Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nét khác biệt trong văn hóa giữa người chăm ninh thuận – bình thuận và người chă...

Tài liệu Nét khác biệt trong văn hóa giữa người chăm ninh thuận – bình thuận và người chăm an giang và việc khai thác văn hóa chăm trong du lịch

.PDF
91
840
88

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – DU LỊCH NGUYỄN THỊ Ý NHI NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Cần Thơ, tháng 12/2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN BỘ MÔN LỊCH SỬ - ĐỊA LÍ – DU LỊCH NGUYỄN THỊ Ý NHI MSSV: 6086517 NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH DU LỊCH Người hướng dẫn: Ths. HUỲNH VĂN ĐÀ Cần Thơ, tháng 12/2011 NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN --...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... ...................................................................................................................................... Cần Thơ, ngày tháng năm Cán bộ hướng dẫn Huỳnh Văn Đà -----------------------Thời gian thấm thoát qua nhanh, mới ngày nào còn cái nhìn bỡ ngỡ trước Phạm Minh Tân ngôi trường mới, thầy mới, bạn mới, mà giờ đây sau khi hoàn thành xong đề tài luận văn này em sẽ ra trường, sẽ bước vào đời trãi nghiệm với nhiều thử thách mới. Giây phút này đây em xin gửi lời tri ân đến quý thầy cô của Trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là quý thầy cô của Bộ môn Địa lý- Du lịch đã hết lòng tận tụy diều dắt cho em cũng như tập thể lớp du lịch khóa 34 đi đến những bến bờ tri thức mà nó sẽ là hành trang quý giá đối với chúng em sau khi ra trường. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Đào Ngọc Cảnh và cô Hứa Thị Hoàng Anh – những người cố vấn luôn theo sát chúng em trong việc xây dựng kế hoạch học tập cũng như luôn quan tâm đến những khó khăn của chúng em, kịp thời giúp đỡ để chúng em có thể hoàn thành tốt khóa học của mình. Xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến thầy Huỳnh Văn Đà, người đã không ngại dành những khoảng thời gian quý báu của mình, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Con xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến cha mẹ cùng gia đình đã tạo điều kiện cho con có thể hoàn thành tốt quá trình học tập của mình và luôn ủng hộ, động viên, cho con niềm tin và sức mạnh để hoàn thành thật tốt khóa học này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng luận văn cũng không tránh khỏi sự thiếu sót vì thế em rất mong nhận được nhiều sự chỉ dẫn, đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để luận văn của em được hoàn thiện hơn Một lần nữa xin gởi lời cảm ơn đến tất cả mọi người và chúc mọi người luôn dồi dào sức khỏe, công tác tốt! Cần Thơ, ngày 25 tháng 11 năm 2011 Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Ý Nhi MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................................1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...............................................................................2 4. Thực trạng vấn đề ...................................................................................................2 5. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................................ 3 5.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ ..............................................................................3 5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh ............................................................................. 4 6. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................4 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin.............................................................. 4 6.2. Phương pháp thống kê .........................................................................................4 6.3. Phương pháp khảo sát thực tế...............................................................................4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ..............................................................................5 1.1. Tổng quan về du lịch............................................................................................ 5 1.1.1. Khái niệm chung về du lịch...............................................................................5 1.1.2. Tài nguyên du lịch ............................................................................................ 5 1.1.3. Các loại hình du lịch .........................................................................................6 1.2. Một số vấn đề về văn hóa.....................................................................................6 1.2.1. Khái niệm văn hóa ............................................................................................ 6 1.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc ....................................................................................7 1.2.2.1. Khái niệm ......................................................................................................7 1.2.2.2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc .....................................................................7 1.3. Đôi nét về người Chăm ở Việt Nam .....................................................................8 1.3.1. Nguồn gốc và tên gọi của người Chăm.............................................................. 8 1.3.2. Dân số và địa bàn cư trú....................................................................................9 1.4. Đời sống kinh tế xã hội của người Chăm ở Việt Nam ........................................ 10 1.4.1. Đời sống kinh tế xã hội của người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận............... 10 1.4.2. Đời sống kinh tế xã hội của người Chăm An Giang ........................................ 11 1.5. Đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở Việt Nam................................... 12 1.5.1. Đời sống văn hóa tinh thần người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận................ 12 1.5.2. Đời sống văn hóa tinh thần người Chăm An Giang ......................................... 13 CHƯƠNG 2: NHỮNG NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG .... .. 14 2.1. Nét khác biệt về tôn giáo, tín ngưỡng................................................................. 14 2.1.1. Về tín ngưỡng ................................................................................................. 14 2.1.2. Hệ thống thần linh........................................................................................... 15 2.1.3. Hệ thống đền tháp ........................................................................................... 16 2.1.4. Hệ thống chức sắc ........................................................................................... 17 2.1.5. Hệ thống giáo lý, giáo luật .............................................................................. 18 2.1.6. Hệ thống nghi lễ.............................................................................................. 19 2.2.Nét khác biệt trong đời sống qua cung cách sinh hoạt hằng ngày ...................... 22 2.3. Nét khác biệt trong nghệ thuật kiến trúc ............................................................. 25 2.3.1. Kiến trúc nhà cửa ............................................................................................ 25 2.3.2. Kiến trúc nơi tiến hành những nghi lễ ............................................................. 26 2.4. Làng nghề truyền thống ..................................................................................... 29 2.5. Kết luận ... ......................................................................................................... 30 CHƯƠNG 3: HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP CHO SỰ BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM......... 32 3.1. Hiện trạng phát triển du lịch của cộng đồng Chăm ở Việt Nam .......................... 32 3.1.1. Hiện trạng địa bàn phát triển du lịch................................................................ 32 3.1.2. Hiện trạng khách du lịch ................................................................................. 33 3.1.3. Hiện trạng về cách tổ chức hoạt động du lịch .................................................. 35 3.2. Đánh giá khả năng khai thác .............................................................................. 37 3.2.1. Khả năng khai thác các lễ hội văn hóa............................................................. 37 3.2.2. Khả năng khai thác các nghệ thuật kiến trúc.................................................... 40 3.2.3. Khả năng khai thác các làng nghề ................................................................... 42 3.3. Đánh giá chung .................................................................................................. 43 3.4. Cơ sở xây dựng những định hướng cho sự bảo tồn và phát triển ........................ 44 3.4.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến sự bảo tồn và phát triển văn hóa người Chăm ở Việt Nam .................................................................................................................. 44 3.4.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến du lịch............................................................. 45 3.4.3. Định hướng trong việc bảo tồn văn hóa Chăm................................................. 47 3.4.4. Định hướng phát triển văn hóa Chăm ............................................................. 49 3.4.4.1. Phát triển các làng nghề truyền thống........................................................... 49 3.4.4.2. Phát triển mô hình sản phẩm du lịch............................................................. 50 3.4.4.3. Phát triển mô hình du lịch cộng đồng - Homestay ........................................ 52 3.5.Giải pháp ............................................................................................................ 53 3.5.1. Giải pháp quy hoạch ....................................................................................... 53 3.5.2. Chính sách của Nhà nước................................................................................ 54 3.5.3. Đào tạo nguồn lực người Chăm trong du lịch .................................................. 55 PHẦN KẾT LUẬN 1. Kết quả đạt được................................................................................................... 56 2. Ý kiến đề xuất....................................................................................................... 57 3. Hướng nghiên cứu tiếp theo .................................................................................. 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 59 PHẦN PHỤ LỤC Phụ lục 1................................................................................................................... 60 Phụ lục 2................................................................................................................... 69 Phụ lục 3................................................................................................................... 76 NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Người ta thường hay bảo rằng “Việt Nam là đất nước đa văn hóa”. Quả thật, trải dài trên khắp lãnh thổ, Việt Nam với 54 dân tộc anh em đã kết thành một chuỗi tràng văn hóa đa sắc. Trong những năm đầu ở Đại Học em đã được học học phần du lịch văn hóa, qua lời giảng của thầy em thật sự bị cuốn hút bởi những nét văn hóa rất riêng và độc đáo của mỗi dân tộc trên quê hương Việt Nam. Đặc biệt em rất thích văn hóa của người Chăm – văn hóa của những con người còn ở lại khi vương triều đã sụp đổ. Vương quốc Chăm Pa dù đã đi vào huyền thoại nhưng những con người mang dòng máu ấy hãy còn gìn giữ những nét văn hóa tốt đẹp nhất của dân tộc mình và ngày nay họ đang cùng chung sống với chúng ta trên một đất nước. Khi nhắc đến dân tộc Chăm dường như chúng ta chỉ biết họ là những người có phong tục, tập quán, tín ngưỡng khác với người Kinh, sống tập trung chủ yếu ở địa bàn Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang. Tuy cùng là người Chăm nhưng phong tục, tín ngưỡng của cộng đồng Chăm ở hai vùng này lại có sự khác biệt, mỗi vùng có nét văn hóa riêng, lối sống cũng như tín ngưỡng mà ít khi chúng ta tìm thấy những tài liệu từ internet hay sách báo đề cập đến vấn đề này, nếu có cũng chỉ là những nhận định chung chung không rõ ràng, rành mạch. Hơn thế, ngày nay văn hóa Chăm đã và đang đóng góp rất nhiều cho sự phát triển du lịch, nhất là loại hình du lịch cộng đồng. Văn hóa Chăm đã và đang thu hút sự quan tâm của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu cũng như những du khách yêu thích nét văn hóa độc đáo của người Chăm. Trên thực tế vấn đề khai thác cũng như bảo tồn văn hóa Chăm vẫn chưa được thực hiện một cách đúng đắn và vẫn còn nhiều điều bất cập. Là một sinh viên ngành du lịch, với sự quan tâm đến loại hình du lịch cộng đồng cũng như sự yêu mến nét đẹp văn hóa Chăm đã thúc giục em tìm đến đề tài tìm hiểu về “Nét khác biệt trong văn hóa giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và người Chăm An Giang và việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch” để làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Tìm hiểu nét khác biệt trong văn hóa người Chăm ở vùng Ninh Thuận- Bình Thuận và An Giang nhằm thấy được nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng, tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt để trả lời cho câu hỏi: “vì sao cùng một dân tộc nhưng người Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang lại có nét văn hóa khác nhau?” Nhìn nhận nét khác nhau giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang nhằm thấy được thế mạnh riêng của mỗi vùng để có thể tìm ra giải pháp xây dựng thương hiệu riêng cho sản phẩm du lịch ở mỗi vùng sinh sống của dân tộc Chăm. NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -1- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH Cộng đồng Chăm ngày nay đang sống hòa lẫn với dân tộc Kinh và nhiều dân tộc khác nên sự giao thoa văn hóa cũng có ảnh hưởng ít nhiều đến văn hóa bản địa. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc gìn giữ và bảo tồn văn hóa Chăm hiện nay. Em làm đề tài này ngoài mục đích nói trên em còn muốn tìm hiểu những nhân tố ảnh hưởng đến sự bảo tồn văn hóa Chăm nhằm tìm ra giải pháp khắc phục. Bên cạnh đó đề tài “Nét khác biệt trong văn hóa giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và người Chăm An Giang và việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch” còn muốn tìm ra những phương hướng cho sự phát triển du lịch cộng đồng Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và vùng An Giang nói riêng và sự phát triển cho ngành du lịch Việt Nam nói chung. Cung cấp thêm nguồn tài liệu cho người đọc về dân tộc Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang, giúp người đọc thấy rõ hơn sự khác nhau trong văn hóa giữa dân tộc Chăm ở hai vùng này cũng như những nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển, bảo tồn văn hóa Chăm hiện nay. Giúp người đọc có thái độ đúng đắn hơn trong việc góp phần gìn giữ, bảo vệ những nét đẹp Chăm còn tồn tại trong cộng đồng người Kinh. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nét khác biệt trong văn hóa của người Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và đặc biệt là những định hướng cho sự bảo tồn, phát triển văn hóa Chăm trong du lịch. Phạm vi nghiên cứu của đề tài nằm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang. Cụ thể là làng Hữu Đức ở Huyện Ninh Phước, tỉnh Bình Thuận, làng Chăm Bình Đức, làng Chăm Phan Hòa huyện Bắc Bình, tỉnh Ninh Thuận và làng Chăm Châu Giang, làng Chăm Châu Phong, làng Chăm Đa Phước tỉnh An Giang. Em tìm hiểu về đời sống văn hóa, đời sống tinh thần, sản phẩm từ làng nghề truyền thống qua đó để tìm ra nét khác biệt trong văn hóa giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và người Chăm An Giang, đồng thời tìm thấy những tiềm năng, những điểm mạnh, điểm yếu trong việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch hiện nay. 4. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ Ngày nay văn hóa Chăm không còn xa lạ gì với chúng ta nhưng hiện nay dường như những tài liệu về người Chăm khá ít. Những nguồn tài liệu nghiên cứu về văn hóa Chăm mà em đã tìm thấy là: Tác phẩm “Văn hóa Chăm Hồi giáo miền tây nam phần Việt Nam (1974)” của Nguyễn Văn Luận, “Văn hóa xã hội Chăm nghiên cứu và đối thoại” của Inrasara. Những tác phẩm này đã cung cấp cho chúng ta biết về nguồn gốc, NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -2- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH văn hóa, lịch sử của người Chăm trên lãnh thổ Việt Nam. Hiện nay có khá nhiều đề tài nghiên cứu về văn hóa, lễ hội cũng như tôn giáo tín ngưỡng của người Chăm ở Việt Nam. Những đề tài ấy chỉ đi sâu vào một khía cạnh nhất định trong mảng văn hóa Chăm phong phú và đa dạng. Hiện nay văn hóa Chăm đang được Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện để bảo tồn và phát triển. Nét đẹp trong văn hóa Chăm còn được khai thác trong những chương trình đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng để phục vụ tốt trong du lịch. Tuy nhiên nhìn thẳng vào thực tế, việc đầu tư khai thác văn hóa Chăm còn nhiều vấn đề khó khăn như: ở Ninh Thuận, hình thức hình thức du lịch Homestay không mới nhưng gần như chưa phổ biến trong khi vùng đất này có đầy đủ yếu tố để vận dụng loại hình du lịch thú vị này. Ở Bình Thuận, vấn nạn ô nhiễm môi trường xảy ra ở những khu du lịch cộng đồng làm mất đi vẻ mỹ quan, khó lòng giữ được chân khách. Loại hình du lịch Homestay ở Bình Thuận cũng không được diễn ra như ở một số tỉnh khác trong cả nước. Ở An Giang, khách du lịch muốn đến làng Chăm phải đi qua bến phà hay phải đi tàu, những con đường vào làng nhỏ hẹp, chưa có dịch vụ vui chơi, giải trí nào được mở ra, cơ sở hạ tầng còn yếu kém. Trên đây chỉ là một trong những vấn đề đã và đang gây nhiều trăn trở cho chính quyền địa phương ở Ninh Thuận – Bình Thuận cũng như ở An Giang. Nếu muốn thúc đẩy cho sự phát triển du lịch ở những vùng này nói chung và du lịch cộng đồng nói riêng nhất thiết phải tìm ra những giải pháp để khắc phục những vấn nạn nói trên cũng như tìm ra được phương hướng phát triển cụ thể cho du lịch những nơi đây. 5. QUAN ĐIỂM NGHIÊN CỨU 5.1. Quan điểm tổng hợp, lãnh thổ Du lịch cộng đồng Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang là sự tổng hợp nhiều yếu tố văn hóa từ nghệ thuật kiến trúc, tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán đến đời sống sinh hoạt thường ngày. Những yếu tố văn hóa này có mối quan hệ tác động lẫn nhau vì thế nên hiểu rõ về bản sắc văn hóa truyền thống Chăm, cần đi sâu nghiên cứu, xem xét trên cơ sở tổng hợp các yếu tố trên. Làng Chăm Bàu Trúc, Mỹ Nghiệp thuộc địa phận huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận nằm cách thị xã Phan Rang không quá 10 km. Làng Chăm Hữu Đức, Phan Hòa thuộc tỉnh Bình Thuận và những làng Chăm ở An Giang nằm rải rác các huyện An Phú, Châu Phú, Châu Thành, Tân Châu của tỉnh An Giang, nhiều nhất là làng Chăm Châu Giang thuộc thị xã Tân Châu. Những làng Chăm nêu trên mang trong mình nét đẹp văn hóa đặc sắc chưa nơi nào có được, nét đẹp ấy ngày nay đã và đang được bảo tồn và phát huy để càng ngày càng thêm rực rỡ hơn. NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -3- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH 5.2. Quan điểm lịch sử, viễn cảnh Từ nguồn gốc và qua quá trình hình thành, phát triển cộng đồng Chăm tại các tỉnh Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang, chúng ta phải xem xét toàn thể, bao quát những vấn đề đã và đang tồn tại, để từ đó đưa ra những định hướng chung cho sự phát triển du lịch ở Ninh Thuận – Bình Thuận và An Giang nói chung cũng như loại hình du lịch cộng đồng ở những tỉnh này nói riêng. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin Những tư liệu chủ yếu thu thập được từ thư viện, sách báo, internet, các số liệu thống kê từ Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch, Ban dân tộc tỉnh An Giang. Những thông tin trong luận văn “Nét khác biệt trong văn hóa giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và người Chăm An Giang và việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch” được chọn lọc sắp xếp và kết hợp để phù hợp với nội dung đề tài. 6.2. Phương pháp thống kê Nguồn số liệu lấy từ cơ quan thống kê từ Sở Văn hóa - Thể Thao- Du lịch tỉnh An Giang, nguồn số liệu từ Internet được chắt lọc kỹ của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận. 6.3. Phương pháp khảo sát thực tế Bên cạnh việc thu thập những số liệu, tài liệu trong sách và internet, luận văn “Nét khác biệt trong văn hóa giữa người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận và người Chăm An Giang và việc khai thác văn hóa Chăm trong du lịch” còn được tiếp nhận những thông tin từ những chuyến đi thực tế tại làng Chăm Châu Giang, tỉnh An Giang, tiếp nhận những ý kiến đóng góp của Chú Hi. JacKy – Phó phòng quản lý cộng đồng Chăm Ấp Phủm Soài. NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -4- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm chung về du lịch Ngày nay du lịch đang trở thành nhu cầu thiết yếu đối với con người, du lịch ngày càng trở nên phổ biến hơn khi đời sống con người ngày một được nâng cao. Thuật ngữ “du lịch” được bắt nguồn từ tiếng Pháp “tour” là đi vòng quanh, đi dạo chơi. Tùy theo quan điểm của mỗi nhà nghiên cứu, quan điểm của từng quốc mà có rất nhiều khái niệm khác nhau về du lịch. Theo pháp lệnh du lịch Việt nam: “Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghĩ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”’. Ngoài ra đứng trên góc độ kinh tế ta còn có thể xem du lịch là một ngành kinh doanh tổng hợp gồm các hoạt động: tổ chức, hướng dẫn du lịch, sản xuất buôn bán hàng hóa, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu của khách khi đi du lịch. Ngày nay du lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu tham quan, vui chơi, tìm hiểu của con người khắp nơi trên thế giới mà nó còn góp phần mở rộng mối ban giao với các nước, thông qua du lịch hình ảnh, chân dung của một đất nước được mang đi khắp và được bạn bè thế giới biết đến. 1.1.2. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch là những yếu tố tự nhiên hay nhân tạo có khả năng khai thác và sử dụng để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch. Tài nguyên du lịch được chia làm hai loại: tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên khá đa dạng, với các yếu tố: địa hình – yếu tố hình thành nên sự đa dạng của các loại hình du lịch, khí hậu – nhân tố quyết định mùa vụ du lịch, sinh vật – tài nguyên được mệnh danh là “tài nguyên xanh” trong ngành du lịch, nước – yếu tố đảm bảo cho hoạt động du lịch diễn ra được bình thường. Tài nguyên nhân văn cũng được chia làm nhiều yếu tố: di tích, lễ hội, làng nghề truyền thống, du lịch gắn với dân tộc học, với các sự kiện văn hóa- thể thao. Tài nguyên du lịch góp phần rất lớn vào sự phát triển du lịch của một vùng. Không phải quốc gia nào cũng có nhiều tài nguyên du lịch như nước ta. Hiện nay nước ta có 13 di sản được công UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới, con số này hứa hẹn trong tương lai sẽ tăng lên. Với chiều dài 3260km, vùng biển nước ta có nhiều bãi tắm đẹp như: Trà Cổ (Quảng Ninh), Nha Trang (Khánh Hòa),...Hơn 300 đảo lớn nhỏ có phong cảnh đẹp: Tuần Châu, Bạch Long Vĩ, Phú Quốc,…Khí hậu nhiệt đới ôn hòa, nhiều nơi thích hợp cho du lịch nghĩ dưỡng: Sa Pa, Đà Lạt, Tam Đảo, Bạch Mã,…Bên cạnh đó là những vườn sinh thái, những vườn quốc gia, những khu bảo tồn thiên nhiên với nhiều chủng loài động thực vật quý hiếm được ghi vào sách đỏ. Trên NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -5- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH đây là một trong số những tài nguyên du lịch Việt Nam. Có thể nói đây là một thế mạnh mà Việt Nam cần khai thác và có biện pháp sử dụng hiệu quả. 1.1.3. Các loại hình du lịch Tùy theo mục đích của chuyến đi mà ta có các loại hình du lịch như: - Du lịch tham quan: Nhằm thỏa mãn nhu cầu thưởng ngoạn phong cảnh đẹp, thường đi đôi với các loại hình vui chơi, giải trí. - Du lịch nghỉ ngơi: Du khách được đến một môi trường mới để rủ bỏ những mệt mỏi, căng thẳng thường ngày để đầu óc được thảnh thơi, thoải mái. - Du lịch chữa bệnh: Là loại hình kết hợp vừa đi du lịch vừa gắn với mục đích chữa bệnh, thường gặp ở những nơi có nguồn suối khoáng, có khí hậu ôn hòa, khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp. - Du lịch thể thao: Kết hợp với các hoạt động như săn bắn, leo núi, nghiên cứu thị trường,… - Du lịch công vụ: Kết hợp du lịch với công việc như đàm phán, hội nghị, nghiên cứu thị trường,… - Du lịch tôn giáo: Du lịch đến thăm những ngôi chùa, đền, đình, có thể chỉ tham quan ngắm cảnh hay hành hương tế lễ. - Du lịch thăm hỏi: Du lịch để thăm thân nhân, bạn bè. Loại hình này đang khá phát triển, chủ yếu đối với những kiều bào. 1.2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ VĂN HÓA 1.2.1. Khái niệm văn hóa Hiện nay có rất nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa.Văn hóa được hiểu theo nhiều nghĩa, theo nghĩa khái quát: “văn hóa là một hoạt động sáng tạo của con người được sản sinh ra từ trong những lĩnh vực sản xuất và tinh thần”; theo nghĩa cụ thể: “văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt về tinh thần, vật chất, trí tuệ và cảm xúc, nó quyết định tính cách của một dân tộc hay một nhóm người trong xã hội”. Vào thế kỷ XX, các học giả Mỹ cho rằng: “văn hóa là tấm gương nhiều mặt, nó phản chiếu đời sống, nếp sống của một cộng đồng dân tộc”. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Văn hóa là một bộ mặt của xã hội, bộ mặt của con người, của cộng đồng người, diện mạo bên trong, phong cách bên ngoài và những phẩm chất cao quý của nó.” Dù hiểu theo góc độ nào thì văn hóa là một khái niệm để chỉ toàn bộ những sáng tạo của con người về vật chất, tinh thần và ứng xử. Đó là những sáng tạo và những hoạt động có ích cho cuộc sống con người, cho xã hội và cho thế giới xung quanh. NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -6- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH 1.2.2. Bản sắc văn hóa dân tộc 1.2.2.1. Khái niệm Bản sắc văn hóa dân tộc là hệ thống những đặc tính bên trong, những sắc thái riêng có tính nguồn gốc gắn với những đặc tính của chủ thể để trở thành nguồn cội, nền tảng của một nền văn hóa. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế xã hội. Văn hóa được nhấn mạnh như là một hệ điều tiết của sự phát triển có khả năng phát huy mặt tích cực, giảm mặt hạn chế của các nhân tố khách quan và chủ quan. Nền văn hóa ấy chính là nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc và chỉ khi ấy nó mới không trở thành văn hóa ngoại lai. Đậm đà bản sắc dân tộc vừa là một đặc trưng, vừa là một tính chất của văn hóa dân tộc trong thời đại giao lưu quốc tế mạnh mẽ ngày nay. 1.2.2.2. Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc Hiện nay việc giữ gìn, phát huy và làm giàu bản sắc văn hóa dân tộc ngày càng trở thành nhu cầu cấp thiết đối với tất cả mọi người. Nếu văn hóa của tất cả các dân tộc trên thế giới đều bị mất đi bản sắc riêng hoặc bị đồng hóa thì chắc chắn kho tàng văn hóa nhân loại sẽ nghèo nàn, đơn điệu. Vì thế để giữ gìn và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc cần: - Kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của tất cả các dân tộc trong nước - Việc phát triển văn hóa gắn với sự giao lưu văn hóa quốc tế, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại để làm giàu đẹp thêm văn hóa dân tộc. - Cần chuyển đổi, bổ sung những thiếu hụt của văn hóa cổ truyền trước những yêu cầu của thời đại. - Phát huy thế giới quan của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. - Tạo môi trường quốc gia về văn hóa thật lành mạnh, thể hiện trong cấu trúc văn hóa, cơ quan văn hóa. - Tổ chức vật chất hóa tinh thần gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa cổ truyền. - Tăng cường hoạt động giao lưu, đồng thời tiếp thu có chọn lọc các nền văn hóa nước ngoài, ngăn chặn những yếu tố văn hóa độc hại. 1.3. ĐÔI NÉT VỀ NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM 1.3.1. Nguồn gốc và tên gọi của người Chăm - Nguồn gốc Khi những thành tựu khoa học chưa giúp được nhân loại hiểu biết về xuất xứ của mình, con người thường nêu lên sự hiện hữu của mình trên hành tinh này bằng những truyền thuyết. Nếu người Hoa cho rằng ông Bàn Cổ (Pancu) là nhân vật đã tạo nên vũ trụ và sản sinh ra tổ tiên nhân loại, trong đó có dân tộc của họ. Người Nhật tự NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -7- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH xưng là con cháu Thái Dương thần nữ. Người Việt tự hào với dòng máu con Rồng cháu Lạc thì người Chăm với quan niệm Trời đất hợp nhau, giao hòa dương khí và âm khí đã tạo nên vạn vật và sản sinh ra thủy tổ của dân tộc mình. Điều này giải thích vì sao dân tộc Chăm chấp nhận thuyết âm dương với việc thờ biểu tượng Linga (dương tính) và Yoni (âm tính) của thần Shiva. Sự có mặt của người Chăm ở vùng đất của Vương quốc họ khi xưa ( tức miền trung Việt Nam ngày nay) cho đến nay vẫn còn nhiều tranh cãi, các nhà nghiên cứu đã cho ra nhiều quan điểm khác nhau về nguồn gốc tổ tiên Chămpa. Có nhà cho rằng: dân tộc Chăm đã di cư từ các đảo phía Nam Nam Trung Quốc xuống các vùng đảo Đông Nam Á, đã có một bộ phận rẽ vào vùng đất vương quốc Chămpa cổ, tức vùng Nhật Nam từ ngàn xưa và bây giờ là Miền Trung Việt Nam, đoàn người rẻ vào đó là tổ tiên Chămpa. Theo Stephen Oppenheimer (2005) – tác giả của cuốn “Địa đàng ở Đông phương” (dịch bởi Lờ Sỹ Giảng và Hoàng Thi Hồ): “Tổ tiên Chămpa đã có mặt tại dải đất Miền Trung Việt Nam ngày nay từ thiên niên kỷ thứ 2 TCN và có thể là thành phần của hệ thống giao thông đường biển vì có bao lơn nhô ra biển cách đây 4000 năm của thời đại đồ đồng”. - Tên gọi Trong một bia ký có từ Thế kỷ thứ 6 được tìm thấy tại Mỹ Sơn (nội dung bia ký viết bằng chữ Phạn) cho biết rằng tên gọi Chămpa là tên của một loài hoa màu trắng, hồng nhạt hay trắng vàng nhạt, có hương thơm ngào ngạt, người Việt gọi là hoa sứ, nó có tên khoa học là Michelia Champaca Linn. Loài hoa này có thể được tìm thấy khắp nơi ở duyên hải miền Trung. Khi xưa cộng đồng Chăm còn được gọi bởi nhiều danh xưng khác như: Chiêm, Chàm, Hời. - Chiêm là tên gọi của những cư dân sinh sống trên lãnh thổ Chiêm Thành, danh xưng này thỉnh thoảng được nhắc đến trong sử sách, tài liệu nghiên cứu, ngoài dân gian thì ít ai gọi như vậy. - Chàm là cách đọc trại từ chữ Champa, danh xưng này hiện còn rất thông dụng trong dân gian. Tuy nhiên những nhà dân tộc học trong nước đã thay chữ Chàm bằng danh xưng Chăm từ lâu khiến cộng đồng người Chăm thấy phấn khởi, hài lòng vì đây là cách gọi đúng nhất theo lối phát âm từ chữ Chămpa. - Danh xưng Hời rất ít được nhắc đến, vì chữ “Hời” mang một nội dung xấu, chỉ những nhóm man di chuyên cướp bóc. Ngoài ra danh xưng “Hời” còn chỉ tên một bộ lạc sơn cước sống trên vùng núi phía tây các tỉnh phía Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định. Người Hời thực chất là dân Chămpa di tản lên Tây Nguyên tránh nạn rồi định cư tại đây, những người Chăm này dù vẫn giữ được ngôn ngữ và một số phong tục của NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -8- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH dân tộc mình nhưng do sự hòa nhập và pha trộn với các dân tộc khác ở vùng thượng nên đã hình thành những sắc dân hỗn hợp mang hai dòng máu Chăm – Thượng. Những người Chăm - Thượng này được gọi là Chăm pal nhưng người Việt ít biết đến tên này. 1.3.2. Dân số và địa bàn cư trú Người Chăm ở Việt Nam phân bố chủ yếu ở các tỉnh phía nam như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Phước, Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang. Theo số liệu của Tổng cục điều tra dân số và nhà ở (Tổng cục thống kê, 2009) dân số người Chăm ở Việt Nam là 161.729 người. Trong đó tập trung nhiều nhất là ở các tỉnh Ninh Thuận với 67.274 người, chiếm 41,6% tổng số người Chăm ở Việt Nam, Bình Thuận có 34.690 người, chiếm 21,4%. Những người Chăm sinh sống ở vùng Ninh Thuận- Bình Thuận này được xếp thành một nhóm cộng đồng lớn nhất chiếm hơn 67,60% tổng số người Chăm ở Việt Nam. Ở Phú Yên có 19.945 người, Bình Định có 5.336 người, một số ít sống rải rác ở Nha Trang (Khánh Hòa). Những người Chăm ở các tỉnh này người ta gọi là Chăm Hroi, là nhũng người có nguồn gốc từ những người Chăm cổ. Ở Nam Bộ người Chăm có mặt ở các tỉnh Tây Ninh (với dân số là 3250 người), Đồng Nai (3.887 người), Thành phố Hồ Chí Minh (7.819 người), An Giang (14.209 người). Với tổng dân số khoảng 28.000 người, những người Chăm ở đây có nguồn gốc với người Chăm Hroi và người Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận nhưng vì địa bàn cư trú của họ ở đồng bằng Nam Bộ nên người ta gọi nhóm Chăm này là nhóm Chăm Nam Bộ. * Nguyên nhân người Chăm có mặt ở vùng An Giang Theo Lương Ninh (2004) - tác giả của cuốn “Lịch sử Vương quốc Chămpa”cho rằng: “ Năm 1653, vua Bà Tấm (Po Nrop) sách động dân gây bạo loạn, tới năm 1693 vua Bà Tranh (Po Thot) lại kích động nổi lên chống chúa Nguyễn. Chúa Nguyễn Phúc Chu đã sai Chưởng cơ Nguyễn Hữu Kính (Nguyễn Hữu Cảnh) đánh dẹp được. Xứ Bal Pradaran và xứ Bal Bathininon đổi lại trấn Thuận Thành, đặt dinh Bình Thuận; một quý tộc Chăm là Kế Bà Tử được phong chức tước vương để cai quản dân Chăm. Qua những biến động này, một bộ phận người Chăm di cư đến Châu Đốc (An Giang) một bộ phận khác đến Compong Cham trên trung lưu sông Mêkông thuộc Campuchia ngày nay.” Một số tài liệu khác lại cho rằng: một bộ phận người Chăm ở An Giang chủ yếu là những người di cư từ nước Chân Lạp (Campuchia ngày nay) qua biến cố lịch sử vào năm 1471 khi vương quyền của nước Chiêm Thành bị sụp đổ do những thái độ kì thị chống đối của triều đình Chiêm Thành đối với Chúa Nguyễn nên những cuộc binh biến nổi lên làm số người Chiêm thiệt mạng ngoài sa trường khá nhiều, số bị bắt làm NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) -9- LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH tù binh cũng không ít, số thì di tản sang Chân Lạp, mà cuộc di cư đông nhất được ghi lại là vào năm 1692, có khoảng 5000 gia đình người Chăm đã băng rừng, vượt núi dến Chân Lạp xin tị nạn. Số người Chăm ở Chân Lạp quy phục vua Chân Lạp là An Dương nhưng sau đó do không muốn bị đồng hóa với người Khmer nên người Chăm đã nổi dậy chống lại Hoàng Gia Chân Lạp vào năm 1858. Cuộc binh biến lại một lần nữa nổ ra khiến người Chăm phải di tản sang Châu Đốc (An Giang) để xin Nhà Nguyễn tị nạn. Được Chúa Nguyễn chấp thuận và cho phép họ mở mang khai khẩn, làm ăn, buôn bán ở đây. Từ đó người Chăm có mặt ở vùng đất An Giang ta ngày nay. 1.4. ĐỜI SỐNG KINH TẾ XÃ HỘI CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM 1.4.1. Đời sống kinh tế xã hội của người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận - Kinh tế Ngày nay đối với đa số đồng bào Chăm ở Ninh Thuận – Bình Thuận khu vực cư trú là một dãy đồng bằng hẹp ven biển bị chế ngự bởi những dãy núi song song với bờ biển, ngoài ra với khí hậu khô hạn, ít mưa, nguồn nước ít ỏi gây nhiều tác động lớn đối với hoạt động sản xuất của người Chăm nơi đây. Hầu hết họ vẫn còn giữ được truyền thống làm nông nghiệp, giỏi làm thủy lợi và làm vườn, trồng cây ăn trái, cây hoa màu như ngô, khoai lang, đậu,…Họ làm ruộng khô một vụ trên những sườn núi. Bên cạnh đó với đôi bàn tay khéo léo của mình người Chăm đã tạo nên những mặt hàng thủ công mỹ nghệ độc đáo đó là gốm và thổ cẩm.Tuy nhiên ngày nay người Chăm phải đối mặt với những vấn đề khó khăn: dân số ngày càng tăng nhưng lại thiếu đất canh tác, thời tiết mưa lũ thất thường khiến đời sống người Chăm đi vào bế tắc. - Tổ chức cộng đồng Hầu hết người Chăm sống tập trung trong các paley Chăm (làng Chăm), các làng Chăm thường tọa lạc trên một khu đất cao hoặc gò, đồi, bên dưới quanh làng là các cánh đồng trồng lúa. Các làng có dạng hình tròn, tập trung và quy về một điểm. Ngày nay Ninh Thuận có khoảng 22 paley Chăm, thuộc 13 Xã và 4 Huyện trong tỉnh. Mỗi paley có khoảng 300- 400 hộ gia đình cùng theo một tôn giáo nhất định. Các khuôn viên nhà ở được bố trí theo hướng bắc- nam. Trong mỗi paley đều có đền thờ thần (Sang Po Yang) và ở đầu làng có nhà làng (Sang paley). Mỗi paley đều có một đơn vị hành chính là hội đồng phong tục và Po paley (Trưởng làng). Po paley là người do dân bầu chọn, phải là người cao tuổi có uy tín, am hiểu phong tục,có lòng vị tha, lao động giỏi, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất, gia đình hạnh phúc, con cháu sum họp đoàn kết. Những thành viên khác trong hội đồng phong tục cũng phải là những người có uy tín trong tôn giáo, am hiểu nghi lễ tôn giáo, phong tục tập quán. Họ có quyền phân xử những thành viên trong paley vi phạm luật tục. Cách bố trí dân cư theo bàn cờ là tập quán từ bao đời của người Chăm. Mỗi dòng họ, mỗi nhóm gia đình thân thuộc hay có khi chỉ một đại gia đình ở quây quần NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) - 10 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH thành một khoảnh hình vuông hay hình chữ nhật. Trong làng các khoảnh như thế ngăn cách với nhau bởi những con đường nhỏ. Mỗi dòng họ có một chiếc Atâu, một Akauk Guăp và một vật tổ riêng. Theo luật tục thì Akauk Guăp phải là người cao tuổi am hiểu phong tục, gia đình giàu có, không được có chồng chắp vợ nối. 1.4.2. Đời sống kinh tế xã hội của người Chăm An Giang - Kinh tế Khác với người Chăm Ninh Thuận – Bình Thuận, vùng cư trú của người Chăm An Giang là một miền đất phù sa màu mỡ nhờ sự bồi tụ của hệ thống sông Mêkông nên rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và các ngành nghề khác. Hoạt động sản xuất chính của người Chăm nơi đây là làm ruộng và đánh bắt cá. An Giang là xứ nóng bụi vào mùa khô, từ tháng 8 đến tháng 10 các cánh đồng lại chìm trong biển nước. Mùa nước nổi được coi là mùa đói kém vì ruộng đồng bị ngập úng, mất mùa. Nhưng cũng may thiên nhiên ưu đãi cho vùng sông nước nơi đây một sản lượng tôm cá dồi dào. Người dân bây giờ trở thành những ngư dân giăng câu, bủa lưới khắp nơi. Bên cạnh nghề nông, người dân Chăm lại giỏi về nghề làm thủ công mỹ nghệ. Đối với nhiều gia đình Chăm ở An Giang thì nghề dệt là hoạt động kinh tế chính. Những làng dệt thổ cẩm ngày nay càng mọc nhiều lên, nổi tiếng nhất có lẻ là làng Chăm Châu Giang. Những sản phẩm họ làm ra không chỉ được người trong nước ưa chuộng mà còn đáp ứng nhu cầu thị hiếu khách quốc tế. Ngoài ra đồng bào Chăm còn làm nghề buôn bán nhỏ, họ ít buôn bán qua trung gian mà trực tiếp tiếp cận thị trường. Hàng hóa làm ra được đem ra chợ bán, sự mua bán này giúp cho người Chăm có sự giao lưu văn hóa những dân tộc khác. - Tổ chức cộng đồng Vì địa hình đồng bằng khá thuận lợi nên hầu hết người Chăm An Giang cư trú tập trung trên các cù lao hoặc dọc theo hai bên bờ sông. Cũng giống như những người Chăm ở vùng Ninh Thuận – Bình Thuận, người Chăm An Giang thường sống trong các paley Chăm. Người dân sống quây quần bên nhau. Sinh hoạt thường ngày của xóm làng xoay quanh một ngôi giáo đường gọi là Masjd nằm giữa làng. Ở An Giang có tất cả 9 làng Chăm trong đó có 7 làng với các tên gọi như: Koh Taboong, Mat Chruk, Koh Kabook, Plây Kênh, Plao Ba, Koh Ghoi, Koh Kaghia, Sabâu tương ứng với các danh là : Châu Giang, Đa Phước, Châu Phong, La Ma hoặc Vĩnh Tường, Búng Lớn hoặc Búng Bình Thiên, Đồng Cô Ky. Còn 2 làng là Khánh Hòa (huyện Châu Phú) và Vĩnh Hanh (huyện Châu Thành) mới lập. Những gia đình Chăm An Giang được tổ chức theo hình thái phụ hệ gia tộc, đàn ông giữ vai trò làm chủ gia đình tuy nhiên do ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ quá sâu sắc nên dường như người phụ nữ vần còn giữ được “tiếng nói” của mình trong gia đình. Tổ chức gia đình gồm: gia đình lớn (mư ngawôm pruang) và gia đình nhỏ (mư NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) - 11 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP NÉT KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA GIỮA NGƯỜI CHĂM NINH THUẬN – BÌNH THUẬN VÀ NGƯỜI CHĂM AN GIANG VÀ VIỆC KHAI THÁC VĂN HÓA CHĂM TRONG DU LỊCH ngawôm sít). Thành viên cơ bản trong gia đình được tính theo huyết thống bên mẹ. Trong gia đình có đàn bà lớn tuổi đứng đầu gọi là “Po sang” (chủ nhà). Các gia đình chung dòng họ phía mẹ thường bố trí nhà cửa cùng dãy với nhau. Mỗi dòng họ có một tộc trưởng là đàn bà nhưng nay là đàn ông, có nhiệm vụ quản lý những thành viên trong dòng tộc, chăm lo và quyết định mọi mâu thuẫn, tổ chức cúng tế và những nghi lễ liên quan đến dòng tộc. 1.5. ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA NGƯỜI CHĂM Ở VIỆT NAM 1.5.1. Đời sống văn hóa tinh thần của người Chăm ở Ninh Thuân – Bình Thuận Dân tộc Chăm từ lâu vốn có một bản sắc văn hóa độc đáo và đa dạng, từ những phong tục tập quán đến tôn giáo tín ngưỡng đều mang một màu sắc rất riêng, chúng chi phối đến đời sống cộng đồng và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Nói về tín ngưỡng người Chăm có các hình thức: tín ngưỡng sơ khai, tín ngưỡng liên quan đến thờ cúng tổ tiên, liên quan đến sản xuất nông nghiệp hay nghi lễ vòng đời. Hiện nay trong đời sống người Chăm vẫn còn tồn tại hình thức tô tem giáo thể hiện qua tục thờ các lọa cây, thờ dòng núi (atâu cơk) và dòng biển (atâu tasik) của các dòng họ Chăm. Tín ngưỡng người Chăm ngoài nghi lễ liên quan đến chu kì vòng đời người như: lễ cúng đứa trẻ mới sinh, đám cưới, đám tang, lễ nhập kut,…họ còn các lễ khác như: lễ hội múa Rija Harei ( lễ múa ban ngày). Ngoài lễ nghi trên họ còn cúng tế các lễ nghi nông nghiệp như lễ cúng thần lúa (yang Sri), lễ xuống cày (ngak yang trun li-oa), lễ đắp đập khai mương ( trun jamưng hatăm). Cùng với các lễ đó người Chăm còn tôn thờ các vị thần : thần núi, thần sông, thần biển,..Ngày nay tín ngưỡng Chăm tuy một số không còn phù hợp với cuộc sống nữa nhưng từ lâu nó là hạt nhân cơ bản hình thành nên diện mạo tôn giáo, lễ hội Chăm. Bên cạnh những tín ngưỡng truyền thống đó, một món ăn tinh thần không thể thiếu trong các dịp lễ hội Chăm là các loại hình nghệ thuật và các dụng cụ âm nhạc. Trong các dịp lễ hội người Chăm thường trình diễn những điệu múa truyền thống điệu nghệ của mình, mỗi điệu múa chứa đựng những nội dung khác nhau nhưng đều phản ánh ước vọng của người Chăm trước thần linh, thân tộc, thiên nhiên và cộng đồng,,..cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, con cháu khỏe mạnh, gia đình ấm no, hạnh phúc. Những điệu múa Chăm đa phần đi kèm với đạo cụ như: khăn, roi, trống, quạt,…Những điệu múa thường được trình diễn trong những dịp lễ hội là múa roi, múa chèo thuyền, múa Đoa pụ,…Người Chăm thích xem múa Chăm và nghe nhạc Chăm và chơi nhạc cụ Chăm. Nhạc cụ chính trong múa Chăm gồm ba trống Baranưng, kèn Saranai và trống Ghinăng. Âm nhạc cùng điệu múa đã sâu vào tâm hồn mỗi người Chăm và góp phần không nhỏ tạo nên nét đặc sắc cho những điệu múa truyền thống mà người dân Chăm xem đó là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống của dân tộc mình. NGUYỄN THỊ Ý NHI (6086517) - 12 - LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng