Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 1935)...

Tài liệu Nền kinh tế việt nam trong những năm khủng hoảng (1929 1935)

.PDF
55
65
77

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢỜNG THỊ TỊNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG (1929 - 1935) KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC SƠN LA, NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC LƢỜNG THỊ TỊNH NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG (1929 - 1935) Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Ngƣời hƣớng dẫn: Bùi Thị Nguyệt Quỳnh SƠN LA, NĂM 2014 LỜI CẢM ƠN Hoàn thành khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn sự hƣớng dẫn nhiệt tình của cô: Bùi Thị Nguyệt Quỳnh, cảm ơn sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa Sử - Địa, phòng quản lí khoa học nhà trƣờng; hoàn thành đề tài này, em cũng xin cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của cô giáo chủ nhiệm và các bạn trong lớp. Em xin chân thành cảm ơn! Sơn La, tháng 5 năm 2014 Tác giả: Lƣờng Thị Tịnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề........................................................................... 2 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của khóa luâ ̣n.... 4 4. Cơ sở tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cứu.................................................. 4 5. Kết cấu khoá luận ........................................................................................ 5 CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 - 1935) ...................................................6 1.1. Bối cảnh thế giới (1929 - 1933). ................................................................. 6 1.1.1. Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)................................................................................................................ 6 1.1.2. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933)............ 13 1.2. Bối cảnh trong nƣớc ................................................................................ 14 1.2.1. Những nhân tố tác động tới nền kinh tế Việt Nam ............................... 15 CHƢƠNG 2. TÌNH HÌNH CHUNG CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG (1929 - 1935) ........................... 18 2.1. Tình trạng phá sản và sụt giảm nguồn vốn đầu tƣ ................................ 18 2.2. Những biện pháp “chống khủng hoảng” của chính quyền thực dân ......... 20 2.2.1. Thực hiện các công trình công cộng ..................................................... 21 2.2.2. Trợ cấp cho các điền chủ....................................................................... 22 2.3. Biểu hiện của các ngành kinh tế ............................................................. 25 2.3.1. Thương nghiệp ...................................................................................... 25 2.3.2. Công nghiệp........................................................................................... 26 2.3.3. Nông nghiệp .......................................................................................... 28 2.3.4. Thủ công nghiệp .................................................................................... 30 2.3.5. Giao thông vận tải ................................................................................. 31 2.3.6. Tài chính................................................................................................ 32 CHƢƠNG 3. HỆ QUẢ CỦA CUỘC KHỦNG HOẢNG KINH TẾ THẾ GIỚI ĐẾN XÃ HỘI THUỘC ĐỊA VÀ PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC CỦA VIỆT NAM .................................................................................. 37 3.1. Tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới đế n xã hô ̣i thuô ̣c điạ ......... 37 3.2. Tác động đến các giai tầng xã hội ........................................................... 39 3.2.1. Giai cấp địa chủ ..................................................................................... 40 3.2.2. Giai cấp nông dân.................................................................................. 40 3.2.3. Giai cấp tư sản ....................................................................................... 41 3.2.4. Giai cấp công nhân................................................................................ 42 3.2.5. Tầng lớp tiểu tư sản............................................................................... 43 3.3. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đến phong trào giải phóng dân tộc của Việt Nam .......................................................................... 43 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 49 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Một quốc gia, một dân tộc thống nhất cần phải có : Văn hoá chung, lãnh thổ chung và một nền kinh tế chung. Trong đó yếu tố kinh tế luôn là một trong những yếu tố quan trọng để cấu thành nên một quốc gia. Một đất nước muốn phát triển, muốn có chỗ đứng trên trường quốc tế thì điều đầu tiên là phải có tiềm lực về kinh tế, phải có một nền kinh tế phát triển và ổn định. Từ xưa đến nay, vấn đề kinh tế luôn là nguyên nhân dẫn đến mọi cuộc chiến tranh của mọi biến động xã hội. Kinh tế là cơ sở ha ̣ tầng, nó quy định, tác động tới kiế n trúc thươ ̣ng tầng, kinh tế khủng hoảng sẽ kéo theo sự biến động về chính trị, xã hội. Điều này được biểu hiện rõ trong cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933. Sau một thời gian phát triển ổn định, càng về sau những mâu thuẫn trong lòng chủ nghĩa tư bản ngày càng bộc lộ rõ, biến thành cuộc khủng hoảng chưa từng thấy trong những năm 1929 - 1933. Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử của Chủ nghĩa tư bản. Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra ở hầu khắp các nước tư bản. Nó đã chấm dứt thời kỳ ổn định tạm thời của Chủ nghĩa tư bản trong những năm 20. Tất cả các ngành kinh tế, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp, thương nghiệp ở các nước trong hệ thống Tư bản chủ nghĩa đều bị khủng hoảng nặng nề nhất là ở các nước đế quốc lớn. Cuộc khủng hoảng nổ ra đầu tiên ở Mĩ bắt đầu từ tháng 10 - 1929, rồi lan rộng sang nhiều nước. Nó kéo dài tới bốn năm, dài hơn bất cứ cuộc khủng hoảng nào trước đó của Chủ nghĩa tư bản. Từ các nước tư bản cuô ̣c khủng hoảng lan rô ̣ng ra các nước thuô ̣c đia,̣ phụ thuộc như Trung Quốc, Viê ̣t Nam, Ấn Độ… Để đố i phó với cuô ̣c khủng hoảng , mô ̣t trong những biê ̣n pháp đươ ̣c các nước tư bản thực hiê ̣n đó tìm cách trút gánh nă ̣ng khủng hoảng lên các nước thuô ̣c đia,̣ phụ thuộc. Tình hình đó làm cho nền kinh tế thuộc địa vốn đã lạc hậu , phụ thuộc nay lại càng suy su ̣p, tiêu điề u hơn. Ở Việt Nam: Trong thời kỳ khủng hoảng Chính phủ Pháp ở Đông Dương đã áp dụng hàng loạt các biện pháp kinh tế - tài chính nhằm tăng cường bóc lột, 1 cướp đoạt tài sản của nhân dân Việt Nam để chống đỡ với tai họa của cuộc khủng hoảng. Kết quả những chính sách của Pháp trong thời kỳ này khiến cho tình trạng phụ thuộc về kinh tế của Việt Nam vào chính quốc ngày càng nặng nề, làm cho đời sống quảng đại quần chúng nhân dân điêu đứng, đời sống kinh tế, chính trị toàn xứ thuộc địa bị đảo lộn. Có thể nói cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) và những chính sách của chính phủ Đông Dương đã đụng chạm trực tiếp hầu hết đến các tầng lớp xã hội Việt Nam, làm cho những mâu thuẫn vốn có trong xã hội ngày càng trở nên sâu sắc hơn. Đó chính là một trong những nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ phong trào đấu tranh của nhân dân ta. Vậy, với những lý do trên để góp phần nhìn nhận, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện, cũng như hiểu rõ hơn về Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935), tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài “Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935)”. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Có thể nói Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 1935) trên thực tế đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Tuy nhiên hầu hết các tác giả khi viết đều nói đến nó một cách khái quát hoặc chỉ đi sâu vào một khía cạnh của vấn đề. Một điểm lớn dễ nhận thấy ở đây là chưa hề có một cuốn sách của tác giả nào viết riêng về vấn đề này. Tuy nhiên cũng có một số công trình nghiên cứu đề cập đến “Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 1935)”, cụ thể là : - Cuốn Tiến trình lịch sử Việt Nam, Nguyễn Quang Ngọc (chủ biên), (2010), nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam. Cuốn sách này đã khái quát chính sách của chính phủ Đông Dương đối với Việt Nam trong thời kỳ khủng hoảng và tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) tới đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam. Tuy nhiên cuốn sách này chưa đi sâu phân tích đánh giá vấn đề đó một cách cụ thể. 2 - Cuốn Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến nay, Trần Bá Đệ, (2008), nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội. Tác phẩm cũng đã đề cập đến tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế đến một số lĩnh vực kinh tế ở nước ta và đặc biệt tác giả đã khái quát được tác động của cuộc khủng hoảng tới đời sống xã hội, nó đã làm cho mâu thuẫn trong xã hội ngày càng gay gắt. Điều đó đã dẫn đến sự bùng nổ mạnh mẽ của phong trào cách mạng trên toàn quốc trong những năm 1930 1935. Tuy nhiên tác phẩm cũng chưa đi sâu vào phân tích từng ngành kinh tế cụ thể mà chỉ nêu một cách khái quát. - Cuốn Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc, Phạm Đình Tân, (1959), nhà xuất bản Sự thật. Đúng như tiêu đề của cuốn sách, tác giả đã đi sâu phân tích tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời Pháp thuộc trong đó có tình hình công nghiệp trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935). Song cuốn sách này cũng chỉ đề cập đến tình hình công nghiệp mà chưa đề cập đến các ngành kinh tế khác. - Cuốn Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập 6, tập 8; Trần Huy Liệu, (1956), Ban nghiên cứu Văn Sử Địa. Tác phẩm cũng đã bước đầu đề cập đến tình trạng một số nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935). Ngoài ra còn có rất nhiều tác phẩm, những công trình nghiên cứu khác cũng đã đề cập đến vấn đề này nhưng ở những khía cạnh khác như: - Nội thương Bắc kỳ 1919 - 1939, (2002), Vũ Thị Minh Hương, Luận án Tiến sĩ, Hà Nội. - Văn kiện Đảng toàn tập, tập 4 (1932 - 1934), (1999), nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia. - Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935), Tạ Thị Thuý, Tạp chí nghiên cứu lịch sử số 9 năm 2010, Viện Sử học. Như vậy, mỗi công trình nghiên cứu chỉ dừng lại ở một khía cạnh, một góc độ của vấn đề. Do đó rất cần có một cái nhìn tổng thể về tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935). Trên cơ sở chọn lọc các 3 bài viết của các tác giả, tôi đã đi sâu tìm hiểu “Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935)”. 3. Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu và đóng góp của đề tài 3.1. Đối tƣợng Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tập trung nghiên cứu Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng 1929 - 1935. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thời gian : Đề tài tập trung nghiên cứu về Nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng giai đoạn 1929 – 1935. Không gian : Không gian nghiên cứu của đề tài tâ ̣p trung chủ yế u ở Viê ̣t Nam, bên ca ̣nh đó có sự liên hê ̣ với mô ̣t số quố c gia khác trên thế giới. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua nghiên cứu đề tài nhằm: Khái quát bối cảnh thế giới và trong nước trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) Tìm hiểu về tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng 1929 - 1935 trên tất cả các mặt: công, nông, thương nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải và tài chính. Rút ra hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đến xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 3.4. Đóng góp đề tài Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1935) tới nền kinh tế Việt Nam tuy đã diễn ra cách đây hơn 80 năm song nó vẫn còn là vấn đề còn mới, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể. Vì vậy sau khi đề tài này hoàn thành, sẽ góp phần bổ sung nguồn tư liệu quý giá cho việc giảng dạy và học tập lịch sử. 4. Cơ sở tƣ liêụ và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở tƣ liêụ Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã sử dụng những nguồn tài liệu cơ bản sau : - Các tác phẩm thông sử có liên quan đến khoá luận. 4 - Những văn kiện Đảng và Nhà nước. - Những công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố trên các tạp chí nghiên cứu lịch sử. Tất cả những tư liệu nghiên cứu trên đều là nguồn tài liệu quý báu góp phần đắc lực giải quyết vấn đề đặt ra trong khoá luận của tôi. 4.2. Phƣơng pháp nghiên cƣ́u Thực hiện khóa luận này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Bên cạnh đó, tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp… 5. Kết cấu khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, khoá luận được kết cấu làm 3 chương : Chƣơng 1. Bối cảnh thế giới và trong nước trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935) Chƣơng 2. Tình hình chung của nền kinh tế Việt Nam trong những năm khủng hoảng (1929 - 1935). Chƣơng 3. Hệ quả của cuộc khủng hoảng kinh tế đến xã hội và phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam. 5 CHƢƠNG 1. BỐI CẢNH THẾ GIỚI VÀ TRONG NƢỚC TRONG NHỮNG NĂM KHỦNG HOẢNG KINH TẾ (1929 - 1935) 1.1. Bối cảnh thế giới trong những năm khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) 1.1.1. Nguyên nhân và diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) 1.1.1.1. Nguyên nhân Năm 1929, thế giới tư bản chủ nghĩa bùng nổ cuộc khủng hoảng sản xuất thừa có tính chất chu kỳ. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã bùng nổ ở Mỹ rồi lan tràn ra khắp thế giới tư bản chủ nghĩa. Đây là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự bùng nổ của cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Nguồn gốc của cuộc khủng hoảng kinh tế là do ở bản thân chế độ kinh tế tư bản chủ nghĩa, do mâu thuẫn bên trong của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Đó là mâu thuẫn giữa sự tăng lên mạnh mẽ của khả năng sản xuất và sự giảm sút sức mua của hàng chục triệu nhân dân lao động. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa khủng hoảng xảy ra là do sản xuất tăng lên trong lúc sức mua của quần chúng nhân dân thấp kém, là do tình trạng hàng hoá sản xuất ra “thừa” một cách có tương đối. Đó là nguyên nhân sâu xa. Còn nguyên nhân trực tiếp đưa đến cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 1933) là do những yếu tố kích thích tạm thời sau chiến tranh thế giới thứ nhất đã hết (việc cải tiến kỹ thuật trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản ổn định tạm thời và cục bộ đưa đến sự phát triển sản xuất một cách ào ạt; Sự thất bại của kế hoạch Dawes; châu Âu ổn định do lệ thuộc vào Mỹ… ) Do đó, dự trữ về hàng hoá đã vượt quá nhiều sức mua của quần chúng. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng trầm trọng và sâu sắc nhất trong lịch sử của chủ nghĩa tư bản từ trước đến giờ, nó biểu hiện rõ rệt ảnh hưởng của tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản. Đây là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đầu tiên, nó lan tràn đến các nước tư bản chủ nghĩa, 6 không trừ một nước nào, từ Mỹ nó lan đến các nước tư bản khác, rồi ảnh hưởng đến các nước thuộc địa và phụ thuộc. 1.1.1.2. Diễn biến của cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) * Cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước tư bản phát triển Cuộc khủng hoảng kinh tế nổ ra đầu tiên ở Mỹ vào mùa thu năm 1929. Ngành tài chính bị khủng hoảng trước. Ngày 24-10-1929, 13 triệu chứng khoán bị đem bán ra thị trường, trị giá các chứng khoán tụt hẳn xuống, báo hiệu sự sụp đổ của thị trường chứng khoán. Ngày đó được gọi là “Ngày thứ năm đen tối” trong lịch sử kinh tế Mỹ. Nhân dân mất tin tưởng ở tín dụng, đến ngân hàng xin đổi lấy vàng. Ngân hàng không đủ vàng đổi, tín dụng mất giá và giá trị cổ phần sụp đổ. Hàng loạt ngân hàng bị đóng cửa. Cuộc khủng hoảng kéo theo sự suy sụp của tất cả các ngành kinh tế khác. Nhiều xí nghiệp công nghiệp phá sản. Trong những năm khủng hoảng ở Mỹ sản lượng than sụt 11,7%, sắt 79,4%, thép 76%, xe hơi 80%, các ngành công nghiệp khác cũng đều sụt. Nền nông nghiệp cũng lâm vào tình trạng suy sụp ghê gớm. Thu nhập nông nghiệp của Mỹ năm 1932 chỉ bằng nửa năm 1929. Cuộc khủng hoảng kinh tế như một bệnh dịch, nó bắt đầu từ Mỹ và mau chóng lan rộng khắp thế giới tư bản chủ nghĩa, tiêu biểu như: Đức: Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) ở Đức rất nghiêm trọng. Nó diễn ra trên cơ sở tổng khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản, do đó nó trở nên đặc biệt sâu rộng, nó giáng một đòn quyết định vào nền kinh tế Đức “sau ba năm đình trệ thật sự năm 1930 mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm sút 8,4% so với năm 1929, và giảm sút 6,7% so với năm 1927” [10;106] Tình hình nước Đức năm (1929 - 1933) là bức tranh điển hình đối với tất cả các nước tư bản chủ nghĩa, nội dung bức tranh đó là: Sản xuất nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp không ngừng giảm sút, mức sống của nhân dân lao động bị hạ thấp nhanh chóng. Năm 1930 mức sản xuất công nghiệp của Đức giảm 8,4% so với mức năm 1929. Bộ máy sản xuất công nghiệp Đức năm 1933 chỉ sử dụng hết 35,7% công 7 suất. Nhiều xí nghiệp bị phá sản vì không cạnh tranh nổi với các công ty tư bản lũng đoạn. Công nhân Đức sống dưới hai tầng áp bức của giai cấp tư sản nước “mình” và giai cấp tư sản nước “người” nên khủng hoảng đã gây nên cho họ những hậu quả nặng nề. Tiền lương bị hạ nhiều, điều kiện lao động ngày một xấu, nạn thất nghiệp lan tràn khắp nước. Năm 1929 có 5.500.000 người thất nghiệp; ở nông thôn, hàng loạt nông dân phá sản bán hết ruộng đất. Anh: Khủng hoảng kinh tế ở Anh bắt đầu từ cuối 1929 đầu 1930. Nhìn toàn bộ mà nói, trong những năm khủng hoảng kinh tế mức sản xuất ở Anh sụt có phần ít hơn so với nhiều nước tư bản chủ nghĩa khác (tính đến năm 1932, trung bình sụt độ 23%) [10;183]. Nhưng trong một số ngành công nghiệp chủ yếu thì mức sản xuất sụt mạnh: sản lượng gang 1931 đã sụt tới hơn một nửa. Đến năm 1931, sản lượng thép cũng sụt ngót một nửa. Đặc biệt, mức sản xuất trong ngành đóng tàu thuỷ sụt 80%. Sản xuất bị thu hẹp, làm cho bộ máy sản xuất ngày càng dùng không hết công suất. Số người thất nghiệp trong năm 1931 đã lên tới hơn 3 triệu. Ngoại thương là ngành giữ vai trò quan trọng trong kinh tế Anh cũng sụt giảm tới độ 60%. Khủng hoảng công nghiệp ở Anh gắn liền với khủng hoảng nông nghiệp. Trong nông nghiệp diện tích trồng trọt bị thu hẹp lại, giá nông sản từ năm 1930 đến năm 1932 giảm 34%, sản lượng nông nghiệp giảm sút, dân trại bị phá sản, địa tô quá nặng, giai cấp tư sản nông nghiệp lâm vào tình trạng nghèo khổ cùng cực. Như vậy ở Anh sau chiến tranh thế giới thứ nhất công nghiệp hầu như chưa có cao trào (vì nền kinh tế Anh trước đó chưa phát triển lắm , Anh chú tro ̣ng đầ u tư phát triể n ta ̣i thuô ̣c điạ ) cho nên sức sản xuất không sụt nhiều nhưng cuộc khủng hoảng cũng tác động đến nước này khá nghiêm trọng. Đặc điểm quan trọng nhất của cuộc khủng hoảng ở Anh là mức mậu dịch đối ngoại hạ xuống rất thấp, đồng bảng Anh mất giá gây ra ảnh hưởng nặng nề đến ngân sách. Pháp: nước Pháp bị lôi vào cuộc khủng hoảng kinh tế muộn hơn các nước tư bản chủ nghĩa khác (mãi đến cuối năm 1930, nguyên nhân là do những khoản tiề n bồ i thường chiế n tranh , công viê ̣c khôi phu ̣c những khu vực bi ̣chiế n tranh 8 tàn phá, sự đổ i mới cu ̣c bô ̣ đố i với cơ sở kỹ thuâ ̣t công nghiê ̣p Pháp , đã phầ n nào làm cho cuộc khủng hoảng châ ̣m nổ ra). Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Pháp mở đầu từ vụ phá sản của ngân hàng Vỏ sò hồi giữa năm 1930, tiếp đó lại có nhiều ngân hàng khác phá sản. Những người gửi tiền ngân hàng thiệt hại gần 3000 triệu Phơrăng. Tiếp theo ngân hàng, khủng hoảng đánh mạnh vào công nghiệp Pháp. Trong những năm khủng hoảng, tổng sản lượng công nghiệp Pháp chỉ bằng 70% năm 1929. Trong nông nghiệp: sản lượng nông nghiệp bị giảm 2/5. Nông dân phá sản ngày càng đông. Ngoại thương giảm ba phần năm, thu nhập quốc dân giảm 1/3. Sản xuất bị thu hẹp, đã gây nên nạn thất nghiệp hàng loạt. Năm 1935, theo số liệu chính thức, ở Pháp có trên nửa triệu người thất nghiệp, 50% công nhân bị thất nghiệp một phần. Tại nhiều xí nghiệp , ngày làm việc kéo dài từ 12- 15 giờ, tiề n lương thực tế giảm 30 – 40%. Cuô ̣c khủng hoảng đã làm phá sản một vạn chủ xí nghiệp nhỏ , 10 vạn công nhân tiểu thương , thu nhập của nông dân bị giảm sút 2,7 lần. Tình hình trên đã làm cho mâu thuẫn giai cấp ở Pháp trở nên gay gắt chưa từng thấ y. Trong những năm 1930 – 1931, làn sóng bãi công đã lan tràn khắp nước Pháp. Từ năm 1932 trở đi, các cuộc chiến đấu có tính chất chiến đấu và tiến công hơn. Phong trào đấ u tranh của quầ n chúng đã gây ra tình trạng rối loạn trong nước . Nhật Bản: cuộc khủng hoảng kinh tế đã ảnh hưởng sâu sắc đến nền kinh tế có sẵn có nhiều nhược điểm của Nhật. Vào đầu năm 1930, Nhật Bản có một triệu 50 vạn người thất nghiệp. Đến giữa năm 1931, số người người thất nghiệp đã lên tới hai triệu 50 vạn và tới cuối năm 1931, con số đó đã lên tới ba triệu người. Cuộc khủng hoảng kinh tế Nhật Bản đạt tới đỉnh cao nhất vào năm 1931, nó gây ra những hậu quả xã hội hết sức tai hại, trước hết là đối với nông dân. Trong cuộc khủng hoảng, nông nghiệp Nhật Bản chịu tác động trầm trọng nhất bởi lẽ, nông nghiệp Nhật hết sức phụ thuộc vào thị trường ngoài nước. Việc xuất 9 khẩu tơ sống trước đây chiếm gần 45% số hàng xuất khẩu nay sụt xuống 84%, giá gạo năm 1930 so với năm 1929 hạ xuống 1/2. Khủng hoảng đưa tới hậu quả nghiêm trọng cho nông dân Nhật, làm cho phong trào của nông dân cùng khổ tăng lên mạnh. Thu nhập của chủ sở hữu ruộng đất lớn cũng hạ thấp, địa chủ và phú nông bất mãn. Ở thành thị khủng hoảng làm cho xí nghiệp nhỏ rất đông đảo trước kia phá sản hàng loạt, xuất hiện hàng đoàn người mới phá sản, bất mãn và tuyệt vọng. Giai cấp tư sản Đế quốc chủ nghĩa và đại địa chủ tìm đến lối thoát duy nhất là mạo hiểm đối ngoại với quy mô lớn * Cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước tư bản phát triển trung bình Ba Lan : vào những năm 1929, Ba Lan là một trong những nước đầu tiên lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng đó đã làm cho tất cả các mâu thuẫn của nhà nước tư sản và địa chủ gay gắt đến cực độ. Cuộc khủng hoảng kinh tế đã lôi cuốn tất cả các ngành kinh tế quốc dân Ba Lan. So với năm 1928, mức sản xuất giảm xuống 15,2%, số người thất nghiệp lên tới 50 vạn người. Cuộc khủng hoảng kinh tế đạt tới đỉnh cao nhất vào tháng 3 - 1933. Sau đó Ba Lan bước vào thời kỳ tiêu điều đặc biệt. Nạn thất nghiệp diễn ra hàng loạt, nhà nước lại không hề giúp đỡ gì đối với những người thất nghiệp, do đó đời sống của giai cấp công nhân hết sức cùng cực, giai cấp công nhân bị bóc lột tàn tệ, chủ xí nghiệp hoành hành vô tội vạ. Nông thôn Ba Lan cũng bị phá sản. Tổng số thu nhập nông nghiệp đã từ 4,7 tỉ lô-ti (đơn vị tiền tệ của Ba Lan) năm 1928 giảm xuống còn 1,5 tỉ lô-ti năm 1934. Khủng hoảng kinh tế còn làm cho mâu thuẫn giai cấp ở Ba Lan ngày càng gay gắt. Phong trào đấu tranh diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản ngày càng sôi nổi. Tây Ban Nha: Trong những năm khủng hoảng, tiền lương thực tế của công nhân giảm từ 100% năm 1914 xuống 54,7% năm 1930. Giá hàng những thực phẩm cần thiết nhất đã tăng 40%. Nạn thất nghiệp ngày một lan rộng : đầu năm 1930, ở các 10 thành phố Tây Ban Nha có 20 vạn người thất nghiệp, nhưng đến đầu năm 1931 đã tăng lên 50 vạn người. Cuộc khủng hoảng kinh tế làm cho mâu thuẫn trong nước ngày một tăng đồng thời làm cho cuộc khủng hoảng cách mạng thêm sâu sắc. Cách mạng dân chủ tư sản đã bùng nổ ở Tây Ban Nha, trong những năm 1930 - 1931 có rất nhiều cuộc bãi công nổ ra, tiêu biểu như tháng 9 - 1930 một cuộc bãi công 48 giờ đã xảy ra trên khắp đất nước. Tuy nhiên, những vấn đề cơ bản của cách mạng là các vấn đề ruộng đất, vấn đề công nhân, vấn đề dân tộc vẫn chưa được giải quyết. Cho đến năm 1930 tình hình kinh tế của Tây Ban Nha vẫn không thay đổi. Số người thất nghiệp lên tới một triệu 50 vạn. Bảo hiểm xã hội và bảo vệ lao động không có như trước. Bọn chủ xưởng hạ lương của công nhân, tăng giờ làm việc. Trong nông nghiệp ruộng đất cho nông dân vẫn chưa đảm bảo. Italia: Cùng thời gian Italia cũng bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933). Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã tác động mạnh mẽ tới phong trào cách mạng và nền kinh tế của Italia. Sản lượng công nghiệp Italia trong thời kỳ khủng hoảng giảm sút 1/3 trong đó sản xuất gang giảm sút 32%, thép giảm 33%, các mặt hàng may mặc giảm 50%, ngoại thương giảm sút chỉ còn 1/3, khối lượng vận tải đường sắt giảm sút 44%. Thổ Nhĩ Kỳ: Thổ Nhĩ Kỳ bị cuốn vào cuộc khủng hoảng kinh tế bắt đầu từ năm 1928. Toàn bộ nền kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ bị suy yếu. Cán cân ngoại thương bị nhập siêu, cán cân trả tiền bị thiếu hụt, ngoại tệ bị thiếu hụt, Thổ Nhĩ Kỳ không có vốn, do hệ thống tín dụng không ổn định. Các ngân hàng nước ngoài ở ngay trên đất nước Thổ Nhĩ Kỳ đã gây nên cho đất nước này những thiệt hại nặng nề. Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ cũng rất mờ mịt, chính sách chủ nghĩa nhà nước (chính phủ đỡ đầu việc phát triển công nghiệp) thúc đẩy nền công nghiệp dân tộc nhanh chóng hoàn thành và được củng cố. Trong thời kì khủng hoảng, chính phủ đã giúp các xí nghiệp lớn nhất bằng cách cho vay tiền, trợ cấp tiền và bằng các biện 11 pháp khác. Nhưng trong lúc đó những xí nghiệp loại nhỏ và vừa vẫn phải tự xoay xở lấy, do đó nhiều xí nghiệp đã bị đóng cửa. Về nông nghiệp: nạn khủng hoảng lôi cuốn cả nông nghiệp, hàng hoá Thổ Nhĩ Kỳ xuất khẩu bị hạ giá rất nhiều. Chính phủ thu hẹp diện tích trồng thuốc lá, lúa mì. Năm 1932 diện tích trồng bị thu hẹp 30%. Về chính trị: trong thời kỳ khủng hoảng, cuộc đấu tranh giai cấp vô sản đòi những quyền lợi kinh tế và chính trị của mình đã được tăng cường. Các cuộc đấu tranh của nông dân để giành ruộng đất, thủ tiêu những tàn dư của chế độ phong kiến và chế độ cho vay nặng lãi. Ngoài ra cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) còn diễn ra ở một số nước tư bản phát triển trung bình khác như: Rumani, Bungari, Hungari… Như vậy, khủng hoảng kinh tế ở các nước tư bản phát triển trung bình diễn ra toàn diện trên cơ sở khủng hoảng về kinh tế nó kéo theo khủng hoảng về chính trị. * Cuộc khủng hoảng kinh tế tại các nước thuộc địa, phụ thuộc: Cuộc khủng hoảng kinh tế trong những năm (1929 - 1933) là cuộc khủng hoảng diễn ra trên quy mô rộng lớn không chỉ ở những nước tư bản phát triển như Anh, Pháp, Mỹ, Nhật… Những nước tư bản phát triển trung bình như Ba Lan,Tây Ban Nha, Italia mà còn diễn ra ở các nước thuộc địa, phụ thuộc tiêu biểu như Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam… Ấn Độ: Năm 1929 cuộc khủng hoảng kinh tế đã tấn công dữ dội vào các ngành công nghiệp, nông nghiệp của Ấn Độ. Khủng hoảng đã đưa đến kết quả là đời sống của quần chúng nhân dân lao động thành thị và nông thôn sút kém nghiêm trọng. Công nhân bị sa thải hàng loạt khỏi nhà máy, nhiều xí nghiệp hạng vừa và nhỏ bị phá sản. Trong những năm khủng hoảng, giá hàng công nghiệp và nông nghiệp chênh lệch nhau rất nhiều. Giá nguyên liệu nông nghiệp bị giảm sút hơn so với hàng công nghiệp. Do đó, bị bọn đại tư bản Ấn Độ đã bòn rút được khá nhiều tư bản ở cả trong những năm khủng hoảng. Ở Ấn Độ, quá trình tập trung và tích tụ tư bản cũng như quá trình lập các công ty tư bản lũng đoạn càng được đẩy mạnh. 12 Khủng hoảng càng làm cho mâu thuẫn giai cấp ở Ấn Độ thêm gay gắt, công nhân và nông dân đói khổ không có lối thoát. Giai cấp tư sản Ấn Độ lợi dụng sự bất mãn của nhân dân đưa ra những chủ trương cho Ấn Độ có quyền thành lập chế độ tự trị. Khủng hoảng kinh tế ở Trung Quốc: Cùng với khủng hoảng kinh tế thế giới, sự sụt giá nông phẩm và bạc trắng, tổ chức lũng đoạn nước ngoài cũng càng tăng cường vơ vét của cải Trung Quốc. Nhân dân Trung Quốc khổ sở khốn cùng, đời sống của hầu hết các tầng lớp nhân dân đều ngày càng khó khăn, kể cả giai cấp tư sản dân tộc bị thua lỗ và phá sản, họ bắt buộc phải bán xí nghiệp của mình cho đế quốc (đặc biệt là Chủ nghĩa đế quốc Nhật) và tư sản mại bản. Như vậy, trong những năm 1929 - 1933 Chủ nghĩa tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có trước đó. Đây là cuộc khủng hoảng thừa kéo dài nhất và để lại hậu quả về mặt kinh tế, chính trị, xã hội tai hại nhất trong lịch sử chủ nghĩa tư bản. 1.1.2. Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933) 1.1.2.1. Hậu quả về mặt mặt kinh tế Cuộc khủng hoảng kinh tế đã gây ra tác hại khủng khiếp trong thế giới tư bản chủ nghĩa nói riêng và cá nhân các nước trên toàn thế giới nói chung. Làm tê liệt 1/2 năng lực sản xuất các ngành công nghiệp chủ đạo, chủ nghĩa tư bản bị đẩy lùi về mức sản xuất đầu thế kỉ XX. Số người thất nghiệp tăng lên nhanh chóng. Để đố i phó la ̣i, giới cầ m quyề n nhiề u nước đã baĩ bỏ chính sách kinh tế tự do, áp dụng chính s ách kinh tế hoạch định , chính sách kiểm soát hối đoái , ngăn chă ̣n hàng hóa nhâ ̣p từ nước ngoài . Biê ̣n pháp phổ biế n mà giai cấ p tư sản ở các nước thường dùng là tìm cách rút gánh nă ̣ng của cuô ̣c khủng hoảng lên đầ u nhân dân lao đô ̣ng, nhân dân các nước thuô ̣c điạ và phu ̣ thuô ̣c. Để giữ hàng hóa, đảm bảo lơ ̣i nhuâ ̣n, giai cấ p tư sản đã tìm cách ha ̣ lương công nhân , tăng thêm mức thuế và lâ ̣p ra rấ t nhiề u loa ̣i thuế mới , thu he ̣p sản xuấ t, phá hủy một phần cở sản xuất , bỏ hoang một số đồn điền , đố t hoă ̣c đổ hàng loạt sản phẩm xuống biển. 13 1.1.2.2. Hậu quả về chính trị Do tác động của cuộc khủng hoảng, ở tất cả các nước cuộc đấu tranh giai cấp đều diễn ra hết sức gay gắt. Để củng cố nền thống trị đang bị lung lay, thoát khỏi khủng hoảng kinh tế, giai cấp tư sản lũng đoạn đã thực hiện tăng cường nền chuyên chính tư sản. Cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đồng thời làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản ngày càng sâu sắc thêm, chính trị xã hội không ổn định những cuộc đấu tranh biểu tình diễn ra ở khắp mọi nơi. Từ năm 1928 đến 1933, số người tham gia bãi công ở các nước tư bản là 17 triệu người. Số ngày bãi công là 267 ngày. Cuô ̣c khủng hoảng đã làm cho Chủ nghiã t ư bản bi ̣phân hóa làm hai cực . Mô ̣t số nước tim ̀ cách duy trì chủ nghiã tủ bản đa ̣i nghi ̣tiế n hành những cải cách Dân chủ tư sản để đưa đát nước thoát khỏi khủng hoảng mà tiêu biể u là các nước Pháp , Mỹ, Anh. Mô ̣t số nướ c khác như Đức , Italia, Nhâ ̣t Bản đi vào con đường phát xit́ hóa bô ̣ máy chiń h quyề n . Từ sự lựa chọn khác nhau về đường lối thoát khỏi khủng hoảng và mục đích khác nhau đã dẫn tới sự ra đời của hai khối đế quốc đối lập nhau: một bên là Anh, Pháp, Mỹ với một bên là Đức, Ý, Nhật. Hai khối này ra sức chạy đua vũ trang báo hiệu nguy cơ một cuộc chiến tranh thế giới mới xảy ra. Vì vậy cuộc khủng hoảng kinh tế (1929 - 1933) đã dẫn đến nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới. Tóm lại, trong những năm 1929 - 1933, sau một thời kỳ phát triển ổn định, chủ nghĩa tư bản lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng chưa từng có trước đó. Từ Mỹ cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng trên quy mô rộng lớn, từ các nước tư bản phát triển đến các nước tư bản phát triển trung bình cũng như thuộc địa và phụ thuộc. Từ khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng về chính trị và nó gây nên những hậu quả hết sức nghiêm trọng. 1.2. Bối cảnh trong nƣớc Từ năm 1919 - 1930 nề n kinh tế của Viê ̣t Nam thuô ̣c điạ đã trải qua hơn mô ̣t thâ ̣p kỷ phát triể n . Thế nhưng từ cuố i thâ ̣p niên 20 của thế kỷ XX khi cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra , nề n kinh tế Viê ̣t Nam đã không tránh khỏi 14 tình trạng khủng hoảng trầm trọng . Vậy thì, những nhân tố nào tác động tới nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn này. 1.2.1. Những nhân tố tác động tới nền kinh tế Việt Nam 1.2.1.1. Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới Cuộc khủng hoảng diễn ra, sự giảm giá các loại sản phẩm xuất khẩu trên thị trường thế giới đã dẫn tới sự suy giảm của thương mại và các ngành sản xuất trong nước. Theo báo cáo của giám đốc sở tài chính Đông Dương năm 1930, cao su và bạc giảm giá. Giá bạc hạ từ 56% đến 58% trên thị trường thế giới. Cao su, mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Đông Dương thì đã từ 49 xu đô la 1 cân Anh năm 1926 giảm xuống còn 4,1 xu năm 1932 [20;17]. Sau bạc và cao su, giá các loại nông phẩm và các nguyên liệu khác cũng giảm sút nhanh chóng. Theo số liệu của Murrin Jean Murray thì từ năm 1928 đến năm 1931, giá các sản phẩm nội địa: thóc, gạo trắng, cùi dừa, hạt tiêu đen giảm từ 50 đến 75% và còn tiếp tục giảm mạnh cho mãi tới năm 1934 - 1935. Thóc gạo - mặt hàng chiếm 54,3% tổng giá trị xuất khẩu của Đông Dương bắt đầu giảm từ quý 3 năm 1930. Từ 11,56 đồng/tạ năm 1928, giá gạo giảm xuống 3,20 đồng/ tạ năm 1933, tức là giảm 72% giá trị . Ngô cũng từ 6,89 đồng/tạ giảm năm 1929 giảm chỉ còn 4,13 đồng /tạ năm 1931 [20;17]. Giá cả các mặt hàng giảm sút tác động một cách trực tiếp tới việc xuất khẩu, cũng có nghĩa là tới toàn bộ tình hình kinh tế trong nước. 1.2.1.2. Chính sách thuế và tiền tệ của pháp ở Đông Dương Chính sách thuế quan và thuế thương mại: Trong ngân sách liên bang, thuế quan chiếm khoảng 25% tổng các nguồn thu [16;18] và đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hoạt động của ngành ngoại thương nói riêng, của cả nền kinh tế thuộc địa nói chung, nhất là trong thời kỳ khủng hoảng. Theo chế độ thuế quan Đông Dương, Đông Dương là thuộc địa loại một nên phải chịu chế độ “đồng hoá quan thuế” với chính quốc, có nghĩa là hàng hoá của Đông Dương nhập vào Pháp và ngược lại, hàng hoá của Pháp nhập vào Đông Dương đều được miễn thuế và ngược lại, hàng nước ngoài vào Đông Dương 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan