Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nêu vấn đề chung của kinh tế quốc tế hiện đại...

Tài liệu Nêu vấn đề chung của kinh tế quốc tế hiện đại

.DOCX
11
109
71

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ KINH TẾ QUỐC TẾ 1 Đề tài : Nêu vấn đề chung của kinh tế quốc tế hiện đại GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Phan Thị Thu Giang HÀ NỘI, THÁNG 8, 2020 KINH TẾ QUỐC TẾ (INTERNATIONAL ECONOMICS) I. Khái niệm KTQT KTQT là môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ KT giữa các quốc gia trong quá trình tìm kiếm các biện pháp, cách thức giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực kinh tế trên phạm vi toàn cầu để thoả mãn nhu cầu của từng QG nói riêng và của cả thế giới nói chung một cách tốt nhất. II. Nội dung môn học KTQT Phần 1: Lý thyết Thương mại quốc tế Phần 2: Chính sách Thương mại quốc tế Phần 3: Toàn cầu hóa và sự hội nhập của kinh tế Việt Nam III. Đặc điểm kinh tế quốc tế hiện nay  Phát triển kinh tế thị trường mở là xu thế chung . Từ đầu những năm 1990: Các nước XHCN Đông Âu và các nước XHCN khác từ bỏ kinh tế kế hoạch hóa tập trung và phát triển theo mô hình kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế thị trường theo định hướng: Tư bản chủ nghĩa( Hoa Kì , Anh , Canada), Xã hội chủ nghĩa(VN,TQ) Mô hình các nước Bắc Âu : Đan Mạch , Phần Lan , Na Uy , Iceland Mô hình một số nước Mỹ la tinh: Venezuela, Bolivia, Ecuador.  Nền kinh tế thế giới đang phát triển theo xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa . Toàn cầu hoá (Globalization): biểu hiện sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong các lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội: Kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng, văn hoá, xã hội, môi trường, thể chế… trên phạm vi toàn cầu Khu vực hoá (Regionalization): Biểu hiện sự liên kết về nhiều mặt giữa các nước và vùng lãnh thổ trong khu vực, hình thành những nhóm hoặc tổ chức khu vực. (bao gồm hiệp định hợp tác song phương có thể cách xa về địa lý – các thỏa thuận thương mại tự do FTAs : FTA Hoa Kì – Chi lê ; FTA EU – Thái Lan ; EPA Việt Nam – Nhật Bản ). Toàn cầu hoá và Khu vực hóa giống nhau về nội dung, khác nhau về phạm vi. Biểu hiện của toàn cầu hóa : a. Thương mại thế giới phát triển mạnh: + Tốc độ tăng trưởng thương mại luôn cao hơn tốc độ tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế thế giới. + Tổ chức thương mại thế giới (WTO) với 150 thành viên (tính đến tháng 1 – 2007) chi phối tới 95% hoạt động thương mại của thế giới. ( Việt Nam tham gia WTO vào ngày 11/1/2007 ) b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: + Từ năm 1990 đến 2004 đầu tư nước ngoài tăng từ 1774 tỉ USD lên 8895 tỉ USD. + Lĩnh vực dịch vụ chiếm tỉ trọng ngày càng lớn, nổi lên hang đầu là hoạt động tài chính, ngân hang, bảo hiểm,.. c. Thị trường tài chính quốc tế mở rộng: + Hàng vạn ngân hàng được nối với nhau qua mạng viễn thông điện tử. + Các tổ chức quốc tế như Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế toàn cầu vàđời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn. e. Xu hướng toàn cầu hóa thể hiện sự phụ thuộc giữa các quốc gia với nhau về vốn, nguyên liệu sản xuất , nguồn lao động , khoa học và công nghệ , thị trường + Các nước phát triển phụ thuộc vào nguồn nguyên , nhiên liệu và thị trường của các nước đang phát triển ( 40% nguồn nguyên liệu dầu lửa của Hoa Kì , 70% nguồn nguyên liệu dầu lửa của EU và 80% nguồn nguyên liệu lửa của NB nhập từ các nước Trung Đông ) + Các nước đang phát triển cũng bị phụ thuộc vào vốn , khoa học công nghệ , máy móc thiết bị và thị trường các nước phát triển  Như vậy toàn cầu hóa còn được thể hiện : các nước đã và đang cùng hợp tác để giải quyết nhiều vấn đề về xã hội , môi trường , thiên tai , đói nghèo ..... Trong tình hình dịch covid hiện nay thì quá trình toàn cầu hoá đã bị làm chậm lại và thậm chí bị đảo ngược tiến trình ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế. Câu hỏi lớn ở đây là chúng ta sẽ học được những bài học gì qua cuộc khủng hoảng này. Cách phát hiện, kiểm soát và điều hàng các rủi ro là 1 phần không thể thiếu của toàn cầu hoá. Bởi vậy cần có sự hợp tác và lãnh đạo cần thiết để thực hiện điều đó Để giảm thiểu rủi ro này các quốc gia phải khai thác để tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh trong khu vực và giải phóng tiền năng nhu cầu ở mọi mức độ. Do đó việc thiết lập 1 khu vực thương mại tự do trên quy mô lớn hơn sẽ giúp phát triển kinh tế trong tgian hậu đại dịch và giúp khắc phục các thiệt hại Các quốc gia đang đi ngược lại xu hướng hợp tác và chuyển hoạt động sx về lại trong nước không phải là một chiến lược phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xoá đói giảm nghèo mà cần phải xây dựng 1 nền tảng phục hồi dựa trên kiến tạo việc làm dồi dào như hỗ trợ tài chính cho các công ty để họ có thể tuyển dụng những người dễ rơi vào tình trạng thất nghiệp 1 số quốc gia đã có động thái tăng cường kiểm tra các khoàn đầu tư nước ngoài đẩy mạng các hoạt động chiến lược nhằm hồi hương các chuỗi cung ứng sản xuất Tác động của toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế : a, Thời cơ: Toàn cầu hóa mang lại những cơ hội to lớn cho nền kinh tế thế giới và cho mỗi quốc gia tham gia vào quá trình hội nhập: Hội nhập quốc tế tạo điều kiện để phát huy lợi thế so sánh, thúc đẩy việc tham gia vào phân công lao động quốc tế, tranh thủ được lợi ích của việc phân bổ nguồn tài lực hợp lý trên bình diện quốc tế từ đó phát huy cao độ nhân tố sản xuất hữu dụng của từng quốc gia. . ( với tất cả những điều đó đưa đến một kết quả là các nước phát triển thì ngày càng giàu có , còn các nước đang phát triển cũg phát triển mạnh mẽ về lực lượng sản xuất .Sự phát triển của các nước CN mới và đặc biệt là những con rồng Châu Á trong các thập kỉ qua là các minh chứng ) Tự do hóa luân chuyển hàng hóa dịch vụ và vốn với việc hạ thấp hàng rào thuế quan, đơn giản hóa trong khâu thủ tục , cắt giảm kiểm soát hành chính sẽ góp phần giảm chi phí sản xuất, đầu tư, tăng lượng , giảm thất nghiệp, và tăng thêm lợi ích cho người tiêu dùng.( kể từ ngày gia nhập WTO , VN đã có quan hệ buôn bán với hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên TG . Kim ngạch xuất nhập khẩu của nước ta không ngừng tăng lên .Năm 2007 đạt 111,4 tỷ USD ) Toàn cầu hóa tạo ra nhiều cơ hội đầu tư mới, tăng nhanh vòng quay vốn và tạo điều kiện để đa dạng hóa các loại hình đầu tư nhờ đó vừa nâng cao hiệu quả vừa hạn chế rủi ro đầu tư. Toàn cầu hóa thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ,chuyển giao vốn kỹ năng quản lý, qua đó mở rộng địa bàn đầu tư cho các nước phát triển đồng thời giúp các nước tiếp nhận đầu tư có cơ hội phát triển ( Nhiều nước đang phát triển trở thành nước công nghiệp mới như HQ , Singapore ,... nhờ sớm hội nhập vào xu thế toàn cầu hóa ) b. Thách thức : Thách thức đầu tiên là sự bất ổn định của thị trường tài chính quốc tế. Thực vậy, có sự khác biệt cơ bản giữa tư bản công nghiệp và tài chính, hay nói cách khác là khác biệt giữa đầu tư trực tiếp và đầu tư tài chính. Các nhà đầu tư trực tiếp đã bỏ tiền đầu tư xây dựng nhà xưởng thì không dễ gì một sớm một chiều có thể rút lại vốn đầu tư. Trong khi đó, các nhà đầu tư tài chính có lợi thế linh hoạt hơn nhờ tính chuyển nhượng cao của chứng khoán. Nguồn tài chính được phân bổ không đồng đều, tập chung vào một số trung tâm tài chính lớn là các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới. Quá trình hội nhập và toàn cầu hóa càng làm cho dòng vốn chảy mạnh hơn dễ dàng hơn và tất nhiên rủi ro sẽ lớn hơn. Nguy cơ tiếp theo là tụt hậu của một số quốc gia. Một số quốc gia tranh thủ được lợi ích của hội nhập mậu dịch quốc tế và thị trường tài chính quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh, nhờ đó thúc đẩy tăng trưởng, mở rộng thương mại, thu hẹp dần khoảng cách với các nước phát triển, thì một số nước khác lại không có khả năng hội nhập vào quá trình phát triển thương mại, thu hút vốn đầu tư và kết cục tất yếu là sẽ bị đẩy lùi xa hơn nữa về phía sau, chính sách tiền tệ - tài chính bị phụ thuộc vào chính sách của các nước mạnh.(quốc gia có thể kể đến như Ấn Độ ) Mối đe dọa của quá trình toàn cầu hóa đó chính là xu hướng hình thành thế độc quyền, tập chung quyền lực vào một số tập đoàn đầu sỏ quốc tế. Xu hướng sáp nhập đang diễn ra mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử phát triển kinh tế thế giới cận đại. Vậy thế thì đâu là điểm dừng của xu thế sát nhập này? Bởi lẽ nếu xu thế sát nhập tiếp tục gia tăng chắc chắn sẽ tác động xấu đến thị trường cạnh tranh hoàn hảo - nhân tố đã góp phần thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế trong suốt hàng thế kỷ qua. Quá trình toàn cầu phát triển phải giảm dần thuế và bỏ hàng rào phi quan thuế, nghĩa là bỏ hàng rào mậu dịch, thì các hàng hóa nước ngoài sẽ ồ ạt đổ vào, bóp chết hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước. Quá trình toàn cầu hóa phát triển làm tan vỡ các hàng rào bảo hộ của các quốc gia. Do vậy các quốc gia không chỉ chịu tác động tích cực của quá trình này mà còn phải chịu những chấn động của hệ thống kinh tế toàn cầu trong các lĩnh vực tiền tệ, tài chính, nguyên nhiên liệu…Các nước càng yếu kém, các chính sách kinh tế vĩ mô càng không đủ thông thoáng phù hợp với các định chế quốc tế, tệ nạn tham nhũng quan liêu càng nặng, hệ thống ngân hàng - tài chính càng lạc hậu thì càng chịu tác động nặng nề hơn. Quá trình toàn cầu hóa phát triển, không chỉ có các lực lượng kinh tế tiến bộ tham gia vào quá trình này mà còn có cả các thế lực phản động, bọn maphia, các tổ chức khủng bố… Mạng lưới toàn cầu của maphia hiện đang lan khắp toàn cầu, các đường dây buôn lậu ma túy đã len lỏi đến cả các trường học. Các thế lực phản động cũng không bỏ lỡ thời cơ xâm nhập vào nước ta phá hoại chính sách đúng đắn là phải ngăn chặn, chống lại mọi hoại. Nhưng không thể vì nó mà đóng cửa đất nước hay hạn chế sự hội nhập cả đất nước vào quá trình toàn cầu hóa. Toàn cầu hóa đã phân phối không cân bằng các cơ hội và lợi ích giữa các khu vực, giữa các quốc gia và trong từng nhóm dân cư. Do đó TCH làm gia tăng thêm tình trạng bất công, phân hoá giàu nghèo.( Đại hội của Liên hợp quốc ở Giơ ne vơ tháng 6/2001 cũng chỉ ra rằng : chênh lệch thu nhập bình quân đầu người của nước giàu nhất ( Thụy Sĩ 40800 dollar ) so với nước nghèo nhất ( Etiopia 100 dollar ) hiện nay gấp 408 lần trong khi đầu TK XX không quá 10 lần . Ngay tại Mỹ , vẫn còn 12% số dân , phải sống dưới mức nghèo khổ ) Với việc hội nhập kỹ thuật, công nghệ hiện đại được du nhập tạo ra khả năng, nâng cao năng suất lao động, đồng thời các dòng hàng hoá dịch vụ của các nước phát triển có lợi thế sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển. Từ đó nảy sinh cạnh tranh gay gắt, nảy sinh thất nghiệp, phá sản, làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội. Toàn cầu hóa đem đến tăng trưởng kinh tế nhưng lại kèm theo hậu quả về môi trường xã hội (mất đi bản sắc dân tộc đối với các lớp trẻ sinh ngoại .Ví dụ như một số trẻ em hiện nay sống ở nước ngoài không biết nói tiếng Việt, không biết về quê cha đất tổ, cội nguồn ông, bà mình ở đâu? Âu hoá, Mỹ hoá trên chính quê hương mình. Hay xem đồng tiền là trên hết, ăn mặc không hợp với mọi người xung quanh, ít quan tâm và giúp đỡ đến hàng xóm xung quanh, mặc dù mình có khả năng giúp…) Hệ quả của toàn cầu hóa : - Tích cực: Thúc đẩy sản xuất phát triển và tăng trưởng kinh tế toàn cầu, đẩy nhanh đầu tư, tăng cường sự hợp tác quốc tế. - Tiêu cực: toàn cầu hóa kinh tế cũng có những mặt trái của nó, đặc biệt làm gia tăng nhanh chóng khoảng cách giàu nghèo.  Cạnh tranh kinh tế gay gắt và khốc liệt  Các chính phủ can thiệp ngày càng sâu vào hoạt động kinh tế  Quan hệ kinh tế Bắc Nam mang tính hợp tác đối thoại, vẫn tồn tại mâu thuẫn, đối lập b. Tính tất yếu của kinh tế quốc tế 1. Do sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giữa các quốc gia Tài nguyên thiên nhiên là yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, được cung cấp bởi tự nhiên như đất đai, sông ngòi và các mỏ khoáng sản. Tài nguyên thiên nhiên có 2 dạng: tái tạo được và không tái tạo được. Sự khác biệt về tài nguyên thiên nhiên giải thích một số khác biệt về mức sống của các quốc gia. Quốc gia nào có nguồn tài nguyên dồi dào thường có mức sống cao hơn những quốc gia có ít nguồn tài nguyên. Các nước giàu tài nguyên thiên nhiên thường đưa ra các chính sách hấp dẫn để khai thác nguồn tài nguyên nhằm phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu các nguồn tài nguyên có lợi thế so sánh để thu ngoại tệ về phục vụ cho phát triển kinh tế. Việc khai thác tài nguyên thiên nhiên còn tạo công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, đặc biệt ở những vùng xa xôi hẻo lánh, cải thiện thu nhập cho người dân. 2. Do sự khác biệt trong từng yếu tố nguồn lực Các nguồn lực hữu hình: vốn, hao phí lao động, nguyên vật liệu…có thể dự đoán được kết quả nhưng nguồn lực vô hình thì khó dự đoán cụ thể. Bởi vì sức mạnh nguồn lực vô hình có thể tăng nhanh và hiệu quả kinh tế lớn khi khai thác, đôi khi có thể tăng đột biến. Vấn đề đặt ra là cần đầu tư đặc biệt cho nguồn nhân lực, khai thác triệt để yếu tố thuận lợi về vị trí địa lý của đất nước. Trong giao lưu kinh tế các nước thì các ngành sử dụng nhiều nguyên liệu, lao động… có lợi thế là chi phí sản xuất thấp, hàng hoá xuất khẩu sẽ có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và quốc tế. Đồng thời sẽ hấp dẫn và thu hút nước ngoài trực tiếp đầu tư (FDI) để sử dụng các nguồn lực đó. Song các lợi thế này không tồn tại lâu dài do sự hạn chế của tài nguyên, lao động và sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Do vậy, lợi thế này khó cạnh tranh nổi với những nước có lợi thế cấp cao (vốn, lao động, trình độ khoa học kỹ thuật cao…) trong khu vực. 3. Nhằm phát huy tính hiệu quả nhờ quy mô c. Đối tượng nghiên cứu của KTQT KTQT nghiên cứu sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia , phân tích dòng chảy hàng hóa , dịch vụ và thanh toán giữa các quốc gia, chính sách định hướng cho các dòng chảy này và ảnh hưởng của chúng đối với phúc lợi của quốc gia.Sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia này ảnh hưởng và bị ảnh hưởng bởi các quan hệ chính trị kinh tế , văn hóa xã hội , an ninh giữa các quốc gia. Đặc biệt, KTQT nghiên cứu học thuyết thương mại quốc tế , chính sách thương mại quốc tế ,thị trường ngoại hối và cán cân thanh toán , kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở .  Học thuyết thương mại quốc tế phân tích cơ sở và những thu nhập từ thương mại , được xem như một đơn vị riêng và với giá của các hàng hóa cụ thể .  Chính sách thương mại quốc tế phân tích nguyên nhân ảnh hưởng của các trở ngại thương mại và chủ nghĩa bảo hộ mới  Nghiên cứu thị trường ngoại hối trên khía cạnh là hệ thống cho sự trao đổi đồng tiền một quốc gia cho quốc gia khác ,cán cân thanh toán thì đo lường phần nhận được và chi trả của một quốc gia đối với phần còn lại của thế giới  Kinh tế vĩ mô trong kinh tế mở phân tích cơ chế điều chỉnh cán cân thanh toán trong sự tác động sự phụ thuộc kinh tế giữa các quốc gia với sự khác nhau của các hệ thống tiền tệ và ảnh hưởng của chúng lên phúc lợi quốc gia d. Mục đích của các học thuyết và chính sách kinh tế Mục đích của các học thuyết kinh tế nói chung là dự báo và giải thích. Bắt đầu với những giả thuyết đơn giản , học thuyết kinh tế quốc tế phân tích cơ sở cho thu nhập từ thương mại , nguyên nhân và các khía cạnh của các trở ngại thương mại , các chính sách định hướng quy định các dòng chảy thanh toán quốc tế các khía cạnh của chính sách này với phúc lợi của một quốc gia . Phần lớn nội dung của kinh tế quốc tế đề cập tới những ứng dụng của các nguyên tắc kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô chung đến điều kiện quốc tế , nhiều phân tích có tính chất học thuyết được đưa ra trong nội tại lĩnh vực kinh tế quốc tế , đi thẳng vào các học tuyết KTQT . Sự sản xuất và học thuyết cân bằng chung , kinh tế học phúc lợi và học thuyết tăng trưởng , nhiều học thuyết khác cũng được khai thác trong toàn cầu. e. Những vấn đề kinh tế quốc tế hiện đại  Vấn đề nghiêm trọng nhất là sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ mới trong các các nước phát triển và khuynh hướng thế giới phân chia thành ba khối thương mại chính. Chính sách thương mại tốt nhất cho thế giới xét trên phương diện tổng thể là thương mại tự do. Với chính sách này , mỗi quốc gia sẽ chuyên môn hóa trong sản xuất hàng hóa mà họ có thể sản xuất hiệu quả nhất , thông qua trao đổi mỗi quốc gia sẽ được thặng dư từ thương mại. Trong một thế giới thực , tuy nhiên hầu hết các quốc gia vận dụng các trở ngại thương mại đối với thương mại, mang lại lợi ích cho một nhóm nhỏ người sản xuất trong khi gây thiệt hại cho đông đảo người tiêu dùng.Vấn đề càng trở nên phức tạp bởi khuynh hướng thế giới bị phân chia thành 3 khối thương mại chủ yếu: khối thương mại Bắc Mỹ, khối thương mại châu Âu và khối thương mại châu Á do Nhật dẫn đầu. VD :- Trong thông cáo báo chí ngày 11/6 , Liên minh Châu Âu cho biết tại cuộc họp kéo dài hai ngày của tổ chức TM TG WTO nhằm xem xét lại các chính sách TM của Mỹ , EU đã bày tỏ những quan ngại về mức độ gia tăng chủ nghĩa bảo hộ của nước này - Sự việc Anh rời khỏi EU cũng là biểu hiện của chủ nghĩa bảo hộ - Đại dịch Covid 19 dường như cũng làm tăng tốc độ quá trình của chủ nghĩa bảo hộ  Thứ hai, tiền tệ quốc tế , quan trọng nhất là sự thay đổi của tỷ giá hối đoái (Sự phá giá bất ngờ của đồng bảng Anh ( 9/1992 ) trước sự tấn công của những kẻ đầu cơ hay hai sự kiện làm rung chuyển thế giới trong tgian ngắn : sự khủng hoảng của đồng Peso – Mexico 12/1994 , sự mất giá kỷ lục trong năm 1995 rồi lại lên giá một cách đột biến của đồng USD năm 1996 )và sự liên kết không tương xứng . Sự không chắc chắn và mất cân bằng của tỷ giá hối đoái khiến dẫn đến cải tổ trong hệ thống tiền tệ quốc tế hiện đại , cải tổ dòng thiết lập các vùng định hướng về dao động cho phép của các đồng tiền chủ yếu , cho sự phối hợp quốc tế về các chính sách và các dự án vĩ mô.  Thứ ba , vấn đề kinh tế quốc tế thế giới phải đương đầu là nguy hiểm của của sự suy thoái kinh tế phức tạp tại các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Điều này phát sinh sự cần trợ giúp của phương Tây về vốn , đưa họ vào nền kinh tế thế giới . Sự mở rộng này giúp điều chỉnh lại nguồn lực con người và lãi suất dài hạn của phương Tây . Kinh tế quốc tế giúp ta phân tích những điều chỉnh trên và đánh giá các dự án ủng hộ cho giải pháp của họ.  Thứ tư, các khoản nợ quốc tế dây dưa của các nước đang phát triển . Các nước đang phát triển tích tụ khoản nợ nước ngoài lớn , rất khó trả, thậm chí khó trả lãi.Sự vỡ nợ quy mô lớn càng khó tránh khỏi , sự dây dưa về các khoản nợ này có thể khiến cho nhiều ngân hàng thương mại lâm vào cảnh sụp đổ.KTQT cũng sẽ nghiên cứu vấn đề này , đánh giá các dự án hiện tại cho sự phát triển của chúng trong tương lai. VD : NB nợ công danh nghĩa 11588 tỷ USD , Hy Lạp nợ 365 tỷ USD ...  Thứ năm , nghèo đói và những vấn đề phát triển nghiêm trọng của các nước f.       đang phát triển như Etiopia , Uzbekistan , Mozambique … Nhiều nước đang phát triển phải đương đầu với nghèo đói và mất cân bằng quốc tế lớn về mức sống gây nhiều vấn đè nghiêm trọng .Hệ thống KTQT đang mở rộng thúc đẩy phát triển thương mại và chuyên môn hóa , vì vậy sự không đồng bộ khó có thể nói là thích hợp , công bằng. KTQT nghiên cứu tại sao sự bất bình đẳng về mức sống lớn và đang mở rộng , điều gì có thể làm được đối với khuynh hướng này. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp trừu tượng hóa Phương pháp duy vật biện chứng Phương pháp mô hình hóa Phương pháp phân tích và tổng hợp Phương pháp đồ thị Phương pháp kiểm soát bằng thực nghiệm (những nhân tố khác không thay đổi ) : bản chất →đưa ra những giả thuyết nhằm đơn giản hóa mô hình .
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng