Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghề thêu ren an hòa, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (1986-2010)...

Tài liệu Nghề thêu ren an hòa, huyện thanh liêm, tỉnh hà nam (1986-2010)

.PDF
102
194
106

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ HƢỜNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---------- TRẦN THỊ HƢỜNG NGHỀ THÊU REN AN HÒA HUYỆN THANH LIÊM, TỈNH HÀ NAM (1986 - 2010) LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 60 22 54 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Trƣơng Thị Tiến Hà Nội – 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ các đơn vị và cá nhân. Tôi xin ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng đến cô giáo PGS. TS Trương Thị Tiến, người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu từ việc lựa chọn đề tài, các phương pháp tiếp cận đề tài, tiếp xúc với các nguồn tư liệu...cho đến khi tôi hoàn chỉnh bản luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu của các thầy, cô trong khoa Lịch sử. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các bác, chú thuộc các phòng ban sở Công Thương, sở TN & MT tỉnh Hà Nam, sở Công Nghiệp, phòng Thống kê huyện Thanh Liêm, ban Thống kê và UBND xã Thanh Hà đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong việc cung cấp tư liệu quý báu để tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến bác, chú, anh, chị, các nghệ nghệ nhân ở làng nghề thêu ren An Hòa đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi thực hiện đề tài này. Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến gia đình, bạn bè và những người thân đã luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Hà Nội, ngày 24 tháng 09 năm 2014 Tác giả luận văn Trần Thị Hƣờng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS. TS Trương Thị Tiến. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khoa học dựa vào kết quả khảo sát thực tế, các tài liệu được xử lý rõ ràng. Học viên thực hiện Trần Thị Hƣờng MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU.......................................................................................... 4 MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 5 Chương 1: NGHỀ THÊU REN AN HÒA ĐẦU NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI (1986- 1995) ............................................................................................................... 13 1.1 Khái quát về nghề thêu ren An Hòa trước đổi mới .............................. 13 1.1.1 Khái quát về làng An Hòa ......................................................................15 1.1.2 Sự hình thành và tồn tại của nghề thêu ren An Hòa trước năm ..........18 1.2 Sự thăng trầm của nghề trong những năm 1986 - 1995 ....................... 21 1.2.1 Hình thức tổ chức sản xuất ..................................................................22 2.1.2 Hoạt động sản xuất ..................................................................................24 2.1.3 Lao động tham gia làm nghề thêu ren .............................................29 2.1.4 Vốn và thị trường tiêu thụ.......................................................................30 Tiểu kết chương 1......................................................................................................... 31 Chương 2: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGHỀ THÊU REN AN HÒA TRONG NHỮNG NĂM 1996- 2010 ....................................................................................... 33 2.1 Những nhân tố thuận lợi mới cho sự phát triển nghề ....................... 33 2.2 Sự phát triển của nghề thêu ren An Hòa trong cơ chế mới ................... 37 2.2.1 Hình thức tổ chức sản xuất ....................................................................37 2.2.2 Hoạt động sản xuất ..................................................................................43 1 2.2.3 Lao động tham gia làm nghề thêu ren ....................................................49 2.2.4 Về nguồn vốn và thị trường tiêu thụ ......................................................54 Tiểu kết chương 2: ....................................................................................................... 62 Chương 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN63 3.1 Một số nhận xét đánh giá ....................................................................... 63 3.1.1 Đặc điểm chính của nghề thêu ren làng An Hòa...................................63 3.1.2 Những thay đổi chính của nghề thêu ren làng An Hòa trong cơ chế mới .............................................................................................................64 3.1.3 Vai trò của nghề thêu ren đối với sự phát triển của làng An Hòa ........67 3.2 Một số khó khăn và kiến nghị giải pháp................................................ 75 3.2.1 Một số khó khăn ......................................................................................75 3.2.2 Kiến nghị giải pháp để phát triển nghề thêu ren....................................81 Tiểu kết chương 3: ....................................................................................................... 85 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 87 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 89 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 94 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NN&PTNT : Nông nghiệp và phát triển nông thôn GDP : Tổng sản phẩm quốc nội CNH - HĐH : Công nghiệp hoá - hiện đại hoá CN - TTCN : Công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp TTCN : Tiểu thủ công nghiệp GTSX : Giá trị sản xuất HTX : Hợp tác xã WTO : Tổ chức thương mại thế giới TNHH : Trách nhiệm hữu hạn DNTN : Doanh nghiệp tư nhân 3 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Kết quả sản xuất kinh doanh bình quân của 1 hộ năm 2010 .................. 38 Bảng 2.2: Số lượng các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng.................... 40 Bảng 2.3: Hoạt động sản xuất của một số cơ sở ở làng nghề thêu ren.................... 44 An Hòa .......................................................................................................................... 44 Bảng 2.4: Tình hình sử dụng lao động trong các cơ sở sản xuất hàng thêu ren ở An Hòa năm 2010 ........................................................................................... 51 Bảng 2.5: Thu nhập của người lao động trong những năm 2007- 2010 ................. 52 Bảng 2.6: Chất lượng lao động làng nghề thêu ren An Hòa năm 2010 .................. 53 Bảng 2.7 : Tình hình huy động vốn của 1 hộ điều tra năm 2010 ............................ 55 Bảng 2.8: Thứ tự xuất khẩu hàng thêu ren theo thị phần năm 2010 ....................... 58 Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu hàng thêu ren An Hòa theo nước/khu vực năm 2010 ...................................................................................................................... 59 Bảng 3.10: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế làng nghề An Hòa năm ................. 71 2007 – 2010 .................................................................................................................. 71 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xu thế hội nhập và toàn cầu hóa, vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa của mỗi địa phương, mỗi quốc gia, dân tộc đang là một vấn đề thời sự. Trong đó, vấn đề làng nghề và nghề thủ công truyền thống đang trở thành mối quan tâm không chỉ của ngành bảo tồn bảo tàng mà còn của nhiều lĩnh vực văn hóa khác. Làng nghề thêu ren An Hòa của xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là một trong những làng nghề truyền thống như vậy. Nói đến Hà Nam hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến một địa danh gắn liền với những di chỉ khảo cổ như trống đồng Ngọc Lũ, Lễ hội tịch điền hay những danh nhân đã từng vang danh một thời như Tam nguyên Yên đổ Nguyễn Khuyến, nhà văn Nam Cao… Nhưng có lẽ ít ai biết đến nơi đây còn là mảnh đất có nhiều nghề thủ công truyền thống như nghề thêu ren, nghề làm trống Đọi Tam, nghề gốm Quyết Thành…. Lịch sử các nghề thủ công truyền thống cho thấy có được nghề thì dễ nhưng để duy trì và phát triển nghề thì không dễ chút nào. Hiện nay, có những nghề thủ công truyền thống từng tồn tại cả mấy trăm năm cũng đang đứng trước nguy cơ bị mai một bởi những lý do như: thiếu vốn đầu tư, thiếu quy hoạch, xã hội càng hiện đại thì càng thờ ơ với những sản phẩm thủ công, người dân ưa chuộng dùng hàng ngoại, cho đồ ngoại là hàng tốt nên dần coi nhẹ những thứ vốn gần gũi thân thiện với mình; Còn người trong nghề thì dù có tâm huyết, yêu nghề đến mấy cũng vẫn phải lo cơm áo cho nên khi gặp khó khăn dễ lung lay, chuyển nghề để tìm kế sinh nhai khi không tự mò mẫm tìm được đầu ra cho sản phẩm của mình. Nghề thêu ren ở làng An Hòa xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam đã trở thành nghề truyền thống với lịch sử hơn 100 năm. Sự hình thành của nghề thêu ren ở An Hòa có vai trò rất quan trọng không những giải quyết 5 việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn đóng góp giá trị kinh tế không nhỏ cho địa phương, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xây dựng nông thôn mới. Từ khi hình thành cho đến nay, nghề thêu ren đã trải qua nhiều nấc thăng trầm gắn liền với những biến động của lịch sử có lúc tưởng chừng như người dân phải bỏ nghề, mất nghề. Nhưng nhờ lòng yêu nghề, quyết tâm giữ nghề truyền thống của những người thợ thêu An Hòa cùng với sự quan tâm của các cấp chính quyền nên từ năm 1996 đến năm 2010 nghề thêu ren không những được khôi phục mà còn ngày càng phát triển hơn trước. Tồn tại hơn 100 năm trên mảnh đất này, nghề thêu ren có lúc thịnh lúc suy, nhưng dù thịnh hay suy, ở An Hòa không bao giờ vắng bóng những người thợ miệt mài bên khung thêu. Tuy nhiên cũng như bao nghề thủ công truyền thống khác, nghề thêu ren ở An Hòa cũng đang đứng trước những thách thức mới như trình độ kỹ thuật chưa cao, chất lượng sản phẩm còn hạn chế, thiếu vốn, thị trường tiêu thụ ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn. Vì vậy, việc nghiên cứu lịch sử nghề, đánh giá thực trạng của nghề đồng thời đưa ra một số giải pháp phát triển nghề là vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Do đó, tôi chọn đề tài: “Nghề thêu ren An Hòa, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam 1986- 2010” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn muốn tìm hiểu về nghề thêu ren truyền thống dưới góc độ của khoa học lịch sử về sự hình thành, những thăng trầm của nghề thông qua hoạt động sản xuất, đề xuất một số giải pháp để phát triển nghề thêu ren trong những giai đoạn tiếp theo. Đồng thời, góp một tiếng nói đồng thuận với người dân làm nghề, qua đó để mọi người biết trân trọng những giá trị mà nghề thêu 6 đem lại cũng như mức quan tâm đầu tư nhiều hơn nữa của các cấp chính quyền tạo động lực cho nghề thêu ren phát triển xứng với tiềm năng của nghề. 2. Lịch sử vấn đề Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về nghề và làng nghề tiểu thủ công nghiệp nông thôn, phát triển các làng nghề Việt Nam ở nhiều khía cạnh khác nhau như: Luận án tiến sĩ của tác giả Mai Thế Hởn với đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH- HĐH vùng ven đô”, năm 2000. Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Minh Yến với đề tài: “Phát triển làng nghề truyền thống ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH - HĐH” năm 2003. Nghề thêu nói riêng cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập tới trong các tác phẩm, bài viết của mình. Trước hết phải kể đến cuốn “Làng nghề thủ công truyền thống”, năm 2001 của Thạc sĩ Bùi Văn Vượng. Trong tác phẩm này, tác giả Bùi Văn Vượng đã đề cập đến nhiều nghề thủ công nổi tiếng như nghề dệt tơ vải, thổ cẩm, nghề gốm, nghề quạt giấy, nghề mây tre đan, nghề làm trống… Trong đó có cả nghề thêu với một số làng nghề nổi tiếng như làng thêu Quất Động, làng thêu Xuân Nẻo, làng thêu Văn Lâm. Do nói về nhiều nghề thủ công, trong mỗi nghề thủ công lại có các làng nghề khác nhau, nên với nghề thêu tác giả chưa đi sâu nghiên cứu về kĩ thuật thêu cũng như nghệ thuật thêu mà chỉ tập trung tôn vinh nghệ nhân và làng nghề. Có thể thấy, các công trình nghiên cứu và bài viết đã có những cách tiếp cận khác nhau về việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống ở Việt Nam nói chung. Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về việc phát triển làng nghề cũng như các nghề thủ công truyền thống ở Hà Nam dưới góc độ của khoa học lịch sử. Nghề thêu ren An Hòa mặc dù có lịch sử hàng trăm năm, thế nhưng sự quan tâm cũng như việc đầu tư đi sâu nghiên cứu của các 7 nhà khoa học thì hầu như chưa có. Có chăng chỉ là những bài viết mang tính giới thiệu và quảng bá về nghề và làng nghề mà thôi. Ở tác phẩm “Làng nghề Hà Nam tiềm năng và triển vọng”, do Nxb Văn hóa thông tin xuất bản năm 2004, các tác giả đã có những nghiên cứu tổng quan về làng nghề thêu An Hòa từ lịch sử nghề đến thị trường tiêu thụ và cả những đóng góp của nghề cùng hướng phát triển trong giai đoạn sau. Tuy nhiên lại không đề cập đến thực trạng nghề thêu ren An Hòa qua những giai đoạn lịch sử cụ thể cũng như những giải pháp cụ thể để phát triển nghề. Trong vài năm gần đây cũng có những khóa luận, luận văn tốt nghiệp của các bạn trẻ về làng nghề thêu ren An Hòa như: Nguyễn Thị Hải với đề tài: “Hiện trạng sản xuất và vấn đề thị trường tiêu thụ của làng nghề thêu ren xã Thanh Hà”, khóa luận tốt nghiệp Khoa Địa Lý Trường ĐHSP Hà Nội. Tác giả của khóa luận tiếp cận làng nghề trên phương diện địa lý, tập trung đi sâu nghiên cứu về hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ của các làng nghề thêu ren xã Thanh Hà từ đó đưa ra những giải pháp để phát triển làng nghề. Trong luận văn này, tác giả tìm hiểu các làng nghề thêu ren của cả xã Thanh Hà, trên cơ sở đó lấy hai làng có nghề thêu ren phát triển nhất là An Hòa và Hòa Ngãi làm điển hình. Tuy nhiên, tác giả chưa đề cập nhiều đến sự hình thành cũng như quá trình phát triển, sự thăng trầm của nghề thêu ren trong những giai đoạn lịch sử cụ thể mà chỉ tập trung tìm hiểu về hiện trạng sản xuất và thị trường tiêu thụ của nghề thêu ren của 7 làng làm nghề thêu ren thuộc xã Thanh Hà trong khoảng thời gian từ những năm 1990 - 1998. Phạm văn Thành, với đề tài: “Hiện trạng môi trường làng nghề thêu ren An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và một số giải 8 pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường”, Luận văn Thạc sĩ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Trong luận văn của mình, tác giả Phạm Văn Thành đã trình bày sơ lược về lịch sử của làng nghề thêu ren An Hòa với những điều kiện thuận lợi về dân cư, kinh tế xã hội. Cũng giống như khóa luận của tác giả Nguyễn Thị Hải, luận văn này trên cơ sở trình bày khái quát về hiện trạng sản xuất của làng nghề thêu ren làng An Hòa của xã Thanh Hà. Từ đó, tác giả đi sâu vào nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường do quá trình sản xuất có những công đoạn phát thải gây ô nhiễm môi trường làng nghề và trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị để giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. Nhìn chung, các công trình, các đề tài nghiên cứu trực tiếp về làng nghề thêu ren An Hòa thường tập trung ở một số vấn đề của làng nghề với các yếu tố liên quan như: điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng sản xuất của làng nghề, những giải pháp để phát triển làng nghề dưới góc độ kinh tế, địa lý, môi trường. Cho đến nay, dưới góc độ khoa học lịch sử chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về vấn đề “nghề” thêu ren truyền thống của làng An Hòa đặt trong bối cảnh lịch sử đã có những thay đổi ra sao, phát triển hơn hay đang dần mai một. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn nghiên là nghề thêu ren ở làng An Hòa, xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Nghiên cứu về nghề và làng nghề thêu ren An Hòa có rất nhiều vấn đề cần được làm sáng tỏ, tuy nhiên trong luận văn này chỉ tập trung nghiên cứu về nghề thêu ren truyền thống với 4 nội dung chính là: hình thức tổ 9 chức sản xuất, hoạt động sản xuất, lao động tham gia làm nghề, nguồn vốn và thị trường tiêu thụ. - Địa bàn nghiên cứu là làng An Hòa thuộc xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam. - Thời gian nghiên cứu: từ năm 1986 - 2010. 4. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở dựng lại một cách khái quát sự hình thành và tồn tại của nghề thêu ren ở làng An Hòa trong thời kỳ truyền thống, luận văn tập trung nghiên cứu những thăng trầm của nghề thêu ren trước những đòi hỏi khắc nghiệt của cơ chế thị trường trong thời kỳ đổi mới. Đồng thời nghiên cứu những tác động của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, trên cơ sở đó kiến nghị một số giải pháp góp phần phát triển nghề thêu ren An Hòa. 5. Nguồn tƣ liệu và Phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Nguồn tư liệu - Do yêu cầu mục đích và nhiệm vụ của đề tài tôi đã thu thập số liệu liên quan đến đề tài tại các phòng ban của xã, huyện và tỉnh có liên quan như: Sở Công Thương Hà Nam, Sở NN & PTNT Hà Nam, Cục thống kê tỉnh Hà Nam, phòng thống kê huyện Thanh Liêm, ban Thống kê xã Thanh Hà ... . - Tư liệu điều tra thực tế Chúng tôi đã tiến hành khảo sát phỏng vấn một số hộ, một số doanh nghiệp, công ty tiêu biểu như: DNTN Hoàng Điểm, Công ty TNHH An Phương, Công ty xuất nhập khẩu thương mại Thành Nam, công ty TNHH Hưng Lâm… 10 Nhóm hộ gia đình: Nguyền Đình Cương, Phạm Sỹ Quyển. Tổ hợp thêu ren xuất khẩu Thanh Hà, Tổ hợp thêu xuất khẩu Quang Hợp; Xưởng thêu tay Hanh Hiền, Phạm Sỹ Chiểu, Dung Yên, Tân Mậu. Nhóm người lao động: Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu Đức Kiên, Công ty TNHH Hưng Lâm, xưởng thêu Dung Yên… - Để hoàn thành luận văn này ngoài việc tham khảo các loại sách thuộc về chuyên ngành nghiên cứu văn hóa và các nghề thủ công khác thì những bài viết trên các trang mạng điện tử cũng góp phần rất quan trọng. 5.2 Phương pháp nghiên cứu Để hoàn thành luận văn này tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử, phương pháp logic tìm hiểu về sự ra đời của nghề thêu ren truyền thống ở làng An Hòa cũng như tình hình hoạt động sản xuất của nó ra sao trong từng bối cảnh lịch sử cụ thể. Từ đó, xác định những thuận lợi cũng như khó khăn và đưa ra một vài giải pháp để phát triển nghề thêu ren trong những giai đoạn tiếp theo. Bên cạnh đó, thì phương pháp điền dã, quan sát, ghi chép, miêu tả cũng được sử dụng để đảm bảo cho luận văn đạt kết quả khách quan nhất. 6. Đóng góp của đề tài - Luận văn đã khái quát được quá trình hình thành và tồn tại của nghề thêu ren An Hòa trước đổi mới. Trên cơ sở đó, tập trung trình bày và phân tích những bước thăng trầm của nghề trong thời kỳ đổi mới (1986- 2010). Đồng thời nêu lên vai trò của nghề đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những khó khăn và kiến nghị một số giải pháp để phát triển nghề. - Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần cung cấp thêm cơ sở khoa học cho công tác quản lý và xây dựng chiến lược phát triển nghề, làng nghề 11 truyền thống ở địa phương, là tài liệu tham khảo cho những công trình nghiên cứu về nghề, làng nghề truyền thống. - Qua đề tài này học viên sẽ tích lũy thêm được nhiều kiến thức về nghề, làng nghề và những tác động của nó đến đời sống kinh tế xã hội ở nông thôn, bồi đắp thêm tình yêu quê hương. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần phụ lục và tài liệu tham khảo luận văn của tôi gồm 3 chương: Chương 1: Nghề thêu ren An Hòa đầu những năm đổi mới (1986- 1995) Chương 2: Sự phát triển của nghề thêu ren An Hòa trong những năm 1996-2010 Chương 3: Một số nhận xét về nghề thêu ren An Hòa và kiến nghị giải pháp 12 Chƣơng 1 NGHỀ THÊU REN AN HÒA ĐẦU NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI (1986- 1995) 1.1 Khái quát về nghề thêu ren An Hòa trƣớc đổi mới Một số khái niệm về nghề và làng nghề truyền thống Khái niệm làng nghề truyền thống Theo nhà nghiên cứu Bùi Văn Vượng thì làng nghề truyền thống là làng cổ truyền làm nghề thủ công. Ở đấy không nhất thiết tất cả dân làng đều sản xuất hàng thủ công. Người thợ thủ công nhiều trường hợp cũng đồng thời là người làm nghề nông (nông dân). Nhưng yêu cầu chuyên môn hoá cao đã tạo ra những người thợ chuyên sản xuất hàng nghề truyền thống ngay tại làng quê của mình… [39, tr.13] Làng nghề truyền thống là làng nghề có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, sản phẩm có tính truyền thống, có uy tín trên thị trường, có giá trị kinh tế và văn hóa cao. [13, tr.28] Như vậy, có thể đưa ra một định nghĩa chung nhất về làng nghề truyền thống như sau: làng nghề truyền thống là những làng (thôn) có một hay nhiều nghề thủ công truyền thống được tách ra khỏi nông nghiệp để sản xuất kinh doanh và đem lại nguồn thu nhập chủ yếu. Những nghề thủ công đó được truyền từ đời này sang đời khác, thường là nhiều thế hệ. Cùng với thử thách của thời gian, các làng nghề thủ công này đã trở thành nghề nổi trội, một nghề cổ truyền, tinh xảo, với một tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp hay bán chuyên nghiệp đã chuyên tâm sản xuất, có quy trình công nghệ nhất định và sống chủ yếu bằng nghề đó. Sản phẩm làm ra có tính mỹ nghệ và trở thành hàng hóa trên thị trường. [11, tr.15] Ở Hà Nam, để được công nhận là làng nghề truyền thống thì phải đảm bảo các điều kiện sau: 13 - Chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương. - Số lao động của làng làm nghề truyền thống có ít nhất 30% tổng số lao động của làng. - Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 50% so với tổng giá trị sản xuất của làng. [13, tr.28] Năm 2004, làng nghề thêu ren An Hòa đã được UBND Tỉnh Hà Nam công nhận là làng nghề truyền thống theo quyết định số 208/QĐ- UB ngày 09/02/2004 với các tiêu chí như: hoạt động sản xuất nghề thêu ren có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm (1893). Số lao động tham gia làm nghề thêu ren của làng An Hòa chiếm 95% và trên 90% số hộ trong làng. Giá trị sản xuất của làng nghề chiếm tỷ trọng trên 70% so với tổng giá trị sản xuất hàng hóa của làng. Làng An Hòa luôn chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, các quyết định, sự chỉ đạo của địa phương. Khái niệm nghề truyền thống Nghề thủ công ra đời từ thưở bình minh của lịch sử loài người, khi mà con người có nhu cầu về ăn, mặc, ở và những vật dụng cho cuộc sống. Từ thưở ban đầu ấy, tất cả vật dụng đều đơn giản, thô sơ. Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, nghề thủ công vẫn trường tồn cùng lịch sử dân tộc và tiếp tục phát triển cả về sau này. Nghề thủ công có nhiều tên gọi khác như: nghề truyền thống, nghề cổ truyền, nghề phụ, nghề tiểu thủ công nghiệp… bao gồm rất nhiều nghề: chạm khắc gỗ, làm bánh dày, làm mây tre đan, làm nón, khảm trai, dệt lụa, thêu, kim hoàn, làm quạt giấy…. Theo Thông tư số 116/2006 TT- BNN trong phần giải thích từ ngữ thì: Nghề truyền thống là nghề đã được hình thành từ lâu đời, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có tính riêng biệt, được lưu truyền và phát triển đến ngày nay hoặc có nguy cơ mai 14 một, thất truyền. Để trở thành một nghề thủ công truyền thống cần có những tiêu chí sau: nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm, nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc, nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi làng nghề. Nghề thêu ren ở An Hòa được coi là nghề thủ công truyền thống với đầy đủ các tiêu chí của một nghề truyền thống như: có lịch sử hình thành và phát triển hơn 100 năm (nghề đã xuất hiện tại địa phương từ năm 1893), sản xuất tập trung không chỉ tạo thành làng nghề mà còn hình thành xã nghề, nghề gắn với tên tuổi của nhiều nghệ nhân và tên tuổi làng nghề; sản phẩm tiêu biểu và độc đáo mang bản sắc văn hóa dân tộc; là nghề nghiệp nuôi sống một bộ phận dân cư của cộng đồng, có đóng góp đáng kể vào ngân sách địa phương. Cũng giống như bao làng nghề truyền thống ở Việt Nam, nghề thêu ren An Hòa gắn liền với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của địa phương. 1.1.1 Khái quát về làng An Hòa Về điều kiện tự nhiên Xã Thanh Hà là một xã đồng bằng thuộc châu thổ sông Hồng nằm ở vị trí trung tâm huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam, là địa bàn giáp ranh của 5 xã và 1 thành phố. - Phía Đông giáp xã Liêm Tiết và xã Liêm Cần - Phía Nam giáp xã Thanh Phong và xã Thanh Lưu - Phía Tây giáp xã Thanh Tuyền - Phía Bắc giáp thành phố Phủ Lý Thanh Hà nằm trong khu vực có địa hình thấp, trũng của huyện Thanh Liêm, là xã đồng bằng có địa hình tương đối bằng phẳng. 15 Làng nghề thêu ren An Hoà thuộc xã Thanh Hà, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam có vị trí địa lý khá thuận lợi trong việc lưu thông hàng hoá: nằm gần trung tâm huyện Thanh Liêm, có đường Quốc lộ 1A và đường liên huyện chạy dọc theo chiều dài xã, cách đường Quốc lộ 21A và thị xã Phủ Lý 3 km về phía Nam (trung tâm tỉnh Hà Nam), cách thủ đô Hà Nội khoảng 63 km về phía Nam. Vì vậy, có thể thấy An Hòa có nhiều lợi thế để phát triển sản xuất và giao lưu trao đổi hàng hóa. Khí hậu xã Thanh Hà nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng nên có đầy đủ các đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, đó là nhiệt đới gió mùa và được chia làm 4 mùa: xuân, hạ, thu, đông. Nhiệt độ trung bình năm là 240C, nhiệt độ cao nhất lên đến 39,80C. Chế độ mưa ở Thanh Hà thay đổi nhiều trong năm, tổng lượng mưa trung bình trong năm là 1582mm, độ ẩm trung bình năm khoảng 82,42%. Đặc điểm khí hậu đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại cây trồng và trồng được nhiều vụ trong năm. Tuy nhiên, xã cũng gặp một số khó khăn do độ ẩm không khí quá cao làm phát sinh nhiều loại sâu bệnh, dịch bệnh. Đất đai, địa hình thổ nhưỡng Tổng diện tích đất tự nhiên là 127,28 ha, trong đó đất nông nghiệp là 85,67 ha, diện tích đất phi nông nghiệp là 41,61 ha (diện tích đất ở: 15,26 ha, diện tích đất chuyên dùng: 22,54 ha...), diện tích nông nghiệp bình quân/đầu người là 432m2. Tuy nhiên, hiện nay diện tích đất nông nghiệp có xu hướng ngày càng giảm, nguyên nhân là do quá trình đô thị hóa chuyển mục đích đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng (trong khi đó dân số lại tăng ở mức cao 2%/năm). Nên lao động dư thừa từ nông nghiệp rất lớn và tăng nhanh, đó là 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan