Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cấp chuỗi giá trị dệt may việt nam (2)...

Tài liệu Nâng cấp chuỗi giá trị dệt may việt nam (2)

.PDF
88
113
125

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT Bùi Mai Thương NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và Quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60.31.07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THANH LONG TP. HỒ CHÍ MINH - 2015 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: (i) Luận văn này là sản phẩm nghiên cứu của tôi, (ii) Số liệu trong luận văn được trích dẫn chính xác từ các nguồn, (iii) Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Bùi Mai Thương ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Diễn giải Tiếng Việt KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu Tiếng Anh Diễn giải AFTA ASEAN Free Trade Area CMT Cutting - Making - Trimming EPZ Export Processing Zone FOB Free On Board OBM Original brand name manufacturing ODM Original design manufacturing OEM Original equipment manufacturing TPP Trans Pacific Partnership R&D Reasearch & Development WTO World Trade Organization iii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 - Xuất khẩu dệt may tại 10 quốc gia có tỷ trọng lớn nhất trên thế giới từ năm 2011 - 2013 .................................................................................................................... 16 Bảng 2.1 - Sản lượng trồng bông của Việt Nam theo khu vực từ năm 2008 - 2012 ..... 28 Bảng 2.2 - Tổng quan năng lực ngành sợi 2010 - 2013 ................................................. 34 Bảng 2.3 - Thị trường nhập khẩu sợi của Việt Nam năm 2013 ..................................... 36 Bảng 2.4 - Các thị trường nhập khẩu vải chính của Việt Nam năm 2013 ..................... 42 Bảng 2.5 - Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm dệt may Việt Nam ............................................ 43 Bảng 2.6 - Kim ngạch Xuất khẩu dệt may theo chủng loại sản phẩm ........................... 46 Bảng 2.7 - So sánh thời gian vận chuyển giữa Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ sang các thị trường lớn .................................................................................................................. 49 Bảng 2.8 - Thị phần nhập khẩu hàng dệt may Hoa Kỳ .................................................. 53 Bảng 3.1 - Mục tiêu tăng trưởng 2008 - 2020................................................................ 56 Bảng 3.2 - Chỉ tiêu phát triển ngành dệt may đến năm 2020 ......................................... 56 Bảng 3.3 - Các yếu tố liên quan đến hệ thống giải pháp................................................ 63 iv DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 - Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may thế giới .............................................................. 11 Hình 1.2 - Đồ thị biểu diễn giá trị gia tăng của chuỗi giá trị dệt may ........................... 13 Hình 1.3 - Các phương thức sản xuất dệt may trên thế giới .......................................... 13 Hình 1.4 - Sơ đồ cụm ngành dệt may Quảng Đông, Trung Quốc ................................. 19 Hình 2.1 - Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may Việt Nam .......................................................... 26 Hình 2.2 - Tỷ trọng nhập khẩu bông trung bình một số quốc gia nhập khẩu chính trên thế giới năm 2013 ........................................................................................................... 30 Hình 2.3 - Nhập khẩu bông của Việt Nam trong giai đoạn 2007 - 2013 ....................... 30 Hình 2.4 - Tỷ trọng sản xuất bông trung bình tại một số quốc gia sản xuất bông chính trên thế giới giai đoạn 2007 - 2013 ................................................................................ 32 Hình 2.5 - Giá bông nhập khẩu trung bình qua các niên vụ 2010/2011-2012/2013 ...... 32 Hình 2.6 - Diễn biến giá bông trên thế giới từ 2/2009 đến 02/2014 .............................. 33 Hình 2.7 - Sản lượng sợi nhập khẩu của Việt Nam qua các năm 2010 - 2013 .............. 35 Hình 2.8 - Tỷ trọng doanh nghiệp dệt may đang hoạt động tại Việt Nam theo lĩnh vực sản xuất (tính đến 31/12/2013) ....................................................................................... 38 Hình 2.9 - Tỷ lệ các doanh nghiệp dệt may theo quy mô lao động năm 2013 .............. 40 Hình 2.10 - Giá trị nhập khẩu vải của Việt Nam vải qua các năm 2007 - 2013 ............ 41 Hình 2.11- Cấu trúc sản xuất dệt may ............................................................................ 45 Hình 2.12 - Đơn giá bình quân sản phẩm dệt may 5 nhà cung cấp lớn nhất của Hoa Kỳ năm 2013 ........................................................................................................................ 48 Hình 2.13 - Năng suất lao động quốc tế các nước châu Á - Thái Bình Dương năm 2013 ........................................................................................................................................ 50 Hình 2.14 - Xuất khẩu hàng dệt may sang các thị trường chính .................................... 52 Hình 3.1 - Mô hình đề xuất giải pháp ............................................................................ 57 v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT........................................................................................ ii DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... iii DANH MỤC HÌNH .......................................................................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY ............................................................................................................... 8 1.1 Cơ sở lý luận về nâng cấp chuỗi giá trị ..................................................................... 8 1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị ........................................................................................... 8 1.1.2 Nâng cấp chuỗi giá trị ............................................................................................ 9 1.2 Các vấn đề lý thuyết và bài học thực tiễn về nâng cấp chuỗi giá trị dệt may ......... 11 1.2.1 Các vấn đề lý thuyết về chuỗi giá trị dệt may ...................................................... 11 1.2.1.1 Khái niệm ngành dệt may .................................................................................. 11 1.2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may thế giới ................................................................... 11 1.2.1.3 Phân phối giá trị trong chuỗi giá trị dệt may...................................................... 12 1.2.1.4 Các phương thức sản xuất dệt may và mối tương quan với vấn đề nâng cấp chuỗi giá trị. ................................................................................................................... 13 1.2.2 Kinh nghiệm nâng cấp chuỗi giá trị dệt may trên thế giới ................................... 15 1.2.2.1 Kinh nghiệm nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Trung Quốc ................................ 15 1.2.2.2 Kinh nghiệm nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Hàn Quốc ................................... 19 1.2.2.3 Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị dệt may Nhật Bản .................................... 21 CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY VIỆT NAM... ........................................................................................................................... 25 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may Việt Nam ..................................................................... 25 vi 2.2 Phân tích chuỗi giá trị dệt may Việt Nam ............................................................... 27 2.2.1 Hoạt động cung ứng bông, xơ .............................................................................. 27 2.2.1.1 Hoạt động trồng bông, sản xuất xơ trong nước ................................................. 27 2.2.1.2 Hoạt động thu mua bông, xơ ............................................................................. 29 2.2.2 Hoạt động cung ứng sợi........................................................................................ 33 2.2.2.1 Hoạt động sản xuất sợi trong nước .................................................................... 33 2.2.2.2 Hoạt động nhập khẩu sợi ................................................................................... 35 2.2.3 Hoạt động cung ứng vải ....................................................................................... 38 2.2.3.1 Hoạt động dệt, nhuộm hoàn tất trong nước ....................................................... 38 2.2.3.2 Hoạt động nhập khẩu vải ................................................................................... 41 2.2.4 Hoạt động nghiên cứu, thiết kế sản phẩm ............................................................ 43 2.2.4.1 Hoạt động thiết kế .............................................................................................. 43 2.2.4.2 Hoạt động nghiên cứu và phát triển ................................................................... 44 2.2.5 Hoạt động may ..................................................................................................... 45 2.2.6 Hoạt động phân phối ............................................................................................ 50 2.2.6.1 Hoạt động phân phối nội địa.............................................................................. 50 2.2.6.2 Hoạt động phân phối, xuất khẩu sang nước ngoài............................................. 51 CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY VIỆT NAM… .......................................................................................................................... 55 3.1 Quan điểm, mục tiêu phát triển ngành dệt may của nước ta ................................... 55 3.1.1 Quan điểm phát triển ............................................................................................ 55 3.1.2 Mục tiêu ................................................................................................................ 55 3.1.2.1 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 55 3.1.2.2 Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 56 3.2 Cơ sở đề xuất giải pháp ........................................................................................... 56 3.2.1 Các cơ sở đề xuất giải pháp................................................................................... 56 3.2.2 Mô hình đề xuất giải pháp ..................................................................................... 57 vii 3.3 Phân tích SWOT chuỗi giá trị dệt may Việt Nam ................................................... 58 3.4 Hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam ................................ 63 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 75 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 77 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Dệt may là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của nền kinh tế Việt Nam. Năm 2013, mặc dù thị trường dệt may thế giới có chiều hướng chững lại nhưng ngành dệt may Việt Nam vẫn đạt được mức tăng trưởng tương đối cao. Tuy giá trị nhập khẩu khẩu hàng dệt may của Hoa Kỳ chỉ tăng nhẹ 3,6% nhưng hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này tăng đến 15.46% từ 7,4 tỷ USD lên 8,6 tỷ USD [30]. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam năm 2013 đạt 20,4 tỷ USD, đạt mức tăng trưởng 18,7% là mức cao nhất trong các ngành công nghiệp của cả nước [30], Với tốc độ tăng trưởng trung bình 14,5%/năm trong giai đoạn 2008-2013, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng ngành dệt may lớn nhất thế giới. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trong danh sách 5 nước trên thế giới dẫn đầu về xuất khẩu dệt may với thị phần từ 4 - 5% [14, tr3]. Với đội ngũ lao động chiếm tới 10% tổng số lao động công nghiệp cả nước, cùng thị trường rộng khắp tại hơn 180 quốc gia trên thế giới, trong đó, hơn 50 thị trường có kim ngạch trên 10 triệu USD, Việt Nam đang sở hữu những điều kiện thuận lợi để dệt may tiếp tục giữ vững vị thế của mình. Thêm vào đó, Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP được chính thức ký kết trong thời gian sắp tới sẽ tạo cơ hội vàng để dệt may tiếp tục khẳng định, đánh dấu những bước nhảy vọt mới. Tuy nhiên, chuỗi giá trị dệt may Việt Nam đang vận hành thiếu đồng bộ, thiếu liên kết giữa các khâu trong chuỗi. Trong khi các khâu có giá trị gia tăng thấp (May) đang thừa cung thì Việt Nam lại bỏ qua các khâu mang lại giá trị gia tăng lớn (Thiết kế, phân phối). Chính vì vậy, trong khi kim ngạch xuất khẩu tăng mạnh thì tỷ suất lợi nhuận ngành dệt may chỉ đạt ở mức khiêm tốn từ 5 - 10% [13] và đang có nguy cơ tiếp tục suy giảm. Chỉ có khoảng 17% giá trị xuất khẩu thuộc nhóm hàng có đơn giá cao, còn lại 83% 2 giá trị là đóng góp của của các đơn hàng có đơn giá thấp. Trong khi hiệu quả kinh tế là vấn đề sống còn hàng đầu đặt ra cho mỗi doanh nghiệp thì sự mất cân đối giữa lượng (số lượng hàng xuất khẩu) và chất (giá trị hàng hóa - phản ánh qua đại lượng tỷ suất lợi nhuận) lại cho thấy sự kém hiệu quả khiến doanh nghiệp khó lòng trụ vững trên thị trường. Trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa mạnh mẽ như hiện nay, không nhanh chóng vượt qua được thách thức này, dệt may Việt Nam sẽ có nguy cơ đánh mất dần cơ hội phát triển của một trong những ngành công nghiệp có tiềm lực hàng đầu đất nước. Điều đó nảy sinh một yêu cầu bức thiết cho việc nghiên cứu chuỗi giá trị dệt may nhằm cải thiện giá trị các mặt hàng dệt may, đồng thời giúp ngành dệt may Việt Nam có sự phát triển bền vững và cân đối cả về lượng và chất. Từ những luận điểm trên, tôi đã chọn đề tài: “Nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam”. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan Các công trình nghiên cứu trong nước: Đinh Công Thái, Đặng Thị Tuyết Nhung (2011), Chuỗi giá trị ngành dệt may Việt Nam: Bài viết sử dụng lý thuyết chuỗi giá trị của Kaplinsky, từ đó phân tích một cách ngắn gọn thực trạng tại từng khâu trong chuỗi giá trị và đưa ra các hệ thống giải pháp. Tuy nhiên giải pháp đưa ra dừng lại ở các khuyến nghị về chính sách, chưa có những biện pháp cụ thể cũng như lộ trình thực hiện các biện pháp đó. Các giải pháp đưa ra cũng chưa gắn với diễn biến thực tế của thị trường. Lương Thị Linh (2012), Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu và khả năng tham gia của ngành dệt may Việt Nam. Luận văn đã khái quát hóa lại các lý thuyết quan trọng về chuỗi giá trị cũng như làm rõ các vấn đề còn tồn đọng tại các khâu trong chuỗi, tuy nhiên luận văn không làm rõ các nguyên nhân dẫn đến các tồn đọng đó cũng như các giải pháp đưa ra chưa có sự gắn liền với thực tế thị trường đang có nhiều biến động như hiện nay. 3 Trương Hồng Trình, Nguyễn Thị Bích Thu, Nguyễn Thanh Liêm (2010), Tiếp cận chuỗi giá trị cho việc nâng cấp ngành dệt may Việt Nam. Bài viết đã giới thiệu sự dịch chuyển trong mô hình sản xuất - thương mại của ngành dệt may thế giới, từ chỗ nhập khẩu nguyên phụ liệu để sản xuất các đơn hàng gia công (CMT) đến chỗ chủ động bán các sản phẩm mang tên thương hiệu của mình (OBM). Các điểm cơ bản về thực trạng nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng dệt may cũng được bài viết đề cập đến. Từ đó, bài viết đưa ra hướng đi cho dệt may Việt Nam trong việc nâng cấp chuỗi giá trị của mình. Bài báo chủ yếu mang tính định hướng chung trên cơ sở mô hình của thế giới, không đi sâu vào phân tích các khâu trong chuỗi, cũng chưa đưa ra các giải pháp cụ thể. TS. Nguyễn Mạnh Hùng (2010), Tìm hiểu mô hình chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Tài liệu chủ yểu điểm qua các khái niệm quan trọng trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, không phân tích các thực trạng cũng như không đưa ra giải pháp để khắc phục. Các công trình nghiên cứu nước ngoài: Gary Gereffi and Olga Memodovic (2003), The Global Apparel Value Chain: What Prospects for Upgrading by Developing Countries, United Nations Industrial Development Organization (Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu: Triển vọng cho sự nâng cấp tại các nước đang phát triển). Nghiên cứu đã khái quát hóa các bài học quan trọng từ kinh nghiệm phát triển dệt may của các Nước Đông Á, Bắc Mỹ, Mexico và lòng chảo Caribe, từ đó rút ra kinh nghiệp nâng cấp ngành cho các nước đang phát triển. Bài viết không đi sâu phân tích ở Việt Nam. Kaplinsky R., Morris M. (2000), A hand book for value chain research (Sổ tay nghiên cứu chuỗi giá trị). Bài viết đã làm rõ các định nghĩa cơ bản về chuỗi giá trị, từ đó chỉ ra việc phân tích chuỗi giá trị có thể xem như một công cụ để đề xuất chính sách. Bên cạnh các lý thuyết, bài viết cũng nêu ra một số công trình nghiên cứu liên quan đến việc phân tích chuỗi giá trị, cuối cùng, nó chỉ ra các phương pháp thực hiện nghiên cứu 4 chuỗi giá trị. Bài viết chỉ thuần đưa ra các lý thuyết, không đưa các phân tích thực tế ở một đất nước cụ thể nào. Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam (2010), Overview of the Textile & Garment sector in Viet Nam (Tổng quan ngành dệt may Việt Nam), chuyên đề đã đi vào phân tích tổng quan ngành dệt may Việt Nam trên các phương diện: Nguồn nguyên liệu, chi phí sản xuất, nguồn nhân lực cũng như các lợi ích xã hội mà ngành dệt may mang lại. Tuy nhiên, nghiên cứu không khai thác sâu vào việc phân tích lợi ích thông qua giá trị tại các khâu. UNCTAD (2012), Potential Supply Chains in Textiles and Clothing sector in South Asia (Chuỗi cung ứng dệt may tiềm năng tại các nước Nam Á), nghiên cứu được thực hiện với mục đích xây dựng chuỗi giá trị dệt may tiềm năng tại các quốc gia Nam Á nhằm giúp giảm chi phí sản xuất và tăng tính cạnh tranh toàn cầu cho mặt hàng dệt may của nhóm nước này. Nghiên cứu được thực hiện trên 4 nền kinh tế lớn của khu vực Nam Á bao gồm Banglades, Ấn Độ, Pakistan và Srilanka. Nghiên cứu đã đề xuất được một số chính sách thực tiễn cho từng quốc gia để xây dựng những liên kết hiệu quả cho các nước trong nhóm nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu không đề cập đến Việt Nam, hơn nữa mục tiêu là chú trọng vào việc xây dựng các chính sách cho từng quốc gia để thiết lập chuỗi giá trị dệt may thay vì nâng cấp chuỗi giá trị dệt may. Khalid Nadvi, John T. Thoburn, Bui Tat Thang, Nguyen Thi Thanh Ha, Nguyen Thi Hoa, Dao Hong Le, Enrique Blanco De Armas (2004), “Vietnam in the global garment and textile value chain: impacts on firms and workers” (Việt Nam trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu: tác động lên các doanh nghiệp và người lao động trong ngành), Tờ Báo Phát Triển Toàn Cầu, Quyển 16, Vấn đề 1, trang 111–123. Nghiên cứu đã chỉ ra mức độ quan tâm của các doanh nghiệp dệt may Việt Nam với việc tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu, nó phản ánh lợi ích đạt được khi tham gia vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu giữa các doanh nghiệp dệt may có vốn nước ngoài và doanh nghiệp dệt 5 may sở hữu Nhà Nước cũng như lực lượng lao động trong ngành dệt may. Tuy nhiên nghiên cứu không làm rõ làm thế nào để tham gia tốt vào chuỗi giá trị dệt may toàn cầu cũng như không đưa ra các giải pháp cụ thể. Shefali Sharma and Marilyn Carr (2004), Research Workshop on Women Workers In Global Value Chains in the Garments Industry (Nghiên cứu về lao động nữ trong chuỗi giá trị dệt may toàn cầu). Nghiên cứu đã chỉ ra các tác động của việc tham gia vào chuỗi giá dệt may toàn cầu đến người lao động nữ tại một số quốc gia như Việt Nam, Kenya, Banglades, Mexico, Thái Lan, Phillipin... trên cơ sở nhận định xu hướng thị trường và phân tích một số quy định về quyền của lao động nữ tại các quốc gia này. Từ đó, nghiên cứu đưa ra các đóng góp nhằm đảm bảo việc sử dụng nguồn lao động được hiệu quả. Nghiên cứu chỉ tập trung khai thác một mảng nhỏ là lao động, mà cụ thể hơn là lao động nữ trong mỗi tương quan với việc vận hành chuỗi giá trị dệt may toàn cầu. Như vậy, các nghiên cứu đã đưa ra những nhận định chung về chuỗi giá trị dệt may trên thế giới thông qua một số nhóm nước nhất định trong đó có Việt Nam, một số đi sâu vào phân tích các tiềm năng cũng như tác động của việc hình thành chuỗi giá trị dệt may toàn cầu ở một số quốc gia. Một số nghiên cứu cũng có đề cập dến triển vọng nâng cấp chuỗi giá trị tại Việt Nam thông qua phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa đưa ra được các nguyên nhân cụ thể của từng thực trạng, đặc biệt các giải pháp đưa ra chưa gắn liền với tình hình thực tế đang có nhiều biến động như hiện nay. Luận văn sẽ khắc phục những vấn đề này qua việc đi sâu phân tích từng khâu trong chuỗi giá trị từ đó gợi ý hệ thống giải pháp phù hợp để nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu chung: Đánh giá thực trạng từng khâu trong chuỗi giá trị dệt may Việt Nam, xác định điểm mạnh, điểm yếu, những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại. Từ đó đề xuất các hệ thống giải pháp để nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. 6 Mục tiêu cụ thể:  Lập sơ đồ chuỗi giá trị dệt may Việt Nam.  Phân tích thực trạng hoạt động của các tác nhân theo khâu trong chuỗi.  Phân tích ma trận SWOT của sản phẩm dệt may Việt Nam.  Đề xuất chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. 3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, GIỚI HẠN Đối tượng nghiên cứu: chuỗi giá trị dệt may Việt Nam mà cụ thể hơn là các khâu sản xuất chính trong chuỗi bao gồm khâu thiết kế, khâu sản xuất và cung ứng bông xơ, khâu sản xuất và cung ứng sợi, khâu dệt, khâu nhuộm vải, khâu may, khâu xuất khẩu, khâu marketing – phân phối . Tại mỗi khâu, đề tài xem xét đến vài trò các tác nhân tham gia trong khâu đó. Luận văn sử dụng số liệu từ năm 2007, là năm dệt may đánh dấu mốc phát triển quan trọng từ cơ hội chính thức trở thành thành viên của WTO đến năm 2013. Từ đó, đưa ra những định hướng, giải pháp cho 5 năm tiếp theo (2015 - 2020). 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU  Phương pháp: Sử dụng tổng hợp các phương pháp thống kê, mô tả, trình bày số liệu, lập bảng phân phối tần số và phân tích.  Số liệu nghiên cứu: Các nguồn dữ liệu thứ cấp từ Tổng cục Thống kê, cục Thương Mại Việt Nam, Hiệp hội dệt may Việt Nam, Hải Quan Việt Nam, các bài viết, bài báo cáo, tài liệu tổng hợp chuyên ngành. 5. KẾT CẤU LUẬN VĂN Luận văn gồm có 3 phần CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY 7 Giới thiệu cơ sở lý thuyết về nâng cấp chuỗi giá trị, các vấn đề thực tiễn chung về nâng cấp chuỗi giá trị dệt may. Bên cạnh đó, dẫn ra bài học kinh nghiệm từ sự thành công của dệt may Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản trong nâng cấp chuỗi giá trị dệt may. CHƯƠNG 2 - PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY VIỆT NAM Phân tích thực trạng từng khâu trong chuỗi giá trị dệt may theo từng tác nhân trong khâu, từ đó tổng hợp lại các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho toàn chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. CHƯƠNG 3 - GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY VIỆT NAM Đề xuất các hệ thống giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị dệt may Việt Nam. 8 CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ DỆT MAY 1.1 Cơ sở lý luận về nâng cấp chuỗi giá trị 1.1.1 Khái niệm chuỗi giá trị Khái niệm chuỗi giá trị của Micheal Porter Theo Micheal Porter, chuỗi giá trị là một công cụ cơ bản để thực hiện phân tích lợi thế cạnh tranh. Ông định nghĩa: “Chuỗi giá trị là chuỗi của các hoạt đông của một công ty hoạt động trong một ngành cụ thể. Sản phẩm đi qua tất cả các hoạt động của chuỗi theo thứ tự và tại mỗi hoạt động sản xuất thu được một số giá trị nào đó. Chuỗi các hoạt động mang lại sản phẩm nhiều giá trị gia tăng hơn tổng giá trị gia tăng của các hoạt động cộng lại” [26]. Lý thuyết cho rằng lợi thế cạnh tranh có thể xuất phát từ các hoạt động riêng biệt của doanh nghiệp, từ thiết kế, sản xuất, marketing, phương pháp hỗ trợ sản phẩm. Mỗi hoạt động đều góp phần vào việc cải thiện chi phí doanh nghiệp, tạo cơ sở cho sự khác biệt hóa. Có thể phân chia các hoạt động giá trị thành hai loại chính: hoạt động sơ cấp và hoạt động hỗ trợ. Hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất, liên quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng như những công tác hỗ trợ sau bán hàng, bao gồm 5 hoạt động cơ bản: Logistics đầu vào, vận hành, logistics đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ. Hoạt động hỗ trợ sẽ bổ sung cho hoạt động sơ cấp cũng như chúng sẽ tự hỗ trợ cho nhau, bao gồm: Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp, Quản trị nguồn nhân lực, Phát triển công nghệ, Thu mua. Lý thuyết chuỗi giá trị của Porter được nghiên cứu trong mối liên hệ với lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, nó chỉ xem xét đến các hoạt động trong khuôn khổ một doanh nghiệp. Trên góc độ một ngành, cách tiếp cận này làm che lấp đi vai trò của từng doanh nghiệp trong một chuỗi giá trị rộng lớn hơn. Khái niệm chuỗi giá trị Filiere Một khái niệm khác về chuỗi giá trị là khái niệm chuỗi giá trị Filiere [26]. Khái niệm này dùng để mô tả dòng đầu vào của vật chất và dịch vụ đến lúc tạo ra một sản 9 phẩm hàng hóa hay dịch vụ sau cùng. Các học giả người Pháp đã xây dựng mô hình này để phân tích quá trình tạo ra giá trị gia tăng trong các sản phẩm nông nghiệp, sau đó mở rộng cho cả ngành công nghiệp. Mục tiêu của mô hình là đưa ra các chính sách công nghiệp nhằm cải thiện nền kinh tế (giá trị gia tăng), xã hội (việc làm, lao động) trong một quốc gia chứ không cho thấy vai trò của các quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Khái niệm chuỗi giá trị của Rapheal Kaplinsky Khắc phục các điểm hạn chế của những khái niệm nói trên, nhà nghiên cứu Rapheal Kaplinsky đã đưa ra khái niệm về chuỗi giá trị trong phân tích chuỗi hàng hóa toàn cầu. Ông định nghĩa: “Chuỗi giá trị bao gồm các hoạt động cần thiết của một chu trình sản xuất sản phẩm hoặc dịch vụ kể từ giai đoạn nghiên cứu sáng chế, qua các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất, phân phối đến người tiêu dùng cuối cùng, cũng như xử lý rác thải sau khi sử dụng” [28]. Lý thuyết của Kaplinsky Rapheal không xem xét đến các hoạt động trong khuôn khổ của một doanh nghiệp hay một quốc gia đơn lẻ, mà nó xem xét tất cả các mối liên kết ngược xuôi của các khâu trong chuỗi giá trị trên phạm vi toàn cầu, từ đó thể hiện vai trò của từng quốc gia thông qua việc phân phối lợi ích giữa các khâu trong chuỗi. Như vậy, tuy phạm vi thể hiện trong từng các khái niệm có khác nhau, nhưng về cơ bản chuỗi giá trị là sự kết nối của nhiều khâu hay chức năng khác nhau, mỗi khâu thực hiện một nhóm hoạt động được thực hiện bởi các tác nhân chính và các tác nhân hỗ trợ. Các nhà hỗ trợ tuy không trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho sản phẩm nhưng sẽ góp phần tạo điều kiện tốt để các tác nhân trong chuỗi thực hiện vai trò của mình. Trong ba khái niệm trên, việc phân tích chuỗi giá trị trên quy mô quốc tế theo khái niệm của Kaplinsky Rapheal trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay có một vai trò hết sức quan trọng. Sự phân công lao động ngày càng tăng và sự phân tán toàn cầu hoạt động sản xuất các thành phần, linh kiện của một sản phẩm làm sức cạnh tranh hệ thống trở nên ngày càng thiết yếu. Phân tích chuỗi giá trị trong mối tương quan toàn cầu còn góp phần xác định lại sức mạnh cạnh tranh của một quốc gia trong chuỗi giá trị. 1.1.2 Nâng cấp chuỗi giá trị Khái niệm nâng cấp chuỗi giá trị 10 Có 2 lộ trình để hoà nhập vào nền kinh tế toàn cầu, theo đó, lộ trình thấp là lộ trình mà các nhà sản xuất sẽ cạnh tranh với nhau khốc liệt về giá. Sự tăng trưởng theo cách này được đề cập cùng với khái niệm “tăng trưởng bần cùng hóa” mà ở đó xảy ra hiện tượng hoạt động kinh tế gia tăng nhưng lợi ích từ hoạt động kinh tế này giảm sút [28, tr.37]. Trái lại, những người đặt chân lên lộ trình cao hơn sẽ tìm cách hòa nhập với thị trường dựa vào khả năng then chốt là sự đổi mới bản thân, sự chú trọng vào học hỏi và phát triển. Tuy nhiên việc đổi mới thôi là chưa đủ bởi nếu tốc độ đổi mới thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh thì vẫn sẽ dẫn tới sự sụt giảm về giá trị gia tăng và thị phần. Do đó đổi mới phải được đặt trong sự tương quan với các đối thủ, nếu có một sự đổi mới nhanh hơn đối thủ thì đây là một quá trình nâng cấp. Tựu trung lại, nâng cấp chuỗi giá trị là thực hiện các giải pháp tác động đến chuỗi giá trị, trên cơ sở học hỏi và phát triển năng lực bản thân, nhằm làm cho giá trị cuối cùng của sản phấm hoặc dịch vụ được gia tăng hơn so với trước đó. Có hai xu hướng được bàn luận xoay quanh vấn đề nâng cấp, xu hướng thứ nhất tập trung vào năng lực cốt lõi và xu hướng thứ hai liên quan đến khai thác nguồn lực bên ngoài. Để thực hiện việc nâng cấp cần xem xét lại năng lực cốt lõi của mình là gì, nếu nó còn phù hợp thì tiếp tục tập trung phát triển, nếu không thì tập trung vào khai thác nguồn lực bên ngoài. Theo đó, một phần nhiệm vụ của nâng cấp là từ bỏ những lĩnh vực chuyên môn ở quá khứ đã không còn phù hợp, nếu không thì “năng lực cốt lõi có thể dễ dàng trở thành sự cứng nhắc cốt lõi” [28]. Mức độ nâng cấp. Có 4 mức độ nâng cấp, bao gồm: Nâng cấp quy trình: Cải thiện quy trình nội bộ sao cho các quy trình này hoạt động tốt hơn, hiệu quả hơn. Nâng cấp sản phẩm: Cái tiến các sản phẩm thông qua việc cải tiến một số khâu trong chuỗi sản xuất. Nâng cấp chức năng: Tăng hàm lượng giá trị gia tăng trên cơ sở dịch chuyển đến các khâu khác có giá trị gia tăng cao hơn trong chuỗi để hoạt động. Ví dụ: chuyển từ khâu chế tạo, sản xuất sang khâu thiết kế. Nâng cấp chuỗi giá trị: Chuyển sang một chuỗi giá trị mới. Ví dụ: các công ty Đài Loan chuyển từ công nghiệp chế tạo radio bán dẫn sang máy tính tay, Ti Vi… 11 Kinh nghiệm quốc tế cho thấy lộ trình nâng cấp thường được tiến hành theo thứ tự đã được vạch ra ở trên. Đó là lộ trình đi từ nâng cấp quy trình, sản phẩm đến chức năng và cuối cùng là nâng cấp chuỗi giá trị. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, việc nâng cấp có thể được thực hiện bằng cách phối hợp cùng lúc các mức độ nâng cấp trên. 1.2 Các vấn đề lý thuyết và bài học thực tiễn về nâng cấp chuỗi giá trị dệt may 1.2.1 Các vấn đề lý thuyết về chuỗi giá trị dệt may 1.2.1.1 Khái niệm ngành dệt may Chuỗi giá trị dệt may được hiểu là các công đoạn của quá trình sản xuất sản phẩm hàng may mặc từ khâu khai thác, sản xuất nguyên liệu, thiết kế, gia công - sản xuất thành phẩm rồi phân phối tới các nhà bán buôn, bán lẻ... với sự tham gia của các doanh nghiệp thuộc nhiều quốc gia trên thế giới. 1.2.1.2 Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may thế giới Chuỗi giá trị có thể được thực hiện trong phạm vi một khu vực địa lý hoặc trải rộng trong phạm vi nhiều quốc gia và trở thành chuỗi giá trị toàn cầu nhưng nhìn chung chuỗi giá trị dệt may bao gồm năm khâu chính như hình dưới: [24] Hình 1.1 - Sơ đồ chuỗi giá trị dệt may thế giới Nguồn: Gary Gereffi (2002), The International competitiveness of Asian economics in the commodity chain, p.15 12 Năm khâu chính thể hiện trong sơ đồ bao gồm: 1- Thiết kế 2- Cung ứng nguyên phụ liệu đầu vào 3- May 4- Xuất khẩu - Trung gian phân phối 5- Marketing - Bán lẻ Trong đó, khâu nguyên liệu đầu vào của ngành may mặc gồm 2 nguồn cơ bản là nguyên liệu tự nhiên tức sản phẩm của ngành nông nghiệp như bông, gỗ, len, tơ tằm, lụa và nguyên liệu tổng hợp được sản xuất từ dầu thô và khí đốt tự nhiên. Sợi sản xuất từ nguồn nguyên liệu này sẽ đi qua khâu dệt để tạo ra vải dệt hoặc khâu đan để tạo ra vải đan kim (vải thun). Vải được tiếp được tục cắt ráp, gia tăng giá trị qua khâu may. Hệ thống sản xuất may bao gồm các công ty may mặc chủ động từ khâu thiết kế (tập trung ở khu vực Bắc Mỹ) và các công ty chuyên may gia công (chủ yếu tại các nước châu Á), (sự khác biệt về hình thức sản xuất may sẽ được nói rõ trong phần tiếp theo). Sản phẩm may được phân phối đến các nhà bán lẻ toàn cầu thông qua các công ty thương mại, các văn phòng đại diện của người mua hoặc một số ít các công ty may có thương hiệu riêng. 1.2.1.3 Phân phối giá trị trong chuỗi giá trị dệt may Theo kết quả được rút ra rừ việc nghiên cứu mô hình đường cong nụ cười của Stan Shih, sự phân phối giá trị gia tăng trong chuỗi giá trị giá trị được cụ thể hóa bằng một đường cong chữ U, trong đó công đoạn gia công lắp ráp ở giữa chuỗi có giá trị gia tăng thấp nhất, nằm ở phần đáy của đường cong, khâu sản xuất nguyên phụ liệu ở nhánh trái có giá trị gia tăng cao hơn trong khi khâu nghiên cứu và thiết kế sản phẩm tại biên trái có giá trị gia tăng cao nhất. Ở nhánh còn lại, giá trị gia tăng cao nhất tập trung ở khâu sau cùng của chuỗi là phân phối, bán lẻ và dịch vụ khác [5].Đây là mô hình được nghiên cứu trong ngành điện tử nhưng đã được kiểm chứng ở nhiều ngành khác nhau. Ứng dụng trong ngành dệt may, ta lập được sơ đồ phân phối giá trị như hình dưới với phân phối giá trị gia tăng cao nhất tại tập trung tại 2 bên biên của chuỗi, tức là đoạn đầu - Thiết kế và đoạn cuối - Marketing bán lẻ. Phần giá trị thấp nhất, trũng xuống nằm ở khâu chính giữa - May.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất