Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi...

Tài liệu Nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi

.DOC
133
1883
66

Mô tả:

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nguyễn Trãi là một tác gia lớn của văn học Việt Nam thời trung đại, là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc. Sự nghiệp và tác phẩm của Nguyễn Trãi là một bài ca yêu nước và tự hào dân tộc” [50, 13]. Văn chương Nguyễn Trãi là thứ văn chương có sức mạnh bằng mười vạn quân, “có đủ sức để sửa sang việc đời” (Ngô Thế Vinh) Vì thế, cho đến nay, đã có hàng trăm học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về Nguyễn Trãi, tập trung ở ba mặt lớn sau: Nguyễn Trãi – một con người mang tầm vóc lớn trong lịch sử dân tộc; Nguyễn Trãi – một nhà tư tưởng vĩ đại; và Nguyễn Trãi – một nhà văn xuất sắc trên nhiều thể loại văn học. Xét trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi chúng ta có thể thấy văn chữ Hán của Nguyễn Trãi chủ yếu là văn chính luận. Văn chính luận của Nguyễn Trãi có nội dung yêu nước sâu sắc và tính chiến đấu cao. Chính vì thế việc nghiên cứu và tìm hiểu nội dung và nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi là một việc làm có ý nghĩa đối với công tác nghiên cứu và giảng dạy văn học. Quân trung từ mệnh tập là một tác phẩm văn chính luận xuất sắc, phản ánh tình hình địch và ta trong các giai đoạn chính của cuộc kháng chiến. Quân trung từ mệnh tập không phải chỉ là những văn bản ngoại giao đơn thuần mà là các bài văn chiến đấu, ở đó đã phát biểu lên chủ nghĩa ái quốc và tư tưởng nhân nghĩa với những đặc sắc về mặt bút pháp luận chiến của Nguyễn Trãi. Nghiên cứu Quân trung từ mệnh tập trong cái nhìn đối chiếu, so sánh với các tác phẩm văn chính luận có ý nghĩa lịch sử của dân tộc ta (Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Tuyên ngôn độc lập…) sẽ thấy được quá trình phát triển về nghệ thuật của những áng văn mang nặng tấm lòng với đất nước non sông. 1 Tìm hiểu về nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập không những giúp người nghiên cứu có thể giới thiệu tập văn sử dụng trong quân đội mà Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi soạn thảo mà còn giúp người viết có được cái nhìn xuyên suốt quá trình phát triển của văn chính luận trong lịch sử văn học Việt Nam. 1.2. Về tác phẩm Quân trung từ mệnh tập các nhà nghiên cứu đã nghiên cứu trên các mặt: nội dung tư tưởng, nghệ thuật luận chiến. Trong luận văn này chúng tôi chọn hướng nghiên cứu đi sâu về nghệ thuật và đặc biệt chú trọng đến mô hình kết cấu lập luận của những bức thư theo từng đối tượng tiếp nhận. 1.3. Trong chương trình phổ thông có học “Lại thư cho Vương Thông” trích trong Quân trung từ mệnh tập. Đây là một tác phẩm khó đối với học sinh phổ thông không chỉ bởi khoảng cách về thời đại mà còn bởi chính thể loại văn chính luận vốn không dễ tiếp nhận với các em. Từ hướng nghiên cứu của mình tác giả luận văn hy vọng sẽ góp một phần nào có ích cho công việc giảng dạy văn học trong nhà trường phổ thông. Đây cũng là một định hướng có ý nghĩa quan trọng cho người viết khi nghiên cứu di sản văn học của quá khứ với mục đích “ôn cố tri tân”, học cũ để biết mới, hiểu xưa vì ngày nay. 1.4. Hơn nữa, cũng chưa có nhiều công trình nghiên cứu đầy đủ về đặc điểm nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Hầu hết các công trình đều tập trung nghiên cứu về ý nghĩa lịch sử cũng như giá trị nội dung của tập văn. Còn những nghiên cứu về nghệ thuật văn chính luận của Quân trung từ mệnh tập mới chỉ dừng lại ở những bài viết trên các tạp chí nên chưa mang tính hệ thống đầy đủ. Chính vì những lý do trên mà người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi ” 2 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Trãi là vị anh hùng dân tộc, một nhân vật vĩ đại của lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XV, một nhà quân sự lỗi lạc, một nhà chính trị thiên tài, một nhà văn lớn tiêu biểu cho những tư tưởng yêu nước, tư tưởng nhân dân, nhân nghĩa, hòa bình mãi mãi sáng rực [50, 13]. Số lượng các chuyên luận, các công trình nghiên cứu, các bài báo, bài tựa viết về Nguyễn Trãi và thơ văn ông cũng không thua kém bất cứ một tác gia nào của văn học trung đại. Quân trung từ mệnh tập là một trong những tác phẩm còn lại của Nguyễn Trãi. Đó không những là một tác phẩm văn học mà còn là một nguồn tư liệu lịch sử có giá trị để nghiên cứu về khởi nghĩa Lam Sơn và cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi khởi xướng và lãnh đạo cũng như để nghiên cứu về nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chính vì thế, tác phẩm đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực văn học và sử học. Phần lớn các ý kiến phê bình, đánh giá đều nhận thấy vai trò và vị trí quan trọng của tập văn trong sự nghiệp văn chương của Nguyễn Trãi nói riêng và văn học dân tộc nói chung cũng như sự nghiệp đấu tranh chính trị của quân dân ta. Đồng thời các nhà nghiên cứu cũng khẳng định: Trước Nguyễn Trãi mới có văn chính luận chứ chưa có nhà văn chính luận [38, 24], phần lớn các tư tưởng triết học, chính trị, quân sự của Nguyễn Trãi đã nói lên khá cụ thể trong Quân trung từ mệnh tập [17, 25] Như vậy, các ý kiến đánh giá tuy không đi sâu về nghiên cứu nghệ thuật văn chính luận trong Quân trung từ mệnh tập song ít nhiều định hướng cho chúng tôi trong quá trình làm luận văn. Sau đây, chúng tôi xin điểm một số ý kiến tiêu biểu. 2.1. Trước năm 1980 2.1.1. Về vấn đề văn bản Thuật ngữ văn bản, trong ngôn ngữ phương Tây có gốc tiếng La tinh là Textus, với nghĩa: sản phẩm đan dệt. Với từ nguyên này, văn bản mang 3 hàm nghĩa “nơi liên kết ngôn từ theo những quy tắc, thể thức nhất định để tạo ra một thế ổn định tương đối về hình thức nhằm biểu đạt một nội dung nhất định của hoạt động giao tiếp bằng ngôn từ” [32, 2] Riêng trong lĩnh vực văn học, Đ.X.Likhatriop, nhà văn bản học người Nga đã nhận xét: “Văn bản là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ (viết) ý đồ của người tạo ra nó. Người sáng tạo đó trong văn học hiện đại thường chỉ là tác giả, nhưng trong văn học cổ đại và trung cổ thì vai trò của người sáng tạo ra văn bản thường được mở rộng sang cả người sao chép, hiệu đính. Người sao chép đã kết hợp sự sáng tạo của mình về văn bản với sự sáng tạo của tác giả” [68, 3]. Hơn 300 năm văn hiến của dân tộc không phải là huyền thoại mà từ lâu đã được ông cha ta đặc biệt là Nguyễn Trãi chứng minh bằng những cứ liệu lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, văn hóa, khoa học. Trải qua 10 thế kỷ sử dụng chữ Hán và chữ Nôm trong các hoạt động sáng tạo văn hóa tinh thần, cha ông ta đã tạo dựng được một di sản văn hóa thành văn khá đồ sộ. Nhưng trải qua bao cuộc bể dâu, nhiều phen binh lửa những di sản văn hóa bị mất mát quá nhiều. Nguyên nhân chiến tranh là một nhân tố tàn phá sách vở nghiêm trọng nhất. Nhưng ngoài lý do chiến tranh, không phải không còn những nguyên nhân khác trực tiếp hay gián tiếp hủy hoại kho tàng di sản văn hóa của dân tộc: khoảng cách giữa người sáng tác và độc giả khiến cho tác phẩm không được phổ biến rộng và dần dần bị thất truyền, hoặc các triều đại phong kiến hạn chế việc in sách (triều Lý – Trần chỉ có kinh bổn Phật giáo được in tự do còn các loại sách khác đều phải chờ “thánh chỉ”). Vì thế, phần lớn những tác phẩm còn lại đều là nhờ công lao sưu tầm của các nhà nghiên cứu. Đối với thơ văn của danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi, ngoài những lý do trên, còn do một nguyên nhân oan nghiệt khác, ông bị triều đình phong kiến nhà Lê kết tội oan và tru di tam tộc; từ đó mọi sáng tác thơ văn của ông cũng bị hủy hoại. Những gì còn lưu lại được là nhờ ở tấm lòng ưu ái, nhiệt 4 huyết của bao thế hệ cha ông trong suốt mấy trăm năm qua đã liên tục tìm tòi, sưu tập. Sau vụ án Lệ Chi viên (trại vải) năm Đại Bảo thứ ba (1442), năm Giáp Thân 1464, Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan và khôi phục chức tước cũ cho ông, sai tìm con cháu ông để cất nhắc. Đến năm Đinh Hợi (1467), Lê Thánh Tông hạ chỉ cho Trần Khắc Kiệm sưu tầm di cảo thơ văn ông [15, 416] Trước năm 1980 hầu hết các tác giả đều quan tâm nghiên cứu về vấn đề văn bản Quân trung từ mệnh. Đây là vấn đề quan trọng có ý nghĩa đối với việc hiểu tác phẩm một cách chính xác. Chính vì vậy, các tác giả từ đời Hồng Đức là Trần Khắc Kiệm đến các nhà nho triều Nguyễn là Dương Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh, Ngô Thế Vinh…quan tâm nghiên cứu. Những công trình này chủ yếu tập trung khảo sát và rút ra kết luận về mặt văn bản của tập văn. Trong bản sưu tầm đầu tiên về Nguyễn Trãi có tên là Ức Trai di tập, Trần Khắc Kiệm đã để ra 12 năm mới tập hợp được một số thơ Nguyễn Trãi, khoảng hơn 100 bài biên sắp thành ba quyển đề là Ức Trai thi tập và đề tựa năm Hồng Đức thứ 11 (1480). Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, ở thiên văn nghệ chí chép : “Ức Trai thi tập gồm ba quyển, Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm sắp”. Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, thiên văn tịch chí chép: “Ức Trai thi tập ba quyển, Nguyễn Trãi soạn, Trần Khắc Kiệm biên sắp, lời thơ hòa nhã, trung hậu (…) chỉ có khí cách, không để ý gọt giũa (…), tình tứ lâm ly, thật đúng là nhà thơ lớn, không thể đem từng chữ, từng câu ra mà bàn được” [5, 13]. Nhưng công trình sưu tập thơ văn Nguyễn Trãi của Trần Khắc Kiệm chưa được khắc in nên việc truyền bản khó khăn và do bao biến cố, đổi thay triều đại, binh lửa loạn lạc khắp nơi nên bộ sách trên đã bị thất truyền. Chúng ta chỉ biết được nó qua sự mô tả như trên của Lê Quý Đôn và Phan Huy Chú. 5 Sau các công trình sưu tập thơ trên, thơ văn Nguyễn Trãi còn được chép trong các tập thi tuyển sau: Tinh tuyển chư gia thi tập hay Tinh tuyển chư gia luật thi tập, Trích diễm thi tập, Toàn việt thi lục, và Hoàng Việt thi tuyển. Vào đầu thế kỷ XIX, Dương Bá Cung (1791 - 1868) người cùng làng Nhị Khê với Nguyễn Trãi, vốn yêu mến thơ văn Nguyễn Trãi từ lâu, xót xa trước tình trạng thất tán của nó, lại cảm thông sâu sắc với sự nghiệp của người anh hùng đã đứng ra cặm cụi tìm tòi, “thường du lịch trong Nam, ngoài Bắc, hễ gặp sĩ phu là tìm hỏi, kê cứu”, công việc âm thầm kéo dài khoảng 10 năm (1823 - 1833) thì tạm hoàn thành và mãi 30 năm sau (1868) Ức Trai di tập của Dương Bá Cung mới được đem xuất bản và in thành sách. Ba mươi lăm năm đó là khoảng thời gian mà Dương Bá Cung, Nguyễn Năng Tĩnh và Ngô Thế Vinh bàn bạc, trao đổi để bổ sung chỉnh lý văn bản Ức Trai di tập. Như vậy là kể từ năm 1833, sau hàng chục năm sưu tầm, kê cứu. Dương Bá Cung đã cơ bản hoàn thành bộ sách, ông mang bộ sách đó đến nhờ Nguyễn Năng Tĩnh biên soạn, sắp xếp, phê bình, kiểm duyệt và viết lời tựa. Sau khi được Nguyễn Năng Tĩnh giúp đỡ và góp ý, ông lại mang về bổ sung và hiệu chỉnh. Đến năm 1834, ông lại mang bộ sách đến nhờ Ngô Thế Vinh xem và góp ý những chỗ cần hiệu chỉnh, ông lại tiếp tục sửa đổi theo gợi ý của Ngô Thế Vinh. Đến năm 1836, ông lại mang bộ sách đến Ngô Thế Vinh nhờ xem lại và viết lời tựa. Sau đó, hai ông bàn bạc đem in ấn và công bố bộ sách. Nhưng mãi tới năm Tự Đức thứ 21 (1868) ý định của hai ông mới được nhà in Phúc Khê thực hiện in ấn và cho ra đời. Quân trung từ mệnh tập xuất hiện trong quyển IV của bộ Ức trai di tập gồm 7 quyển. Từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 1945 là giai đoạn đất nước ta còn chịu sự áp bức của chế độ thực dân phong kiến. Trong giai đoạn này, thơ văn Nguyễn Trãi cũng như cuộc đời và toàn bộ sự nghiệp cứu nước, cứu dân của người anh hùng dân tộc chưa được chú trọng nghiên cứu. Toàn bộ những sưu tập cũng như những bản dịch, bài viết về Nguyễn Trãi chỉ xuất hiện trong 6 một số công trình giới thiệu về thân thế sự nghiệp của Nguyễn Trãi và một số thơ văn dịch không đầy đủ. Có thể điểm qua một số công trình sau: - Nguyễn Ức Trai luận, Nhà xuất bản Nam Phong số 140, 1929, trang 1-4 - Dương Quảng Hàm, Việt Nam văn học sử yếu, Nhà xuất bản Nha học chính Đông Pháp 1943, In lần thứ Thứ Ba; Nhà xuất bản Hội nhà văn 2002 - Nguyễn Trãi do Trúc Khê Ngô Văn Triện biên soạn, Nhà xuất bản Tân dân 1941 - Ức Trai luận, Nhà xuất bản Nam Phong, số 144, 1924 - Ức Trai thi văn tập, Nhà xuất bản Lê Cường 1945 Từ năm 1945, khi nước ta giành được độc lập cho đến năm 1980, việc nghiên cứu về cuộc đời sự nghiệp, tư tưởng và thơ văn của Nguyễn Trãi cũng đã được chú trọng. Vấn đề sưu tầm, hiệu chính lại văn bản các tác phẩm của Nguyễn Trãi đã được nhiều nhà nghiên cứu tập hợp, in ấn trong các cuốn như “Nguyễn Trãi anh hùng dân tộc” của Ngô Văn Triện (Trúc Khê thư xã, Hà Nội, 1953); Quân trung từ mệnh của Phan Huy Tiếp (Nhà xuất bản Sử học, Hà Nội, 1961). Vào khoảng năm 1965 -1966, nhờ tìm tòi trong kho thư tịch Hán – Nôm, nhà thư tịch học Trần Văn Giáp phát hiện thêm được một số văn kiện mới không có trong phần Quân trung từ mệnh tập của bản in. Ông đã sưu tầm và tập hợp toàn bộ lại thành một tập gọi là Ức Trai Quân trung từ mệnh tập bổ biên. Như vậy, trước năm 1980, các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tương đối cẩn trọng các trước tác của Nguyễn Trãi, nhưng do điều kiện lúc bấy giờ còn nhiều khó khăn nên hệ thống văn kiện tìm được chưa thực sự đầy đủ. 2.1.2. Về vấn đề nội dung và nghệ thuật tác phẩm Sau khi văn bản Quân trung từ mệnh được biên tập phiên dịch và chính thức đi vào đời sống văn hóa – học thuật, tác phẩm được khai thác 7 trước hết ở ý nghĩa lịch sử, giá trị nội dung gắn liền với từng bước phát triển của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tác giả Trần Huy Liệu trong cuốn “Nguyễn Trãi một nhân vật vĩ đại trong lịch sử dân tộc” đã chỉ rõ những đóng góp to lớn của Nguyễn Trãi đối với sự nghiệp đấu tranh giữ gìn và dựng xây đất nước. Tác giả Đỗ Văn Hỷ trong bài viết Tính chiến đấu của tập Quân trung từ mệnh đã đưa ra khá nhiều vấn đề mới mẻ trong việc nhìn nhận tác phẩm cả về nội dung và nghệ thuật, đã chỉ ra sức mạnh chiến đấu và chiến thắng kẻ thù của Quân trung từ mệnh tập chính là ở tình cảm yêu nước thương dân nồng cháy, tư tưởng nhân nghĩa chói lòa, ý chí giải phóng dân tộc thiết tha và tài năng lập luận của Ức Trai. Đi theo hướng khai thác mối quan hệ giữa văn chương và chính trị trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi các tác giả: Mai Hanh, Nguyễn Đổng Chi, Lê Trọng Khánh trong công trình nghiên cứu Nguyễn Trãi – nhà văn học và chính trị thiên tài chỉ ra rằng: “Trong quá trình chiến đấu với quân Minh, lúc nào Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng dựa chắc vào yếu tố lòng yêu nước, yêu nhân dân, tư tưởng nhân nghĩa, ý chí hòa bình và sự nhất trí giữa chính trị và quân sự” 2.2. Sau năm 1980 Trong tập kỷ yếu "Kỷ niệm 600 năm sinh Nguyễn Trãi", nhiều tác giả đã chỉ ra rằng Nguyễn Trãi là nhà quân sự, chính trị, ngoại giao... nhà văn hoá lớn. Cống hiến của Nguyễn Trãi đã được một số tác giả nói tới. Chẳng hạn, theo Giáo sư Nguyễn Tài Thư, Nguyễn Trãi “đã đề cập tới các yếu tố hình thành dân tộc mà khoa học chính trị của thế kỷ XX này ít nhiều phải nhắc tới”. Theo Giáo sư Trần Văn Giàu, “Dân tộc ta có gần 5 thế kỷ độc lập lâu dài từ thời Ngô Quyền năm 938 đến đầu thế kỷ XIV. Chính là 5 thế kỷ này, dân tộc Việt Nam (theo ý nghĩa khoa học tiến bộ nhất của khái niệm dân tộc) được hình thành chỉ còn đợi điều kiện để hoàn chỉnh. Đó là sự tham 8 gia tích cực, bền bỉ của quảng đại nhân dân vào việc cứu nước và đựng nước. Điều kiện đó đã xuất hiện với cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Lãnh thổ chung, văn hoá chung, tập quán, nhất là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, đủ làm ra thứ keo sơn kết thành một dân tộc, một quốc gia dân tộc bền vững ngay trong thời Trung đại phong kiến mà không phải chờ đến chủ nghĩa tư bản phát triển tạo thành một thị trường chung. Có đủ điều kiện cho sự hình thành dân tộc song ý thức một cách rõ rệt nhất, đầy đủ nhất về sự hình thành đó là cống hiến tinh thần của Nguyễn Trãi, người có trình độ văn hoá cao, có kiến thức quốc học lớn...”. Nhận thức rõ tầm quan trọng của văn chương Nguyễn Trãi cũng như những tư tưởng ngời sáng của ông đối với sự nghiệp bảo vệ và dựng xây đất nước Việt Nam ta trong thời phong kiến, các nhà nghiên cứu ngày càng chú ý đi sâu khai thác các giá trị nội dung, nghệ thuật của các sáng tác mà Nguyễn Trãi để lại cho đời sau. 2.2.1. Về vấn đề văn bản Như vậy cho đến năm 1980, Quân trung từ mệnh tập đã được lần lượt dịch thuật, công bố và mỗi lần như thế lại được bổ sung thêm về số lượng, nâng cao hơn về chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề văn bản vẫn là vấn đề luôn được các nhà nghiên cứu quan tâm, bởi lẽ đây là vấn đề then chốt để hiểu tác phẩm. Chỉ có văn bản và chỉ thông qua văn bản người ta mới đánh giá được hết ý nghĩa cũng như nội dung nghệ thuật của nó. Đặc biệt là đối với một trước tác viết bằng chữ Hán, lại có quá trình lưu truyền văn bản lâu dài và phức tạp như di văn của Nguyễn Trãi, vấn đề nghiên cứu văn bản luôn phải là một quá trình lật đi lật lại vấn đề nhằm tiếp cận hơn với sự thực lịch sử. Chính vì thế, tác giả Nguyễn Văn Nguyên trong công trình nghiên cứu “Những vấn đề văn bản Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi” đã tiến hành tìm tòi, khảo sát, đối chiếu và lựa chọn các văn bản đưa vào tập văn đồng thời hiệu đính những điểm mà tác giả thấy cần thiết góp phần tăng thêm hiểu biết về trước tác đặc sắc này của Nguyễn Trãi. 9 Năm 1999, nhà xuất bản văn học và trung tâm nghiên cứu quốc học đã biên soạn lại bộ sách Nguyễn Trãi toàn tập lấy tên là “Nguyễn Trãi toàn tập tân biên”. Trong công trình này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thống kê, hiệu đính trước tác của Nguyễn Trãi. Phần Quân trung từ mệnh, theo quan điểm của các soạn giả bao gồm 68 văn kiện. 2.2.2. Về vấn đề nội dung và nghệ thuật tác phẩm Trong chiều hướng có phần nâng cao hơn, một số nhà nghiên cứu đã tập trung khảo sát từ góc độ thể loại, bút pháp, phương pháp lập luận và đặc trưng tư duy nghệ thuật của tác phẩm. Tác giả Bùi Duy Tân trong bài viết “Nguyễn Trãi – nhà văn chính luận kiệt xuất” đã phân tích đặc điểm và tính chất văn chính luận Nguyễn Trãi. Từ đó, tác giả đi đến khẳng định Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất. Bởi lẽ “Văn chính luận Nguyễn Trãi có giá trị mẫu mực, cổ điển và là cột mốc đánh dấu sự phát triển của văn chính luận dân tộc” [38, 29] Trần Thanh Đạm cho chúng ta thấy rõ tầm vóc vĩ đại về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua bài viết “Vài nét về tư tưởng của Nguyễn Trãi qua thơ văn ông” (Phan Sĩ Tấn, Trần Thanh Đạm – Thơ văn Nguyễn Trãi , Nxb GD 1980) Đinh Gia Khánh với quan điểm hết sức đúng đắn coi công việc nghiên cứu văn học quá khứ không thể là vu khoát, xa vời đời sống mà chính phải gắn bó với nhu cầu con người đương đại, làm giàu kho tàng tri thức nói chung đã đem đến cho người đọc hình ảnh về một Nguyễn Trãi ngày đêm trăn trở, ưu tư, lo lắng vì dân vì nước; khẳng định một trong những nội dung cơ bản nhất trong thơ văn Nguyễn Trãi là tư tưởng “nhân nghĩa”, “yên dân”. Đặc biệt với bài viết “Bút pháp Quân trung từ mệnh tập” ông đã đi sâu nghiên cứu các vấn đề nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi để đi đến kết luận rằng Nguyễn Trãi là người đã đưa văn chính luận đến một trình độ cao. Bài viết “Quân trung từ mệnh tập, đỉnh cao của dòng văn học luận chiến ngoại giao chống xâm lược” của Nguyễn Huệ Chi là một trong những 10 bài viết đã đi sâu khai thác giá trị nội dung và nghệ thuật của Quân trung từ mệnh tập. Cũng như các tác giả khác, Nguyễn Huệ Chi đã khẳng định giá trị cổ điển, mực thước của văn chính luận Nguyễn Trãi, đồng thời chỉ rõ vị trí của một ngòi bút “khai phá”, đi đầu về việc sử dụng ngòi bút làm vũ khí chiến đấu hiệu quả. Với bài viết “Tìm hiểu phương pháp lập luận của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập” tác giả Đặng Thị Hảo đã chỉ ra những biện pháp lập luận cơ bản mà Nguyễn Trãi đã sử dụng để đánh địch. Điều đó thể hiện trong cách chọn lọc từ ngữ, kết cấu, phân tích vấn đề…bộc lộ một trình độ kiến thức chắc chắn, một khả năng tư duy sắc sảo của Ức Trai. Tác giả Bùi Văn Nguyên với các công trình tiêu biểu như: “Chủ nghĩa yêu nước trong văn học thời khởi nghĩa Lam Sơn”, “Văn chương Nguyễn Trãi”, “Ức Trai di tập bổ sung” cũng đã nghiên cứu về văn chính luận Nguyễn Trãi đặt trong tương quan với toàn bộ sự nghiệp văn học của Ức Trai. Chẳng phải chỉ giới văn nghệ sĩ như các nhà văn, nhà thơ hay các nhà nghiên cứu phê bình văn học mới quan tâm tìm hiểu thơ văn Nguyễn Trãi mà thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã có khá nhiều bài viết về Nguyễn Trãi nhân dịp các lễ kỉ niệm 520 năm ngày mất, hoặc 600 năm ngày sinh Ức Trai… Trong các bài viết đó, với cương vị một người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng đánh giá rất cao tầm vóc tư tưởng vĩ đại và tài năng văn chương kiệt xuất của người anh hùng Nguyễn Trãi. Chúng ta có thể thấy ở đây một Nguyễn Trãi nhà văn với tài hùng biện hơn người, một Nguyễn Trãi nhà thơ với tấm lòng ưu ái, bao dung suốt đời trăn trở, nghĩ suy, ưu tư vì dân, vì nước. Nhìn chung, các tác giả và tác phẩm kể trên đã có những đóng góp quan trọng vào việc nghiên cứu, giảng dạy và phổ biến Quân trung từ mệnh tập. Nhưng tất cả hầu như chỉ chú trọng vào những vấn đề chính sau: - Nghiên cứu văn bản - Nghiên cứu nội dung – tư tưởng 11 - Nghiên cứu về nghệ thuật lập luận Từ những định hướng trên, chúng tôi thấy vấn đề về nghệ thuật văn chính luận đã được đề cập đến nhưng chưa thật sự đi sâu vào từng biện pháp nghệ thuật mà chủ yếu chỉ dừng ở việc phân tích nghệ thuật lập luận mà thôi. Chính vì vậy, lựa chọn đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ bổ sung thêm một cách hiểu về nghệ thuật của tập văn từ đó góp phần định hướng cho việc giảng dạy văn chính luận ở trường phổ thông cũng như góp phần nâng cao chất lượng sử dụng văn chính luận trong cuộc sống hàng ngày. Bởi lẽ đây là một thể loại rất cần thiết cho việc đấu tranh chính trị, ngoại giao nên có giá trị thực tiễn cao. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu * Phạm vi khảo sát: Khảo sát các vấn đề trong 62 bức thư trong Quân trung từ mệnh tập. - Trên cơ sở tìm hiểu nghệ thuật văn chính luận, khảo sát tác phẩm Quân trung từ mệnh tập, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu bút pháp luận chiến từ đó sẽ khái quát thành nghệ thuật đánh giặc của Nguyễn Trãi. - Tác phẩm Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi (Khảo sát theo tài liệu: Nguyễn Trãi toàn tập tân biên – Nxb Văn học, H. 1999; Những vấn đề văn bản học Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi – tác giả Nguyễn Văn Nguyên – Nhà xuất bản Văn học, H.1998) * Đối tượng khảo sát: Là những bức thư mang đậm màu sắc văn chính luận của Nguyễn Trãi. 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp khảo sát, thống kê, phân tích, phân loại Sử dụng phương pháp này là một bước cần thiết vì nó sẽ cung cấp các dữ liệu tin cậy cho bản luận văn. Quá trình khảo sát thống kê sẽ đi theo 12 hướng thống kê những vấn đề mà người viết thấy có sự lặp lại tạo thành hệ thống về nội dung, nghệ thuật của tập văn. Từ những kết quả thống kê chúng tôi tiến hành phân loại hệ thống các bức thư theo những tiêu chí riêng. - Phương pháp so sánh, đối chiếu, mô hình hóa Sau khi thống kê, phân loại cần phải tiến hành so sánh, đối chiếu ở từng cấp độ khác nhau giữa các văn bản để thấy được nét đặc trưng của từng văn bản, sau đó tìm ra cấu trúc mô hình của các bức thư. Từ đó, làm nổi rõ sự thống nhất của tư tưởng chiến lược và sự linh hoạt trong nghệ thuật thuyết phục đối phương của Nguyễn Trãi đối với từng đối tượng khác nhau. - Phương pháp tổng hợp, hệ thống hoá Từ các kết quả khảo sát, phân tích so sánh, đối chiếu đó chúng tôi tổng hợp lại thành các luận điểm và hệ thống hoá một cách khoa học nhằm mục tiêu làm sáng tỏ nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi trong Quân trung từ mệnh tập. 5. Những đóng góp mới của luận văn Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích, làm sáng tỏ nghệ thuật văn chính luận của Nguyễn Trãi chúng tôi muốn đưa ra một cái nhìn rõ nét hơn và toàn diện hơn về vai trò và vị trí của Quân trung từ mệnh tập đồng thời khẳng định bước phát triển của văn chính luận Nguyễn Trãi trong lịch sử văn học Việt Nam. Qua đó, chúng tôi cũng muốn khẳng định rõ hơn về sự vận động và phát triển của văn chính luận dân tộc. Hiện nay, văn chính luận đối với phần lớn các em học sinh phổ thông vẫn đang là một thể loại khó trong việc tiếp nhận. Tác giả luận văn hy vọng nghiên cứu của mình sẽ phần nào hữu ích cho việc dạy và học các tác phẩm văn chính luận trong nhà trường phổ thông. 13 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm ba chương. Chương 1: Vài nét về tác phẩm Quân trung từ mệnh tập Chương 2: Sức mạnh chiến đấu của tập văn xét từ phương diện nghệ thuật Chương 3: Kết cấu mô hình các bức thư thông qua cách phân loại đối tượng của Nguyễn Trãi. 14 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 VÀI NÉT VỀ TÁC PHẨM QUÂN TRUNG TỪ MỆNH TẬP 1.1. Những vấn đề về văn bản Quân trung từ mệnh tập 1.1.1. Quá trình sưu tầm, biên tập văn bản Như phần mở đầu đã trình bày, oan án Lệ Chi viên đã làm các tác phẩm của Nguyễn Trãi bị mất mát gần hết nhưng nhờ có những tấm lòng ưu ái, cảm mến tài năng Ức Trai của các thế hệ học giả mà chúng ta mới có được phần nào trước tác của Nguyễn Trãi. Tuy nhiên, cần phải thấy rằng: Người sáng tác trong văn học hiện đại thường chỉ là tác giả, nhưng trong văn học cổ đại và trung cổ thì vai trò của người sáng tạo ra văn bản thường được mở rộng sang cả người sao chép, hiệu đính. Người sao chép đã kết hợp sự sáng tạo của mình với sự sáng tạo của tác giả. Chính vì thế việc tìm hiểu các tác phẩm văn học trung đại phải gắn liền với việc nghiên cứu về các văn bản qua các thời kỳ. Năm 1464, Lê Thánh Tông chính thức minh oan cho Nguyễn Trãi, năm 1467 “ra lệnh tìm kiếm những di cảo thơ văn của cố Hàn lâm thừa chỉ học sĩ Nguyễn Trãi” [21, 416]. Trong khoảng đời Hồng Đức (1470 - 1494), Trần Khắc Kiệm đã dày công sưu tầm và biên tập thành hai tác phẩm của Nguyễn Trãi mà chúng ta đã biết là Ức trai thi tập và Quân trung từ mệnh tập. Công lao của Trần Khắc Kiệm là rất lớn nhưng chắc chắn cũng chi thu thập được một phần di sản thành văn của Nguyễn Trãi. Cho đến khi Lê Quý Đôn viết Đại Việt thông sử với Lời tựa đề năm Cảnh Hưng 10 (1749) thì hai tác phẩm này vẫn còn và cho biết rõ: Ức Trai thi tập gồm 3 quyển và Quân trung từ mệnh tập 1 quyển. 15 Sau đó không lâu, hai tác phẩm của Nguyễn Trãi do Trần Khắc Kiệm sưu tầm và biên tập không còn nữa và Dương Bá Cung (1795 - 1868) phải làm lại công việc của Trần Khắc Kiệm là ra sức sưu tầm lại các tác phẩm còn lại của Nguyễn Trãi. Mãi đến năm 1868, bộ Ức Trai di tập mới hoàn thành và khắc in gồm 7 quyển, trong đó quyển IV là Quân trung từ mệnh tập gồm có 42 văn kiện. Ngày nay, việc nghiên cứu, phiên dịch Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi đều chủ yếu dựa vào Ức trai di tập do Dương Bá Cung sưu tầm, bản Phúc Khê tàng bản. Căn cứ vào bản dịch của Phan Huy Tiếp trong cuốn Quân trung từ mệnh tập do nhà xuất bản Văn Sử Địa xuất bản năm 1961, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm, thống kê và hiệu đính các bức thư. Cho đến thời điểm đó, ta thấy tập thư có tất cả là 46 văn kiện. Năm 1966, nhà nghiên cứu thư tịch học uyên bác Trần Văn Giáp đã có công phát hiện thêm một số văn kiện mới thuộc loại Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi được chép lại trong Ức Trai di tập bản chép tay trước 1856, Hoàng Lê hoàng các di văn và Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập. Ông tập hợp lại trong tập Ức Trai Quân trung từ mệnh tập bổ biên (1966, Thư viện Quốc gia, ký hiệu W.1006/70) và công bố trên tạp chí Nghiên cứu Lịch sử và Tìm hiểu kho sách Hán – Nôm. Ông phát hiện được 30 bài, trong đó có 7 bài gần như trùng với Ức Trai di tập của Phúc Khê tàng bản, chỉ khác “một đôi câu, dăm ba chữ” (Trần Văn Giáp). Như vậy số văn kiện bổ sung là 23 bài. Nguyễn Trãi toàn tập xuất bản năm 1969 và tái bản năm 1976 đã kịp thời bổ sung những văn kiện mới phát hiện này vào Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi. Gần đây, nhà nghiên cứu Hán – Nôm Nguyễn Văn Nguyên tự đặt ra cho mình một số vấn đề văn bản học về Quân trung từ mệnh tập như: mối quan hệ giữa các bản chép tay với bản in Phúc Khê tàng bản. Tác giả đã tiến 16 hành điều tra những thư tịch Hán – Nôm còn lưu giữ những văn kiện Quân trung từ mệnh của Nguyễn Trãi trong các thư viện, chủ yếu là Thư viện của Viện Hán Nôm và Viện Sử học. Tác giả đã phát hiện và khảo sát 12 cuốn sách, trong đó có 7 cuốn có những văn kiện Quân trung từ mệnh được tác giả chọn nghiên cứu và đối chiếu kỹ là: Ức Trai di tập bản in Phúc Khê tàng bản, Ức Trai di tập bản chép tay ký hiệu VHv, 2159 của Viện Hán – Nôm, Ức Trai di tập bản chép tay ký hiệu A. 140 của Viện Hán – Nôm, Ức Trai di tập bản chép tay ký hiệu Hv.179 của Viện Sử học, Ức Trai di tập bản chép tay ký hiệu Hv.462 của Viện Sử học, Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập ký hiệu A.1973 của Viện Hán – Nôm, Hoàng các di văn ký hiệu VHv.1129/2 của Viện Hán – Nôm. Trên cơ sở so sánh, đối chiếu, phân tích các văn bản, tác giả rút ra một kết luận quan trọng là các văn bản Quân trung từ mệnh của các cuốn sách trên thuộc hai nhóm văn bản khác nhau: một nhóm gồm Hoàng triều dữ Minh nhân vãng phục thư tập và Hoàng các di văn có nguồn gốc trước Ức Trai di tập có thể coi như Di văn đời Lê, một nhóm thứ hai gồm những văn bản Ức Trai di tập in và chép tay. Trên cơ sở khảo sát văn bản đó, tác giả phác họa sơ đồ về quá trình lưu truyền các văn bản Quân trung từ mệnh tập đời Lê và đời Nguyễn. Nguyễn Văn Nguyên tiếp tục nghiên cứu các văn bản thuộc nhóm Ức Trai di tập để tìm ra mối liên hệ giữa các văn bản và lập giản đồ về quá trình hình thành, biên tập, sửa chữa văn bản Ức Trai di tập. Về số lượng các văn kiện Quân trung từ mệnh, Nguyễn Văn Nguyên không phát hiện thêm văn kiện mới so với Trần Văn Giáp, nhưng cống hiến mới của tác giả là đã tiến hành hiệu đính văn bản, lấy bản in Phúc Khê tàng bản làm bản nền và đối chiếu với những văn bản chính của của hai nhóm: Di văn đời Lê và nhóm Ức Trai di tập. Theo tác giả, số lượng dị văn lên đến hàng nghìn và nếu tính những câu chữ trọn nghĩa thì cũng đến khoảng 600 trường hợp có dị đồng giữa các văn bản, trung bình mỗi văn kiện có 11 trường hợp. 17 Tác giả đã tiến hành khảo dị nguyên văn chữ Hán và đưa ra cách xử lý những trường hợp có dị văn. Đối với những văn kiện độc bản, tác giả cũng đưa ra một số đính chính tự thấy cần thiết. Về bản dịch tiếng Việt, tác giả kế thừa thành quả dịch chú của người đi trước và chỉ sửa chữa, bổ sung những trường hợp có dị văn và cần đính chính. Về số lượng văn kiện của Quân trung từ mệnh tập, Nguyễn Văn Nguyên căn cứ vào tiêu đề của tác phẩm và thuyết minh của Lê Quý Đôn để đưa ra tiêu chí tuyển chọn là thư từ qua lại với tướng Minh và văn khuyên dụ tướng sĩ của ta trong thời gian khởi nghĩa. Với quan niệm như vậy tác giả xác định số lượng văn kiện Quân trung từ mệnh tập gồm: 40 văn kiện trong Ức Trai di tập bản VHv. 2159, quyển Văn loại – Quân trung từ mệnh tập, 2 văn kiện do Dương Bá Cung sưu tầm thêm về sau xếp vào quyển Văn loại và 20 văn kiện trong số 23 văn kiện do Trần Văn Giáp bổ sung, cộng 62 văn kiện. Quân trung từ mệnh tập không phải là tên chính thức một tác phẩm của Nguyễn Trãi, mà là tên một sưu tập một loại tác phẩm của Nguyễn Trãi do Trần Khắc Kiệm thực hiện đầu tiên trong đời Hồng Đức (1470 - 1497). Tiếp theo đó, Dương Bá Cung và một số tác giả khác thế kỉ XIX cũng sử dụng trong Ức Trai di tập để chỉ một số di văn của Nguyễn Trãi. Trong tên gọi sưu tập này vừa chứa đựng một số tiêu chí chung, vừa mang quan niệm khác nhau. Đã là “quân trung” thì mọi người đều dễ dàng thừa nhận là những văn kiện soạn trong thời kì chiến tranh nghĩa là trong phạm vi khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1427) trước khi vương triều Lê chính thức thành lập. Còn “từ mệnh” thì như Lê Quý Đôn giải thích là bao gồm thư từ qua lại với tướng nhà Minh và văn khuyên dụ tướng sĩ nghĩa quân Lam Sơn. Quân trung từ mệnh tập là tập văn sử dụng trong quân đội mà Nguyễn Trãi đã thay mặt Lê Lợi soạn thảo. Như vậy, trải qua quá trình sưu tầm và nghiên cứu, cho đến nay vấn đề về văn bản của Quân trung từ mệnh tập vẫn còn là một hướng nghiên cứu 18 mở dành cho các nhà khoa học chuyên ngành Hán Nôm. Bởi thành quả nghiên cứu của các tác giả trước đã cho ta thấy rằng quá trình sưu tầm vẫn chứa đựng nhiều khả năng bổ sung thêm số lượng văn bản cũng như có thể nảy sinh vấn đề về dị bản đòi hỏi phải chỉnh sửa cho chính xác, phù hợp hơn với thực tế lịch sử. 1.1.2. Yếu tố cấu thành tác phẩm Quân trung từ mệnh tập được viết với mục đích hỗ trợ cho đấu tranh quân sự trên chiến trường đồng thời thuyết phục quân địch chấp nhận hòa giải, rút quân về nước. Mặc dù mục đích là như thế nhưng làm nên tác phẩm này cần phải có sự kết hợp của rất nhiều yếu tố từ khách quan đến chủ quan. Trước hết, xét yếu tố khách quan ta có thể thấy rằng tình hình cục diện chiến tranh giải phóng đất nước của ta đang tiến đến giai đoạn cao trào. Đó là vào năm 1423, sau khi nghĩa quân rút về núi Chí Linh lần thứ ba, cuộc khởi nghĩa bước sang một giai đoạn phát triển mới, giai đoạn tiến công mãnh liệt, liên tục “càng đánh càng được, đi đến đâu đánh tan đến đấy, như phá vật nát, như bẻ cành khô” và đánh địch trên cả các mặt: quân sự, chính trị, ngoại giao, nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách toàn thắng. Có thể căn cứ vào chiến lược của bộ tham mưu quân khởi nghĩa: chủ trương hòa đàm với giặc để củng cố lực lượng đồng thời phát động chiến tranh nhân dân cả nước đánh giặc – một quan điểm chiến tranh rất tiến bộ mà chỉ những người hiểu thấu sức mạnh của nhân dân mới có thể có được. Bên cạnh đó, xuất phát từ phương châm “đánh mạnh vào lòng địch” – một bộ phận của đấu tranh chính trị mà Nguyễn Trãi đã dùng để chỉ hai hình thức đấu tranh với địch: dụ hàng các tướng lĩnh, binh sĩ, địch ngụy ở các thành; đấu tranh hòa đàm với bọn chủ tướng địch, buộc chúng phải chấm dứt chiến tranh, rút quân về nước. Nguyễn Trãi đã đặt công tác vận động phản chiến lên một tầm quan trọng, mà nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược trong các thời đại trước chưa làm được và ông đã thành công. 19 Ngay từ những ngày đầu đến với khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Trãi đã có một quan điểm khởi nghĩa rất trong sáng, sâu sắc và tiến bộ. Đó là quan điểm xây dựng trên cơ sở một tấm lòng yêu dân yêu nước tha thiết, một sự tin tưởng vững chắc vào sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân và một ý chí sắt đá xả thân cứu nước, vượt mọi gian khổ hy sinh để chiến thắng quân giặc xâm lược. Làm nên sức mạnh chiến đấu như Quân trung từ mệnh tập đã đạt được không chỉ căn cứ vào đường lối chỉ đạo chiến tranh của bộ tham mưu quân khởi nghĩa mà còn nhờ vào yếu tố chủ quan của một tài năng “viết thư thảo hịch” Ức Trai. 1.1.3. Tính chất của tác phẩm Văn chính luận thường bàn đến những vấn đề chính trị, xã hội có tầm quốc gia, thường đề cập đến những vấn đề lớn của đất nước, nên thường phát triển mạnh trong những thời kỳ mà vấn đề dân tộc nổi lên hàng đầu của hiện thực lịch sử. Trong văn chính luận, tính chất và cảm hứng dân tộc là nổi bật. Và với mỗi tác phẩm sự thể hiện các cảm hứng đó lại ở những khía cạnh khác nhau. Quân trung từ mệnh tập của Nguyễn Trãi có những đặc điểm và tính chất nổi bật. 1.1.3.1. Tính chất đối ngoại Có thể thấy rằng tập văn chủ yếu gồm những từ mệnh, chiếu biểu giao thiệp với hoàng đế và các tướng lĩnh nhà Minh cho nên tính chất đối ngoại được thể hiện rất rõ rệt. Trong tổng số 62 văn kiện ta thấy có 53 văn kiện (chiếm 85%) là thư từ giao thiệp với tướng lĩnh và triều đình nhà Minh xoay quanh những vấn đề chủ yếu sau: Trước tiên là một tinh thần phê phán quyết liệt đối với những hành động bạo ngược cũng như những hành động bội ước của giặc Minh mà Nguyễn Trãi đã thể hiện khi trực tiếp đầy phẫn nộ, khi ngầm ý sâu xa. Đó là 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng