Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật phục kích của trận tốt động chúc động trong chiến thắng quân minh n...

Tài liệu Nghệ thuật phục kích của trận tốt động chúc động trong chiến thắng quân minh năm 1426

.PDF
46
36
79

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ************************* NGUYỄN KIỀU NHUNG NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG - CHÚC ĐỘNG NĂM 1426 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI - 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH ************************** NGUYỄN KIỀU NHUNG NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG - CHÚC ĐỘNG NĂM 1426 TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn khoa học ThS. TRỊNH VĂN TÚY HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành em xin được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo thượng tá ThS. Trịnh Văn Túy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành khóa luận. Em xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô giáo trong Trung tâm Giáo dục quốc phòng và an ninh Trường ĐHSP Hà Nội 2. Tôi cũng xin cảm ơn gia đình, bạn bè, những người đã khuyến khích, động viên tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này. Mạc dù đã rất nỗ lực cố gắng, song chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Kiều Nhung LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan những nội dung trình bày trong khóa luận này là kết quả nghiên cứu của bản thân em dưới sự hướng dân trực tiếp của thầy Trịnh Văn Túy. Nội dung của khóa luận không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Tác giả Nguyễn Kiều Nhung MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG – TRÚC ĐỘNG NĂM 1426..... 4 1.1. Cơ sở lý luận của nghệ thuật phục kích ..................................................... 4 1.1. 1.Các khái niệm .......................................................................................... 4 1.1.2. Truyền thống sử dụng nghệ thuật phục kích của dân tộc ta ................... 5 1.2.Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật phục kích chiến thắng quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 .................................................... 6 1.2.1. Bối cảnh lịch sử trọng trận Tốt Động – Chúc Động năm 1426 .............. 6 1.2.1. Các yêu cầu của nghệ thuật phục kích .................................................... 8 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 10 CHƢƠNG 2. NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG – CHÚC ĐỘNG NĂM 1426 ......................................................................................................................... 11 2.1.Nghệ thuật phục kích của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Tốt Động Chúc Động chiến thắng quân Minh năm 1426 ............................................... 11 2.1.1. Hình thái chiến dịch hiện nay ............................................................... 11 2.1.2. Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Tốt Động - Chúc Động trong chiến thắng quân Minh năm 1426............................................................................. 14 2.1.2.1.Diễn biến của trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 ....................... 14. 2.1.2.2.Kết quả của trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 .......................... 16. 2.1.2.3.Ý nghĩa của trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 .......................... 16. 2.1.3. Nghệ thuật quân sự............................................................................... `18 2.2. Yêu cầu và bài học kinh nghiệm trong chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay ................................................................................................................... 23 2.2.1. Yêu cầu của chiến tranh bảo vệ Tổ quốc hiện nay ............................... 23 2.2.2. Bài học kinh nghiệm hiện nay............................................................... 30 Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 38 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Năm 1407, nhà Minh cắt quân xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại. Nhân dân ta liên tục vùng lên. Và chỉ mười năm sau, cờ khởi nghĩa lại phất lên từ Lam Sơn. Trải qua mười năm chiến đấu gian khổ và anh dũng trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426. Dưới sự lãnh đạo của Lê Lợi - Nguyễn Trãi, dân tộc ta liên tục tiến công, tiêu diệt hết đạo quân này đến đạo quân khác của địch, mở rộng vùng giải phóng, tiến lên tiêu diệt hoàn toàn địch ở Chi Lăng - Xương Giang; buộc 10 vạn quân địch còn lại đầu hàng, kết thúc hai mươi năm thống trị của nhà Minh năm 1427. Từ các cuộc kháng chiến chống quân Minh cho thấy, nhận thức sâu sắc âm mưu, thủ đoạn cũng như thế mạnh của kẻ thù…quân và dân nhà Lê đã biết kế thừa có chọn lọc những giá trị truyền thống nghệ thuật quân sự của dân tộc trong lịch sử. Đồng thời, vận dụng linh hoạt, sáng tạo các nghệ thuật đó để hình thành nên nhiều loại hình nghệ thuật quân sự đặc sắc, đảm bảo phù hợp với tình hình đất nước, thực tiễn sức mạnh của quân và dân ta cũng như khắc chế được sức mạnh của kẻ thù. Trong các loại hình nghệ thuật quân sự, nghệ thuật phục kích được coi là nghệ thuật tiêu biểu, được quân và dân nhà Lê sử dụng nhiều nhất trong suốt chiều dài lịch sử tồn tại của triều đại; nó được thể hiện rõ nét trong nhiều cách đánh khác nhau, mà nổi bật nhất là trong cuộc kháng chiến chống quân Minh trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426. Chính việc sử dụng nghệ thuật quân sự này đã trực tiếp làm nên thắng lợi của quân và dân nhà Lê trong cuộc kháng chiến chống quân Minh. Cũng như góp phần to lớn để dân tộc ta luôn giành chiến thắng trước các cuộc xâm lăng của quân xâm lược để giữ vững nền độc lập nước nhà. 1 Trong giai đoạn hiện nay, trước yêu cẩu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, trước thực tiễn, đặc điểm, tình hình của đất nước…đã và đang đặt ra cho chúng ta cần phải nghiên cứu những giá trị của nghệ thuật quân sự cha ông ta trong quá khứ nói chung, nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Lê trong chiến thắng quân Minh 1426 nói riêng, từ đó tìm ra những kinh nghiệm hay, có giá trị sâu sắc để vận dụng phù hợp từng bối cảnh mới để quân và dân ta có thể giành chiến thắng trước mọi kẻ thù khi có chiến tranh xảy ra …Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi đã lựa chọn: “Nghệ thuật phục kích của trận Tốt Động - Chúc Động trong chiến thắng quân Minh năm 1426” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Phân tích, làm rõ nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Lê trong chiến thắng chống quân Minh và trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426. Từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm vận dụng vào trong phát triển nghệ thuật phục kích của quân và dân ta giai đoạn hiện nay. Làm cơ sở tích lũy kiến thức trong học tập và công tác sau này. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Khái quát nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Lê Làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật phục kích của quân và dân nhà Lê trong chiến thắng chống quân Minh trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426. Phân tích kết quả vận dụng nghệ thuật phục kích trong chiến thắng chống quân Minh trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 và rút ra những bài học kinh nghiệm từ nghệ thuật phục kích trong chiến thắng chống quân Minh năm 1426. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tượng nghiên cứu 2 Trận Tốt Động - Chúc Động của quân và dân nhà Lê trong chiến thắng quân Minh năm 1426. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Kháng chiến chống quân Minh của quân và dân nhà Lê từ năm 1418 năm 1427. 5. Phương pháp nghiên cứu. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng các phương pháp lịch sử, phương pháp logic, so sánh, thống kê, tổng hợp, phân tích và phương pháp chuyên gia, để nghiên cứu đề tài. Sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết, phương pháp nghiên cứu thực tiễn diễn biến trận Tốt Động - Chúc Động trong chiến thắng quân Minh năm 1426. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. 6.1. Ý nghĩa khoa học Làm rõ điểm đặc trưng của nghệ thuật phục kích chiến thắng quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426, giúp ta hiểu thêm về nghệ thuật phục kích và phát huy nó trong điều kiện mới 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Đề tài được bảo vệ thành công, sẽ được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy trong trung tâm GDQP&AN trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2 và sinh viên ra trường làm công tác giảng dạy sau này. Có ý nghĩa giáo dục trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp củng cố nền quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân hiện nay. 3 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG - CHÚC ĐỘNG NĂM 1426 1.1.Cơ sở lý luận của nghệ thuật phục kích 1.1.1. Các khái niệm Khái niệm về nghệ thuật quân sự: Trong chiến tranh quân sự, một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của cuộc chiến đấu đó là Nghệ thuật quân sự. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nghệ thuật quân sự: “Là cách đánh, cách dùng binh đã trở thành thông thạo, điêu luyện trong một trận chiến đấu, một chiến dịch hay trên toàn bộ chiến trường; nghệ thuật quân sự không có một khuôn mẫu cụ thể nào, nó có thể biến hóa khôn lường, muôn hình muôn vẻ”. Hay trong Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam chỉ rõ: “Nghệ thuật quân sự là lý thuận và thực tiễn chuẩn bị, tổ chức và tiến hành đấu tranh vũ trang. Nó nghiên cứu các quy luật của chiến tranh và đấu tranh vũ trang, xác định những nguyên tắc và phương pháp tiến hành các hoạt động quân sự trong chiến tranh”. Khái niệm về nghệ thuật phục kích: Nghệ thuật phục kích được coi là một trong số những nghệ thuật cũng như là một bộ phận cấu thành nên nghệ thuật quân sự Việt Nam. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Phục kich là ẩn nấp trong một chỗ chực quân giặc đi qua thoạt ra đánh úp” hay theo Binh pháp Tôn tử: “Nghệ thuật phục kích là dùng một lực lượng nằm sẵn một vị trí nào đó chờ địch đi ngang qua mà tấn công”. Phục kích còn được gọi là mai phục. Trong chiến đấu, để phục kích thành công thì phục kích phải đảm bảo được những yếu tố sau: 4 - Bí mật - Phục kích ở đâu mà mình suy đoán, tính toán trước là địch sẽ đi qua - Lợi dụng địa thế trận địa để làm nơi trú ẩn và đánh bất ngờ, làm địch không trở tay kịp Từ những tìm hiểu trên, ta thấy nghệ thuật phục kích là một bộ phận cơ bản trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nó thể hiện sự mưu trí, khéo léo, sáng tạo của người chỉ huy trận đánh trong tổ chức sao cho bí mật, kín đáo nhất, để địch không kịp trở tay và kịp thừa đưa ra những biện pháp chống trả lại. 1.1.2. Truyền thống sử dụng nghệ thuật phục kích của dân tộc ta. Phục kích là một trong những hình thức chiến thuật quân sự được ông cha ta trước kia sử dụng rất phổ biến, rộng rãi và tài tình trong các cuộc chiến tranh “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, nghệ thuật phục kích được sử dụng rất nhiều: Từ các trận nhỏ của các thổ binh, hương binh đời Lý, dựa vào núi rừng hiểm trở phục kích các toán quân nhỏ. Cho đến các trận đánh có quy mô lớn như Bạch Đằng (năm 938), trận sông Lục Đầu và trận Bạch Đằng ngày 28 tháng 4 năm 981. Trận Bạch Đằng năm 938 là một trận đánh giữa quân dân Việt Nam thời đó gọi là Tĩnh Hải quân và chưa có quốc hiệu chính thức - do Ngô Quyền lãnh đạo đánh với quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng. Kết quả quân dân Việt Nam giành thắng lợi nhờ kế cắm cọc ở sông Bạch Đằng của Ngô Quyền. Trước sự chiến đấu dũng mãnh của quân dân Việt Nam, quá nửa quân Nam Hán bị chết đuối và hoàng tử Nam Hán là Lưu Hoằng Tháo cũng bị Ngô Quyền giết chết. Đây là một trận đánh quan trọng trong lịch sử Việt Nam. Nó 5 đánh dấu cho việc chấm dứt hơn 1000 năm Bắc thuộc của Việt Nam, nối lại quốc thống cho dân tộc. Chiến tranh Tống - Việt năm 981 là một cuộc chiến tranh giữa Đại Tống thời Tống Thái Tông và Đại Cồ Việt thời Lê Đại Hành diễn ra từ tháng 1 đến tháng 4 năm 981 trên lãnh thổ Đại Cồ Việt. Kết quả quân và dân Đại Cồ Việt đã đánh bại quân đội Đại Tống. Sau cuộc chiến này, năm 986, hoàng đế Đại Tống chấp nhận nhà Tiền Lê và ban chế phong cho Lê Đại Hành. Trong cuộc chiến tranh này tiêu biểu có 2 trận chiến là trận sông Lục Đầu và trận Bạch Đằng (28/4/981) có sử dụng nghệ thuật phục kích để đánh thắng quân giặc. 1.2. Những vấn đề cơ bản về nghệ thuật phục kích chiến thắng quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 1.2.1. Bối cảnh lịch sử trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 - Lịch sử Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV. Triều đại Nhà Trần đã trở nên suy tàn và mất lòng dân chúng một cách nghiêm trọng. Các tầng lớp trong xã hội: nông nô, nô tỳ, nông dân nghèo… sống trong cảnh khốn khổ và đã vùng lên khởi nghĩa. Tuy nhiên, những cuộc đấu tranh này chưa thể đốt cháy được cơ đồ thống trị của nhà Trần nhưng ít nhiều cũng đã làm cho vương triều này bị nghiêng ngả và bước gần hơn đến chỗ bại vong. Năm 1400, nhân cơ hội đó Hồ Quý Ly đã phế truất triều Trần, lập ra một vương triều mới đó là nhà Hồ. Trong thời gian đó nhà Hồ đã đề ra và có những cải cách về các mặt: kinh tế - chính trị - xã hội - văn hóa của đất nước. Công cuộc cải cách của nhà Hồ nhằm củng cố quyền lực của tập đoàn thống trị nhưng có ưu điểm là mang lại nhiều lợi ích cho nhân dân và cho đất nước nói chung, tuy nhiên lại chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển khách quan của 6 xã hội. Vì vậy, vương triều Hồ gặp phải nhiều khó khăn và bị cô lập về mặt xã hội. Lợi dụng cơ hội trên Nhà Minh tiến hành xâm lược nước ta. Từ khi ra đời Nhà Minh vốn là một quốc gia phong kiến hùng mạnh ở phương Đông và vào đầu thế kỷ XV quốc gia này đang ở vào giai đoạn cường thịnh nhất. Vào cuối năm 1406, nhà Minh huy động trên 20 vạn quân và hàng chục vạn quân phục dịch tiến hành xâm lược nước ta. Cuộc kháng chiến của quân và dân nhà Hồ nhanh chóng thất bại bởi những lý do sau: Không đoàn kết được toàn dân tộc, không phát huy được sức mạnh đoàn kết của cả dân tộc vì thế chỉ sau nửa năm, cuộc kháng chiến chống lại của quân và dân nhà Hồ thất bại. Kể từ sau chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo, đất nước ta sau năm thế kỷ đã giành và giữ vững được nền độc lập, đến nay lại bị phong kiến nước ngoài đô hộ. Kẻ thù không những bóc lột và còn tham lam vơ vét và khủng bố man rợ, chúng còn dã man hơn khi mang trong mình âm mưu đồng hóa dân tộc nhằm biến dân tộc ta mãi mãi trở thành nô dịch và xóa tên nước ta trên bản đồ của thế giới. Tội ác của chúng chồng chất bởi vậy trong tác phẩm Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi từng ghi: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội, Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi! Lòng người đều căm giận Trời đất chẳng dung tha”. Dưới sự thống trị của nhà Minh đất nước ta đang đứng trước những nguy cơ lớn: Đó là sự mất còn của đất nước, của nền độc lập thiêng liêng, của cuộc sống và phẩm giá của con người. - Khái quát về quân Minh trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 7 Chúng chà đạp lên các cuộc đấu tranh quyết liệt giành độc lập dân tộc trên khắp đất nước ta bằng nhiều thủ đoạn và âm mưu như: mua chuộc và chia rẽ thâm độc. Trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426: Nhà Minh đã phải cử Vương Thông dẫn hơn 50 nghìn quân sang tăng viện cho Đông Quan. Tạo cho Đông Quan thành cứ điểm tập trung hơn 100 nghìn quân Minh, giành ưu thế về binh lực để mở các cuộc tiến công lớn ra vùng ngoại vi Đông Quan, hòng giành lại thế chủ động chiến lược. Ngày 5/11/1426, Vương Thông tập trung hơn 90 nghìn quân tiến theo hướng Nam và Tây Nam, nhằm đánh các cánh quân Lam Sơn của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đinh Lễ… 1.2.2. Các yêu cầu của nghệ thuật phục kích Một là: Nghệ thuật phục kích trước hết phải nắm bắt rõ được ý định của kẻ thù trong từng trận đánh để từ đó có ta có sự chuẩn bị chu đáo, đầy đủ đó là: Phải thám thính, trinh thám rõ tình hình quân giặc bởi vì nếu thực hiện công đoạn này không đúng sẽ không có lợi cho chúng ta mà không may lại còn gây nguy hiểm. Từ đó ta có chiến thuật để phục kích sao cho đúng. Khi thám thính cần lưu ý những điều sau: - Quân giặc hành quân lúc nào: Thời gian, địa điểm (Quân giặc đi qua lúc nào, đường nào, điểm đến) - Lực lượng (Có bao nhiêu người và thuộc loại lính nào), vũ khí (Thô sơ hay hiện đại, xe cộ), sức chiến đấu ra sao. - Cuộc hành quân của giặc có mục đích gì? Hai là: Sau khi có sự thám thính, trinh thám chúng ta phải khai thác được địa hình, tự nhiên để có sự tổ chức, bố trí các lực lượng nhằm tạo ra thế 8 trận bất lợi cho kẻ thù. Trong quá trình này chúng ta phải thể hiện được sự linh hoạt và sáng tạo. Ba là: Yếu tố giữ vai trò then chốt trong nghệ thuật phục kích này đó là yếu tố bí mật, hay còn có thể nói yếu tố bí mật giữ vai trò rất quan trọng để giành chiến thắng của trận đánh. Khi thám thính rõ được tình hình giặc, mọi thông tin chỉ nên để người chỉ huy và những người chủ chốt nắm được, tuyệt đối không được để những người không cần biết nắm được thông tin. Yếu tố lựa chọn địa điểm cũng có vai trò quan trọng trong nghệ thuật phục kích: Lựa chọn địa điểm phải nằm ngoài tầm dự đoán của địch, không được để bất cứ thông tin gì về địa điểm phục kích lọt ra ngoài. Vậy chúng ta có thể thấy ngoài khi hành quân, bố trí quân, kế hoạch đánh, dự kiến được các tình huống xảy ra… thì việc giữ bí mật và lựa chọn địa điểm cần được giữ bí mật. Bốn là: Nghệ thuật phục kích phải có sự phối hợp với các nghệ thuật quân sự khác thì mới đạt được hiệu quả và thành công. 9 Tiểu kết chương 1 Những cơ sở lý luận và thực tiễn lịch sử của nghệ thuật phục kích là nội dung cơ bản để chúng ta nghiên cứu, thấy rõ được nghệ thuật phục kích nói chung và nghệ thuật phục kích chiến thắng quân Minh xâm lược trong trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426. Phục kích là một trong những hình thức chiến thuật quân sự được ông cha ta trước kia sử dụng rất phổ biến, rộng rãi và tài tình trong các cuộc chiến tranh “lấy nhỏ thắng lớn, lấy ít địch nhiều”. Trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam ta, nghệ thuật phục kích được sử dụng rất nhiều Từ những tìm hiểu trên, ta thấy nghệ thuật phục kích là một bộ phận cơ bản trong nghệ thuật quân sự Việt Nam. Nó thể hiện sự mưu trí, khéo léo, sáng tạo của người chỉ huy trận đánh trong tổ chức sao cho bí mật, kín đáo nhất, để địch không kịp trở tay và kịp thừa đưa ra những biện pháp chống trả lại. Là hình thức được sử phổ biến và phát huy hiệu quả cao trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc của ông cha ta. 10 Chương 2 NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ NGHỆ THUẬT PHỤC KÍCH CHIẾN THẮNG QUÂN MINH TRONG TRẬN TỐT ĐỘNG - CHÚC ĐỘNG NĂM 1426 2.1. Nghệ thuật phục kích của nghĩa quân Lam Sơn trong trận Tốt Động - Chúc Động chiến thắng quân Minh năm 1426 2.1.1. Hình thái chiến dịch trận Tốt t Động-Chúc Động năm 1426 Mùa xuân năm 1418, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn bùng nổ mở đầu một trang sử mới của cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc đầu thế kỷ XV. Nghĩa quân Lam Sơn bước vào cuộc chiến đấu trong một tình thế gay go, tương quan lực lượng rất chênh lệch. Lúc mới khởi nghĩa, toàn bộ lực lượng nghĩa quân không quá 2000 người: “Cơm ăn thì sớm tối không được hai bữa, áo mặc thì đông hè chỉ có một manh, quân lính chỉ độ vài nghìn, khí giới thì thật tay không” (Quân Trung từ mệnh tập - Nguyễn Trãi) Quân Minh tổ chức nhiều cuộc vây quét lớn, có khi tập trung đến 10 vạn quân, hòng tiêu diệt nghĩa quân, dập tắt cuộc khởi nghĩa. Đội du kích Lam Sơn cũng có khi bị tổn thất nặng nề, chỉ còn hơn 100 người. Nhưng dưới sự chỉ đạo của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, cuộc khởi nghĩa bám rễ sâu xa, bền vững trong nhân dân. Được lòng dân hết lòng đùm bọc, nuôi nấng và ủng hộ, nghĩa quân Lam Sơn trưởng thành trong ngọn lửa thiêng của cuộc chiến tranh yêu nước sáng ngời chính nghĩa. Nghĩa quân đã vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ với tinh thần chiến tranh ngoan cường, bền bỉ và lối đánh mưu trí táo bạo “Chín phần chết, một phần sống, Tuy ở chốn hiểm nghèo mà có ngất trời khí thế. 11 Bao nhiêu nghịch, bấy nhiêu thuận, Khéo tùy cơ lợi dụng, thật là tột bậc anh hùng.” (Nguyễn Mộng Tuân, Phú núi Chí Linh) Đầu năm 1426, sau 8 năm chiến đấu, hình thái của cuộc chiến tranh đã có những biến đổi căn bản giành cho nghĩa quân. Một khu vực rộng lớn từ Thanh Hóa vào đến Thuận Hóa( nam Quảng Trị, Thừa Thiên) đã được giải phóng, tạo thành hậu phương vững chắc của cuộc chiến tranh giành độc lập. Trong cả khu vực đó, quân Minh chỉ còn giữ được 5 thành lũy cô lập (Tây Đô, Diễn Châu, Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa) và bị vây chặt như năm hòn đảo chơ vơ giữa biển cả. Lực lượng nghĩa quân đã trưởng thành vượt bậc gồm hàng vạn quân có đủ: bộ binh, thủy binh, tượng binh và kỵ binh. Tổ chức và trang bị của nghĩa quân được tăng cường. Những thắng lợi to lớn về quân sự, chính trị đã đưa cuộc khởi nghĩa Lam Sơn phát triển thành trung tâm của phong trào giải phóng dân tộc trên phạm vi cả nước. Những chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn đã vang dội ra Miền Bắc, cổ vũ mạnh mẽ nhân dân trong vùng địch chiếm đóng. Trong lúc đó; quân địch tuy quân số còn đông nhưng tinh thần sa sút và đã mất sức tiến công, đang phải chuyển sang thế phòng ngự. Tòng binh quân Minh là Thần Trí một mặt phái người về nước xin viện binh, mặt khác tập trung củng cố vùng bị chiếm đóng, nhất là lo tăng cường phòng thủ thành Đông Quan (Hà Nội). Thần Trí phải giảm bớt quân đóng giữ những thành ít quan trọng và ra sức bắt lính, tăng thêm quân số để có đủ lực lượng để đàn áp những cuộc khởi nghĩa của nhân dân Miền Bắc và bảo vệ thành Đông Quan. Tại triều đình nhà Minh, nhận được tin thất bại ở nước ta, vua Minh ra lệnh khiển trách Thần Trí và quyết định điều 6 vạn quân sang tiếp viện. Tháng 4/1426, nhà Minh quyết định điều quân tiếp viện, nhưng phải khoảng nửa 12 năm sau quân địch mới sang đến nước ta. Tranh thủ thời cơ khi quân Minh đang lâm vào thế bị động và quân cứu viện chưa kịp sang, bộ chỉ huy nghĩa quân Lam Sơn ra quyết định mở một cuộc tiến công ra Bắc (miền Bắc Bộ ngày ấy, lúc đó còn bị quân Minh chiếm đóng) vào tháng 9/1426 với ba đạo quân nhằm giành lấy những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược to lớn về quân sự và chính trị, đưa cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc lên quy mô cả nước và chuẩn bị tiến lên tiêu diệt viện binh địch. Lúc bấy giờ ở miền Bắc, nhân dân vẫn nổi dậy khởi nghĩa ở nhiều nơi và vẫn luôn hướng về cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Trước khi mở cuộc tiến công ra Bắc. Lê Lợi cử người ra liên hệ với các hào kiệt, các nhóm nghĩa quân, bí mật chuẩn bị cơ sở cho một cuộc nổi dậy rộng lớn của toàn dân Miền Bắc. Vì vậy, ba đạo quân Lam Sơn tiến đến đâu thì ở đó, nhân dân vùng dậy nhiệt liệt hưởng ứng. Với lòng yêu nước nồng nàn và ý chí căm thù giặc sôi sục, nhân dân đã sáng tạo ra nhiều hình thức phong phú để trực tiếp tham gia vào cuộc chiến đấu như ra nhập nghĩa quân, tiếp tế lương thực, phục vụ chiến đấu hay tự vũ trang phối hợp với nghĩa quân vây đánh các đồn lũy của địch. Cuộc tiến công của nghĩa quân Lam Sơn nhanh chóng phát triển thành một cuộc nổi dậy rộng lớn của nhân dân các lộ miền Bắc. Đó chính là một hình thái đặc sắc của khởi nghĩa Lam Sơn khi đã phát triển thành chiến tranh giải phóng dân tộc có tính chất nhân dân sâu rộng trong cả nước. Vì vậy ba đạo quân Lam Sơn không quá một vạn nhưng có thể hoạt động trên phạm vi rất rộng. Nghĩa quân đánh thắng quân địch nhiều trận. Tiêu biểu là trận Trận thắng lớn đầu tiên của nghĩa quân là trận Ninh Kiều (Ngọc Sơn - Chương Mỹ - Hà Tây) ngày 13/09/1426 làm cho quân giặc bị tiêu diệt 2000 tên. Trước khí thế vùng dậy và tiến công sôi sục của quân đội ta, bộ máy chính quyền của địch bị sụp đổ từng mảng, nhiều phủ, châu, huyện được giải phóng. Quân Minh và bọn thồ quan, thồ quân ngoan cố phải rút vào các thành 13 lũy kiên cố để cố thủ chờ viện binh. Quân ta tiêu diệt được một phần sinh lực địch, bao vây thành Đông Quan, cô lập các thành lũy và chặn đứng một đạo viện binh của địch từ Vân Nam sang. Sau gần hai tháng tiến công, quân dân ta đã làm chủ được nhiều vùng rộng lớn và dồn ép toàn bộ quân Minh lún sâu vào thế phòng ngự bị động. Đó là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược quan trọng của cuộc tiến công ra Bắc tháng 9 và tháng 10 năm 1426. 2.1.2 Diễn biến, kết quả, ý nghĩa của trận Tốt Động - Chúc Động trong chiến thắng quân Minh năm 1426 2.1.2.1. Diễn biến của trận Tốt Động - Chúc Động năm 1426 Tối ngày 6 tháng 11, Vương Thông lập kế hoạch mới, gộp quân của Sơn Thọ và Phương Chính với quân của mình thành một khối đánh xuống Ninh Kiều, lúc này quân Lam Sơn đã rút lui về Cao Bộ, nay thuộc xã Cao Viên huyện Thanh Oai Hà Nội, nằm bên tả ngạn (bờ đông) sông Đáy, cùng phía với thành Đông Quan. Vương Thông quyết định chia quân thành 2 cánh để từ Ninh Kiều đến đánh Cao Bộ. Một cánh (cánh kỳ binh) đi qua Chúc Động, (theo đường tắt, nay có lẽ là trục đường quốc lộ 6) theo kế hoạch là lẻn tới trước đánh vào lưng đối phương. Một cánh nữa và là cánh chủ lực do đích thân Vương Thông chỉ huy, theo đường cái quan (đường thiên lý Bắc Nam, nay là đường liên huyện Chúc Sơn - Tốt Động - sân bay Miếu Môn (xã Hữu Văn)), đi tới Chúc Động rồi tới phía Đông và Đông Bắc Cao Bộ, đánh vào chính diện của đối phương. Theo kế hoạch, cánh quân đánh tập hậu khi đã sẵn sàng thì nổ pháo hiệu để cả hai cánh quân đồng loạt đánh vào tiêu diệt quân Lam Sơn. Nắm được ý đồ của đối phương (bắt và tra hỏi được trinh sát của quân Minh), quân Lam Sơn của Lý Triện và Đỗ Bí, được tăng viện của cánh quân do Đinh Lễ và Nguyễn Xí chỉ huy, từ huyện Thanh Đàm sang tiếp ứng, đã bố trí hai trận mai phục ở Chúc Động và Tốt Động. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất