Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của ban quản lý các d...

Tài liệu Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của ban quản lý các dự án huyện na rì

.PDF
116
22
93

Mô tả:

LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu độc lập của bản thân với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn. Những thông tin, dữ liệu, số liệu đưa ra trong luận văn được trích dẫn rõ ràng, đầy đủ về nguồn gốc. Những số liệu thu thập và tổng hợp của cá nhân đảm bảo tính khách quan và trung thực. Hà nội, ngày tháng 5 năm 2017 Tác giả Lê Văn Ba i LỜI CẢM ƠN Sau thời gian nghiên cứu, tác giả đã hoàn thành Luận văn Thạc sĩ Quản lý xây dựng với đề tài “Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý các dự án huyện Na Rì” Có được kết quả này, lời cảm ơn đầu tiên, xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến Thầy giáo PGS.TS. Nguyễn Hữu Huế, người trực tiếp hướng dẫn, dành nhiều thời gian, tâm huyết hướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo đã giảng dạy trong thời gian học cao học tại Trường Đại học Thuỷ lợi, các thầy, cô giáo trong Khoa Công trình Trường Đại học Thuỷ lợi Hà Nội nơi tác giả làm luận văn đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt kiến thức để tác giả có thể hoàn thành được luận văn này. Những lời sau cùng xin dành cho gia đình cùng các đồng nghiệp đã chia sẻ khó khăn và tạo điều kiện tốt nhất để tác giả hoàn thành được luận văn tốt nghiệp này. Tuy đã có những cố gắng nhưng vì thời gian thực hiện Luận văn có hạn, trình độ bản thân còn hạn chế nên không thể tránh được những sai xót. Tác giả xin trân trọng và mong được tiếp thu các ý kiến đóng góp của các thầy, cô, các nhà khoa học, bạn bè và đồng nghiệp. Hà Nội, ngày tháng 5 năm 2017 Tác giả Lê Văn Ba ii MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG ............................................................................................................................. 4 1.1. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..........................................4 1.1.1. Quản lý dự án ........................................................................................................4 1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình .........................................................................8 1.2. Quản lý dự án trên thế giới và trong nước .............................................................. 13 1.2.1. Quản lý dự án ở một số nước trên thế giới ......................................................... 13 1.2.2. Quản lý dự án ở Việt Nam...................................................................................13 1.3. Những hạn chế, bất cập trong quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình .............19 Kết luận chương 1 .........................................................................................................21 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH ....................................22 2.1. Cơ sở lý luận ...........................................................................................................22 2.1.1. Hệ thống các văn bản pháp lý đang được áp dụng ..............................................22 2.1.2. Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ...........................................23 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình ..41 2.3. Điều kiện năng lực đối với Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng ............................ 44 2.4. Cơ sở thực tiễn công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng của huyện Na Rì ....45 Kết luận chương 2 .........................................................................................................46 CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH CỦA BAN QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN HUYỆN NA RÌ..................................................................48 3.1. Giới thiệu về Ban quản lý các dự án huyện Na Rì .................................................48 3.1.1. Quá trình hình thành ............................................................................................ 48 3.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn: ...................................................................48 3.1.3. Phương hướng nhiệm vụ của Ban QLCDA huyện Na Rì ...................................52 3.1.4. Giới thiệu hệ thống quản lý đang được áp dụng tại Ban QLCDA huyện Na Rì .53 3.1.5. Công tác quản lý dự án tại Ban QLCDA huyện Na Rì .......................................55 iii 3.2. Thực trạng và phân tích thực trạng năng lực công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLCDA huyện Na Rì ........................................................... 59 3.2.1. Thực trạng về tổ chức bộ máy hoạt động ......................................................... 59 3.2.2. Thực trạng về sử dụng công nghệ ..................................................................... 60 3.2.3. Thực trạng về đội ngũ cán bộ ............................................................................ 61 3.2.4. Thực trạng về công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình .......................... 64 3.2.5. Thực trạng về công tác quản lý chất lượng ....................................................... 66 3.2.6. Thực trạng về công tác quản lý chi phí ............................................................. 69 3.2.7. Thực trạng công tác quản lý chất lượng hồ sơ, trình thẩm tra phê duyệt thiết kế - Dự toán, phê duyệt Báo cáo kinh tế - Kỹ thuật, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình............................................................................................................. 72 3.3. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLCDA huyện Na Rì .................................................................................................... 73 3.3.1. Giải pháp kiện toàn cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................ 73 3.3.2. Giải pháp về công nghệ ....................................................................................... 79 3.3.3. Giải pháp về nhân sự ........................................................................................... 81 3.3.4. Giải pháp về quản lý tiến độ................................................................................ 81 3.4.5. Giải pháp về quản lý chất lượng ......................................................................... 82 3.4.6. Giải pháp về quản lý chi phí................................................................................ 83 3.4.7. Giải pháp về quản lý công tác thẩm tra hồ sơ thiết kế - dự toán, trình phê duyệt Báo cáo KTKT, dự án đầu tư xây dựng công trình. ...................................................... 85 Kết luận Chương 3 ........................................................................................................ 89 KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 91 1. Kết luận ..................................................................................................................... 91 2. Kiến nghị ................................................................................................................... 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 96 PHỤ LỤC BẢNG BIỂU .............................................................................................. 97 DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Mục tiêu quản lý dự án ở Việt Nam ................................................................ 5 Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án ................................................................................... 7 Hình 1.3. Sơ đồ mô hình Ban quản lý dự án chuyên ngành, khu vực ........................... 14 iv Hình 1.4. Sơ đồ mô hình ban quản lý đầu tư xây dựng một dự án................................ 15 Hình 1.5. Mô hình thuê tư vấn quản lý dự án (Chủ nhiệm điều hành dự án)................16 Hình 1.6. Sơ đồ mô hình chìa khóa trao tay ..................................................................17 Hình 2.1. Quá trình quản lý rủi ro trong xây dựng ........................................................ 35 Hình 2.2. Các bước quản lý trao đổi thông tin dự án ....................................................39 Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức hoạt động của Ban QLCDA huyện Na Rì ............................... 59 Hình 3.2. Kè chắn sạt lở đất khu dân cư Hát Deng (năm 2014) ...................................67 Hình 3.3. Đường vào thôn Khuổi Căng Xã Quang Phong (năm 2014) ........................ 67 Hình 3.4. Nhà văn hóa xã Côn Minh (năm 2015) ......................................................... 68 Hình 3.5. Nhà lồng chợ xã Côn Minh: Gia công vì kèo sai thiết kế, sai chủng loại thép .......................................................................................................................................68 Hình 3.6. Đường Lương Hạ - Văn Học: Thi công mác vữa hạ lưu công chưa đạt yêu cầu kỹ thuật so với hồ sơ thiết kế ..................................................................................69 Hình 3.7. Sơ đồ cơ cấu tổ chức lại bộ máy hoạt động của Ban QLCDA huyện Na Rì 74 Hình 3.8 Mô hình chức năng phần mềm PMS 6.0 ....................................................... 80 Hình 3.9. Sơ đồ qui trình thẩm tra, phê duyệt hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công - dự toán Trình tự thực hiện các bước như sau: ............................................................................86 v DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình ................................................. 11 Bảng 3.1. Kê khai năng lực của Ban QLCDA huyện Na Rì ......................................... 63 Biểu 3.2. Tổng hợp các công trình thi công chậm tiến độ từ năm 2014 - 2016 ............ 65 Biểu 3.3. Tổng hợp các công trình tăng chi phí đầu tư, thi công từ năm 2014 - 2016 . 71 Bảng 3.4. Tiến độ thực hiện các công trình năm 2017 ................................................. 97 Bảng 3.5. Kế hoạch đầu tư trung hạn từ năm 2016 đến năm 2020 ............................ 100 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt BVTC CĐT CTXD DAĐT ĐTXD GPMB HTKT KT-KT NSNN QPPL QLCL QLDA TMĐT TVGS NV KT TKKT UBND XDCB XDCT Nội dung viết tắt thay thế Bản vẽ thi công Chủ đầu tư Công trình xây dựng Dự án đầu tư Đầu tư xây dựng Giải phóng mặt bằng Hạ tầng kỹ thuật Kinh tế - kỹ thuật Ngân sách Nhà nước Quy phạm pháp luật Quản lý chất lượng Quản lý dự án Tổng mức đầu tư Tư vấn giám sát Nhân viên Kỹ thuật Thiết kế kỹ thuật Ủy ban nhân dân Xây dựng cơ bản Xây dựng công trình vii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Quản lý dự án là một quá trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc và nguồn lực để hoàn thành các mục tiêu đã định của dự án đúng tiến độ với các chi phí, chất lượng và khả năng thực hiện chuyên biệt. Nói một cách khác, quản lý dự án là công việc áp dụng các chức năng và hoạt động của quản lý vào suốt vòng đời của dự án nhằm đạt được những mục tiêu đã đề ra. Quản lý dự án là một quá trình phức tạp, không có sự lặp lại, nó khác hoàn toàn so với việc quản lý công việc thường ngày của một nhà hàng, một công ty sản xuất hay một nhà máy bởi tính lặp đi lặp lại, diễn ra theo các quy tắc chặt chẽ và được xác định rõ ràng công việc. Trong khi đó công việc của quản lý dự án và những thay đổi của nó mang tính duy nhất, không lặp lại, không xác định rõ ràng và không có dự án nào giống dự án nào. Mỗi dự án có địa điểm khác nhau, tiến độ khác nhau, con người thực hiện khác nhau... và thậm chí trong quá trình thực hiện dự án còn có sự thay đổi mục tiêu, ý tưởng từ chủ đầu tư. Cho nên việc điều hành quản lý dự án cũng luôn thay đổi linh hoạt, không có công thức nhất định. Hiện nay, công tác quản lý dự án đang ngày càng được quan tâm và mang tính chuyên nghiệp hơn, nó tỷ lệ thuận với quy mô, chất lượng công trình và năng lực cũng như tham vọng của chủ đầu tư. Kinh nghiệm đã cho thấy công trình có yêu cầu cao về chất lượng hoặc công trình được thiết kế xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, liên kết với các đơn vị tư vấn quốc tế... sẽ đòi hỏi Ban quản lý dự án cần có năng lực thực sự, làm việc với cường độ cao, chuyên nghiệp và hiệu quả. Những yêu cầu khách quan đó vừa là thách thức lại vừa là cơ hội cho các cá nhân và tổ chức tư vấn trong nước học hỏi kinh nghiệm quản lý dự án từ nước ngoài, đó chính là động lực phấn đấu và tích luỹ kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý dự án còn mới mẻ và nhiều tiềm năng ở Việt Nam. Trong những năm qua, tỉnh Bắc Kạn với cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn đã và đang được đầu tư xây dựng từ các nguồn vốn khác nhau. Trong xu thế đó, Ban QLCDA huyện Na Rì được thành lập từ năm 2002 là một trong những đơn vị chính giúp việc cho UBND 1 huyện quản lý các dự án đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện. Các dự án đã được đầu tư xây, dựng cơ bản đã đáp ứng được mục tiêu đầu tư đã đề ra, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng làm động lực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, kinh nghiệm quản lý các dự án của Ban quản lý các dự án huyện Na Rì còn bộ lộ nhiều tồn tại, hạn chế dẫn đến các dự án đầu tư còn chậm tiến độ, chất lượng các công trình chưa đảm bảo theo yêu cầu gây thất thoát, lãng phí, vì vậy năng lực quản lý dự án cần được hoàn thiện nâng cao để có thể quản lý các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng một cách có hiệu quả nhất. Do đó, thực hiện đề tài "Nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban quản lý các dự án huyện Na Rì" làm luận văn Thạc sĩ là cần thiết để giải quyết những vấn đề trên. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại các Ban quản lý dự án nói chung và Ban QLCDA huyện Na Rì nói riêng. Từ đó tìm ra những tồn tại và đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực quản lý dự án của Ban QLCDA huyện Na Rì. 3. Đối tượng nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác quản lý trong các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc kạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các dự án được đầu tư xây dựng tại Ban quản lý các dự án huyện Na Rì, tỉnh Bắc Kạn giai đoạn năm 2014 - 2016. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Nội dung nghiên cứu của luận văn là các dự án đã được đầu tư xây dựng công trình do Ban quản lý các dự án huyện làm chủ đầu tư. Đánh giá hoạt động quản lý dự án theo nội dung quản lý và theo từng giai đoạn đầu tư, từ đó xem xét một số tồn tại, khó khăn khác trong quá trình quản lý dự án và đề xuất các giải pháp thực hiện. Phương pháp nghiên cứu: 2 - Phương pháp tổng hợp, phân tích - Phương pháp so sánh. - Phương pháp thống kê kết hợp với khảo sát thực tế. 5. Nội dung luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và kiến nghị, luận văn gồm có 3 chương như sau: Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Chương 3: Phân tích thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình của Ban QLCDA huyện Na Rì 6. Kết quả đạt được Kết quả của luận văn là đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý các dự án do Ban quản lý các dự án huyện Na Rì. Các giải pháp này có thể áp dụng vào thực tế vào công tác quản lý các dự án của huyện trong những năm tiếp theo, khắc phục những hạn chế, khó khăn, nhằm nâng cao chất lượng đầu tư xây dựng công trình, chất lượng bộ máy quản lý, đẩy nhanh tiến độ của dự án và hạn chế chi phí. 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG 1.1. Khái quát về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.1. Quản lý dự án 1.1.1.2. Khái niệm về quản lý dự án Quản lý dự án (Project Management – PM) là việc giám sát, chỉ đạo, điều phối, tổ chức, lên kế hoạch đối với 4 giai đoạn của chu kỳ dự án trong khi thực hiện dự án (giai đoạn bắt đầu, giai đoạn quy hoạch, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc). Mục đích của nó là từ góc độ quản lý và tổ chức, áp dụng các biện pháp nhằm đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu dự án như mục tiêu về giá thành, mục tiêu thời gian, mục tiêu chất lượng. Vì thế, làm tốt công tác quản lý là một việc có ý nghĩa vô cùng quan trọng. 1.1.1.3. Mục tiêu quản lý dự án Tùy thuộc và quy mô, tính chất của dự án và phụ thuộc vào đặc điểm kinh tế - xã hội của từng quốc gia mà mỗi nước có những mục QLDA khác nhau. Ở mức cơ bản nhất, mục tiêu tổng hợp của QLDA là hoàn thành các công việc dự án theo đúng yêu cầu kỹ thuật và chất lượng, trong phạm vi ngân sách được duyệt và theo tiến độ thời gian cho phép [16]. Về mặt toán học, ba mục tiêu này liên quan chặt chẽ với nhau và có thể biểu diễn theo công thức sau: C = f(P,T,S) Trong đó: C: Chi phí P: Mức độ hoàn thành công việc T: Yếu tố thời gian S: Phạm vi ngân sách dự án Phương pháp trên cho thấy, chi phí là một hàm của các yếu tố: Mức độ hoàn thành công việc, thời gian thực hiện và phạm vi dự án. Nói chung, chi phí của dự án tăng lên khi chất lượng hoàn thiện công việc tốt hơn, thời gian kéo dài hơn và phạm vi dự án 4 được mở rộng. Nếu thời gian thực hiện dự án bị kéo dài, gặp trường hợp giá nguyên vật liệu tăng cao sẽ phát sinh tăng chi phí một số khoản mục nguyên vật liệu. Mặt khác, thời gian kéo dài dẫn đến tình trạng làm việc kém hiệu quả do công nhân chờ đợi và thời gian máy chết tăng theo… làm phát sinh tăng một số khoản mục chi phí. Thời gian thực hiện dự án chi phí kéo dài, chi phí lãi ngân hàng, chi phí gián tiếp cho bộ phận tăng theo thời gian và nhiều trường hợp, phát sinh tăng khoản tiền phạt do không hoàn thành đúng tiến độ ghi trong hợp đồng. Ở Việt Nam các mục tiêu của QLDA được nâng lên thành các mục tiêu bắt buộc phải quản lý, đó là: Chất lượng - Chất lượng - Thời gian Thời gian - Giá thành QLDA ở Việt Nam Giá thành - An toàn lao động ATLĐ - Bảo vệ môi trường Môi trường Hình 1.1. Mục tiêu quản lý dự án ở Việt Nam 1.1.1.4. Chu trình quản lý dự án Các giai đoạn của một dự án gồm: - Quản lý dự án ở giai đoạn hình thành: + Lập báo cáo đầu tư, dự án đầu tư, báo cáo kinh tế kỹ thuật: + Đánh giá hiệu quả dự án và xác định tổng mức đầu tư; + Xây dựng phương án đền bù, giải phóng mặt bằng; + Xây dựng và biên soạn toàn bộ công việc của công tác quản lý dự án xây dựng theo từng giai đoạn của quản lý đầu tư xây dựng công trình. - Quản lý DA ở giai đoạn phát triển: 5 + Điều hành quản lý chung dự án; + Tư vấn, tuyển chọn nhà thầu thiết kế và các nhà tư vấn phụ; + Quản lý các hợp đồng tư vấn (soạn thảo hợp đồng, phương thức thanh toán); + Triển khai công tác thiết kế, và các thủ tục xin phê duyệt Quy hoạch); + Chuẩn bị cho giai đoạn thi công xây dựng; + Xác định dự toán, tổng dự toán công trình; + Thẩm định dự toán, tổng dự toán; + Lập hồ sơ mời thầu và hồ sơ đấu thầu. - Quản lý dự án ở giai đoạn thực hiện: + Quản lý và giám sát chất lượng; + Lập và quản lý tiến độ thi công; + Quản lý chi phí dự án (tổng mức đầu tư, dự toán, tạm ứng, thanh toán vốn); + Quản lý các hợp đồng (soạn hợp đồng, phương thức thanh toán). - Quản lý dự án ở giai đoạn kết thúc: + Nghiệm thu bàn giao công trình; + Lập hồ sơ quyết toán công trình; + Bảo hành, bảo trì và bảo hiểm công trình. QLDA được tiến hành theo 3 nội dung chủ yếu đó là việc lập kế hoạch, điều phối thực hiện và thực hiện giám sát các công việc của dự án nhằm đạt được những mục tiêu xác định. 6 Tập hợp các giai đoạn của quá trình QLDA tạo thành một chu trình năng động từ việc lập kế hoạch đến điều phối thực hiện và giám sát, sau đó qua nhà quản lý phản hồi cho việc tái lập kế hoạch dự án như trình bày trong Hình 1.2 Lập kế hoạch: + Thiết lập mục tiêu + Dự tính nguồn lực + Xây dựng kế hoạch Điều phối thực hiện + Bố trí tiến độ + Phân phối nguồn lực + Phối hợp các hoạt động + Khuyến khích động viên Giám sát kiểm tra đánh giá: + Đo lường kết quả + So sánh với mục tiêu + Báo cáo Hình 1.2. Chu trình quản lý dự án - Lập kế hoạch: Đây là giai đoạn xây dựng mục tiêu, xác định công việc, dự tính nguồn nhân lực cần thiết để thực hiện dự án và là quá trình phát triển một kế hoạch hành động thống nhất, theo logic, có thể biểu diễn dưới dạng các sơ đồ hệ thống hoặc theo các phương pháp lập kế hoạch truyền thống. - Điều phối thực hiện: Đây là quá trình phân phối nguồn lực bao gồm tiền vốn, lao động, thiết bị và đặc biệt quan trọng là điều phối và quản lý tiến độ thời gian. Giai đoạn này chi tiết hoá thời gian, lập lịch trình cho từng công việc và toàn bộ dự án, trên cơ sở đó, bố trí tiền vốn, nhân lực và thiết bị phù hợp. - Giám sát: là quá trình theo dõi kiểm tra tiến trình dự án, phân tích tình hình thực hiện, báo cáo hiện trạng và đề xuất biện pháp giải quyết những vướng mắc trong quá trình thực hiện. Cùng với hoạt động giám sát, công tác đánh giá dự án giữa kỳ cuối và cuối kỳ cũng được thực hiện nhằm tổng kết rút kinh nghiệm, kiến nghị các pha sau của dự án. 7 1.1.2. Dự án đầu tư xây dựng công trình 1.1.2.1. Khái niệm dự án đầu tư xây dựng công trình Có nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về dự án đầu tư xây dựng công trình được thể hiện qua các tài liệu với một số khái niệm như sau: Dự án đầu tư xây dựng là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc sử dụng vốn để tiến hành hoạt động xây dựng để xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng nhằm phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong thời hạn và chi phí xác định. Ở giai đoạn chuẩn bị dự án đầu tư xây dựng, dự án được thể hiện thông qua Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. [1] Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định. [2] Dự án đầu tư phát triển bao gồm chương trình, dự án ĐTXD mới; dự án cải tạo, nâng cấp, mở rộng các dự án đã ĐTXD; dự án mua sắm tài sản, kể cả thiết bị, máy móc không cần lắp đặt; dự án sửa chữa, nâng cấp tài sản, thiết bị; dự án, đề án quy hoạch; dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, hỗ trợ kỹ thuật, điều tra cơ bản; các chương trình, dự án, đề án đầu tư phát triển khác.[4] Dự án đầu tư XDCT là tập hợp các đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo những CTXD nhằm mục đích phát triển, duy trì, nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một thời gian nhất định. [16] Dự án là điều mà người ta có ý định làm .[21] 1.1.2.2. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình [6] - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, tính chất, loại công trình chính của dự án gồm: Dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B và dự án nhóm C theo các tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công và được quy định chi tiết theo Bảng 1.1. 8 TT I Loại dự án đầu tư xây dựng công trình TMĐT Dự án quan trọng quốc gia 1. Theo tổng mức đầu tư: 10.000 tỷ đồng trở lên Dự án sử dụng vốn đầu tư công 2. Theo mức độ ảnh hưởng đến môi trường hoặc tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, bao gồm: a) Nhà máy điện hạt nhân; b) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cảnh quan, khu rừng nghiên cứu, thực nghiệm khoa học từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ đầu nguồn từ 50 héc ta trở lên; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát Không phân biệt bay, chắn sóng, lấn biển, bảo vệ môi trường từ 500 héc ta trở lên; tổng mức rừng sản xuất từ 1.000 héc ta trở lên; đầu tư c) Sử dụng đất có yêu cầu chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa nước từ hai vụ trở lên với quy mô từ 500 héc ta trở lên; d) Di dân tái định cư từ 20.000 người trở lên ở miền núi, từ 50.000 người trở lên ở các vùng khác; đ) Dự án đòi hỏi phải áp dụng cơ chế, chính sách đặc biệt cần được Quốc hội quyết định. II Nhóm A 1. Dự án tại địa bàn có di tích quốc gia đặc biệt. 2. Dự án tại địa bàn đặc biệt quan trọng đối với quốc gia về quốc phòng, an ninh theo quy định của pháp luật về quốc phòng, an ninh. II.1 3. Dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ quốc phòng, an ninh có tính chất bảo mật quốc gia. 4. Dự án sản xuất chất độc hại, chất nổ. Không phân biệt tổng mức đầu tư 5. Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất. 1. Giao thông, bao gồm cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ. Từ 2.300 tỷ II.2 đồng trở 2. Công nghiệp điện. lên 3. Khai thác dầu khí. 9 TT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình TMĐT 4. Hóa chất, phân bón, xi măng. 5. Chế tạo máy, luyện kim. 6. Khai thác, chế biến khoáng sản. 7. Xây dựng khu nhà ở. 1. Dự án giao thông trừ các dự án quy định tại điểm 1 Mục II.2. 2. Thủy lợi. 3. Cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật. 4. Kỹ thuật điện. II.3 5. Sản xuất thiết bị thông tin, điện tử. 6. Hóa dược. Từ 1.500 tỷ đồng trở lên 7. Sản xuất vật liệu, trừ các dự án quy định tại điểm 4 Mục II.2. 8. Công trình cơ khí, trừ các dự án quy định tại điểm 5 Mục II.2. 9. Bưu chính, viễn thông. 1. Sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản. 2. Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. II.4 3. Hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới. 4. Công nghiệp, trừ các dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp quy định tại các Mục I.1, I.2 và I.3. Từ 1.000 tỷ đồng trở lên 1. Y tế, văn hóa, giáo dục; 2. Nghiên cứu khoa học, tin học, phát thanh, truyền hình; II.5 Từ 800 tỷ đồng trở lên 3. Kho tàng; 4. Du lịch, thể dục thể thao; 5. Xây dựng dân dụng, trừ xây dựng khu nhà ở quy định tại Mục II.2. III Nhóm B III.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 10 Từ 120 đến 2.300 tỷ đồng TT Loại dự án đầu tư xây dựng công trình TMĐT III.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Từ 80 đến 1.500 tỷ đồng III.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Từ 60 đến 1.000 tỷ đồng III. 4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Từ 45 đến 800 tỷ đồng IV Nhóm C IV.1 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.2 Dưới 120 tỷ đồng IV.2 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.3 Dưới 80 tỷ đồng IV.3 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.4 Dưới 60 tỷ đồng IV.4 Dự án thuộc lĩnh vực quy định tại Mục II.5 Dưới 45 tỷ đồng Bảng 1.1. Phân loại dự án đầu tư xây dựng công trình - Dự án đầu tư xây dựng công trình chỉ cần yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng gồm: + Công trình xây dựng sử dụng cho mục đích tôn giáo; + Công trình xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp có tổng mức đầu tư dưới 15 tỷ đồng (không bao gồm tiền sử dụng đất). - Dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo loại nguồn vốn sử dụng gồm: Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài ngân sách và dự án sử dụng vốn khác. 1.1.2.3. Trình tự thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình 11 Sau khi dự án ĐTXD công trình được Người quyết định đầu tư phê duyệt, trình tự thực hiện dự án đầu tư xây đựng được thực hiện qua 3 giai đoạn gồm các bước cụ thể như sau: * Giai đoạn chuẩn bị dự án gồm các bước: - Tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (nếu có); - Lập, thẩm định, phê duyệt Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng để xem xét, quyết định đầu tư xây dựng và thực hiện các công việc cần thiết khác liên quan đến chuẩn bị dự án; * Giai đoạn thực hiện dự án gồm các bước: - Thực hiện việc giao đất; - Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); - Khảo sát xây dựng; - Lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng; - Xin giấy phép xây dựng; - Tổ chức lựa chọn nhà thầu và ký kết hợp đồng xây dựng; - Thi công xây dựng công trình; - Giám sát thi công xây dựng; - Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành; - Nghiệm thu công trình xây dựng hoàn thành; - Bàn giao công trình hoàn thành đưa vào sử dụng; - Vận hành, chạy thử và thực hiện các công việc cần thiết khác. * Giai đoạn kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng gồm các bước: Quyết toán hợp đồng xây dựng, bảo hành công trình xây dựng. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất