Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế...

Tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành cao su việt nam trong quá trình hội nhập quốc tế

.PDF
190
1014
111

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VƯƠNG QUỐC THẮNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VƯƠNG QUỐC THẮNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 62 34 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Anh Tài 2. PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuân Hà Nội, 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả luận án Vương Quốc Thắng MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt .......................................................................i Danh mục các bảng .................................................................................................ii Danh mục sơ đồ..................................................................................................... iii Danh mục hình vẽ...................................................................................................iv PHẦN MỞ ĐẦU.....................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ ..................................15 1.1. Năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế ............. 15 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh và các cấp độ cạnh tranh...............................15 1.1.2. Năng lực cạnh tranh .............................................................................17 1.2. Cơ sở lý thuyết về phân tích năng lực cạnh tranh của ngành ...................... 21 1.2.1. Các quan điểm về phân tích năng lực cạnh tranh của ngành ................21 1.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành theo quan điểm quản trị chiến lược .27 1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành ......................................... 34 1.3.1. Tiêu chí về sản lượng, chủng loại và chất lượng sản phẩm ...................34 1.3.2. Tiêu chí về năng suất lao động và năng suất vốn ..................................35 1.3.3. Tiêu chí về hoạt động marketing và thị phần sản phẩm của ngành trên thị trường.............................................................................................................36 1.3.4. Năng lực quản lý doanh nghiệp trong ngành ........................................37 1.3.5. Trình độ ứng dụng khoa học công nghệ của các doanh nghiệp trong ngành 37 1.3.6. Hệ số lợi thế so sánh hiển thị ngành..............................................37 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế ................................................................................................ 38 1.4.1. Tiếp cận truyền thống ...........................................................................38 1.4.2. Tiếp cận theo mô hình “Kim cương” ....................................................39 1.4.3. Tiếp cận của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) ......................................43 1.5. Kinh nghiệm về năng lực cạnh tranh ngành cao su của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam .......................................................................... 44 1.5.1. Thái Lan: Nước cung cấp cao su tự nhiên lớn nhất thế giới..................44 1.5.2. Ngành cao su Indonesia........................................................................45 1.5.3. Ngành cao su Trung Quốc ....................................................................48 1.5.4. Ngành cao su Châu Âu .........................................................................50 1.5.5. Những bài học chủ yếu đối với ngành cao su Việt Nam ........................51 Kết luận chương 1 ...............................................................................................53 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ .............54 2.1. Đặc điểm cơ bản của ngành cao su Việt Nam ................................................. 54 2.1.1. Tình hình chung về ngành cao su Thế giới ............................................54 2.1.2. Đặc điểm cơ bản của ngành cao su Việt Nam .......................................56 2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam ......................... 62 2.2.1. Phân tích năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam theo các tiêu chí cơ bản của ngành .....................................................................................62 2.2.2. Phân tích năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam theo tiếp cận chuỗi giá trị....................................................................................................71 2.3. Môi trường cạnh tranh trong lĩnh vực cao su và các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam .................................................. 78 2.3.1. Phân tích môi trường ngành cao su ......................................................78 2.3.2. Các nhân tố tác động đến ngành: Chỉ số đánh giá môi trường kinh doanh theo mô hình Kim cương......................................................................83 2.4. Nhận xét và đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành cao su thời gian qua 99 2.4.1. Thuận lợi và khó khăn chủ yếu..............................................................99 2.4.2. Những điểm mạnh và điểm yếu trong năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam ..................................................................................................102 Kết luận chương 2 ............................................................................................. 107 CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH CAO SU TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2014 - 2020 ................................. 108 3.1. Cơ hội và thách thức đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2014 - 2020. ........................................................................ 108 3.1.1. Triển vọng và xu hướng phát triển của thị trường cao su.................... 108 3.1.2. Cơ hội và thách thức đối với ngành cao su Việt Nam.......................... 113 3.2. Quan điểm, mục tiêu, định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam giai đoạn 2013 - 2020 .................................................................. 115 3.2.1. Quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam ..... 115 3.2.2. Nguyên tắc tạo lập lợi thế cạnh tranh bền vững cho ngành cao su Việt Nam.. 118 3.2.3. Định hướng cạnh tranh và mục tiêu của ngành cao su Việt Nam ........ 121 3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su của Việt Nam theo mô hình “Chuỗi giá trị” ......................................................................... 123 3.3.1. Mô hình Chuỗi giá trị của ngành cao su Việt Nam.............................. 123 3.3.2. Các giải pháp theo chuỗi giá trị của ngành cao su Việt Nam.............. 128 3.4. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su theo mô hình “Kim cương” .................................................................................................... 132 3.4.1. Giải pháp phát triển các yếu tố sản xuất............................................. 132 3.4.2. Giải pháp phát triển các ngành hỗ trợ và có liên quan ....................... 139 3.4.3. Giải pháp phát triển nhu cầu trong nước ............................................ 141 3.4.4. Tăng cường vai trò Chính phủ và tận dụng yếu tố cơ hội.................... 145 Kết luận chương 3 ............................................................................................. 152 KẾT LUẬN........................................................................................................153 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ..................................... 155 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 156 PHỤ LỤC...........................................................................................................163 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CSTN : Cao su tự nhiên DN : Doanh nghiệp DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước ĐNA : Đông Nam Á FAO : Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc GDP : Tổng sản phẩm trong nước HĐQT : Hội đồng quản trị IRSG : International Rubber Study Group - Cao su quốc tế Study Group IT : Information Technology - Công nghệ thông tin KHCN : Khoa học Công nghệ NHTM : Ngân hàng Thương mại NLCT : Năng lực cạnh tranh NXB : Nhà xuất bản OPEC : Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa QA : Quality assurance - Đảm bảo chất lượng R&D : Research & Development - nghiên cứu và phát triển SXKD : Sản xuất kinh doanh TCVN : Tiêu chuẩn Việt nam TMTD : Third Monday Trade Days TPHCM : Thành phố Hồ Chí Minh TRC : Công ty cổ phần Cao su Tây Ninh VRG : Tập đoàn Công Nghiệp Cao su Việt Nam VN : Việt Nam XK : Xuất khẩu XDCB : Xây dựng cơ bản WEF : World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức Thương mại Thế giới i DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh của ngành ..............................23 Bảng 2.1: Số liệu thống kê cao su thiên nhiên tại Việt Nam...................................67 Bảng 2.2: Chỉ số RCA của một số nhóm hàng hóa.................................................71 Bảng 2.3: Kim ngạch xuất khẩu CSTN của Việt Nam và Thái Lan giai đoạn 2007-2011 ............................................................................................................82 ii DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Sản xuất cao su trên thế giới ........................................................................... 54 Sơ đồ 2.2: Tỷ trọng tiêu thụ và sản xuất CSTN phân theo khu vực .................................. 55 Sơ đồ 2.3: Diện tích trồng cao su của Việt Nam (ngàn ha), 2005-2012 ............................ 56 Sơ đồ 2.4: Vị thế ngành cao su Việt Nam trên thế giới (2012) ......................................... 57 Sơ đồ 2.5: Lượng và giá trị xuất khẩu cao su Việt Nam, 2001-2013 (ngàn tấn và tỷ USD)58 Sơ đồ 2.6: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su và các sản phẩm từ cao su của Việt Nam năm 2012 ........................................................................................................................ 59 Sơ đồ 2.7: Diện tích, sản lượng của các công ty qua các năm........................................... 62 Sơ đồ 2.8: Sản lượng tiêu thụ và giá bán trung bình năm 2010-2011 của một số doanh nghiệp sản xuất cao su thô Việt Nam ............................................................................... 63 Sơ đồ 2.9: Một số chỉ tiêu của một số công ty sản xuất - kinh doanh cao su thô năm 2010 2011 ................................................................................................................................ 64 Sơ đồ 2.10: Năng suất cao su thiên nhiên Việt Nam giai đoạn 2003 - 2014* (Kg/ha) ....... 67 Sơ đồ 2.11: Hoạt động sản xuất ....................................................................................... 75 Sơ đồ 2.12: Năng lực lãnh đạo và quản lý........................................................................ 78 Sơ đồ 2.13: Sản lượng xuất khẩu cao su thiên nhiên của Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Việt Nam 2007-2011 ....................................................................................................... 81 Sơ đồ 2.14: Diễn biến giá cao su thiên nhiên 2008-2012.................................................. 83 Sơ đồ 2.15: Tổng diện tích cây cao su và diện tích cao su cho mủ của Việt Nam giai đoạn 2005-2012 ....................................................................................................................... 86 Sơ đồ 2.16: Sản lượng, năng suất khai thác và mức tiêu thụ CSTN tại Việt Nam giai đoạn 2000-2012 ....................................................................................................................... 87 Sơ đồ 2.17: Sản lượng khai thác và tiêu thụ giai đoạn, 2002-2012 ................................... 92 Sơ đồ 3.1: Chuỗi giá trị của ngành cao su Việt Nam (theo đối tượng tham gia chuỗi) .... 124 Sơ đồ 3.2: Mối liên kết giữa các đối tượng trong chuỗi của ngành cao su Việt Nam ...... 125 Sơ đồ 3.3: Chuỗi giá trị của ngành cao su Việt Nam ...................................................... 127 iii DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1 Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh..........................................................................27 Hình 1.2: Chuỗi giá trị điển hình cho toàn ngành..............................................................30 Hình 1.3: Mô hình chuỗi giá trị của Michael Porter ..........................................................31 Hình 1.4: Biến các hoạt động trong chuỗi giá trị thành lợi thế cạnh tranh........................33 Hình 1.5: Mô hình “kim cương” của M.Porter..................................................................39 Hình 1.6: Mô hình “viên kim cương” của Dunning ..........................................................41 Hình 3.1: Các yếu tố nền tảng của năng lực cạnh tranh ..................................................116 iv PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Từ năm 2007, Việt Nam trở thành thành viên chính thức của “Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO”. Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới với việc tham gia vào guồng máy kinh tế toàn cầu. Một số ngành sản xuất của Việt Nam có cơ hội phát triển mạnh mẽ thông qua quá trình tham gia vào phân công lao động và hợp tác quốc tế. Điển hình là các ngành sản xuất dựa vào tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và sử dụng nhiều lao động phổ thông. Ngành trồng và chế biến xuất khẩu cao su là một ngành có nhiều triển vọng phát triển. Xuất khẩu cao su Việt Nam hiện nay đang đứng thứ 4 trên thế giới với chủ yếu là xuất khẩu mủ cao su thành phẩm, trong đó nhiều ý kiến cho rằng Việt Nam chỉ biết xuất khẩu mủ cao su rồi lại nhập khẩu về số lượng lớn các sản phẩm của cao su công nghiệp cần thiết như xăm lốp, thiết bị y tế…Từ năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO lợi thế và điểm yếu này liệu có biến đổi? Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, ngành cao su xuất khẩu đã và đang thể hiện đúng sức mình trên “sàn đấu” do các doanh nghiệp cao su của Việt Nam có lợi thế đất đai nhiều, nguồn nhân lực giá rẻ, đặc biệt được Đảng, Nhà nước và Chính phủ quan tâm sâu sắc tạo điều kiện thuận lợi trong cơ chế hoạt động và phát triển. Đây là một trong những yếu tố quan trọng, quyết định hiệu quả kinh doanh cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thương trường, vấn đề còn lại là làm thế nào để khai thác tối đa và duy trì lợi thế đó cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh ở các thế mạnh khác mà ngành cao su tạo dựng được. Câu hỏi đặt ra là: thách thức đối với ngành cao su trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế? Nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường tất yếu đảm bảo cho ngành cao su Việt Nam phát triển bền vững. Thực vậy, năng lực cạnh tranh của một ngành chỉ có thể đạt được bằng quá trình tích hợp năng lực cạnh tranh chiến lược của từng công ty thành viên của ngành trong nền kinh tế toàn cầu. Ngược lại, 1 ngành có năng lực cạnh tranh cao sẽ đảm bảo cho các thành viên đạt được hiệu quả lớn hơn trong sản xuất - kinh doanh. Việc nghiên cứu năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam lại càng có ý nghĩa quan trọng hơn do những đặc điểm của xu hướng cạnh tranh toàn cầu hiện nay. Thứ nhất, bản chất cạnh tranh đã có nhiều thay đổi: phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ một cách nhanh chóng; có những thay đổi lớn trong công nghệ thông tin và truyền thông; tri thức (hay chất xám) ngày càng trở nên quan trọng. Thứ hai, nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi: sản phẩm, vốn, lao động… chuyển dịch tự do giữa các quốc gia; những cơ hội và thách thức mới xuất hiện trên nhiều thị trường; thị trường và nhiều ngành công nghiệp ngày càng trở nên quốc tế hóa; tác động của thị trường quốc tế và môi trường kinh doanh quốc tế ngày càng mạnh mẽ và trực tiếp đến các quốc gia và các ngành trong nền kinh tế của một quốc gia. Trong điều kiện đó, những lợi thế cạnh tranh truyền thống không còn là những nhân tố đảm bảo thành công. Nhiều nhân tố thành công mới cần nghiên cứu và ứng dụng trong việc nâng cao lợi thế cạnh tranh như: tính linh hoạt (trong quản lý và kinh doanh); tính đổi mới (gia tăng hàm lượng chất xám trong sản phẩm); tốc độ (rút ngắn thời gian sản xuất và giao hàng); hội nhập (thay đổi phù hợp với môi trường quốc tế). Với mong muốn góp phần luận giải một số vấn đề về năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới và xuất phát từ đòi hỏi của thực tiễn, chủ đề “Năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” đã được lựa chọn làm đề tài luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu 2.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh nói chung đã được nhiều học giả, các nhà nghiên cứu đề cập, trong đó không thể không kể đến những công trình rất nổi tiếng của GS Micheal Porter như “Lợi thế cạnh tranh: kỹ thuật phân tích ngành và cạnh tranh”; “Chiến lược cạnh tranh”, “Lợi thế cạnh tranh quốc 2 gia”. Nhìn chung, những tài liệu này không chỉ cung cấp một khung lý thuyết cơ bản về cạnh tranh (từ lợi thế cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cho đến lợi thế cạnh tranh của quốc gia), mà còn giới thiệu những kỹ thuật, công cụ phân tích cạnh tranh của doanh nghiệp, của ngành sản xuất như mô hình kim cương, chuỗi giá trị, năm năng lực cạnh tranh, định vị thị trường.....trong đánh giá năng lực cạnh tranh . Đối với các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh bao gồm cạnh tranh ngành cũng được rất nhiều nhà nghiên cứu thực hiện. Nghiên cứu của İsmail Bakan and İnci Fatma Doğan về Kiểm định thực tế năng cạnh tranh ngành dựa trên mô hình kinh cương của Porter đã xem xét những ưu tiên trong cạnh tranh và xây dựng một khuôn khổ về cạnh tranh quốc gia. Nghiên cứu này cũng đã tổng hợp các nghiên cứu và chỉ ra nhân tố trong của mô hình kim cương của Porter không thể đo lường bằng những thang đo thông thường. Bằng phương pháp hồi quy, tác giả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các nhân tố điều kiện của ngành, các nhân tố về cầu, các nhân tố về công nghiệp phụ trợ và sự can thiệp của nhà nước có mối quan hệ lớn với năng lực cạnh tranh ngành. Các ngành được hai tác giả nghiên cứu điển hình là may mặc, thực phẩm, đồ trang sức và đồ bếp. Nghiên cứu của Stabell.C về Mô hình mới về tạo ra giá trị và lợi thế cạnh tranh trong ngành dầu mỏ (New Models for Value Creation and Competitive Advantage in the Petroleum Industry) cũng đã dự trên mô hình chuỗi giá trị của M.Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh ngành. Tác giả đề xuất phải nghiên cứu mối quan hệ giữa cạnh tranh ngành và cạnh tranh của doanh nghiệp, lấy điển hình từ ngành/doanh nghiệp dầu mỏ của Na Uy. Đi sâu vào nghiên cứu năng lực cạnh tranh ngành cao su của một số quốc gia cũng đã có một số nghiên cứu, có thể nêu ra 03 công trình sau: Nghiên cứu của Saing Chan Hang về Năng lực cạnh tranh xuất khẩu ngành cao su Cămphuchia, so sánh với các nhà cung cấp khác trong Tiểu vùng Sông Mekông: Một phân tích mô tả (Export competitiveness of the Cambodian rubber sector relative to other Greater Mekong Subregion suppliers: A simple descriptive 3 analysis ) cũng đã nghiên cứu và đi đến kết luận năng lực cạnh tranh xuất khẩu của ngành cao su Camphuchia còn yếu so với các nước trong khu vực. Mặc dù, Campuchia đã tư nhân hóa nhiều doanh nghiệp nhà nước, đẩy mạnh áp dụng công nghệ vào sản xuất và tạo cây giống nhưng năng suất cao su còn thấp, trong khi đó, lương tăng, chi phí điện và xăng dầu cao so với các nước trong khu vực. Bên cạnh đó, các chi phí vận tải, thủ tục hải quan, cũng như các vấn đề về tài chính…. đã hạn chế sức cạnh tranh ngành cao su của Campuchia. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tác giả đề xuất 7 nhóm giải pháp để cải thiện năng lực cạnh tranh. Nghiên cứu của Hội cao su Sri Lanka về Chiến lược cạnh tranh cho ngành cao su Sri Lanka (A Competitiveness Strategy for Sri Lanka’s Rubber Industry) trên cơ sở phân tích đánh giá quá trình phát triển ngành cao su của Sei Lanka trong 2 thập kỷ gần đây đã đề xuất 8 nhóm chiến lược để phát triển năng lực cạnh tranh cho ngành cao su của Sri Lanka. Các nhóm này bao gồm: Củng cố và hoàn thiện Hiệp hội cao su để thống nhất các nhà sản xuất cùng theo đuổi các mục tiêu chiến lược; tăng cường khả năng sản xuất như năng lực sản xuất, phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao bằng cách chuyển đổi sản phẩn thô sang bán thành phẩm hoặc sản phẩm cuối cùng; phát triển nguồn cung ứng cao su bằng cách tăng sản lượng và khuyến khích sở hữu tư nhân với sự hỗ trợ của Bộ Cây công nghiệp (Ministry of Planation Industry; Tăng cường nghiên cứu sản phẩm và giống cao su mới bằng cánh phát triển nguồn nhân lực quản lý và nghiên cứu; xây dựng các bộ tiêu chuẩn hóa sản phẩm; phát triển thị trường trên cơ sở xây dựng các đơn vị chuyên biệt về marketing với sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Unido, Mỹ, Trung Quốc và EU; thu hút và duy trì đầu tư nhất là đầu tư nước ngoài qua liên doanh, liên kết; tăng cường tận dụng dụng gỗ cao su để tăng thêm nguồn thu; tăng cường hợp tác công tư để thúc đẩy ngành cao su phát triển. Nghiên cứu của Ủy Ban phát triển thương mại Mỹ về Đánh giá chuỗi giá trị ngành cau su của Indonesia (A Value Chain Assessment of the Rubber Industry in Indonesia), trên cơ sở đánh giá Indonesia là nước sản xuất cao su 4 thiên nhiên lớn thứ 2 thế giới và là nước có diện tích trồng cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới, trong đó 84% sản phẩm cao su thiên nhiên là do các hộ sản xuất nhỏ làm ra, năng xuất sản xuất thấp kém các nước trong khu vực như Thái lan, Việt Nam và Ấn độ. Trên cơ sở đánh giá chuỗi giá trị, nghiên cứu đã chỉ ra việc Indonesia không có hệ thống kiểm soát và hỗ trợ phù hợp đã làm cho giá trị cao su của Indonessia thấp. Trên cơ sở đánh giá theo chuỗi giá trị, nghiên cứu đã chỉ ra để ngành cao su của Indonesia nâng cao được năng lực cạnh tranh thì cần phải: i) xây dựng được mạng lưới hỗ trợ cây giống đạt chuẩn tới cấp độ địa phương và hệ thông chia sẻ thông tin kỹ thuật; ii) Đào tạo đội ngũ nông dân có kỹ thuật và tập hợp họ thành các nhóm sản xuất; iii) cung cấp các dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật; iv) đào tạo nhà sản xuất và người thu hoạch; v) xây dựng hệ thống tín dụng vi mô cho người sản xuất. Một số tài liệu nước ngoài về năng lực cạnh tranh và chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cũng đã được các tác giả Việt Nam biên dịch. Đó là cuốn "Quản trị chiến lược: phát triển vị thế cạnh tranh", (Nguyễn Hữu Lam, Đinh Thái Hoàng, Phạm Xuân Lan, NXB Giáo dục, 2007); “Quản trị chiến lược”, (Lê Thế Giới, Nguyễn Thanh Liêm và Trần Hữu Hải, NXB Thống kê, 2009). Những tài liệu này đề cập đến năng lực cạnh tranh trong quá trình xác lập và thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. 2.2. Các công trình nghiên cứu trong nước Đề tài cấp nhà nước “ Tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản vào chuỗi giá trị toàn cầu trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam” thuộc chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp nhà nước KX.01/06-10, (Viện nghiên cứu thương mại chủ trì năm 2010). Đề tài trình bày cơ sở khoa học của sự hình thành và phát triển chuỗi giá trị toàn cầu đối với hàng nông sản, đánh giá thực trạng năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu và đưa ra các chính sách, giải pháp nhằm tăng cường năng lực tham gia của hàng nông sản Việt Nam vào chuỗi giá trị toàn cầu. 5 Về chủ đề “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia”, một số công trình đã được công bố. Dự án VIE 01/025 đã công bố công trình “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia” (nhà xuất bản Giao thông vận tải, 2004). Cuốn sách này trình bày các nội dung về cơ sở lý luận và phương pháp luận đánh giá năng lực cạnh tranh; Đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trên các mặt: Thể chế nhà nước và vai trò điều hành của Chính phủ, tài chính - ngân hàng, chính sách mở cửa và hội nhập, phát triển kết cấu hạ tầng, công nghệ, lao động, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp; Đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam. Cuốn sách “Tổng quan thực trạng năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ chốt của Việt Nam khi gia nhập WTO” (Viện Kinh tế Việt Nam, 2006) giới thiệu kết quả thực hiện đề tài khoa học cấp Viện năm 2006. Đề tài trình bày tổng quan thực trạng năng lực cạnh tranh của một số ngành kinh tế chủ chốt như: Ngành nông nghiệp, ngành thuỷ sản, ngành công nghiệp, các ngành dịch vụ của Việt Nam khi gia nhập WTO. Từ đó đưa ra những nhận xét chung và kiến nghị cho việc phát triển năng lực cạnh tranh của các ngành này trong thời gian tới. Cuốn sách “Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay” (Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2009, TS. Nguyễn Hữu Thắng chủ biên) đã hệ thống hóa tư liệu trong và ngoài nước về năng lực cạnh tranh trong điều kiện kinh tế thị trường của nước ta hiện nay thông qua phân tích nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn như: cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là gì? Đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thế nào? Những yếu tố nào tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp? Cuốn sách “Nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu trên cơ sở cắt giảm chi phí” của tác giả Đinh Văn Ân, Lê Xuân Bá (Nhà xuất bản Tài chính, 2006) tập trung phân tích những chính sách làm tăng chi phí của doanh nghiệp 6 hay hạn chế doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực xuất khẩu, đó là cung cấp vốn đầu tư, xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, chi phí vận tải, các loại thuế và phí. Nội dung nghiên cứu cụ thể ở 4 nước: Việt Nam, Campuchia, Lào, Singapore. Cuốn sách “ Thị trường xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam” của tác giả PGS.TS. Đinh Văn Thành (Nhà xuất bản thế giới 2007) tập trung phân tích thị trường cao su tự nhiên thế giới, đánh giá thực trạng sản xuất và xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển xuất khẩu cao su tự nhiên của Việt Nam. Trên đây là một số công trình nghiên cứu đã được công bố dưới hình thức sách chuyên khảo. Những nghiên cứu này đều đề cập đến năng lực cạnh tranh của quốc gia, doanh nghiệp, sản phẩm (cả các sản phẩm xuất khẩu). Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của ngành chưa được phân tích sâu, chỉ được đề cập sơ lược cùng với các ngành khác (Viện Kinh tế Việt Nam, 2006). Trong khuôn khổ chương trình tiến sĩ, đã có một số luận án liên quan đến chủ đề nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Luận án Tiến sĩ của Vũ Hùng Phương về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế” (2008), đã phân tích đánh giá được thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành giấy hiện nay và đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành giấy Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận án Tiến sĩ của Bùi Đức Tuân về “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành chế biến thuỷ sản Việt Nam” (2010) tập trung vào đặc điểm của năng lực cạnh tranh trong ngành chế biến thủy sản và đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này. Các luận án trên đã hướng tới phân tích năng lực cạnh tranh của ngành, nhưng chỉ có ý nghĩa đối với những ngành nghiên cứu, không hoàn toàn phù hợp với ngành cao su. 7 Như vậy, mặc dù đã có một số luận án nghiên cứu về năng lực cạnh tranh như đã nêu ở trên. Nhưng đến nay vẫn chưa có công trình bậc tiến sĩ nào nghiên cứu có hệ thống về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh đối với ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Thực vậy, luận án của Vũ Hùng Phương đề cập đến ngành giấy, luận án của Bùi Đức Tuân về thủy sản, đó là những ngành rất khác so với ngành cao su, xét về đặc điểm kinh tế kỹ thuật và do đó, quá trình hình thành năng lực cạnh tranh. Hơn nữa, các luận án này chỉ vận dụng mô hình “Kim cương” mà không đề cập đến mô hình “Chuỗi giá trị” khi phân tích năng lực cạnh tranh của ngành. Về phương pháp, các luận án này chủ yếu sử dụng dữ liệu thứ cấp (Vũ Hùng Phương) và có bổ sung thêm dữ liệu sơ cấp, nhưng chỉ dưới hình thức nghiên cứu định tính (Bùi Đức Tuân) các dữ liệu sơ cấp thông qua nghiên cứu định lượng chưa được các tác giả này quan tâm. Chính vì những lý do nêu trên mà luận án sẽ tiếp tục bổ sung, phát triển các kết quả nghiên cứu đã có nhưng phân tích một cách toàn diện và sâu sắc hơn, có hệ thống hơn. Đặc biệt, luận án sẽ sử dụng tổng hợp các công trình nghiên cứu của nước ngoài, chủ yếu là của Micheal Porter như mô hình “Năm lực lượng cạnh tranh”, mô hình “Chuỗi giá trị”, mô hình “Kim cương” để làm cơ sở lý luận cho việc phân tích và đánh giá thực trạng xây dựng năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam. Đó cũng là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như gợi ý chiến lược cạnh tranh phù hợp cho ngành cao su Việt Nam. Luận án cũng xác định những điều kiện cần thiết để đảm bảo tính khả thi cho những đề xuất nêu ra. Như vậy, luận án này sẽ tập trung làm rõ đặc điểm của năng lực cạnh tranh trong ngành cao su, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành cao su cũng như mức độ tác động của từng nhân tố. Luận án sẽ làm rõ những điều kiện đặc thù cần thiết đảm bảo tính bền vững của năng lực cạnh tranh của ngành cao su trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam ngày càng sâu rộng. Vì vậy, xác định năng lực cốt lõi và nâng cao lợi thế cạnh tranh của cao su Việt Nam trở thành vấn đề bức thiết hơn bao giờ hết. 8 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung xây dựng luận cứ khoa học và thực tiễn, qua đó đề xuất những giải pháp khả thi cũng như các điều kiện cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án là: - Định nghĩa và các cấp độ về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh? Các tiếp cận phân tích năng lực cạnh tranh của ngành? Các nhân tố tác động đến năng lực cạnh tranh của ngành? Luận án vận dụng khung lý thuyết nào về năng lực cạnh tranh? - Thực trạng về năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong thời gian qua? Những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó trong thời gian qua? - Những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong giai đoạn 2014 - 2020? Những giải pháp này được đưa ra dựa trên các quan điểm nào? Để thực hiện mục tiêu và trả lời các câu hỏi trên, luận án có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của ngành trong quá trình hội nhập quốc tế; - Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về năng lực cạnh tranh của ngành cao su và đúc kết các bài học thực tiễn cho ngành cao su Việt Nam khi tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế; - Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam trong thời gian qua, xem đó là cơ sở thực tiễn cho những đề xuất về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam; - Đề xuất các quan điểm, giải pháp, điều kiện nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngành cao su Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Năng lực cạnh tranh của ngành cao su trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Ngành cao su tập hợp nhiều doanh nghiệp với qui mô và hình thức sở hữu khác nhau. Trong các doanh nghiệp của ngành, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam có vai trò chủ đạo cả về qui mô và định hướng phát 9 triển. Vì vậy, trong một số nội dung phân tích về năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam, luận án trình bày và phân tích tình hình của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam như là một điển hình nghiên cứu. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Trên cơ sở mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, luận án đi sâu nghiên cứu nội dung của các hình thức nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cao su trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam. Tuy nhiên, do một số hạn chế về điều kiện nghiên cứu nên đối tượng khảo sát thực tế chỉ giới hạn là các doanh nghiệp, các tổ chức trong nước. Về thời gian, luận văn sẽ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam từ năm 2008 đến nay và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giai đoạn 2014 - 2020. 5. Tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Tiếp cận nghiên cứu Luận án được thực hiện theo tiếp cận nghiên cứu khoa học. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, tác giả tiến hành điều tra khảo sát thực tế. Từ đó, luận án sẽ phân tích và tổng quát hóa, nêu ra những đề xuất cho phép giải quyết những vấn đề mà mục tiêu nghiên cứu đã đề ra. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Để phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành cao su Việt Nam, tác giả đã tiến hành nghiên cứu từ 2 nguồn dữ liệu: - Dữ liệu thứ cấp: Phân tích các báo cáo, các số liệu về tình hình hoạt động, nhân sự, tài chính, sản xuất, kinh doanh… của một số công ty cao su; - Dữ liệu sơ cấp: để thu thập dữ liệu thứ cấp, tác giả tiến hành nghiên cứu định tính và định lượng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng