Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật trần thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đảo mộng mơ và tôi t...

Tài liệu Nghệ thuật trần thuật trong cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, đảo mộng mơ và tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của nguyễn nhật ánh luận văn tốt nghiệp đại học

.DOC
51
270
55

Mô tả:

Trêng §¹i häc Vinh Khoa ngữ văn ====*****==== NGUYỄN THỊ BẨY NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ, ĐẢO MỘNG MƠ VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Vinh – 2011 0 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ BẨY (MSSV:075604352) NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT TRONG CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ, ĐẢO MỘNG MƠ VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VĂN HỌC Giáo viên hướng dẫn: PGS. TS. Phan Huy Dũng VINH - 2011 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khoá luận này bên cạnh sự cố gắng, nỗ lực của bản thân, tôi còn nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của thầy giáo Phan Huy Dũng . Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với sự quan tâm của Thầy đã dành cho tôi. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm khoa, các thầy cô giáo trong khoa, người thân, bạn bè đã nhiệt tình động viên, giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt khoá luận này! Vinh, ngày 06 tháng 5 năm 2011 Sinh viên Nguyễn Thị Bẩy MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN...................................................................................................0 MỤC LỤC........................................................................................................0 Mở đầu.............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1 2. Lịch sử vấn đề...............................................................................................2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu....................................................................................3 4. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................3 5. Cấu trúc của khóa luận..................................................................................4 Chương 1: CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ, ĐẢO MỘNG MƠ VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH....................................................5 1.1. Đôi nét về quá trình sáng tác của tác giả Nguyễn Nhật Ánh.....................5 1.2. Vị trí của Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trong văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh............................................6 1.3. Những đặc sắc trong cách nhìn thế giới trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh.......................................10 Chương 2: QUAN ĐIỂM TRẦN THUÂÂT VÀ NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC ĐIỂM NHÌN...................................................................................................17 2.1. Một số vấn đề lý thuyết về quan điểm trần thuâ ât.....................................17 2.1.1. Khái niê âm trần thuật..............................................................................17 2.1.2. Nghê â thuâ ât trần thuâ ât - vấn đề cốt yếu của việc xây dựng tác phẩm văn xuôi tự sự.........................................................................................................18 2.2. Quan điểm trần thuâ ât trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh của Nguyễn Nhật Ánh..................................20 2.2.1. Trận thuật tham dự................................................................................20 2.2.2. Trần thuật không tham dự.....................................................................23 2.3. Nghệ thuật tổ chức điểm nhìn..................................................................24 2.3.1. Khái niệm điểm nhìn.............................................................................24 2.3.2 Phân loại điểm nhìn trong ba tập truyện mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh..................................................................................................................27 2.3.2.1. Điểm nhìn trong tổ chức không gian..................................................27 2.3.2.2. Điểm nhìn thời gian............................................................................28 2.3.2.3 Điểm nhìn bên trong và điểm nhìn bên ngoài.....................................31 Chương 3: GIỌNG ĐIÊÂU VÀ NGÔN NGỮ TRẦN THUÂÂT....................36 3.1. Giọng điê âu trong bộ ba truyện của Nguyễn Nhật Ánh.............................36 3.1.1. Khái niệm giọng điệu.........................................................................36 3.1.2. Giọng điê âu hài hước..............................................................................37 3.1.3. Giọng điệu “đối thoại”..........................................................................39 3.1.4. Giọng điệu chiêm nghiệm, suy tư.........................................................40 3.2. Ngôn ngữ trần thuật..................................................................................41 Kết luận..........................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................46 Mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự, gắn liền với toàn bộ quá trình tổ chức nghệ thuật của tác phẩm. Trần thuật liên quan đến mọi cấp độ trong tác phẩm, chi phối mạnh mẽ đến mạch vận động của tác phẩm cùng bố cục kết cấu, cho ta nhìn thấy diễn biến cốt truyện, tâm lý, hành động nhân vật, giọng điệu trần thuật, điểm nhìn trần thuật nhất định trong tác phẩm... Tìm hiểu một tác phẩm từ góc độ trần thuật là một biện pháp tối ưu để khám phá hình thức tổ chức sinh động và phức tạp của nó và tiếp cận phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.2. Từ khi đất nước đổi mới, các nhà xuất bản đã chuyển đổi hoạt động theo sự vận hành của cơ chế thị trường, do đó văn hóa đọc của trẻ em đã đón nhận “một phát minh thời đại” đó là “truyện tranh hiện đại, khôi hài và liên hoàn” được dịch vào du nhập từ nước ngoài. Là thành tựu văn hóa trẻ em của thế giới, nhiều bộ truyện tranh có ích đã trở thành người bạn thân thiết của trẻ em Việt Nam: Đôrêmon, Thám tử lừng danh Coonan, Thủy thủ mặt trăng... Có thể nói rằng, đó là một thành công lớn của ngành xuất bản, nhưng lại là một thách thức lớn đối với nhà văn (đặc biệt là nhà văn viết cho thiếu nhi) và suy rộng ra là thách thức đối với một nền văn học. Nhà xuất bản Kim Đồng đã cố duy trì sức sáng tác của văn học thiếu nhi trong nước với những Tủ sách vàng, Tủ sách thơ với tuổi thơ... Những cố gắng duy trì tình yêu văn học bằng cách tái bản liên tục các tác phẩm cổ điển cũng đã phần nào lưu giữ bạn đọc trẻ, với những giá trị thẩm mỹ có ý nghĩa bồi dưỡng nhân cách. Nhưng mặt trái của việc làm ấy là tạo ra sức ì trong sáng tạo các tác phẩm mới. Đây cũng là một trong nhiều yếu tố khiến cho hàng loạt các cây bút viết cho thiếu nhi xuất hiện vào cuối thập kỷ 80 đã không còn đi tiếp con đường sáng tạo khó khăn này. Thực tế là sách thiếu nhi Việt Nam lép vế so 1 với sách thiếu nhi dịch từ nước ngoài. Nguyên nhân do tư duy sáng tác của nhà văn quá cũ, cần phải đổi mới toàn diện. Lựu chọn đề tài này cũng là một dịp để chúng ta ghi nhận sự nỗ lực của các cây bút đương đại trong việc đổi mới tư duy, cánh viết đem lại một diện mạo mới cho văn học đương đại nói chung và văn học thiếu nhi nói riêng. 1.3. Xuất hiện trên văn đàn như một hiện tượng văn học, Nguyễn Nhật Ánh là một cây bút tài năng với nỗ lực cách tân không ngừng về mặt tư duy cũng như nghệ thuật. Mỗi tác phẩm của ông ra đời đều mang tới một ấn tượng mới mẻ cho người đọc. Với giọng văn hài hước nhẹ nhàng cùng nghệ thuật phân tích tâm lý sâu sắc những trang văn của ông thực sự hấp dẫn các độc giả không chỉ là trẻ em mà cả với những ai “từng là trẻ em”. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là ba tác phẩm mới nhất của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Ba tác phẩm đã được độc giả trong và ngoài nước đón nhận một cách nồng nhiệt. Chọn đề tài này, chúng tôi muốn tìm hiểu những nét đặc sắc trong nghệ thuật trần thuật để nhìn nhận rõ hơn những nỗ lực trong việc đổi mới chính mình của nhà văn và những đóng góp của ông trong mảng văn học thiếu nhi Việt Nam đương đại. 2. Lịch sử vấn đề. Sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh không tạo cơn sốt cho văn học Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, Nguyễn Nhật Ánh đã có một chỗ đứng khá ổn định và bền vững. Các tác phẩm của ông ra đời đều được đón nhận nồng nhiệt từ bạn đọc, cũng như được sự quan tâm, bàn luận của các đầu báo, các nhà phê bình. Ba tác phẩm vừa ra đời đã được xuất hiện trên truyền hình trong chuyên mục “mỗi ngày một cuốn sách” (kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam) và cả 3 tác phẩm đều là cuốn sách được bán chạy nhất trong Hội sách thành phố Hồ Chí Minh các năm 2008, 2010. Đặc biệt cuốn Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã đạt dược nhiều giải thưởng: Giải vàng Sách hay của hội xuất 2 bản Việt nam năm 2009, giải thưởng văn học ASEAN 2010... Tuy nhiên mảng văn học thiếu nhi từ trước tới nay chưa được quan tâm đúng mức kể từ khâu sáng tác tới khâu nghiên cứu, phê bình. Thực tế là có rất ít công trình có quy mô lớn nghiên cứu về toàn bộ sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh – một nhà văn xuất sắc của văn học thiếu nhi. Những bài viết về tác giả, tác phẩm chủ yếu là trên các trang Blog cá nhân, các trang Wed: Tonvinhvanhocdoc.vn, Vietbao.vn, tintuc.xalo.vn... Một số bài viết của các tác giả như: Lê Minh Quốc, Nguyễn Quang Lập, Thụy Anh cũng chỉ mang tính chất của một bài phê bình chứ không mang tính chất chất nghiên cứu một cách toàn diện. Chúng tôi cho rằng vấn đề nghệ thuật trần thuật trong tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh cần được quan tâm, nghiên cứu để khẳng định tài năng và tên tuổi của ông. Tuy nhiên trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp đề tài này chưa thể đi sau và khai thác hết các góc cạnh của vấn đề. Để có một công trình nghiên cứu toàn diện và đầy đủ về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Nhật Ánh. Tôi nghĩ cần có sự góp mặt của nhiều công trình nghiên cứu hơn nữa. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. 3.1. Xác định vị trí của ba tác phẩm: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trên hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh cũng như trong bối cảnh đổi mới nghệ thuật trần thuật trong văn xuôi đương đại (đặc biệt là mảng văn học thiếu nhi). 3.2. Tìm hiểu những đặc sắc trong quan điểm trần thuật, nghệ thuật tổ chức điểm nhìn trong ba tác phẩm mới nhất của ông. 3.3. Chỉ ra những đặc sắc của giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật trong ba tác phẩm. Từ đó thấy được tài năng và phong cách độc đáo của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đồng thời hiểu được tình cảm mà nhà văn dành cho trẻ em. 4. Phương pháp nghiên cứu. Trần thuật và nghệ thuật trần thuật là những khái niệm thuộc phạm trù chuyên ngành lý luận văn học. Vì vậy khi nghiên cứu chúng tôi vận dụng kiến 3 thức lý luận cơ bản, khái quát để soi chiếu vào các sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Bên cạnh đó chúng tôi kết hợp các phương pháp: Phương pháp miêu tả - phân tích, Phương pháp khảo sát – thống kê, Phương pháp đối chiếu so sánh... Để làm rõ nghệ thuật trần thuật trong ba tác phẩm và thấy được vị trí của nó trong hành trình sáng tạo của nhà văn cũng như sự phát triển của văn học thiếu nhi. 5. Cấu trúc của khóa luận. Tương ứng với những nhiệm vụ đặt ra, ngoài phần mở đầu và kết thúc, khóa luận gồm 3 chương: Chương 1: Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ và Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trên hành trình sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Chương 2: Quan điểm trần thuật và nghệ thuật tổ chức điểm nhìn. Chương 3: Giọng điệu và ngôn ngữ trần thuật. 4 Chương 1 CHO TÔI XIN MỘT VÉ ĐI TUỔI THƠ, ĐẢO MỘNG MƠ VÀ TÔI THẤY HOA VÀNG TRÊN CỎ XANH TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NGUYỄN NHẬT ÁNH 1.1. Đôi nét về quá trình sáng tác của tác giả Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhật Ánh là bút danh của một nhà văn Việt Nam chuyên viết cho tuổi mới lớn. Ông sinh ngày 7/5/1955 tại huyện Thăng Bình, Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học ở các trường Tiểu La, Trần Văn Cao và Phan Châu Trinh. Từ năm 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống ở Sài Gòn, theo học nghành sư phạm. Ông đã từng đi thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Từ 1973 điến nay ông là phóng viên nhật báo Sài Gòn giải phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao báo Sài Gòn giải phóng với bút danh Chu Đình Ngạn. Ngoài ra Nguyễn Nhật Ánh còn có các bút danh khác như Anh bồ câu, Lê Duy Cật, Đông Phương Sóc, Sóc Phương Đông… Năm 13 tuổi ông đăng báo bài thơ đầu tiên. Tác phẩn đầu tiên in thành sách là một tập thơ: Thành phố tháng tư, nhà xuất bản Tác phẩm mới, 1984 (in chung với Lê Thị Kim). Truyện dài đầu tiên của ông là tác phẩm Trước vòng chung kết (NXB Măng non, 1985). Hai mươi năm trở lại đây, ông tập trung viết văn xuôi, chuyên sáng tác về đề tài thanh thiếu niên. Năm 1990, truyện dài Chú bé rắc rối được Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh trao giải thưởng văn học trẻ hạng A năm 1995. Ông được bầu chọn là nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995) qua cuộc trưng cầu ý kiến bạn đọc Gương mặt trẻ tiêu biểu trên mọi lĩnh vực của thành đoàn TP HCM và báo Tuổi trẻ, đồng thời được Hội Nhà văn Thành 5 phố Hồ Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995). Năm 1998, ông được nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho nhà văn có sách bán chạy nhất năm 2003. Bộ truyện nhiều tập Kính vạn hoa được Trung ương Đoàn TNCSHCM trao tặng tác giả. Đến nay ông xuất bản được gần 100 tác phẩm, từ lâu đã trở thành nhà văn thân thiết của các thế hệ bạn đọc nhỏ tuổi Việt Nam. Năm 2004, Nguyễn Nhật Ánh ký hợp đồng với nhà xuất bản Kim Đồng tiếp tục cho xuất bản bộ truyên dài gồm 28 tập mang tên Chuyện xứ Langbiang nói về hai cậu bé lạc vào thế giới phù thủy. Đây là lần đầu tiên ông viết bộ truyện hoàn toàn dựa trí tưởng tượng. Vì vậy để chuẩn bị cho tác phẩm này ông phải mất 6 tháng nghiên cứu tài liệu và đọc sách liên quan như phù thủy và pháp sư, các huyền thoại phù thủy, ma thuật và thuật phù thủy. Sau Chuyện xứ Langbiang, tác phẩm tiếp theo của ông là bút kí của một chú cún có tên Tôi là Bêtô. Có thể nói tác phẩm để lại dấu ấn sâu đậm và làm rạng rỡ tên tuổi của ông là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (NxbTrẻ, 2008). Năm 2009, ông ra mắt bạn đọc Đảo mộng mơ, là món quà tiếp theo đối với các bạn nhỏ. Tác phẩm mới nhất của ông là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh phát hành tháng 12/2011. 1.2. Vị trí của Cho tôi một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh trong văn nghiệp Nguyễn Nhật Ánh Nguyễn Nhậ Ánh được coi là một trong những nhà văn viết cho thiếu nhi thành công nhất ở nước ta hiện nay. Nhưng không chỉ có thế, Nguyễn Nhậ Ánh là nhà văn của mọi lứa tuổi. Nguyễn Nhật Ánh được thiếu nhi và thanh thiếu niên đặc biệt yêu mến, những tác phẩm của ông nổi tiếng một thời, từng làm cho bao học sinh thích thú: Cô gái đến từ hôm qua, Chú bé rắc rối, Thằng quỷ nhỏ, Bong bóng lên 6 trời… Ngay cả những người đi qua lứa tuổi mộng mơ ấy rồi vẫn tìm thấy nơi các tác phẩm: Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh… của Nguyễn Nhật Ánh những kỷ niệm thật êm đềm, những niềm vui trong trẻo và những tình cảm ấm áp... Những tầng ý nghía sâu xa trong tác phẩm đã chinh phục được nhiều thế hệ độc giả. Sau một thời gian vắng bóng, năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh trở lại với Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ. Trên chuyến tàu đặ biệt làm bằng kỷ niệm, người đàn ông trở lại thăm tuổi trẻ của mình - ấy là khi cu Mùi lên tám tuổi. Cùng với cu Mùi là ba cô cậu nhóc: con Tủn, con Tí sún và thằng Hải cò. Những trò chơi tinh nghịch, những suy nghĩ ngộ nghĩnh, giàu tưởng tượng là đặc trưng của thế giới trẻ thơ. Bọn nhóc thật sự dẫn chúng ta vào những cuộc phiêu lưu thần kì. Với giọng văn hài hước, hóm hỉnh, nhẹ nhàng, không chỉ có các bạn nhỏ mà tất cả những ai cầm cuốn truyện trên tay đều được phát một tấm vé miễn phí trên chuyến tàu trở về tuổi thơ. Chính tác giả đã viết sau bìa sách: “Tôi viết cuốn sách này không dành cho trẻ em. Tôi viết cho những ai từng là trẻ em” - đó chính là bức thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. Trong cuộc đời mỗi con người ai cũng đã từng có một miền ký ức tuổi thơ, hãy trân trọng nó dù hôm nay bạn là ai… Khi ta nhớ về kí ức không chỉ để mà nhớ, chính là ta đang tự kiểm điểm đời mình, rút ra bài học nhân sinh để sống tốt hơn, có ý nghĩa hơn. Tác phẩm đã ghi một dấu ấn quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh. Tác phẩm không chỉ chinh phục các độc giả trong nước mà còn được độc giả nước ngoài mến mộ. Nó đã được dịch ra một số thứ tiếng trên thế giới: Hàn Quốc, Thái Lan… Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã dành được một số vị trí bình chọn khá cao: - Tác phẩm bán chạy nhất tại Hội sách TP. Hồ Chí Minh năm 2008. - Cuốn sách hay nhất năm 2008 (bình chọn của bạn đọc báo Người Lao động) - Giải vàng sách hay của Hội xuất bản Việt Nam. 7 - Tặng thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam 2009. - Giải thưởng văn học ASEAN. Đến hẹn lại lên, như thường lệ, cứ mỗi kỳ hội sách được tổ chức tại TP. Hồ Chí Minh, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh lại có một tác phẩm mới dành cho thiếu nhi. Hai năm trước là Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, cuốn sách ngay trong ngày khai mạc đã lập kỷ lục về lượng tiêu thụ. Còn hội sách lần thứ 6, khai mạc sáng ngày 15/03/2010 là cuốn Đảo mộng mơ. Đúng như tên gọi của truyện, bước vào thế giới của truyện là bước vào một thế giới của “mộng mơ”. Chúng ta thật sự ngạc nhiên vào trí tưởng tượng của những đứa trẻ lên mười: Tin, Bảy và Thắm. Trong thế giới ấy ta nhận thấy những cách lý giải riêng, những quy luật riêng, theo logic riêng… Ai bảo giữa sân nhà không thể có “đảo hoang” ? Không thể có chúa đảo, phó chúa đảo, chúa đảo phu nhân? Không thể có cá mập, sư tử, beo?... Tất cả đều có thể nếu bạn theo dõi logic phát triển của truyện. Bằng trí tưởng tượng phong phú, trí thông minh, ba người bạn đã đồng tâm hiệp lực để chứng minh nếu không cho cả thế giới biết thì ít ra cũng cho mọi người xung quanh biết rằng: có một hòn đảo mang tên Đảo Robinson. Ở đó có đầy đủ các nhân tố của một hòn đảo thật sự: chúa đảo Tin, phó chúa đảo Thứ Bảy, phu nhân chúa đảo Thắm (và dĩ nhiên họ đã cưới nhau được ba năm), có dừa, có hải tặc là thằng Phàn, có cả sư tử tên Pig, có con beo tên MiMi… Đảo mộng mơ là câu chuyện của trẻ thơ song không vì thế mà truyện mất đi những giá trị nhân văn sâu sắc. Qua câu chuyện tác giả như muốn gửi tới một thông điệp: cần có sự trân trọng đối với thế giới trẻ thơ. Tác phẩm là cuốn sách bán chạy nhất tại Hội sách TP. Hồ Chí Minh đầu năm 2010 và tiếp tục ghi dấu ấn tài năng của anh bồ câu đa tài. Tác phẩm mới nhất của Nguyễn Nhật Ánh là Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh được ra mắt bạn đọc vào tháng 12/2010. Đây là câu chuyện của người anh kể về người em, đó là cậu bé Tường, hay nói khác đi, số phận của người em dưới cái nhìn của người anh. Cậu bé Tường tuồng như sinh ra để hy sinh 8 và nhường nhịn cho người khác, và cuộc đời đã ban tặng cho cậu hạnh phúc ngọt ngào mà cậu mong mỏi. Trong khi anh trai của cậu, một cậu bé ích kỉ hẹp hòi tưởng có được tất cả thì hoá ra chẳng có gì. Bài học đó thú vị ở chỗ, nó do chính người anh ích kỉ hẹp hòi rút ra chứ không phải ai khác. Cuốn sách này được giới thiệu như một tập "nhật ký" của nhân vật Thiều. Tập "nhật ký" có 81 câu chuyện nhỏ, mỗi câu chuyện giống như một toa tàu, với tất tần tật những sự kiện xảy ra quanh cậu bé trong một ngôi làng nhỏ như: chuyện đi học, chuyện làm bạn với các con vật gần gụi trong thế giới trẻ thơ như con cóc, con cuốn chiếu, con ve, chuyện ma… Cuốn sách còn là những tình cảm trong sáng của lứa tuổi mới vừa biết "để ý" nhau, cũng như mối tình của những người lớn khác. Tập truyện còn có những nút thắt, mở của những chuyện có vẻ hơi khốc liệt trong thế giới tuổi thơ như cháy nhà, lụt lội, đói ăn, lồng vào đó là sự hối hận, lòng bao dung, những sẻ chia đậm đà nghĩa tình hàng xóm láng giềng. Vẫn với giọng văn khi thì hóm hỉnh, lúc tếu táo nghịch ngợm, nhưng nhà văn luôn cài một triết lý sống phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi. Trong cuốn sách mới này, nhà văn Nguyễn Nhật Ánh tiết lộ rằng, ông đã cố gắng "viết khác" những cuốn sách trước đây của mình. Đó là lần đầu tiên nhà văn sử dụng nhân vật… phản diện. "Các hoàn cảnh trong cuốn sách sẽ khắc nghiệt hơn, cuộc sống của nhân vật sẽ không êm đềm như những nhân vật trong các cuốn sách trước của tôi. Đặc biệt, lần đầu tiên trong tác phẩm thiếu nhi của tôi xuất hiện những cảnh huống, những nhân vật phản diện. Tôi muốn phê phán cái ác của sự vô tâm nơi con người. Ngay cả nơi những con người lương thiện nhưng có những biểu hiện vô tâm thì đó cũng chính là sự thật đáng cảnh báo trong bối cảnh sống hôm nay" - Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh đã tiết lộ. Cả ba truyện đều chia thành những chương, phần giúp cho người đọc dễ nắm bắt. Cùng với đó là những hình ảnh minh họa nghộ nghĩnh, sinh động 9 thu hút bạn đọc, đặc biệt là các bạn đọc nhí. Tất cả đã ghi dấu ấn trong lòng người đọc. Trong nền văn học thiếu nhi đang bị cơn sốt sách ngoại lấn át thì những sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh có một vị trí tiên phong. Những tác phẩm đầy ắp tiếng cười, niềm vui và đặc biệt truyện mang đậm dấu ấn tính cách, tâm hồn của trẻ thơ Việt. Những tác phẩm mới của Nguyễn Nhật Ánh vẫn mang phong cách dí dỏm, hài hước vốn có của ông nhưng nó cũng chứng tỏ sự nỗ lực sáng tạo của chính tác giả. Chính vì vậy mà có thể khẳng định: khi nào còn nhu cầu đọc sách của các em thì những tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh còn được đón nhận và ghi dấu ấn. 1.3. Những đặc sắc trong cách nhìn thế giới trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ, Đảo mộng mơ, Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh Ta có thể dễ dàng nhận thấy trong ba tập truyện là thế giới trẻ thơ vô cùng vui nhộn. Vì sao nhà văn lại nuôi dưỡng một tâm hồn trẻ thơ lâu bền và xây dựng được thế giới đặc trưng của trẻ thơ như thế? Lý do dễ nhận thấy nhất đó là cách nhìn thế giới. Nguyễn Nhật Ánh đã nhìn thế giới qua ánh mắt trẻ thơ. Vì vậy đọc truyện của ông bạn đọc thực sự chìm dắm trong những kỷ niệm của tuổi mộng mơ : trong trẻo, ấm áp, dịu nhẹ, ngọt ngào. Ở đó xa rời nhũng vụ lợi, toan tính, những xô bồ của cuộc sông cơm áo hàng ngày. Sự việc, cốt truyện cũng phát triển theo cái nhìn của trẻ thơ. Trong thế giới ấy luôn tồn tại một trật tự riêng và có nhiều khác biệt với thế giới “bên ngoài”. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ là thế giới trẻ em luôn luôn bị “cấm vận”, áp đặt theo vòng quay của “thế giới già cỗi”. Cu Mùi cùng Hải cò, con Tủn và Tý sún cảm thấy cuộc đời thật nhạt nhẽo, vô vị, buồn tẻ. Vào năm lên tám tuổi dường như chúng bị già đi bởi sống trong thế giới của người lớn, của bố mẹ và hàng đống những nguyên tắc, yêu cầu, bắt buộc. Nhìn bằng con mắt trẻ thơ, ông đã xây dựng một thế giới với những kỷ niệm của nhân vật tôi - “cu 10 Mùi” đã trưởng thành, nay lên con tàu trở về tuổi thơ của Cu mùi lên tám. Ở đó, cuộc sống với chúng thật tẻ nhạt: sáng, trưa, chiều, tối trôi qua và một ngày như bao ngày: “Mỗi đêm trước khi đi ngủ, tôi đã biết tỏng ngày mai những sự kiện gì sẽ diễn ra trong cuộc đời tôi. Tôi kể ra nhé: sáng tôi phải cố hết sức để thức dậy trong khi tôi vẫn còn muốn ngủ tiếp…”[1;11] Và một yêu cầu bức thiết với chúng là: làm cho cuộc sống bớt tẻ nhạt. Chúng đã hành động theo cách của những đứa trẻ thông minh và phá phách. Bốn đứa đã “đặt tên cho cả thế giới”. Trong thế giới mới ấy “cái nón” có tên mới là “cuốn tập”, “ti vi” là quạt máy, “đi ngủ” là “đi chợ”. ..Cái thế giới ấy với người lớn thật là nhốn nháo, lộn xôn thì với bọn nhóc đó lại là thiên đường. Mục đích sáng tạo thế giới của chúng mới lành mạnh làm sao: “Chúng tôi muốn thay đổi một cách gọi, thậm chí nếu được thì đặt lại tên cho cả thế giới, chỉ với một mục đích hết sức tốt đẹp là làm cho thế giới mới mẻ, tinh khôi như được sinh ra lần nữa. Chúng tôi còn quá trẻ trong khi thế giới thì lại quá già. Vì vậy mà bọn nhóc chúng tôi cần một thế giới non trẻ và giàu có của riêng mình” [1;55]. Bộ tứ này thậm chí còn chơi trò bố mẹ để được mắng: - “Con ngoan là phải chạy nhảy, trèo cây, đánh lộn!” - “Mày giữ gìn tập vở sạch sẽ như thế này mày không sợ thầy cô bảo ba mẹ mày không biết con hả thằng kia” [1; 38] Rồi chúng còn đào kho báu trong vườn nhà Hải cò, lập trang trại nuôi chó hoang… Nhưng rồi những trật tự do chúng lập ra nhanh chóng bị vỡ tung và trật tự của thế giớ cũ được lặp lại. Sau mỗi lần “sáng tạo” là mỗi lần chúng bị thất bại thảm hại: “nỗi đau của tôi lặn vào bên trong. Nó sâu sắc hơn, ít nhất là bằng nỗi đau của ba đứa bạn cộng lại. Vì ngày hôm qua tôi bị ăn đòn vì phạm cùng một lúc cả ba cái tội trên” [1;45]. 11 Tuy thất bại nhưng ý nghĩa còn lại của những hành động đó thì vô cùng to lớn. Ở đó chúng được là chính mình, được làm mới thế giới, ở đó chúng được tha hồ sáng tạo và làm những gì mình thích - dù nhũng điều đó lạ lùng, thậm chí là ngược đời. Điều đặc biệt nhất theo logic của sự phát triển tâm lý trẻ em, bộ tứ này đã lập một phiên tòa kết án cha mẹ chúng. Sở dĩ chúng làm điều này vì “bị cuốn theo dòng cảm xúc mãnh liệt, bốn đứa tôi thi nhau kể tội cha mẹ. Trong vài phút, bọn tôi kinh ngạc nhận ra ba mẹ của bọn tôi khuyết điểm đầy rẫy, có lẽ nhiều hơn bọn tôi cả chục lần” [1;154]. Như vậy chúng thấy thật bất công khi người hàng ngày kết tội chúng lại phạm đầy tội lỗi: “Mẹ mình đã năm lần đánh mất chìa khóa xe, mười hai lần đánh mất chìa khóa tủ mà chẳng ai nói gì” [1; 154]. Nếu như những lần trước chúng tranh dành nhau để được làm bố mẹ thì bây giờ “lại tranh nhau đến khô cả cổ để được làm con cái”. Lý do rất đơn giản “vì đây là phiên tòa vô tiền khoáng hậu: trẻ con xử người lớn!... - Ba đi đâu mà giờ này mới về? Ba có biết bây giờ là mấy giờ rồi không? - Nhớ sao ba còn tiếp tục say rượu? Rủi ba có mệnh hệ gì thì vợ con bỏ cho ai nuôi…” Chúng vô cùng sung sướng khi trút xả được những ấm ức trong lòng bấy lâu nay. Và phiên tòa đã kết thúc : “Phiên tòa hôm ấy kết kéo dài khá lâu và kết thúc trong niềm hân hoan của bốn đứa tôi. Chúng tôi cảm thấy đã lấy lại được sự công bằng, đã xả được bao nhiêu ấm ức, đã tưởng tượng ra được cảnh người lớn chân thành xin lỗi trẻ con về bao nhiêu là khuyết điểm mà nếu trẻ con không vạch ra thì người lớn không bao giờ nhận thấy” [1; 163]. Đảo mộng mơ vẫn là cách nhìn quen thuộc ấy - nhìn qua con mắt trẻ thơ. Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng một thế giớ mộng mơ vô cùng hấp dẫn. Tin sống trên đảo hoang – mà thực chất là đống cát mà ba nó mua về, đổ ở 12 trước sân để chuẩn bị xây bếp. Với mọi người từ ba, me, chị Hai, thàng Bảy, con Thắm… ban đầu đều không tin đó là một hòn đảo. Nhưng bằng lý lẽ và dẫn chứng xác định Tin đã thuyết phục được mọi người tin đó là một hòn đảo thật sự. Trẻ con có cách nhìn riêng. Cu Mùi, một nhận vật trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ đã nói: “Tại sao phải con chó là con chó? Hừ, con chó là con chó, điều đó chẳng có ỹ nghĩa gì hết. Nếu người đầu tiền gọi con chó là cái bàn ủi thì bây giờ chúng ta cũng gọi nó là cái bàn ủi. Chỉ toàn a dua thôi !” [1; 53] Và ở đây bé Tin cũng vậy. Nhu cầu làm mới thế giới làm cho cuộc sống bớt tẻ nhạt dường như là của mọi đứa trẻ. Ở trên đảo hoang Tin và các bạn đã thật sự tạo dựng được thiên đường cho chính mình. Chúng thuyết phục mọi người bằng việc tạo ra một thế giới thực cho đảo hoang mà chúng vừa khám phá. Ở đó ban đầu có ba cái “cát,cát và cát. Sông và suối là cái thứ tư, cái thứ năm ,thứ sáu và cái thứ bảy hoàn toàn không có. Nói chung những gì liên quan đến nước đều không có ” [2; 6]. Nhưng sau đó hòn đảo đã thật sự tồn tại “khi Tin đào một cái mương nhỏ quanh đống cát, hì hục đổ nước vào đó thì biển mới xuất hiện, và sáng hôm sau thì hòn đảo ra đời” [2; 13]. Tin còn trang trí cho hòn đảo bằng mấy cây cọ trồng trong chậu cảnh của ba và dần dần mọi thứ còn lại được xác lập: chúa đảo Tin, phó chúa đảo Thứ bảy, phu nhân chúa đảo là con Thắm, còn có cả sư tử Pig - mà thực ra là chú cún nhà con Thắm và còn có cả con beo MiMi, ở hòn đảo thường xuyên có bão và tất nhiên những người sống trên đảo thì vô cùng dũng cảm và gan dạ . Điều đặc biệt nhất trong thế giới mộng mơ đó là bộ ba này đã làm được nhiều chuyện phi thường: Tin và Bảy đã có dũng khí hạ được thằng Phàn – một thằng to lớn chuyên bắt nạt chúng, mà trước khi đặt chân lên hòn đảo chúng không bao giờ nghĩ là có thể hạ gục nổi. Ở trên hòn đảo chúng còn làm được việc tốt là giúp dì Sáu phát hiện ra kẻ trộm đồ trong nhà …. Vậy là “Đảo mộng mơ” là thiên đường của trí tưởng tượng, hòn đảo ấy có thể không có 13 thực nhưng trong mỗi tâm hồn trẻ thơ thì luôn có hòn đảo của riêng mình. Ba, mẹ, chị hai, cô giáo,các bạn trong lớp… công nhận có một hòn đảo. Sự thừa nhận ấy chính là sự trân trọng ưu ái của người lớn đối với thế giới trẻ thơ. Ở truyện dài Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh tuy có nhiều điểm khác hai truyện trên nhưng điểm tương đồng dễ thấy là sự việc được nhìn bằng con mắt trẻ thơ. Đó là cách cảm nhận cuộc sống của Thiều - nhân vật chính trong truyện. Tuy nhiên ở Thiều không còn cái ngộ nghĩnh vô tư như các nhân vật ở hai truyện trước, Thiều đã có những cảm xúc vu vơ miên man của tình yêu, của giận hờn, của tuổi mới lớn: “Ngồi im trong gió nghe đêm rớt Chợt thấy hoa vàng trên cỏ xanh” Tại sao lại là hoa vàng trên cỏ xanh ? Chi tiết này chỉ xuất hiện duy nhất trong tác phẩm: “Tôi nhìn xuống, thấy con Nhi còn kịp dừng lại trước mặt Tường cách đúng một bước chân. Đôi chân của nó ghim vào cỏ như ngọn lao rung bần bật vì hãm gấp quá. Cỏ dưới chân nó màu xanh biếc nhưng ánh mắt tôi vẫn bắt gặp những cánh hoa vàng li ti đang kín đáo nở trong nách lá và điều đó cho tôi cảm giác rằng mùa hè khắc nghiệt sắp sửa trôi qua” [3; 376]. Có nghĩa là trong bóng đêm, trong một khung cảnh có thể gọi u ám vẫn thấy tia hy vọng, một sự lạc quan vào cuộc sống về con người. Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh nhà văn chẳng những gợi một sự tò mò thú vị không chỉ cho bạn đọc trẻ tuổi mà còn khiến những người lớn tuổi bước lên 81 toa tàu có thể ngoái nhìn lại tuổi thơ của mình, và sẽ nhận ra ít nhất một lần chúng ta đã sống ích kỷ, vô tình hay cố làm tổn thương tới người khác. 14 Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu cách nhìn độc đáo trong ba truyện. Nguyễn Nhật Ánh đã miêu tả cuộc sống qua con mắt của trẻ thơ vì thế mà những câu truyện trở nên sinh động và hấp dẫn, đầy ắp niềm vui và tiếng cười nhưng cũng đầy dư âm của sự nuối tiếc xót xa. Qua cách nhìn mà nhiều mối quan hệ được xác lập. Trước hết là quan hệ giữa người với người. Đặc biệt nổi lên trong các truyện là tình bạn trong sáng, hồn nhiên, thân thiết và đằm thắm. Suy rộng ra đó là tình người đằm thắm, chan hòa. Chúng ta có thể tìm thấy điều này ở mọi trang sách. Đó là bộ tứ trong Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ hay bộ ba trong Đảo mộng mơ, hay tình bạn đằm thắm giữa Mận – Tường, Mận –Thiều trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh... Người đọc cũng cảm động trước tình anh em, chị em trong truyện. Chính những quan hệ vừa thân thiết, vừa gần gũi này tạo cho bạn đọc một cảm giác ấm áp về ký ức tuổi thơ. Bên cạnh mối quan hệ giữa người – người là mối qua hệ giữa con người với thiên nhiên. Trong truyện của Nguyễn Nhật Ánh nói chung và trong bộ ba truyện mới nhất này nói riêng ta luôn tìm được những hình ảnh thiên nhiên tràn ngập, thiên nhiên dường như là người bạn thân nhất của con người. Sở dĩ vì vậy mà cu Mùi và những người bạn đã đào kho báu trong vườn nhà Hải cò – đó là công cuộc chinh phục thiên nhiên hay nững trò chơi của chúng cũng thường xuyên diễn ra ở ngoài vườn, ở sân nhà. Hay trong Đảo mộng mơ thì con người và thiên nhiên dường như là đồng nhất. Tin, Bảy, Thắm sống trên đảo hoang có cọ, beo, sư tử , cá mập…. Đúng như tên gọi “Đảo” – những đứa trẻ ấy được thiên nhiên bao bọc và dĩ nhiên chúng vô cùng yêu thích thế giới ấy. Hơn cả yêu thích là sự say mê, mặc người lớn ngăn cấm, buổi chiều nào chúng cũng hẹn nhau ở đó. Trong không gian ấy chúng đã sáng tạo biết bao nhiêu thứ kỳ diệu. Trong Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, mọi điều không nằm ngoài quan hệ gần gũi, hài hòa ấy. Những trò chơi, trận đánh diễn ra dưới gốc cây, trong sân vườn, những trò chơi bắt ve sầu, hái hoa phượng… đều thể hiện sự 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất