Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình tiếng việt ti...

Tài liệu Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình tiếng việt tiểu học

.PDF
88
582
148

Mô tả:

Lêi c¶m ¬n Để hoàn thành khóa luận này, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến giảng viên Ths. Trần Thị Mỹ Hồng, người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin cảm ơn Ban giám hiệu Trường Đại học Quảng Bình đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy cô giáo khoa Sư phạm Tiểu học - Mầm non đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi trong những năm học qua. Vốn kiến thức được thầy cô truyền đạt trong quá trình học tập không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu cho tôi trong quá trình lao động nghề nghiệp sau này. Cảm ơn quý thầy cô giáo đã đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài. Nhân đây, cho phép tôi được gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc tới Trung tâm học liệu - Trường Đại học Quảng Bình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin cảm ơn những người thân yêu trong gia đình, bạn bè đã luôn giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực hiện khóa luận. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý của quý thầy cô giáo cùng các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý thầy cô giáo luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trong cuộc sống cũng như trong sự nghiệp trồng người. Tôi xin chân thành cảm ơn! Đồng Hới, tháng 6 năm 2015 Tác giả Võ Thị Liễu LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất kì một công trình nào khác. Đồng Hới, tháng 6 năm 2015 Tác giả Võ Thị Liễu MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................. 4 3.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4 3.2. Pham vi nghiên cứu ..................................................................................... 4 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 4 5. Đóng góp của đề tài ........................................................................................ 5 6. Cấu trúc của khóa luận ................................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................ 6 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC PHẨM THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC...................................................................... 6 1.1. Khái quát về tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. ........... 6 1.2. Những giá trị cơ bản của tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. .................................................................................................................... 7 CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT NHÂN HÓA TRONG CÁC TÁC PHẨM THƠ Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC .................................................. 22 2.1. Khái niệm nhân hóa................................................................................... 22 2.2. Một số kiểu nhân hóa thường gặp trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. ........................................................................................ 22 2.2.1. Nhân hóa dùng những từ ngữ vốn gọi người để trò chuyện xưng hô với vật. ................................................................................................................... 22 2.2.2. Nhân hóa dùng những từ ngữ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để biểu thị vật. ...................................................................................................... 25 2.3. Chức năng của nghệ thuật nhân hóa trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. ........................................................................................ 40 2.3.1. Chức năng nhận thức .............................................................................. 40 2.3.2. Chức năng biểu cảm ............................................................................... 41 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT SO SÁNH TRONG CÁC TÁC PHẨM THƠ Ở CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC .................................................. 43 3.1. Khái niệm so sánh .................................................................................... 43 3.2. Một số kiểu so sánh thường gặp trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiểu học. .................................................................................................................. 46 3.2.1. So sánh ngang bằng ................................................................................ 46 3.2.1.1. So sánh ngang bằng hoàn chỉnh ........................................................... 46 3.2.1.2. So sánh ngang bằng không hoàn chỉnh ................................................ 51 3.2.2.. So sánh bậc hơn – kém .......................................................................... 55 3.3. Chức năng của nghệ thuật so sánh ............................................................. 56 3.3.1. Chức năng nhận thức .............................................................................. 57 3.3.2. Chức năng biểu cảm ............................................................................... 57 PHẦN KẾT LUẬN .......................................................................................... 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 62 PHỤ LỤC 1 PHỤ LỤC 2 PHỤ LỤC 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nói đến ngôn ngữ là nói đến công cụ dùng để giao tiếp trong cuộc sống. Có ngôn ngữ thì mới có quan hệ xã hội và quan hệ xã hội chính là nơi để phát triển ngôn ngữ. Xác định được tầm quan trọng của ngôn ngữ đối với cuộc sống con người môn Tiếng Việt trong trường Tiểu học có nhiệm vụ hình thành cho học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) và hình thành ngôn ngữ giao tiếp. “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó chính là các phương tiện, biện pháp tu từ” [5, tr. 6]. Các biện pháp nghệ thuật ra đời làm nên tính độc đáo và cái hay cho ngôn ngữ trong từng tác phẩm, bên cạnh đó biện pháp tu từ cũng góp phần tạo nên phong cách nhà thơ, nhà văn. Để có những tác phẩm mang lại dư âm sâu lắng trong lòng người đọc nhà văn nhà thơ phải biết cách sử dụng linh hoạt các biện pháp tu từ sẵn có. Việc nghiên cứu về biện pháp tu từ có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với văn học nói chung và thơ ca nói riêng. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học các tác phẩm thơ chiếm số lượng tương đối lớn và được đưa vào giảng dạy như một yêu cầu cần thiết giúp học sinh hình thành năng lực tư duy, năng lực cảm thụ văn học. Để giúp học sinh cảm thụ tốt các tác phẩm thơ không có con đường nào hiệu quả bằng việc khai thác nét đặc sắc nghệ thuật mà tác giả sử dụng. Biện pháp nghệ thuật xuất hiện trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học với một mục tiêu rất lớn đó là cung cấp cho học sinh những giá trị đạo đức, nhân văn mà tác giả muốn gửi đến và qua đó biện pháp nghệ thuật tô điểm thêm cho vẻ đẹp của các tác phẩm thơ cuốn hút học sinh khi tiếp xúc với nội dung của các tác phẩm. Ngoài ra biện pháp nghệ thuật còn phát huy trí tưởng tưởng cho học sinh, trau dồi khả năng tư duy và củng cố năng lực diễn đạt khi giao tiếp. Biện pháp nghệ thuật quan trọng được tác giả sử dụng trong các tác phẩm thơ là nhân hóa và so sánh. Trong cuộc sống hằng ngày khi trò chuyện giao tiếp với những người xung quanh không ai không một lần sử dụng phép tu từ nhân hóa, so sánh. Khi tiếp nhận văn chương, học sinh không chỉ phải hiểu nội dung 1 sự việc của các tác phẩm thơ mà còn phải nắm nội dung liên cá nhân, giá trị biểu hiện, chất trữ tình,…cái làm nên sắc vẻ riêng của từng bài thơ. Vì vậy cái đích cuối cùng của dạy một tác phẩm thơ là phải giúp học sinh thấy được đó là kết quả của một hành động tự nhận thức, nơi bộc lộ những tình cảm, thái độ của nhà thơ trước hiện thực. Một trong những cái làm nên giá trị của các tác phẩm thơ chính là nghệ thuật tu từ. Thông qua cách sử dụng những biện pháp tu từ của tác giả trong các tác phẩm thơ, học sinh không chỉ biết được giá trị đích thực của nội dung bài học, biết được tâm tư. Tình cảm của tác giả và hơn hết qua đó các em sẽ cảm thụ sâu sắc bài học và ý nghĩa, nội dung tác giả muốn gửi gắm viết lên được những suy nghĩ của các em về tư tưởng, giá trị của các tác phẩm thơ. Cảm nhận được ý nghĩa của thơ văn dựa trên những phép hiểu biết về nghệ thuật tu từ và sự phong phú của ngôn từ, học sinh sẽ thấy được Tiếng Việt thật đa dạng và lý thú. Trên cơ sở khai thác, phân tích các biện pháp nghệ thuật trong các tác phẩm thơ sẽ giúp học sinh tích lũy vốn văn học, mở rộng vốn sống cho trẻ em và rèn luyện phát huy kĩ năng nói và hiểu một cách có nghệ thuật, góp phần khơi gợi tư duy hình tượng ở trẻ. Ngoài ra còn giúp người giáo viên Tiểu học hiểu thấu đáo và cảm thụ sâu sắc các biện pháp nghệ thuật, vận dụng tốt trong dạy học Tiếng Việt đồng thời tạo cơ sở để tiếp nhận văn chương, khơi gợi sự sáng tạo nghệ thuật, nâng cao kỹ năng sống. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học”. 2. Lịch sử vấn đề Để giúp học sinh có những kiến thức cơ bản cần thiết về các biện pháp tu từ Tiếng Việt để vận dụng tốt trong học tập và giao tiếp hằng ngày, sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học đã đưa vào những tiết học về các biện pháp tu từ từ vựng đặc biệt là biện pháp nhân hóa, so sánh. Ngoài ra sách giáo khoa còn sử dụng khá nhiều hình ảnh nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ và văn xuôi. Đã có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến vấn đề biện pháp tu từ Tiếng Việt và có những công trình nghiên cứu bàn về vấn đề này có thể kể đến như: 2 Tác giả Bùi Tất Tươm trong “Giáo trình Tiếng Việt”, Nhà xuất bản Giáo dục, 1995 đã trình bày về các biện pháp tu từ theo quan hệ liên tưởng như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ…Ở mỗi biện pháp tu từ đều nêu lên đặc điểm, các mối quan hệ, giá trị của từng biện pháp tu từ. Tác giả Đinh Trọng Lạc trong “99 Phương tiện và Biện pháp tu từ Tiếng Việt” (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), đã hệ thống gần như đầy đủ các phương tiện tu từ từ vựng (từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, và phương tiện ngữ âm của phong cách học), các biện pháp tu từ Tiếng Việt (từ vựng, ngữ nghĩa, cú pháp, văn bản, ngữ âm – văn tự). Ở “Phong cách học Tiếng Việt” (Nhà xuất bản khoa học xã hội, 1999) Hữu Đạt đã giới thiệu khá cụ thể về đặc điểm và chức năng của phong cách báo chí. Bên cạnh đó tác giả cũng trình bày một số biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ… Tác giả Cù Đình Tú với “Phong cách học và đặc điểm tu từ Tiếng Việt” (Nhà xuất bản Giáo dục, 2001) đã trình bày hệ thống lý thuyết phong cách học cũng như các vấn đề cụ thể về phong cách học Tiếng Việt. Công trình còn đi vào tìm hiểu đặc điểm tu từ của các loại đơn vị trong Tiếng Việt. Bài giảng “Từ vựng học Tiếng Việt” của Nguyễn Thị Thu Thủy (2005), đề cập đến nghĩa của từ, thành ngữ và cách phân biệt thành ngữ, tục ngữ, sự chuyển nghĩa tu từ theo kiểu ẩn dụ và hoán dụ… Ngoài ra có một số luận văn sau đại học đã nghiên cứu về biện pháp tu từ như: - Biện pháp tu từ so sánh trong thơ Chế Lan Viên (Nguyễn Thị Yến Nhung – Đại học Tây Nguyên). - Phương pháp dạy học phép tu từ so sánh ở lớp 3(Lê Thị Hạnh – Luận văn Thạc sĩ Giáo dục). - So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa (Luận văn ngành Văn học). - Rèn học sinh kỹ năng cảm thụ văn học qua một số biện pháp tu từ (Phạm Thị Thúy – Trung học cơ sở Tam Hưng, Hà Nội). - Phương thức so sánh nghệ thuật trong thơ Tố Hữu (Nguyễn Công Lư). 3 Qua tìm hiểu, có thể nhận thấy các đề tài này chủ yếu chú trọng đến việc hình thành khái niệm, tìm ra giá trị của các phương thức tu từ nói chung và so sánh nói riêng trong các thể loại văn học. Còn việc tìm hiểu và ứng dụng lý thuyết về biện pháp tu từ vào quá trình phân tích giá trị nghệ thuật của các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học thì chưa được đề cập đến. Những công trình nghiên cứu trên là cơ sở lý thuyết vô cùng quý báu để chúng tôi có thể tham khảo và đi vào nghiên cứu về “Nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học”. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. 3.2. Pham vi nghiên cứu - Tìm hiểu việc sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học. - Nghiên cứu nét đắc sắc của các tác phẩm thơ thông qua việc phân tích cách sử dụng nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ đó. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong qua trình thực hiện đề tài chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp phân tích dùng để làm rõ chức năng của biện pháp nhân hóa, so sánh và những nét đặc sắc của nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Phương pháp tổng hợp giúp người viết có cái nhìn khát quát về nghệ thuật nhân hóa, so sánh trong các tác phẩm thơ. - Phương pháp thống kê, phân loại: Trên cơ sở khảo sát tìm hiểu các biện pháp nghệ thuật so sánh, nhân hóa trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học, tiến hành phân loại các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa thành các kiểu nhỏ nhằm giúp học sinh dễ tiếp nhận. 4 5. Đóng góp của đề tài - Về lý luận, đề tài góp phần hệ thống những kiến thức cơ bản về biện pháp nghệ thuật nhân hóa, so sánh; qua quá trình khảo sát thống kê các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học giúp giáo viên và học sinh Tiểu học dễ nhận diện các biện pháp nhân hóa, so sánh khi học các tác phẩm thơ này. Đồng thời, trên cơ sở tìm hiểu phân tích tác dụng của các biện pháp nghệ thuật trong từng ví dụ cụ thể góp phần làm tăng khả năng cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học, giúp các em phát huy việc sử dụng biện pháp nghệ thuật trong khi làm văn. - Về thực tiễn, đề tài góp phần nâng cao kiến thức cho người nghiên cứu, là tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên, học sinh trong dạy học các tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung gồm có 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Chương 2: Nghệ thuật nhân hóa trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. Chương 3: Nghệ thuật so sánh trong các tác phẩm thơ ở chương trình Tiếng Việt Tiểu học. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TÁC PHẨM THƠ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC 1.1. Khái quát về tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học Trong chương trình sách giáo khoa của bậc Tiểu học hiện nay, số lượng các bài thơ khá nhiều, được phân bố từ lớp 1 đến lớp 5. Qua khảo sát có thể nhận thấy những bài thơ này viết bằng thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, bên cạnh đó một số bài được viết theo thể thơ lục bát, thất ngôn tứ tuyệt và thể tự do. Có những bài thơ do người lớn viết cho thiếu nhi, người lớn viết về thiếu nhi, người lớn viết về người lớn nhưng để cho thiếu nhi. Bên cạnh đó còn có những bài thơ của thiếu nhi viết về thiếu nhi. Cụ thể: Lớp 1: Ở học kỳ I do đặc điểm là các em học sinh mới học cách đánh vần ghép chữ và làm quen với đọc trơn văn bản, nên trong sách giáo khoa chưa có các bài thơ hoàn chỉnh mà chỉ có các đoạn thơ ngắn khi các em đọc phần ứng dụng cho bài mới. Đến giữa học kì II bắt đầu xuất hiện những bài thơ ngắn. Trong tổng số 20 bài thơ được đưa vào sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 có 9 bài thơ của người lớn viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 45%, có 6 bài thơ của người lớn viết về các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 30%, 5 bài thơ của thiếu nhi viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 25%. Lớp 2: Trong tổng số 23 bài thơ trong nội dung chương trình có 16 bài thơ người lớn viết cho các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 69,5%, có 4 bài thơ người lớn viết về các em thiếu nhi chiếm tỷ lệ 17,4%, có 1 bài thơ người lớn viết về người lớn nhưng để dành cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 4,4%, có 2 bài thơ thiếu nhi viết về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 8,7%. Lớp 3: Trong tổng số 45 bài thơ trong nội dung chương trình có 31 bài thơ người lớn viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 68,9%, có 9 bài thơ người lớn viết về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 20%, có 3 bài thơ người lớn viết về người lớn nhưng dành cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 6,7%, có 2 bài thơ thiếu nhi viết về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 4,4%. Lớp 4: Trong tổng số 25 bài thơ trong nội dung chương trình có 7 bài thơ 6 của người lớn viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 28%, có 1 bài thơ người lớn viết về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 4%, còn lại là các bài thơ thiếu nhi viết về thiếu nhi. Lớp 5: Trong tổng số 28 bài thơ trong nội dung chương trình, có 12 bài thơ người lớn viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ 42,9%, có 2 bài thơ người lớn viết về thiếu nhi chiếm tỷ lệ 8%, còn lại là các bài thơ người lớn viết về người lớn nhưng dành cho các em thiếu nhi, các em thiếu nhi viết cho các em thiếu nhi. Qua thống kê trên ta nhận thấy các bài thơ của người lớn viết cho thiếu nhi chiếm tỷ lệ tương đối cao, gồm 73 bài. Các bài thơ được viết theo thể thơ 3 chữ, 4 chữ, 5 chữ, 6 chữ, 7 chữ, 8 chữ, thất ngôn bát cú, tự do, nhưng số lượng các bài thơ 4 chữ, 5 chữ chiếm tỷ lệ cao nhất. Thể thơ 4 chữ có 29 bài /141 bài chiếm 20,6% Thể thơ 5 chữ có 43 bài/141 bài chiếm 30,5% Thơ đưa vào chương trình sách giáo khoa Tiểu học hiện nay đã xác định được nội dung và mục đích giáo dục. Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, lời thơ giàu vần điệu, nhạc điệu giúp các em dễ thuộc, dễ nhớ. Nội dung các bài thơ cơ bản là phù hợp với tâm lý lứa tuổi các em. Tâm hồn các em ngây thơ, trong sáng, các em dễ xúc cảm, hay bắt chước và muốn làm theo gương sáng, các em tin tưởng tuyệt đối vào người trên và nhất là thầy cô giáo. Thơ viết về các em, viết cho các em có trong nội dung chương trình không những chỉ có nhiệm vụ đáp ứng nhu cầu trước mắt là giáo dục đi đôi với giải trí mà còn có tính thời đại lâu dài. Thiếu nhi đã được xã hội chăm sóc, nâng niu, dạy dỗ như thế nào? Thơ dành cho thiếu nhi đã phản ánh được điều đó bằng bút pháp riêng, nghệ thuật riêng.Vì vậy thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học hiện nay đã đạt được tới những giá trị của văn học. 1.2. Những giá trị cơ bản của tác phẩm thơ trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học 1.2.1. Tác phẩm thơ trong chương trình Tiểu học chan chứa tình yêu đời, khát vọng khám phá thiên nhiên, chinh phục thiên nhiên của con người Loài người luôn có khát vọng phám phá và chinh phục thiên nhiên, thể hiện trí tuệ sắc sảo, thông minh của mình. Trẻ giàu mơ ước, sống vui nhộn, hiếu 7 động, hồn nhiên, vô tư gắn bó với nhiều kỷ niệm quê hương. Tâm hồn tìm tòi khám phá của trẻ thơ thể hiện qua lời thắc mắc trăng ơi từ đâu đến? mà kỳ lạ khi thì như quả bóng, tròn như mắt cá khổng lồ, có khi lại như chiếc lưỡi liềm…Với tâm hồn ngây thơ, trong trắng của các em, tất cả đều đáng yêu, đều đẹp. Trăng ơi … từ đâu đến? Hay biển xanh diệu kỳ Trăng tròn như mắt cá Chẳng bao giờ chớp mi. [14, tr. 107] Văn chương đã khắc họa những hình tượng muôn màu muôn vẻ của thiên nhiên cao rộng thoáng đãng và tươi đẹp. Tác phẩm thơ trong chương trình Tiểu học đã thể hiện được cách nhìn đời bằng cặp mắt xanh non của trẻ, tạo những cảm xúc bất ngờ, thể hiện rõ sự ngây thơ hồn nhiên, trong trẻo trong tâm hồn các em. Nếu chúng mình có phép lạ, Bài ca về trái đất, Vẽ quê hương là những tác phẩm ngợi ca lòng ham muốn tìm hiểu khám phá thế giới, khát khao có cuộc sống hòa bình tươi đẹp của các em. Trong bài thơ Một mái nhà chung tác giả Định Hải đã bộc lộ niềm vui, khát vọng đẹp đẽ của con người ao ước có mái nhà chung bầu trời tự do để sống đoàn kết yêu thương gắn bó, để đóng góp phần mình xây dựng xã hội. Có ham muốn và khát vọng chân chính nhưng phải có quyết tâm và lòng kiên trì thực hiện những ham muốn đó. Thiên nhiên trong mắt các em có thể là bốn mùa mưa nắng, xuân hạ thu đông. Mùa thu với các em có biết bao điều đáng nhớ, một mùa thu với món quà tết trung thu thiêng liêng và ấm áp. Mùa thu với bao tâm trạng háo hức chờ mong của “Ngày khai trường” được gặp lại thầy cô, bạn bè, cùng nhau bước vào năm học mới. Mùa xuân đến bầu trời thêm xanh, mây trắng, nắng vàng là hình ảnh trong phiên “Chợ Tết” đón chào một mùa xuân mới với không khí nhộn nhịp, tươi vui, phấn khởi (Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon). Thơ trong chương trình Tiểu học đã mở ra trước mắt các em cả một chân trời mới trong mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên. Con người sống 8 trong sự giao hòa với thiên nhiên chính vì vậy con người cần phải trân trọng, yêu quý và bảo vệ thiên nhiên. Mỗi cành cây, ngọn cỏ đều phải được con người chăm sóc, giữ gìn. Văn chương cứ đến với tâm hồn các em một cách giản dị, trong sáng, nồng nàn. Thơ là tiếng nói của tâm hồn. Thế giới thiên nhiên luôn gần gũi thân thiết với các em. Bài thơ Cây dừa của Trần Đăng Khoa chứa đựng nhiều hình ảnh mộc mạc, giản dị mà gần gũi với tuổi thơ các em. Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Dang tay đón gió gật đầu gọi trăng Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao [12, tr. 88] Cây tre của thiên nhiên cũng mang dáng hình đất nước, tính cách phẩm giá của dân tộc Việt Nam. Đọc “Lũy tre” của Nguyễn Công Dương ta bắt gặp cách lựa chọn hướng khai thác khá đặc biệt. Nhà thơ đặt tre trong khung cảnh nông thôn thoáng rộng, đặc thù. Không gian thanh bình có màu sắc, âm thanh nghìn đời của thôn quê Việt Nam. Sông, biển, những cánh buồm, nước, trời, chim chóc, muông thú trong mắt các em trở thành một thế giới đầy diệu kỳ: Tưởng rằng biển nhỏ Mà to bằng trời… Bãi giằng với sóng Chơi trò kéo co Phì phò như bễ Biển mệt thở rung Còng giơ gọng vó Định khiêng sóng lừng [12, tr. 65] Trong lòng của sông, của biển nuôi sống vô số loài cá tôm, cua, sò, ốc và vô số các loại cá : cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song, cá thu… mà các em thả sức ngắm nhìn qua tác phẩm Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận. Tác phẩm cũng thể 9 hiện rất rõ nét khát vọng chinh phục thiên nhiên của con người. Huy Cận với hồn thơ dồi dào cảm hứng lãng mạn, bay bổng, say sưa đã thổi vào thơ một niềm vui sướng và sự nhiệt tình lao động. Bài thơ là một bức tranh lung linh với những màu sắc lộng lẫy, vừa có vẻ đẹp của cuộc sống con người, vừa có vẻ đẹp của thiên nhiên kì vĩ lớn lao. Bài thơ là một hành trình lao động khép kín của đoàn thuyền, điểm tô cho cuộc đời thêm hương sắc. Bài thơ như một khúc tráng ca trên biển của người lao động mới làm chủ thiên nhiên, làm chủ cuộc đời. Thiên nhiên trong chương trình Tiểu học còn cả “Bầu trời và mặt đất” với mưa, gió, sấm chớp, cỏ cây, chim muông… Đọc “Vè chim” cả thế giới chim chóc như ùa vào trang sách vừa sống động vừa tinh nghịch đáng yêu như đời sống tâm hồn các em: Hay chạy lon ton/Là gà mới nở/ Vừa đi vừa nhảy/ Là em sáo xinh/ Hay nói linh tinh/ Là con liếu điếu/ Hay nghịch hay tếu/ là cậu chìa vôi/ Hay chao đớp mồi/ Là chim chèo bẻo/ Tính hay mách lẻo/ Thím khách trước nhà/ Hay nhặt lân la/ Là bà chim sẻ/ Có tình có nghĩa/ Là mẹ chim sâu/ Giục hè đến mau/ Là con tu hú/ Nhấp nhem buồn ngủ/ Là bác cú mèo… Câu chuyện “Sư tử xuất quân” tái hiện lên cuộc sống phong phú đa dạng nhiều màu sắc của thế giới loài vật khỉ, cáo, voi, ngựa, sư tử, gấu, thỏ, lừa… có khi đó là chú công rực rỡ trong bộ xiêm áo óng ánh nhiều màu sắc, là chú mèo mướp nằm phơi mình dưới sân và lười học, là chú gà trống sớm sớm gáy ò…ó...o thức giấc cho mọi người. Việt Nam là đất nước của thơ ca nhạc họa với nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc qua các chủ điểm: Lễ hội, Vẻ đẹp muôn màu, Nghệ thuật, có biết bao nhiêu đền đài miếu mạo hội hè đình đám cũng đã được đưa vào chương trình Tiểu học: Đi hội Chùa Hương, Ngày hội rừng xanh…Ta cũng gặp trong chương trình Tiểu học nhiều nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam với vô số các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như Biển Cửa Tùng, Vàm Cỏ Đông, chùa Hương, Việt Bắc… Qua những tác phẩm này học sinh có dịp ngắm nhìn non sông gấm vóc, khám phá thế giới muôn màu muôn vẻ. Đi hội chùa Hương chúng ta có dịp ngắm: Động chùa Tiên, chùa Hương 10 Đá còn vang tiếng nhạc Động chùa núi Hinh Bồng Gió còn ngân khúc hát Ôi phải đâu lễ Phật Người mới đi chùa Hương Người về thăm đất nước Người về trong yêu thương [13, tr. 68] Từ “Góc sân và khoảng trời”, các em nhìn ra thế giới xung quanh. Tất cả đều nồng nàn sự sống, đều diệu kỳ, hấp dẫn trẻ thơ. Một góc sân nho nhỏ, đám mây, cơn mưa mùa hạ, ông sấm, vườn cây, luống cày… tất cả đều đi vào các tác phẩm thơ trong chương trình Tiểu học hồn nhiên như cuộc sống. Văn chương trong chương trình Tiểu học, chim biết nói, hoa biết cười, biết chia bùi sẻ ngọt, cây biết buồn vui, nắng cũng biết nũng nịu như con người. Tình yêu là nét nổi bật nhất trong nội dung những tác phẩm viết cho thiếu nhi. Chúng ta đã biết lòng yêu ghét của trẻ thơ thể hiện rất đậm nét và hồn nhiên trong cuộc sống hằng ngày. Các em yêu cha mẹ, quý trọng người thân. Các em sống rất giàu tình cảm: quê hương, đất nước, đồng bào. Nói đến trẻ em là nói đến lòng tốt và vẻ đẹp của tâm hồn. Trẻ là cội nguồn của con người, cái cội nguồn ấy vô cùng trong sạch. Những bài học đạo đức về lòng nhân ái được thể hiện qua những tác phẩm thơ trong chương trình Tiểu học dễ đi vào trái tim các em bởi văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng rõ ràng, dễ hiểu. Tình cảm của các em thiếu nhi rất phong phú, nhiều vẻ. Những tình cảm hồn nhiên, ngây thơ đó thường là động lực giúp các em đi đến hành động anh hùng. Hành động anh hùng thể hiện lòng yêu nước, căm thù giặc của thiếu nhi Việt Nam. Điển hình là tấm gương chú bé liên lạc mưu trí dũng cảm trong bài thơ Lượm của Tố Hữu. Trong hạt gạo làng ta thơm ngon: Có công các bạn/ Trưa nào chống hạn/ Vực mẻ miệng gàu/ Chiều nào bắt sâu/ Lúa cào rát mặt… (Trần Đăng Khoa). 1.2.2. Tác phẩm được chọn trong chương trình Tiểu học thể hiện những chuẩn mực đạo đức 11 Không chỉ sống giữa thiên nhiên, con người sống với nhau trong cùng một bộ tộc, một dân tộc, một xã hội. Mối quan hệ xã hội giữa con người với con người hết sức phức tạp, phong phú, đa dạng và mở rộng. Để tồn tại và phát triển, con người trong xã hội đã buộc phải nghĩ tới những chuẩn mực đạo đức. Những chuẩn mực ấy có khi được phản ánh trong pháp luật, trong phong tục tập quán, có khi chỉ được phản ánh trong giấc mơ. Những chuẩn mực ấy không phải nhất thành bất biến nhưng vẫn có khả năng ràng buộc mọi người vào một khuôn khổ chung: ai thực hiện những chuẩn mực ấy, được ca ngợi, ai không tuân theo sẽ bị lên án. Văn học nước nào cũng vậy, từ kho tàng văn học dân gian đến văn học hiện đại đã phản ánh con người trong những chuẩn mực đạo đức và phản ứng của xã hội đối với những con người ấy. Văn học trong chương trình Tiểu học đã phản ánh những chuẩn mực đạo đức trong mối quan hệ xã hội, mối quan hệ gia đình, mối quan hệ trường học và mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng và sự phát triển của xã hội. 1.2.2.1. Những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ gia đình Con người khác con vật nhờ có lòng nhân ái. Cũng chính lòng nhân ái tạo cho con ngươi một sức mạnh vô tận. Gia đình là tế bào của xã hội. Sống trong xã hội, con người đã phải tuân theo những chuẩn mực đạo đức xã hội thì trong gia đình con người lại càng ràng buộc với nhau bằng những sợi dây tình cảm và nghĩa vụ vừa cụ thể vừa sâu sắc. Tình cảm gia đình là một trong những thứ tình cảm thiêng liêng quý giá của mỗi con người. Mỗi nhà thơ bằng sự khám phá và thể hiện riêng của mình đã đem đến cho văn học những tác phẩm giàu giá trị nhân văn sâu sắc, có ý nghĩa giáo dục và lay thức tình cảm tốt đẹp của con người. Dưới ngòi bút của những người nghệ sĩ chuẩn mực đạo đức gia đình luôn được thể hiện rõ nét và đem lại những giá trị giáo dục to lớn. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học có nhiều tác phẩm thơ lấy tình cảm gia đình làm phương tiện để chuyển tải thông điệp tới người đọc người nghe, giáo dục cho học sinh tình yêu gia đình, yêu thương, kính trọng ông bà cha mẹ và anh chị em trong gia đình. Từ thuở lọt lòng các em được sống trong tình yêu thương, nâng niu của ông bà, bố mẹ, anh chị em và mọi người xung quanh. Tình cảm đó đã 12 thấm vào máu thịt các em, nó cứ lớn dần lên theo năm tháng. Tình cảm đó đi vào văn chương không cầu kỳ, kiểu cách mà vô cùng chân thật đáng yêu. Trước hết đó là tình cảm ruột thịt trong gia đình ông bà, cha mẹ, tình cảm anh em vừa thân thương vừa cảm động. Đó là thái độ trân trọng, kính yêu, biết ơn ông bà, cha mẹ. Nói đến tình cảm gia đình không thể không nhắc đến tình mẫu tử thiêng liêng cao đẹp, tình cảm ấy là nguồn cảm hứng bất tận cho thơ ca. Mỗi người Việt Nam sinh ra và lớn lên trong vòng tay của mẹ ít nhiều cũng từng được nghe tiếng à ơi ru hời êm dịu như suối hát, những lời ca ngọt ngào như dòng sữa mẹ vẫn không có gì thay thế được một hồi ức đẹp về tình yêu mẹ dành cho con. Hình ảnh người mẹ ngồi ru con giữa trưa hè nắng nóng trong bài thơ Mẹ của nhà thơ Trần Quốc Minh gợi cho ta biết bao suy ngẫm về tình yêu thương vô bờ bến của mẹ. Bài thơ không chỉ lột tả vẻ đẹp của tình mẫu tử mà còn chất chứa trong đó nỗi vất vả của mẹ khi sinh ra và nuôi dạy con. Lời hát ru của mẹ cứ nhẹ nhàng và âu yếm thấm dần vào tâm hồn của mỗi đứa con. Đáp lại tình thương yêu bao la của những người mẹ đó là tình cảm giản dị, chân thành của những đứa con hiếu thảo. Tình cảm đó thể hiện rõ trong bài thơ Mẹ ốm của nhà thơ Trần Đăng Khoa. Mẹ là hiện thân của tình yêu thương và lòng nhân hậu. Đi cùng đời mẹ là nỗi gian truân vất vả. Khi mẹ ốm các em xót xa và thương mẹ. Em sẵn sàng làm mọi việc giúp mẹ. Lòng hiếu thảo bộc lộ qua từng chi tiết nhỏ: Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện rồi thì múa ca Rồi con diễn kịch giữa nhà Một mình con sắm cả ba vai chèo [14, tr. 9] Tình cảm của con cháu giành cho ông bà cũng được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm thơ. Đến với bài thơ Thương ông của nhà thơ Tú Mỡ ta sẽ thấy sự quan tâm giản dị thường tình của cháu giành cho ông. Khi thấy chân ông “nó sưng nó tấy” ông vất vả “đi phải chống gậy”, người cháu nhỏ chơi ngoài sân đã “lon ton” chạy đến hỏi thăm ông. Hành động tuy nhỏ bé nhưng đó lại là liều 13 thuốc chữa lành cái chân đau của ông bằng sự hiếu thảo, quan tâm của đứa cháu nhỏ giành cho ông. Bài thơ là lời nhắn nhủ tới các em nhỏ phải luôn biết gần gũi, yêu thương ông bà, hành động của em nhỏ trong bài thơ là tấm gương sáng để các em học sinh noi theo. Tình cảm của cháu nhỏ trong bài thơ Quạt cho bà ngủ dành cho người bà thật cảm động thật đáng trân trọng. Bài thơ mang tính chân thực trước hết vì nó là thứ tình cảm thiêng liêng vô bờ của đứa cháu với người bà yêu quý của mình. Thạch Quỳ đưa giấc ngủ của người bà vào một hoàn cảnh đặc biệt vì bà của bé thiu thiu chợp mắt trong một buổi nắng hè oi bức. Không một lời nhưng giường như bé đã ngồi quạt cho bà lâu lắm rồi. Quạt thật khẽ, thật đều đến nỗi hơi mát nhè nhẹ ấy khiến cho mọi vật xung quanh cũng buồn ngủ lây. Bàn tay bé nhỏ Vẫy quạt thật đều Ngấn nắng thiu thiu Đậu trên tường trắng [13, tr. 23] Cốc chén trên bàn cũng thôi không còn va chạm vào nhau, căn nhà trở nên im ắng lạ thường. Dường như mọi vật cũng như hiểu ra tình cảm của bé dành cho bà mà chúng trở nên đồng cảm với bé. Căn nhà đã vắng Cốc chén nằm im [13, tr. 23] Mùi hương bình dị của hoa trong vườn cũng “lặng” đi vì cảm động, cũng la đà bên hai bà cháu, để theo làn gió nhẹ của chiếc quạt từ tay cháu mùi hoa lan tỏa vào giấc ngủ của bà, tặng bà giấc mơ đầy hương thơm. Bài thơ nhẹ nhàng giản dị nhưng sâu lắng, gợi lên cảnh sắc nông thôn gần gũi, chan hòa. Đọc xong bài thơ ta như có cảm giác lâng lâng đến lạ, mong sao cuộc đời này có thật nhiều niềm thương mến, thật nhiều đứa cháu hiếu thảo như thế. Tình cảm anh em ruột thịt trong gia đình cũng thật đáng quý, đáng trân trọng thể hiện chuẩn mực đạo đức trong cách cư xử của mỗi con người. Tình 14 cảm yêu thương của người anh dành cho cô em gái nhỏ trong bài thơ Tiếng võng kêu của nhà thơ Trần Đăng Khoa thật đáng ngưỡng mộ. Tình cảm ấy thể hiện thật sâu sắc qua hình ảnh thật đáng yêu với lời thơ như lời người anh nhắn thầm với em gái mình: Em ơi cứ ngủ Tay anh đưa đều Ba gian nhà nhỏ Đầy tiếng võng kêu [12, tr. 117] Câu thơ “Em ơi cứ ngủ” cũng làm cho ta thấy tình yêu thương của người anh dành cho em gái thật lớn lao. Bên cạnh tình thương yêu cũng thể hiện được người anh đã làm tròn trách nhiệm đối với em gái đó là ru em ngủ. Bằng tiếng võng quen thuộc, bằng tình yêu thương chăm sóc của người anh đã đưa em vào giấc ngủ ngon với giấc mơ đẹp. Đọc bài thơ ta thấy hiện lên tình cảm anh em thật thân thiết, một tình cảm gia đình đáng quý. Qua bài thơ giáo dục các em học sinh phải biết yêu thương em nhỏ, dành tình cảm chân thành quan tâm em, giúp đỡ cha mẹ trong việc giáo dục và nuôi dạy em nhỏ. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học có nhiều tác phẩm thơ viết về tình cảm gia đình, tình cảm giữa ông bà và cháu, tình cảm giữa cha mẹ và con cái hay tình cảm giữa anh chị em trong gia đình với nhau. Mỗi bài thơ đều mang lại giá trị to lớn, đề cao chuẩn mực đạo đức trong gia đình. Qua các tác phẩm thơ học sinh sẽ tiếp nhận được những giá trị nhân văn sâu sắc, giáo dục các em biết trân trọng tình cảm thiêng liêng trong gia đình. Biết kính trên nhường dưới, đoàn kết yêu thương giúp đỡ đùm bọc lẫn nhau giữa các thành viên trong gia đình. Đó chính là phẩm chất đạo đức đáng quý của con người Việt Nam. 1.2.2.2. Những chuẩn mực đạo đức trong quan hệ xã hội Đây là một nội dung mà văn học trong chương trình Tiểu học đặt ra một cách khá rõ rệt. Mối quan hệ giữa cá nhân và sự phát triển của xã hội thể hiện ở sự tác động và thích ứng của mỗi con người đối với xã hội. Thế hệ trẻ cần được giáo dục tinh thần trách nhiệm, tình yêu tổ quốc, yêu chế độ, xây dựng xã hội 15 ngày càng tốt đẹp. Muốn được như vậy, các em trước hết cần có ý thức tu dưỡng tự hoàn thiện vượt lên chính mình để trở thành một tế bào có ích thực sự của một cơ thể sống và phát triển. Có khát vọng chân chính. Có quyết tâm bền vững, con người phải tiến tới trang bị cho mình những phẩm chất, những năng lực đích thực. Sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh Tiểu học chỉ được diễn ra trong quá trình trẻ tích cực tham gia vào các loại hình hoạt động và các mối quan hệ muôn hình muôn vẻ trong xã hội, nhằm chiếm lĩnh các kinh nghiệm xã hội, các giá trị văn hóa của loài người. Trong chương trình Tiếng Việt Tiểu học đã có nhiều tác phẩm thơ mang ý nghĩa giáo dục đạo đức cho học sinh trong mối quan hệ với xã hội. Khi được học bài thơ Tiếng ru của nhà thơ Tố Hữu các em sẽ được tiếp nhận những giá trị đạo đức quý báu, giáo dục các em hành vi ứng xử trong cộng đồng xã hội. Mở đầu bài thơ tác giả đã nêu lên mối quan hệ tự nhiên giữa sinh vật và môi trường sống, các loài vật tách khỏi môi trường sống của nó thì sẽ chết, đó là quy luật tất yếu của tự nhiên. Và con người cũng vậy phải biết sống gắn bó hòa hợp trong xã hội trong môi trường sống của mình. Tác giả cũng khẳng định rằng con người không thể sống cô đơn mà phải có tình yêu thương đồng chí và anh em của mình, biết giúp đỡ nhau, yêu thương che chở nhau như anh em ruột thịt. Đề cao tinh thần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, trong cuộc sống một cá nhân rất khó để đi đến được thành công mà phải nhờ vào sức mạnh của tập thể, của sự gắn kết trong cộng đồng. Tác giả đã gửi gắm vào những vần thơ lời ca ngợi lời khuyên nhủ con người muốn tồn tại trong xã hội cần có sự đoàn kết, đùm bọc, yêu thương giúp đỡ nhau. Bởi tình yêu thương làm cho con người sống ngày càng có ý nghĩa hơn, sự gắn kết với cộng đồng chính là con đường dẫn ta tới thành công. Một phẩm hạnh cao quý nhất của con người trong xã hội là tình yêu quê hương, đất nước. Tình yêu ấy có lúc là tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí chống giặc ngoại xâm, có khi là lòng căm thù quyết không đội trời chung với kẻ thù. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, thiếu nhi Việt Nam hăng hái làm 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan