Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết ma văn kháng...

Tài liệu Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết ma văn kháng

.PDF
105
639
85

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRẦN THỊ HOA NGHỆ THUẬT TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG Chuyên ngành: Lý luận văn học Mã số: 60 22 01 20 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp Hà Nội, 2013. 2 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: Ban giám hiệu, Phòng Sau đại học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo trong tổ Lý luận văn học trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng Quí thầy cô đã tham gia giảng dạy tôi trong suốt khóa học vừa qua. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, người thầy nhiệt tình, tận tâm, chu đáo đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành đề tài khoa học. Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các quí Thầy Cô trong Hội đồng chấm luận văn đã dành thời gian đọc và đóng góp ý kiến giúp cho luận văn được hoàn chỉnh hơn. Cảm ơn Ban giám hiệu trường THPT Thái Hòa, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa học. Xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã luôn động viên giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Trong quá trình viết luận văn này, khó tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của Quý thầy cô và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Hoa 3 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn Khoa học của PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp. Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc trong danh mục tài liệu tham khảo của luận văn. Hà Nội tháng 7 năm 2013 Tác giả luận văn Trần Thị Hoa 4 MỤC LỤC Đề mục MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Đóng góp của luận văn 8. Cấu trúc luận văn NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CỐT TRUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH 1 2 5 5 5 6 7 7 SÁNG TẠO CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Giới thuyết về cốt truyện 1.1.1. Quan niệm truyền thống về cốt truyện 1.1.2. Quan niệm hiện đại 1.1.3. Phân loại cốt truyện 1.2. Hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Ma Văn Kháng 1.3.2. Tiểu thuyết của Ma Văn Kháng trước và sau 1986 CHƯƠNG 2 8 13 15 18 23 23 28 CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 2.1. Tổ chức cốt truyện theo tiến trình thời gian 2.1.1. Cốt truyện tuyến tính 2.1.2. Cốt truyện gấp khúc 2.2. Cốt truyện xung đột, phân tuyến 2.2.1. Các loại hình xung đột trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 33 33 36 41 42 2.2.2. Cốt truyện xung đột, phân tuyến trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 43 2.3. Cốt truyện lắp ghép 2.3.1. Đặc điểm cốt truyện lắp ghép 2.3.2. Cốt truyện lắp ghép trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng 50 50 51 5 CHƯƠNG 3 Ý NGHĨA NGHỆ THUẬT CỦA CÁC HÌNH THỨC TỔ CHỨC CỐT TRUYỆN TRONG TIỂU THUYẾT MA VĂN KHÁNG 3.1. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc 63 thể hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm 3.1.1. Các chủ đề xuyên suốt trong các tiểu thuyết Ma Văn Kháng 3.1.1.1. Chủ đề đấu tranh, phanh phui những tiêu cực trong cuộc sống 3.1.1.2. Chủ đề gia đình và truyền thống văn hóa. 3.1.2. Các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc thể hiện chủ đề 3.2. Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng với việc bộc lộ tính cách nhân vật 3.2.1. Khái niệm nhân vật và tính cách nhân vật trong tác phẩm văn học 3.2.2. Các hình thức tổ chức cốt truyện của Ma Văn Kháng giúp khắc họa rõ nét chân dung, tô đậm tính cách, số phận nhân vật 3.2.2.1. Khắc họa tính cách nhân vật qua ngoại hình 3.2.2.2. Tính cách, số phận nhân vật thể hiện qua thử thách 3.2.2.3. Tính cách nhân vật thể hiện qua sự so sánh, đối chiếu 3.2.2.4. Soi chiếu nhân vật qua nhiều góc độ 63 64 65 67 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 94 75 75 76 77 81 82 87 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Nền văn học Việt Nam thời kì từ sau 1975 đến nay đã có những chuyển biến đáng ghi nhận ở hầu hết các thể loại trong đó có tiểu thuyết. Trong sự vận động chung của nền văn học, tiểu thuyết đã và đang nỗ lực chuyển mình đổi mới nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại, của đời sống văn học và của độc giả. Không khí dân chủ của môi trường sáng tạo giúp nhà văn ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ của mình, vượt lên những quy định khuôn khổ truyền thống lâu nay. Nhiều tác giả tiểu thuyết đã có cách tân trong cách nhìn và lối viết, có nhiều tác phẩm thành công hay đang trên đường tìm tòi thể nghiệm song điều đáng nói ở đây là tất cả đều hướng tới việc làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Chỉ xét riêng trên phương diện tổ chức cốt truyện- một yếu tố thiết cốt của tiểu thuyết-trong văn học sau 1975 chúng ta dễ dàng nhận thấy sự đa dạng về diện mạo. Cốt truyện trong tiểu thuyết sau 1975 đến nay, một mặt vẫn kế thừa đặc trưng của cốt truyện truyền thống mặt khác đã tiếp cận với tư duy tiểu thuyết hiện đại của thế giới. Sự đổi mới của tiểu thuyết sau 1975 có được là nhờ nỗ lực sáng tạo đáng kể, những cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết, tìm hướng đi mới trong sáng tạo thể loại của các cây bút văn xuôi đương đại trong đó có tác giả Ma Văn Kháng. 1.2. Ma Văn Kháng là cây bút được đánh giá cao trong dòng chảy văn chương hiện nay. Ông được các nhà phê bình đánh giá là “một cây bút văn xuôi lực lưỡng, sung sức, một đời văn sáng tạo” của nền văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI. Đó không chỉ là một nhà văn cần mẫn chuyên tâm với nghề, có bút lực dồi dào, sung sức mà còn là con người tâm huyết với những biến thiên của cuộc đời, của con người. Với những điểm nhìn nghệ 7 thuật độc đáo và những sáng tạo trong nghệ thuật thể hiện, ông đã cùng với một số nhà văn tinh anh khác tạo nên diện mạo mới cho văn học nước nhà giai đoạn hậu chiến. Ma Văn Kháng có một sự nghiệp văn chương đồ sộ cả về số lượng tác phẩm và thành tựu: 16 tiểu thuyết, 25 tập truyện ngắn, 1 hồi ký. Trong đời văn của mình, ông nhận được nhiều giải thưởng cao quý: Giải thưởng ASEAN, Giải thưởng Nhà nước, giải thưởng của Hội nhà văn Việt Nam,.... gần đây nhất là giải thưởng Hồ Chí Minh. Với sự yêu mến, ngưỡng mộ sự nghiệp sáng tác của nhà văn Ma Văn Kháng và sự tâm đắc với vấn đề tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của ông, chúng tôi mạnh dạn chọn Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng làm đề tài nghiên cứu cho mình với hy vọng góp một phần nhỏ bé vào việc khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của ông. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Văn học Việt Nam từ sau đổi mới 1986 đến nay là thời kỳ văn học có nhiều biến động, chưa hoàn tất, do đó không dễ đưa ra một cái nhìn bao quát, tổng hợp, toàn diện, hệ thống về nó. Xét trên phương diện đổi mới trong văn xuôi, nhất là ở lĩnh vực tiểu thuyết đã có rất nhiều bài viết, bàn về nó đáng chú ý là những bài viết sau: (được in trong tập Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, H. 2006 do Nguyễn Văn Long- Lã Nhâm Thìn đồng Chủ biên): - Nguyên Ngọc: Văn xuôi Việt Nam, lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đặt ra và triển vọng. - Bùi Việt Thắng: Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975, nhìn từ góc độ thể loại. - Nguyễn Văn Long: Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975. 8 - Nguyễn Thị Bình: Văn xuôi Việt Nam 1975-1995 những đổi mới cơ bản. - Nguyễn Bích Thu: Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. Và bài viết của Lý Hoài Thu: Sự vận động của các thể văn xuôi trong văn học thời kỳ đổi mới đăng trên Tạp chí Sông Hương, số 186/2004. Mỗi tác giả có góc nhìn khác nhau, song tất cả đều thống nhất ở mục tiêu chỉ ra sự đổi mới trong cách tân tiểu thuyết, những nỗ lực đáng kể trong sáng tạo của các cây bút văn xuôi Việt Nam, nhằm biểu đạt tư duy và tâm hồn con người thời đại. Trong số các tác giả tiểu thuyết được các nhà nghiên cứu vinh danh có Ma Văn Kháng với những nỗ lực cách tân đưa tới sự đổi mới triệt để và quyết liệt hơn trong cách nhìn hiện thực và thi pháp thể loại. 2.2. Ở mảng tiểu thuyết, Ma Văn Kháng đã gặt hái được khá nhiều thành công. Ông đã đạt được một số giải thưởng danh dự. Một số tiểu thuyết của Ma Văn Kháng cũng tạo được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình như Trần Đăng Suyền, Phong Lê, Lã Nguyên, Nguyễn Ngọc Thiện, Mai Thị Nhung,... Một số phương diện trong các tiểu thuyết của ông như nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu, điểm nhìn nghệ thuật, chủ đề, cảm hứng,....đã được đề cập. Tác giả Trần Đăng Suyền đã có một số bài nghiên cứu đăng trên báo Văn nghệ: “Đọc Đồng bạc trăng hoa xòe”- Báo Văn nghệ số 49 năm 1979, “Một cách nhìn cuộc sống hôm nay”- báo Văn nghệ số 15 năm 1983, “Phải chăm lo cho từng người”- Báo Văn nghệ số 40 năm 1985. Các bài viết này đã nêu những cảm nhận sâu sắc của tác giả về cảm quan hiện thực cuộc sống của Ma Văn Kháng, những thành công cũng như hạn chế nghệ thuật của các tiểu thuyết Đồng bạc trắng hoa xòe, Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn. Nhận xét về nhóm tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện cho rằng: “Cuốn tiểu thuyết Gió rừng (1977), Đồng bạc trắng hoa xòe (1980), Vùng biên ải (1983) viết sau các tập truyện ngắn về miền 9 núi, là một sự hội tụ, kết tinh cao độ vốn sống về con người và cuộc sống miền núi, mà ông tích lũy suốt hơn 20 năm gắn bó với nó. Người đọc có thể tìm thấy những bức tranh sinh động, những chuyện, những con người và con đường của người dân tộc thiểu số đã tìm tòi để hòa nhập vào cộng đồng các dân tộc ở Việt nam như thế nào. Khát vọng sống trong độc lập và tự do, lịch sử đấu tranh đau thương mà anh dũng, quả cảm, đời sống thường nhật, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, nếp sống, nếp nghĩ của các dân tộc anh em trên dải đất Tây Bắc liền kề biên giới phía Bắc được miêu tả khá đậm đà”. Không chỉ thành công ở mảng tiểu thuyết viết về đề tài miền núi, sau những năm 80, khi bước vào thời kì đổi mới, Ma Văn Kháng lại cho ra đời hàng loạt tiểu thuyết đời tư - thế sự như Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985), Đám cưới không có giấy giá thú (1989)….Với nhãn quan tinh tế, thái độ bao dung và tấm lòng nhân ái, ông chăm chú đến những cảnh sinh hoạt đời thường, những quan hệ, những cách ứng xử phô bày sự lựa chọn theo lợi ích cá nhân của đời sống bị chi phối bởi kinh tế thị trường. Trên Tạp chí Văn học số 9/1999, khi tìm hiểu về truyện ngắn của Ma Văn Kháng, tác giả Lã Nguyên có phát hiện tinh tế về một số đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn Ma Văn Kháng như tính công khai bộc lộ chủ đề, tô đậm tính cách nhân vật, lồng ghép giai thoại vào cốt truyện,… Tuy là những nhận định về truyện ngắn Ma Văn Kháng nhưng đây cũng là những ý kiến có ý nghĩa gợi mở quý báu cho chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng tôi tâm đắc với nhận xét về cách xây dựng nhân vật nói chung của Ma Văn Kháng mà Lã Nguyên phát hiện ra là “…nhân vật của Ma Văn Kháng dù phức tạp đến đâu, có những biểu hiện phong phú như thế nào, sau khi tiếp xúc, ta có thể nhận diện được ngay nhân vật ấy thuộc hạng người nào, cao thượng hay đê tiện, độc ác hay nhân từ, ích kỉ hay hảo tâm…” [63]. 10 Gần đây, trong một số công trình nghiên cứu đã ít nhiều đề cập đến cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng như bài viết Bóng đêm và nghệ thuật tự sự tổng hợp mới của Ma Văn Kháng của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện; một số luận văn Thạc sĩ và luận án Tiến sĩ như luận án Tiến sĩ của Nguyễn Thị Huệ (2000) - Những dấu hiệu đổi mới trong văn xuôi của Việt Nam từ 1980 đến 1986 - Qua bốn tác giả: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn...; luận án Tiến sĩ của Đỗ Phương Thảo (2007), Nghệ thuật tự sự trong sáng tác của Ma Văn Kháng. Tuy nhiên, chưa có công trình nào tìm hiểu một cách đầy đủ, toàn diện về nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Trong quá trình tìm hiểu nghệ thuật tự sự trong các tiểu thuyết của ông, chúng tôi nhận thấy nghệ thuật tổ chức cốt truyện có khả năng gây ấn tượng, xúc cảm thẩm mỹ đặc biệt đến người đọc. Dường như nhà văn đã dành nhiều tâm huyết và bút lực cho công việc này trong các trang văn của mình. 3. Mục đích nghiên cứu Chúng tôi sẽ hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cốt truyện và ý nghĩa nghệ thuật của cốt truyện. Trên cơ sở lý luận chung, chúng tôi đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống các hình thức tổ chức cốt truyện và ý nghĩa nghệ thuật của các hình thức tổ chức đó trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để có căn cứ khẳng định tài năng, phong cách cũng như những đóng góp của nhà văn cho nền văn học Việt Nam đương đại. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận văn thống kê, phân loại những hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng, phân tích ý nghĩa nghệ thuật tổ chức cốt truyện của Ma Văn Kháng từ đó khẳng định những nỗ lực sáng tạo, những cố gắng đổi mới tư duy tiểu thuyết của nhà văn. 11 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu là tìm hiểu “Nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng”, chúng tôi tiến hành khảo sát trực tiếp cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng, tập trung vào các tác phẩm sau đây: 1. Đồng bạc trắng hoa xoè, 1978 2. Mưa mùa hạ, 1982 3. Vùng biên ải, 1983 4. Mùa lá rụng trong vườn, 1985 5. Đám cưới không có giấy giá thú, 1989 6. Ngược dòng nước lũ, 1999 7. Gặp gỡ ở La Pan Tẩn, 2001 8. Một mình một ngựa, 2009 9. Bóng đêm, 2011 10. Bến bờ, 2011 Sở dĩ chúng tôi lựa chọn các tiểu thuyết này là bởi đây là những tác phẩm tiêu biểu của Ma Văn Kháng. Bên cạnh đó, luận văn sẽ có sự so sánh, đối chiếu với các tiểu thuyết khác của ông. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Ngoài việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong các tiểu thuyết của Ma Văn Kháng để làm rõ những đổi mới, cách tân của ông trong việc xây dựng cốt truyện, chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số cách tổ chức cốt truyện của một số nhà văn khác cùng thời, trước và sau Ma Văn Kháng để có sự so sánh, đối chiếu. 6. Phương pháp nghiên cứu 12 Trong quá trình thực hiện luận văn chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp so sánh. - Tiếp cận thi pháp học và tự sự học. 7. Đóng góp của luận văn - Từ việc nghiên cứu nghệ thuật tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng luận văn góp phần chỉ rõ những nỗ lực đổi mới tư duy tiểu thuyết của nhà văn, khẳng định một cách khoa học những đóng góp của ông trong tiến trình đổi mới văn học đương đại. - Ở một mức độ nào đó, luận văn sẽ làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy văn học ở trường PTTH và Đại học cũng như người yêu thích văn học Việt Nam. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có ba chương: Chương 1: Giới thuyết về cốt truyện và hành trình sáng tạo của Ma Văn Kháng. Chương 2: Các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng. Chương 3: Ý nghĩa nghệ thuật của các hình thức tổ chức cốt truyện trong tiểu thuyết Ma Văn Kháng. 13 NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THUYẾT VỀ CỐT TRUYỆN VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA MA VĂN KHÁNG 1.1. Giới thuyết về cốt truyện Cốt truyện được coi là một yếu tố quan trọng không thể thiếu trong văn học, đặc biệt là ở thể loại tự sự. Là một phương diện của hình thức tác phẩm nhưng cốt truyện lại có vai trò không nhỏ trong việc bộc lộ chủ đề và tư tưởng của tác phẩm, việc thể hiện tính cách nhân vật. Một tác phẩm có cốt truyện hấp dẫn và lôi cuốn sẽ làm cho chủ đề của tác phẩm có sức thuyết phục hơn, nhân vật sống động hơn. Có vai trò quan trọng trong tổ chức tự sự, vấn đề cốt truyện đã được nghiên cứu từ rất sớm trên thế giới và vẫn tiếp tục là đề tài hấp dẫn cho các nhà lý luận văn học hiện đại. Trong các công trình của Aristote, A.Veselovski, G.N. Pospelov, L.I.Timofeep, E.Dobin, Kojikov, B.Tomachevski, V.Shklovski, P.Cobley, J.Culler, J.Lotman,…vấn đề cốt truyện đã được đề cập đến ở nhiều mức độ khác nhau. Người đặt viên gạch đầu tiên cho lịch sử nghiên cứu cốt truyện là Aristote với tác phẩm Nghệ thuật thơ ca. Trong tác phẩm này, khi nói về cốt truyện Aristote cho rằng: “Cốt truyện là cơ sở, là linh hồn của bi kịch”. Cốt truyện được tạo ra bởi sự kiện và hành động, trong đó ông chú ý đến cách sắp xếp và tổ chức của chúng. Ông khẳng định: “ Ngoài các mối liên hệ bên ngoài có tính chất thời gian và nhân quả, giữa các sự kiện được miêu tả lại còn có các mối liên hệ bên trong mang ý nghĩa và cảm xúc”. Trong quan niệm của mình, Aristote nhấn mạnh đến chức năng, nhiệm vụ của các sự kiện thông qua việc sắp xếp, bài trí như thế nào để làm sao căn cứ trên cơ sở của sự đột biến của các sự kiện có thể tạo ra những hiệu quả thẩm mỹ nhất định. 14 Đến L.I.Timofeep, nhận định về cốt truyện trong sự tương quan với các yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ, ông cho rằng, khi mà các tính cách luôn đóng vai trò “người trung gian” độc đáo giữa nhà văn và cuộc sống do nhà văn phản ánh thì cốt truyện chính là hệ thống biến cố mà suy cho cùng những biến cố đó phải phản ánh những mâu thuẫn và xung đột xã hội. Trong các biến cố, tính cách bộc lộ và qua các biến cố sẽ khái quát hoá những xung đột cơ bản của cuộc sống. G.N. Pospelov trong công trình Dẫn luận nghiên cứu văn học cho rằng cốt truyện được hình thành chủ yếu là nhờ hành động của nhân vật. Hành động là sự thể hiện các xúc cảm, ý nghĩa, ý định của con người bao gồm những hành động tạo ra những biến động bất ngờ, gay gắt trong số phận nhân vật và cả “sự vận động của hành động chủ yếu chỉ xảy ra bên trong” mà cơ sở là sự vận động của trạng thái tinh thần nhân vật. G.N.Pospelov quan niệm cốt truyện luôn được triển khai trên nền của những xung đột căng thẳng, nói cách khác, chức năng quan trọng nhất của cốt truyện là bộc lộ các mâu thuẫn đời sống. Tính chất xung đột mâu thuẫn trong truyện lại do chủ đề mà nhà văn lựa chọn quyết định cùng với phương thức thể hiện chúng là hết sức đa dạng và biến đổi một cách lịch sử. Dựa trên mối liên hệ giữa các sự kiện G.N.Pospelov đã chia ra hai dạng cốt truyện: cốt truyện biên niên và cốt truyện đồng tâm B. Tomachevski với tiểu luận Hệ chủ đề, là một trong những người đầu tiên đi sâu nghiên cứu các thủ pháp cốt truyện. B.Tomachevski phân biệt khái niệm chuyện kể (fabula, fable) và cốt truyện (siuzhet, subject) khác với cách phân biệt của A.Veselovski, G.N.Pospelov, L.I.Timofeep. Theo ông, chuyện kể là tập hợp những biến cố có quan hệ với nhau được thông tin cho người đọc trong suốt chiều dài tác phẩm, nó có thể được tóm tắt theo trật tự biên niên hay nhân quả của các biến cố mà không phụ thuộc vào thứ tự được 15 trình bày. Còn cốt truyện thì đi theo trình tự xuất hiện của các biến cố trong tác phẩm. Nói cách khác, mối quan hệ giữa các biến cố trong chuyện kể mang tính thời gian và đi từ nguyên nhân đến kết quả, còn cốt truyện lại liên kết các môtip theo trình tự xuất hiện trong tác phẩm, và như thế nó hoàn toàn là một sản phẩm được chế tác, có tính nghệ thuật. Trong khi đó, hướng nghiên cứu cốt truyện của các nhà lý luận thuộc trường phái cấu trúc, đại diện là J. Lotman trong công trình Cấu trúc văn bản nghệ thuật coi cốt truyện là một trong những yếu tố cơ bản tạo nên kết cấu tác phẩm nghệ thuật ngôn từ. Trên nguyên tắc đối lập nhị phân ngữ nghĩa của tổ chức nội tại các yếu tố của văn bản J. Lotman đã xác lập cấu trúc cốt truyện trên cơ sở của một loạt những cặp phạm trù có tính chất đối lập, liên kết với nhau theo từng cấp độ của văn bản nghệ thuật: văn bản phi cốt truyện/văn bản có cốt truyện; không có biến cố/biến cố; nhân vật bất hành động/ nhân vật hành động… Ông cũng yêu cầu xem cốt truyện trong sự tương quan chặt chẽ với những yếu tố khác của kết cấu tác phẩm nghệ thuật như khung khổ, không gian nghệ thuật, điểm nhìn… Ở Việt Nam, cốt truyện cũng là một trong những vấn đề làm tốn khá nhiều giấy mực của các nhà nghiên cứu văn học. Nhiều khái niệm, định nghĩa về cốt truyện đã được đưa ra phần nào đã chứng tỏ tâm huyết của các nhà nghiên cứu về vấn đề cốt truyện. Cuốn Từ điển Thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán chủ biên đưa ra khái niệm: “Cốt truyện là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo nhu cầu tư tưởng và nghệ thuật nhất định tạo thành bộ phận cơ thể quan trọng nhất trong hình thức động của tác phẩm văn học thuộc loại tự sự và kịch. Cốt truyện không phải là yếu tố tất yếu của mọi tác phẩm văn học. Trong các tác phẩm trữ tình, cốt truyện (với ý nghĩa chặt chẽ nhất của khái niệm này) không tồn tại vì ở đây, tác giả biểu hiện sự diễn biến của tích cách, tâm trạng” [17- tr.586]. Trong tác phẩm 150 thuật ngữ văn học do Lại 16 Nguyên Ân chủ biên, cốt truyện được định nghĩa như sau: “Cốt truyện là sự phát triển hành động, tiến trình các sự việc, các biến cố trong tác phẩm tự sự và kịch, đôi khi cả trong tác phẩm trữ tình”[5-tr.112]. Trong cuốn Lí luận văn học do Hà Minh Đức chủ biên, cốt truyện được hiểu là: “ một hệ thống những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm làm sáng tỏ chủ đề và tư tưởng tác phẩm” [12tr.137]. Như vậy, khái niệm cốt truyện không mang tính phổ quát cho tất cả các tác phẩm văn học ở những thể loại khác nhau. Cốt truyện được dùng chủ yếu cho tác phẩm tự sự hoặc kịch mà ít được dùng trong các tác phẩm thơ ca. Và cái hạt nhân cơ bản để tạo nên cốt truyện chính là sự kiện. Sự kiện là những biến đổi, những chuyển biến, những sự cố có ý nghĩa quan trọng đối với nhân vật, làm cho nhân vật và mối quan hệ giữa chúng biến đổi theo nó. Cũng chính vì thế nhà văn Gorki đã từng coi cốt truyện là hệ thống các quan hệ qua lại của các nhân vật, là “sự phát triển và tổ chức một tính cách”. Qua những sự kiện tính cách của nhân vật được định hình và bộc lộ một cách rõ ràng nhất để rồi phát lộ ra chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Do đó sự kiện văn học được coi là biểu hiện của những giá trị tinh thần. Trong cốt truyện, những sự kiện lớn được gọi là những biến cố (như sự kiện Chí Phèo bị Bá Kiến bắt đi tù trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao, sự kiện Khiêm bị cách chức giám đốc trung tâm văn hóa trong Ngược dòng nước lũ của Ma Văn Kháng). Những sự kiện này có thể tạo thành những bước ngoặt trong cuộc đời của nhân vật. Còn những yếu tố cụ thể tạo thành sự kiện được gọi là tình tiết. Các sự kiện có thể được sắp xếp theo trật tự thời gian hoặc cũng có thể tính tuyến tính của thời gian bị phá vỡ (điều này phổ biến văn học đương 17 đại). Sự phá vỡ, đảo lộn về thời gian này có thể là một thủ pháp nghệ thuật đồng thời nhằm gây ấn tượng mạnh đến người đọc. Cốt truyện có ba đặc điểm: tính lịch sử - cụ thể, tính kịch và tính hoàn chỉnh. Một tác phẩm văn học bao giờ cũng phản ánh hiện thực trong một giai đoạn nhất định, do đó lịch sử được soi chiếu trong nó là một điều không thể tránh khỏi. Tính lịch sử - cụ thể của cốt truyện được biểu hiện thông qua sự chân thật của các sự kiện lịch sử và qua đặc điểm của các tính cách. Tính kịch trong cốt truyện được biểu hiện ở những xung đột, những mâu thuẫn của đời sống được phản ánh trong tác phẩm (như xung đột giữa nông dân và địa chủ, cường hào trong Tắt đèn của Ngô Tất Tố, Bước đường cùng của Nguyễn Công Hoan, Chí Phèo của Nam Cao; xung đột giữa lực lượng cách mạng và bọn thổ ty, chúa đất trong Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải của Ma Văn Kháng). Chính tính kịch đã tạo nên độ căng cho cốt truyện đồng thời qua đó tính cách nhân vật được bộc lộ và chủ đề tư tưởng của tác phẩm được khẳng định. Đặc điểm cuối cùng của cốt truyện là tính hoàn chỉnh. Có nghĩa là các sự kiện của cốt truyện phải được sắp xếp, tổ chức một cách chặt chẽ đồng thời các sự kiện này phải có những mối liên hệ với nhau. Ví dụ trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, nếu không có sự kiện Chí Phèo gặp Thị Nở tại vườn chuối trong một đêm trăng sẽ không có sự kiện bát cháo hành thì có lẽ Chí Phèo sẽ không nhận ra bi kịch không được làm người của mình. Một điều khác cần chú ý của cốt truyện là quá trình vận động của cốt truyện. Có thể nói các bước diễn biến của cốt truyện cũng tương tự như quá trình phát triển của xung đột, gồm năm bước: mở đầu, thắt nút, phát triển, cao trào, mở nút. Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay với quy luật sáng tạo của văn học, cấu trúc của tác phẩm văn học cũng như tiểu thuyết là cấu trúc mở nên không nhất thiết phải có đầy đủ các bước diễn biến của cốt truyện. Điều này có lẽ phù hợp với tiến trình phát triển của văn học. 18 1.1.1. Quan niệm truyền thống về cốt truyện Trong quan niệm truyền thống, cốt truyện giữ một vai trò đặc biệt trong tác phẩm tự sự. Nó được coi là xương sống của tác phẩm. Nếu một tác phẩm không có cốt truyện hay, hấp dẫn thì sẽ được coi là không thành công. Cốt truyện trong quan niệm truyền thống được hiểu là tiến trình của các sự kiện liên hệ với nhau có tính chất thời gian hay tính chất nhân quả. Có nghĩa là sự kiện nào xảy ra trước thì nó xuất hiện trước, sự kiện nào xảy ra sau thì xuất hiện sau. Hay nói cách khác các sự kiện được sắp xếp theo quán tính của thời gian. Còn tính nhân quả chính là quan niệm bất cứ một cái gì xảy ra đều có nguyên nhân của nó (cái này xảy ra vì có cái kia), và cái thiện bao giờ cũng chiến thắng đối với cái ác. Một đặc điểm mà ta dễ nhận ra trong văn học truyền thống là tính chất kể chuyện. Khi tiếp nhận một tác phẩm, cái người đọc quan tâm là có thể kể được, do đó họ chỉ chú ý tới cốt truyện mà ít quan tâm đến cách viết của nhà văn. Điều này đã quy định phương thức sáng tạo của văn học tự sự truyền thống. Các nhà văn luôn chú ý tìm tòi, sáng tạo những cốt truyện sao cho thật độc đáo, thật ly kỳ và kịch tính. Họ đưa nhân vật của mình trải qua thật nhiều những tai biến, những thử thách khó khăn để rồi từ đó làm sáng lên tư tưởng của tác phẩm. Mô hình của cốt truyện truyền thống thường là: trình bày – khai đoạn – phát triển – cao trào – kết thúc. Trong đó phần trình bày giới thiệu một cách khái quát bối cảnh lịch sử, sự việc và nhân vật, về quan hệ gia đình của nhân vật. Trong Truyện Kiều, phần mở đầu Nguyễn Du đưa đến cho bạn đọc những thông tin về thời đại, địa điểm diễn ra câu chuyện (thời Gia Tĩnh triều Minh) và gia cảnh nhà Kiều. Phần này có tác dụng là thuyết minh cho lí do hành động của nhân vật trong phần sau. Phần khai đoạn, bắt đầu xuất hiện những sự kiện đánh dấu điểm khởi đầu cho quá trình bước vào thử thách của nhân vật, tạo tiền đề cho sự kiện 19 phát triển. Trong Truyện Kiều đó chính là sự kiện gia đình Kiều gặp nạn và hành động bán mình chuộc cha của Kiều. Chính sự kiện này mở đầu cho những ngày tháng lưu lạc đầy sóng gió của nàng Kiều. Ở đây, Nguyễn Du đã phần nào hé lộ những xung đột trong xã hội phong kiến. Ở phần phát triển toàn bộ các sự kiện được triển khai trong sự vận động của các mối quan hệ và mâu thuẫn đã xảy ra. Các sự kiện phải được sắp xếp theo trật tự thời gian. Nó bao gồm nhiều cảnh ngộ, nhiều biến cố khác nhau được trải ra trên trục thời gian của tác phẩm. Cường độ xung đột ngày càng gia tăng để đi đến điểm đỉnh của mâu thuẫn đòi hỏi phải giải quyết. Từ đó tính cách nhân vật được khẳng định dần và đi đến hoàn chỉnh (trong Truyện Kiều là 15 năm lưu lạc của nàng Kiều). Phần này chiếm một dung lượng lớn của tác phẩm. Phần cao trào, các sự kiện thử thách được đưa lên cao nhất, điểm đỉnh cùng với nhân vật. Cao trào chính là sự kiện dẫn đến bước ngoặt trong cuộc đời nhân vật và là sự phát triển cao nhất của cốt truyện (Ở Truyện Kiều là lúc Kiều bị Hồ Tôn Hiến làm nhục và ép lấy tên thổ quan dẫn đến việc Kiều nhảy xuống sông Tiền Đường tự vẫn). Tính cách nhân vật được bộ lộ và qua đó tư duy cũng như ý nghĩa nghệ thuật sâu xa của tác phẩm được sáng tỏ. Phần kết thúc, nhà văn đưa ra cách giải quyết của mình đối với những xung đột đã được miêu tả trong tác phẩm. Qua đó nhà văn thể hiện tư tưởng chủ đề tác phẩm cũng như quan niệm sáng tác của mình. Nhìn vào mô hình cốt truyện, ta thấy cốt truyện truyền thống được xây dựng bởi rất nhiều những sự kiện. Hay có thể nói đó là tác phẩm của những sự kiện. Những yếu tố về tâm lý của nhân vật rất ít được nhắc tới mà thường là những hành động. Các nhà văn chủ yếu đi tìm kiếm những sự kiện để nhân vật của mình trải nghiệm, bước qua bằng những hành động cụ thể. Thông qua 20 những hành động sẽ lộ phát bản chất của nhân vật, làm tư tưởng chủ đề của tác phẩm được tỏa sáng. Như vậy, theo quan niệm truyền thống, cốt truyện là một chuỗi các sự kiện được sắp xếp theo trật tự của thời gian tuyến tính với quan hệ nhân quả đậm nét giữa các sự kiện. Các sự kiện trong cốt truyện thường là sự kiện đời sống; càng éo le, càng ly kì thì tác phẩm càng thành công. Yếu tố rõ ràng trong cốt truyện phải được đảm bảo để truyện có thể kể lại được. Cốt truyện truyền thống gắn với cái nhìn toàn tri nên điểm nhìn nghệ thuật ít có sự luân phiên, đa dạng. Nhân vật hành động giữ vai trò quan trọng cho sự tồn tại của cốt truyện. 1.1.2. Quan niệm hiện đại Trong mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi khuynh hướng hay mỗi thi pháp sáng tạo của nhà văn, vai trò của cốt truyện với tiểu thuyết nói riêng và thể loại tự sự nói chung có những cách hiểu khác nhau. Nếu trong cách nhìn truyền thống, sự có mặt của cốt truyện trong tự sự là một điều tất yếu, thì trong thời đại ngày nay “ Cái làm nên sức mạnh cho tiểu thuyết gia chính là ở chỗ anh ta sáng tạo, anh ta hoàn toàn tự do sáng tạo, không có mô hình mẫu” [21tr.41]. Với sự sáng tạo trong đổi mới tư duy nghệ thuật, cốt truyện trong văn học có sự thay đổi một cách rõ nét. Trong thời đại ngày nay, nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ của mình nên mạnh dạn vượt qua khuôn khổ của truyền thống để vươn tới chân trời sáng tạo nghệ thuật. Những quan niệm truyền thống về cốt truyện bị mờ dần đi trong thể loại tự sự nói chung và tiểu thuyết đương đại nói riêng. Nếu trước kia, cốt truyện là tiến trình của các sự kiện thì trong văn học đương đại, cốt truyện lại là hành trình của nhân vật chính di chuyển qua các sự kiện khác nhau. Thay vì duy trì tính thống nhất trong trình tự thời gian và nhân quả của chuỗi sự kiện gắn với hành động của nhân vật chính thì tự sự hiện đại tan vỡ thành một chuỗi lắp ghép các phân
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan