Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ lục vân tiên...

Tài liệu Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ lục vân tiên

.PDF
127
704
85

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN SƯ PHẠM NGỮ VĂN PHAN MỘNG CẦM NGHỆ THUẬT SỬ DỤNG TỪ LÁY TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN Luận văn tốt nghiệp đại học Ngành Sư phạm Ngữ văn Cán bộ hướng dẫn: PHAN THỊ MỸ HẰNG Cần Thơ, 05/ 2010 1 ĐỀ CƯƠNG TỔNG QUÁT PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3. Mục đích, yêu cầu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vài nét về từ láy 1.1.1 Các quan niệm về từ láy 1.1.2 Các loại từ láy 1.1.3 Ý nghĩa của từ láy 1.2 Vài nét về truyện thơ Nôm 1.2.1 Khái niệm truyện thơ Nôm 1.2.2 Nguồn gốc và sự phát triển của truyện thơ Nôm 1.3 Vài nét về truyện thơ Lục Vân Tiên 1.3.1 Về nội dung 1.3.2 Về nghệ thuật 1.4 Vài nét về từ láy trong một số truyện thơ Nôm thế kỉ XIX 1.4.1 Chinh phụ ngâm 1.4.2 Hoa tiên 1.4.3 Truyện Kiều CHƯƠNG II: HỆ THỐNG TỪ LÁY TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 2.1 Diện mạo và quy mô sử dụng 2.1.1 Số lượng và kiểu láy 2.1.2 Từ loại 2.1.3 Hình thức câu thơ có từ láy 2.2 Vị trí, chức năng và tác dụng của từ láy 2.2.1 Từ láy xuất hiện ở đầu câu 2.2.2 Từ láy xuất hiện ở giữa câu 2.2.3 Từ láy xuất hiện ở cuối câu 2 CHƯƠNG III: HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA TỪ LÁY TRONG TRUYỆN THƠ LỤC VÂN TIÊN 3.1 Từ láy với việc miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật 3.1.1 Từ láy với việc miêu tả ngoại hình nhân vật 3.1.2 Từ láy với việc khắc họa hành động nhân vật 3.2 Từ láy với việc khắc họa tính cách, nội tâm nhân vật 3.2.1 Từ láy với việc khắc họa tính cách nhân vật 3.2.2 Từ láy với việc khắc họa nội tâm nhân vật 3.3 Từ láy với việc khắc họa thiên nhiên, không gian và thời gian tâm trạng PHẦN KẾT LUẬN PHẦN PHỤ LỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 4 1. Lí do chọn đề tài Trong các yếu tố của ngôn ngữ, từ láy có vai trò và vị trí vô cùng quan trọng, đặc biệt là trong tác phẩm văn học. Bởi lẽ, nó chẳng những làm cho ngôn ngữ tác phẩm thêm phong phú mà còn góp phần gợi hình ảnh, âm thanh, gợi cảm xúc thẩm mĩ và tạo cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về nội dung. Thêm vào đó, từ láy nếu được sử dụng linh hoạt, khéo léo sẽ góp phần rất lớn trong việc tạo nên thành công cho tác phẩm văn học. Mặt khác, Bêlinxki đã từng viết: “Trong tác phẩm nghệ thuật, tư tưởng và hình thức phải hòa hợp với nhau một cách hữu cơ như là tâm hồn và thể xác, nếu hủy diệt hình thức thì cũng có nghĩa là hủy diệt tư tưởng và ngược lại”. Thật vậy, nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm văn học là một chỉnh thể không thể tách rời, nếu thiếu một trong hai thì tác phẩm sẽ không thể tồn tại. Về mặt nghệ thuật, đó chẳng những là yếu tố góp phần tạo nên tác phẩm mà còn là điều kiện, là cơ sở để nội dung tác phẩm được thể hiện. Đồng thời, thông qua đó, tác giả có thể bộc lộ, gửi gắm những tư tưởng, tình cảm của mình đến với người đọc. Chính vì những vai trò quan trọng của từ láy cũng như của yếu tố hình thức ở một tác phẩm văn học nên trong Lục Vân Tiên, Nguyễn Đình Chiểu rất chú tâm đến mặt nghệ thuật. Đặc biệt, ở truyện thơ này, ông đã tập trung sử dụng rất nhiều và khai thác tối đa vai trò của lớp từ láy, góp phần tạo nên thành công cho tác phẩm. Thế nhưng, khi nghiên cứu về Lục Vân Tiên, các nhà nghiên cứu chủ yếu chỉ khảo sát ở phương diện ngôn ngữ, ít đề cập đến nghệ thuật sử dụng từ láy trong tác phẩm. Chính lí do đó đã thu hút người viết đến với đề tài Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Mặt khác, tìm hiểu đề tài này cũng là cơ hội để người viết hiểu rõ thêm về từ láy, nhất là vai trò của nó trong tác phẩm văn học, đồng thời trang bị thêm hiểu biết về Lục Vân Tiên nhằm phục vụ tốt hơn cho việc giảng dạy sau này. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Viết về con người và sự nghiệp thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, có rất nhiều bài nghiên cứu, bài viết được công bố. Đặc biệt, ở truyện thơ Lục Vân Tiên, giới nghiên cứu đã dành cho tác phẩm này sự quan tâm sâu sắc. Có thể kể đến công trình của Nguyễn Ngọc Thiện với Nguyễn Đình Chiểu về tác gia và tác phẩm [35], Từ ngữthơ văn Nguyễn Đình Chiểu [13] của Nguyễn Thạch Giang…Tuy nhiên, việc tìm 5 hiểu, khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật các tác phẩm cũng như đánh giá vai trò của ông đối với nền văn học dân tộc vẫn đang được tiếp tục. Riêng ở phương diện nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Lục Vân Tiên, cũng có khá nhiều bài bình luận, bài viết đề cập đến. Tác giả Nguyễn Khoa trong bài Luân lý Lục Vân Tiên [11] xếp Lục Vân Tiên cùng đứng với các danh tác như: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều. Tác giả đưa ra ý kiến về ngôn ngữ của truyện thơ này “ lời lẽ có hơi thô kệch, chất phác, bình dị nhưng cũng có khi đậm đà, khả ái”[11; tr243]. Với ý kiến ấy, tác giả đã phần nào khẳng định thành công về ngôn ngữ của tác phẩm: bình dị, tuy hơi thô kệch, không trau chuốt, gọt giũa nhưng cũng có những đoạn, những chỗ rất sâu sắc, mượt mà. Cũng nghiên cứu truyện thơ Lục Vân Tiên, ở Tâm sự Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên [11], Hà Như Chi viết “Tác phẩm Lục Vân Tiên tuy giọng điệu không lâm ly, tình ý không cảm động bằng Truyện Kiều, nhưng qua cái trầm tĩnh của nó ta nhận thấy một tâm sự chứa chan” [11; tr243]. Nhận định ấy khẳng định, tâm sự, tình cảm của nhà thơ đã được bộc lộ qua giọng điệu trầm tĩnh, sâu lắng của tác phẩm. “Giọng kể truyện rất tự nhiên, không vấp váp, lúng túng, mà người đọc hay người nghe cũng dễ hiểu”[11; tr253] là đánh giá của tác giả Tạ Văn Ru về Lục Vân Tiên trong Nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên [11]. Ngoài nhận xét về chữ dùng và lời thơ, ông còn viết về nghệ thuật xây dựng tình tiết, tả cảnh, tả tình… trong Lục Vân Tiên. Nhận xét ấy khẳng định sự mộc mạc, tự nhiên, bình dân trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của truyện thơ này. Trên cơ sở lời văn của Hoa tiên và Truyện Kiều, Dương Quảng Hàm trong Việt Nam văn học sử yếu [16] nhận xét về Lục Vân Tiên: “ Lời văn truyện này bình thường giản dị, tuy không được điêu luyện uẩn súc như văn Truyện Kiều và truyện Hoa tiên, nhưng có vẻ tự nhiên, có giọng chất phác, cũng là một áng văn hay trong nền quốc văn ta” [16; tr379]. Theo tác giả, chính giọng điệu và ngon ngữ bình dân, mộc mạc, gần gũi với đời sống nhân dân đã tạo cho Lục Vân Tiên sự thành công rực rỡ. Là tác giả có nhiều công trình nghiên cứu đặc sắc về các nhà văn, nhà thơ thời trung đại, khi bàn đến Lục Vân Tiên, trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỉ XVIIIhết thế kỉ XIX [22], Nguyễn Lộc đã khách quan chỉ ra nguyên nhân tại sao ngôn ngữ Lục Vân Tiên còn một số hạn chế: “Do sáng tác trong điều kiện mù lòa nên ngôn ngữ 6 Lục Vân Tiên không được trau chuốt, có chỗ còn thô vụng, ngữ pháp của câu thơ có khi cũng chưa thật chỉnh” [22; tr647]. Chính vì thế nên “ngôn ngữ Lục Vân Tiên đã phục vụ đắc lực cho việc kể”[22; tr647]. Ngoài ra, ông còn khẳng định ngôn ngữ của tác phẩm: “Ngôn ngữ của Lục Vân Tiên hết sức mộc mạc, giản dị, đó là thứ ngôn ngữ vừa kể vừa làm động tác, và nghe kể là hiểu ngay tức khắc”[22; tr647]. Thêm vào đó, Nguyễn Lộc còn chỉ ra những kế thừa của tác phẩm “ Lục Vân Tiên đã kế thừa được nhiều mặt truyền thống ưu tú của văn học quá khứ, nhất là của văn học dân gian và truyện Nôm bình dân”[22; tr649]. Trong bài Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc [32], ngoài phần viết về thơ văn yêu nước, Phạm Văn Đồng cũng đã dành một phần cho Lục Vân Tiên. Ông nhận xét “ đây là một truyện “kể”, truyện “nói”. Tác giả cố ý viết một lối văn “nôm na”, dễ hiểu, dễ nhớ, có thể truyền bá rộng rãi trong dân gian”[32; tr139]. Hơn nữa, ông còn bảo vệ và khẳng định ngôn ngữ tác phẩm bằng những lí do hết sức cụ thể, hợp lí. Theo tác giả, “Trong dân gian miền Nam, người ta thích Lục Vân Tiên, người ta say sưa “kể” Lục Vân Tiên, không chỉ vì nội dung câu chuyện, còn vì văn hay của Lục Vân Tiên”[32; tr139]. Nhận xét này khẳng định thành công về ngôn ngữ, cách hành văn của truyện thơ Lục Vân Tiên. Ở Nguyễn Đình Chiểu, một nhà thơ lớn, một tấm gương chói ngời tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam [32], Hoài Thanh viết “ Lục Vân Tiên là một loại truyện kể. Về lời thì còn có chỗ vụng, về tình tiết có đôi chỗ không chặt, về nhân vật có khi chưa thật sự có một đời sống riêng. Mặc dầu vậy, những nhân vật ấy đã trở nên rất sống trong lòng quần chúng. Ấy là vì bao nhiêu căm ghét, yêu thương, mơ ước trong Lục Vân Tiên đều đúng là những căm ghét, yêu thương, mơ ước của quần chúng” [32; tr150]. Theo tác giả, dù Lục Vân Tiên còn một vài hạn chế nhỏ nhưng các nhân vật trong tác phẩm đã được Nguyễn Đình Chiểu khắc họa thật đặc sắc. Thông qua đó, nhà thơ gửi gắm những tâm tư, tình cảm của mình đến với người đọc. Đồng thời, ở bài viết này, Hoài Thanh còn lí giải tại sao nhân dân lại vô cùng yêu mến Lục Vân Tiên “ Nhân dân ta yêu mến Lục Vân Tiên không phải chỉ vì nội dung mà còn yêu vì nghệ thuật, yêu ngòi bút rất sắc của Nguyễn Đình Chiểu” [32; tr150]. Với tác giả, chính nghệ thuật đặc sắc, chính ngòi bút dứt khoát, Nguyễn Đình Chiểu đã vạch trần những bộ mặt xấu xa, bất nhân bất nghĩa của những nhân vật phản diện trong tác phẩm. Điều đó phù hợp với lẽ sống của nhân dân nên tác phẩm rất được nhân dân ưa 7 chuộng. Ngoài ra, tác giả còn đi vào phân tích các tác phẩm thuộc mảng thơ văn yêu nước để rồi ông nhận định: “ Nghệ thuật của Nguyễn Đình Chiểu rất gần với văn học dân gian. Ngôn ngữ Nguyễn Đình Chiểu trong thơ văn yêu nước cũng như trong Lục Vân Tiên là ngôn ngữ của quần chúng, chữ dùng thường rất táo bạo, đầy cảm xúc, có khi như còn nóng hổi hơi thở của cuộc sống và chất chứa bao nhiêu đau xót, buồn giận, mừng vui”[32; tr162]. Xuân Diệu - tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về các tác gia, tác phẩm cổ điển Việt Nam - trong Đọc lại thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [32] đánh giá “Lục Vân Tiên mang tới cao độ tính quần chúng và tính miền Nam”[32; tr172]. “Lục Vân Tiên là hơi thở của quần chúng miền Nam, là ý tình và lời nói của quần chúng miền Nam”[32; tr172]. Theo Xuân Diệu, nhân vật trong Lục Vân Tiên rất sinh động “ Tác giả tả được tính nết, thần thái, ngôn ngữ của nhiều hạng người có thật trong xã hội, người đọc, người nghe liên hệ một cách thiết thực, nôm na”[32; tr178]. Vì lẽ đó, tác phẩm rất được đại chúng ưa thích. Về phương diện ngôn ngữ, ông nhận định “ Một ngôn ngữ bình dân, thông dụng, chân thật, thực tế, có cái vị thơm, cái hương lành của nó, cái hương vị văn miền Nam”[32;193]. Như vậy, ở bài viết này, Xuân Diệu chú trọng đến chất bình dân và sắc thái Nam Bộ trong tác phẩm Lục Vân Tiên. Các công trình trên cho thấy, tuy còn hướng đến các vấn đề khác nhau khi nghiên cứu về Lục Vân Tiên nhưng nhìn chung, giới nghiên cứu đều khẳng định ngôn ngữ, giọng điệu… Lục Vân Tiên không điêu luyện mà rất nôm na, mộc mạc, bình dị, gần gũi với ngôn ngữ của nhân dân, nhất là của người dân Nam Bộ. Mặc dù các bài nghiên cứu, nhận định về Lục Vân Tiên hiện nay rất phong phú nhưng các tác giả chủ yếu chỉ khảo sát ở phương diện ngôn ngữ. Trong khi đó, là một yếu tố của ngôn ngữ, ở Lục Vân Tiên, từ láy được Nguyễn Đình Chiểu sử dụng khá nhiều, đóng vai trò vô cùng quan trọng tạo nên thành công cho tác phẩm. Nhưng rất hiếm hoi để tìm thấy những bài viết về nghệ thuật sử dụng từ láy trong Lục Vân Tiên có tính chất như một chuyên luận. Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên là những cơ sở quan trọng, những tư liệu vô cùng quý báu đối với người viết trong quá trình tìm hiểu về từ láy trong Lục Vân Tiên. Truyện thơ Lục Vân Tiên có nhiều độc đáo, nhất là về mặt hình thức nghệ thuật. Thêm vào đó, chưa thật sự có nhiều nhà nghiên cứu đi sâu vào tìm hiểu, đặc biệt là ở 8 nghệ thuật sử dụng từ láy nên khi đi vào từ láy trong Lục Vân Tiên, người viết không tham vọng sẽ giải quyết được tất cả mọi vấn đề mà chỉ hi vọng góp được một phần nhỏ với đề tài Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên. 3. Mục đích, yêu cầu Tìm hiểu Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên, người viết chỉ hướng đến những yêu cầu chủ yếu. Trước hết là để hiểu thêm về cuộc đời tác gia Nguyễn Đình Chiểu cũng như thấy được vị trí của Lục Vân Tiên trong nền văn học dân tộc, đặc biệt là trong văn chương trung đại. Sau đó, nắm được những cơ sở lý luận chung về từ láy để có thể khám phá, khai thác được hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong tác phẩm. Từ đó thấy được nội dung mà tác giả muốn đề cập đến qua truyện thơ này. Đồng thời, nhận thấy được nghệ thuật sử dụng từ láy trong một số tác phẩm tiêu biểu thời kì trung đại, từ đó thấy được những nét độc đáo riêng ở nghệ thuật sử dụng từ láy của Nguyễn Đình Chiểu trong Lục Vân Tiên. Ngoài ra, nghiên cứu đề tài này còn là dịp để người viết rèn luyện khả năng nghiên cứu, trình bày một đề tài khoa học, tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Với đề tài Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên, người viết chỉ tập trung nghiên cứu, tìm hiểu ở phạm vi từ láy được sử dụng trong tác phẩm. Còn các vấn đề, nội dung khác, chúng tôi chỉ điểm qua một cách sơ lược nhằm giúp bài viết sinh động hơn, hoàn thiện hơn. Về cấu trúc luận văn, người viết trình bày gồm ba phần. Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung gồm ba chương: Chương I : Một số vấn đề chung. Ở chương này, người viết giới thiệu khái quát về từ láy, truyện thơ Nôm, Lục Vân Tiên và vài nét về từ láy trong một số truyện thơ Nôm thế kỉ XIX. Chương II : Hệ thống từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Người viết tiến hành khảo sát từ láy trong Lục Vân Tiên về các mặt: quy mô sử dụng, vị trí, tác dụng, chức năng… 9 Chương III : Hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên. Chương này người viết đi sâu vào tìm hiểu hiệu quả nghệ thuật do từ láy mang lại trong Lục Vân Tiên ở các phương diện: miêu tả ngoại hình, khắc họa hành động, tính cách, nội tâm, từ láy tả thiên nhiên, không gian, thời gian tâm trạng… góp phần thể hiện hành động, tính cách, nội tâm nhân vật. Trong quá trình nghiên cứu, có một số tư liệu chúng tôi đã tham khảo chủ yếu, xuyên suốt: Từ điển tiếng Việt [21] Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học [ 24] Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [32] Các tư liệu ấy đã tạo thêm điều kiện thuận lợi cho chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, tìm hiểu đề tài này. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu đề tài Nghệ thuật sử dụng từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên, chúng tôi đã sử dụng khá nhiều phương pháp. Trước hết, người viết thực hiện phương pháp nghiên cứu qua lý luận: tìm đọc những tài liệu có liên quan đến từ láy, đến truyện thơ Nôm…, đặc biệt là những bài viết về Lục Vân Tiên. Sau đó, người viết tiến hành lập bảng thống kê (bảng phụ lục) để thống kê hệ thống từ láy trong truyện thơ Lục Vân Tiên về các mặt: số lượng, vị trí, chức năng…nhằm nắm rõ hơn, cụ thể hơn về mức độ sử dụng từ láy trong tác phẩm, từ đó làm cơ sở, căn cứ cho quá trình nghiên cứu, giúp việc tìm hiểu được dễ dàng, thuận tiện hơn. Tiếp theo, trên cơ sở các nội dung thu thập được, người viết tiến hành thực hiện các phương pháp chứng minh, phân tích, so sánh, tổng hợp… để làm sáng tỏ hiệu quả nghệ thuật của từ láy trong Lục Vân Tiên cũng như tài năng sử dụng từ láy của tác gia Nguyễn Đình Chiểu. Trong quá trình nghiên cứu, phân tích và chứng minh là hai phương pháp chủ yếu, thường xuyên được người viết sử dụng nhất. 10 PHẦN NỘI DUNG 11 CHƯƠNG I : MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Vài nét về từ láy 1.1.1 Các quan niệm về từ láy Láy là một hiện tượng ngôn ngữ khá đặc biệt. Đó là phương thức cấu tạo từ quan trọng và chiếm một số lượng tương đối lớn trong kho từ vựng tiếng Việt của nước ta. Vì lẽ đó, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về từ láy ở nhiều phương diện, như: cấu tạo, đặc trưng ngữ nghĩa, giá trị biểu cảm, giá trị biểu trưng…Thế nhưng, cho đến nay, nhiều vấn đề của từ láy vẫn còn để ngỏ và tồn tại nhiều ý kiến khác nhau, không thống nhất giữa các nhà nghiên cứu, như: cách gọi tên, cách phân loại…trong đó có cả định nghĩa về từ láy. 1.1.1.1 Quan niệm của Diệp Quang Ban Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt ( tập1), tác giả quan niệm: “Từ láy là từ phức được tạo ra bằng phương thức láy âm có tác dụng tạo nghĩa. Để tạo ra nhạc tính cho sự hòa phối âm thanh đối với một ngôn ngữ vốn giàu nhạc tính như Tiếng Việt, từ láy không đơn thuần là sự lặp lại âm thanh của âm tiết ban đầu mà bao giờ cũng kèm theo một sự biến đổi âm thanh nhất định, dù ít hay nhiều, để tạo ra cái thế vừa khác nhau lại vừa giống nhau, vừa điệp vừa đối” [2; tr151]. Theo Diệp Quang Ban, yếu tố ngữ âm là dấu hiệu quan trọng nhưng không phải là duy nhất. Cần phải hiểu láy là “sự hòa phối ngữ âm có tác dụng biểu trưng hóa”, từ láy phải tạo được ý nghĩa biểu trưng và ý nghĩa ấn tượng. Từ láy trong tiếng Việt có thể xảy ra hai trường hợp: từ láy có một yếu tố mờ nghĩa và một yếu tố không mờ nghĩa hoặc cả hai yếu tố đều mờ nghĩa. 1.1.1.2 Quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn Trong quyển Ngữ pháp tiếng Việt, ông quan niệm: “ Từ láy âm là loại từ ghép trong đó, theo con mắt nhìn của người Việt hiện nay, các thành tố trực tiếp được kết hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Quan hệ ngữ âm được thể hiện ở chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố siêu âm đọan tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đọan tính (phụ âm đầu, âm chính giữa vần và âm cuối vần)” [4; tr109]. Chính sự hài hòa về mặt ngữ âm và giá trị biểu cảm, gợi tả đã làm cho từ láy nhịp nhàng, uyển chuyển, có giá trị cao trong việc gợi tả hình ảnh, gợi âm thanh và gây cảm xúc cho đối tượng được đề cập tới. 12 1.1.1.3 Quan niệm của Đỗ Hữu Châu Trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt, ông đưa ra quan niệm về từ láy như sau: “Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức láy, đó là phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh, tức là quy tắc thanh điệu), biến đổi theo hai nhóm: Nhóm cao: thanh hỏi, thanh sắc, thanh ngang Nhóm thấp: thanh huyền, thanh ngã, thanh nặng của một hình vị hay đơn vị có nghĩa” [5; tr34]. Như vậy, định nghĩa về từ láy của Đỗ Hữu Châu có liên quan đến quy tắc thanh điệu của từ. 1.1.1.4 Quan niệm của Nguyễn Thiện Giáp Theo Nguyễn Thiện Giáp trong Từ vựng học tiếng Việt, từ láy được quan niệm: “Ngữ láy âm là những đơn vị được hình thành do sự lặp lại hoàn toàn hay lặp lại có kèm theo sự biến đổi ngữ âm nào đó của từ đã có. Chúng vừa có sự hài hòa về ngữ âm, vừa có giá trị gợi cảm, gợi tả” [15; tr86]. 1.1.1.5 Quan niệm của Nguyễn Hữu Quỳnh Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, ông quan niệm “Từ láy (hay còn gọi là từ lắp láy) là những từ ghép gồm hai hình vị kết hợp với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm. Các thành tố của từ láy có mối tương quan với nhau về thanh điệu hoặc về các bộ phận ngữ âm tạo nên các thành tố đó, đồng thời chúng tạo nên một nội dung ngữ nghĩa nhất định” [30; tr102]. Với cách định nghĩa này, có thể thấy từ láy là những từ có quan hệ ngữ âm với nhau, bao gồm một thành tố có thể có ý nghĩa từ vựng và một thành tố không có ý nghĩa từ vựng hoặc cả hai thành tố đều không có ý nghĩa từ vựng mà chỉ có ý nghĩa cấu tạo từ. Xét các quan niệm trên của các nhà nghiên cứu, có thể thấy hai ý kiến khác nhau về từ láy. Với cách nhìn thứ nhất, các tác giả Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Thiện Giáp xem từ láy là từ được hình thành do sự lặp lại của tiếng gốc có nghĩa. Quan điểm này chỉ mới có thể lí giải được một số từ láy xác định được tiếng gốc. Với cách nhìn thứ hai, các tác giả Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Hữu Quỳnh quan niệm từ láy là từ được hình thành bằng cách ghép các tiếng dựa trên quan hệ ngữ âm giữa các thành tố có tác dụng tạo nghĩa. Ý kiến này cho thấy, giữa các tiếng trong từ láy có 13 quan hệ với nhau về mặt ngữ âm. Mối quan hệ đó tạo ra ý nghĩa biểu trưng, ý nghĩa ấn tượng cho từ láy. Mặt khác, khi trong từ ghép có một yếu tố mờ nghĩa, người ta dễ cảm nhận chúng như từ láy. Như vậy, trong từ láy có thể xảy ra hai trường hợp: từ láy có một yếu tố mờ nghĩa và một yếu tố có nghĩa hoặc cả hai yếu tố đều mờ nghĩa. Quan niệm này được đại đa số các nhà nghiên cứu ủng hộ. Nhìn chung, khi giải quyết các vấn đề của từ láy, các nhà nghiên cứu có nhiều cách hiểu, cách lí giải khác nhau nhưng họ đều thống nhất ở chỗ xem từ láy là từ được cấu tạo theo phương thức láy và các hình vị có mối quan hệ ngữ âm với nhau. Do đó, có thể đưa ra định nghĩa về từ láy như sau: Từ láy là những từ gồm nhiều tiếng, giữa các tiếng có quan hệ ngữ âm có tác dụng tạo nghĩa. 1.1.2 Các loại từ láy Dựa vào số lượng tiếng và các bộ phận giống nhau trong từ, có thể chia từ láy thành các loại: 1.1.2.1 Từ láy đôi Từ láy đôi là từ láy gồm có hai tiếng. Căn cứ vào yếu tố ngôn ngữ được lặp lại, từ láy đôi có các dạng cấu tạo: từ láy bộ phận và từ láy hoàn toàn. Từ láy bộ phận là từ giống nhau ở phần vần hoặc phụ âm đầu. Từ giống nhau ở phụ âm đầu nhưng có phần vần khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy gọi là từ láy âm. Ví dụ: sạch sẽ, dễ dàng, đông đúc… Từ có phần vần trùng lặp và có phụ âm đầu khác biệt ở tiếng gốc và tiếng láy gọi là từ láy vần. Ví dụ: chói lọi, khéo léo, co ro… Từ láy hoàn toàn là từ láy trong đó tiếng gốc được lặp lại toàn bộ ở tiếng láy với sự khác biệt về trọng âm và về hệ quả của sự nhấn trọng âm. Từ láy hoàn toàn có các dạng: giống cả phần vần, phụ âm đầu và thanh điệu. Ví dụ: đùng đùng, lù lù, vàng vàng… giống phần vần, phụ âm đầu, khác thanh điệu. Ví dụ: đu đủ, đo đỏ, tim tím… giống nhau phụ âm đầu và âm chính nhưng khác thanh điệu và phụ âm cuối do sự chi phối của quy luật dị hóa. Ví dụ: đèm đẹp, bàng bạc, tôn tốt… 1.1.2.2 Từ láy ba Từ láy ba dựa trên cơ chế láy hoàn toàn, gồm các kiểu phối thanh thường gặp: 14 tiếng thứ hai mang thanh bằng ( thường xuất hiện thanh huyền hơn thanh ngang). Ví dụ: dửng dừng dưng, cỏn còn con… tiếng thứ nhất và tiếng thứ ba đối lập nhau về bằng trắc hoặc về âm vực cao thấp. Ví dụ: xốp xồm xộp, sát sàn sạt… Từ láy ba dạng láy bộ phận chiếm số lượng khá ít. Ví dụ: tơ lơ mơ, tù lù mù… 1.1.2.3 Từ láy tư Phần lớn từ láy tư dựa trên cơ sở từ láy đôi, một số ít có phần gốc là từ ghép. Từ láy tư đa dạng về kiểu cấu tạo: láy bộ phận kết hợp với đổi vần –a, -à hoặc –ơ. Ví dụ: ấm ớ: ấm a ấm ớ sớn sát: sớn sơ sớn sát láy toàn bộ kết hợp với biến thanh. Ví dụ: bồi hồi: bổi hổi bồi hồi lảm nhảm: lảm nhảm làm nhàm láy bộ phận kết hợp với tách, xen. Ví dụ: thơ thẩn: lơ thơ lẩn thẩn nhồm nhoàm: lồm nhồm loàm nhoàm láy toàn bộ kết hợp với tách, xen. Ví dụ: hăm hở: hăm hăm hở hở vội vàng: vội vội vàng vàng 1.1.3 Ý nghĩa của từ láy Láy là một trong những phương thức cấu tạo từ đặc sắc của tiếng Việt, có tác dụng gợi hình ảnh, gợi âm thanh, gợi cảm giác…nên có giá trị rất cao trong văn học. Khi được sử dụng phù hợp, từ láy không những tạo ra cho người đọc ấn tượng mạnh mẽ về nội dung trong tác phẩm mà còn giúp cho câu văn, câu thơ thêm giàu nhịp điệu, giúp tác phẩm đạt hiệu quả ngữ nghĩa cao. Mặt khác, từ láy còn có vai trò rất quan trọng tạo nên hình ảnh, âm thanh rõ ràng, sinh động, thể hiện quan điểm, cảm xúc thẩm mĩ, cách đánh giá, nhìn nhận, thái độ tư tưởng, tình cảm của tác giả về tác phẩm văn học.. Mỗi từ láy như một nốt nhạc về âm thanh, là công cụ “tạo hình” rất đắc lực cho văn học nghệ thuật. Do đó, từ láy được sử dụng rất nhiều trong tác phẩm văn chương. 1.2 Vài nét về truyện thơ Nôm 15 1.2.1 Khái niệm truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm là một loại hình văn học đã có từ lâu. “Đó là những sáng tác văn học hầu hết có tính chất trung thiên tiểu thuyết và viết bằng thể thơ lục bát, có khi viết bằng thể thất ngôn bát cú” [25; tr170]. Xét về mặt nội dung cũng như về mặt hình thức, truyện thơ Nôm có nhiều yếu tố phức tạp. Tuy vậy, từ khi bắt đầu xuất hiện cho đến bây giờ, truyện thơ Nôm nói chung vẫn là món ăn tinh thần rất được ưa thích của đông đảo quần chúng nhân dân. 1.2.2 Nguồn gốc và sự phát triển của truyện thơ Nôm Truyện thơ Nôm là một bộ phận văn học khá độc đáo và có giá trị của nền văn học trung đại Việt Nam. Đây là một loại hình tự sự có khả năng phản ánh hiện thực với phạm vi tương đối rộng. Giá trị của truyện thơ Nôm đã được khẳng định qua thời gian tồn tại của nó và lòng hâm mộ của quần chúng ở nhiều thế hệ. Thế nhưng, khi nghiên cứu bộ phận văn học này, giới nghiên cứu lại bắt gặp một số vấn đề khó giải quyết, đặc biệt là về nguồn gốc và sự phát triển của truyện thơ Nôm. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu bước đầu cũng đã có những ý kiến về vấn đề này. Nguồn gốc ra đời của truyện thơ Nôm có hai hình thức. Hình thức đầu tiên là những bài hát tự sự của các nghệ nhân đi hát rong. Hiện tượng hát rong ở nước ta xuất hiện ở thế kỷ nào thì chưa xác định được, chỉ biết rằng khi có các đô thị thì đã có nhiều người sống bằng nghề này, nhất là sau thế kỷ XV. Các bài hát tự sự có khi rút ra từ một truyện thơ Nôm đã có trước hoặc dựa trên cơ sở của truyện cổ dân gian nhưng thường là do các nghệ nhân ấy sáng tác. Những sáng tác đó lúc đầu còn thô sơ, đơn giản, sau được bồi bổ thêm lên về văn tự cũng như về tình tiết và đến một lúc nào đó thì được ghi chép lại trong sách. Từ đó nó chính thức trở thành một truyện Nôm, như: Trương Chi, Tấm Cám… Nơi thứ hai sản sinh ra các truyện thơ Nôm là nhà chùa. Để tuyên truyền cho đạo Phật, một số nhà sư có học đã nghĩ ra cách đem sự tích trong kinh Phật diễn ra bằng lời ca lục bát để tiện cho việc phổ biến trong tín đồ đông đảo không biết chữ. Hình thức này ngày càng phát triển và nhiều truyện thơ Nôm đã xuất hiện. Trong hai hình thức trên, cái nào ra đời trước, cái nào ra đời sau thì vẫn chưa xác định được. Truyện thơ Nôm ra đời và tồn tại với hình thái đầu tiên là “truyện Nôm truyền khẩu”. Đến một lúc nào đó, khi phong trào này đã phát triển mạnh mẽ, các nho sĩ bình 16 dân sử dụng loại hình văn học này để sáng tác, ngoài việc chỉnh lý và ghi chép lại các truyện thơ Nôm đã lưu hành. Cuối cùng, trên cơ sở thành tựu của truyện thơ Nôm, các nhà Nho nâng cao nghệ thuật viết truyện thơ Nôm lên một mức mới, từ việc xây dựng hình tượng, miêu tả tính cách nhân vật, kết cấu, ngôn ngữ…Cũng như mọi hình thái sáng tác, truyện Nôm không phải là đã kế tiếp nhau một cách dứt khoát mà mỗi cái khi xuất hiện đều tồn tại song song với những cái xuất hiện trước hay sau nó. Cho đến nay, vẫn chưa xác định được truyện thơ Nôm viết xuất hiện vào thời gian nào và sự phát triển của nó trong lịch sử văn học. Bởi vì, hiện nay, hầu hết các truyện thơ Nôm còn lại đều không có tên tác giả và thời điểm sáng tác. Căn cứ vào mối quan hệ giữa nội dung tác phẩm với hiện thực đời sống, căn cứ vào tài liệu cấm đoán của giai cấp thống trị, căn cứ vào hình thức ngôn từ và thể loại, các nhà nghiên cứu đã nhận định sơ bộ về sự phát triển của bộ phận văn học này: chính giai đoạn lịch sử từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX là giai đọan truyện thơ Nôm ra đời và phát triển. Thời kì cực thịnh của nó là thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX. Phần lớn các truyện thơ Nôm lưu hành hiện nay cũng ra đời trong hai thế kỉ này. Sang thế kỉ XX, loại truyện văn xuôi ra đời dần dần lấn áp truyện thơ Nôm và việc sáng tác truyện thơ Nôm dần chấm dứt. 1.3 Vài nét về truyện thơ Lục Vân Tiên Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Nguyễn Đình Chiểu có một vị trí đặc biệt quan trọng. Ông chẳng những là một con người nổi tiếng bởi các phẩm chất cao đẹp sáng ngời mà còn là một nhà văn, nhà thơ có nhiều đóng góp lớn lao cho sự phát triển của văn học dân tộc bằng sự nghiệp sáng tác đồ sộ. Trong thời kỳ sáng tác đầu của Nguyễn Đình Chiểu, Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu. Ngay từ khi mới ra đời, truyện thơ này đã lập tức được quần chúng nhân dân đón nhận với một thái độ yêu mến nồng nhiệt và được phổ biến trong rất rộng rãi trong dân gian, trong mọi tầng lớp suốt từ Nam tới Bắc, đặc biệt là ở miền Nam. Bởi, “Truyện Lục Vân Tiên sở dĩ được quần chúng mến mộ vì bản thân nó có sức hấp dẫn lớn. Sức hấp dẫn đó nằm cả trong sự phong phú của nội dung lẫn nghệ thuật thể hiện đặc sắc” [24; tr17]. 1.3.1 Về nội dung Mở đầu tác phẩm, Nguyễn Đình Chiểu viết: 17 “ Hỡi ai lẳng lặng mà nghe Trước răn việc dữ, lành dè thân sau Trai thời trung hiếu làm đầu Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình” thì người đọc liền nghĩ đến một truyện thơ ca ngợi, bảo vệ đạo đức phong kiến với “trung”, “hiếu”, “tiết”, “nghĩa”. Nhưng thực sự, Lục Vân Tiên là bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, ca ngợi đạo đức nhân nghĩa qua nhiều mối quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội cũng như qua hành động, tính cách của các nhân vật. Tác phẩm xoay quanh năm mối quan hệ: vua - tôi, thầy - trò, cha - con, chồng - vợ, bè bạn. Nhân nghĩa là khái niệm của Nho giáo nhưng Nguyễn Đình Chiểu đã có sự sáng tạo trong việc thể hiện nội dung đạo lý trong tác phẩm. Đạo lý ấy có tính chất nhân đạo sâu sắc, phù hợp với truyền thống đạo đức của nhân dân, được nhân dân thừa nhận. Đạo đức nhân nghĩa được thể hiện thông qua các nhân vật chính diện như: Lục Vân Tiên, Kiều Nguyệt Nga, Tiểu đồng, Hớn Minh, Tử Trực…Đó là những con người đáng quý, trọng nhân nghĩa, phấn đấu vì nghĩa lớn. Họ đấu tranh không khoan nhượng chống tàn bạo, bất công. Những nhân vật ấy là hình ảnh tiểu biểu cho quần chúng nhân dân, nhất là nhân dân Nam Bộ. Bên cạnh nội dung ca ngợi chính nghĩa trong cuộc sống đời thường, Lục Vân Tiên còn phê phán những cái xấu, cái ác, phê phán những hành động phi nghĩa, những con người bất nhân, bất nghĩa. Tác giả đả kích bọn lang băm thầy bói, thầy pháp...những con người đại diện cho cái ác. Vì thế, Lục Vân Tiên phản ánh cuộc giao tranh giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và phi nghĩa. Cuối cùng cái thiện, cái chính nghĩa luôn chiến thắng, người bất nhân, bất nghĩa luôn bị trừng trị. Do đó, tác phẩm nổi lên tinh thần chiến đấu của nhân vật chính diện bởi Nguyễn Đình Chiểu đã đưa vào tác phẩm “cả một đạo quân bừng bừng khí thế, kiên quyết vì chính nghĩa mà chiến đấu và chiến thắng” ( Hoài Thanh). Đó cũng là tinh thần chiến đấu của tác giả. Thông qua việc xây dựng những nhân vật chính nghĩa, Lục Vân Tiên thể hiện khát vọng lí tưởng của nhà thơ : ước mơ về một tình yêu chung thủy, một xã hội công bằng, lí tưởng và sự thắng lợi của đạo lý. Đó là một xã hội không còn bọn lang băm thầy bói chuyên lừa gạt người khác , không có bọn người bất nhân bất nghĩa như Trịnh Hâm, Võ Công…Đó là một xã hội mà con người luôn gắn bó, giúp đỡ nhau bằng những việc làm nhân nghĩa, đối xử với nhau bằng những tình cảm chân thành, cao 18 thượng. Đó là một xã hội với những tình yêu đẹp, trong sáng và sâu đậm như tình yêu của Vân Tiên và Nguyệt Nga. Trong xã hội ấy, cuối cùng, chính nghĩa, cái thiện và những con người hành động vì những điều cao đẹp sẽ luôn được đền đáp xứng đáng. Mặc dù đạo đức mà tác giả đưa ra nhằm củng cố đạo đức phong kiến nhưng những nội dung đạo đức ấy lại mang đậm chất dân gian. Lục Vân Tiên đã đáp ứng tinh thần dũng cảm, trọng nghĩa khinh tài, ghét gian ác “ kiến nghĩa bất vi vô dũng dã” của nhân dân miền Nam, đồng thời cũng là của mọi người dân Việt Nam. Có lẽ chính vì thế mà Lục Vân Tiên luôn là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của người dân biết bao thế hệ. 1.3.2 Về nghệ thuật Nhận xét về nghệ thuật văn chương Nguyễn Đình Chiểu, Thái Bạch viết “ Nếu đem so sánh với Nguyễn Du, tác giả Truyện Kiều thì văn chương của Nguyễn Đình Chiểu không có những cái đẹp tỉ mỉ lựa chọn làm cho tác phẩm đi tới chỗ toàn mỹ mà chỉ có cái đẹp về tinh thần, cái đẹp đạo đức của Nho giáo sản sinh. Luôn luôn tiên sinh dùng một lối văn bình dân nhưng không kém trác tuyệt và già dặn để giải thích và cổ võ cho đạo đức, luân lý, khuyên răn đời nên giữ bỏ tốt xấu” [18; tr68]. Thật vậy, nghệ thuật văn chương Đồ Chiểu không lung linh, kì ảo mà rất chân chất, bình dân. Và Lục Vân Tiên là tác phẩm tiêu biểu cho những đặc điểm nghệ thuật ấy. Ngôn ngữ trong Lục Vân Tiên rất mộc mạc, gần gũi với lời ăn tiếng nói của quần chúng nhân dân. Do sáng tác trong hoàn cảnh mù lòa nên Nguyễn Đình Chiểu không thể trực tiếp cầm bút phác thảo trên văn bản và chủ yếu là truyền miệng nên ngôn ngữ còn thô vụng, không mượt mà. Ngay cả trong cách diễn đạt, cách miêu tả và cách xưng hô giữa các nhân vật cũng đậm chất bình dân, tạo nên bản sắc Nam Bộ độc đáo. Đây là một dụng ý của tác giả, dùng ngôn ngữ để truyền tải đạo lý ở đời. Ngoài ngôn ngữ, tác phẩm còn đậm chất dân gian ở việc chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích, việc sử dụng những thành ngữ, ca dao, tục ngữ… Hơn thế nữa, điển tích mà nhà thơ sử dụng cũng thật gần gũi và quen thuộc với người dân. Điểm hết sức độc đáo trong nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ Lục Vân Tiên là từ láy đã được tác giả quan tâm và tập trung khai thác. Sử dụng lớp từ này, Nguyễn Đình Chiểu nhằm miêu tả ngoại hình, hành động, nội tâm, tính cách, tả thiên nhiên… của nhân vật, nhất là khắc họa đậm nét hành động nhân vật để thể hiện nội dung tác phẩm. Đặc biệt hơn, từ láy trong Lục Vân Tiên mang tính địa phương đậm nét, người đọc có 19 thể dễ dàng bắt gặp ngay trong đời sống, trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của người dân Nam Bộ những từ láy rất quen thuộc : bá vơ bá vất, bảng lảng bơ lơ, bon bon, dửng dừng dưng… Lớp từ láy này đã góp phần quan trọng làm cho Lục Vân Tiên đậm đà tính địa phương, đậm đà chất Nam Bộ. Tuy mộc mạc nhưng tất cả những biện pháp nghệ thuật đó vẫn làm cho Lục Vân Tiên ngời lên vẻ đẹp - vẻ đẹp của sự quê mùa, chất phác, làm cho tác phẩm mang tính nhân dân, tính đại chúng sâu sắc. Tác phẩm là loại hình nói thơ của văn học dân gian. 1.4 Vài nét về từ láy trong một số truyện thơ Nôm thế kỉ XIX Thế kỷ XIX là thế kỷ cực thịnh của truyện thơ Nôm. Ở giai đoạn này, trên thi đàn văn học xuất hiện nhiều tác phẩm truyện thơ Nôm đặc sắc cả về nội dung tư tưởng lẫn hình thức nghệ thuật. Có thể kể đến Chinh phụ ngâm (bản dịch) của Đoàn Thị Điểm, Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều, Hoa tiên của Nguyễn Huy Tự, Truyện Kiều của Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu…Những kiệt tác văn học ấy đã sống mãi với thời gian và ghi lại ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả qua bao thế hệ bởi nhờ một phần lớn ở những thủ pháp nghệ thuật độc đáo, đặc biệt là nghệ thuật sử dụng từ láy. 1.4.1 Chinh phụ ngâm Chinh phụ ngâm có một vị trí văn học sử đặc biệt, là tác phẩm mở đầu cho giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Tác phẩm đã cắm mốc mở đầu cả về hai phương diện: nội dung và hình thức nghệ thuật của văn học cổ điển Việt Nam. Nét đặc sắc của kiệt tác này không chỉ dừng lại ở mặt nội dung mang giá trị phản chiến và giá trị nhân đạo sâu sắc mà còn được thể hiện ở những độc đáo về mặt nghệ thuật, nhất là ở bản dịch. Bản dịch đã sử dụng một cách phổ biến nghệ thuật ước lệ, tượng trưng - biện pháp nghệ thuật nổi bật, quen thuộc trong văn chương trung đại. Đặc biệt, từ láy đã được dịch giả sử dụng linh hoạt, khéo léo. Khảo sát bản dịch của Đoàn Thị Điểm, chúng tôi nhận thấy, nữ sĩ sử dụng khá nhiều từ láy nhằm mục đích làm bật nổi nội dung tư tưởng tác phẩm. Với hơn 400 câu thơ, Chinh phụ ngâm là tác phẩm viết về chiến tranh, là khúc ngâm của người chinh phụ, là lời thở than của người phụ nữ có chồng đi chinh chiến. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan