Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở việt nam...

Tài liệu Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở việt nam

.PDF
111
204
67

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ _______________ VÕ ANH TUẤN NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ____________________ VÕ ANH TUẤN NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH Hà Nội - 2014 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU ........................... 7 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu .. 7 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc trong Thƣơng mại ........ 7 1.1.2. Quản lý nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu ............................... 19 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 31 1.2.1. Kinh nghiệm của Malaysia về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ........................................................................................ 31 1.2.2. Bài học kinh nghiệm quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ................................................................................................... 34 Kết luận chƣơng 1 ....................................................................................... 35 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2003-2013 ........ 36 2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam ...................... 36 2.1.1. Sự phát triển của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam .......................................................................................................... 36 2.1.2. Kết quả hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu .... 40 2.1.3. Những hạn chế trong hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam ............................................................................... 42 2.2. Thực trạng quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ..... 45 2.2.1. Quản lý các chủ thể kinh doanh xăng dầu ...................................... 45 2.2.2. Quản lý giá ...................................................................................... 55 2.2.3. Quản lý đo lƣờng và chất lƣợng .................................................... 71 2.3. Đánh giá chung về quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ............................................................................................................... 74 2.3.1. Những thành tựu ............................................................................ 74 2.3.2. Những hạn chế ............................................................................... 77 Kết luận chƣơng 2 ....................................................................................... 80 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 81 3.1. Các yếu tố ảnh hƣớng đến quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam trong thời gian tới .................................................... 81 3.1.1. Xu hƣớng biến động của thị trƣờng xăng dầu thế giới .................. 81 3.1.2. Quá trình tăng trƣởng và phát triển kinh tế -xã hội trong nƣớc .... 82 3.1.3. Thực thi cam kết hội nhập của Việt Nam ...................................... 83 3.1.4. Quan điểm nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu và chủ trƣơng xây dựng các Nhà máy lọc dầu trong nƣớc ...... 84 3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ................................................................................... 89 3.2.1. Quản lý các chủ thể kinh doanh Xăng dầu .................................... 89 3.2.2. Quản lý điều hành giá bán xăng dầu .............................................. 90 3.2.3. Quản lý đo lƣờng, chất lƣợng ........................................................ 94 3.2.4. Nhóm giải pháp khác ..................................................................... 95 Kết luận chƣơng 3 ....................................................................................... 98 KẾT LUẬN .................................................................................................... 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 101 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT APEC : Diễn đang kinh tế Châu Á - Thái Bình Dƣơng ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IEA : Cơ quan năng lƣợng quốc tế OPEC : Tổ chức các nƣớc xuất khẩu dầu mỏ USD : Đông đô la Mỹ WTO : Tổ chức Thƣơng mại thế giới VAT : Thuế gía trị gia tăng DO : Diêzen KO : Dầu hỏa FO : Mazút i DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Chỉ tiêu hao hụt Xăng dầu ở khâu nhập hàng ................................ 23 Bảng 1.2: Chỉ tiêu hao hụt Xăng dầu khâu xuất hàng .................................... 23 Bảng 2.1. Khối lƣợng xăng dầu nhập khẩu năm 2010- 2012 ......................... 39 Bảng 2.2. Cơ cấu nhập khẩu xăng dầu tiêu dùng nội địa ............................... 40 Bảng 2.3. Tỷ trọng xăng dầu nhập khẩu của các đầu mối năm 2013 ............ 41 Bảng 2.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................. 42 Bảng 2.5. Các doanh nghiệp đƣợc cấp phép nhập khẩu xăng dầu .................. 46 Bảng 2.6. Bảng tính giá cơ sở theo Nghị định số 84/2009/NĐ-CP ngày 18/12/2013 ...................................................................................................... 63 Bảng 2.7. Tình hình sử dụng quỹ bình ổn giá xăng dầu từ khi bắt đầu trích đến nay .................................................................................................................. 67 Bảng 3.1. Các dự án nhà máy lọc dầu tại Việt Nam ...................................... 87 ii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trải qua hơn 27 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc phát triển rõ rệt. Mức sống của ngƣời dân ngày một nâng cao, nhu cầu về mọi mặt của con ngƣời ngày càng tăng, một trong những nhu cầu hàng ngày của ngƣời dân là phƣơng tiện giao thông, nhƣ: Xe gắn máy, Ô tô, máy bay… trở thành cần thiết của mỗi gia đình. Mặt khác, nền kinh tế phát triển mạnh kéo theo sự phát triển của sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu, theo đó nhu cầu sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào nhƣ xăng dầu ngày càng tăng. Xăng dầu là mặt hàng nguyên nhiên liệu chiến lƣợc, có vai trò hết sức quan trọng đối với nền kinh tế. Nó tác động đến rất nhiều ngành nghề sản xuất, kinh doanh và đời sống ngƣời dân. Hiện nay, Việt Nam phải nhập khẩu trên 70% xăng dầu cho nhu cầu tiêu thụ trong nƣớc, mặt khác xăng dầu là mặt hàng hết sức nhạy cảm, mang yếu tố chính trị do vậy Nhà nƣớc đã thực hiện quyền kiểm soát và thể hiện vai trò của mình thông qua việc quản lý các chủ thể kinh doanh, quản lý giá cả, quản lý đo lƣờng chất lƣợng và một số chính sách điều tiết, hỗ trợ. Hiện nay vẫn có nhiều quan điểm khác nhau trong việc Nhà nƣớc quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Có ý kiến cho rằng, nhờ vai trò điều tiết của Nhà nƣớc vào thị trƣờng xăng dầu, nhu cầu về nguồn năng lƣợng của nhiều ngành kinh tế và của ngƣời dân đƣợc đảm bảo, góp phần quan trọng vào tăng trƣởng kinh tế, ổn định và cải thiện đời sống dân cƣ. Song cũng có nhiều ý kiến khác cho rằng: Nhà nƣớc chƣa thực sự thể hiện rõ vai trò của mình trong quản lý hoạt động kinh doanh xăng dầu. Việc quản lý các chủ thể kinh doanh xăng dầu còn buông lỏng trong nhiều năm. Quản lý giá xăng dầu đã xác định nguyên tắc cơ bản là “Giá bán xăng dầu đƣợc thực 1 hiện theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc”, tuy nhiên quản lý của Nhà nƣớc về giá chƣa có sự thay đổi đột phá. Ngoài ra, việc quản lý của Nhà nƣớc về chất lƣợng, số lƣợng xăng dầu bán ra trên thị trƣờng vẫn còn nhiều lúng túng... Tình hình này đang đặt ra nhiều câu hỏi: Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam thời gian qua nhƣ thế nào; đã đạt đƣợc những thành tựu gì và còn tồn tại những hạn chế gì? Nguyên nhân nào dẫn đến thành công và hạn chế đó? Cần có giải pháp gì để tăng cƣờng vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu? Việc tìm giải đáp cho các câu hỏi này có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần làm sáng tỏ, bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. Đây chính là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Nâng cao vai trò quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam” làm luận văn Thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trƣớc đến nay các tài liệu trong nƣớc nghiên cứu về hoạt động kinh doanh xăng dầu và quản lý nhà nƣớc đối với lĩnh vực này không nhiều. Luận án tiến sỹ kinh tế của Nguyễn Cao Vãng (1995) đề tài Kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thi trường ở nước ta hiện nay; Nguyễn Phƣơng Thúy (2005), đề tài Thực trạng và giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý giá mặt hàng xăng dầu nhập khẩu; Luận văn thạc sĩ của Hồ Đại Đức (2007) với đề tài Một số giải pháp phát triển các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đến năm 2015, các đề tài này chỉ giới hạn nghiên cứu một lĩnh vực trong hoạt động kinh doanh xăng dầu, chƣa làm rõ đƣợc vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Quang Tuấn (2008) với đề tài Quản lý nhà nước trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu ở Việt Nam đã nêu đƣợc một số hạn chế về thực trạng kinh doanh xăng dầu từ khi Việt Nam nộp đơn gia nhập tổ 2 chức thƣơng mại thế giới WTO đến năm 2008 và cũng đƣa ra một số quan điểm giải pháp nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực quản lý kinh doanh xăng dầu. Tuy nhiên, trong giai đoạn đề tài nghiên cứu thì Nhà nƣớc mới chỉ xác định mục tiêu chuyển kinh doanh xăng, dầu sang cơ chế thị trƣờng, giảm dần sự bù lỗ của Nhà nƣớc, song vẫn can thiệp sâu trong quá trình điều tiết hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu; Các khâu quản lý của Nhà nƣớc vẫn còn khá phức tạp không bảo đảm sự chặt chẽ và thụ động, ngƣời tiêu dùng không thể giám sát đƣợc giá bán của Doanh nghiệp. Do vậy đề tài chƣa phản ánh đầy đủ các hạn chế của Nhà nƣớc trong quản lý kinh doanh xăng dầu đến giai đoạn hiện nay. Một số bài báo đăng trên internet của Thu Hà (2012), Nguyễn Quang A (2013), Tiến Dũng (2013), Ngô Trí Long (2013),... đã nêu đƣợc những tác dụng tích cực của cơ chế quản lý, điều hành kinh doanh xăng dầu hiện nay (Nghị định số 84/2009/NÐ-CP) tạo môi trƣờng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đầu mối qua đó hình thành thị trƣờng kinh doanh xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng có sự điều tiết của Nhà nƣớc. Trong điều kiện giá cả xăng dầu thế giới lên xuống thất thƣờng để bình ổn giá cả trong nƣớc, Nhà nƣớc đã điều hành giá bán xăng dầu theo cơ chế thị trƣờng có sự quản lý của Nhà nƣớc; cách tính giá áp dụng thống nhất theo một công thức tính giá chung do Nhà nƣớc quy định. Tuy nhiên các bài viết chƣa làm rõ những bất cập của cơ chế kinh doanh xăng dầu hiện nay, cụ thể: đã tạo ra những rào cản, hạn chế các thành phần kinh tế gia nhập thị trƣờng kinh doanh xăng dầu, hạn chế cạnh tranh và còn tạo ra những "đặc quyền" cho Doanh nghiệp đầu mối, kẽ hở cho việc đầu cơ, găm hàng, ép buộc nhau trong mua bán..., tạo ra những bất ổn của thị trƣờng trong toàn hệ thống. Ngoài ra để khắc phục cơ chế điều hành giá bán xăng dầu thiếu linh hoạt do Nhà nƣớc khống chế giá tối đa các bài viết chƣa nêu đƣợc những giải pháp giúp các Doanh nghiệp chủ động tính 3 toán phƣơng án và quy định giá bán theo tín hiệu của thị trƣờng. Vì những lý do nêu trên, việc bổ sung và phát triển những vấn đề còn chƣa nghiên cứu và chỉ ra các giải pháp mới là hết sức cần thiết. Bằng những tài liệu và các chính sách mới nhất liên quan đến quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tác giả sẽ đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý của Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu hiện nay. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu tiếp cận từ góc độ Quản lý kinh tế. - Phạm vi nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu kể từ năm 2003 đến năm 2013. Tập trung nghiên cứu vai trò quản lý nhà nƣớc thông qua các chính sách điều hành nhƣ: Quản lý chủ thể kinh doanh xăng dầu; quản lý giá bán xăng dầu; quản lý số lƣợng, chất lƣợng xăng dầu và một số chính sách điều hành khác. 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích Nghiên cứu thực trạng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam để đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực này. - Nhiệm vụ + Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận chung về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. + Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam từ năm 2003 đến năm 2013. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc 4 trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận văn, tác giả sử dụng những phƣơng pháp luận nghiên cứu của khoa học quản lý và quản lý kinh tế. Kết hợp truyền thống và hiện đại. Những phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể đƣợc sử dụng là: phƣơng pháp so sánh, phƣơng pháp phân tích, kết hợp phân tích với tổng hợp... Luận văn có tham khảo và kế thừa những công trình khoa học có liên quan, các bài viết liên quan trên các trang web. Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc kết hợp áp dụng để phân tích việc sử dụng các công cụ quản lý của Nhà nƣớc: Quản lý chủ thể kinh doanh, quản lý giá, quản lý số lƣợng chất lƣợng và các công cụ khác trong quản lý kinh doanh xăng dầu. Trên cơ sở đó, tổng hợp kết quả phân tích đƣa ra nhận định về vai trò quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn hiện nay. Phƣơng pháp so sánh đƣợc áp dụng nhằm so sánh vai trò quản lý Nhà nƣớc giữa các giai đoạn để rút ra những thành tựu, hạn chế qua đó đƣa ra các giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý của Nhà nƣớc trong kinh doanh xăng dầu. Luận văn sử dụng số liệu thứ cấp thu thập từ Tổng cục thống kê, các công trình nghiên cứu, sách, báo có liên quan đƣợc chính thức phát hành. 6. Đóng góp của Luận văn Luận văn đã tổng hợp, phân tích một cách có hệ thống các công cụ quản lý nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam, nêu ra bài học kinh nghiệm của quốc gia đang phát triển và cùng khu vực qua đó xem xét vận dụng thực tế quản lý của nƣớc này thực hiện phù hợp với điều kiện của Việt Nam. Trên cơ sở lý luận, bài học kinh nghiệm và thực trạng quản lý Nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu, Luận văn đƣa ra các giải pháp 5 nhằm nâng cao vai trò quản lý Nhà nƣớc đối với kinh doanh xăng dầu trong thời gian tới. Các giải pháp chủ yếu bao gồm: Chuẩn hóa điều kiện kinh doanh đối với các chủ thể kinh doanh xăng dầu, Cơ chế giá linh hoạt tạo quyền quyết định giá cho các doanh nghiệp, kiện toàn lại công tác quản lý số lƣợng, chất lƣợng xăng dầu. 7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chƣơng: Chƣơng 1: Cở sở lý luận và thực tiễn về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu. Chƣơng 2: Thực trạng quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam giai đoạn 2003 - 2013 Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu ở Việt Nam. 6 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC TRONG LĨNH VỰC KINH DOANH XĂNG DẦU 1.1. Cơ sở lý luận về quản lý nhà nƣớc trong lĩnh vực kinh doanh Xăng dầu 1.1.1. Một số vấn đề lý luận về quản lý nhà nƣớc trong Thƣơng mại 1.1.1.1. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại là một bộ phận hợp thành của quản lý nhà nƣớc về kinh tế, đó là sự tác động có hƣớng đích, có tổ chức của hệ thống cơ quan quản lý trên tầm vĩ mô về thƣơng mại các cấp đến hệ thống bị quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ và chính sách quản lý nhằm đạt mục tiêu đã đặt ra trong điều kiện môi trƣờng xác định. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại bao giờ cũng là một quá trình thực hiện và phối hợp bốn loại chức năng cơ bản: hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát của các cơ quan quản lý vĩ mô các cấp. Các cơ quan quản lý vĩ mô của nhà nƣớc về thƣơng mại là ngƣời ra quyết định, ngƣời tổ chức, điều hành và tác động tới các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân tiến hành hoạt động thƣơng mại trong phạm vi thị trƣờng cả nƣớc, thị trƣờng từng địa phƣơng cũng nhƣ thị trƣờng ngoài nƣớc theo phạm vi phân công, phân cấp quản lý. Nhà nƣớc sử dụng quyền lực của mình trong điều hành và quản lý thƣơng mại thông qua ban hành và sử dụng các công cụ kế hoạch hóa, chính sách, luật pháp và các quy định khác về thƣơng mại để tác động tới các chủ thể ngƣời bán, ngƣời mua trên thị trƣờng. Sự tác động của hệ thống quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại đến đối tƣợng trao đổi luôn đặt trong mối quan hệ 7 với môi trƣờng cụ thể, xác định trong từng thời kỳ [15]. 1.1.1.2. Đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại vừa phản ánh những đặc điểm chung của quản lý, vừa thể hiện nét đặc thù. a. Những đặc điểm chung của quản lý kinh tế. Mọi loại hình quản lý kinh tế đều bao gồm 2 hệ thống: chủ thể hay cơ quan quản lý và khách thể hay đối tƣợng quản lý; con ngƣời là trung tâm của quản lý nằm ở cả 2 hệ thống, do vậy, mọi quản lý suy cho cùng là quản lý con ngƣời, do con ngƣời và vì con ngƣời; quản lý bao giờ cũng có sự trao đổi thông tin và liên hệ ngƣợc, nếu không có thông tin sẽ mất đi linh hồn của quản lý kinh tế; quản lý luôn có khả năng thích nghi với sự thay đổi của môi trƣờng; quản lý kinh tế luôn hƣớng vào mục tiêu xác định và phải có giải pháp để thực hiện mục tiêu đã vạch ra. b. Tính đặc thù của quản lý nhà nước về thương mại. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại có tính đặc thù thể hiện ở mục tiêu và các công cụ, phƣơng tiện sử dụng nhằm đạt mục tiêu. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại gắn liền với quá trình kinh tế - xã hội, các lợi ích cần phải đạt đƣợc từ thƣơng mại trong từng thời kỳ cụ thể. Mục tiêu của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại bị chi phối bởi mục tiêu của quản lý kinh tế - xã hội mà Đảng, Nhà nƣớc đã vạch ra. Mục tiêu bao trùm của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại là thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế ổn định, bền vững và đảm bảo sự tiến bộ và công bằng xã hội. Để đạt mục tiêu, quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại cần phải có quá trình tổ chức, công nghệ và kỹ thuật để vận hành, phải sử dụng các công cụ, phƣơng tiện mang tính liên ngành (nhƣ các chiến lƣợc, các quy hoạch, các loại luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau,…) để điều tiết hoạt động 8 thƣơng mại theo định hƣớng mục tiêu, phù hợp với lợi ích mong muốn trong mỗi thời kỳ. Tuy nhiên, vấn đề lợi ích và quan hệ lợi ích giữa các bên, các chủ thể trong kinh tế thƣơng mại đƣợc xem trọng hàng đầu, trong khi đó đối với các lĩnh vực sản xuất (chẳng hạn trong công nghiệp), các liên kết về kỹ thuật đƣợc coi trọng trƣớc tiên trong quản lý và là nền tảng mang lại các giá trị, các lợi ích về kinh tế. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại bao gồm quản lý các chủ thể thƣơng nhân, các nhà sản xuất và ngƣời tiêu dùng trong và ngoài nƣớc cũng nhƣ các hoạt động trao đổi của họ, cùng các hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật thƣơng mại, trong khi đó quản lý nhà nƣớc trong các lĩnh vực sản xuất lại không hàm chứa các hoạt động và hành vi của những ngƣời tiêu dùng hàng hoá đó. Quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại còn bao gồm việc kiểm tra việc chấp hành chính sách, luật pháp và các định chế khác có liên quan tới lĩnh vực thƣơng mại. Nó liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành và đòi hỏi phải có sự phối hợp cả trong nƣớc và quốc tế (nƣớc đối tác thƣơng mại, các tổ chức kinh tế, thƣơng mại khu vực và quốc tế) [15]. 1.1.1.3. Chức năng quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại - Chức năng kế hoạch hoá thương mại Kế hoạch hoá thƣơng mại là toàn bộ quá trình hoạch định và triển khai thực hiện chiến lƣợc, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, dự án phát triển thƣơng mại của quốc gia bao gồm phạm vi của cả nƣớc, của từng địa phƣơng, từng vùng và theo từng ngành hàng, ngành dịch vụ phù hợp với yêu cầu, mục tiêu của tiến trình CNH, HĐH đất nƣớc và hội nhập quốc tế. Nhà nƣớc thực hiện chức năng kế hoạch hoá để định hƣớng, hƣớng dẫn hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ của các chủ thể tham gia thị trƣờng trong 9 nƣớc cũng nhƣ thị trƣờng quốc tế. Giúp các doanh nghiệp có sự lựa chọn và quyết định đúng đắn, chiến lƣợc, chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn phát triển. Các chủ thể kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều có quyền tiếp cận thông tin từ các văn bản kế hoạch hoá nhƣ: các chiến lƣợc và dự báo phát triển kinh tế, thƣơng mại và thị trƣờng; quy hoạch mạng lƣới thƣơng mại, hệ thống thị trƣờng, thƣơng nhân và kênh phân phối; các chƣơng trình dự án phát triển hạ tầng thƣơng mại, phát triển dịch vụ hỗ trợ thƣơng mại và cạnh tranh; kế hoạch, nhiệm vụ và mục tiêu phát triển thƣơng mại trong từng thời kỳ,v.v... Để nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại, cần phải đổi mới nhận thức về kế hoạch hoá, cải tiến nội dung, phƣơng pháp và hoàn thiện bộ máy kế hoạch hoá thƣơng mại, tăng cƣờng các phƣơng tiện kỹ thuật và nâng cao trình độ nguồn nhân lực làm công tác chiến lƣợc, quy hoạch và kế hoạch phát triển thƣơng mại, nhất là trong bối cảnh hội nhập và cạnh tranh quốc tế hiện nay. - Chức năng tổ chức và phối hợp các hoạt động quản lý thương mại Nhà nƣớc thiết lập các cơ quan và hệ thống tổ chức quản lý, sử dụng bộ máy này để hoạch định các chiến lƣợc, qui hoạch, chính sách, các văn bản pháp quy khác về quản lý thƣơng mại . Đồng thời sử dụng sức mạnh của bộ máy tổ chức để triển khai thực hiện những công việc thuộc về chức năng quản lý nhà nƣớc, nhằm đƣa chính sách, pháp luật vào thực tiễn kinh doanh của doanh nghiệp, biến chiến lƣợc, qui hoạch, kế hoạch phát triển thƣơng mại thành hiện thực. Hoạt động thƣơng mại rất đa dạng, diễn ra trên phạm vi cả nƣớc và từng địa phƣơng, từng vùng, ở cả thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, liên quan 10 tới nhiều bộ, ngành. Do vậy, nhà nƣớc phải có cơ chế phối hợp giữa các cơ quan quản lý về thƣơng mại các cấp Trung ƣơng và tỉnh (Thành phố), giữa các ngành thƣơng mại, dịch vụ với các ngành sản xuất trong nền kinh tế, giữa chính phủ, quốc hội, tòa án. và cơ quan khác. Trong thƣơng mại quốc tế, chức năng này đƣợc thể hiện ở sự phối hợp giữa các quốc gia có quan hệ thƣơng mại song phƣơng hoặc trong quan hệ thƣơng mại của từng khối kinh tế nhằm đạt tới các mục tiêu và đảm bảo thực hiện các cam kết đã ký kết . Để thực hiện hiện chức năng này, nhà nƣớc phải tạo lập cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại thích hợp, phân công nhiệm vụ rõ ràng giữa các cơ quan, bộ ngành ở trung ƣơng cũng nhƣ các sở, ngành ở địa phƣơng, quy định phân cấp quản lý và sự phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đó. Chức năng này còn bao gồm việc bồi dƣỡng, đào tạo nguồn nhân lực đủ khả năng đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ của công tác quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại đặt ra.Trong từng thời kỳ và sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực đó trong từng thời kỳ phát triển. - Chức năng lãnh đạo, điều khiển các hoạt động thương mại Nhà nƣớc là ngƣời đại diện quyền lợi hợp pháp của mọi chủ thể tham gia thị trƣờng, đảm bảo thực thi quyền kinh doanh của các doanh nghiệp bằng luật pháp, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát độc quyền. Một mặt, nhà nƣớc hƣớng dẫn, kích thích các doanh nghiệp hoạt động theo định hƣớng đã vạch ra. Mặt khác, nhà nƣớc phải điều tiết thị trƣờng can thiệp khi cần thiết để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì sức mạnh nền tài chính quốc gia, giữ vững sức mua của tiền tệ, bảo đảm lợi ích của ngƣời sản xuất và ngƣời tiêu dùng. Khi thực hiện chức năng này, nhà nƣớc là ngƣời ra các quyết định (ban hành các văn bản chính sách và pháp luật) để lãnh đạo, điều khiển các các chủ thể tham gia thị trƣờng và cùng các hoạt động thƣơng mại của họ. Nhà nƣớc có thể sử dụng nhiều công cụ, biện pháp khác nhau để điều 11 tiết thị trƣờng và quan hệ thƣơng mại, xử lý mâu thuẫn của các quan hệ trao đổi đó. Những biện pháp khuyến khích hay hạn chế trong thƣơng mại quốc tế thƣờng đƣợc sử dụng là các chính sách kinh tế (thuế, lãi suất, giá, tỷ giá, trợ cấp khác) và công cụ phi thuế. Nhà nƣớc sử dụng hệ thống pháp luật để ràng buộc quan hệ trao đổi, buôn bán của các chủ thể kinh doanh trên thị trƣờng, không phân biệt đó là nhà kinh doanh trong nƣớc hay nƣớc ngoài. Để điều tiết thị trƣờng nhà nƣớc trong nhiều trƣờng hợp phải sử dụng thực lực kinh tế của mình để điều hoà cung cầu, ổn định giá cả thị trƣờng, nâng cao sức mua xã hội. Nhà nƣớc còn sử dụng các biện pháp hành chính, các công cụ mang tính kỹ thuật khác để tác động vào thị trƣờng và các quan hệ trao đổi Trong quá trình điều khiển hệ thống kinh tế và thƣơng mại quốc gia, nhà nƣớc chú trọng hỗ trợ cho các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế về thông tin, về kỹ thuật, về kết cấu hạ tầng của thị trƣờng. Nhà nƣớc là ngƣời trực tiếp quản lý các doanh nghiệp nhà nƣớc và bảo vệ kinh tế nhà nƣớc đúng pháp luật nhằm chống thất thoát, tham nhũng, đảm bảo sinh lợi và tăng thu cho ngân sách. Thực hiện chức năng này có quan hệ chặt chẽ với phân cấp và phối hợp quản lý trong nội bộ ngành, giữa các ngành, các địa phƣơng cũng nhƣ giữa ngành và cấp trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. - Chức năng kiểm soát các quan hệ trao đổi, các hoạt động thương mại Mọi chủ thể sản xuất kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế đều phải tuân thủ luật pháp và các quy định chính sách của nhà nƣớc liên quan tới thƣơng mại. Nhà nƣớc kiểm soát tất cả các quan hệ, trao đổi buôn bán trên thị trƣờng giữa các bên thông qua bộ máy tổ chức bằng việc sử dụng các phƣơng pháp, công cụ khác nhau. Nhà nƣớc giám sát hoạt động của mọi chủ thể kinh doanh cũng nhƣ các chế độ quản lý của các chủ thể đó (nhƣ đăng ký kinh doanh, chất lƣợng và tiêu chuẩn sản phẩm, quyền sở hữu trí tuệ, trình trạng môi trƣờng, nghĩa vụ nộp thuế và chấp hành các quy định khác trong kinh 12 doanh,...). Nhà nƣớc kiểm soát trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực kinh tế nhà nƣớc để đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tài sản của quốc gia cho các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội trong từng thời kỳ. Phát hiện những lệch lạc, nguy cơ chệch hƣớng hoặc vi phạm pháp luật và các qui định chính sách của Nhà nƣớc nhƣ buôn bán hàng cấm, kinh doanh các dịch vụ không đƣợc phép, gian lận thƣơng mại, buôn lậu, làm hàng giả, cạnh tranh không lành mạnh, lập các báo cáo về tài chính sai sự thật, các hoạt động lừa đảo,... Từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh (hoặc giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử phạt theo các quy định hành chính, luật pháp) thích hợp nhằm tăng cƣờng hiệu quả của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại. Đây chính là 2 mục tiêu cơ bản của chức năng kiểm soát trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại Ngoài ra, nhà nƣớc cũng phải kiểm tra, đánh giá sức mạnh của hệ thống tổ chức bộ máy quản lý thƣơng mại của nhà nƣớc các cấp cũng nhƣ năng lực của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại trong từng giai đoạn để có những giải pháp đổi mới và tăng cƣờng cho phù hợp với sự thay đổi của môi trƣờng kinh doanh, phù hợp với định hƣớng mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội [15]. 1.1.1.4. Vai trò của quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại - Định hướng, hướng dẫn hoạt động của các chủ thể trao đổi Nhà nƣớc định hƣớng, hƣớng dẫn các doanh nghiệp trong các hoạt động đầu tƣ và kinh doanh trên thị trƣờng nội địa và quốc tê, nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế cho sự phát triển thƣơng mại. Từ đó góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế, cải thiện đời sống dân cƣ và nâng cao phúc lợi xã hội. 13 Vai trò định hƣớng, hƣớng dẫn của nhà nƣớc trong lĩnh vực thƣơng mại đƣợc thể hiện thông qua các chiến lƣợc, quy hoạch, các chƣơng trình mục tiêu, các dự án, kế hoạch và chính sách. Nhờ vậy, các doanh nghiệp mới có cơ sở để tính toán, lựa chọn các quyết định đầu tƣ và kinh doanh theo các ngành hàng, các nhóm sản phẩm dịch vụ, theo phạm vi thị trƣờng và theo độ dài thời gian cũng nhƣ liên kết, liên doanh với các đối tác một cách hợp lý. Để giúp doanh nghiệp có định hƣớng đầu tƣ và kinh doanh đúng đắn, các văn bản kế hoạch hoá và chính sách thƣơng mại cũng nhƣ pháp luật của nhà nƣớc cần phải minh bạch, rõ ràng, thống nhất và đồng bộ. Cần có sự hƣớng dẫn cụ thể của các cơ quan quan lý nhà nƣớc để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận các thông tin về chiến lƣợc, chính sách, quy hoạch, dự án, và thông hiểu các quyết định của nhà nƣớc. Chất lƣợng của công cụ kế hoạch hoá, chính sách và bộ máy tổ chức trong quản lý nhà nƣớc về thƣơng mại đƣợc tăng cƣờng mới tạo niềm tin, sự yên tâm cho các doanh nghiệp trong tính toán, quyết định phƣơng án đầu tƣ, sản xuất kinh doanh. - Tạo lập môi trường thương mại và cạnh tranh Môi trƣờng thƣơng mại và cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào chính sách, luật pháp và thủ tục hành chính. Các thông tin về kế hoạch hoá thƣơng mại nếu bị thiên lệch trong quá trình phổ biến cho các doanh nghiệp, các quy định chính sách nếu phân biệt đối xử sẽ bóp méo cạnh tranh, thủ tục hành chính rƣờm rà, khung khổ pháp lý nếu không đầy dủ, đồng bộ, nhất quán và minh bạch sẽ gây trở ngại cho thƣơng mại trên nhiều mặt, dẫn đến cả tổn thất về vật chất, tài chính và tinh thần, văn hoá. Do vậy quản lý Nhà nƣớc đóng vai trò rất quan trọng trong việc tạo lập, cải thiện môi trƣờng kinh doanh, nhất là trong điều kiện môi trƣờng kinh doanh luôn có sự vận động biến đổi không ngừng. Nhà nƣớc tạo lập và cải thiện môi trƣờng kinh doanh cho các doanh 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng