Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần...

Tài liệu Nghệ thuật tiểu thuyết của hoàng quốc hải trong bộ bão táp triều trần

.DOC
101
147
117

Mô tả:

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH ------------------------ PHẠM THỊ PHƯỢNG NGHÖ THUËT TIÓU THUYÕT CñA HOµNG QUèC H¶I TRONG Bé B·O T¸P TRIÒU TRÇN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM MÃ SỐ: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHAN HUY DŨNG VINH, 2010 2 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU...........................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài……………………………………. .…………………….1 2. Lịch sử vấn đề ………………………………………. .……………………2 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu…………. .……………………6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………. .………………….6 5. Phương pháp nghiên cứu………………………………. .………………….7 6. Cái mới của luận văn……………………………………. .………………...7 7. Cấu trúc của luận văn....................................................................................7 Chương 1. Vị trí của Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại................................................................................................8 1.1. Nhìn chung về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại.............................8 1.2. Quá trình sáng tác Bão táp triều Trần và quan niệm về tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải.......................................................................................18 1.3. Bão táp triều Trần - một thành công nổi bật của tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại................................................................................................27 Chương 2. Nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hóa lịch sử của thời đại trong Bão táp triều Trần................................................................................32 2.1. Một số khó khăn của nhà tiểu thuyết khi phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của một thời đại đã qua.....................................................................................32 2.2. Nghệ thuật phục dựng không gian văn hoá lịch sử trong Bão táp triều Trần.....38 2.3. Nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử trong Bão táp triều Trần...........46 Chương 3. Nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong Bão táp triều Trần................................................................................58 3.1. Nghệ thuật kết cấu....................................................................................58 3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật..................................................................65 3.3. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ...................................................................80 KẾT LUẬN....................................................................................................91 3 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................93 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Bão táp triều Trần là một bộ tiểu thuyết lịch sử có quy mô đồ sộ, từ khi ra đời đã được độc giả và các nhà nghiên cứu đón nhận khá nồng nhiệt. Nhiều thành công của bộ sách đã được phân tích một cách thuyết phục. Tuy vậy, vẫn còn những giá trị đặc sắc khác của tác phẩm cần được nói sâu, bàn kỹ hơn. Luận văn của chúng tôi trước hết muốn góp phần vào việc này, nhằm đánh giá toàn diện hơn những nỗ lực lớn lao của tác giả khi tái dựng lại một thời hào hùng vào bậc nhất trong lịch sử dân tộc bằng hình thức tiểu thuyết. 1.2. Khi sáng tác bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táp triều Trần, chắc chắn nhà văn Hoàng Quốc Hải đã rút ra được những bài học quý báu từ các nhà văn đi trước có quan tâm đến đề tài lịch sử. Đến lượt mình, ông cũng đã để lại được cho những người viết sau những kinh nghiệm hữu ích trên các vấn đề: xử lý mối quan hệ giữa việc tôn trọng sự thật lịch sử và hư cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ, mượn chuyện xưa để gửi những thông điệp hiện đại… Tất thảy những điều đó rất cần được hệ thống hoá và phân tích kỹ lưỡng, giúp ích không chỉ cho việc tiếp nhận của độc giả mà còn cho việc sáng tác của các nhà văn. Đây cũng là một mục tiêu quan trọng mà công trình nghiên cứu của chúng tôi theo đuổi. 1.3. Trong nền văn học Việt Nam hiện đại, tiểu thuyết lịch sử là một mảng sáng tác đặc sắc. Việc đi sâu khám phá nó hẳn có nhiều điều lý thú và đòi hỏi phải hội đủ các điều kiện thích hợp. Đặt vấn đề tìm hiểu Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần, chúng tôi muốn tạo cho mình cơ hội khám phá sức hấp dẫn của mảng tiểu thuyết lịch sử với các thành tựu đã có và những hứa hẹn thành công của nó trong tương lai. 5 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Bộ tiểu thuyết lịch sử Bão táo Triều Trần gồm bốn tập ra mắt độc giả vào những thời điểm khác nhau đã gây được sự chú ý của dư luận. Đặc biệt là trong năm 2003 (năm Bão táp triều Trần được in trọn bộ), số lượng bài viết đăng tải trên các báo, tạp chí với nội dung giới thiệu hay phê bình tác phẩm đã tăng lên nhiều. Tuần báo Văn nghệ của Hội Nhà văn cũng đã tổ chức toạ đàm về bộ sách này. Khi tái bản trọn bộ lần thứ tư, Nhà xuất bản Phụ nữ tuyển chọn những bài viết có chất lượng cao của một số tác giả về bộ tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải để in thành cuốn Bão táp Triều Trần tác phẩm và dư luận. Mục đích là giới thiệu tới bạn đọc ý kiến của những người đi trước với tư cách là những người thẩm định tác phẩm một cách khách quan và chân thực. Trong bài viết Suy ngẫm về bộ tiểu thuyết Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải, nhà văn Hoàng Công Khanh đánh giá cao tâm lực của tác giả bộ tiểu thuyết trong việc thu gom tài liệu dựng lại đầy sức thuyết phục thời đại hưng suy dài tời 175 năm của nhà Trần. Về nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải, tác giả bài viết cũng chỉ ra: với “bút pháp điềm đạm, tình lý rạch ròi như mũi khoan khoan sâu vào tính cách nhân vật”[55, 9] nhà văn Hoàng Quốc Hải đã đem đến cho người đọc sự chân thực lẫn chân lý lịch sử; “để xây dựng tính cách nhân vật thật sâu, giải thích sự việc rõ anh dùng nhiều tâm lý, lịch sử đáng tin cậy, những phong tục, tập quán, giọng điệu ngôn ngữ phù hợp với thời đại lịch sử không sa vào chỗ cổ lỗ cũng không hiện đại hoá một cách kệch cỡm”[55,10]. Về mặt ngôn ngữ “Hoàng Quốc Hải sử dụng bút pháp truyền thống nhưng đã lược bỏ nhiều từ ngữ, thành ngữ Hán cổ lỗ, khó hiểu đối với lớp độc giả hôm nay. Anh lựa chọn những cụm từ phổ cập, dễ hiểu đôi khi còn giải nghĩa một 6 cách kín đáo nhẹ nhàng; cấu trúc câu văn sáng sủa, lôi cuốn như vó ngựa đi nước kiệu dễ thấm sâu vào lòng người đọc”[55, 10]. Tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ, trong bài viết Bộ tiểu thuyết Bão táp Triều Trần của Hoàng Quốc Hải một sự tái tạo lịch sử đáng tin cậy, cũng đưa ra những nhận xét của mình về tác phẩm trên các phương diện: nghệ thuật phục dựng quá trình lịch sử, xây dựng nhân vật và hư cấu nghệ thuật. Tác giả khẳng định Hoàng Quốc Hải không viết theo lối thông sử mà cắt ngang, chọn những thời điểm gay cấn nhất để làm nền cho cốt truyện. Bài viết khái quát những ưu điểm của Hoàng Quốc Hải trong việc tái hiện các nhân vật lịch sử; có cái nhìn mới về Trần Thủ Độ; Trần Thủ Độ là một người anh hùng nhưng cũng là một tay gian hùng; hệ thống nhân vật đa dạng có những đặc thù riêng không thể trộn lẫn, mỗi người một vẻ; chú ý phân tích mâu thuẫn trong nội tâm nhân vật. Tiến sĩ Đinh Công Vĩ đặc biệt tâm đắc với những hư cấu nghệ thuật của Hoàng Quốc Hải khi viết về các nhân vật An Tư, Huyền Trân: việc Trần Ích Tắc vẽ tranh An Tư vô tình để lọt vào tay sứ giặc dẫn đến việc Thoát Hoan đòi cống nạp người đẹp hay việc Huyền Trân học tiếng Chăm, học ca múa trong thời gian mấy năm chờ đợi hôn lễ, rồi có nhân vật Yến Ly, tác giả hư cấu hoàn toàn để bổ sung cho các nhân vật có thật. Từ đó, tác giả bài viết khẳng định Hoàng Quốc Hải đã “bù đắp lịch sử để từ sự thật lịch sử thăng hoa thành sự thật nghệ thuật”[55, 16]. Hoàng Tiến nêu lên những cảm nhận khi đọc bộ tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải như sau: “Hoàng Quốc Hải đã thổi ngọn lửa rừng rực Hào khí Đông A vào tâm hồn độc giả Việt Nam đang xơ vữa động mạch cuối thế kỷ 20”[55, 20]. Tác giả nhìn nhận Hoàng Quốc Hải là người thiết kế cây cầu giữa quá khứ và hiện tại, “nhà tiểu thuyết lịch sử đương kim sung sức nhất. 7 Anh ghi lại được dấu ấn của mình trên dòng tiểu thuyết lịch sử Việt Nam với lối dựng bộ tiểu thuyết liên hoàn về các triều đại, mang tính hoành tráng”[55, 22]. Nhà văn Vũ Bão nhận xét: “Hoàng Quốc Hải đã dày công nghiên cứu về một thời xa xưa… dồn sức tái tạo bức tranh lịch sử như nó vốn có”[55, 25] để con cháu chiêm ngưỡng và suy ngẫm; cắt nghĩa những diễn biến trong truyện như một sự phát triển tất yếu của bước đi lịch sử; đánh giá thật công bằng những con người trong xã hội thời loạn lạc. Từ chỗ chỉ ra thành công của Hoàng Quốc Hải, tác giả nêu bật cảm tưởng của mình về những trang sách tâm huyết: “lật từng trang sách của ông tôi như người bước qua cổng lim vào một vườn hoa xén tỉa hình phượng, hình ly, hình tán cây nhiều tầng nằm giữa thảm cỏ xén phẳng lỳ mênh mông. Bước lên từng bậc thềm rón rén vào toà lâu đài cổ cột sơn son thiếp vàng, đi nhẹ nói khẽ dưới chân từng hàng tượng đồng bóng nhoáng uy nghi…”[55, 25]. Bài viết của tác giả Hoài Anh lại đi sâu vào một khía cạnh nhỏ đó là quan niệm về nhân vật anh hùng trong bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải. Tác giả cho rằng: “Điểm nổi bật trong tiểu thuyết bộ tứ về đời Trần là đã dựa vào tiêu chuẩn đạo đức để đánh giá anh hùng”[55, 51]. Nhà văn Hoài Anh đã liệt kê ba loại anh hùng được Hoàng Quốc Hải xây dựng trong tác phẩm: loại thứ nhất là những người có năng lực hành động vĩ đại, sức mạnh ý chí vĩ đại, sức mạnh tư tưởng lập nên sự nghiệp cứu nước, cứu dân; loại anh hùng thứ hai là những bậc hiền triết; loại anh hùng thứ ba là những phụ nữ biết hy sinh vì nghĩa cả. Bài viết cũng chỉ ra “vì đặt nặng tiêu chuẩn đạo đức nên Hoàng Quốc Hải không cho Trần Thủ Độ, Hồ Quý Ly là nhân vật anh hùng vì những nhân vật này tuy có đóng góp cho lịch sử nhưng còn nhiều dối trá và thủ đoạn”[55, 52]. Với bài viết Nhà văn Hoàng Quốc Hải trái tim đập thăng trầm cùng các nhân vật lịch sử, Phùng Văn Khai cảm nhận “Hoàng Quốc Hải đã làm 8 cho trái tim của bao nhiêu nhân vật lịch sử đập trở lại”[55, 32] và xôn xao cùng trái tim của những con người đang sống trên thế gian hôm nay, trái tim Hoàng Quốc Hải dường như nhạy cảm với con người lắm công nhiều tội Trần Thủ Độ; run lên thắt lại sôi bùng khi tạo dựng bức tượng thánh Trần đằm đẵm chất người; thăm thẳm cùng công chúa Huyền Trân giờ ly biệt thượng hoàng cùng non sông sang làm dâu đất khách. Sau khi đọc bộ tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải, Phong Sương đã không nén nổi cảm xúc phải cầm bút viết lời bạt trong đó đưa ra nhiều ý kiến về bộ sách đặc biệt là về cuốn Huyền Trân công chúa. Tác giả cho rằng: “Ở tập sách này các vấn đề về tập tục, lễ, nhạc, hội hoạ, điêu khắc… được nhà văn thể hiện rất tài hoa chứng tỏ phông văn hoá đi, văn hoá đọc, văn hoá ứng xử đã đạt đến độ chín của ngòi bút có thể gọi là tài năng”[55, 81]. Ngoài ra trên nhiều tờ báo cũng có bài viết và trong cuộc tọa đàm cũng còn nhiều tham luận, ý kiến quan tâm tới Bão táp triều Trần như một sự kiện của tiểu thuyết lịch sử nước ta. Nhìn chung, các ý kiến thống nhất khẳng định sự thành công của bộ tiểu thuyết này trên nhiều phương diện. Bên cạnh đó còn có những bài viết tuy không trực tiếp bàn về tiểu thuyết Hoàng Quốc Hải nhưng cũng đề cập đến một phương diện nào đó của tác phẩm. Đỗ Hải Ninh trong bài viết Ngôn ngữ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại trên trang web phongdiep.net đưa ra nhận xét nhiều đoạn đối thoại giữa các nhân vật trong tác phẩm như là những câu chuyện rất đời thường với ngôn ngữ suồng sã, dân dã. Trên trang web http://www.laodong.com, với bài viết Tiểu thuyết lịch sử đang hấp dẫn trở lại, Nguyễn Diệu Cầm cũng khẳng định thành công của Hoàng Quốc Hải trong nghệ thuật hư cấu để giải mã lịch sử, từ đó tạo ra thế giới của riêng mình. 9 Một số Khoá luận, Luận văn trong các trường Đại học cũng đã hướng tới đối tượng Bão táp triều Trần, nhưng theo phạm vi bao quát tài liệu của chúng tôi, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách quy mô về nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ tiểu thuyết lịch sử này. Xuất phát từ những đóng góp của bộ tiểu thuyết đối với tiểu thuyết lịch sử đương đại, chúng tôi chọn tác phẩm làm đối tượng nghiên cứu nhưng chủ yếu trên phương diện nghệ thuật. Trong công trình nghiên cứu này chúng tôi cố gắng giải quyết những vấn đề đặt ra, đưa đến cái nhìn toàn diện hơn về vấn đề trên cơ sở kế thừa những ý kiến quý báu của người đi trước. 3. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu - Như tên của luận văn đã chỉ rõ, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi ở công trình này là Nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần. - Trong Luận văn, chúng tôi tập trung tìm hiểu, khảo sát sáu tập của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần của nhà văn Hoàng Quốc Hải gồm: Bão táp cung đình, Đuổi quân Mông Thát, Thăng Long nổi giận, Huyết chiến Bạch Đằng, Huyền Trân công chúa, Vương triều sụp đổ. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nói đến nghệ thuật tiểu thuyết của một nhà văn là nói tới vô vàn điều mà nhà văn phải làm, phải xử lý để cho công trình của mình thực sự trở thành một công trình nghệ thuật, một tiểu thuyết đúng nghĩa. Tuy nhiên, do ràng buộc về dung lượng của một luận văn Cao học, lại do trình độ có hạn và thời gian làm việc eo hẹp, chúng tôi chỉ tập trung vào giải quyết mấy nhiệm vụ chính như sau: 4.1. Khảo sát, xác định vị trí của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần trong nền tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. 4.2. Tìm hiểu, phân tích nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của thời đại trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. 10 4.3. Đánh giá nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ của nhà văn Hoàng Quốc Hải trong bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp hệ thống. - Phương pháp loại hình. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê. Ngoài ra, nhiều phương pháp nghiên cứu thông dụng khác cũng được chúng tôi dùng đến trong những hoàn cảnh thích hợp. 6. Cái mới của luận văn Đây là công trình có quy mô đầu tiên đặt vấn đề nghiên cứu nghệ thuật tiểu thuyết của Hoàng Quốc Hải trong bộ Bão táp triều Trần. Qua luận văn này, chúng tôi cố gắng giúp người đọc thấy được giá trị đích thực của bộ tiểu thuyết - một công trình sáng tạo giàu giá trị thẩm mỹ, viết về đề tài lịch sử nhưng không minh họa lịch sử một cách đơn giản, không ăn theo sự hấp dẫn của bản thân chất liệu lịch sử. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong 3 chương: Chương 1. Vị trí của bộ tiểu thuyết Bão táp triều Trần trong tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại. Chương 2. Nghệ thuật phục dựng bối cảnh văn hoá - lịch sử của thời đại trong Bão táp triều Trần. Chương 3. Nghệ thuật kết cấu, xây dựng nhân vật, sử dụng ngôn ngữ trong Bão táp triều Trần 11 Chương 1 VỊ TRÍ CỦA BỘ TIỂU THUYẾT BÃO TÁP TRIỀU TRẦN TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Nhìn chung về tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại 1.1.1. Các chặng đường phát triển Khái niệm tiểu thuyết lịch sử phải đến đầu thế kỷ XX mới xuất hiện ở nước ta nhưng trước đó vào khoảng thế kỷ XVII, các bộ tiểu thuyết chương hồi bằng chữ Hán đều viết về các vấn đề lịch sử, tuy số lượng không nhiều nhưng đủ khẳng định bước đi ban đầu của thể loại như: Nam triều công nghiệp diễn chí, Hoàng Lê nhất thống chí… Từ đầu thế kỷ XX đến năm 1945, cùng với quá trình hiện đại hoá văn học, tiểu thuyết lịch sử cũng phát triển mạnh mẽ với một số lượng tác phẩm khá lớn: Trùng Quang tâm sử của Phan Bội Châu; Tiếng sấm đêm đông, Hai bà đánh giặc, Vua bà Triệu Ẩu, Đinh Tiên Hoàng của Nguyễn Tử Siêu; Bà chúa Chè, Loạn kiêu binh, Chúa Trịnh Khải của Nguyễn Triệu Luật; An Tư, Đêm hội Long Trì của Nguyễn Huy Tưởng; Vua Quang Trung, Giọt máu sau cùng của Phan Trần Trúc; Cái hột mận của Lan Khai... Sự góp mặt của đội ngũ tiểu thuyết gia này đã làm phong phú thêm cho tiểu thuyết hiện đại, khẳng định vị trí của tiểu thuyết lịch sử trong tiến trình vận động, phát triển của nền văn học dân tộc. Thập kỷ đầu sau 1945, hiện thực đời sống kháng chiến trở thành đối tượng chính của văn học. Vì vậy, tiểu thuyết lịch sử ít được các nhà văn chú ý tới. Hơn nữa tiểu thuyết lịch sử đòi hỏi ở nhà văn nhiều công phu, khảo cứu, thái độ lao động tỉ mỉ, nghiêm túc, trong khi các thể loại khác như truyện ngắn, truyện vừa, kí sự nhanh chóng đáp ứng được yêu cầu bám sát các sự kiện và diễn biến của cuộc kháng chiến. Tiểu thuyết lịch sử phải đến 12 những năm 60 – 70 mới lác đác xuất hiện trở lại với các tác phẩm: Quận He khởi nghĩa, Tổ quốc kêu gọi của Hà Ân; Bóng nước Hồ Gươm của Chu Thiên; Cờ nghĩa Ba Đình của Thái Vũ… Bên cạnh đó, xu hướng truyện lịch sử viết cho thiếu nhi nhằm giáo dục tinh thần yêu nước cũng hình thành: Lá cờ thêu sáu chữ vàng, Kể chuyện Quang Trung của Nguyễn Huy Tưởng; Trên sông truyền hịch của Hà Ân… Có thể nói tiểu thuyết lịch sử ở thời điểm này tuy đạt được một số thành tựu nhất định nhưng thưa thớt hẳn so với sự phát triển rầm rộ của nó ở nửa đầu thế kỷ. Sau 1975, khi đất nước hoàn toàn thống nhất, tiểu thuyết Việt Nam nói chung có những bước chuyển mạnh mẽ cả về nội dung lẫn nghệ thuật. Trong khoảng thời gian từ 1975 đến những năm 80, từ khuynh hướng sử thi và cảm hứng anh hùng, văn học trở về quỹ đạo đời thường với cảm hứng thế sự đời tư nên tiểu thuyết lịch sử gần như không được chú ý. Phải đến tận những năm 90 của thế kỷ XX, thể loại này mới có dấu hiệu chuyển động với số lượng nhiều và phong phú, chứng tỏ dòng mạch lịch sử vẫn tiếp tục chảy trong văn học đương đại. Ngô Văn Phú lần lượt cho ra mắt các cuốn tiểu thuyết: Ngôi vua và những chuyện tình, Người đẹp ngậm oan, Gươm thần Vạn Kiếp, Tuyên phi họ Đặng… Không chỉ làm sống lại hào khí Đông A trong một giai đoạn hào hùng của lịch sử dân tộc, Ngô Văn Phú còn đem đến cho tiểu thuyết lịch sử những đề tài hấp dẫn như viết về những người phụ nữ nhiều danh tiếng và tai tiếng trong lịch sử hay những chuyện thâm cung bí sử, những đề tài còn gây nhiều tranh cãi. Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải là bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ được khơi nguồn từ cảm hứng mãnh liệt về một triều đại đã làm nên những trang vẻ vang nhất trong lịch sử dân tộc. Hoàng Công Khanh với Vằng vặc sao Khuê đã đạt giải thưởng của Hội Nhà văn 1999. Cuộc đời và nhân cách của Nguyễn Trãi cùng vụ án Lệ Chi 13 viên thảm khốc được soi tỏ bằng những trang viết giàu cảm xúc và sự hư cấu hợp lý đã gây ấn tượng và thu hút sự chú ý của người đọc. Nhìn một cách tổng thể, tiểu thuyết lịch sử chặng đường này vẫn đi chung một lối viết trong một quan niệm truyền thống về lịch sử và thể loại. Các nhà văn tôn trọng, đảm bảo tính chân thực lịch sử và hư cấu, sáng tạo thêm nhằm mục đích tái hiện lịch sử một cách sống động, đưa ra những kiến giải về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Các tác phẩm có khả năng bao quát hiện thực khá tốt, kết hợp với hư cấu linh hoạt nhưng chưa thực sự có những đột phá, mới mẻ. Cũng trong thập kỷ này, người đọc còn biết đến bản dịch cuốn tiểu thuyết lịch sử Vạn Xuân của nữ văn sĩ Pháp Yveline Feray, viết về người anh hùng kiệt xuất Nguyễn Trãi. Từ điểm nhìn văn hoá phương Tây và một cách viết khá mới lạ, tác phẩm đã thổi “một luồng gió mát mẻ” vào không khí tiểu thuyết lịch sử vốn rất ít bị khuấy động trong nước. Văn chương hải ngoại cũng xuất hiện nhiều cây bút viết tiểu thuyết lịch sử như Nguyễn Mộng Giác với Sông Côn mùa lũ và Nam Dao với Gió lửa. Đây là những tác phẩm dành được sự đánh giá ưu ái của dư luận trong và ngoài nước. Cuốn sách khép lại sân khấu tiểu thuyết lịch sử thế kỷ XX là tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh. Khi tiểu thuyết này xuất hiện rồi nhận giải thưởng chính thức của Hội Nhà văn thì những ý kiến về nó và tiểu thuyết lịch sử trở nên đặc biệt sôi nổi. Thành công của những tác phẩm này đã khẳng định sự phát triển của tiểu thuyết lịch sử vào những năm cuối thế kỷ XX. Bước sang thế kỷ XXI, xuất hiện của các tác phẩm như Khúc Khải hoàn dang dở (Hà Ân), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Tây Sơn bi hùng truyện của Lê Đình Danh, Mạc Đăng 14 Dung của Lưu Văn Khuê, Trần Khắc Chung của Ngô Viết Trọng, Con ngựa Mãn Châu và Hội thề của Nguyễn Quang Thân, Ức Trai tâm thượng quang khuê tảo và Đàm đạo về Điều Ngự Giác Hoàng của Bùi Anh Tấn, Nguyễn Thị Lộ của Hà Văn Thuỳ… Gần đây nhất, nhà văn Hoàng Quốc Hải cho ra mắt bộ tiểu thuyết lịch sử đồ sộ Tám triều vua Lý gồm bốn tập: Thiền sư dựng nước, Con ngựa nhà Phật, Bình Bắc dẹp Nam, Con đường định mệnh… Điều đó được xem là sự tiếp tục khẳng định hướng đi mới của tiểu thuyết lịch sử, chúng ta có quyền tin tưởng vào một mùa tiểu thuyết lịch sử nhiều hứa hẹn. 1.1.2. Những hướng tìm tòi Trên thế giới tồn tại nhiều trường phái viết tiểu thuyết lịch sử. Còn ở Việt Nam, nhìn chung, các tác giả viết tiểu thuyết lịch sử theo hai khuynh hướng. Thứ nhất là kế thừa lối viết truyền thống, tôn trọng lịch sử, trên cơ sở những sự kiện, chi tiết, nhân vật lịch sử, nhà văn dùng vốn văn hoá, vốn sống của mình để hư cấu và tưởng tượng dựng lại bức tranh lịch sử một cách sống động. Nhiều tác giả đi theo hướng này và đã có những thành công như Hoàng Công Khanh, Hoàng Quốc Hải… Tác phẩm của họ không chỉ là sự kể lại những dữ liệu lịch sử khô khan mà được viết lại bằng tâm huyết và có tính nghệ thuật. Những trang viết xúc động đã khiến lịch sử đi vào lòng người một cách nhẹ nhàng hơn, thấm thía hơn. Bên cạnh đó, nhiều nhà văn mạnh dạn thể nghiệm những hướng sáng tác mới. Họ không quá lệ thuộc vào các tài liệu có sẵn và cũng không bị chi phối quá nhiều bởi quan niệm lịch sử của người đọc truyền thống mà sáng tạo lại lịch sử, nhào nặn lại lịch sử theo tinh thần hiện đại. Rất nhiều nhà văn đã lựa chọn hướng này như Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Mộng Giác, Võ Thị Hảo… Và các cuốn tiểu thuyết được viết theo khuynh hứng “phi truyền thống này” đều thành công và có tính đột phá mới mẻ. 15 Nhưng dù viết tiểu thuyết lịch sử theo khuynh hướng nào đi nữa thì các tác giả đều có những tìm tòi trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật để đem lại sự hấp dẫn cho thể loại tiểu thuyết lịch sử. Về mặt nội dung, khi lựa chọn các đề tài lịch sử các tác giả tiểu thuyết đương đại không dừng lại ở một chủ đề quen thuộc là ca ngợi truyền thống yêu nước của dân tộc, tôn vinh những vị anh hùng. Sức hấp dẫn của một số tiểu thuyết lịch sử được chú ý trong thời gian gần đây nằm ở một hệ thống chủ đề đa dạng và phức tạp. Chúng ta có thể quan sát thấy điều này qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác và phần nào ở Bão táp triều Trần của Hoàng Quốc Hải và Vằng vặc sao Khuê của Hoàng Công Khanh. Ở những tác phẩm này những vấn đề thế sự, đời thường như khát vọng tình yêu đôi lứa, khát vọng về tự do, trăn trở về định mệnh, vấn đề đổi mới hay bảo thủ… được quan tâm sâu sắc và đan xen, hoà quyện trong nhau tạo nhiều âm ba và nỗi suy tư trong lòng người đọc. Sự mở rộng hệ chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử đương đại đã thể hiện một quan niệm dân chủ, uyển chuyển hơn về thể loại, mở rộng phạm vi khám phá và giúp nhà văn có thể phát huy đúng sở trường. Cùng với sự mở rộng hệ thống chủ đề thì phạm vi hiện thực được phản ánh trong tiểu thuyết lịch sử đương đại cũng được mở rộng hơn. Các nhà văn không chỉ tái hiện lịch sử trên bề mặt các sự kiện mà còn soi chiếu ở nhiều góc nhìn, ở cả “bề sau, bề sâu, bề xa”. Những vùng sự thật ở phía “khuất tối” của lịch sử được trình bày, những bí ẩn và xung đột của lịch sử được phân tích, để rồi lịch sử được lắng kết ở chiều sâu số phận con người. Chẳng hạn viết về nhân vật Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ quan tâm tới những cái bề ngoài mà còn khai thác cả phần chìm khuất trong con người nhân vật qua những dòng suy tưởng, những suy nghĩ thầm kín trong một cõi riêng tư đầy uẩn khúc. Nhà văn đã phát hiện ra những điều mà sử sách không 16 phát hiện ra hoặc không ghi lại được. Hồ Quý Ly hiện lên chân thực sinh động không chỉ qua những âm mưu, toan tính, những hành động quyết liệt mà cả những lúc cô độc, những phút giây sám hối bên tượng người vợ quá cố. Trong tiểu thuyết Giàn thiêu, Võ Thị Hảo đã khám phá con người thật của Nguyên phi Ỷ Lan qua hành động ra lệnh thiêu sống Hoàng hậu họ Dương và bảy mươi sáu cung nữ. Việc bà xây chùa, thờ Phật chẳng qua chỉ là sự sám hối, sự hối lộ đức Phật mong con trai bà có con nối dõi… Không chỉ phản ánh lịch sử từ những miền sâu khuất, nhiều tác giả còn soi rọi lịch sử từ góc nhìn văn hoá, quan tâm làm sáng tỏ cội nguồn văn hoá của các sự kiện lịch sử. Các cuốn tiểu thuyết lịch sử như Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải không chỉ đầy ắp những bức tranh lịch sử sinh động đưa người đọc về với quá khứ xa xôi của dân tộc mà còn làm sống dậy cả một bề dày văn hoá Việt Nam. Tiếp xúc với những tác phẩm này, người đọc thực sự bị thuyết phục, lôi cuốn bởi tác giả đã đưa ra những cách đánh giá, lý giải khách quan về lịch sử. Phản ánh, soi chiếu lịch sử từ nhiều góc nhìn, các tác giả đem đến cho người đọc những cách nhìn nhận, đánh giá mới về các sự kiện và nhân vật lịch sử. Và như thế trong tiểu thuyết lịch sử đương đại, cảm hứng minh hoạ đã được thay bằng cảm hứng nhận thức, cảm hứng triết luận. Việc quan tâm đến những sự kiện và nhân vật lịch sử còn gây nhiều tranh cãi, đang có nhiều nghi vấn, cần được nhìn nhận đánh giá lại đã tạo cơ hội cho các nhà văn thể hiện những quan điểm, nhận thức riêng của mình về quá khứ. Ở một số tác phẩm, nhà văn còn thông qua lịch sử để nhận thức lại một số vấn đề với tinh thần hoài nghi cái lịch sử “tại ngoại” mà từ xưa đến nay vẫn được coi là tất yếu. Tóm lại, tiểu thuyết lịch sử đương đại đã có những chuyển biến quan trọng về phương diện nội dung. Đó chính là sự nhào nặn lại lịch sử trong 17 cảm hứng thế sự hiện tại. Trong đó, hệ thống chủ đề được mở rộng, trở nên đa dạng, phức tạp hơn, mang tính thế sự sâu sắc hơn, sự kiện lịch sử được nhìn nhận toàn diện hơn và con người lịch sử cũng trở nên gần gũi hơn, nhân bản hơn. Các nhà văn viết tiểu thuyết lịch sử đương đại cũng không ngừng nỗ lực tìm kiếm những hình thức nghệ thuật mới để chuyển tải những vấn đề mới mẻ của nội dung. Bên cạnh hình thức kết cấu biên niên, nhiều tác giả đã cố gắng vượt thoát khỏi những công thức sáng tác truyền thống, cứng nhắc bằng những hình thức kết cấu mang tính linh hoạt ngẫu hứng. Kết cấu phổ biến nhất trong các tiểu thuyết lịch sử đương đại là kiểu kết cấu lắp ghép, đồng hiện. Bên trong mỗi tác phẩm chứa đựng nhiều cuốn tiểu thuyết nhỏ về cuộc đời, số phận từng nhân vật. Ưu thế của văn chương đã cho phép người viết xáo trộn, đảo ngược các sự kiện tạo nên kết cấu hỗn loạn, rời rạc, lỏng lẻo. Cốt truyện như là sự lắp ghép của các mảnh biến cố, sự kiện. Kiểu kết cấu này làm cho cốt truyện trở nên co giãn, linh hoạt và tiểu thuyết lịch sử trở thành một bản giao hưởng nhiều bè. Đồng thời tác phẩm trở thành một cấu trúc mở, giàu tính đối thoại và đạt tới hiệu quả thẩm mỹ phong phú, bất ngờ. Đây là cách tân nghệ thuật nổi bật của tiểu thuyết lịch sử đương đại. Chúng ta có thể bắt gặp kiểu kết cấu này ở rất nhiều tác phẩm như Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Gió lửa của Nam Dao, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo… Các nhà văn khi viết tiểu thuyết lịch sử đều ít nhiều sử dụng những yếu tố hư cấu. Nhưng trong tiểu thuyết lịch sử đương đại, một số tác giả không chỉ dừng lại ở việc thêm thắt một vài chi tiết về cuộc đời nhân vật mà còn hư 18 cấu đến mức “tuỳ tiện”. Sự gia tăng các yếu tố hư cấu tuỳ tiện đã dẫn tới sự xuất hiện trở lại của bút pháp huyền thoại trong văn học. Giàn thiêu của Võ Thị Hảo là một cuốn tiểu thuyết lịch sử mà ở đó yếu tố dã sử, yếu tố huyền thoại dày đặc. Cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của thiền sư Từ Đạo Hạnh với ba kiếp luân hồi. Rồi từ mạch chuyện chính ấy, các huyền thoại khác ra đời. Nhuệ Anh là nhân vật mang ý nghĩa biểu trưng cho tình yêu thuần khiết, nàng gắn liền với huyền thoại về những ngọn gió, những hạt mưa mang đến cho thế giới khô cằn này sự sống trong trẻo, mát lành. Nàng sống bằng sức sống của huyền thoại nên dù lao mình xuống thác Oán sông Gâm thì rồi Nhuệ Anh vẫn trở lại với cuộc đời. Ngạn La lại là huyền thoại về một sự sống - một vẻ đẹp bản năng, trong trẻo, hồn nhiên, bất diệt.. nàng mãi là trinh nữ dù dưới hình hài của cô bé bắt cua hay cung nữ mèo hoang. Cuối cùng trên giàn thiêu nàng trở về với lòng mẹ vẫn vẹn nguyên là trinh nữ. Thế giới của Giàn thiêu còn được dựng nên bởi những chi tiết, những hình ảnh hoang đường, kỳ bí. Đó là cái chết oan khiên của Từ Vinh. Xác ông trôi dọc dòng sông Tô Lịch, đến cửa nhà Diên Thành Hầu bỗng bật dậy, đôi mắt như lồi ra khỏi tròng, tay chỉ thẳng vào nhà kẻ thù. Hay chi tiết hồn ma Dương thái hậu và Ỷ Lan từ cõi âm hiện về đối thoại với nhau… Trong nghệ thuật xây dựng nhân vật, tiểu thuyết lịch sử đương đại cũng có hướng tìm tòi mới. Trước đây các nhân vật lịch sử được miêu tả trong những sự kiện, biến cố lịch sử. Nghĩa là họ chỉ được xem xét trong những giờ phút họ đóng vai trò lịch sử. Như vậy, vô tình nhà văn đã cắt xén nhân vật và biểu hiện nó một cách phiến diện. Khắc phục nhược điểm này, nhiều tác giả tiểu thuyết lịch sử đương đại dường như không chú ý mấy tới các sự kiện, biến cố lịch sử mà quan tâm đến những biến cố ở trong con người, nhờ vậy đã xây dựng được những nhân vật có sức sống nội tại tạo nên sức hấp 19 dẫn cho các tác phẩm. Nguyễn Huệ trong Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác là con người hành động, con người của những chiến công hiển hách nhưng ông cũng là người có nhiều suy tư và có những rung cảm thầm kín rất chân thật. Con người tưởng chừng như chỉ biết có chiến đấu và chiến thắng ấy chứa đựng một tình yêu mãnh liệt đối với An. Có lẽ nỗi đau lớn đầu tiên trong cuộc đời Nguyễn Huệ là bất ngờ phải chứng kiến cảnh người yêu đi lấy chồng. Lẽ ra đó là những phút giây hạnh phúc nhất bởi anh vừa làm nên chiến thắng lẫy lừng nhưng đó lại là ngày tâm hồn anh đau đớn nhất. Biết tin An sắp lấy chồng, bề ngoài Huệ vẫn tỏ ra bình tĩnh, gương mặt không biến đổi dữ dội nhưng trong lòng anh đang chịu những cơn hoang mang, dày vò, tiếc nuối. Ở Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh bên trong con người Hồ Quý Ly quyết đoán, không từ bất cứ thủ đoạn nào để đạt được mục đích của mình vẫn thường dội lên những cơn bão lòng dữ dội. Trong sâu thẳm tâm hồn ông là một khối cô đơn khổng lồ không có người chia sẻ. Sau những giờ phút căng thẳng với những mưu toan, thủ đoạn nơi chính trường, ông trở về quỳ trước bức tượng bà Huy Ninh để tìm thấy những phút thanh thản nơi lòng mình. Quan tâm tới vấn đề lịch sử ở trong con người là một hướng tìm tòi mới của các nhà văn. Nó giúp các tác giả đào sâu vào thế giới nội tâm của nhân vật và có cái nhìn đa diện hơn về con người, tạo nên những hình tượng nhân vật giàu sức sống. Tóm lại, những hướng tìm tòi trên con đường làm mới mình của tiểu thuyết lịch sử là rất đáng ghi nhận. Sự hấp dẫn trở lại của một số tiểu thuyết lịch sử trong thời gian gần đây đã mở ra những hướng đi mới nhiều hứa hẹn cho thể loại này. Chúng ta có cơ sở để hi vọng rằng tiểu thuyết lịch sử sẽ ngày càng có chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc hôm nay. 20 1.1.3. Những thời kỳ lịch sử thường được quan tâm tái hiện Trên cơ sở khảo sát những cuốn tiểu thuyết lịch sử Việt Nam đương đại, chúng tôi nhận thấy các cuốn tiểu thuyết viết theo khuynh hướng truyền thống như Gươm thần Vạn Kiếp của Ngô Văn Phú, Bão táp triều Trần, Tám triều vua Lý của Hoàng Quốc Hải… thường chọn viết về những thời kỳ vàng son, rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc như triều Lý, triều Trần… Đây là những triều đại gắn liền với những võ công oanh liệt, những chiến công hiển hách và tên tuổi của những vị anh hùng đã được vinh danh trong lịch sử. Điều đó, phù hợp với mục đích sáng tác của các nhà văn là làm sống lại quá khứ vẻ vang của dân tộc, ca ngợi truyền thống tốt đẹp của cha ông để khơi dậy lòng tự hào, tự tôn dân tộc. Nhưng được các nhà văn quan tâm tái hiện nhiều nhất là những thời kỳ lịch sử nhiều biến động, những giai đoạn lịch sử gắn liền với tên tuổi của những nhân vật phức tạp mà đến nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ví dụ: trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh chọn viết về giai đoạn cuối Trần đầu Hồ - một giai đoạn lịch sử đặc biệt phức tạp và đầy biến động. Đây là thời điểm nhà Trần suy yếu, vai trò tích cực đối với sự phát triển của lịch sử không còn, nhu cầu đổi mới trở nên vô cùng bức bách. Nhân vật lịch sử trung tâm của sân khấu chính trị mà tác giả muốn khám phá là Hồ Quý Ly – một nhân vật lịch sử mà cho đến nay vẫn còn gây tốn không ít giấy mực của nhiều người. Một số nhà văn khác như Hoàng Công Khanh, Nguyễn Quang Thân… chọn thời Hậu Lê – một thời kỳ lịch sử đau thương của dân tộc gắn liền với tên tuổi của những anh hùng, những con người kiệt xuất như Lê Lợi, Nguyễn Trãi. Các tác giả như Nguyễn Mộng Giác, Nam Dao, Lê Đình Danh lại chọn một thời kỳ lịch sử đầy bão táp cuối thề kỷ XVIII gắn với phong trào Tây Sơn và nhân vật trung tâm là Nguyễn Huệ để làm bối cảnh lịch sử cho những cuốn tiểu thuyết của mình…
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất