Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 – 1945 làm ...

Tài liệu Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 – 1945 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp đại học của mình

.PDF
72
63
146

Mô tả:

TRUỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN NINH ***************************** HOÀNG QUANG TÙNG NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh HÀ NỘI – 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 TRUNG TÂM GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG & AN NINH ***************************** HOÀNG QUANG TÙNG NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1930 – 1945 ĐỀ CƯƠNG KHÓA LUẬN ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Giáo dục quốc phòng và an ninh Người hướng dẫn THIẾU TÁ. THS. NGUYỄN THẾ HÙNG HÀ NỘI – 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo Thiếu tá. Thạc sĩ Nguyễn Thế Hùng giảng viên Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An Ninh đã dành nhiều thời gian hướng dẫn và chỉ bảo tận tình em trong suốt thời gian em thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian em làm khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Hoàng Quang Tùng LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp được hoàn thành là kết quả nghiên cứu nỗ lực của bản thân. Bản khóa luận tốt nghiệp này không trùng với kết quả nghiên cứu của các tác giả khác. Nếu sai em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Hoàng Quang Tùng KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT STT 1 Chữ viết tắt HVNCMTN Chữ viết đầy đủ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh Niên 2 ĐDCSLĐ Đông Dương Cộng sản liên đoàn 3 ANCSĐ An Nam Cộng sản Đảng 4 ĐDCSĐ Đông Dương Cộng Sản Đảng 5 LLVT 6 VNQDĐ 7 XHCN Lực lượng vũ trang Việt Nam Quốc Dân Đảng Xã Hội chủ nghĩa MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................................... 3 4. Đối tượng nghiên cứu................................................................................................... 3 5. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................................... 3 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................. 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn...................................................................................... 4 8. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 4 NỘI DUNG ...................................................................................................................... 5 Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG............................................................. 5 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ..................................................................................................... 5 1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng ................................................................................................................................. 5 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng .............. 8 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG ................................................................................................. 11 1.2.1. Truyền thống về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta 11 1.2.2. Yêu cầu khách quan của nghệ thuật khởi nghĩa và đấu tranh cách mạng năm 1930 – 1945 .................................................................................................................... 15 1.2.2.1. Bối cảnh lich sử ................................................................................................. 15 1.2.2.2. Vai trò lãnh đạo của Đảng cầm quyền trong đấu tranh cách mạng................. 17 Tiểu kết chương 1: ......................................................................................................... 17 Chương 2: QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TỪ NĂM 1930 ĐẾN NĂM 1945.......................... 19 2.1. NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRONG GIAI ĐOẠN 1930 - 1935................................................................................ 19 2.1.1. Thời kỳ đầu hình thành đường lối lãnh đạo khởi nghĩa và đấu tranh cách mạng 19 2.1.2. Phong trào 1930 - 1931 ........................................................................................ 23 2.1.3. Phong trào 1932 - 1935 ........................................................................................ 26 2.2. NGHỆ THUẬT ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO NHỮNG NĂM 1936 - 1939 .......................................................................................................... 29 2.2.1. Tình hình mới và những thách thức lớn ............................................................... 29 2.2.2. Đảng lãnh đạo đấu tranh với đường lối cách mạng mới ...................................... 32 2.2.3. Đảng lãnh đạo phong trào của các tầng lớp quần chúng nhân dân ...................... 34 2.3. NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG TRONG PHONG TRÀO 1939 - 1945 VÀ TỔNG KHỎI NGHĨA THÁNG TÁM NĂM 1945. ............................................................................................................................... 37 2.3.1. Thời kỳ đấu tranh và điều chỉnh đường lối chiến lược từ cuối năm 1939 đến tháng 5-1941................................................................................................................... 37 2.3.2. Phong trào đấu tranh và xây dựng lực lượng từ tháng 5 - 1941 đến ngày 9 - 3 1945 ................................................................................................................................ 40 2.3.3. Cao trào cách mạng tiền khởi nghĩa ..................................................................... 47 2.3.4. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền..................................................................... 51 Tiểu kết chương 2........................................................................................................... 55 Chương 3: Ý NGHĨA VÀ MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG GIAI ĐOẠN 1930 - 1945 VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY ........ 56 3.1. Ý NGHĨA ................................................................................................................ 56 3.2. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC HIỆN NAY .................................................................................................. 57 3.2.1. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng trong việc thực hiện đường lối đấu tranh cách mạng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ......................... 57 3.2.2. Tạo thời cơ và chớp thời cơ thuận lợi vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay ....................................................................................................... 59 3.2.3. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng trong xây dựng lực lượng cách mạng vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay ........................... 60 Tiểu kết chương 3........................................................................................................... 62 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 63 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................. 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Với bề dày của lịch sử trải qua nhiều cuộc chiến tranh của dân tộc Việt Nam, phải nói rằng nghệ thuật quân sự đã trở thành một điều nổi bật và quan trọng. Với sự sáng tạo và tư duy quân sự tài ba, quân và dân Việt Nam qua các thời kỳ đã tạo nên những kỳ tích trong lịch sử. Ông cha ta luôn nắm vững tư tưởng tiến công, tiến công liên tục, mọi lúc mọi nơi, từ cục bộ đến toàn bộ, coi đó như là một qui luật để giành thắng lợi. Đây được xem như là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong quá trình chuẩn bị và tiến hành chiến tranh giữ nước. Tư tưởng đó thể hiện rất rõ trong đánh giá đúng kẻ thù, chủ động đề ra kế sách đánh, phòng, khẩn trương chuẩn bị lực lượng kháng chiến, tìm mọi biện pháp làm cho địch suy yếu, tạo ra thế và thời cơ có lợi để tiến hành phản công, tiến công. Ông cha ta đã phát triển mưu, kế đánh giặc, biến cả nước thành một chiến trường, cùng đồng lòng, nhất quán, tạo ra một “thiên la, địa võng” để diệt địch, làm cho “địch đông mà lại hoá ít, địch mạnh mà hoá yếu”, đi đến đâu cũng bị đánh, luôn bị tập kích, phục kích, lực lượng bị tiêu hao, tiêu diệt, rơi vào tình trạng “tiến thoái lưỡng nan”. Nghệ thuật chiến tranh nhân dân, thực hiện toàn dân đánh giặc: Đây là một trong những nét độc đáo trong nghệ thuật quân sự của tổ tiên ta, được thể hiện cả trong khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Nghệ thuật lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh, ông cha ta đã sớm xác định đúng về sức mạnh trong chiến tranh đó là: sức mạnh tổng hợp của nhiều yếu tố, chứ không đơn thuần là sự so sánh, hơn kém về quân số, vũ khí của mỗi bên tham chiến. Lịch sử Việt Nam cận - hiện đại được đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta (1858), cùng với đó là sự khủng hoảng, suy vong của vương triều Nguyễn. Đó là lịch sử cuộc đấu tranh vừa bền bỉ, kiên cường, bất khuất, vừa thông minh, sáng tạo của nhân dân ta để chống lại các 1 thế lực phản động, đồng thời cũng là lịch sử của quá trình tìm tòi chân lý cứu nước, từ xu hướng phong kiến, qua xu hướng dân chủ tư sản, để cuối cùng dẫn tới sự gặp gỡ có tính tất yếu của chủ nghĩa yêu nước truyền thống với chủ nghĩa xã hội, được đánh dấu bằng sự kiện trọng đại - chính đảng vô sản ra đời, kết thúc thời kỳ khủng hoảng vai trò lãnh đạo và mở ra thời kỳ phát triển của cách mạng Việt Nam, dẫn tới Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là lịch sử của 30 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vào mùa Xuân toàn thắng năm 1975. Từ đó, đất nước hòa bình, thống nhất, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong lịch sử quân sự Việt Nam, giai đoạn 1930-1945 là một thời kỳ đặc biệt. Đặc biệt là bởi chỉ sau 15 năm ra đời, với nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng kết hợp cùng tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, Đảng Cộng sản Việt Nam (đến tháng 10 năm 1930 đổi tên thàng Đảng Cộng sản Đông Dương) đã lãnh đạo nhân dân ta đập tan ách thống trị kéo dài hơn 80 năm của thực dân đế quốc, giành độc lập, tự do cho dân tộc, lật nhào chế độ quân chủ chuyên chế từng đô hộ Việt Nam, lập ra một nhà nước "của dân, do dân, vì dân" ` một kỳ tích có ý nghĩa không chỉ trong phạm vi dân tộc mà còn cả trên phạm vi toàn thế giới. Với sự lãnh đạo tài tình, khôn khéo, chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Đông Dương đã tiếp thu có chọn lọc và vận dụng sáng tạo lý luận về đấu tranh giành chính quyền vào thực tiễn cách mạng nước ta, đó là sử dụng vũ lực để giành chính quyền; dự đoán thời cơ, chớp thời cơ; nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang từng phần tiến lên Tổng khởi nghĩa và đấu tranh cách mạng,…đã để lại nhiều ý nghĩa và bài học kinh nghiệm quan trọng. Nghiên cứu nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 - 1945 là tiếp tục làm sáng rõ nội dung nghệ thuật quân sự của ông 2 cha ta nói chung và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang, đấu tranh cách mạng nói riêng. Từ đó,rút ra những kinh nghiệm lịch sử quý báu của Đảng trong việc lãnh đạo phong trào đấu tranh cách mạng của nhân dân ta. Xuất phát từ những lý do đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 – 1945 làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Làm rõ nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng thời kỳ năm 1930 đến năm 1945; từ đó rút ra bài học kinh nghiệm bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn hiện nay. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và quan điểm tư tưởng của Đảng, làm sáng tỏ quá trình hình thành, phát triển của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1945. Rút ra những bài học kinh nghiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng từ năm 1930 đến năm 1945 ở nước ta. 6. Phương pháp nghiên cứu Tác giả đã sử dụng phương pháp luận chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương pháp duy vật biện chứng - duy vật lịch sử, nghiên cứu lịch sử, phân tích tổng hợp tài liệu, logic trong quá tình thực hiện đề tài. 3 7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Góp phần khẳng định tính đúng đắn của chiến lược quân sự cách mạng của Đảng trong cuộc đấu trang giành chính quyền. Góp phần làm sáng tỏ thêm quá trình hình thành và phát triển của nghệ thuật quân sự cách mạng nói chung và nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng. Khẳng định vai trò quan trọng sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh. Khóa luận cung cấp thêm nguồn tài liệu phục vụ việc nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam giai đoạn năm 1930 - năm 1945, làm tài liệu phục vụ giáo dục truyền thống và giảng dạy, học tập về quân sự Việt Nam. 8. Bố cục của đề tài Ngoài phần Mở đầu, kết luân, phần tài liệu tham khảo, phần nội dung được trình bày trong 3 chương : Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng. Chương 2: Quá trình phát triển nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn năm 1930 – năm 1945. Chương 3: Ý nghĩa và một số bài học kinh nghiệm về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng giai đoạn 1930 - 1945 vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. 4 NỘI DUNG Chương 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG 1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lê nin về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng Trước hết về quan điểm đấu tranh cách mạng, quần chúng nhân dân được coi là một lực lượng hết sức quan trọng trong mọi giai đoạn lịch sử. Muốn xóa bỏ được áp bức bóc lột xây dựng một xã hội tự do, bình đẳng một xã hội do dân làm chủ thì đấu tranh cách mạng phải dựa và quần chúng nhân dân. Có thể nói đó là lực lượng có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc xây dựng một chế độ mới, điều này đã được chủ nghĩa Mác - LêNin khẳng định: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân , chính quần chúng nhân dân đã sáng tạo nên lịch sử. Quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội mà còn là người quyết định vận mệnh của lịch sử, quyết định sự vận động phát triển của lịch sử, có sứ mệnh phá cái cũ, dựng nên cái mới. Lịch sử xã hội phát triển có những bước quanh co, phức tạp nhiều khi như hỗn loạn, nhưng rồi lại ổn định trở lại một trật tự nào đó. Đó cũng nhờ hoạt động của quần chúng nhân dân, như Ănghen nói: “Quần chúng là những người đã đưa mọi việc trở lại nề nếp”[13; t1]. Trong sự nghiệp cách mạng của giai vô sản, giai cấp công nhân là những người có nhiệm vụ tiêu diệt chế độ áp bức bóc lột tư bản chủ nghĩa, xây dựng chế độ mới đó là chế độ xã hội chủ nghĩa. Nhưng cách mạng vô sản muốn thành công phải được sự ủng hộ của tầng lớp nhân dân, đặc biệt là đông đảo quần chúng nhân dân. C. Mác coi sự ủng hộ đông đảo của lực lượng nông dân đó đối với các phong trào cách mạng vô sản là một bài đồng ca, nếu như không có bài đồng ca đó thì cách mạng vô sản sẽ trở thành một bài văn điếu. Còn Lênin coi sự đồng tình ủng hộ của các tầng lớp nhân dân lao động là mục tiêu hoạt động của giai cấp vô sản “không có sự đồng tình và ủng hộ của đại 5 đa số nhân dân lao động đối với đội viên tiền phong của mình tức là đối với giai cấp vô sản cách mạng vô sản không thực hiện được”. Lênin đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng mối quan hệ mật thiết giữa Đảng Cộng sản với quần chúng nhân dân. Người coi đó là nguyên tắc bất di bất dịch đối với việc xây dựng một chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân. Người khẳng định Đảng chân chính làm tròn được sứ mệnh lịch sử của mình một khi biết gắn bó với quần chúng và thật sự dẫn dắt toàn thể quần chúng tiến lên. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin khởi nghĩa vũ trang là những kết quả của những quan hệ giữa người với người trong xã hội. Nhưng nó không phải là những mối quan hệ giữa người với người nói chung. Mà nó là mối quan hệ giữa những tập đoàn người có lợi ích cơ bản đối lập nhau. Khác với các hiện tượng chính trị - xã hội khác, khởi nghĩa vũ trang được thể hiện dưới một hình thức đặc biệt, sử dụng một công cụ đặc biệt đó là bạo lực vũ trang. Bất chấp thực tế đó, các học giả tư sản cho rằng khởi nghĩa vũ trang đã có ngay từ khi xuất hiện xã hội loài người và không thể nào loại trừ được nó. Mục đích của họ là để che đậy cho hành động chiến tranh xâm lược do giai cấp tư sản phát động [9; 12]. Tiếp tục phát triển những luận điểm của C. Mác, Ph.Ăngghen về khởi nghĩa vũ trang trong điều kiện lịch sử mới, Lênin chỉ rõ : Trong thời đại ngày nay còn chủ nghĩa đế quốc thì còn nguy cơ xảy ra chiến tranh, khởi nghĩa vũ trang bắt nguồn từ chính bản chất của chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa đế quốc và chiến tranh là bạn đường của chủ nghĩa đế quốc [9; 13]. Như vậy, khởi nghĩa vũ trang có nguồn gốc từ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, có đối kháng giai cấp và có áp bức bóc lột. Khởi nghĩa vũ trang không phải bắt nguồn từ bản năng sinh vật của con người, không phải là định mệnh và cũng không phải là hiện tượng tồn tại vĩnh viễn. Muốn xoá bỏ khởi nghĩa vũ trang thì phải xoá bỏ nguồn gốc sinh ra nó. 6 Theo V.I. Lênin: "Khởi nghĩa vũ trang là sự tiếp tục của chính trị bằng những biện pháp khác" (cụ thể là bằng bạo lực) [14; 397]. Theo V.I. Lênin, khi phân tích bản chất khởi nghĩa vũ trang, nhất thiết phải có quan điểm chính trị - giai cấp, xem khởi nghĩa vũ trang chỉ là một hiện tượng lịch sử cụ thể. Theo quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin: “Chính trị là sự phản ánh tập trung của kinh tế” [15; 349], "Chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp, các dân tộc", chính trị là sự thống nhất giữa đường lối đối nội và đường lối đối ngoại, trong đó đường lối đối ngoại phụ thuộc vào đường lối đối nội. Lênin chỉ rõ “mọi cuộc khởi nghĩa vũ trang đều gắn liền với chế độ chính trị sinh ra nó”, chính trị chi phối khởi nghĩa vũ trang từ đầu đến cuối. Như vậy, khởi nghĩa vũ trang chỉ là một thời đoạn, một bộ phận của chính trị, nó không làm gián đoạn chính trị. Ngược lại, mọi chức năng, nhiệm vụ của chính trị đều được tiếp tục thực hiện trong khởi nghĩa vũ trang. Giữa khởi nghĩa vũ trang và chính trị có quan hệ chặt chẽ với nhau trong đó chính trị chi phối và quyết định toàn bộ tiến trình và kết cục khởi nghĩa vũ trang, chính trị chỉ đạo toàn bộ hoặc phần lớn tiến trình và kết cục của khởi nghãi vũ trang, chính trị quy định mục tiêu và điều chỉnh mục tiêu, hình thức tiến hành đấu tranh vũ trang. Chính trị không chỉ kiểm tra toàn bộ quá trình tác chiến, mà còn sử dụng kết quả sau chiến tranh để đề ra những nhiệm vụ, những mục tiêu mới cho giai cấp, xã hội trên cơ sở thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. Ngược lại, khởi nghĩa vũ trang là một bộ phận, một phương tiện của chính trị, là kết quả phản ánh những cố gắng cao nhất của chính trị. Khởi nghĩa vũ trang tác động trở lại chính trị theo hai hướng tích cực hoặc tiêu cực, hoặc tích cực ở khâu này nhưng lại tiêu cực ở khâu khác. Khởi nghĩa vũ trang có thể làm thay đổi đường lối, chính sách, nhiệm vụ cụ thể, thậm chí có thể còn thay đổi cả thành phần của lực lượng lãnh đạo chính trị trong các bên tham chiến. Khởi nghĩa vũ trang tác động lên chính trị thông qua việc làm thay đổi về chất tình hình 7 xã hội, nó làm phức tạp hoá các mối quan hệ và làm tăng thêm những mâu thuẫn vốn có trong xã hội có đối kháng giai cấp. Khởi nghĩa vũ trang có thể đẩy nhanh sự chín muồi của cách mạng hoặc làm mất đi tình thế cách mạng. Khởi nghĩa vũ trang kiểm tra sức sống của toàn bộ chế độ chính trị xã hội [9; 14]. 1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cuộc cách mạng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản. Để giải phóng dân tộc khỏi ác thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau, sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau, tuy nhiên đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu. Người đã nghiên cứu con đường đấu tranh cách mạng tư sản của các nước như Anh, Pháp, Mỹ và cho rằng đây là cuộc cách mạng không triệt để, vì sau khi giải phóng, quyền lợi thuộc về giai cấp tư sản, giai cấp khác vẫn bị bóc lột. Và cách mạng giải phóng dân tộc trong thời đại mới phải do Đảng Cộng sản lãnh đạo đó là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam. Để có thể huy động và phát huy sức mạnh của toàn dân chủ tịch Hồ Chí Minh đã sắp xếp các lực lượng cách mạng theo quan điểm giai cấp, Người chỉ rõ lực lượng công nông là nguồn gốc của đấu tranh cách mạng và cuộc cách mạng giải phóng dân tộc phải được tiến hành bằng con đường cách mạng bạo lực. Khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh cách mạng không thể tách biệt nhau được, trong sự nghiệp kháng chiến kiến quốc, lực lượng chính là ở dân. Người đã chủ trương tiến hành khởi nghĩa toàn dân và chiến tranh nhân dân. Quan điểm này thể hiện rõ sự sáng tạo của Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa truyền thống “thân dân” của cha ông, cho rằng “dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nào cũng không chống lại” [4; 468]. Chủ trương dựa vào 8 sức mạnh toàn dân của Người hoàn toàn đối lập với quan điểm “tả khuynh” của Quốc tế Cộng sản lúc đó là tuyệt đối hóa vai trò của giai cấp công nhân, hoàn toàn phủ nhận khả năng tham gia cách mạng của các giai cấp, tầng lớp hữu sản... Xác định rõ công nông là lực lượng nòng cốt, Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh sáng tạo, vượt qua những quan niệm đương thời để khơi dậy và phát huy sức mạnh của toàn dân tộc. Dù các triều đại phong kiến tiến bộ cũng chủ trương “trăm họ là binh”, “bốn phương manh lệ” nhưng chưa bao giờ vai trò của nông dân được đề cao. Họ chỉ là những “thảo dân”, “thần dân” cần sự chăn dắt của các đấng bề trên là tầng lớp vua quan. Thậm chí, đến tận đầu thế kỷ XX, nhà yêu nước Phan Bội Châu khi kêu gọi sự đoàn kết dân tộc bằng cách chỉ ra “mười hạng người đồng tâm” là những phú hào, quan tước, thế gia, sĩ tịch, lính tập, giáo đồ, côn đồ nghịch tử, nhi nữ anh si, bồi bếp thông ký, cừu gia tử đệ, người đi du học... thì giai cấp công - nông vẫn hoàn toàn vắng bóng. Lực lượng toàn dân là tư tưởng dân tộc, nhưng coi công nông là lực lượng nòng cốt là quan điểm mang tính giai cấp của chủ nghĩa Mác Lênin. Quan điểm của Hồ Chí Minh vừa phát huy được sức mạnh của toàn dân tộc, vừa phát huy được sức mạnh của lực lượng tiên phong để tạo nên sức mạnh tổng hợp cho cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời kỳ mới. Đây chính là chìa khóa giải mã những thắng lợi của dân tộc ta trong cách mạng giải phóng và đấu tranh cách mạng. Đó không phải là sức mạnh kinh tế, sức mạnh quân sự mà là sức mạnh dân tộc kết hợp với sức mạnh giai cấp. Vận dụng luận điểm của Lênin về tình thế cách mạng, Hồ Chí Minh nêu ba nhân tố của thời cơ khởi nghĩa: Chính quyền thực dân đế quốc đã lung lay, bối rối cao độ, không đủ sức giữ địa vị thống trị, Dân chúng bị đói khổ đã căm thù thực dân, đế quốc đến cực điểm, không thể ngồi yên chờ chết mà quyết chí hy sinh, đấu tranh đến cùng, Có một chính đảng cách mạng có đường lối, chính sách đúng đắn, được quần chúng tin cậy, có quyết tâm “làm 9 cách mạng đến nơi” [6; 14]. Như vậy, theo Hồ Chí Minh, thời cơ khởi nghĩa bao gồm cả điều kiện khách quan và chủ quan, là sự tổng hòa của các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” mà nhân hòa làm gốc. Người lý giải một cách giản dị, khoa học những nội dung về vận nước và bí kíp thành công: “Đại sự muốn thành công phải nhờ vận nước... Vận nước không phải là điều gì huyền bí. Vận nước tức là lòng dân và tình thế trong nước và bên ngoài [6; 25]. Về phương thức khởi nghĩa, Hồ Chí Minh chỉ rõ cần phải đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Ở các nước Âu, Mỹ các cuộc đấu tranh cách mạng thường hay bắt đầu từ những cuộc bãi công chính trị rồi tiếp đến mới là các cuộc đấu tranh vũ trang bạo động. “Ở nước ta, khởi nghĩa vũ trang có thể bùng ra trong một nơi rồi dần dần lan ra khắp nước”[6; 26] Đây là quan điểm sáng tạo của Hồ Chí Minh được nhiều học giả phương Tây thừa nhận. Nhà sử học người Pháp Georges Bouldarel đã chỉ ra sự khác biệt trong hình thái khởi nghĩa vũ trang ở Việt Nam: “Đó là cuộc cách mạng theo kiểu mới, riêng có của Việt Nam. Các thành phố không bị nông thôn bao vây, chúng đã vùng lên, đã tự chín muồi trên ý nguyện của chính mình... Với thời gian, tính chất độc đáo của cách mạng Việt Nam sẽ trở nên không thể biện bác” [9; 76]. Sự độc đáo, riêng có của cách mạng Việt Nam được khởi nguồn từ sự độc đáo trong tư duy của nhà chính trị - nhà chiến lược quân sự thiên tài Hồ Chí Minh. Bàn về khởi nghĩa vũ trang toàn dân, Hồ Chí Minh còn nêu quan điểm: Sau khi lật đổ chính quyền cũ, phải thành lập ngay chính quyền cách mạng của nhân dân. Đó phải là chính quyền kiểu mới, thực sự của dân, do dân, vì dân. Có dân là có tất cả, vì dân là phương cách hiệu quả nhất để bảo vệ chính quyền và thành quả của một cuộc cách mạng. Với sự sáng suốt ở tầm chiến lược và tư duy thực tiễn, Hồ Chí Minh đã xác lập con đường duy nhất để giải phóng dân tộc thuộc địa là con khởi nghĩa vũ trang toàn dân. Việc hiện thực hóa phát kiến đó của Hồ Chí Minh đã dẫn 10 đến sự ra đời của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và mở đầu cho sự tan rã của chủ nghĩa thực dân cũ trên quy mô toàn thế giới. 1.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA NGHỆ THUẬT KHỞI NGHĨA VŨ TRANG VÀ ĐẤU TRANH CÁCH MẠNG 1.2.1. Truyền thống về khởi nghĩa vũ trang và đấu tranh giành độc lập của dân tộc ta Trải qua hàng ngàn năm lịch sử hào hùng của dân tộc chống giặc ngoại xâm, lịch sử dựng nước và giữ nước luôn gắn bó với nhau. Dựng nước luôn luôn gắn chặt với giữ nước, trong đó dựng nước là yếu tố cơ bản. Phải xây dựng được đất nước hùng mạnh về mọi mặt mới có điều kiện, khả năng chiến thắng các thế lực thù địch và phải giữ được nước mới có điều kiện để xây dựng đất nước. Trong quá trình hình thành và phát triển, truyền thống đó có ảnh hưởng sâu sắc đến hệ tư tưởng và các thành quả tinh thần và vật chất của nhân dân ta. Những cuộc chiến tranh giữ nước đầu tiên. Mở đầu là cuộc kháng chiến chống quân Tần (TK III TCN, khoảng 214 - 208 TCN) nhân dân Âu Việt và Lạc Việt trên địn bàn Văn Lang, do vua Hùng và Thục Phán lãnh đạo sang xâm lược nước ta thời bấy giờ là quân Tần với 50 vạn quân, do tướng Đồ Thư chỉ huy. Sau khoảng 5 đến 6 năm (214 – 208 TCN) kiên trì và anh dũng chiến đấu, quân Tần thua và tướng Đồ Thư bị giết. Cuộc kháng chiến chống quân Triệu Đà (TK II TCN, khoảng 184 – 179 TCN). Nhân dân Âu Lạc, do An Dương Vương lãnh đạo: Xây dựng thành Cổ Loa, chế nỏ Liên Châu đánh giặc. Do An Dương Vương chủ quan, mất cảnh giác, mắc mưu giặc. Từ đây nước ta rơi vào thảm họa hơn 1000 năm bị phong kiến Trung Hoa đô hộ (thời kì Bắc thuộc). Tiếp đó là các cuộc đấu tranh giành lại độc lập (từ thế kỉ II TCN đến thế kỉ X). Nước ta liên tục bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ: Nhà Triệu, nhà Hán, nhà Lương… đến nhà Tùy, nhà Đường. Đây là thời kì thử 11 thách, nguy hiểm đến sự mất, còn của dân tộc ta. Cũng chính trong thời kì này nhân dân ta thể hiện đầy đủ tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ chống giặc ngọai xâm, giành lại bằng được độc lập dân tộc. Với các cuộc đấu tranh tiêu biểu cụ thể là : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưmg, mùa xuân năm 40, lật đỗ nền thống trị của nhà Đông Hán. Đó là cuộc khởi nghĩa do phụ nữ lãnh đạo duy nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, lập nên chính quyền độc lập Trưng Vương nền độc lập dân tộc được khôi phục và giữ vững trong 3 năm. Tiếp đó là cuộc khởi nghĩa của Triệu Thị Trinh, năm 248 chống nhà Ngô. Phong trào yêu nước của người Việt do Lý Bôn (Lý Bí) lãnh đạo, mùa xuân 542, lật đổ chính quyền đô hộ nhà Lương. Đầu năm 544, Lý Bí lên ngôi hòang đế ( Lý Nam Đế), đặt quốc hiệu là Vạn Xuân. Những cuộc khởi nghĩa chống nhà Tùy: Khởi nghĩa của Lý Tự Tiên và Đinh Kiến (năm 687). Khởi nghĩa của Mai Thúc Loan (Mai Hắc Đế, năm 772). Khởi nghĩa của Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương, năm 776 791). Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ chống nhà Đường ( năm 905). Hai cuộc chiến tranh chống quân Nam Hán của Dương Đình Nghệ(931) và Ngô Quyền (938). Với chiến thắng Bạch Đằng (938) của Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân giết Kiều Công Tiễn và tổ chức đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng đập tan âm mưu xâm lược, dân tộc ta giành lại độc lập, tự do cho Tổ quốc [10; 77-84]. Các cuộc chiến tranh giữ nước (TK X đến cuối TK XIX) : Nước Đại Việt thời Lý – Trần với kinh đô Thăng Long ( Hà Nội). Là một quốc gia thịnh vượng ở Châu Á. Thời kì văn minh Lý – Trần; Văn minh Đại Việt. Ở thời kỳ này dân tộc ta phải đứng lên đấu tranh chống xâm lược, tiêu biểu là : 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất