Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Văn hóa - Nghệ thuật Âm nhạc Nghệ thuật múa rối nước ở phường chàng sơn thạch thất hà nội (với việc dạy h...

Tài liệu Nghệ thuật múa rối nước ở phường chàng sơn thạch thất hà nội (với việc dạy học văn học địa phương)

.DOCX
83
253
101

Mô tả:

1.1. Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam; được hình thành trên cơ sở của đời sống nông thôn, gắn liền với tập thể, với văn hóa dân gian. Vì vậy, Văn học dân gian mang các đặc điểm của tập thể, của nông thôn. Cũng vì lẽ đó, số lượng tác phẩm Văn học dân gian chiếm số lượng lớn. Thế nhưng, do đặc tính truyền miệng nên số lượng được ghi chép và công bố còn hạn chế. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Văn học dân gian đang dần bị mai một, nhất là các loại hình diễn xướng. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm hiểu, làm sáng rõ đặc điểm của Văn học dân gian, từ đó giới thiệu với công chúng nhằm giữ gìn, phát huy và bảo tồn những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng, múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối, cùng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa đã tạo ra những màn biểu diễn hấp dẫn và huyền ảo. Đây là loại hình nghệ thuật độc đáo, chỉ có ở Việt Nam. 1.2. Là một sinh viên khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Thái Nguyên; đồng thời là một người con của cái nôi nghệ thuật múa rối nước, tôi tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân là phải làm giàu, làm đẹp thêm nền Văn học, văn hóa dân tộc mình. Như đã đề cập, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay chính là việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc - đặc biệt là giá trị của nền Văn học dân gian. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành, phần Văn học địa phương vẫn chưa được quan tâm nhiều, điều đó được thể hiện ở sự phân phối số tiết dạy và nội dung đề cập còn hạn chế. Do đó, cùng với việc đổi mới chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, cũng cần quan tâm đến đổi mới chương trình Văn học địa phương, đặc biệt đưa các loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của địa phương giới thiệu cho học sinh cũng là cách hiệu quả để bảo tồn và phát huy những giá trị của nền Văn hóa dân gian. 1.3. Tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội là một địa danh chứa đựng bao tinh hoa văn hóa của dân tộc. Mảnh đất xứ Đoài xưa được biết đến với những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo; một trong số ấy, không thể không nhắc đến là nghệ thuật múa rối nước, một trong những niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây. Nghiên cứu đặc trưng của múa rối nước để thấy được những nét độc đáo mà cha ông ta đã sáng tạo nên, để làm cơ sở giới thiệu cho những thế hệ trẻ tiếp nối những giá trị truyền thống của dân tộc càng làm chúng tôi muốn đưa những tinh hoa văn hóa văn học này đến gần hơn với thế hệ học sinh, những người sẽ tiếp tục truyền lửa, giữ nghề, giữ nếp của quê hương. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội với việc dạy học văn học địa phương” đi sâu nghiên cứu các đặc điểm về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của loại hình múa rối nước ở phường rối Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Dựa trên những cơ sở lí thuyết và thực tiễn để đánh giá thêm giá trị của loại hình nghệ thuật múa rối nước ở địa danh này. Đồng thời, bước đầu đề xuất đến vấn đề dạy học Văn học dân gian - nghệ thuật múa rối nước vào chương trình địa phương để góp phần lưu giữ và bảo tồn nét đẹp nghệ thuật của nền văn hóa dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian nói chung và bộ phận sân khấu dân gian từ khi ra đời đã khẳng định được vị trí của mình và tạo được sự chú ý của nhiều khán giả và giới nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt những thành tựu đáng kể. Về chủ đề nghệ thuật múa rối nước ở nước ta hiện nay đã được nhiều nhà nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp: Trong cuốn Nghệ thuật múa rối nước (Tô Sanh - 1976) tác giả đã khái quát nghệ thuật rối nói chung và nghệ thuật múa rối nước trên các bình diện: nguồn gốc lịch sử và quá trình vận động, phát triển; những tiết mục và kĩ thuật thể hiện rối nước và đặc điểm quan hệ của nghệ thuật rối nước với các bộ môn nghệ thuật khác. Công trình này của tác giả Tô Sanh đã giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn diện về lịch sử và quá trình vận động của nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam. Công trình cũng đã chỉ ra những đặc trưng của nghệ thuật múa rối và nghệ thuật múa rối nước và đứng từ điểm nhìn của lịch sử. Trong cuốn Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình (Nguyễn Huy Hồng - 1987) tác giả đã giới thiệu đôi nét về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước: sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, trò và tích trò, nhân vật, biểu diễn, âm nhạc. Giới thiệu một số hình ảnh múa rối nước cùng 3 phường hội tiêu biểu ở Thái Bình: phường Nguyễn, Tuộc, phường rối thùng ở Đống. Đây là một công trình sâu sắc về nghệ thuật múa rối nước tại một địa phương cụ thể và cũng là nguồn tư liệu quý để chúng tôi có sự đối sánh về những điểm tương đồng và dị biệt của nghệ thuật múa rối nước ở hai địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuốn Rối nước Việt Nam (Nguyễn Huy Hồng - 1996) tác giả đã khái quát được nghệ thuật rối nói chung và nghệ thuật rối nước nói riêng trên bình diện nguồn gốc và các bộ phận cấu thành nên bộ môn nghệ thuật này. Công trình của tác giả Nguyễn Huy Hồng đã giới thiệu chi tiết về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam là môn nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp của các yếu tố tạo hình, văn học và cả diễn xuất. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước ở Thạch Thất - Hà Nội và phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội: Trong bài báo “Truyền nhân phường rối nước Chàng Sơn” (Thu Trang - Báo Tin Tức Online), tác giả đã nêu những nét khái quát về đặc điểm của nghệ thuật rối nước ở phường Chàng Sơn, những băn khoăn trong việc giữ nghề, giữ lửa của cha ông trong thời đại mới. Trong bài báo “Đặc sắc rối nước Chàng Sơn” (Hương Giang - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Online), tác giả đã nêu những nét khát quát về văn hóa vùng đất Chàng Sơn và nghệ thuật múa rối nước độc đáo của vùng đất nơi đây. Bài báo đã quảng bá hình ảnh đẹp của văn hóa dân gian Hà Nội tới mọi người. Tác giả cũng đưa ra những chăn trở chung về câu chuyện giữ nghề và truyền lại vốn nghề quý của cha ông. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn học dân gian Việt Nam, về chủ đề nghệ thuật múa rối từ nhiều phương diện khác nhau. Nghệ thuật múa rối nước trước n
EBOOKBKMT.COM TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN ĐỖ KHỞI MÃ SINH VIÊN: DTS155D140217241 NGHỆ THUẬT MÚA RỐI NƯỚC Ở PHƯỜNG CHÀNG SƠN - THẠCH THẤT - HÀ NỘI (VỚI VIỆC DẠY HỌC VĂN HỌC ĐỊA PHƯƠNG) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: SƯ PHẠM NGỮ VĂN Thái Nguyên, năm 2019 1 EBOOKBKMT.COM LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện tốt nhất để chúng em được rèn luyện, học tập và tham gia hoạt động nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp. Trong những năm học vừa qua, em đã nhận được sự chỉ dạy tận tâm, tận tình của các thầy cô giáo. Những bài học mà thầy cô đã truyền dạy đã giúp chúng em có thêm những kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ cho công việc sau này. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, hướng dẫn của TS. Dương Nguyệt Vân, người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học và khóa luận tốt nghiệp. Dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nhưng khóa luận tốt nghiệp của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong nhận được những lời nhận xét và chia sẻ quý báu của thầy cô để khóa luận được hoàn chỉnh. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 22 tháng 05 năm 2019 Sinh viên thực hiện Đỗ Khởi 2 EBOOKBKMT.COM MỤC LỤC Trang bìa phụ............................................................................................................... Lời cảm ơn.................................................................................................................... Mục lục......................................................................................................................... Danh mục bảng............................................................................................................ Danh mục hình............................................................................................................. 3 EBOOKBKMT.COM DANH MỤC BẢNG Bảng 1: Tổ chức biên chế và hưởng quyền lợi sau buổi diễn ở phường rối Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội................................................................................................... Bảng 2: Tác phẩm Văn học dân gian được dạy trong Nhà trường phổ thông trong sách giáo khoa hiện hành............................................................................................... Bảng 3: Nội dung giảng dạy chương trình Văn học địa phương ở trường THCS Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Nội năm học 2018 – 2019............................................. Bảng 4: Nội dung giảng dạy chương trình Văn học địa phương ở trường THCS Thạch Xá – Thạch Thất – Hà Nội năm học 2018 – 2019.......................................................... Bảng 5: Nội dung phỏng vấn giáo viên phổ thông Bảng 6: Bảng hỏi dành cho nghệ nhân........................................................................... Bảng 7: Bảng câu hỏi dành cho khán giả....................................................................... Bảng 8: Tiêu chí đánh giá sản phẩm dự án..................................................................... 4 EBOOKBKMT.COM DANH MỤC HÌNH Hình 1.1- Nhà thủy đình chùa Thầy - Xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (TK XVII)....... Hình 1.2 - Các nghệ nhân đang chuẩn bị con rối ở Bắc Ninh....................................... Hình 1.3- Biểu diễn múa rối nước ở Đông Hưng – Thái Bình...................................... Hình 1.4 - Bản đồ huyện Thạch Thất............................................................................ Hình 1.5 -Bản đồ xã Chàng Sơn.................................................................................... Hình 2.1 - Anh Nguyễn Văn Viên – Nghệ nhân rối nước phường Chàng Sơn đang tạo tác quân rối..................................................................................................................... Hình 2.2 - Quân rối tướng loa – tướng chùy ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội................................................................................................................................. 5 EBOOKBKMT.COM MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Văn học dân gian là một bộ phận quan trọng trong tổng thể nền văn hóa Việt Nam; được hình thành trên cơ sở của đời sống nông thôn, gắn liền với tập thể, với văn hóa dân gian. Vì vậy, Văn học dân gian mang các đặc điểm của tập thể, của nông thôn. Cũng vì lẽ đó, số lượng tác phẩm Văn học dân gian chiếm số lượng lớn. Thế nhưng, do đặc tính truyền miệng nên số lượng được ghi chép và công bố còn hạn chế. Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, Văn học dân gian đang dần bị mai một, nhất là các loại hình diễn xướng. Yêu cầu bức thiết đặt ra là phải tìm hiểu, làm sáng rõ đặc điểm của Văn học dân gian, từ đó giới thiệu với công chúng nhằm giữ gìn, phát huy và bảo tồn những tinh hoa của văn hóa dân tộc. Trong các loại hình nghệ thuật diễn xướng, múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật dân gian đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Với sân khấu là mặt nước, diễn viên là các con rối, cùng với hiệu quả của ánh sáng và pháo hoa đã tạo ra những màn biểu diễn hấp dẫn và huyền ảo. Đây là loại hình nghệ thuật độc đáo, chỉ có ở Việt Nam. 1.2. Là một sinh viên khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Thái Nguyên; đồng thời là một người con của cái nôi nghệ thuật múa rối nước, tôi tự nhận thấy trách nhiệm của bản thân là phải làm giàu, làm đẹp thêm nền Văn học, văn hóa dân tộc mình. Như đã đề cập, một trong những yêu cầu cấp bách hiện nay chính là việc bảo tồn và phát huy tinh hoa văn hóa dân tộc - đặc biệt là giá trị của nền Văn học dân gian. Trong chương trình Ngữ văn phổ thông hiện hành, phần Văn học địa phương vẫn chưa được quan tâm nhiều, điều đó được thể hiện ở sự phân phối số tiết dạy và nội dung đề cập còn hạn chế. Do đó, cùng với việc đổi mới chương trình Ngữ văn phổ thông hiện nay, cũng cần quan tâm đến đổi mới chương trình Văn học địa phương, đặc biệt đưa các loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của địa phương giới thiệu cho học sinh cũng là cách hiệu quả để bảo tồn và phát huy những giá trị của nền Văn hóa dân gian. 1.3. Tỉnh Hà Tây cũ, nay thuộc thành phố Hà Nội là một địa danh chứa đựng bao tinh hoa văn hóa của dân tộc. Mảnh đất xứ Đoài xưa được biết đến với những loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo; một trong số ấy, không thể không nhắc đến là nghệ thuật múa rối nước, một trong những niềm tự hào của bao thế hệ người dân nơi đây. 6 EBOOKBKMT.COM Nghiên cứu đặc trưng của múa rối nước để thấy được những nét độc đáo mà cha ông ta đã sáng tạo nên, để làm cơ sở giới thiệu cho những thế hệ trẻ tiếp nối những giá trị truyền thống của dân tộc càng làm chúng tôi muốn đưa những tinh hoa văn hóa văn học này đến gần hơn với thế hệ học sinh, những người sẽ tiếp tục truyền lửa, giữ nghề, giữ nếp của quê hương. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: “Nghệ thuật múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội với việc dạy học văn học địa phương” đi sâu nghiên cứu các đặc điểm về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của loại hình múa rối nước ở phường rối Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Dựa trên những cơ sở lí thuyết và thực tiễn để đánh giá thêm giá trị của loại hình nghệ thuật múa rối nước ở địa danh này. Đồng thời, bước đầu đề xuất đến vấn đề dạy học Văn học dân gian - nghệ thuật múa rối nước vào chương trình địa phương để góp phần lưu giữ và bảo tồn nét đẹp nghệ thuật của nền văn hóa dân tộc. 2. Lịch sử vấn đề Văn học dân gian nói chung và bộ phận sân khấu dân gian từ khi ra đời đã khẳng định được vị trí của mình và tạo được sự chú ý của nhiều khán giả và giới nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu và đạt những thành tựu đáng kể. Về chủ đề nghệ thuật múa rối nước ở nước ta hiện nay đã được nhiều nhà nghiên cứu, đánh giá và tổng hợp: Trong cuốn Nghệ thuật múa rối nước (Tô Sanh - 1976) tác giả đã khái quát nghệ thuật rối nói chung và nghệ thuật múa rối nước trên các bình diện: nguồn gốc lịch sử và quá trình vận động, phát triển; những tiết mục và kĩ thuật thể hiện rối nước và đặc điểm quan hệ của nghệ thuật rối nước với các bộ môn nghệ thuật khác. Công trình này của tác giả Tô Sanh đã giúp chúng tôi có được cái nhìn toàn diện về lịch sử và quá trình vận động của nghệ thuật múa rối nước ở Việt Nam. Công trình cũng đã chỉ ra những đặc trưng của nghệ thuật múa rối và nghệ thuật múa rối nước và đứng từ điểm nhìn của lịch sử. Trong cuốn Nghệ thuật múa rối nước Thái Bình (Nguyễn Huy Hồng - 1987) tác giả đã giới thiệu đôi nét về đất Thái Bình và nghệ thuật múa rối nước: sân khấu, buồng trò, quân rối, máy điều khiển, nghệ nhân, trò và tích trò, nhân vật, biểu diễn, âm nhạc. Giới thiệu một số hình ảnh múa rối nước cùng 3 phường hội tiêu biểu ở Thái Bình: phường Nguyễn, Tuộc, phường rối thùng ở Đống. Đây là một công trình sâu sắc về nghệ thuật múa rối nước tại một địa phương cụ thể và cũng là nguồn tư 7 EBOOKBKMT.COM liệu quý để chúng tôi có sự đối sánh về những điểm tương đồng và dị biệt của nghệ thuật múa rối nước ở hai địa phương thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ. Trong cuốn Rối nước Việt Nam (Nguyễn Huy Hồng - 1996) tác giả đã khái quát được nghệ thuật rối nói chung và nghệ thuật rối nước nói riêng trên bình diện nguồn gốc và các bộ phận cấu thành nên bộ môn nghệ thuật này. Công trình của tác giả Nguyễn Huy Hồng đã giới thiệu chi tiết về nghệ thuật múa rối nước Việt Nam là môn nghệ thuật sân khấu dân gian tổng hợp của các yếu tố tạo hình, văn học và cả diễn xuất. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều bài báo khoa học nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước ở Thạch Thất - Hà Nội và phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội: Trong bài báo “Truyền nhân phường rối nước Chàng Sơn” (Thu Trang - Báo Tin Tức Online), tác giả đã nêu những nét khái quát về đặc điểm của nghệ thuật rối nước ở phường Chàng Sơn, những băn khoăn trong việc giữ nghề, giữ lửa của cha ông trong thời đại mới. Trong bài báo “Đặc sắc rối nước Chàng Sơn” (Hương Giang - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Online), tác giả đã nêu những nét khát quát về văn hóa vùng đất Chàng Sơn và nghệ thuật múa rối nước độc đáo của vùng đất nơi đây. Bài báo đã quảng bá hình ảnh đẹp của văn hóa dân gian Hà Nội tới mọi người. Tác giả cũng đưa ra những chăn trở chung về câu chuyện giữ nghề và truyền lại vốn nghề quý của cha ông. Qua tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Văn học dân gian Việt Nam, về chủ đề nghệ thuật múa rối từ nhiều phương diện khác nhau. Nghệ thuật múa rối nước trước nay chủ yếu chỉ được quan tâm trên phương diện là một bộ môn nghệ thuật diễn xướng và kĩ thuật tạo hình, mà chưa thực sự quan tâm đến vai trò của yếu tố văn học - thành tố quan trọng của nghệ thuật dân gian độc đáo này. Hơn nữa, hiện những công trình nghiên cứu cá thể về nghệ thuật rối nước của một phường hội cụ thể chưa được phong phú và chi tiết. Những bài báo khoa học cũng đã cung cấp những thông tin chung, khái quát nhất về đặc trưng của múa rối nước Chàng Sơn. Vì thế, trong khuôn khổ tài liệu thu thập được, chúng tôi trân trọng những ý kiến, những công trình khoa học của những người đi trước. Những tài liệu quý giá trên sẽ là những định hướng cho chúng tôi trong việc tìm hiểu nghệ thuật múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. 8 EBOOKBKMT.COM 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trải nghiệm thực tế, thu thập thêm thông tin và có được kiến thức khái quát về nghệ thuật múa rối nước, những đặc điểm riêng biệt của phường Rối Chàng Sơn (Thạch Thất - Hà Nội), những yếu tố cơ bản của Phường rối (Tổ chức biên chế, nhiệm vụ của thành viên trong phường…). Khắc sâu những tri thức đó và cung cấp cho bạn đọc được biết, đồng thời góp phần vào việc giữ gìn, phát huy và bảo tồn những giá trị của nghệ thuật múa rối; Làm cơ sở để đưa múa rối nước vào chương trình Văn học địa phương và chương trình trải nghiệm thực tế ở trường phổ thông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Đề tài nghiên cứu tập trung giải quyết các vấn đề sau: - Tìm hiểu sơ lược về múa rối nước: Khái niệm, đặc điểm, địa bàn tồn tại và phát triển. - Tìm hiểu khái quát chương trình Văn học địa phương môn Ngữ văn ở địa phương. - Tìm hiểu về nghệ thuật múa rối nước truyền thống của người dân xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. - Đề xuất, thiết kế chủ đề hoạt động ngoại về Múa rối nước trong phần Văn học địa phương môn Ngữ văn. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Nghệ thuật múa rối nước, các phạm trù thuộc về phương diện nghệ thuật: Ngữ văn dân gian, Tạo hình dân gian, Diễn xướng dân gian. Việc giảng dạy Văn học địa phương ở xã Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Nghệ thuật dân gian ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Chương trình địa phương môn Ngữ văn phần Văn học dân gian trong nhà trường phổ thông tại Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện những mục tiêu đã đề ra, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp điền dã: phương pháp này được chúng tôi sử dụng để có cái nhìn cụ thể và chính xác về nghệ thuật múa rối nước cũng như để tìm hiểu thực trạng 9 EBOOKBKMT.COM phường rối hiện nay, từ đó chúng tôi đưa ra những kiến nghị, những đề xuất nhằm bào tồn và phát triển phường rối. Khi đi điền dã, chúng tôi đã sử dụng nhiều thao tác như: phỏng vấn, đàm thoại, dùng bảng hỏi… để đạt được mục tiêu nghiên cứu. - Phương pháp khảo sát, phân loại: chúng tôi tiến hành khảo sát các trò rối nước trên phạm vi tổng thể các tích trò cổ cũng như các tích trò mới, từ đó phân loại theo từng nhóm, từng cụm trò với những đặc điểm về nội dung và ý nghĩa khác nhau. Chúng tôi cũng sử dụng phương pháp này để khảo sát một số trò rối tiêu biểu và đặc trưng riêng của phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: thông qua việc phân tích ba thành tố lớn của nghệ thuật múa rối nước, đồng thời phân tích các yếu tố nhỏ hơn của mỗi thành tố lớn ấy nhằm chỉ ra những nét đặc trưng của nghệ thuật rối nước Chàng Sơn. Từ kết quả phân tích, chúng tôi sẽ tổng hợp lại tri thức đó và giới thiệu trong đề tài này. - Phương pháp liên ngành: múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian tổng hợp, nên khi nghiên cứu cũng phải nhìn nhận ở các góc nhìn khác: Văn hóa, Văn học, Lịch sử, Nghệ thuật… Từ đó, làm nổi bật được đặc điểm, tính chất của nghệ múa rối nước. Đồng thời, nghiên cứu liên ngành giữa khoa học xã hội và khoa học nhân văn để đề xuất hướng bảo tồn, phát huy những nét đẹp trong văn hóa dân tộc. 6. Đóng góp của đề tài Đề tài nghiên cứu một trong những yếu tố Văn học dân gian là nghệ thuật rối nước cổ truyền góp phần quan trọng vào việc tìm hiểu giá trị của di sản văn hóa độc đáo này. Đề tài góp một cái nhìn tổng thể về nghệ thuật múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội; Góp phần vào công tác bảo tồn, phát huy nghệ thuật truyền thống, có thể góp một phần nhỏ vào hồ sơ trình Unesco công nhận nghệ thuật múa rối nước truyền thống trở thành Di sản văn hóa phi vật thể - đại diện của nhân loại. Đề xuất, thiết kế hoạt động ngoại khóa múa rối nước trong chương trình giảng dạy môn Ngữ văn phần Văn học địa phương cho học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Nội dung đề tài tập trung ở 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung Chương 2: Nghệ thuật múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội Chương 3: Vấn đề dạy học Văn học địa phương ở Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội 10 EBOOKBKMT.COM NỘI DUNG CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG Trước khi làm rõ những đặc điểm riêng biệt của nghệ thuật múa rối nước Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội và việc thiết kế hoạt động dạy học Văn học địa phương, đòi hỏi phải có một cơ sở lí luận và thực tiễn rõ ràng, cụ thể. Trong chương viết này, chúng tôi tập trung khát quát những đặc điểm của loại hình múa rối nước, đặc điểm của địa phương Chàng Sơn và khái quát đặc điểm của chương trình địa phương môn Ngữ văn ở trường phổ thông. Từ đó, làm căm cứ để chúng tôi nghiên cứu và thực hiện nội dung ở các chương sau. 1.1. Khái quát về múa rối nước 1.1.1. Múa rối nước 1.1.1.1. Khái niệm Theo nhiều nghiên cứu, múa rối nước đơn thuần được coi là một bộ môn nghệ thuật tạo hình, diễn xướng dân gian: Theo nhà nghiên cứu Tô Sanh - người đầu tiên đưa ra khái niệm múa rối như sau: “Múa rối là một loại hình nghệ thuật sân khấu có khả năng truyền cảm một cách cao độ, là sự phối hợp tài tình giữa kỹ thuật và nghệ thuật tạo hình với kỹ thuật và nghệ thuật điều khiển, lấy con rối làm phương tiện chủ yếu để hoàn thành nhiệm vụ thể hiện mọi mặt phong phú của trí tưởng tượng loài người của hiện thực khách quan. Nó có khả năng tập trung hoà hợp nhiều hình thức nghệ thuật, không gian và thời gian kể cả các loại hình sân khấu khác. Nó phục vụ mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thiếu nhi. Múa rối có rất nhiều loại. Nhân vật rối là trung tâm. Người diễn viên điều khiển thường che dấu kín, sân khấu của nó và bản thân nó cần phù hợp với kích thước với tính chất của người và rối, chứ không phải cơ bản do hoá trang người thật hoặc máy móc quyết định.” [30; tr.17]. Trong cuốn Nghệ thuật múa rối Việt Nam, nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng cũng đưa ra khái niệm về múa rối: “Một loại hình sân khấu truyền thống của hầu khắp các dân tộc thế giới, chuyên thể hiện nhân vật bằng diễn viên mang mặt nạ, đội lốt hay điều khiển các con nộm, con giống … (quen gọi chung là con rối) làm trò, đóng kịch. Con rối được sáng tạo, mô phỏng tự nhiên (động vật, thực vật) hay do tưởng tượng (như thần, tiên, ma, quỷ, rồng, phượng …) bằng mọi chất liệu (gỗ, vải, 11 EBOOKBKMT.COM giấy, bông, da, chất dẻo…) thành mọi kiểu (tượng, tròn, hình bẹt, hình bông…) và cử động nhờ phương tiện: Tay (rối tay), que (rối que), dây (rối dây), máy (rối máy), gió (rối gió), hơi pháo (rối pháo), sức nước (rối nước). Nghệ sĩ rối luôn giấu kín mình, điều khiển con rối thể hiện hành động sân khấu cử động của thân hình nó và lời nói mượn người “lồng tiếng” tạo nên sự kỳ diệu của vật chết “sống dậy”, tái hiện chuyện đời thực và tưởng tượng. Trong lịch sử văn hoá nhân loại, con rối được phát hiện có mặt từ trong nền văn hoá Harappa (Ấn Độ), ở Việt Nam năm 1121 bia Sùng Thiện Diên Linh đã ghi rõ rối nước, rối cạn...” [11; tr.231]. Về khái niệm múa rối nước, nhà nghiên cứu Tô Sanh cho rằng: “Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật sân khấu múa rối mà chỗ diễn của con rối là mặt nước ao, hồ hay bể rộng. Buồng trò của người điều khiển là một cái nhà cất giữa ao hồ hoặc sát một mé hồ. Người điều khiển, ngâm mình dưới nước nấp sau bức mành điều khiển con rối, thông thường bằng gỗ hoặc bằng chất liệu không thấm nước, bằng cách giật dây hoặc khua sào có đính con rối ở dây và đầu sào. Nước che kín các loại que, dây, máy... điều khiển bên dưới nước. Có nhiều loại rối nước, rối ao, rối bể (người đứng ngoài bể cho tay vào điều khiển rối) rối nước phối hợp với rối cạn... Sân khấu hoặc nhà hát cố định của Múa rối nước là một cái nhà hai tầng tám mái xây cất bằng gạch ngói, có từ lâu đời. Múa rối nước là một bộ môn nghệ thuật sân khấu nước kỳ lạ chỉ còn thấy ở Việt Nam” [30; tr.37]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Hồng cũng quan niệm: “Rối nước là loại nhà hát ngoài trời, lấy ao hồ làm nơi dựng buồng trò che giấu nghệ thuật điểu khiển và mặt nước làm sàn diễn cho quân rối làm trò đóng kịch. Người xem ngồi đứng trên bờ bãi phía trước và hai bên sân khấu. Quân rối nước là loại rối máy điều khiển ngầm từ xa bằng hai kiểu máy dây và máy sào” [14; tr.36]. Theo tác giả Lê Thị Thu Hiền: “Múa rối nước là nghệ thuật gắn với nền văn minh lúa nước của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, từ trước thế kỷ X. Múa rối nước có nhiều giá trị liên quan tới nhận thức, xã hội, giáo dục, giải trí... nổi bật lên là giá trị thẩm mĩ. Múa rối nước mang tính phổ quát, so với bất kỳ loại hình nghệ thuật (biểu diễn, tạo hình, cổ vật...) nào, kể cả nghệ thuật truyền thống và hiện đại. Múa rối nước là một dòng văn hóa riêng biệt, được cả người trong và ngoài nước vô cùng thích thú” [10; tr.15]. 12 EBOOKBKMT.COM Định nghĩa múa rối nước của tác giả Tô Sanh đã đề cập đến bản chất về kĩ thuật và vai trò của múa rối nước chủ yếu là để tạo tiếng cười và phù hợp với đối tượng tiếp nhận là trẻ con. Tác giả Nguyễn Huy Hồng lại định nghĩa múa rối nước chỉ theo vị trí tương đối của các thành tố của nó mà chưa thể hiện được mục đích và ý nghĩa của bộ môn nghệ thuật này. Còn đối với định nghĩa của tác giả Lê Thị Thu Hiền thì lại nghiêng về phương diện lịch sử và các đặc điểm của múa rối nước. Nhìn chung, các định nghĩa kể trên chưa đánh giá được vai trò của phần ngữ văn dân gian được sử dụng trong mỗi màn múa rối. Chính vì thế, các định nghĩa đó đều chưa sát với thực tế của loại hình nghệ thuật độc đáo này. Từ đó, chúng tôi mạnh dạn đưa ra định nghĩa múa rối nước theo cách hiểu của mình như sau: Múa rối nước là một loại hình nghệ thuật dân gian tổng hợp, sử dụng các thành tựu nổi bật của nhiều bộ môn nghệ thuật dân gian như: Ngữ văn dân gian (lấy tích từ các truyền thuyết dân gian, lấy chất liệu từ chính lời ăn tiếng nói hằng ngày và cả các thể loại trữ tình, ca dao, dân ca…), tạo hình dân gian và diễn xướng dân gian. Các tích trò chủ yếu là tái hiện lại khung cảnh đời sống của người dân nông thôn đồng bằng Bắc Bộ: Chăn trâu, bắt vịt, dệt vải... hay tái hiện các nghi thức tín ngưỡng dân gian như rước kiệu, thỉnh tượng, múa rồng… Múa rối nước chủ yếu là để mua vui, tạo tiếng cười cho người dân lúc nông nhàn, bên cạnh đó cũng thể hiện mong muốn về một cuộc sống yên ổn, thuận lợi, mưa thuận gió hòa, thái bình thịnh trị. 1.1.1.2. Đặc điểm Về sân khấu: Dùng mặt nước làm sân khấu, có nhà rối hay còn gọi là thủy đình. Phía sau có phông che gọi là y môn, tạo sân khấu biểu diễn múa rối nước y như bàn thờ lớn ở đình, chùa của người Việt. Nhà thủy đình cổ nhất vẫn còn tồn tại, đó là thủy đình ở Chùa Thầy (Quốc Oai, Hà Nội), nằm ở chính giữa hồ Long Trì, trước mặt của chùa. Tương truyền, chùa Thầy được xây dựng từ thời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1128), còn nhà thủy đình được xây dựng vào thời Hậu Lê thế kỉ XVIII. Ngoài nhà thủy đình ở Chùa Thầy, ở đồng bằng châu thổ sông Hồng còn có nhà thủy đình đền Gióng, đền thờ Đức Thánh Gióng (Phù Đổng Thiên Vương), ở xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Hai nhà thủy đình này được coi là những nhà thủy đình cổ nhất của lịch sử rối nước dân gian. 13 EBOOKBKMT.COM Hình 1.1- Nhà thủy đình chùa Thầy - Xã Sài Sơn, Quốc Oai, Hà Nội (TK XVII) Ngày nay, ở mỗi phường rối nước đều xây dựng cho mình một nhà thủy đình riêng, có những nơi còn sáng kiến dựng thêm hai bên thủy đình mỗi bên một gian nữa, gọi là nhà nanh, cũng có mái nhưng thấp và nhỏ hơn gian chính ở giữa. Mục đích xây dựng thêm hai gian này nhằm tạo thêm sới diễn cho quân rối và thuận tiện cho nghệ nhân điều khiển rối. Về quân rối: Làm bằng gỗ sung, loại gỗ nhẹ nổi trên mặt nước. Được đục cốt, đẽo với những đường nét cách điệu riêng, được đánh bóng trang trí với những màu sơn khác nhau. Mỗi quân rối lại được tạo tác khác nhau cho phù hợp và đều đại diện tượng trưng cho một nhân vật, đó là các nhân vật lịch sử có thật với các chiến công hiển hách, cũng có những nhân vật tưởng tượng hư cấu như các nàng tiên, ông bụt. Những nhân vật cổ tích và những nhân vật là loài vật đều được tạo tác tỉ mỉ và điêu nghệ. Các phường rối khác nhau lại có những quân rối hoặc có cách tạo tác quân rối khác nhau nhưng nhìn chung chúng cũng đều bắt nguồn từ trí tưởng tượng phong phú và ước mơ về một cuộc sống ấm no thái bình của nhân dân; truyền thống, đặc điểm xã hội lịch sử riêng của từng vùng miền để có những quân rối và cách tạo tác độc đáo như vậy. Về nghệ nhân: Có hai nhóm nghệ nhân cùng biểu diễn, đó là nhóm nghệ nhân điều khiển rối ở trong buồng trò và nhóm nghệ nhân diễn xướng ở trên bờ. Hai nhóm nghệ nhân phối hợp ăn ý với nhau sao cho cử chỉ của quân rối phải khớp với lời nói của chúng. Rối nước truyền thống, mà đặc biệt là vùng đất Hà Tây xưa thì nghệ nhân múa rối nước chủ yếu là người trong một làng, được giao nhiệm vụ tập rối để mua vui cho nhân 14 EBOOKBKMT.COM dân lúc nông nhàn, còn ngày thường họ được cấp ruộng mà làm ăn. Nghệ nhân biểu diễn xưa thì không có phần hát xướng trên bờ mà chủ yếu những lời giáo, lời thoại đều do chính những người biểu diễn cất lên ngay trong thủy đình hoặc buồng trò. Mỗi nhóm nghệ nhân chỉ phụ trách một tiết mục, họ tập trò, biểu diễn hoàn toàn độc lập mà không có sự liên kết với nhau, sau khi diễn họ lập tức tháo hết rối không cho người ngoài xem được. Đây là cách mà họ giữ nghề và chỉ truyền lại cho con cháu trong nhà. Sau đó, nghệ nhân đã được tập hợp thành các phường hội, có tổ chức và biên chế rõ ràng nhiệm vụ của từng thành viên: Người lo phần tạo tác, người thì điều khiển, người lại diễn xướng… Họ cùng luyện tập chứ không còn riêng rẽ như trước. Về âm nhạc: Múa rối nước truyền thống chuyên sử dụng các loại nhạc cụ bộ gõ dân tộc để giữ tiết tấu cho diễn xuất và khuấy động không khí khi biểu diễn. Nhạc cụ chính là trống, não bạt, pháo, thanh la… Gần đây, các loại nhạc cụ dân tộc được sử dụng và đem lại cho múa rối nước những bước tiến quan trọng, như: đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt, sáo… Tiếng hát trong múa rối nước truyền thống hầu như không có, nhưng gần đây để đáp ứng được thị hiếu của khán giả xem biểu diễn múa rối nước thì những lời ca, tiếng hát được sử dụng nhiều và đạt được hiệu quả ngoài sức tưởng tượng. Ta phải kể đến những câu dân ca, những bài quan họ, những câu hát xoan, câu hò cửa đình, ca trù và cả những bài ca dao đều được thể hiện ngay trên sân khấu múa rối nước. Nhưng phải kể đến những câu hát chèo, những làn điệu chèo được thể hiện một cách rộng rãi và hiệu quả nhất, bởi lẽ nó quá đỗi quen thuộc với người dân đồng bằng Bắc Bộ. 1.1.1.3. Địa bàn tồn tại và phát triển a. Lịch sử hình thành Múa rối nước là một sáng tạo độc đáo của cư dân vùng châu thổ sông Hồng, manh nha từ công cuộc chế ngự, cải tạo nước. Họ sống ở vùng đồng bằng chiêm trũng, thường xuyên ngập nước, phải đào đất đắp nền, làm nhà cho nên các làng xưa xung quanh toàn ao. Vì vậy, văn hóa ao làng trở thành một nét sống của cư dân Bắc Bộ. Cũng chính từ ao làng ấy đã nuôi dưỡng một bộ môn nghệ thuật độc đáo, múa rối nước. Trước khi chính thức trở thành nghệ thuật sân khấu, múa rối nước là hoạt động dân gian rải rác khắp thôn xóm, được “nuôi lớn” bằng nhiệt huyết của người dân. Ngâm bùn lội nước để làm nghệ thuật không phải là một công việc bình thường thích thú với mọi người. Nếu không phải là người sống ân tình với nước tới mức “Sống ngâm da, chết ngâm sương” như cư dân trồng lúa nước, thì khó có được sự truyền 15 EBOOKBKMT.COM cảm nồng nhiệt vào rối nước. Như vậy, có thể khẳng định, múa rối nước ra đời cùng với văn hóa ao làng và gắn liền với nền văn minh lúa nước của cư dân Bắc Bộ. Múa rối nước tồn tại ở Việt Nam cho đến nay trên dưới 1000 năm, nó phát triển mạnh nhất vào thời Lý - Trần (thế kỷ XI - XII). Hiện vẫn chưa có một tư liệu nào chứng minh được nguồn gốc xuất xứ ra đời của nghệ thuật múa rối. Duy nhất hiện còn lưu trên Bia “Sùng Thiện Diên Linh tự” có ghi "Thả rùa vàng đội ba ngọn núi, trên mặt sóng dập dờn. Phơi mai vân để lộ bốn chân, dưới dòng sông lờ lững, liếc mắt nhìn lên bờ, cúi xét bầu trời lồng lộng. Trông vách dựng cheo leo, dạo nhạc thiều réo rắt. Cửa động mở ra thần tiên xuất hiện. Ðều là dáng điệu thiên cung, há phải phong tư trần thế. Vươn tay nhỏ dâng khúc Hồi phong, nhăn mày thúy ngợi ca vận tốt. Chim quý từng đàn ca múa, thú lành từng đội xênh xang" [12; tr 13,14]. Điều đó chứng tỏ rằng, nghệ thuật múa rối dân gian Việt Nam đã được hình thành từ bao đời nay, được lưu truyền tồn tại và ngày càng phát triển. Tiếp thu vốn nghệ thuật truyền thống, những người hoạt động trong lĩnh vực này đã đầu tư, dành tâm sức để phát triển hơn nhưng không mất đi cái gốc truyền thống dân tộc. Hay như dân gian vẫn truyền miệng bài ca dao: “Mồng năm mồng bảy tháng ba, Chùa Thầy mở hội, hai là chùa Tây. Nhân dân đông đúc vui vầy, Dưới phô rối nước, trên bày cờ hoa.” Như vậy, có thể khẳng định rằng, múa rối nước đã xuất hiện rất lâu và được coi là một phần không thể thiếu trong lễ hội truyền thống ở đây. Nhân dân ở đây và cả các nơi khác đã và đang lưu truyền nghệ thuật độc đáo này. b. Địa bàn tồn tại và phát triển Ngày nay, còn khá ít các phường rối còn hoạt động trên phạm vi miền Bắc: Bắc Ninh là một trong những địa phương có truyền thống nghệ thuật múa rối của cả nước. Xưa kia, trong tỉnh có 5 phường múa rối nước là: 16 Hình 1.2 - Các nghệ nhân đang chuẩn bị con rối ở Bắc Ninh EBOOKBKMT.COM Đồng Ngư, Giáp Nhất, Bùi Xá, Thanh Long và Thịnh Lộc. Song, do biến động của lịch sử, phần lớn phường rối nước dân gian đã thất truyền. Đến nay, cả tỉnh còn duy nhất làng Đồng Ngư, có phường múa rối nước đang hoạt động. So với các phường múa rối nước khác ở Bắc Bộ, phường múa rối nước làng Đồng Ngư có nét riêng là sử dụng nhạc cụ như: trống, tù và nhưng ấn tượng hơn cả là biểu diễn múa rối nước cùng với hát dân ca quan họ - di sản văn hóa đặc sắc của quê hương được đan xen giúp người xem thấy được chiều sâu văn hóa cũng như vẻ đẹp đặc trưng độc đáo của nghệ thuật múa rối nước trên đất Bắc Ninh văn hiến. Ở Thái Bình, hiện huyện Đông Hưng trở thành một trung tâm lưu giữ nét đẹp của nghệ thuật múa rối nước: Hình 1.3- Biểu diễn múa rối nước ở Đông Hưng – Thái Bình Phường múa rối nước làng Đống là một trong bảy phường rối cổ truyền của Đông Hưng, hiện nay là một trong hai phường múa rối nước của huyện hoạt động thường xuyên. Nơi đây vẫn còn lưu giữ những nét độc đáo rất riêng của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng. Múa rối nước làng Đống thường nổi danh về quy tụ được nhiều nghệ nhân giỏi ở cả các khâu. Đặc biệt là sáng kiến dùng thùng nước để đi biểu diễn lưu động thay cho hồ ao. Thùng múa rối nước của làng Đống dài 3m, rộng 3m, sâu 0,4m chia làm hai nửa, ghép lại với nhau bằng đinh bu-lông có đệm cao su chống rỉ nước, khi diễn kê trên giá gỗ cao 0,4m, có thể vận chuyển dễ dàng đến địa điểm biểu diễn. Các nghệ nhân đứng trong buồng trò sát thành thùng phía sau điều khiển. Buồng trò là khung gỗ, khung tre lợp vải, có mành che chờm vào thùng 0,5m. Năm 1994, được sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền các cấp, đặc biệt là Cục nghệ thuật biểu diễn, quỹ phát triển văn hóa Việt Nam - Thụy Điển, quỹ Ford, phường múa rối nước làng Đống được phục hồi và đổi tên thành "Phường múa rối nước cổ truyền xã Đông Các". 17 EBOOKBKMT.COM Ở Hà Nội có phường Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Ở huyện Thạch Thất có các phường Chàng Sơn (tổng Nủa), phường Yên Thôn (tổng Nủa), phường Ra (Bình Phú). Huyện Mỹ Đức có phường Tế Tiêu. Hình thành từ rất sớm và được coi là nơi phát tích của nghệ thuật múa rối nước, Thăng Long xưa và nay là thủ đô Hà Nội vẫn lưu giữ được những bản sắc và những nét riêng biệt của nghệ thuật cổ truyền độc đáo này. Đến cho tận bây giờ, tức là đã trải qua 11 thế kỉ nhưng nghệ thuật múa rối nước vẫn tồn tại với những vẻ nguyên bản như thưở khai sơ. Không những thế, múa rối nước ở Hà Nội vẫn không ngừng cải tiến và phát triển. Bằng chứng là nhà hát múa rối Thăng Long được mở cửa thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước đến tham quan và chiêm ngưỡng. Bên cạnh đó, năm 2016, Hà Nội đã tổ chức thành công Liên hoan múa rối nước lần thứ I tại làng Đào Thục, xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh. Và ngay trong phạm vi của đề tài này cũng đang nghiên cứu về nghệ thuật múa rối nước của phường Chàng Sơn, huyện Thạch Thất. 1.1.2 Múa rối nước ở phường Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội Nhắc tới múa rối nước ở Chàng Sơn, các cụ cao niên trong làng đều rất tự hào và say sưa kể về những năm tháng vàng son của nghề rối: “Nghề rối được các cụ truyền lại tự bao đời, do vị thiền sư Từ Đạo Hạnh tu tại chùa Thầy - Quốc Oai sáng tạo và dạy lại cho nhân dân quanh vùng, đến nay bao đời vẫn cứ truyền nối nghiệp của tổ tiên và được coi như một nghề để sinh sống” - lời của một cụ cao niên trong làng. Cũng theo lời cụ, Thiền Sư còn dạy dân biết các trò chơi dân gian như đá cầu, đấu vật, dạy hát chèo… và Ngài còn để lại cho phường 3 mẫu ruộng ở xứ Đồng Vai làm vốn. Như vậy, có thể thấy rằng rối nước đã ăn sâu vào trong đời sống sinh hoạt của người dân nơi đây. Họ lớn lên cùng với những con rối, học cách chế tạo và điều khiển chúng và tập biểu diễn chúng cho tới khi thành thạo và trở thành một người nghệ sĩ thực thụ. Nhân dân ở vùng cũng kể lại một giai thoại: Đức Thánh Đào Khang Tiếu, là người ở Hưng Yên, về vùng Thạch Thất xưa để lập trại nuôi quân. Ngài có tài văn võ, đến khi Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa, Ngài cho tập hợp quân chúng theo phò tá cho Hai Bà, đến khi Ngài thác đi, nhân dân suy tôn làm Thành Hoàng, đến nay có rất nhiều làng thuộc vùng Thạch Thất mà nay thuộc về hai xã là Chàng Sơn và Thạch Xá đều thờ Đức Thánh Đào Khang Tiếu. Trong một lần, thiền sư Từ Đạo Hạnh về đây và được người dân kể cho câu chuyện thần tích về Đức Thánh. Nghe xong, thiền sư có nói rằng: “chữ “Tiếu” trong tên của Ngài có nghĩa là vui vẻ, là tiếng cười bao dung, Ta sẽ dậy cho dân làng trò rối nước để thể hiện sự vui vẻ, bao dung đó của ngài”. 18 EBOOKBKMT.COM Hàng năm, cứ vào dịp tháng ba âm lịch, dân trong phường lại sửa sang quân rối, luyện lại tích trò và trở về biểu diễn rối nước ở lễ hội Chùa Thầy, nơi thờ vị thiền sư ông tổ của nghề rối. Sau đó đến ngày 17, 18 tháng Tám âm lịch nhân dân địa phương nô nức mở hội làng, một lần nữa dân làng lại sắm sửa đồ nghề phô tài rối nước tại thủy đình ngay trước đình làng như một lễ vật dâng lên vị Thành Hoàng làng linh thiêng. Phường rối Chàng Sơn không chỉ biểu diễn phục vụ bà con trong vùng, mà còn tham gia các sự kiện lớn như: Festival Huế 2004 (đạt 4 giải trong số 9 tích trò biểu diễn). Năm 2006, rối Chàng Sơn đạt giải B tại cuộc thi “Sáng tác tiết mục mới về đề tài đương đại cho loại hình nghệ thuật múa rối nước” do quỹ Văn hóa Việt Nam - Thụy Điển tổ chức… Ngày 18/03/2016, phường rối Chàng Sơn tham gia Liên hoan nghệ thuật múa rối nước Hà Nội lần thứ nhất do Sở Văn hóa - Thông tin Hà Nội tổ chức tại Thủy đình Đào Thục (Đông Anh) đạt giải nhì. Tiết mục “Hai Bà Trưng dẫn quân”, “Mời trầu” đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người xem. Các nghệ nhân múa rối nước tập hợp thành phường, hội. Mỗi phường hội lấy xóm, làng hay xã làm phạm vi phát triển. Trong các cơ sở văn hoá nghệ thuật cổ truyền phường hội rối nước là cơ sở có tư tưởng giữ bí mật nghề nghiệp rất cao. Phường hội chỉ kết nạp đàn ông, người có họ hàng thân thích trong làng xóm. Nhập phường phải qua lễ tiết nghi thức. Lễ nhập phường hàng năm được tổ chức vào ngày tế tổ. Người xin vào, sau khi đã được người lãnh đạo phường nhận lời, tới ngày tế tổ phải khăn áo chỉnh tề, mang cơi trầu, chai rượu, đến có lời với cuộc họp toàn phường. Nếu được mọi người đồng ý thì vào lễ tổ, cam kết những điều lệ mà phường hội đưa ra, đóng góp quỹ phường, từ đó mới được coi là thành viên. Bảng 1: Tổ chức biên chế và hưởng quyền lợi sau buổi diễn ở phường rối Chàng Sơn - Thạch Thất - Hà Nội. Chức danh Trùm sỏ (trưởng) Trùm lăm (phó) Quyền lợi Thủ lợn và hai người một mâm cỗ Khoanh thịt cổ lợn và hai Trưởng (coi việc mộc, rèn, người một mâm cỗ Một chân giò một người, bốn may...) gồm 4 người người một mâm cỗ. 19 EBOOKBKMT.COM Ngày nay, phường rối không còn được phân chia chức danh như vậy nữa mà được phân chia thành một trưởng phường và hai phó phường, công việc trông coi những con rối thường do trưởng phường đảm nhiệm. Nghệ thuật múa rối nước được các nghệ nhân coi trọng như một nghề, nghề gia truyền của cha ông để lại, mang đặc tính dòng họ. Bởi vậy, trong những phường rối, họ phải hết sức chú ý giữ bí quyết nhà nghề, rất ít khi phổ biến kinh nghiệm rộng rãi. Như vậy, nghệ thuật rối nước đã trở thành một món ăn tinh thần vừa mang tính chất tâm linh vừa mang tính chất giải trí của người dân Chàng Sơn - Thạch Thất. 1.2. Vài nét về điều kiện tự nhiên - xã hội, văn hóa ở Chàng Sơn - Thạch Thất 1.2.1. Điều kiện tự nhiên 1.2.1.1. Vị trí địa lí Chàng Sơn - Thạch Thất là một xã thuộc tỉnh Hà Tây cũ, vùng đồng bằng sông Hồng. Huyện Thạch Thất phía bắc và đông bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía đông nam và nam giáp huyện Quốc Oai, phía tây nam và nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp thị xã Sơn Tây. Trước đây, huyện thuộc Trấn Quốc Oai sau tách ra thành huyện Thạch Thất (Thạch Thất có nghĩa là nhà đá). Xã Chàng Sơn giáp xã Thạch Xá ở phía Đông và Nam, phía Tây giáp các xã Cần Kiệm, Liên Quan, phía Bắc giáp các xã Hương Ngải, Canh Nậu. Hình 1.4 - Bản đồ huyện Thạch Thất Hình 1.5 - Bản đồ xã Chàng Sơn X. Chàng Sơn 1.2.1.2. Điều kiện tự nhiên Xã Chàng Sơn - huyện Thạch Thất nằm trong vùng bán sơn địa, là vùng chuyển giao ở vùng núi (Ba Vì - Sơn Tây) và vùng đồng bằng Phía Nam của tỉnh. Huyện Thạch Thất có nhiều ao hồ, sông ngòi, xen kẽ là các ngọn núi xót nằm trong phần đứt gãy của dãy Trường Sơn Bắc. Do vậy, địa hình ở đây khá đa dạng và có sự phân hóa làm các vùng dân cư tập trung theo nhóm nhỏ. Xã Chàng Sơn theo vậy có phần khó khăn hơn về điều kiện so với các địa phương khác trên địa bàn huyện và tỉnh. Kinh tế không phát triển được nghề nông mà phải dựa vào các nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan