Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (1997-2012)...

Tài liệu Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thái nguyên (1997-2012)

.PDF
98
2944
40

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ PHƢƠNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (1997-2012) LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM NGUYỄN THỊ HÀ PHƢƠNG NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN (1997-2012) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã ngành: 60220313 LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh Thái Nguyên, năm 2014 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, được các đồng tác giả cho phép sử dụng và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hà Phương XÁC NHẬN CỦA KHOA LỊCH SỬ XÁC NHẬN CỦA NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC TS. Nguyễn Xuân Minh Số hóa bởi Trung tâm Học liệu i http://www.lrc-tnu.edu.vn/ LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học sư phạm Đại học Thái Nguyên, Khoa sau đại học - Đại học sư phạm Thái Nguyên, Ban chủ nhiệm khoa lịch sử cùng quý thầy, cô giáo đã tham gia giảng dạy lớp Thạc sỹ khóa XX Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên, Hội đồng giáo dục nhà trường, quý thầy cô giáo trong tổ lịch sử đã ủng hộ, giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn của mình. Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình, chu đáo của thầy giáo- Tiến sỹ: Nguyễn Xuân Minh trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận văn. Cuối cùng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, các bạn học viên lớp Thạc sỹ khóa XX đã dành nhiều tình cảm, giúp đỡ, động viên tác giả trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Hà Phương Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan ....................................................................................................... i Lời cảm ơn .........................................................................................................ii Mục lục ..............................................................................................................iii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ............................................................. iv Danh mục các bản, biểu đồ ................................................................................ v MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài. ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ................................................................................................ 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................. 4 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu: .................................................. 4 5. Đóng góp của đề tài........................................................................................ 5 6. Bố cục của Luận văn ...................................................................................... 5 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN............................. 6 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên ................................................................. 6 1.2 Tình hình kinh tế- xã hội ............................................................................ 11 1.2.1 Tình hình kinh tế ..................................................................................... 11 1.2.2. Tình hình xã hội .................................................................................... 17 CHƢƠNG 2. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN ............................................................................................ 22 2.1. Khái quát quá trình ra đời và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ........................................................................ 22 2.2 Sự ra đời, chức năng, và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên. .................................................................. 28 2.2.1 Sự ra đời và chức năng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên. ................................................................................... 28 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iii http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 2.2.2. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên. ....... 30 2.3. Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên (1997-2012). ....................................................................................... 36 2.3.1 Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên trong những năm 1997- 2000. ............................................................ 36 2.3.2. Hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên trong những năm 2001-2012. ............................................................. 50 CHƢƠNG 3. VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN................................... 64 3.1. Vị trí của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên .... 64 3.2. Vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên .. 65 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 81 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANH MỤC TỪ - CỤM TỪ VIẾT TẮT DẠNG VIẾT TẮT DẠNG ĐẦY ĐỦ ADB Ngân hàng Phát triển châu Á BCĐ Ban chỉ đạo CBVC Cán bộ viên chức EDC/POS Máy quẹt thẻ EDC/POS EUR Đơn vị tiền tệ của liên minh châu Âu GDP Thu nhập bình quân đầu người HĐBT Hội đồng bộ trưởng HĐKD Hoạt động kinh doanh JPY Đơn vị tiền tệ nước Nhật NHNN&PTNT Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế TCTD Tổ chức tín dụng TTQT Thanh toán quốc tế USD Đơn vị tiền tệ nước Mĩ Visa card, Marter card Thẻ thanh toán quốc tế VND Đơn vị tiền tệ Việt Nam WB Ngân hàng thế giới Số hóa bởi Trung tâm Học liệu iv http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANG MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thành phần dân tộc và tỉ lệ so với tổng dân số tỉnh Thái Nguyên ... 18 Bảng 1.2. Tỉ lệ dân số phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn (%) 19 Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn của NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên. ..... 42 Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn tại NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên.......... 44 Bảng 2.3: Tình hình cho vay vốn phân theo thời gian tại NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên. ............................................................................ 45 Bảng 3.1 Chỉ tiêu cho vay hộ sản xuất .............................................................. 71 Bảng 3.2 Đánh giá hiệu quả cho vay hộ sản xuất ............................................. 72 Bảng 3.3 Kết quả cho vay hộ nghèo ................................................................. 73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu v http://www.lrc-tnu.edu.vn/ DANG MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ Trang 1.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) theo giá thực tế phân theo 3 khu vực kinh tế (%).......................................................... 14 2001 - 2010 (%) .................................. 20 Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy của Chi nhánh NHNN&PTNT tỉnh Thái Nguyên ... 31 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu vi http://www.lrc-tnu.edu.vn/ MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài. Nếu như trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường nói chung là tiền đề của quá trình sản xuất kinh doanh, thì trong nền kinh tế thị trường giai đoạn phát triển cao của kinh tế hàng hóa, tiền tệ- vốn ngày càng trở nên quan trọng. Cùng với sự phát triển cao của nền kinh tế thị trường, thị trường tài chính cũng đang ngày càng sôi động, kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu thường xuyên và to lớn về nguồn tài chính để đầu tư và tạo lập vốn kinh doanh hoặc đáp ứng yêu cầu tiêu dùng trong xã hội. Nói một cách khác, sự phát triển của kinh tế thị trường là xuất hiện các chủ thể cần nguồn tài chính. Chủ thể trước tiên là các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, Nhà nước, các hộ gia đình. . .Kinh tế ngày càng phát triển thì quan hệ cung cầu nguồn tài chính lại càng tăng, các hoạt động về mua bán các giấy tờ có giá cũng phát triển, hình thành một thị trường riêng nhằm làm cho cung cầu nguồn tài chính gặp nhau dễ dàng đó là thị trường tài chính. Việt Nam đã gia nhập, WTO nền kinh tế nước ta đã và đang hội nhập cùng với kinh tế thế giới: Hàng hóa lưu thông theo sân chơi quốc tế, nền kinh tế mở cửa có nhiều sự đầu tư từ nước ngoài vào trong nước cùng với đó là sự biến động của thị trường tài chính thế giới gây ra những ảnh hưởng tới nền kinh tế trong nước. Trong bối cảnh đó, Thái Nguyên là một tỉnh đầu mối của khu vực miền núi phía Bắc về kinh tế, văn hoá, giáo dục cũng chịu những ảnh hưởng nhất định trước sự phát triển của đất nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi nền kinh tế hàng hóa thị trường phát triển mạnh mẽ, việc cần nguồn vốn để đầu tư cho phát triển kinh tế ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Chính vì vậy, sau gần 16 năm hình thành và phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên một chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đang là một ngân hàng giữ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 1 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ vai trò chủ đạo và chủ lực trong sự phát triển kinh tế của tỉnh nhà, đặc biệt trong lĩnh vực đầu tư nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Với tiềm lực lớn về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên luôn đủ thế- lực để khẳng định bản lĩnh của mình trong tiến trình phát triển kinh tế của địa phương. Mặc dù là một ngân hàng lớn và có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Thái Nguyên, nhưng hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu về lịch sử của ngân hàng này. Trên cơ sở thực tế đó, tôi đã chọn đề tài: “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1997- 2012)” làm đề tài Luận văn thạc sĩ. 2. Lịch sử vấn đề Trên góc độ kinh tế, đã có một số công trình nghiên cứu về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh Thái Nguyên nói riêng. Khóa luận tốt nghiệp: "Thực trạng và giải pháp ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ" của Nguyễn Thị Kim Thanh lớp Pháp 2- k40e trường Đại học Ngoại Thương Khoa Kinh tế đối ngoại, bảo vệ năm 2005 tại trường Đại học Ngoại thương. Nội dung của khóa luận đề cập tới những vấn đề sau: những khái niệm cơ bản về rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại; thực trạng hoạt động kinh doanh tín dụng vả rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ; từ thực trạng đó tác giả đã đưa ra một số giải pháp nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Thọ. Khóa luận tốt nghiệp: " Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 2 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Việt Nam" của Nguyễn Thu Thủy lớp Trung 2- k40f trường Đại học Ngoại thương Khoa Kinh tế ngoại thương, bảo vệ năm 2005 tại Trường Đại học Ngoại thương. Tác giả đã nêu những nét tổng quan về thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ; khái quát thực trạng và đánh già về hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam; quan trọng nhất là nêu ra những Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Khóa luận tốt nghiệp: "Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội" của Đoàn Thu Hà lớp Anh 5- k45 Trường Đại học Ngoại thương Khoa Tài chính Ngân hàng, bảo vệ năm 2010. Khóa luận đã giúp cho người đọc, hình dung ra được quá trình thẩm định dự án đầu tư tại các Ngân hàng Thương mại; thực trạng chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội; tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nam Hà Nội. Báo cáo thực tập tổng hợp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên của sinh viên Nguyễn Anh Tú Trường Đại học Kinh tế Thái Nguyên, năm 2009. Báo cáo đã trình bày khái quát về lịch sử, cơ cấu tổ chức và quá trình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên năm 2009. Báo cáo thực tập nhận thức tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5 của Lê Nhật Khoa Nguyên Trường Đại học Hoa sen, năm 2013. Nội dung của báo cáo này, bên cạnh việc báo cáo lại quá trình thực tập của bản thân, cũng đã giới thiệu khái quát về lịch sử, cơ cấu, tổ chức, và nhiệm cụ thể của các phòng chức năng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh quận 5. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 3 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Viết về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, còn có cuốn kỉ yếu "Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên- 60 năm xây dựng và phát triển" của Ngân hàng tỉnh Thái Nguyên, xuất bản năm 2011. Như vậy cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về: “Lịch sử Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1997 - 2012)” . 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đối tƣợng nghiên cứu: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1997-2012). Phạm vi nghiên cứu: - Về không gian: Tỉnh Thái Nguyên với 9 đơn vị hành chính: thành phố Thái Nguyên; thị xã Sông Công và 7 huyện: Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hóa, Đại Từ, Phú Lương. - Về thời gian: Từ năm 1997 đến năm 2012. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ lịch sử phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên, Luận văn đề cập đến hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên trong những năm trước ngày tái lập Tỉnh. Nhiệm vụ đề tài: - Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên - Tìm hiểu lịch sử hình thành của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên. - Đánh giá vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đối với tình hình kinh tế xã hội của Thái Nguyên. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu: 4.1 Nguồn tài liệu - Để thực hiện đế tài, chúng tôi tập trung nghiên cứu các nguồn tài liệu sau đây: Các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Nhà nước và các bộ, ngành trung ương về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 4 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Các chỉ thị, nghị quyết, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Thái Nguyên liên quan đến đề tài. Các báo cáo tổng kết, sơ kết của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên - Các công trình khoa học đã được công bố. 4.2 Phƣơng pháp nghiên cứu. - Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Các phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp cũng được vận dụng để làm rõ vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp của đề tài - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên . - Luận văn là nguồn tài liệu tham khảo, phục vụ cho việc nghiên cứu lịch sử địa phương. - Luận văn còn là tài liệu giáo dục truyền thống cho cán bộ công nhân viên chức Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Nguyên. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung Luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Khái quát về tỉnh Thái Nguyên Chương 2. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên Chương 3. Vị trí, vai trò của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên . Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 5 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ TỈNH THÁI NGUYÊN 1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên Thái Nguyên là tỉnh miền núi thuộc vùng trung du – miền núi Bắc Bộ, phía nam giáp thủ đô Hà Nội, Phía bắc giáp Bắc Kạn, phía đông giáp các tỉnh Lạng Sơn, Bắc Giang, phía tây giáp các tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3526,2 km2. Tọa độ địa lí nằm 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông. Vị trí địa lí của tỉnh đã tạo điều kiện thuận lợi trong việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh, thành phố trong vùng, trong cả nước cũng như với nước ngoài trong thời kì hội nhập và phát triển kinh tế. Là một tỉnh miền núi, Thái Nguyên có độ cao trung bình so với mặt biển khoảng 200 - 300m, thấp dần từ bắc xuống nam và từ tây sang đông. Tỉnh Thái Nguyên được bao bọc bởi các dãy núi cao Bắc Sơn, Ngân Sơn và Tam Đảo. Đỉnh cao nhất thuộc dãy Tam Đảo có độ cao 1592m. Địa hình tỉnh Thái Nguyên chia thành 3 vùng rõ rệt: Địa hình vùng núi: Bao gồm nhiều dãy núi cao ở phía Bắc chạy theo hướng bắc – nam và tây bắc – đông nam. Các dãy núi kéo dài theo hướng tây bắc – đông nam. Vùng này tập trung ở các huyện Đại Từ, Định Hóa và một phần của huyện Phú Lương. Đây là vùng có địa hình cao chia cắt phức tạp do quá trình castơ phát triển mạnh, có độ cao từ 500m đến 1000m, độ dốc thường từ 25 - 35 độ. Địa hình vùng đồi cao, núi thấp là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi cao phía Bắc và vùng đồi gò đồng bằng phía Nam, chạy dọc theo sông Cầu và Đường số 3 thuộc huyện Đồng Hỷ, Nam Đại Từ và Nam Phú Lương. Địa hình gồm các dãy núi thấp ðan chéo với các dải ðồi cao tạo thành các bậc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 6 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thềm lớn và nhiều thung lũng. Ðộ cao trung bình từ 100 - 300m, độ dốc thường từ 15 - 25 độ. Vùng địa hình nhiều ruộng ít đồi: Bao gồm vùng đồi thấp và đồng bằng phía Nam tỉnh. Địa hình tương đối bằng, xen giữa các đồi bát úp dốc thoải là các khu đất bằng. Vùng này tập trung ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một phần phía Nam huyện Đồng Hỷ, Phú Lương. Độ cao trung bình từ 30 - 50m, độ dốc thường <10 độ. Theo kết quả tổng hợp trên bản đồ đất tỉ lệ 1/50.000 của tỉnh cho thấy: Đất đai của Thái Nguyên chủ yếu là đồi núi (chiếm 85,8% tổng diện tích tự nhiên). Do sự chi phối của địa hình và khí hậu đất đồi núi của tỉnh bị phong hóa nhanh, mạnh, triệt để, đồng thời cũng đã bị thoái hóa, rửa trôi, xói mòn mạnh một khi mất cân bằng sinh thái. Tính đa dạng của nền địa chất và địa hình đã tạo ra nhiều loại đất có các đặc điểm khác nhau. Dưới đây là một số loại đất chính của tỉnh: Đất phù sa: khoảng 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố tập trung chủ yếu dọc Sông Cầu, Sông Công và các sông suối trên địa bàn tỉnh, trong đó có 3.961 ha đất phù sa được bồi hằng năm ven sông thuộc huyện Phổ Yên, Đồng Hỷ, thị xã Sông Công và thành phố Thái Nguyên. Ðất phù sa của tỉnh thường có thành phần cơ giới trung bình, đất ít chua, hàm lượng dinh dưỡng khá, rất thích hợp cho phát triển các loại cây trồng nông nghiệp, đặc biệt là cây trồng ngắn ngày (lúa, ngô, đậu đỗ, rau mầu). Đất bạc màu: khoảng 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố ở các huyện phía Nam tỉnh. Đất bằng hiện đã được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp. Đất dốc tụ: khoảng 18.411 ha, chiếm 5,20% diện tích tự nhiên. Loại đất này được hình thành và phát triển trên sản phẩm rửa trôi và lắng đọng của tất cả các loại đất ở các chân sườn thoải mái hoặc khe dốc, nên thường có độ phì Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 7 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ khác nhau và phân tán trên địa bàn các huyện trong tỉnh. Đây là loại đất rất thích hợp với trồng ngô, đậu đỗ và các loại cây công nghiệp ngắn ngày. Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: khoảng 4.380 ha, chiếm 1,24 % diện tích tự nhiên. Loại đất này phân bố phân tán ở hầu khắp các thung lũng trên địa bàn các huyện trong tỉnh, đã được sử dụng trồng lúa và một số cây trồng ngắn ngày khác. Đất đỏ vàng trên phiến thạch sét: khoảng 136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích tự nhiên, đây là loại đất có diện tích lớn nhất. Phân bố tập trung thành các vùng lớn thuộc các huyện Phú Lương, Võ Nhai, Đồng Hỷ, Đại Từ, Định Hóa. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, cấu trúc dạng cục, ngập nước lâu ngày sẽ có quá trình glây hóa mạnh. Trên loại đất này có khoảng 48,5% diện tích có độ dốc từ 8-250, rất thích hợp với phát triển cây chè, cây ăn quả. Thái Nguyên là một tỉnh có mạng lưới sông ngòi khá dày,cứ 1km2 có 0.93km sông. Hệ thống sông ngòi trong địa phận tỉnh Thái Nguyên chủ yếu thuộc hệ thống sông Cầu, phần còn lại ở phía đông tỉnh thuộc lưu vực sông Rong, chảy vào hệ thông sông Thương. Sông Cầu là sông lớn nhất tỉnh có lưu vực 3.480 km2. Sông này bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng tây bắc- đông nam qua các huyện Phú Lương, Đồng Hỷ, Phú Bình gặp sông Công tại Phù Lôi huyện Phổ Yên. Chiều dài sông chảy qua địa bàn Thái Nguyên khoảng 110km. Lượng nước bình quân khoảng 2,28 tỉ m3nước/năm. Trên sông này hiện đã xây dựng hệ thống thủy nông sông Cầu (trong đó có đập Thác Huống) tưới cho 24.000 ha lúa 2 vụ của huyện Phú Bình (Thái Nguyên) và Hiệp Hòa, Tân Yên (Bắc Gang). Theo số liệu quan trắc tại Thác Bưởi huyện Phú Lương, lưu lượng nước trung bình của sông này là 51,4 m3/s, lưu lượng nhỏ nhất (tháng 2) là 11,3 m3/s và lưu lượng lớn nhất (tháng 8) là 128/m3/s. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 8 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Sông Công là phụ lưu lớn nhất ở phía hữu ngạn sông Cầu. Sông Công dài 96km, có lưu vực rộng tới 951km2 (chiều rộng lưu vực 13km, chiều dài lưu vực 13km). Sông Công bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá huyện Định Hóa chạy dọc chân núi Tam Đảo, nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất trong tỉnh. Dòng sông đã được ngăn lại ở Đại Từ thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25 km2, chứa khoảng 175 triệu m3 nước, điều hòa dòng chảy và có khả năng tưới tiêu cho khoảng 12.000ha lúa 2 vụ, màu, cây công nghiệp cho các xã phía Đông Nam huyện Đại Từ, thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên, cung cấp nước sinh hoạt cho thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn nhiều sông nhỏ khác như: sông Chu, sông Đu, sông Nghinh Tường, sông Khe Mo-Huống Thượng... phân bố đều khắp. Bên cạnh đó, Thái Nguyên còn có một số hồ chứa tương đối lớn như: hồ Núi Cốc, hồ Phú Xuyên, hồ Phượng Hoàng, hồ Vai Miếu, hồ Bảo Linh, hồ Cặp Kè, hồ Suối Lạnh... tạo ra nguồn nước mặt khá phong phú, phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong tỉnh Do nằm sát chí tuyến Bắc trong vành đai Bắc bán cầu, nên khí hậu của tỉnh Thái Nguyên mang tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vào mùa nóng (mưa nhiều) từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình khoảng 23 - 280C và lượng mưa trong mùa này chiếm tới 90% lượng mưa cả năm. Mùa đông có khí hậu lạnh (mưa ít) từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Song do có sự khác biệt rõ nét ở độ cao và địa hình, địa thế nên trên địa bàn Thái Nguyên hình thành các cụm tiểu vùng khí hậu khác nhau. Sự đa dạng về khí hậu của Thái Nguyên đã tạo nên sự đa dạng, phong phú về các tập đoàn cây trồng, vật nuôi. Đặc biệt tại Thái Nguyên, chúng ta có thể tìm thấy cả cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. Đây chính là cơ sở cho sự da dạng hóa cơ cấu sản phẩm nông nghiệp, phát huy lợi thế so sánh của các yếu tố sinh thái của tỉnh. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 9 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Là một tỉnh nằm trong vùng sinh khoáng Đông Bắc – Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương, Thái Nguyên có nguồn tài nguyên khoáng sản rất phong phú về chủng loại và trữ lượng, trong đó nhiều loại khoáng sản có ý nghĩa quan trọng với nền kinh tế của nước ta như sắt, than (đặc biệt là than mỡ). Dưới đây là một số khoáng sản có lợi thế so sánh của tỉnh và các loại khoáng sản có ý nghĩa trong việc cung cấp nguyên vật liệu cho phát triển ngành nghề nông thôn. Khoáng sản kim loại có nhiều ở Thái Nguyên - Quặng Sắt: Có 47 mỏ và điểm quặng trong đó có 2 cụm mỏ lớn: Cụm mỏ sắt Trại Cau có trữ lượng khoảng 20 triệu tấn có hàm lượng Fe 58,8% 61,8%. Cụm mỏ sắt Tiến Bộ nằm trên trục đường 259 có tổng trữ lượng quặng khoảng 30 triệu tấn. Quặng Titan, đã phát hiện 18 mỏ và điểm quặng sa khoáng và quặng gốc phân bố chủ yếu ở huyện Phú Lương và Đại Từ, trong đó có 1 mỏ đã thăm dò và khai thác (mỏ Cây Châm, Phú Lương), Tổng trữ lượng dự kiến khoảng 18 triệu tấn. - Thiếc: Có ở 3 mỏ Phục Linh, Núi Pháo, Đá Liền thuộc huyện Đại Từ. Tổng trữ lượng của 3 mỏ này khoảng 13.600 tấn. - Vonfram ở Núi Pháo, Đại Từ: trữ lượng: 110.260.000 tấn - Chì kẽm: Tập trung ở Lang Hít (huyện Đồng Hỷ), Thần Xa, Cúc Đường (huyện Võ Nhai) quy mô không lớn. - Vàng: Bao gồm vàng sa khoáng ở khu vực Thần Xa, dãy núi Bồ Cu (huyện Võ Nhai), khu vực Ngàn Me, Cây Thị (huyện Đồng Hỷ), khu vực phía Tây huyện Phổ Yên. - Ngoài ra còn có đồng, thủy ngân...trữ lượng quặng nhỏ, mức độ điều tra sơ bộ. Khoáng sản phi kim loại: Có pyrít, barít, phốtphorít... trong đó đáng chú ý là phốtphorít ở một số điểm quặng: Núi Văn, Làng Mới, La Hiên. Tổng trữ lượng khoảng 60.000 tấn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 10 http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Than mỡ: Trữ lượng tiềm năng khoảng trên 15 triệu tấn, chất lượng tương đối tốt, trong đó trữ lượng tìm kiếm thăm dò khoảng 8,5 triệu tấn. Than đá: trữ lượng tìm kiếm và thăm dò khoảng trên 90 triệu tấn, phân bố tập trung ở mỏ Khánh Hòa, Núi Hồng, Cao Ngạn. Thái Nguyên có nhiều khoáng sản vật liệu xây dựng; trong đó đáng chú ý là đất sét xi măng ở 2 mỏ Cúc Đường và Khe Mo, trữ lượng khoảng 84,6 triệu tấn. Đá Cacbônat bao gồm đá vôi xây dựng, đá vôi xi măng, Đôlômit tìm thấy ở nhiều nơi. Riêng đá vôi xây dựng có trữ lượng xấp xỉ 100 tỉ m3, trong đó 3 mỏ Núi Voi, La Hiên, La Giang có trữ lượng 222 triệu tấn, ngoài ra gần đây mới phát hiện mỏ sét cao lanh tại xã Phú Lạc, Đại Từ có chất lượng tốt, hàm lượng AL2CO3 cao, trữ lượng dự kiến 20 triệu m3. Đó là vùng nguyên liệu dồi dào cho sự phát triển ngành vật liệu xây dựng, trong đó có xi măng và đá ốp lát. Nhìn chung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Thái Nguyên rất phong phú về chủng loại, trong đó có nhiều loại có ý nghĩa lớn trong cả nước. Tiềm năng sắt tạo cho Thái Nguyên một lợi thế so sánh lớn trong việc phát triển các ngành công nghiệp luyện kim, khai khoáng... để trở thành một trong các trung tâm luyện kim lớn của cả nước... 1.2 Tình hình kinh tế- xã hội 1.2.1 Tình hình kinh tế Tỉnh Thái Nguyên có hạ tầng cơ sở như hệ thống điện, nước, bưu chính viễn thông, giao thông (kể cả đường bộ, đường sắt và đường thuỷ) phát triển khá hoàn thiện và thuận lợi: Về Giao thông vận tải: - Đường bộ: Tổng chiều dài Đường bộ của Tỉnh là 2.753 km trong đó: Đường quốc lộ: 183 km. Đường tỉnh lộ: 105,5km. Đường huyện lộ: 659 km. Đường liên xã: 1.764 km. Các Đường tỉnh lộ, quốc lộ đều được dải nhựa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu 11 http://www.lrc-tnu.edu.vn/
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan