Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ ...

Tài liệu Năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy việt nam sau khi việt nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

.PDF
98
91
146

Mô tả:

®¹i häc quèc gia hµ néi TrƯêng ®¹i häc kinh tÕ ------------------------------------ NGUYÔN THÞ ¸NH TUYÕT N¡NG LỰC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY GIÊY VIÖT NAM SAU KHI VIÖT NAM GIA NHËP Tæ CHøC TH¦¥NG M¹I THÕ GIíI LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ Hà Nội - 2012 ®¹i häc quèc gia hµ néi TrƯêng ®¹i häc kinh tÕ ------------------------------------ NGUYÔN THÞ ¸NH TUYÕT N¡NG LỰC C¹NH TRANH CñA TæNG C¤NG TY GIÊY VIÖT NAM SAU KHI VIÖT NAM GIA NHËP Tæ CHøC TH¦¥NG M¹I THÕ GIíI Chuyªn ngµnh : kinh tÕ chÝnh trÞ M· sè : 60 31 01 LuËn v¨n th¹c sÜ kinh tÕ chÝnh trÞ NgƯêi hƯíng dÉn khoa häc: PGS.TS. hoµng thÞ bÝch loan Hà Nội - 2012 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT ........................................ i DANH MỤC BẢNG, DANH MỤC BIỂU....................................................... ii MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI .................................................................. 7 1.1. Những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 7 1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .................... 7 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...................................................................................................... 11 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ...... 18 1.2. Tổ chức thương mại Thế giới và tác động của Việt Nam gia nhập WTO đến doanh nghiệp ........................................................................................ 23 1.2.1. Khái quát về Tổ chức Thương mại Thế giới................................. 23 1.2.2. Tác động của Việt Nam gia nhập WTO đến doanh nghiệp .......... 24 1.3. Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các tập đoàn sản xuất giấy tại Indonesia và bài học cho Tổng công ty giấy Việt Nam ................. 28 1.3.1. Kinh nghiệm của tập đoàn sản xuất giấy tại Indonesia................. 28 1.3.2. Bài học rút ra cho Tổng công ty giấy Việt Nam ........................... 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO.... 34 2.1. Những nhân tố mới ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ................................... 34 2.1.1. Khái quát chung về Tổng công ty giấy Việt Nam ........................ 34 2.1.2. Những nhân tố mới ảnh hưởng tới Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ............................................................ 35 2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam từ năm 2007 đến nay ....................................................................................... 39 2.2.1. Mô hình doanh nghiệp .................................................................. 40 2.2.2. Chiến lược kinh doanh .................................................................. 41 2.2.3. Tiềm lực tài chính ......................................................................... 43 2.2.4. Chất lượng nguồn nhân lực ........................................................... 46 2.2.5. Trình độ khoa học công nghệ........................................................ 49 2.2.6. Năng lực tiếp cận thị trường ......................................................... 50 2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ....................................................... 53 2.3.1. Những thành quả đạt được ............................................................ 53 2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân của hạn chế ................................ 59 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TỔNG CÔNG TY GIẤY VIỆT NAM SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO ................................. 67 3.1. Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO ............................................... 67 3.1.1. Bối cảnh hiện nay tác động đến năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam ............................................................................ 67 3.1.2 Một số phương hướng chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam ................................................................... 69 3.2 Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO .......................... 72 3.2.1 Tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam .......................................... 72 3.2.2. Sắp xếp cải tổ bộ máy tổ chức của Tổng công ty giấy Việt Nam một cách hợp lý ....................................................................................... 75 3.2.3. Xây dựng hệ thống công cụ cạnh tranh hiệu quả .......................... 76 3.2.4. Nâng cao khả năng tiếp cận và thu hút có hiệu quả các nguồn lực nội tại của Tổng công ty giấy Việt Nam ................................................. 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 88 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT TT KÝ HIỆU 1 ACFTA 2 AKFTA 3 AFTA 4 APEC 5 6 ASEAN CNH-HĐH 7 CEFT/AFTA 8 9 DNNN EU 10 GATT 11 12 13 14 MFN OECD VINAPACO USD 15 TRIPS 16 WTO 17 WBCSD NGUYÊN NGHĨA Khu vực mậu dịch tự do Asen -Trung Quốc Khu vực mậu dịch tự do Asen -Hàn Quốc Khu vực thương mại tự do ASEAN Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa Ưu đãi thuế quan đối với khu vực mậu dịch tự do ASEAN Doanh nghiệp Nhà nước Liên minh Châu Âu Tổ chức hiệp định chuyên về thuế quan và thương mại Nguyên tắc tối huệ quốc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Tổng công ty giấy Việt Nam Đô la Mỹ Chỉ hiệp định bảo vệ Quyền Sở Hữu Trí Tuệ liên quan đến thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới Tổ chức thương mại thế giới Hội đồng kinh doanh thế giới về phát triển bền vững i DANH MỤC BẢNG STT SỐ HIỆU NỘI DUNG TRANG Tổng quan về cam kết trong WTO đối với bột giấy 1 Bảng 2.1 2 Bảng 2.2 Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh tế chủ yếu 43 3 Bảng 2.3 Nguồn vốn chủ sở hữu của VINAPACO 44 4 Bảng 2.4 5 Bảng 2.5 và các sản phẩm giấy Số vốn góp và tỷ lệ vốn góp của VINAPACO tại các doanh nghiệp khác tới ngày 31/12/2011 36 45 Trình độ chuyên môn của ban lãnh đạo 47 VINAPACO 6 Bảng 2.6 Trình độ của lực lượng lao động sản xuất 7 Bảng 2.7 8 Bảng 2.8 Tiêu dùng giấy các loại tại Việt Nam 51 9 Bảng 2.9 Sản lượng giấy in, viết tại Việt Nam 52 Tỷ lệ mua sắm trang thiết bị, máy móc nội địa và nhập khẩu 48 50 DANH MỤC BIỂU STT SỐ HIỆU NỘI DUNG 1 Biểu đồ 2.1 2 Biểu đồ 2.2 Biểu đồ tiêu thụ giấy theo vùng của Vinapaco 56 3 Biểu đồ 2.3 Tỷ trọng tiêu thụ giấy theo vùng qua các năm 57 Biểu đồ thị phần giấy in, viết Việt Nam 20102011-2012 ii TRANG 55 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là xu thế khách quan trong tiến trình toàn cầu hóa với sự ra đời của các tổ chức liên minh kinh tế, liên minh khu vực như WTO, AFTA, ASEAN, APEC… Hội nhập đã và đang tạo dựng môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng được cải thiện, quá trình này vừa tạo ra những cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt trong cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. Ngành công nghiệp sản xuất giấy của Tổng công ty giấy Việt Nam là một trong những ngành kinh tế - kỹ thuật có vị trí quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu ngành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Ngành giấy có vai trò quan trọng không chỉ về kinh tế mà cả về văn hóa, an sinh xã hội và môi trường... Thủ tướng Chính phủ cũng đã khắng định “Ngành công nghiệp bột giấy và giấy là một trong những ngành chiến lược quan trọng, phục vụ trực tiếp sự nghiệp văn hóa, giáo dục, xã hội và phát triển kinh tế đất nước”. Ngành giấy còn nhiều tiềm năng phát triển như thoả mãn nhu cầu tiêu dùng giấy cho hơn 80 triệu dân; hiện mức tiêu dùng giấy đầu người bình quân ở Việt Nam mới đạt 18,4 kg/năm, trong khi đó một số nước trong khối ASEAN đạt từ 30-50 kg/năm, các nước kinh tế phát triển là 200 kg/năm. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có lợi thế về diện tích rừng tự nhiên lớn và nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới nên rất phù hợp phát triển cây nguyên liệu giấy. Tuy vậy, thời gian qua năng lực sản xuất và năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy còn thấp chưa tương xứng với tiềm năng phát triển. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Điều này đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ 1 hội lớn để phát triển, song cũng đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những thách thức lớn của sân chơi toàn cầu. Tổng công ty giấy Việt Nam đang và sẽ phải đối mặt với các thách thức rất lớn, đó là tình hình cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Ngay sau khi lộ trình gia nhập AFTA được thực hiện kể từ ngày 1/7/2003 với việc thuế nhập khẩu giảm từ 40% xuống còn 20%, sản xuất giấy trong nước gặp phải sự cạnh tranh khốc liệt của giấy nhập khẩu từ Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc… ngay trên thị trường nội địa. Thách thức ngày càng lớn hơn khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào ngày 7/11/2006 làm mức thuế nhập khẩu các loại giấy giảm xuống chỉ còn 20-25%. Trong khi đó tổng lượng nhập khẩu giấy in, viết các loại trong năm 2011 đã đạt 111.446 tấn, Indonesia, Thái Lan và Singapore vẫn là 03 thị trường nhập khẩu giấy in, viết lớn nhất của Việt Nam khi chiếm tới 85,58% trong tổng lượng nhập khẩu (Indonesia đạt 42.200 tấn chiếm 37,87%, Singapore đạt 24.509 tấn chiếm 21,99% và Thái Lan đạt 28.662 tấn chiếm 25,72%). Để tồn tại và phát triển Tổng công ty giấy Việt Nam không còn con đường nào khác là phải chủ động nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trên thị trường. Xuất phát từ nhận thức này, tác giả đã lựa chọn chủ đề “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới” làm đề tài luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kinh tế chính trị. 2. Tình hình nghiên cứu Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung, tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế là một trong những điều kiện giúp doanh nghiệp và các sản phẩm giấy của Việt Nam có vị trí, chỗ đứng không chỉ trên thị trường trong nước mà cả trên thị trường quốc tế. Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu liên quan đến vấn đề năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong thời gian qua đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các khía cạnh như: 2 - Hoàng Thế Đông (2009), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Giấy Tissue Sông Đuống - Tổng công ty giấy Việt Nam, Luận văn thạc sỹ trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHN. Công trình đã làm rõ cơ sở lý luận, cơ sở khoa học về quản lý sử dụng vốn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Phân tích thực trạng quản lý sử dụng vốn của Công ty giấy Tissue Sông Đuống – thuộc Tổng công ty giấy Việt Nam. Từ đó đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn; đồng thời Nhà nước cần tạo điều kiện để các doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng nguồn vốn… Qua đó tăng khả năng cạnh tranh của Công ty giấy Tissue Sông Đuống - Tổng công ty giấy Việt Nam. - Vũ Dương Hiền (1995), Nâng cao chất lượng sản phẩm Giấy của Công ty giấy Hải Phòng trong cơ chế thị trường, Luận văn Thạc sỹ trường Đại học Kinh tế Quốc Dân. Luận văn đã phân tích được chất lượng sản phẩm giấy của các doanh nghiệp sản xuất giấy ở miền bắc Việt Nam, kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm giấy của các ngành giấy các nước Châu Á và tổng kết kinh nghiệm nâng cao chất lượng sản phẩm của công ty giấy Hải Phòng đã đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm tại các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam trong cơ chế thị trường. - Đặng Văn Long (2007), Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty lắp máy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế Quốc tế, luận văn thạc sỹ Kinh tế chính trị trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Luận văn đã nêu ra được những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, tổng kết kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đồng thời đánh giá năng lực của Tổng công ty lắp máy Việt Nam (LILAMA) trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của LILAMA. 3 - Dương Thị Hồng Nhung (2001), Doanh nghiệp nhà nước Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Luận văn Thạc sĩ khoa Kinh tế - ĐHQGHN. Trên cơ sở phân tích thực trạng cải cách doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ở Việt Nam trong những năm gần đây và những tác động của quá trình toàn cầu hoá đến sự phát triển của DNNN, tác giả làm rõ những vấn đề cần được tiếp tục giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DNNN và đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng sức cạnh tranh của DNNN Việt Nam hiện nay. - Trung Trường (2005), Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam trong quá trình hội nhập, Nhà xuất bản Thống kê. Công trình này đã đề cập đến vấn đề cơ bản về quan niệm năng lực cạnh tranh, các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là môi trường bên trong, môi trường bên ngoài từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực canh trạnh của doanh nghiệp. Đồng thời đi sâu phân tích tác động của các yếu tố bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, pháp luật, xã hội… đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhìn chung, các công trình trên đã nghiên cứu năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói chung, ngành giấy của Việt Nam nói riêng ở một số khía cạnh như giải pháp cung cấp tài chính cho các dự án bột giấy và giấy, hoạt động đổi mới công nghệ, sử dụng vốn... Các công trình đã đi sâu phân tích các yếu tố tác động của môi trường bên trong. Do vậy đề tài “Năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới” sẽ tập trung vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến năng lực cạnh tranh của tổng công ty. Từ đó phân tích đánh giá thực trạng để đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế một cách hiệu quả dưới góc độ kinh tế chính trị. 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. - Làm rõ những ảnh hưởng khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đến các doanh nghiệp nói chung và tổng công ty giấy Việt Nam nói riêng. - Phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Tổng công ty giấy Việt Nam đặt trong sự tác động của các nhân tố đến sự phát triển, cũng như năng lực cạnh tranh của tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. + Về không gian: Tổng công ty giấy Việt Nam + Về thời gian: Từ năm 2007 đến năm 2011 5 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên phương pháp luận của Chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời đề tài sử dụng các phương pháp cụ thể như: Phương pháp trừu tượng hóa khoa học, phương pháp điều tra khảo sát thực tế tại Tổng công ty giấy Việt Nam, phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phỏng vấn và kế thừa có chọn lọc những thành quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn trước đây liên quan đến đề tài. 6. Những đóng góp mới của luận văn - Làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong bối cảnh hội nhập. - Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại Thế giới. 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại Thế giới. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. - Chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty giấy Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập WTO. 6 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI 1.1. Những vấn đề lý luận chung về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1. Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Dưới mỗi cách tiếp cận khác nhau, mục đích nghiên cứu khác nhau nên có nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Về mặt lý luận cạnh tranh kinh tế từ lâu đã được C. Mác đề cập đến như là hệ quả tất yếu của quá trình hình thành và phát triển của sản xuất và trao đổi hàng hóa. Theo C.Mác: cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành lấy những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu đuợc lợi nhuận siêu ngạch. Theo từ điển bách khoa Việt Nam tập 1 định nghĩa: Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa những thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất tiêu thụ, thị trường có lợi nhất. Theo quan niệm này chủ thể của cạnh tranh là các chủ thể kinh tế và mục đích của họ là nhằm giành được các điều kiện sản xuất, khả năng tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Theo từ điển kinh doanh Anh-Việt: cạnh tranh là sự đối nghịch giữa các hàng kinh doanh trên cùng một thị trường để giành được nhiều khách hàng, do đó nhiều lợi nhuận hơn cho bản thân, thường là bằng cách bán theo giá thấp nhất hay cung cấp một lượng hàng hóa tốt nhất. Do đó có thể hiểu cạnh 7 tranh là hoạt động giữa các doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa lợi nhuận bằng cách hạ thấp giá bán hoặc nâng cao chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Như vậy, có nhiều quan niệm và cách hiểu khác nhau về cạnh tranh nhưng các quan niệm đó đều cho thấy bản chất của cạnh tranh. Chúng ta có thể hiểu: Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh giữa các chủ thể kinh tế trên thị trường nhằm giành được điều kiện có lợi về sản xuất, về tiêu thụ hàng hóa, chiếm lĩnh thị trường và giành được nhiều khách hàng để đạt được lợi nhuận tối đa. Có nhiều cách để phân loại cạnh tranh, tuy nhiên có một số cách phân loại cơ bản đã được các nhà khoa học nghiên cứu. Theo phạm vi ngành kinh tế, cạnh tranh được chia thành hai loại là cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cạnh tranh giữa các doanh nghiệp cùng sản xuất, kinh doanh một loại hàng hóa, dịch vụ. Theo đó các doanh nghiệp yếu kém phải thu nhỏ hoạt động kinh doanh, thậm chí phá sản còn các doanh nghiệp mạnh sẽ chiếm ưu thế. Cạnh tranh trong nội bộ ngành là cuộc cạnh tranh tất yếu xảy ra và tất cả đều nhằm vào mục tiêu cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa các ngành là cạnh tranh giữa các chủ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa và các dịch vụ của các lĩnh vực kinh tế khác nhau nhằm mục tiêu lợi nhuận. Cạnh tranh giữa các ngành tạo ra xu hướng di chuyển dòng vốn từ ngành có lợi nhuận thấp sang ngành có lợi nhuận cao hơn dẫn tới sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân. Theo hình thái của cạnh tranh, có thể phân thành cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo hay còn gọi là cạnh tranh thuần túy, thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thị trường mà tại đó có rất nhiều 8 người bán các sản phẩm tương tự nhau và giá cả của sản phẩm là do thị trường cung cầu quyết định. Tại thị trường cạnh tranh hoàn hảo người mua và người bán có đủ các thông tin về điều kiện của thị trường, tuy nhiên trong thực tế ít tồn tại hình thái cạnh tranh hoàn hảo này. Cạnh tranh không hoàn hảo là trạng thái phổ biến chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh. Trong thị trường này, các doanh nghiệp kinh doanh các loại hàng hóa và dịch vụ khác nhau. Các nhà kinh doanh sản xuất đủ mạnh để chi phối giá cả các sản phẩm của mình trên thị trường. Trong cạnh tranh không hoàn hảo lại phân loại là độc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính chất độc quyền. Độc quyền nhóm là một ngành chỉ có ít doanh nghiệp sản xuất và giá cả sản phẩm không chỉ phụ thuộc vào sản lượng doanh nghiệp đó sản xuất mà còn phụ thuộc vào hoạt động cạnh tranh của các đối thủ quan trọng trong ngành đó. Cạnh tranh độc quyền là một ngành có nhiều người bán, sản xuất ra những sản phẩm dễ thay thế cho nhau, mỗi hãng chỉ có thể hạn chế ảnh hưởng tới giá cả sản phẩm của mình ở mức độ nhất định. Theo tính chất của phương thức cạnh tranh có thể phân loại thành cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh. Trong cạnh tranh để đạt được mục đích cao nhất là tối đa hóa lợi nhuận, các chủ thể kinh tế sẽ dùng các biện pháp cạnh tranh cả lành mạnh và thủ đoạn phi pháp để đạt được các mục tiêu của mình. Ngoài các cách phân loại cạnh tranh như trên còn rất nhiều cách phân loại về cạnh tranh khác nhau. Có thể xét theo điều kiện không gian, đặc điểm về lợi thế so sánh của tài nguyên, tập quán sản xuất, văn hóa, tiêu dùng của các dân tộc, khu vực, quốc gia khác nhau mà phân loại. 9 1.1.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thuật ngữ “Năng lực cạnh tranh” dù vẫn được sử dụng rộng rãi nhưng vẫn chưa có một khái niệm rõ ràng cũng như cách thức đo lường năng lực cạnh tranh ở cả cấp độ quốc gia, cấp ngành, cấp sản phẩm cũng như cấp doanh nghiệp. Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa về năng lực cạnh tranh trên cơ sở kết hợp cho cả doanh nghiệp, ngành, quốc gia như sau: Sức cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo lý thuyết tổ chức ngành công nghiệp xem xét năng lực cạnh tranh dựa trên khả năng sản xuất ra sản phẩm ở một mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến. Một doanh nghiệp yếu kém về năng lực cạnh tranh sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường nếu như doanh nghiệp đó không kịp thời thay đổi mình theo hướng tích cực trước các đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Theo quan điểm cổ điển dựa trên lý thuyết thương mại truyền thống, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được xem xét qua lợi thế so sánh về chi phí sản xuất và năng suất. Hiệu quả của các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên chi phí thấp. Chi phí thấp không chỉ là điều kiện cơ bản mà cón đóng góp tích cực vào nền kinh tế. Theo viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương và chương trình phát triển Liên Hợp Quốc cho rằng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được đo bằng khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. 10 Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là hiệu quả của sự kết hợp các yếu tố cấu thành về chất tạo nên sức mạnh cạnh tranh kinh tế của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh trong một giai đoạn nhất định thuộc môi trường cạnh tranh lành mạnh, được thể hiện qua các tiêu chí khác nhau như: tính hiệu quả của các hoạt động, thị phần, tỷ suất lợi nhuận, sức mạnh thương hiệu, tỷ giá cổ phiếu… Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được xác định dựa vào các ưu thế cạnh tranh của nó. Ưu thế là thế mạnh đuợc hiểu bao gồm những đặc tính hoặc những thông số của sản phẩm nhờ đó sản phẩm có đuợc ưu việt, sự vuợt trội so với sản phẩm của các đối thủ. Do vậy để tạo năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh của kinh tế thị truờng, doanh nghiệp nào cũng phải tạo lập được lợi thế so sánh với đối thủ, cần nâng cao ưu thế của mình, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.1.2.1 Môi trường kinh doanh  Luật pháp và chính sách kinh tế của Nhà nước Nhà nước với tư cách là chủ thể điều tiết nền kinh tế vĩ mô, có vai trò quan trọng chi phối toàn bộ các vần đề kinh tế, xã hội, chính trị, văn hoá của đất nuớc. Luật pháp và chính sách kinh tế được Nhà nước sử dụng làm một trong những công cụ chủ yếu và quan trọng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế - xã hội nói chung cũng như tạo cho doanh nghiệp có môi trường kinh doanh thuận lợi, năng lực cạnh tranh cao. Nhà nước đưa ra hệ thống các chính sách hay những bộ luật nhằm thực hiện các mục tiêu bộ phận trong quá trình hướng tới đạt được mục tiêu chung là sự phát triển của đất nước. Tuy nhiên sự can thiệp của Nhà nước bằng cách đưa ra hệ thống luật pháp và 11 chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thường diễn ra khá phức tạp, định tính nhiều hơn định lượng vì vậy có thể gây ra tác động hai mặt thuận lợi và bất lợi. Nếu hệ thống pháp luật và chính sách có tính hợp lý và đồng bộ sẽ tạo được môi trường thuận lợi và hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp. Một hệ thống chính sách và luật pháp đồng bộ phù hợp với yêu cầu phát triển của đất nước trong từng thời kỳ phát triển nhất định sẽ đảm bảo vững chắc cho sự vận hành của nền kinh tế thị truờng. Nhờ đó mà các tiềm năng kinh tế được phát triển, các nguồn lực được sử dụng tiết kiệm, hợp lý, mỗi doanh nghiệp sẽ phát huy được sự sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược lại nếu hệ thống pháp luật và chính sách còn nhiều sơ hở, không đồng bộ sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiện nay, ở nước ta việc xây dựng một hệ thống chính sách và pháp luật hoàn chỉnh còn là vấn đề lâu dài và cần nhiều thời gian, do nước ta đang trong giai đoạn phát triển và hình thành nền kinh tế thị trường, do đó các điều luật luôn cần đuợc bổ sung để đuợc hoàn chỉnh và hợp lý, phù hợp với sự phát triển của xã hội nói chung.  Sự cạnh tranh của các đối thủ cùng ngành Trong môi trường cạnh tranh, sức mạnh của mỗi doanh nghiệp nói chung không chỉ được đo bằng chính năng lực nội tại của nó, mà điều quan trọng hơn là trong sự so sánh tương quan giữa các doanh nghiệp với nhau, đó chính là sự cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành với nhau. Các đối thủ cạnh tranh trong ngành quyết định tính chất và mức độ ganh đua nhằm giành giật lợi thế trong ngành, theo đuổi mục tiêu cuối cùng là thị phần hiện có, lợi nhuận cao nhất. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, sự xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh trong ngành đặc biệt các đối thủ mạnh càng làm xu hướng tăng cường độ cạnh tranh và làm giảm mức lợi nhuận của ngành. Các đối thủ càng mạnh tức là họ có khả năng mở rộng sản 12 xuất, chiếm lĩnh thị trường sẽ làm cạnh tranh trở lên khốc liệt hơn. Theo đó doanh nghiệp nào không nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình, tiềm lực hạn chế… chắc chắn sẽ bị đánh bại ra khỏi nền kinh tế bởi các đối thủ mạnh. Đặc biệt trong quá trinh toàn cầu hóa kinh tế, hội nhập kinh tế hiện nay, các công ty xuyên quốc gia, công ty nước ngoài có lợi thế mạnh về tiềm lực tài chính, quy mô hoạt động, công nghệ… thực sự là đối thủ cạnh tranh đáng sợ đối với các doanh nghiệp trong nước mà tiềm lực còn hạn chế và sức cạnh tranh thấp. Mức độ cạnh tranh của các đối thủ trong ngành sẽ trở nên khốc liệt khi ngành ở giai đoạn bão hòa hoặc suy thoái, có nhiều đối thủ ngang tầm nhau cũng với các rào cản kinh tế làm cho doanh nghiệp khó tự do di chuyển sang ngành khác, từ đó làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trở nên yếu kém hơn. Chính vì vậy, để có thể bảo vệ khả năng cạnh tranh của mình, các doanh nghiệp cần hiểu biết đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn trên thị trường, đặc biệt là các đối thủ có sức mạnh lớn trên thị trường. 1.1.2.2. Hội nhập kinh tế quốc tế Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình tất yếu trong giai đoạn nền kinh tế ngày càng có xu hướng phát triển, các nước mở cửa trao đổi buôn bán với nhau trên thế giới. Đối với Việt Nam tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế đã đuợc Đảng và Nhà nước ta chú trọng quan tâm gắn với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, mở rộng đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ kinh tế. Đây là một trong những chính sách lớn của Đảng và Nhà nước trong công cuộc CNH-HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế có ảnh hưởng lớn chi phối toàn bộ hoạt động của cả nền kinh tế nói chung cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng. Bởi cùng với lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, nền sản xuất của chúng ta chịu 13
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất