dài, lòng trắng như bầu trời đêm, mà là bầu trời tạnh gió phương Bắc” của A Thuận (Trên gác quán rượu) đã nói lên đầy đủ tâm hồn trong trắng ngây thơ của cô gái xinh đẹp này, nó tương phản như màu trắng với màu đen bên cạnh tâm hồn vẩn đục, tê dại của Lã Vi Phủ. Những biến động sâu sắc trong tâm hồn chị Tường Lâm cũng đã được thể hiện rõ nét qua bốn lần mô tả đôi mắt của chị” [31, 43], về ngôn ngữ nhân vật: “Cũng để phản ánh đặc trưng tinh thần của nhân vật, Lỗ Tấn rất chú ý chọn lọc những câu nói ngắn gọn có thể gợi lên cả một chân trời suy nghĩ. Câu nói đầu miệng của AQ “nó đánh mình như con đánh bố” có sức nặng của 2 một hình tượng rất đọng, gợi lên hình dáng múa may của một chàng hề chuyên thắng trận trong tưởng tượng” [31, 43-44]. Trong giáo trình Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Nguyễn Khắc Phi đã viết về cuộc đời, sự nghiệp của Lỗ Tấn, chỉ ra năm đặc điểm nghệ thuật cơ bản trong truyện ngắn Lỗ Tấn một số biện pháp nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: “Truyện ngắn Lỗ Tấn giống hệt như những bài thơ văn xuôi đầy chất trữ tình. Ông thường thông qua vai trò “tôi” để kể về những điều tai nghe mắt thấy trong cuộc sống… Trong Lễ cầu phúc qua mười ba lần tả đôi mắt thím Tường Lâm, Lỗ Tấn nêu lên diễn biến phức tạp trong tâm hồn thím. Hoặc trong truyện Trong quán rượu để làm nổi bật cái trong trắng của A Thuận, Lỗ Tấn đã chú ý miêu tả cặp mắt của A Thuận “trong suốt như nền trời một đêm quang tạnh”. Thủ pháp “vẽ đôi mắt, tả linh hồn” trên đây của Lỗ Tấn đã có tác dụng to lớn, nó làm tăng sức truyền cảm nghệ thuật, thể hiện được chỗ sâu kín của tâm hồn… Trong truyện Lỗ Tấn thường dùng điệp khúc, lặp đi lặp lại lời nói của nhân vật để xoáy đi xoáy lại vết thương lòng của họ” [24, 213]. Nguyễn Khắc Phi không đề cập đến không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Phương Lựu trong Tuyển tập lí luận Mác - Lênin, tập 3, có đề cập đến một số thủ pháp xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn: “Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông giản dị, trong sáng nhưng lại cô đọng, hàm súc. Xét riêng về ngôn ngữ nhân vật mà nói thì cô đọng, hàm súc có nghĩa là trong khi đối thoại không những chỉ biểu hiện được tính cách của nhân vật cũng như một mặt nào đó của xã hội, mà đồng thời còn có thể góp phần thúc đẩy tình tiết câu chuyện phát triển… Lỗ Tấn ít miêu tả tâm lí mà thông thường thông qua hành động và nhất là ngôn ngữ cá tính hóa để miêu tả tính cách nhân vật” [18, 579]. Ngoài ra, khi nói đến những phương pháp điển hình hóa, Giáo sư còn nói về một số thủ pháp trong truyện ngắn Lỗ Tấn một cách khái quát như: phục tùng logic nội tại của tính cách, dùng người mẫu, đặc biệt là thủ pháp “vẽ rồng điểm mắt” - một thủ pháp quan trọng góp phần xây dựng tính cách nhân vật. Xung quanh vấn đề nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn, còn có những đề tài, luận văn nghiên cứu và những bài viết đề cập đến, dù chưa đi sâu cụ thể nhưng cũng điểm qua những chi tiết liên quan đến vấn đề trên. Trong Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn Cố hương của Lỗ Tấn, Nguyễn Thị Lan có đưa ra nhận xét: “Cố hương là một trong những truyện ngắn xuất sắc của Lỗ Tấn… Truyện có ba lớp không gian. Ba lớp này được xếp cạnh 3 nhau trong tiến trình suy cảm của nhân vật. Mỗi lớp không gian đều gắn liền với thời gian (bởi thời gian là chiều thứ tư của không gian)” [13, 1]. Trong bài viết này, chị đã chỉ ra những không gian cụ thể trong truyện Cố hương: không gian thời thơ ấu, không gian hiện tại và không gian mộng tưởng. Nguyễn Thị Tú trong Hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn (Qua hai tập “Gào thét” và “Bàng hoàng”) có tìm hiểu về nghệ thuật xây dựng hình tượng người phụ nữ trong truyện ngắn Lỗ Tấn: “Ông đã khéo léo sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật như miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ độc thoại, đối thoại của nhân vật, qua ngôn ngữ người kể chuyện và qua khung cảnh thiên nhiên để xây dựng nhân vật. Nhờ các biện pháp nghệ thuật này mà nhân vật người phụ nữ hiện lên hết sức sinh động, đa dạng và thể hiện được những tư tưởng mà nhà văn muốn truyền đạt. Với việc miêu tả ngoại hình, Lỗ Tấn đã cho ta bản phác thảo đầu tiên, bên ngoài về nhân vật, làm cho nhân vật không chỉ có hình dáng cụ thể mà còn bộc lộ được những nét tính cách” [35, 50]. Dương Trắc Nghiệm trong “Thuốc” dưới góc nhìn Thi pháp học viết về những không gian nghệ thuật trong Thuốc như sau: “Những không gian ấy không gợi lên vẻ rộng lớn siêu phàm. Có cái gì trầm lắng, tĩnh lặng, chan chứa nỗi niềm như bối cảnh xã hội Trung Quốc ngột ngạt, tăm tối, buồn tẻ, đang ngủ say trước sự chuyển mình của đất nước” [21, 1]. Từ những tư liệu trên, có thể thấy truyện ngắn Lỗ Tấn đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng do xuất phát từ những mục đích nghiên cứu khác nhau, quan điểm, cách nhìn nhận khác nhau mà các công trình nghiên cứu cũng đi tìm hiểu các vấn đề khác nhau. Các tác giả chủ yếu quan tâm đến hình tượng nhân vật chứ chưa chú ý nhiều đến nghệ thuật xây dựng nhân vật hoặc có nhưng chưa đầy đủ và đặc biệt, nghệ thuật xây dựng không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn lại càng ít được nói đến. Trên cơ sở tiếp thu những thành quả của các tác giả đi trước, chúng tôi chọn nghiên cứu về “Nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn” với mong muốn mang tới một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề trên. 3. Đối tƣợng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Chúng tôi nghiên cứu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn chủ yếu khảo sát hai tập truyện: Gào thét, gồm 14 truyện, viết trong thời gian từ 1918 - 1922. Bàng hoàng, gồm 11 truyện, viết trong thời gian từ 1924 - 1925. Cả hai tập này in chung trong Tuyển tập truyện ngắn (Lỗ Tấn), NXB Văn học, Hà Nội, 1972. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhiệm vụ của khóa luận là tìm hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. Cụ thể là chỉ ra đặc điểm nghệ thuật của truyện ngắn Lỗ Tấn trong việc xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật, thấy được sự kế thừa của nhà văn ở những phương diện ấy so với nền văn học trước và thấy được nét đặc sắc, cách tân nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn dựa trên nền tảng văn học cổ điển Trung Quốc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng những phương pháp sau: Phương pháp khảo sát (khảo sát những truyện ngắn trong hai tập Gào thét và Bàng hoàng). Phương pháp phân tích (phân tích nhân vật, các chi tiết về ngoại hình, hành động, tâm lí của nhân vật; phân tích các chi tiết miêu tả không gian nghệ thuật). Phương pháp so sánh (so sánh, đối chiếu các nhân vật với nhau để tìm ra sự giống và khác nhau trong việc miêu tả các loại hình nhân vật khác nhau; so sánh với các tác phẩm cùng thời hoặc khác thời để thấy được giá trị của truyện ngắn Lỗ Tấn). Phương pháp tổng hợp (tổng hợp lại các vấn đề sau khi đã phân tích để đưa ra kết luận). 5. Đóng góp của khóa luận Khóa luận góp phần làm rõ, cụ thể hơn, chi tiết hơn về tài năng của Lỗ Tấn trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của ông. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận gồm 2 chương: Chương 1: Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Chương 2: Không gian nghệ thuật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn 5 CHƢƠNG 1: NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA LỖ TẤN Lỗ Tấn (1881 - 1936), tên khai sinh là Chu Chương Thọ, sau đổi thành Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài; quê ở phường Đông Xương, phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang; xuất thân trong gia đình đại sĩ phu phong kiến đã sa sút. Cha ông là Chu Phượng Nghi, đỗ tú tài nhưng không được ra làm quan, bị bệnh mất sớm. Mẹ là Lỗ Thụy, là người sớm có ảnh hưởng đến khả năng văn chương của Lỗ Tấn. Bút danh Lỗ Tấn lấy từ họ mẹ. Lỗ Tấn bắt đầu sự nghiệp sáng tác với tác phẩm đầu tay là Nhật ký người điên năm 1918. Từ đó ông sáng tác liên tục, hầu như ngòi bút không lúc nào ngừng nghỉ. Ông sáng tác nhiều thể loại như: truyện ngắn, thơ cổ, thơ mới, kịch, tạp văn, khảo cứu, nghị luận, phê bình, dịch thuật… Truyện ngắn của ông gồm ba tập: Gào thét (gồm 14 truyện), Bàng hoàng (gồm 11 truyện) và Chuyện cũ viết lại (gồm 8 truyện). Sau đây chúng tôi sẽ trình bày một số khái niệm thuộc lĩnh vực nghệ thuật xây dựng nhân vật và chỉ ra đặc điểm nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn. 1.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật 1.1.1. Nhân vật văn học Con người là đối tượng miêu tả chủ yếu của văn học. Dù là tác phẩm tự sự, trữ tình hay kịch, dù gián tiếp hay trực tiếp thì văn học đều miêu tả con người. Nhân vật văn học là “con người được miêu tả, thể hiện trong tác phẩm bằng phương tiện văn học” [17, 277]. Đó là những nhân vật có tên như Tấm, Cám, Thúy Kiều, Thúy Vân, Anđrây Bôncônxki, Ơgiêni Grăngđê, Lưu Bị, Tào Tháo… Đó là những nhân vật không có tên như thằng bán tơ, một mụ nào trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhân vật thị trong Vợ nhặt của Kim Lân, những người đưa tin, lính hầu, chạy hiệu thường thấy trong kịch. Đó là những con vật trong truyện cổ tích, đồng thoại, thần thoại, bao gồm cả quái vật lẫn thần linh, ma quỷ, những con vật mang nội dung và ý nghĩa con người. Nhân vật văn học được biểu hiện bằng phương tiện văn học. Đó có thể là những con người được miêu tả đầy đặn cả ngoại hình lẫn nội tâm, có tính cách, tiểu sử như thường thấy trong tác phẩm tự sự, kịch. Cũng có thể là những con người thiếu hẳn những nét đó, nhưng lại có tiếng nói, giọng điệu, cái nhìn như nhân vật người trần thuật, hoặc chỉ có cảm xúc, nỗi niềm, ý nghĩ, cảm nhận như 6 nhân vật trữ tình trong thơ trữ tình. Có khi khái niệm nhân vật không chỉ một con người cụ thể nào mà chỉ một hiện tượng nổi bật trong tác phẩm. Chẳng hạn, nhân dân là nhân vật chính trong Chiến tranh và hòa bình của L. Tolstoy, thời gian là nhân vật chính trong sáng tác của Sêkhôp… nhưng chủ yếu vẫn là chỉ hình tượng con người trong tác phẩm. Nhân vật có vai trò đặc biệt quan trọng đối với tác phẩm văn học, là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế giới một cách hình tượng. Nhà văn sáng tạo nên nhân vật để gửi gắm tình cảm cũng như thể hiện nhận thức của mình về một cá nhân con người hay một vấn đề của hiện thực đời sống. Nhân vật văn học là đơn vị nghệ thuật mang tính ước lệ, không đồng nhất với con người có thật nên nhân vật văn học là nhân vật của tưởng tượng, liên tưởng dựa trên nhận thức của con người về thế giới. Cũng bởi vậy mà chúng ta thường thấy vẻ đẹp của những người phụ nữ thời cổ được ví với hoa, tuyết, nguyệt: “Hoa cười ngọc thốt đoan trang”, “Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh” (Truyện Kiều - Nguyễn Du). Còn trong cảm quan của các nhà văn, nhà thơ hiện đại lại khác, con người trở thành trung tâm, làm thước đo cho vẻ đẹp của thiên nhiên: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng - Xuân Diệu). Căn cứ vào vai trò của nhân vật trong tác phẩm văn học, ta có nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Nhân vật chính là nhân vật đóng vai trò chủ chốt, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện đề tài, tư tưởng và chủ đề của tác phẩm như: Thúy Kiều, Kim Trọng, Từ Hải, Hoạn Thư, Tú Bà, Sở Khanh, Hồ Tôn Hiến trong Truyện Kiều của Nguyễn Du… Nhân vật chính có vai trò quan trọng hơn cả, xuyên suốt từ đầu đến cuối về mặt ý nghĩa, là nơi thể hiện vấn đề trung tâm của tác phẩm như: Chí Phèo trong Chí Phèo của Nam Cao, Paven trong Thép đã tôi thế đấy của Ôxtơrôpxki… Còn nhân vật phụ là nhân vật xuất hiện ít hơn, đóng vai trò phụ trợ, làm nổi bật tính cách nhân vật chính trong tác phẩm như: Thúy Vân, Vương Quan, thằng bán tơ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du; anh Dậu, cái Tí, bọn cai lệ trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố… Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng, nhân vật có thể chia ra làm nhân vật chính diện (mang lí tưởng, quan điểm, tư tưởng và đạo đức tốt đẹp của tác giả và thời đại) và nhân vật phản diện (mang phẩm chất xấu xa, trái với chân lí và tư tưởng, đáng lên án và phủ định). Trong Những người khốn khổ của Victor Hugo, Jean Valjean được coi là nhân vật chính diện, còn Javert là nhân vật phản diện. 7 1.1.2. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Nhân vật là phương tiện khái quát tính cách, số phận con người và các quan niệm về chúng. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, tính cách văn học “là sự khái quát về bản chất xã hội, lịch sử, tâm lí của con người dưới hình thức những con người cá thể” [10, 66]. Tính cách, trong nghĩa rộng nhất “là sự thể hiện các phẩm chất xã hội, lịch sử của con người qua các đặc điểm cá nhân gắn liền với phẩm chất tâm sinh lí của họ” [17, 279]. Tính cách có một hạt nhân là sự thống nhất của cá tính và cái chung xã hội lịch sử. Tính chung của tính cách là sự tổng hợp và nâng cao những nét tiêu biểu có ở nhiều người cùng một nghề nghiệp, giới tính, tuổi tác… Tính riêng của tính cách là sự tập hợp những nét bền vững và độc đáo, làm cho nó phân biệt rõ ràng với những tính cách khác về hình thể, tâm lí, hành động… Trong đó, tính chất cá biệt của trạng thái tâm lí là quan trọng nhất vì nó quyết định bản sắc cá nhân của tính cách. Tính cách nhân vật được thể hiện bằng các phương thức đa dạng, sau đây là một số phương thức thể hiện nhân vật thường gặp. Thứ nhất: Nhân vật được miêu tả bằng các chi tiết. Văn học dùng chi tiết để miêu tả chân dung, ngoại hình, hành động, tâm trạng, thể hiện những quá trình nội tâm; văn học cũng dùng chi tiết để mô tả ngoại cảnh, môi trường, đồ vật xung quanh con người. Hình ảnh người đàn bà làng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu được hiện lên: “Người đàn bà chạc ngoài bốn mươi… cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ” [16, 71], chi tiết chân thực ấy gợi lên hình ảnh người đàn bà hàng chài nghèo, lam lũ, khắc khổ và chịu nhiều bất hạnh. Thứ hai: Bên cạnh việc miêu tả nhân vật bằng các chi tiết, nhân vật còn được thể hiện qua mâu thuẫn, xung đột, sự kiện. “Các mâu thuẫn, xung đột bao giờ cũng có tác dụng làm nhân vật bộc lộ phần bản chất sâu kín nhất của nó” [17, 291]. Mâu thuẫn giữa tình yêu và danh dự của dòng tộc ở Rama trong Ramayana của Vanmiki sau khi chàng cứu được vợ từ tay quỷ vương Ravana dẫn đến những hành động và ngôn ngữ của nhân vật, từ đó thể hiện tính cách Rama: yêu vợ nhưng cũng trọng danh dự của dòng họ và hy sinh tình cảm cá nhân của mình. Thứ ba: Nhân vật thường bộc lộ mình nhiều nhất qua việc làm, hành động, ý nghĩ. Trong Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung, hành động của Trương 8 Phi khi nghe tin Quan Công hàng Tào, nay trở về và đang ở trong doanh trại: “Phi nghe xong chẳng nói chẳng rằng, lập tức mặc áo giáp vác mâu lên ngựa, dẫn một nghìn quân, đi tắt ra cửa Bắc… mắt tròn xoe, râu vểnh ngược, hò hét như sấm, múa xà mâu chạy lại đâm Quan Công” [34, 530] cho thấy Trương Phi là một con người bộc trực, nóng này, có lập trường nhất quán và cũng là người có suy nghĩ đơn giản, thẳng thắn, giải quyết mọi việc bằng hành động. Thứ tư: Có khi nhân vật được thể hiện bằng cách miêu tả trực tiếp, nhưng cũng có khi được miêu tả một cách gián tiếp thông qua sự cảm nhận của mọi người xung quanh đối với nhân vật, qua đồ vật, môi trường mà nhân vật sống. Trong Thuốc của Lỗ Tấn, hình ảnh Hạ Du hiện ra qua những lời bàn luận của các nhân vật trong quán trà lão Hoa Thuyên, một chiến sĩ cách mạng dũng cảm, dám xả thân vì sự nghiệp chung, nhưng cô đơn trên con đường giải phóng dân tộc. Như vậy, nhân vật văn học được hiện ra thông qua các chi tiết, các xung đột, sự kiện, qua việc làm, hành động, ý nghĩ và qua miêu tả trực tiếp hoặc gián tiếp nhờ sự cảm nhận của mọi người xung quanh và cái nhìn của nhân vật về môi trường mà nhân vật sống. Từ đó, tính cách nhân vật hiện ra vừa mang tính chung của cộng đồng, xã hội, vừa có tính riêng. Tìm hiểu nhân vật cũng chính là việc đi tìm hiểu về cuộc đời, con người; tìm hiểu về tư tưởng, tình cảm của tác giả đối với con người. 1.1.3. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật Các nhân vật trong tác phẩm văn học thường hợp thành một hệ thống hoàn chỉnh. Mỗi nhà văn thường sử dụng những biện pháp nghệ thuật khác nhau để xây dựng hệ thống nhân vật. Nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật trước hết chính là việc tạo ra hệ thống nhân vật đa chiều phản ánh nhiều mặt của tác phẩm. Hệ thống hình tượng là toàn bộ mối quan hệ qua lại của các yếu tố cụ thể cảm tính tạo nên hình tượng nghệ thuật mà trung tâm là mối quan hệ của các nhân vật như: đối lập, tương phản, bổ sung. Quan hệ đối lập “là sự đối lập giữa thiện và ác, tốt và xấu, giữa thống trị và bị trị, xâm lược và chống xâm lược, bóc lột và bị bóc lột. Dĩ nhiên quan hệ nhân vật đối lập ở đây không phải chỉ là một phạm trù xã hội học. Nó gắn liền với sự đối lập của các cá nhân về phương diện địa vị, cá tính, phẩm chất…” [17, 300] chẳng hạn, sự đối lập trong quan hệ giữa Lí Thông và Thạch Sanh trong Thạch Sanh, giữa Jean Valjean với Javert trong Những người khốn khổ của Victor Hugo... 9 Bên cạnh quan hệ đối lập còn có quan hệ đối chiếu, tương phản. “Quan hệ đối chiếu, tương phản làm nổi bật sự đối lập và khác biệt của các nhân vật” [17, 300]. Đó là thầy trò Đôn Kihôtê và Sanxô Pansa của Xécvantex: một người cao và gầy, một người thấp và béo; một người bị đầu độc bởi những tư tưởng của tiểu thuyết hiệp sĩ, một người có trí óc lành mạnh; một người có lí tưởng cao xa, một người thực dụng, thiển cận. Ngoài quan hệ đối lập, đối chiếu, tương phản còn có quan hệ bổ sung. “Quan hệ bổ sung là quan hệ của các nhân vật cùng loại, nhằm mở rộng phạm vi của một loại hiện tượng” [17, 301]. Trong Đôi mắt của Nam Cao, con chó và lớp người cặn bã đi tản cư ở một làng quê là những nét bổ sung khác nhau cho tính cách của nhân vật Hoàng. Trong Vợ chồng A Phủ, bên cạnh cuộc đời bất hạnh, khổ đau của Mỵ khi ở nhà thống lí Pá Tra, ta thấy cuộc đời nhân vật người đàn bà bị chết trói là hình ảnh bổ sung thêm cho hình ảnh người phụ nữ dân tộc chịu sự áp bức, bóc lột đến cùng cực của chế độ phong kiến miền núi trong tác phẩm này. Như vậy, hệ thống nhân vật là sự tổ hợp nhân vật làm sao cho chúng phản ánh nhau, tác động lẫn nhau, soi sáng nhau để cùng phản ánh đời sống. 1.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Nhân vật văn học vừa mang chức năng xã hội, vừa phải làm tròn chức năng văn học của nó. Chức năng của nhân vật là khái quát những quy luật của cuộc sống con người, thể hiện những hiểu biết, ước ao và kỳ vọng về con người. Truyện ngắn của Lỗ Tấn thể hiện tư tưởng lớn lao của tác giả về con người, về dân tộc thông qua nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật và nghệ thuật xây dựng hệ thống nhân vật. 1.2.1. Nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn Khi nhắc đến Nam Cao, người đọc nghĩ ngay đến Chí Phèo, nhắc đến Vũ Trọng Phụng người ta nghĩ ngay đến Xuân Tóc Đỏ. Còn với Lỗ Tấn, người ta sục sôi lên bởi cái tên AQ, rớt nước mắt bởi cái tên Nhuận Thổ, thím Tường Lâm, đau xót với cái tên Khổng Ất Kỷ… và còn nhiều các nhân vật khác, bởi tính cách nhân vật trong truyện ngắn của Lỗ Tấn được xây dựng không chỉ sinh động mà còn rất chân thực qua các chi tiết miêu tả ngoại hình, hành động, ngôn ngữ... 1.2.1.1. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả ngoại hình của nhân vật Ngoại hình của nhân vật là một khái niệm để chỉ những biểu hiện về dáng vẻ bề ngoài của nhân vật như: hình dáng, diện mạo, trang phục, cử chỉ, ánh 10 mắt… Đó là những yếu tố có thể nói lên tính cách nhân vật, Lỗ Tấn đã khai thác thành công những yếu tố ấy. Trước tiên chúng ta tìm hiểu việc miêu tả hình dáng, trang phục và nước da của nhân vật trong truyện ngắn Lỗ Tấn. Ta thấy hình ảnh AQ trong AQ chính truyện, nhà văn không dùng nhiều câu chữ để miêu tả ngoại hình nhân vật này, “ngay trên đầu có một đám sẹo to tướng chẳng biết từ bao giờ” [27, 96] và một chiếc đuôi sam là toàn bộ những gì người đọc biết về bề ngoài AQ khi đọc truyện. Nhưng hai cái sở hữu bất li thân ấy xuất hiện trong nhiều hành trạng của AQ, bởi cái sẹo mà “y kiêng tuyệt không dùng đến tiếng “sẹo” và cả những tiếng âm gần giống âm “sẹo”… Chẳng cứ người nào, bất kỳ vô tình hay hữu ý mà phạm phải húy là AQ nổi giận” [27, 96], còn chiếc đuôi sam vàng hoe xuất hiện mỗi khi AQ đánh nhau, người ta thường nắm nó mà dúi đầu AQ vào tường thinh thinh. Qua cách nhà văn miêu tả ngoại hình, nhân vật AQ gợi lên ở người đọc là một con người dưới đáy xã hội với tính kị húy, bảo thủ và côn đồ. Trong số các nhân vật của Lỗ Tấn, có thể nói, thím Tường Lâm trong Lễ cầu phúc là nhân vật mà tính cách được khắc họa rõ nét nhất qua ngoại hình. Mỗi lần xuất hiện là một diện mạo khác nhau, cùng với sự thay đổi diện mạo là sự thay đổi về tính cách. Lần đầu tiên đến Lỗ Trấn làm thuê, thím “khoảng hai sáu, hai bảy tuổi, nước da xanh xao, vàng vọt, nhưng hai gò má còn hồng hào. Thím mặc chiếc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc áo cánh chẽn màu nguyệt bạch, đầu chít khăn tang” [27, 189-190]. Chi tiết ấy cho thấy thím là con người khá gọn gàng, sạch sẽ và là người phụ nữ đứng đắn. Đầu chít khăn tang, nhưng đôi gò má còn hồng hào như minh chứng cho sự quật cường của thím Tường Lâm sau những đau thương để đi làm thuê và không phụ thuộc vào người khác. Lần thứ hai đến Lỗ Trấn, “thím ta mặc quần đen, áo kép màu chàm, ngoài khoác chiếc áo chẽn màu nguyệt bạch, trên đầu cũng chít khăn trắng, nước da cũng xanh xao vàng vọt, có điều hai má thì không hồng hào như trước nữa” [27, 196-197]. Thím không thay đổi nhiều về hình dáng, nhưng hai gò má trước còn hồng hào sức sống thì nay đã mất. Nỗi đau hai lần chồng chết, rồi con chết đã tàn phá tuổi thanh xuân và tâm hồn thím, thím không còn nhanh nhẹn như trước, mặc cảm về bản thân mình nên “thím ta cứ cúi mặt xuống đất” [27, 197]. Lần thứ ba, khi gặp “tôi”: “Mái tóc hoa râm năm trước bây giờ bạc trắng, trông không còn ra vẻ người trên dưới bốn mươi tuổi nữa; khuôn mặt hốc hác, nước da vàng xạm, cả đến cái vẻ u sầu trước kia cũng mất hẳn, trông giống như 11 tạc bằng gỗ” [27, 184], thím “một tay xách chiếc giỏ tre trong có cái bát mẻ, không đựng gì cả, một tay chống cái gậy trúc, dài hơn người, phía dưới đã xơ ra. Rõ ràng thím bây giờ hoàn toàn là một mụ ăn mày” [27, 184]. Những bất hạnh không chỉ đầy đọa thím Tường Lâm về thể xác mà nó còn làm khô héo cả tinh thần. Thím từ một người nông dân hiền lành, chăm chỉ, luôn muốn tự nuôi sống bản thân nay bị vứt ra ngoài lề xã hội, ý chí và khả năng tự lập không còn nữa, phải đi ăn xin để sống qua ngày. Hình dáng thím Tường Lâm khiến người đọc phải xót xa, thảng thốt về những thay đổi của một người phụ nữ trước sự đày đọa của xã hội u tối. Miêu tả hình dáng, trang phục, nước da không chỉ cho người đọc biết được hoàn cảnh xuất thân của nhân vật mà tính cách nhân vật từ đó cũng được bộc lộ. Ta thấy Giamilia trong Giamilia của Aitmatôp được miêu tả: “Những bắp thịt tròn mập trên cặp giò bánh mật đẹp đẽ của chị căng lên… tấm thân mềm mại của chị uốn cong xuống dẻo dai như tấm thép… ” [1, 51], “chị dướn người lên, ưỡn ngực ra, ghé vai đón và ngửa đầu về phía sau, để lộ cái cổ thon thả rất đẹp và hai bím tóc cháy nắng ngả sang mầu nâu nâu của chị gần chấm đất” [1, 53]. Vẻ bề ngoài toát lên ở chị một cá tính mạnh mẽ, có phần hơi “đàn ông”, chị là hiện thân cho “lửa” của thảo nguyên - những con người có khả năng vùng lên để thoát ra khỏi hoàn cảnh làm nô lệ cho những tập quán lỗi thời. Đôi mắt vốn được coi là cửa sổ tâm hồn, nơi ẩn chứa những suy nghĩ thầm kín nhất của con người. Trong Vì sao tôi viết tiểu thuyết? Lỗ Tấn viết: “Muốn vẽ đặc điểm của một con người mà hết sức tiết kiệm đường nét thì hay nhất là vẽ hai con mắt. Tôi cho rất đúng. Nếu vẽ cả bộ tóc, thì dù tinh tế như thật, cũng chẳng có ý nghĩa gì” [28, 743], vì vậy Lỗ Tấn rất chú ý khắc họa đôi mắt để thể hiện nội tâm và tính cách nhân vật. Nếu về miêu tả hình dáng, trang phục, nước da, thím Tường Lâm là nhân vật được miêu tả sự biến đổi ngoại hình biểu cảm nhất thì về đôi mắt, nhân vật này cũng được nhà văn miêu tả tinh tế không kém. Đôi mắt của thím Tường Lâm không giống đôi mắt lá liễu của các thiếu nữ với chỉ một dáng vẻ u sầu trong văn học cổ, không giống “đôi mắt hạnh đào đen láy màu biêng biếc… bừng lên sức sống hăng say của tuổi trẻ… [1, 26] của Giamilia trong Giamilia của Aitmatôp, mà là một đôi mắt nói lên những nỗi đau thím phải gánh chịu và những biến động tinh thần, sự biến đổi tính cách của người phụ nữ ấy qua từng chặng đường đau khổ. 12 Lần đầu đến nhà chú thím Tư làm thuê, tuy đã gặp bao buồn đau, mất mát nhưng thím còn trẻ, vẫn tràn đầy sức sống. Lần thứ hai đến nhà chú thím Tư, những đau khổ, mất mát đã hiện lên trong đôi mắt thím Tường Lâm, thím “khóe mắt ươn ướt, và con mắt cũng không được lanh lợi như trước nữa” [27, 197]. Thím “ngước đôi mắt lờ đờ nhìn lên” [27, 197] khi kể về những mất mát của mình như cầu mong một sự thương hại, cảm thông; “mắt cứ đăm đăm nhìn thẳng” [27, 200] như nhìn và nhớ lại những đau thương; rồi “nước mắt ròng ròng, thím khóc nức nở” [27, 200] như nỗi đau vỡ òa. Nhưng càng chua xót hơn khi thím nhận ra sự lạnh lùng của mọi người với mình, tư tưởng phong kiến án ngữ trong những người dân như dội một gáo nước lạnh vào niềm tin thoi thóp đang cố ngoi lên trong người phụ nữ ấy, thím chỉ biết “đăm đăm nhìn họ” [27, 201]. Dấu vết khổ đau in rõ trên mặt thím: “hai mắt thím thâm quầng” [27, 204]. Với con người, đau đớn nhất có lẽ là cô độc, chỉ sau một đêm “con mắt thím sâu hoắm xuống” [27, 205], tinh thần càng tiều tụy, tính cách cũng thay đổi, thím đâm ra sợ tất cả mọi thứ, cứ lấm la lấm lét, có lúc ngây ra như pho tượng gỗ, “họa chăng chỉ có đôi tròng con mắt lâu lâu đưa đi đưa lại mới chứng tỏ rằng thím còn là một con người đang sống mà thôi” [27, 184]. Đôi mắt, ánh mắt của thím Tường Lâm cứ trở đi trở lại như một nỗi ám ảnh với những trạng thái lờ đờ, thâm quầng, sáng hẳn lên, ngấn lệ, tỉnh táo đến một đôi mắt vô hồn. Đôi mắt cho thấy sự vận động, thay đổi trong con người, đó là sự thay đổi tiêu cực, từ một người nông dân lương thiện, cần cù, nhanh nhẹn thím trở thành người ăn mày khốn khổ. Không chỉ nhân vật thím Tường Lâm, với các nhân vật khác, đôi mắt cũng được nhà văn miêu tả rất đặc sắc như đôi mắt của người điên trong Cây trường minh đăng, đôi mắt của Nhuận Thổ trong Cố hương, của A Thuận trong Trong quán rượu, Tử Quân trong Tiếc thương những ngày đã mất… “Cặp mắt rất to, lông mi cũng rất dài, lòng trắng thì trong như nền trời một đêm quang tạnh” [29, 235] của A Thuận, cặp mắt hồn nhiên, trong trắng của tâm hồn mới lớn. Đôi mắt dường như không vướng một chút bụi trần, toan tính, lừa lọc nào. Đôi mắt thể hiện tính cách trong sáng, ngây thơ, hiền lành, nhu mì của A Thuận. Nhân vật người điên được miêu tả “có hai con mắt to mà dài, dưới cặp lông mày rậm, ánh lên hơi khang khác, nhìn ai là cứ nhìn chằm chặp không chớp, mà lại có vẻ đau xót, giận dữ, nghi ngờ, sợ hãi” [27, 212-213]. Đôi mắt to và dài chứa đựng nhiều cảm xúc cùng một lúc phần nào thể hiện sự sáng suốt nhưng 13 cũng có sự rối loạn, bất ổn trong tâm hồn nhân vật. Đôi mắt như nhìn thấy sự mê tín, chìm đắm trong những lề thói cũ của người dân thôn Cát Quang, chính vì vậy mà đôi mắt “càng sáng quắc lên” [27, 208], “chớp chớp, sáng loáng” [27, 221] một cách kiên quyết khi muốn thổi tắt ngọn đèn tỏa ánh sáng “cứ xanh lè lè” [27, 209] làm mê muội người dân nơi đây. Trong truyện ngắn Lỗ Tấn, nếu coi nghệ thuật khắc họa nhân vật là một cá thể thì đôi mắt là điểm nhấn có chiều sâu nhất trong miêu tả ngoại hình nhân vật, từ đó cho thấy tính cách, diễn biến trong nội tâm nhân vật. Chỉ với một vài chi tiết miêu tả ngắn gọn về ngoại hình, Lỗ Tấn đã cho người đọc thấy sự đa dạng trong tính cách của nhân vật. Đây là một thủ pháp khá thông dụng mà hiệu quả trong văn học. Khi đọc Ông già và biển cả của Ernest Hemingway, “thân hình gầy gò và khô đét, cái gáy sạm nắng của ông hằn nhiều nếp nhăn to tướng và sâu hoắm. Cả khuôn mặt ông cũng cháy đen… Hai bàn tay ông chi chít những vết sẹo sâu...” [11, 6] của ông lão Santiago, ta thấy sự kiệt quệ của ông lão trước sự dữ dội trong những “cuộc chiến” với biển cả, nhưng “đôi mắt màu xanh nước biển với những tia nhìn ấm áp, lấp lánh và gan góc” [11, 6] đã át đi vẻ thiếu sức sống, mang đến cho ông lão một nội lực mạnh mẽ, thể hiện sự gan góc, dũng cảm, dám đương đầu với sóng gió của những con người ngày đêm vật lộn với thiên nhiên. “Một nhân vật là gì nếu không phải là sự quy định cho hành động? Hành động là gì nếu không phải là sự minh họa cho những nhân vật?” [33, 40], nhân vật và hành động không thể tách rời. Cùng với việc miêu tả ngoại hình, miêu tả hành động nhân vật cũng là một thủ pháp Lỗ Tấn sử dụng một cách hiệu quả để xây dựng tính cách nhân vật. 1.2.1.2. Xây dựng tính cách nhân vật thông qua miêu tả hành động của nhân vật Hành động là yếu tố thể hiện mối quan hệ tương tác của nhân vật với cộng đồng, với môi trường sống, góp phần thể hiện tính cách nhân vật. Xây dựng tính cách nhân vật trong truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn cũng miêu tả hành động của nhân vật để từ đó nhân vật tự bộc lộ tính cách. Trong AQ chính truyện, tính cách nhân vật AQ bộc lộ nhiều qua hành động. AQ lườm nguýt, chửi rủa, đánh nhau với bọn vô công rồi nghề ở làng Mùi, với Vương Râu xồm, với cu Don bởi toàn những lí do không đáng. Đánh nhau với bọn vô công rồi nghề chỉ vì chúng “phạm phải húy” của AQ. Vương Râu xồm bắt được nhiều rận hơn, AQ kiếm cớ gây sự rồi đánh nhau, bị thua thì 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan