Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngân hàng shb...

Tài liệu Ngân hàng shb

.DOC
21
854
114

Mô tả:

Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 I – Giới thiệu Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn – Hà Nội 1.1 Quá trình hình thành và phát triển của SHB Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội, tên viết tắt SHB,được thành lập theo các Quyết định số 214/QÐ-NH5 ngày 13/11/1993; Quyết định số 93/QÐ-NHNN ngày 20/1/2006 và số 1764/QÐ-NHNN ngày 11/9/2006. Giấy phép ĐKKD số 0103026080. Ngân hàng được thành lập nhằm thực hiện các giao dịch ngân hàng bao gồm huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức và cá nhân, cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân trên cơ sở tính chất và khả năng nguồn vốn của ngân hàng; thực hiện các giao dịch ngoại tệ, các dịch vụ tài trợ thương mại quốc tế, chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và các giấy tờ có giá khác, các dịch vụ ngân hàng khác được Ngân hàng nhà nước cho phép. Sau 16 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, SHB luôn nỗ lực không ngừng để mang đến cho quý khách hàng các dịch vụ ngân hàng với chất lượng tốt nhất và phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhất. Với quyết tâm trở thành một Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Việt Nam và là một Tập đoàn tài chính năm 2015. Vốn điều lệ: 2.000 tỷ đồng (tương đương 125 triệu USD). Người đại diện theo pháp luật: Ông Nguyễn Văn Lê – Tổng giám đốc. Trụ sở: Ngân hàng SHB có trụ sở đặt tại 77 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Vào thười điểm 30 tháng 6 năm 2010, Ngân hàng có 01 Trụ sở chính, 01 công ty con và 16 chi nhánh cấp một và 73 phòng giao dịch tại các tỉnh và thành phố trên cả nước. Mạng lưới hoạt động: Hiện tại SHB có hơn 90 chi nhánh và phòng giao dịch trên các tỉnh thành trong cả nước. Tổng tài sản hiện có :21,050 tỷ đồng (tương đương 1.315,6 triệu USD) SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 1 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 1.2 Hoạt động kinh doanh chính Lĩnh vực kinh doanh:  Kinh doanh tiền tệ.  Kinh doanh ngoại tệ, ngoại hối.  Kinh doanh vàng.  Thanh toán quốc tế. Các sản phẩm hiện có của ngân hàng  Dành cho khách hàng cá nhân: Tài khoản tiền gửi - Tài khoản tiền gửi thanh toán thông thường - Tài khoản tiền gửi thanh toán có kỳ hạn - Tài khoản tiền gửi thanh toán thẻ Tiền gửi tiết kiệm - SHB – tưng bừng mừng Đại lễ 1000 năm Thăng Long Hà Nội - Tiết kiệm rộn ràng, hàng ngàn quà tặng - Kỳ phiếu ghi danh - Tiết kiệm rút gốc linh hoạt – VNĐ; Tiết kiệm bậc thang theo số tiền – VNĐ/USD; Tiết kiệm bậc thang theo kỳ hạn – USD; Tiết kiệm trả lãi trước – VNĐ/ USD; Tiết kiệm trả lãi hàng tháng – VNĐ/USD - Kỳ hạn duy nhất lãi suất cao ngất Dịch vụ ngân quỹ - Thu đổi ngoại tệ; Kiểm đếm tiền mặt - Thu chị tại hộ tại chỗ; Két sắt an toàn Dịch vụ khác - Dịch vụ thu tiền điện tại SHB – Thành phố Hồ Chí Minh;Thu hộ cước cho VNPT Thành phố Hồ Chí Minh SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 2 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Tận hưởng cuộc sống hiện đại VNPT và SHB Đà Nẵng - Thẻ ghi nợ Solid Sản phẩm cho vay - Ô tô Trường Hải; Ô tô năng động; Ô tô doanh nhân - Cho vay mua nhà trả góp; Hỗ trợ du học trọn gói - Cho vay tín chấp tiêu dùng; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá - Cho vay tài trợ kinh doanh chứng khoán; Cho vay hỗ trợ sản xuất kinh doanh - Thấu chi TK cổ đông SHB; Thấu chi TK CBCNV;Thấu chi TK chủ doanh nghiệp và cán bộ quản lý - Thấu chi TK có TSĐB phục vụ tiêu dùng;Thấu chi TK có tài sản phục vụ sản xuất kinh doanh Dịch vụ chuyển tiền - Dịch vụ chuyển tiền trong nước; - Dịch vụ chuyển tiền kiều hối Ngân hàng điện tử - Dịch vụ Thanh toán điện tử SHB – VNPAY; Dịch vụ chuyển tiền siêu tốc – Etransfer; Dịch vụ thanh toán điện tử - Ezpay; Dịch vụ Phone Banking - Dịch vụ truy vấn số dư tài khoản;Mua hàng qua mạng cùng SHB – Ngân lượng  Dành cho khách hàng doanh nghiệp: Tài khoản tiền gửi - Tài khoản tiền gửi thanh toán - Kỳ phiếu ghi danh - Tiền gửi có kỳ hạn Sản phẩm cho vay - Cho vay bổ sung vốn lưu động SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 3 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu - Chiết khấu bộ chứng từ có giá - Cho vay đầu tư tài sản cố định - Cho vay theo dự án - Cho vay tài trợ xuất nhập khẩu lãi ưu đãi Thanh toán quốc tế - Nhận tiền chuyển đến - Chuyển tiền đi - Nhờ thu nhập khẩu - Nhờ thu xuất khẩu - Tín dụng thư (LC) nhập khẩu - Tín dụng thư (LC) xuất khẩu Bảo lãnh - Bảo lãnh trong nước - Bảo lãnh quốc tế - SHB hợp tác với VDB bảo lãnh cho khách hàng vay vốn Dịch vụ ngân quỹ - Thu đổi ngoại tệ - Kiểm đếm tiền mặt - Thu chi tại văn phòng của khách hàng - Két sắt an toàn Dịch vụ khác - Dịch vụ trả lương qua tài khoản cho Doanh nghiệp - Dịch vụ ngoại hối cho Doanh nghiệp - Ưu đãi khách hàng thân thiết Hỗ trợ lãi suất - Cho vay hỗ trợ lãi suất bổ sung vốn lưu động SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 4 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Hỗ trợ lãi suất cho các khoản vay trung và dài hạn - Hỗ trợ khu vực nông thôn 1.3 Vị thế của SHB trong ngành 1.3.1 Cơ hội và thách thức  Cơ hội Sau sự kiện gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam được dự đoán là sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng ổn định trong những năm tới nhờ sự gia tăng nguồn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, sự phát triển mạnh mẽ của khối kinh tế tư nhân, những cải cách mạnh mẽ của khối kinh tế nhà nước, những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu. Sự phát triển kinh tế tạo điều kiện cho sự phát triển thị trường dịch vụ ngân hàng nói chung và SHB nói riêng. Thêm vào đó, môi trường chính trị pháp luật ổn định, đã giúp cho môi trường kinh doanh ngày càng thông thoáng hơn, khuyến khích tính tự chủ cao hơn của doanh nghiệp. Cải cách ngân hàng sẽ được thúc đẩy nhanh hơn nhằm tạo điều kiện cho các NHTM đáp ứng được những thách thức trong hội nhập kinh tế quốc tế bằng việc tăng cường nội lực phát huy tính cạnh tranh trong hoạt động kinh doanh, đảm bảo hoạt động thương mại, dịch vụ theo các nguyên tắc thị trường.  Thách thức Hiện nay, các đối thủ cạnh tranh chính của SHB là các NHTM cổ phần có cùng đối tượng khách hàng, các Ngân hàng TMCP này đang hoạt động có hiệu quả và tích cực tăng vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh. Trong lĩnh vực huy động vốn, SHB còn đang phải cạnh tranh với các công ty khác như công ty bảo hiểm, các công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán về nguồn vốn trung và dài hạn. Các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng có thể cung cấp các sản phẩm riêng lẻ hoặc hỗn hợp cạnh tranh với các NHTM. 1.3.2 Lợi thế của SHB SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 5 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Với định hướng xây dựng SHB trở thành một trong mười ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu trong hệ thống NHTMCP tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các NHTM nhà nước, SHB đã xây dựng kế hoạch phát triển với các chỉ số tăng trưởng cao về tổng tài sản, huy động vốn, dư nợ tín dụng... so với tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng sẽ tăng trong những năm tới bằng hình thức phát hành thêm cổ phiếu và lợi nhuận để lại. Bên cạnh yếu tố tăng trưởng, SHB cũng rất chú trọng vấn đề ổn định, an toàn và hiệu quả trong hoạt động. Ngân hàng đang hướng dần công tác quản trị và điều hành theo các chuẩn mực quốc tế, áp dụng công nghệ tiên tiến trên thế giới vào hoạt động quản trị và kinh doanh. Các yếu tố đó thể hiện định hướng và chiến lược kinh doanh của SHB hoàn toàn phù hợp với định hướng của toàn ngành ngân hàng, sẵn sàng cho thời kỳ hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Trong thời gian qua, SHB đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược toàn diện với Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam và Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam. Theo thỏa thuận hợp tác này, TKV và VRG sẽ chuyển phần lớn giao dịch, thanh toán và các nguồn vốn qua hệ thống SHB. SHB sẽ trở thành Ngân hàng đầu mối hỗ trợ TKV và VRG nguồn tài chính trong nước và quốc tế, tham gia tài trợ và đồng tài trợ các dự án lớn. TKV, VRG và SHB cam kết cùng góp vốn thành lập Công ty chứng khoán, Công ty bảo hiểm, Công ty quản lý quỹ, Công ty cho thuê tài chính. Trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế và thế mạnh của các bên, hình thành liên minh Tập đoàn kinh tế lớn đa năng đáp ứng sự phát triển của các bên và nhu cầu của nền kinh tế. SHB với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, nhiệt huyết, có trình độ nghiệp vụ chuyên môn, được đào tạo bàn bản, có đạo đức nghề nghiệp, ban điều hành là những người có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 6 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 II – Cơ cấu tổ chức và hoạt động của SHB 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Sơ đồ SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 7 chính doanh nghiệp K21 Tài Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 2.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban 2.2.1 Khối Khách hàng Doanh nghiệp a. Chức năng của Khối Khách hàng Doanh nghiệp Tham mưu, giúp việc cho Tổng giám đốc, Hội đồng quản trị trong các lĩnh vực: - Xây dựng chính sách Sản phẩm dịch vụ và phát triển sản phầm cho các khách hàng doanh nghiệp; Lập kế hoạch kinh doanh lĩnh vực sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp. - Theo dõi, đánh giá việc thực hiện kế hoạch bán sản phẩm dịch vụ khách hàng doanh nghiệp của các đơn vị kinh doanh thuộc hệ thống SHB. - Phát triển kinh doanh thông qua việc phát triển sản phẩm theo ngành nghề, theo phân khúc khách hàng. b. Nhiệm vụ của Khối Khách hàng Doanh nghiệp - Quản trị toàn bộ sản phẩm tín dụng doanh nghiệp. - Xây dựng chính sách liên quan đến khách hàng doanh nghiệp bao gồm cả chính sách giá theo sản phẩm, khách hàng. - Thúc đẩy kinh doanh của hệ thống thông qua việc trực tiếp tiếp thị khách hàng theo chủ trương của SHB nhằm tìm cơ hội bán sản phẩm, dịch vụ hiện có hoặc tìm cơ hội phát triển sản phẩm mới cho SHB. Các khách hàng tiếp thị được sẽ chuyển giao lại cho các đơn vị kinh doanh để các đơn vị này trực tiếp phục vụ khách hàng. 2.2.2 Chức năng nhiệm vụ của Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ a. Chức năng: - Phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ là bộ phận nghiệp vụ của Hội sở chính, có chức năng tham mưu, giúp việc cho Tổng Giám đốc và Hội đồng quản trị để SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 8 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 quản lý, điều hành Hệ thống trong lĩnh vực nguồn vốn, ngoại hối và kinh doanh các công cụ lãi suất cố định. - Trực tiếp điều hành và quản lý nguồn vốn, ngoại hối theo các mục tiêu và hạn mức quy định của Ngân hàng nhà nước và của SHB, nhằm gia tăng giá trị và hạn chế rủi ro trong phạm vi cho phép trong lĩnh vực quản lý. b. Nhiệm vụ: - Hướng dẫn, kiểm soát và điều hành hoạt động nguồn vốn, kinh doanh ngọai hối và kinh doanh các công cụ lãi suất cố định của toàn hệ thống. - Xây dựng và trực tiếp tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh nguồn vốn, ngoại hối và các công cụ lãi suất cố định tại Trụ sở chính và hỗ trợ các đơn vị kinh doanh khác trên toàn hệ thống trong lĩnh vực nguồn vốn và ngoại hối, nhằm đạt được các mục tiêu và kế hoạch đặt ra. - Cân đối vốn và ngoại tệ trên toàn hệ thống nhằm đáp ứng các yêu cầu về nguồn vốn và ngoại tệ của toàn hệ thống. - Xây dựng và tổ chức triển khai các sản phẩm, dịch vụ về nguồn vốn, ngoại hối và các công cụ lãi suất cố định để tăng doanh thu và lợi nhuận của Phòng và SHB. - Điều hành, quản lý và đề xuất phân bổ trạng thái ngoại hối trên toàn hệ thống SHB để nâng cao hiệu quả hoạt động. - Theo dõi, đề xuất và thực hiện các biện pháp để kiểm soát rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường, rủi ro đối tác trong lĩnh vực phụ trách. 2.2.3 Phòng Hỗ trợ tín dụng a. Thực hiện chức năng hỗ trợ tín dụng Là bộ phận hỗ trợ cho công tác tín dụng trong các khâu: SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 9 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Phối hợp thẩm định tài sản - Công chứng, đăng ký giao dịch bảo đảm - Thực hiện hạch toán giải ngân - Phối hợp đôn đốc nợ đến hạn - Phối hợp kiểm tra tài sản đảm bảo định kỳ và đột xuất - Tất toán khoản vay - Hỗ trợ về mặt nghiệp vụ cho các Phòng Ban cùng chức năng tại các Chi nhánh. b. Thực hiện chức năng kiểm soát - Kiểm soát hồ sơ tín dụng theo danh mục hồ sơ được ban hành - Kiểm soát việc thực hiện các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt. - Kiểm soát tính pháp lý, chính xác, chặt chẽ và đầy đủ của hồ sơ trước khi giải ngân. - Kiểm soát tính chính xác của các báo cáo của Phòng trước khi chuyển cho Ban Lãnh đạo và các Phòng chức năng. c. Thực hiện chức năng quản lý - Quản lý khoản vay: Phối hợp với các cán bộ tín dụng thực hiện theo dõi khoản vay từ lúc phát sinh đến khi thu hồi toàn bộ nợ gốc, lãi để hạn chế rủi ro và đảm bảo lợi ích của SHB. - Quản lý hồ sơ tín dụng: Thực hiện quản lý và lưu trữ hồ sơ tín dụng bao gồm hồ sơ vay vốn, tài chính, tài sản đảm bảo, giải ngân và các hồ sơ liên nhằm đảm bảo tuân thủ qui định hiện tại của SHB và pháp luật. 2.2.4 Phòng Tái thẩm định a. Chứcnăng: SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 10 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Tham mưu, giúp việc cho Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc và Hội đồng tín dụng trong việc quản lý toàn bộ công tác tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, các hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB theo đúng quy định của pháp luật, ngân hàng nhà nước và SHB. b. Nhiệm vụ: - Quản lý công tác tái thẩm định các khoản cấp tín dụng, các hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB - Phân tích, thẩm định và đề xuất ý kiến tham mưu đối với các hồ sơ đề xuất cấp tín dụng và các sự vụ liên quan đến hoạt động tín dụng thuộc thẩm quyền của Tổng Giám đốc, Hội đồng quản trị. - Tái thẩm định độc lập đối với các khoản cấp tín dụng và các sự vụ liên quan đến hoạt động tín dụng vượt thẩm quyền của các đơn vị trong hệ thống SHB. - Đột xuất kiểm tra khoản vay hoặc tái thẩm định trực tiếp khách hàng khi nhận thấy rủi ro cho SHB - Hướng dẫn, hỗ trợ chi nhánh trong việc đánh giá, thẩm định các khoản vay trên toàn hệ thống SHB. - Phối hợp với Phòng Chính sách và Giám sát tín dụng trong việc theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các yêu cầu của cấp phê duyệt đối với các khoản cấp tín dụng, các hồ sơ, dự án và cơ cấu nợ được thực hiện thông qua phòng Tái Thẩm định. - Tham gia tư vấn, phối hợp với Phòng chính sách và Giám sát tín dụng trong việc xây dựng các chính sách tín dụng trong toàn hệ thống SHB; với Phòng Quản lý rủi ro trong việc xây dựng các chính sách rủi ro tín dụng. 2.2.5 Phòng chính sách và giám sát tín dụng a. Chức năng SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 11 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 - Nghiên cứu xây dựng chiến lược phát triển tín dụng, chính sách tín dụng phù hợp với chiến lược kinh doanh của SHB trong từng thời kỳ - Giám sát danh mục tín dụng, định kỳ rà soát, đánh giá chất lượng các khoản tín dụng, khách hàng của các Chi nhánh thuộc phạm vi quản lý - Tham mưu giúp Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc và Hội đồng tín dụng trong việc tổ chức quản lý các hoạt động tín dụng trong toàn hệ thống theo đúng quy định của pháp luật, NHNN và SHB b. Nhiệm vụ: Xây dựng chính sách tín dụng và nghiên cứu kinh tế ngành hàng - Đề xuất hoàn thiện quy trình tác nghiệp, hỗ trợ các đơn vị phòng ban liên quan để đàm phán, dự thảo hợp đồng tín dụng( uỷ thác, đồng tài trợ), hợp đồng bảo đảm với các tổ chức tín dụng, tài chính trong nước và nước ngoài trình cấp có thẩm quyền ký. - Thường xuyên cập nhật về thực trạng hoạt động và chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống để ban hành kịp thời mới và sửa đổi, bổ sung các Quy trình, Quy chế, Quy định đã ban hành cho phù hợp với thực trạng hoạt động, định hướng phát triển trong dài hạn. - Lập các báo cáo dự báo kinh tế, ngành hàng cho Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc để xây dựng kế hoạch kinh doanh, lợi nhuận của SHB. - Nghiên cứu, thu thập và xây dựng hệ thống thông tin về khách hàng, các ngành then chốt và đề xuất các giới hạn tín dụng định hướng để quản lý và phát triển khách hàng then chốt. Giám sát và báo cáo rủi ro tín dụng - Giám sát các hạn mức tín dụng của ngân hàng; thiết lập hạn mức tín dụng trần và riêng lẻ theo từng khách hàng, nhóm khách hàng và loại giao dịch; đề xuất tiêu chí xếp hạng tín dụng hoặc các tiêu chí xếp hạng nội bộ. - Hợp nhất báo cáo nợ quá hạn hàng tháng của các Chi nhánh và các báo cáo tài khoản tín dụng bất thường như quá hạn, dư nợ vượt mức phán quyết và hạn SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 12 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 mức tín dụng hoặc tổng hạn mức trên khách hàng… thực hiện việc phân tích và đề xuất những biện pháp phù hợp. - Kiểm soát chất lượng và tính đầy đủ của Báo cáo phân loại nợ theo yêu cầu của NHNN do Chi nhánh thực hiện và đề xuất việc trích lập dự phòng rủi ro đối với nợ dưới tiêu chuẩn và dư nợ có khả năng mất vốn. - Giám sát chất lượng danh mục đầu tư tín dụng, báo cáo về mức độ nhạy cảm, khả năng không trả được nợ của một số hoạt động và của đối tác. 2.2.6 Mô tả công việc phòng Nguồn vốn và Kinh doanh tiền tệ - Tính toán, lập bảng tỷ giá giao dịch ngoại tệ vào đầu giờ làm việc buổi sáng hàng ngày dựa trên tỷ giá do Ngân hàng Nhà nước công bố, tỷ giá thế giới qua hệ thống Reuters, tỷ giá giao dịch trên thị trường liên ngân hàng, trên thị trường tự do. - Trong ngày chủ động nắm bắt tình hình biến động trên thị trường ngoại tệ để cập nhật kịp thời bảng tỷ giá, trình ký và ban hành trên toàn hệ thống SHB nhằm đảm bảo quản lý rủi ro và phục vụ việc kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng. - Thực hiện các giao dịch ngoại tệ: chào mua, chào bán, xác nhận giao dịch mua bán ngoại tệ giao ngay, kỳ hạn với các tổ chức kinh tế và trên thị trường liên ngân hàng qua hệ thống Reuters Dealing, Reuters Messaging, điện thoại, email. - Hướng dẫn và phối hợp với các chi nhánh, phòng giao dịch SHB và các phòng Thanh Toán Quốc tế, Khách hàng Doanh nghiệp, Dịch vụ khách hàng, Trung tâm thanh toán và Kế toán tài chính - Lập báo cáo trạng thái ngoại tệ nội bảng, ngoại bảng, trạng thái tổng hợp trên hệ thống Smartbank và đối chiếu với bảng theo dõi trạng thái ngoại tệ, lãi lỗ kinh doanh ngoại tệ tự lập để nắm được trạng thái ngoại tệ của ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 13 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 III – Tình hình hoạt động kinh doanh trong 3 năm gần đây 3.1 Công tác huy động vốn Bảng 3.1: Nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 - 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2008 Năm 2009 (%) (%) Số tiền Tăng giảm Số tiền Tăng giảm 14010 17.76 27032 92.95 Năm 2007 Chỉ tiêu Tổng tài sản 11897 Vốn điều lệ 2123 2267 6.783 2417 6.617 Nguồn vốn huy động 9774 11743 20.15 24615 109.6 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) Trong những năm gần đây, sự cạnh tranh của các NHTM nhằm thu hút vốn nhàn rỗi trong khu vực khách hàng cá nhân diễn ra khá quyết liệt, thông qua dịch vụ chăm sóc khác hàng, lãi suất cạnh tranh và các chương trình khuyến mãi có giá trị lớn để thu hút khách hàng. Bên cạnh đó thị trường chứng khoán cũng là một kênh huy động vốn thuận lợi cho các ngân hàng. Nguồn vốn huy động của ngân hàng SHB qua các năm từ 2007 đến 2009 đều tăng cao, do ngân hàng không ngừng mở rộng mạng lưới chi nhánh, các phòng giao dịch nên nguồn vốn từ mọi thành phần kinh tế đều được huy động triệt để hơn. Bảng 3.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB năm 2007 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Các khoản nợ Chính phủ và NHNN Tiền gửi và vay TCTD Từ gửi của khách hàng Nguồn vốn huy động Năm 2007 Số tiền (%) Năm 2008 Số tiền (%) Năm 2009 Số tiền (%) 6 tháng đầu Năm 2010 Số tiền (%) 1717 6.5 6969 71.3 2235 19 9943 40.4 4890 18.7 2805 28.7 9508 81 14672 59.6 19613 74.8 9774 100 11743 100 24615 100 26220 100 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 14 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Hình 3.1: Cơ cấu nguồn huy động vốn của SHB năm 2007 – 2010 Nguồn vốn huy động từ khách hàng (Bao gồm cả khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp) ngày càng tăng rất mạnh, hơn thế nữa tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn cũng tăng lên, điều này chứng tỏ đây là nguồn huy động chính của ngân hàng. Tuy cơ cấu tiền gửi của các TCTD khác trong ngân hàng chỉ chiếm một phần nhỏ song về lượng thì nó cũng có xu hướng tăng, qua đây ta thấy SHB ngày càng khẳng định được uy tín của mình trong hệ thống ngân hàng. Bảng 3.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động từ khách hàng của SHB năm 2007 – 2009 theo kỳ hạn Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 Số tiền (%) Chỉ tiêu Năm 2008 Số tiền (%) Năm 2009 Số tiền (%) Kỳ hạn < 12 tháng 2516 89.7 9281 97.6 13412 91.4 Kỳ hạn > 12 tháng Từ gửi của khách hàng 289 2805 10.3 100 227 9508 2.39 100 1260 14672 8.59 100 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 15 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 Xét về kỳ hạn, qua bảng thống kê trên ta thấy nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn. Nguốn vốn trung và dài hạn tỷ trong ngày cảng giảm. Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, khách hàng của ngân hàng SHB chủ yếu là các DNVVN với nhu cầu vốn trung và dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh là rất lớn nên với tình hình vốn huy động như trên sẽ gây khó khăn cho ngân hàng trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho khách hàng. 3.2 Hoạt động tín dụng Trong thời gian gần đây, dư nợ tín dụng của Ngân hàng không ngừng tăng trưởng. Được như vậy là do Ngân hàng SHB không ngừng đổi mới, áp dụng các công nghệ tiên tiến vào hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sự đóng góp của tập thể cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cũng góp một phần đáng kể vào quá trình ấy. Bảng 3.4: Dư nợ tín dụng của SHB năm 2007 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 Chỉ tiêu Năm 2008 (%) Số tiền Tăng giảm Năm 2009 (%) Số tiền Tăng giảm Tổng tài sản 11897 14010 17.76 27032 92.95 Dư nợ cho vay 3435.2 6227.2 81,28 12701.7 103.97 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) Từ bảng trên ta có thể thấy dư nợ của ngân hàng SHB có mức tăng trưởng cao trong những năm trở lại đây. Nguyên nhân của việc tăng tổng dư nợ là do SHB đã không ngừng mở rộng mạng lưới của mình trên khắp toàn quốc, mạng lưới hoạt động kinh doanh đã có mặt tại các địa bàn TP Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh, TP Hà Nội, TP Đà nẵng, tỉnh Quảng Ninh và ở tỉnh Hậu Giang, với nhiều sản phẩm dịch vụ mới tiện ích. Cùng với đó, SHB còn tiếp tục phát triển, đưa ra những chính sách SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 16 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 tín dụng với lãi suất phù hợp để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng một cách nhanh nhất. Hầu hết các khách hàng của ngân hàng SHB là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhu cầu về vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh là rất lớn do đó những năm trở lại đây với sự phát triển mạnh mẽ của các DNVVN nên khối lượng tín dụng của ngân hàng cho đối tượng này cũng tăng đáng kể. Đặc biệt như năm 2009 tăng gấp đôi năm 2008 về số dư nợ tín dụng, trước mắt thì đó là tín hiệu đáng mừng vì nó có nghĩa là thu nhập của ngân hàng cũng có thể tăng rất mạnh, nhưng nó cũng tiềm ẩn những rủi ro vốn có. 3.3 Hoạt động đầu tư Ba năm gần đây, hoạt động đầu tư của ngân hàng SHB liên tục gia tăng, không những thế còn gia tăng rất mạnh. Trong khi năm 2007, tổng doanh số đầu tư của ngân hàng SHB mới là 630,015 tỷ đồng thì năm 2008 đã là 3184,159 tỷ đồng và năm 2009 là 5151,899 tỷ đồng. Đây quả là những con số ấn tượng, nó chứng tỏ ngân hàng SHB đang đẩy mạnh kinh doanh đầu tư vào chứng khoán, mà đặc biệt là chứng khoán đầu tư. Điều này sẽ làm cho thu nhập của ngân hàng tăng lên đáng kể và từ đó thúc đẩy ngân hàng phát triển. Bảng 3.5: Doanh số hoạt động đầu tư của SHB năm 2007 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Góp vốn, đầu tư dài hạn Tổng Năm 2007 7.79 459.025 163.2 630.015 Năm 2008 (%) Tăng Số tiền giảm 480.5 6068.2 1955.5 326.0 748.159 358.4 3184.159 405.4 Năm 2009 (%) Tăng Số tiền giảm 16.5 -96.6 4865.6 148.8 269.799 -63.9 5151.899 61.8 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 17 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 3.4 Các hoạt động dịch vụ khác Sau khi chuyển đổi mô hình hoạt động, ngân hàng SHB đã có những chính sách phát triển các loại hình dịch vụ mới nhằm phát huy tối đa nguồn lực của mình. Các hoạt động thanh toán, kinh doanh ngoại tệ được khai thác triệt để. Hoạt động thanh toán mới thực sự được triển khai ở ngân hàng SHB từ năm 2006 nhưng hoạt động này cũng đang từng bước được triển khai và bước đầu đem lại hiệu quả. 3.5 Kết quả kinh doanh của SHB Bảng 3.6: Doanh thu của SHB năm 2007 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2007 Năm 2008 (%) Tăng Số tiền giảm Năm 2009 (%) Tăng Số tiến giảm Tổng tài sản 11897 14010 17.76 27032 92.95 Nguồn vốn huy động 9774 11743 20.15 24615 109.6 Dư nợ cho vay 3435.2 6227.2 81,28 12701.7 103.97 Tổng thu nhập hoạt động 285.670 459.896 60.99 755.323 64.24 145.89 190.535 30.60 340.133 78.51 139.780 269.361 92.70 415.19 54.14 102.21 194.77 90.56 318.405 63.48 Chỉ tiêu Tổng chi phí hoạt động Lợi nhuận trước thuế Lợi nhuận sau thuế (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 - 2009) Trong ba năm qua, nhờ có được các chính sách hợp lý mà thu nhập của ngân hàng SHB đã tăng lên đáng kể. Tổng thu nhập năm 2007 là 285,67 tỷ đồng mà sau SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 18 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 2 năm tức là năm 2009 con số này đã là 755,323 tỷ đồng. Trung bình trong 2 năm nghiên cứu, thu nhập của ngân hàng SHB đều tăng hơn 60% so với năm trước. Năm 2009 là một năm thành công của SHB với tất cả các chỉ tiêu tài chính đều vượt kế hoạch. Đặc biệt, lợi nhuận trước thuế (sau khi đã trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo qui định NHNN) của SHB năm 2009 là 415,3 tỷ đồng, đạt 102.6% so với kế hoạch điều chỉnh cả năm Bảng 3.7: Thu nhập thuần của SHB năm 2008 – 2009 Đơn vị: Tỷ đồng 6 tháng Năm 2008 Năm 2009 đầu năm 2010 Chỉ tiêu Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 1293.4 1662.2 1451.1 Chi phí lãi và các chi phí tương tự 1132.6 1018.7 993.6 Thu nhập lãi thuần 160.8 643.5 457.5 (Nguồn: BCTC đã được kiểm toán của SHB từ năm 2007 – 2009 và BC hợp nhất 2010) Bảng thu nhập thuần cho ta thấy được tiến bộ vượt bậc của Ngân hàng SHB trong việc quản trị hoạt động tín dụng. Ngân hàng đã từng bước hạn chế được chi phí lãi vay nhờ biết cách huy động những nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư, mặt khác nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng từ đó có được nguồn thu tăng trưởng đột biến. Tình hình này phản ảnh Ngân hàng SHB đang phát triển vững mạnh và có chiều sâu. Được như vậy là do Ngân hàng SHB đã nắm bắt kịp thời cơ hội phát triển trong quá trình hội nhập. Bên cạnh đó cũng phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ và nhân viên Ngân hàng SHB và sự tín nhiệm của khách hàng đã đóng góp một phần không nhỏ vào thành tích này của ngân hàng. SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 19 Tài chính doanh nghiệp K21 Website: http://www.docs.vn Email : [email protected] Tel (: 0918.775.368 IV – Chiến lược phát triển của SHB trong những năm sắp tới 4.1 Tầm nhìn và giá trị cốt lõi Tôn chỉ hoạt động  Với khách hàng: Sự thỏa mãn và hài lòng của khách hàng sẽ mang lại thành công cho SHB, do đó SHB cam kết cung cấp cho khách hàng các sản phẩm đa dạng, an toàn, bảo mật, thân thiện và nhanh chóng;  Với cổ đông: SHB bảo đảm tăng trưởng liên tục, có hiệu quả, gia tăng giá trị của ngân hàng;  Với nhân viên: SHB mang đến cho các nhân viên môi trường làm việc tin cậy, tôn trọng nhau, tạo cơ hội phát triển cho tất cả mọi người và văn hóa làm việc hướng tới giá trị, tôn vinh những cá nhân có thành tích cao. Giá trị cốt lõi SHB phấn đấu trở thành:  Một ngân hàng định hướng tới khách hàng.  Tổ chức tạo ra lợi ích cao nhất cho khách hàng, cổ đông và người lao động.  Một tổ chức luôn luôn học hỏi.  Một tổ chức xây dựng văn hóa Doanh nghiệp dựa trên các giá trị: Sự tin tưởng; Tính cam kết; Chuyên nghiệp; Minh bạch và Đổi mới. 4.2 Chiến lược phát triển Với nền tảng và thế mạnh sẵn có, SHB Xác định chiến lược phấn đấu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hiện đại hàng đầu tại Việt Nam, năm 2015 trở thành một Tập đoàn tài chính lớn mạnh. Khách hàng mục tiêu  Doanh nghiệp vừa và nhỏ: đến năm 2010 là 10.000 khách hàng . SV: Nguyễn Thị Thanh Tâm 20 Tài chính doanh nghiệp K21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan