Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên việt nam...

Tài liệu Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên việt nam

.PDF
118
536
115

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN -------------------------------------- TRẦN TRUNG DŨNG NĂNG LỰC HỘI NHẬP KHÔNG GIAN XÃ HỘI CỦA SINH VIÊN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội – 2010 0 Lời cảm ơn Luận văn được hoàn thành dựa trên những số liệu khảo sát thực địa và những thông tin từ đề tài KX.03.22/06-10 “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” do GS.TS Nguyễn Văn Khánh làm chủ nhiệm đề tài và đã nghiệm thu năm 1/2011. Những số liệu khác được sử dụng trong nghiên cứu này được thu nhập từ các nguồn thông tin đã công bố công khai của các cơ quan, tổ chức có uy tín như Tổng cục Thống kê, Bộ Giáo dục và đào tạo, và những thông tin do cá nhân người nghiên cứu tiến hành thu thập trong quá trình thực hiện. Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn tới Ban chủ nhiệm đề tài KX.03.22/06-10 đã cho phép tôi khai thác bộ số liệu khảo sát của đề tài, BCN Khoa Xã hội học, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội và các thầy, cô trong Bộ môn Nông thôn – Đô thị đã giúp đỡ tôi hoàn thành nghiên cứu này. Đặc biệt, tôi muốn gửi lời cám ơn sâu sắc nhất tới người hướng dẫn khoa học – TS. Hoàng Thu Hương, người đã tận tình chỉ bảo và có những ý kiến đóng góp quý báu giúp tôi hoàn thiện luận văn. Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn các đồng nghiệp của tôi ở Khoa Giáo dục chính trị -Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội đã có những đóng góp quý báu cho việc hoàn thành nghiên cứu. Trân trọng! Hà Nội, ngày 16 tháng 03 năm 2011 Học viên Trần Trung Dũng 1 Bảng chữ viết tắt BCN ĐHKHTN HN ĐHQGHN ĐHSPHN HCMC HVTTNVN KHXH&NV MOLISA NXB PVBCT PVS SV : : : : : : : : : : : : Ban chủ nhiệm Đại học khoa học tự nhiên Hà Nội Đại học quốc gia Hà Nội Đại học Sư phạm Hà Nội Thành phố Hồ Chí Minh Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam Khoa học xã hội và nhân văn Bộ Lao động Thương binh và Xã hội Nhà xuất bản Phỏng vấn bán cấu trúc Phỏng vấn sâu Sinh viên 2 MỤC LỤC Bảng chữ viết tắt ............................................................................................. 2 Phần mở đầu .................................................................................................... 7 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 7 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn..................................................................... 8 2.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................. 8 2.2. Ý nghĩa thực tiễn................................................................................... 8 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu ................................................................... 9 3.1. Mục đích nghiên cứu: ........................................................................... 9 3.2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................ 9 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu ............................. 9 4.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 9 4.2. Khách thể nghiên cứu ........................................................................... 9 4.3. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 9 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 10 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu ........................................................... 10 5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu ............................................................... 11 6. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................... 12 Nội dung chính .............................................................................................. 13 Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài ........................................... 13 1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ................................................................................................................. 13 1.2 Lý thuyết phát triển con người – vốn con người..................................... 16 1.3 Lý thuyết chức năng cơ cấu .................................................................... 20 1.4 Một số khái niệm công cụ ....................................................................... 21 1.4.1 Hội nhập ............................................................................................ 21 1.4.2 Năng lực, Năng lực hội nhập ............................................................ 23 1.4.3 Không gian xã hội ............................................................................. 25 1.4.4 Sinh viên ........................................................................................... 29 1.5 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ............................................................ 30 1.6 Vài nét về nguồn nhân lực, sinh viên Việt Nam ..................................... 34 Chương 2: Năng lực hội nhập không gian xã hội trường đại học của sinh viên Việt Nam ............................................................................................... 39 3 2.1. Sinh viên Việt Nam tự đánh giá về năng lực trí tuệ bản thân ................ 39 2.2. Năng lực nghiên cứu khoa học............................................................... 47 2.3. Năng lực định hướng nghề nghiệp ......................................................... 55 2.4. Tham gia hoạt động xã hội ..................................................................... 70 Chương 3: Năng lực hội nhập “không gian xã hội người lao động” của sinh viên Việt Nam. .............................................................................................. 75 3.1. Năng lực tìm kiếm việc làm ................................................................... 75 3.2. Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc .................................................... 85 3.3. Các yếu tố tác động đến năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam ............................................................................................... 92 3.3.1 Hệ thống xã hội thị trường lao động ................................................. 92 3.3.2 Hệ thống giáo dục đào tạo ................................................................ 99 3.3.3 Hệ thống gia đình............................................................................ 104 Kết luận và khuyến nghị ............................................................................. 108 1. Kết luận ................................................................................................... 108 2. Khuyến nghị và giải pháp ....................................................................... 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................ 114 4 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1: Số lượng sinh viên hệ cao đẳng, đại học năm học 2007-2008 và 2008 - 2009 Bảng 1.2: Biến đổi quy mô giáo dục đào tạo cao đẳng, đại học Việt Nam từ 2000 - 2006 Bảng 2.1: Đánh giá về năng lực trí tuệ của sinh viên Bảng 2.2: Khác biệt giới về năng lực trí tuệ của sinh viên Bảng 2.3: Năng lực trí tuệ của sinh viên theo các địa bàn khảo sát Bảng 2.4: Kết quả học tập cuối khóa của sinh viên ĐHQG năm 2009 Bảng 2.5: Tương quan giới tính và tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Bảng 2.6: Tương quan địa bàn khảo sát và tham gia nghiên cứu khoa học của sinh viên Bảng 2.7: Tương quan giới và người quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Bảng 2.8: Tương quan địa bàn khảo sát và người quyết định lựa chọn ngành học của sinh viên Bảng 2.9: Tương quan giới và mức độ hài lòng về ngành đang theo học của sinh viên Bảng 2.10: Tương quan địa bàn khảo sát và mức độ hài lòng về ngành đang theo học của sinh viên Bảng 2.11: Tương quan giới và tiêu chí quan trọng khi lựa chọn ngành học của sinh viên Bảng 2.12: Tương quan địa bàn khảo sát và tiêu chí quan trọng khi lựa chọn ngành học của sinh viên Bảng 2.13: Tương quan giới tính và mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Bảng 2.14: Tương quan địa bàn khảo sát và mức độ tham gia hoạt động tình nguyện của sinh viên Bảng 3.1: Tương quan giới tính và việc sinh viên đi làm thêm 5 Bảng 3.2: Tương quan địa bàn nghiên cứu và sinh viên đi làm thêm Biểu 3.2: Mục đích khi sinh viên đi làm thêm Bảng 3.3: Tương quan giới tính và mục đích sinh viên đi làm thêm Bảng 3.4: Tương quan địa bàn khảo sát và mục đích sinh viên đi làm thêm Bảng 3.5: Tương quan giới tính và khả năng xin việc của sinh viên Bảng 3.6: Tương quan địa bàn khảo sát và khả năng xin việc của sinh viên Bảng 3.7: Tương quan giới và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên Bảng 3.8: Tương quan địa bàn khảo sát và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của sinh viên Bảng 3.9: Số trường đại học và số sinh viên qua các năm 2000 - 2009 Bảng 3.10:Tỷ lệ chi phí cho giáo dục ở Việt Nam 2000-2005 Biểu 2.1 : Kết qủa học tập trong kỳ vừa qua Biểu 2.2: Sinh viên tham gia các nghiên cứu khoa học ở trường Biểu 2.3: Lý do sinh viên không tham gia nghiên cứu khoa học ở trường Biểu 2.4: Người quyết định lựa chọn ngành học Biểu 2.5: Mức độ hài lòng về ngành đang theo học Biểu 2.6: Tiêu chí quan trọng nhất khi lựa chọn nghề nghiệp Biểu 2.7: Sinh viên tham gia hoạt động tình nguyện Biểu 3.1: Sinh viên đi làm thêm Biểu 3.3: Khả năng đáp ứng yêu cầu công việc sinh viên Biểu 3.4: Khu vực làm việc mong muốn nhất Biểu 3.5: Chi giáo dục, đào tạo cao đẳng, đại học bình quân 1 người đi học trong 12 tháng qua chia theo vùng Hộp 2.1: Ý thức về NCKH của sinh viên Hộp 2.2 Nhận xét về sinh viên Hộp 2.3: Đáp ứng yêu cầu về các kỹ năng cơ bản của sinh viên 6 Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Đảng ta đã khẳng định: “Con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực to lớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa”.[3] Góp một phần rất quan trọng vào mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chính là vai trò của người lao động. Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, phát triển năng lực, trình độ của người lao động được đào tạo hay nguồn nhân lực chất lượng cao là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Việt Nam lại càng cần phải chú ý nhiều hơn đến chiến lược phát triển con người nói chung và đội ngũ sinh viên nói riêng bởi như lời Bác Hồ đã nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Muốn đất nước phát triển, quốc gia hùng cường tất yếu cần phát triển nguồn nhân lực. Thế hệ trẻ Việt Nam nói chung và sinh viên Việt Nam nói riêng đóng góp một phần vô cùng quan trọng vào công cuộc xây dựng đất nước. Việt Nam có trở nên hùng mạnh hay không, có phát triển hay không chính một phần không nhỏ là nhờ vào thế hệ thanh niên, sinh viên Việt Nam hiện nay. Là thế hệ tương lai của đất nước, sinh viên Việt Nam luôn được chăm lo và cả xã hội đang dành cho họ những điều kiện tốt nhất có thể để giúp họ có điều kiện học tập, phát huy trí tuệ của bản thân, góp phần vào công cuộc xây dựng đất nước. Trong những năm qua, nền giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục đại học nói riêng, ngoài những thành tựu đáng khích lệ cũng vẫn còn nhiều khó khăn, trở ngại trong việc hoàn thành mục tiêu của 7 giáo dục đại học là: “đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”… “Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên nắm vững kiến thức chuyên môn và có kỹ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo”.[13, tr 12] Một trong những vấn đề đặt ra đối với giáo dục đại học Việt Nam nói chung, đào tạo tay nghề cho sinh viên nói riêng đó chính là các kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra. Với những lý do như vậy, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài “Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam”. 2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 2.1. Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu này cho phép vận dụng các cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu xã hội học vào nghiên cứu năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt nam. Việc tiến hành nghiên cứu thực sự là một cơ hội tốt để thực hành và tích lũy kinh nghiệm triển khai nghiên cứu thực địa. 2.2. Ý nghĩa thực tiễn Việc nghiên cứu, đánh giá năng lực hội nhập các không gian xã hội khác nhau của sinh viên Việt Nam và các giải pháp, khuyến nghị đưa ra trong nghiên cứu này có thể được sử dụng trong việc hoạch định chiến lược đối với việc nâng cao năng lực cho sinh viên Việt Nam. 8 Nghiên cứu này cũng có thể là tài liệu tham khảo cho việc cung cấp các thông tin liên quan đến định hướng nghề nghiệp, đổi mới phương pháp dạy và học trong các nhà trường. 3. Mục đích, mục tiêu nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu này hướng tới làm sáng tỏ năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay. 3.2. Mục tiêu nghiên cứu: - Đánh giá năng lực hội nhập không gian xã hội trường đại học của sinh viên thông qua các yếu tố như: năng lực trí tuệ, năng lực nghiên cứu khoa học, năng lực định hướng nghề nghiệp, tham gia hoạt động xã hội. - Đánh giá năng lực hội nhập không gian xã hội của người lao động của sinh viên qua các yếu tố: năng lực tìm kiếm việc làm, các kỹ năng làm việc cơ bản. - Phân tích những yếu tố tác động đến năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên. 4. Đối tượng nghiên cứu, khách thể, phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam. 4.2. Khách thể nghiên cứu: Sinh viên Việt Nam 4.3. Phạm vi nghiên cứu: 9 Đề tài giới hạn trong việc tìm hiểu năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên qua các khía cạnh chủ yếu: hội nhập không gian trường đại học và hội nhập không gian người lao động qua các yếu tố cơ bản như: năng lực trí tuệ; năng lực nghiên cứu khoa học; năng lực định hướng nghề nghiệp; tham gia các hoạt động xã hội; năng lực tìm kiếm việc làm; các kỹ năng làm việc cơ bản; một số yếu tố tác động đến năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp phân tích tài liệu Phương pháp này được tiến hành trên cơ sở phân tích hai nguồn tài liệu: tài liệu mà tác giả thu thập được từ phỏng vấn sâu, các bài báo, nghiên cứu có liên quan đến đề tài; nguồn tài liệu thứ hai được tác giả sử dụng để phân tích là cơ sở dữ liệu từ khảo sát và thông tin thu thập được của đề tài KX.03.22/06-10 “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” mà tác giả có tham gia điều tra, khảo sát và được sự đồng ý của Chủ nhiệm đề tài. Cơ cấu mẫu khảo sát sinh viên: Hà Nội HCMC Bình Dương Đà Nẵng Khoa học tự nhiên, kỹ thuật 70 70 2 81 KHXH&NV 64 84 74 35 Kinh tế, kinh doanh 57 55 35 40 Nghệ thuật 18 116 0 0 Ngoại giao 55 4 0 9 Quân sự 34 0 0 0 Tổng 298 329 111 Nguồn: Tính toán từ số liệu điều tra, khảo sát của đề tài KX.03.22/06-10 10 165 Đề tài KX.03.22/06-10 “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” thực hiện khảo sát trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đà Nẵng. Đối tượng khảo sát bao gồm 2 bộ phận: cán bộ và sinh viên đang làm việc và theo học ở các lĩnh vực: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, công nghệ, giáo dục; lĩnh vực văn hóa và nghệ thuật ; quân sự và ngoại giao; kinh tế - kinh doanh …Tuy nhiên, do yêu cầu và giới hạn đề tài nên nghiên cứu này chỉ sử dụng số liệu khảo sát về sinh viên. 5.2. Phương pháp phỏng vấn sâu Với việc sử dụng các số liệu thứ cấp từ đề tài KX.03.22/06-10 “Xây dựng và phát huy nguồn lực trí tuệ Việt Nam phục vụ sự nghiệp chấn hưng đất nước trong thế kỷ XXI” nên trong quá trình phân tích, xử lý thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu của đề tài sẽ không tránh khỏi một số hạn chế: chưa bao quát được hết các khía cạnh của đề tài nghiên cứu, các số liệu sẵn có chưa phù hợp hoàn toàn với mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra nên cần có những thông tin bổ sung nhằm làm sáng rõ hơn các khía cạnh mà nghiên cứu này sẽ đề cập đến, ngoài ra, phương pháp này cũng sẽ góp phần tìm kiếm những khía cạnh thông tin sâu sắc hơn nhằm phục vụ cho việc làm sáng tỏ mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong việc tiến hành phỏng vấn 15 trường hợp chia làm hai nhóm: - 10 sinh viên: Nghiên cứu chọn 10 sinh viên đang theo học ở các lĩnh vực như: KHXH & NV; sinh viên KHTN, Kỹ thuật; Sinh viên học ngành Nghệ thuật … với mục tiêu tìm hiểu sâu hơn về các khía cạnh liên quan đến năng lực của sinh viên Việt Nam qua con mắt đánh giá của chính bản thân họ. Hiểu biết và nhận thức của họ về năng lực của bản thân đến mức độ nào. 11 Tuy nhiên, do còn hạn chế về điều kiện của học viên nên PVS chỉ được thực hiện ở Hà Nội mà không có điều kiện để thực hiện tại các địa phương khác. - 5 giảng viên, chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu thanh niên, sinh viên nhằm tìm hiểu thông tin xã hội nói chung, giảng viên các trường đại học nói riêng nhìn nhận về năng lực của sinh viên hiện nay này như thế nào? Điểm mạnh, điểm yếu mà sinh viên đang gặp phải trong quá trình hội nhập không gian xã hội hiện nay là gì? Những giải pháp cho vấn đề nâng cao năng lực đối với những trường hợp năng lực hội nhập chưa tốt. 6. Giả thuyết nghiên cứu Năng lực hội nhập không gian xã hội trường học và không gian xã hội người lao động của sinh viên Việt Nam còn có một số hạn chế. Có nhiều yếu tố khác nhau từ chủ quan đến khách quan tác động đến năng lực hội nhập không gian xã hội của sinh viên Việt Nam hiện nay. 12 Nội dung chính Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 1.1 Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao Các Nghị quyết của Đảng và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ta đã đặt con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, con người và nguồn nhân lực là những nhân tố quan trọng hàng đầu, quyết định sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững của đất nước. Con người Việt Nam có trình độ công nghệ tiên tiến hướng tới nền kinh tế tri thức với hàm lượng chất xám (trí lực) cao và hiệu quả là tiền đề quan trọng để Việt Nam trở thành nước công nghiệp vào năm 2020. Ở đây, con người xuất hiện với tư cách là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội: “Lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản chỉ đạo toàn bộ sự phát triển đất nước”[4]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX nêu rõ lấy con người và nguồn nhân lực là một trong ba khâu đột phá đi vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước: “Phát triển Giáo dục và Đào tạo là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội; tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”[5]. Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão, nhân loại đang bước vào nền kinh tế tri thức thì nguồn lực con người lại càng trở nên vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Sự cạnh tranh giữa các nước chính là sự chạy đua về giáo dục và giáo dục chính là nhân tố quyết định sự thành bại của mỗi quốc gia trên trường quốc tế và tiềm năng trí tuệ trở thành động lực chính của sự tăng tốc, 13 phát triển kinh tế xã hội. Nhận thấy vai trò quyết định của giáo dục đối với sự phát triển, Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã xác định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Với những quyết sách như vậy thì Đảng và Nhà nước ta xem giáo dục “vừa là động lực, vừa là mục tiêu” của sự phát triển bền vững xã hội. Trong bối cảnh thời gian mà lượng tri thức của loài người tăng gấp đôi và ngày một rút ngắn thì giáo dục sẽ rất nhanh chóng bị lạc hậu nếu không thường xuyên đổi mới. Vậy để giáo dục phát huy được vai trò của mình là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế, giáo dục phải luôn đổi mới về mọi mặt thông qua đổi mới giáo dục. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X đã chỉ rõ: “Phát triển mạnh hệ thống giáo dục nghề, trung cấp nghề cho các khu công nghiệp, các vùng kinh tế động lực và cho việc xuất khẩu lao động….Đổi mới hệ thống giáo dục đại học và sau đại học, gắn đào tạo với sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, trọng dụng nhân tài; nhanh chóng xây dựng cơ cấu nguồn nhân lực hợp lý về ngành nghề, trình độ đào tạo, dân tộc vùng miền….”[6]. Bên cạnh đó, Đảng Cộng sản Việt Nam một lần nữa nhấn mạnh vai trò quyết định của yếu tố con người đối với công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là vai trò của những người có trình độ mà sinh viên, trí thức chính là một bộ phận quan trọng trong đó: “Nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với nước ta khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”, đó là “người lao động có trí tuệ cao, tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo, bồi dưỡng và phát huy bởi nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học hiện đại”[6]. 14 Như chúng ta đã thấy, Đảng và Nhà nước luôn xác định rõ mục tiêu và con đường để đất nước phát triển không gì khác ngoài việc phát triển con người thông qua phát triển giáo dục. Qua đó, chúng ta cũng thấy được tầm quan trọng của đội ngũ tri thức và những người sẽ trở thành tri thức tương lai, vì vậy, Đảng đã chỉ rõ về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong đó có sinh viên : “Trí thức Việt Nam là lực lượng lao động sáng tạo đặc biệt quan trọng trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, xây dựng kinh tế tri thức, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh là trực tiếp nâng tầm trí tuệ của dân tộc, sức mạnh của đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo của Ðảng và chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị. Ðầu tư xây dựng đội ngũ trí thức là đầu tư cho phát triển bền vững. Xây dựng đội ngũ trí thức là trách nhiệm chung của toàn xã hội, của cả hệ thống chính trị, trong đó trách nhiệm của Ðảng và Nhà nước giữ vai trò quyết định. Trí thức có vinh dự và bổn phận trước Tổ quốc và dân tộc, không ngừng phấn đấu nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực chuyên môn, đóng góp nhiều nhất cho sự phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc. Thực hành dân chủ, tôn trọng và phát huy tự do tư tưởng trong hoạt động nghiên cứu, sáng tạo của trí thức vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghề nghiệp của trí thức. Trọng dụng trí thức trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực và kết quả cống hiến; có chính sách đặc biệt đối với nhân tài của đất nước”[7]. 15 Sinh viên nói riêng và thanh niên Việt Nam nói chung sẽ là một bộ phận quan trọng trong lực lượng trí thức nước nhà, chính vì thế, quan tâm đến việc xây dựng đội ngũ trí thức cũng chính là việc quan tâm đến việc chăm lo giáo dục và đào tạo cho sinh viên. Chính vì thế mà các văn kiện, nghị quyết của Đảng đối với vấn đề này ngày càng rõ ràng hơn, cụ thể hơn. Nếu như ban đầu chỉ là lấy con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển thì về sau là sự tập trung vào việc giáo dục đào tạo, xây dựng đội ngũ trí thức và lao động có trình độ cao, lấy đó làm động lực cho sự phát triển của nước nhà. Ngoài ra, trong một số các văn kiện hội nghị của Đảng còn đề cập đến các lĩnh vực Giáo dục – đào tạo, công tác thanh niên, mặc dù không có những quan điểm trực tiếp đến sinh viên nhưng đều có liên hệ trực tiếp đến một trong những lực lượng quan trọng nhất trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Ngay từ những ngày đầu của thời kỳ đổi mới, công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng đã luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, chú ý mà một phần quan trọng của chiến lược phát triển con người Việt Nam cũng là nâng cao dân trí, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, nhân lực nên học sinh, sinh viên là một phần không thể thiếu trong chiến lược chung đó. 1.2 Lý thuyết phát triển con người – vốn con người Vốn con người Trong thời gian nửa sau của thế kỷ XX, các nhà khoa học xã hội, kinh tế học đã quan tâm nhiều đến yếu tố phi kinh tế trong đó có yếu tố mà họ gọi là vốn con người. Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về khái niệm vốn con người. 16 Thuật ngữ Human Capital xuất hiện lần đầu tiên trong tài liệu kinh tế vào năm 1961, trong một bài báo có tên “đầu tư vào vốn con người” (Investment in Human capital) do Theodoro W. Schulz, người được giải Nôben về kinh tế, đăng trong tạp chí kinh tế học của Mỹ. Vốn con người (Human Capital) hay còn gọi là tư bản con người được hiểu như là: Cá nhân đầu tư thời gian và tiền bạc vào giáo dục, đào tạo và những phẩm chất khác để tăng lên năng lực sản xuất của họ và do vậy giá trị của họ tăng lên đối với người sử dụng lao động, được xem như là tài sản quý giá của vốn con người. [39] Một định nghĩa khác: “vốn con người là những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm tích luỹ trong mỗi con người nhờ quá trình học tập, rèn luyện và lao động được thể hiện trong quá trình sử dụng trong sản xuất. Vốn con người cũng hao mòn và phải tốn chi phí đề đầu tư hình thành và là nguồn vốn quan trọng nhất để phát triển của mỗi doanh nghiệp và quốc gia. Vốn con người cấu thành từ ba nhân tố chính (1) năng lực ban đầu, nhân tố này gắn liền với yếu tố năng khiếu và bẩm sinh ở mỗi người, (2) những năng lực và kiến thức chuyên môn được hình thành và tích luỹ thông qua quá trình đào tạo chính quy, (3) các kỹ năng, khả năng chuyên môn, những kinh nghiệm tích luỹ từ quá trình sống và làm việc” [1, tr 1-3]. Vốn con người nằm trong cá nhân Nó được phát triển thông qua việc sử dụng và trải nghiệm, cả trong và ngoài công việc chuyên môn, cũng như thông qua giáo dục chính quy và không chính quy. Lý thuyết vốn con người (human-capital theory) giải thích sự khác biệt về thu nhập như là, ít nhất là một phần, một tỷ lệ lợi nhuận của vốn con người; Ví dụ, tương quan giữa số năm giáo dục chính thức và thu nhập được giải thích trong những thuật ngữ này. Do vậy, kết luận thường được tiếp cận 17 bởi các nhà lý thuyết vốn con người rằng tỷ lệ lãi suất về giáo dục thường cao. Tương tự, đói nghèo đôi khi được giải thích như là sự tăng lên của một sự thiếu về vốn con người. Khi đầu tư vào vốn con người thì tính khả thi đó phụ thuộc vào năng lực tiếp thu kiến thức kỹ năng từ giáo dục hay phụ thuộc vào năng lực của mỗi người. Cơ hội đầu tư vào giáo dục đào tạo gần như bằng nhau cho mỗi cá nhân, nhưng việc tận dụng các cơ hội đó để có được lợi ích cao là không giống nhau. Mức vốn con người có thể nhận được phụ thuộc vào năng lực của con người và điều kiện kinh tế của gia đình họ. Trường hợp khác nhau về năng lực đã có nhiều bằng chứng cho thấy hai người khác nhau khả năng tiếp nhận những kiến thức, kỹ năng từ giáo dục hay kinh nghiệm từ thực tế lao động khác nhau rất nhiều. Những người có năng lực cao hơn sẽ hứa hẹn làm việc hiệu quả hơn, năng suất cao hơn. Mức vốn con người trong mỗi người sẽ được thể hiện trong quá trình lao động bằng năng suất lao động của họ. Trong khuôn khổ đề tài này, mức vốn của sinh viên sẽ được thể hiện thông qua khả năng hội nhập của họ với không gian trường học và có thể là không gian người lao động qua việc họ tìm kiếm việc làm. Vốn xã hội Người đầu tiên đưa ra một sự phân tích có hệ thống về vốn xã hội là nhà xã hội học người Pháp – Pierre Bourdieu khi ông đưa ra định nghĩa khái niệm là: “tập hợp những nguồn lực hiện hữu hoặc tiềm tàng, gắn với việc có một mạng lưới bền vững những quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa” [44, tr241-258] Vốn xã hội trong gia đình: Bối cảnh gia đình có thể tách ra về mặt phân tích ít nhất trong 3 thành phần khác nhau: vốn tài chính, vốn con người và vốn xã hội. 18 Vốn tài chính được đo theo sự giàu có của gia đình hoặc thu nhập của gia đình. Nó cung cấp các nguồn vật chất để có thể giúp cho một vị trí xác định trong nhà đối với việc nghiên cứu, các đồ dùng học tập, các nguồn tài chính giải quyết các vấn đề gia đình. Vốn con người được đo bởi giáo dục của cha mẹ và nó cung cấp tiềm năng cho một môi trường nhận thức về trẻ em để hỗ trợ học hành. Vốn xã hội trong gia đình khác với cả 2 loại vốn trên. Vốn xã hội của gia đình là những quan hệ giữa trẻ em và bố mẹ (khi gia đình bao gồm cà các thành viên khác, các quan hệ với họ cũng là tốt). Tức là, nếu vốn con người có được bởi các bậc cha mẹ không được bổ sung bởi vốn xã hội bao gồm trong quan hệ gia đình, nó không liên quan đến sự phát triển giáo dục của trẻ em để bậc cha mẹ có một ý tưởng hay, hoặc hoặc giá trị bé nhỏ, của vốn con người. Vốn xã hội ngoài gia đình Vốn xã hội có ý nghĩa đối với sự phát triển của người trẻ tuổi không chỉ nằm trong gia đình. Nó có thể được tìm thấy ở bên ngoài cũng như trong cộng đồng, nơi có các mối quan hệ xã hội tồn tại giữa các bậc cha mẹ, trong sự khép kín được biểu hiện bởi cấu trúc các quan hệ, và trong quan hệ giữa các bậc cha mẹ với các thiết chế của cộng đồng. Đối với các gia đình thường xuyên chuyển chỗ ở, các mối quan hệ xã hội tạo nên vốn xã hội sẽ bị phá vỡ ở mỗi lần di chuyển. Mức độ khép kín giữa các thế hệ có thể tác động tới cộng đồng ở bất cứ mức độ nào nhưng không tác động tới các bậc cha mẹ trong các gia đình di chuyển. Tham gia vào các mạng lưới xã hội, các quan hệ xã hội làm tăng thêm vốn con người, do: Tiếp xúc với các chuyên gia, những người am hiểu thuộc các lĩnh vực khác nhau nên cá nhân có thể học hỏi thêm tri thức, kinh nghiệm. 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan