Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực quản lý đê điều trong công tác phòng chống thiên tai tuyến đê ...

Tài liệu Nâng cao năng lực quản lý đê điều trong công tác phòng chống thiên tai tuyến đê tả đuống tỉnh bắc ninh

.PDF
90
210
65

Mô tả:

MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 I. Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................................1 II. Mục đích của đề tài: ....................................................................................................3 III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ............................................................................3 IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ...............................................................3 V. Kết quả đạt được: .......................................................................................................3 CHƯƠNG 1 .....................................................................................................................4 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI .............................................................................................4 1.1. Tổng quan về hệ thống đê điều ở Việt Nam .............................................................4 1.1.1. Vai trò của hệ thống đê điều đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam .........6 1.1.2. Hệ thống đê sông Việt Nam ..................................................................................8 1.1.3. Hệ thống đê biển Việt Nam ...................................................................................9 1.2. Tình hình quản lý đê điều ở Việt Nam trong những năm vừa qua ...........................9 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam ........................................................9 1.2.2. Tình hình đầu tư cho xây dựng và quản lý đê điều .............................................10 1.2.3. Hệ thống các chính sách về quản lý đê điều của Việt Nam.................................10 1.2.4. Định hướng phát triển hệ thống đê điều ở nước ta ..............................................12 1.2.5. Những tồn tại trong việc quản lý hệ thống đê điều trong nước hiện nay ............13 1.2.6. Một số đánh giá về năng lực quản lý đê điều của Việt Nam trong thời gian qua ....17 1.3. Kinh nghiệm công tác quản lý đê điều của một số nước trên thế giới .......................18 1.3.1. Hệ thống đê điều Hà Lan .....................................................................................19 1.3.2. Hệ thống đê điều Nhật Bản .................................................................................21 1.3.3. Hệ thống đê biển của Mỹ.....................................................................................22 Kết luận chương 1...........................................................................................................24 CHƯƠNG II. .................................................................................................................25 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC LÝ ĐÊ ĐIỀU TRONG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG THIÊN TAI .................................................25 iii 2.1. Cơ sở lý luận về công tác quản lý đê điều phòng chống thiên tai .......................... 25 2.1.1. Yêu cầu, nội dung và nguyên tắc quản lý đê điều ............................................... 25 2.1.2. Tiêu chí đánh giá kết quả công tác quản lý đê điều............................................. 27 2.2. Cơ sở lý luận về năng lực quản lý đê điều phòng chống thiên tai ......................... 29 2.3. Tình hình đầu tư xây dựng và thực trạng quản lý đê điều của tỉnh Bắc Ninh ....... 30 2.3.1. Đặc điểm địa lý tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ...................................... 30 2.3.2. Đặc điểm hệ thống đê điều tỉnh Bắc Ninh ảnh hưởng đến công tác quản lý đê điều ................................................................................................................................ 39 2.3.3. Công tác quản lý, bảo vệ đê điều tỉnh Bắc Ninh ................................................. 43 2.4. Thực trạng năng lực quản lý đê điều ở tỉnh Bắc Ninh ........................................... 47 2.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc quản lý đê điều ở Bắc Ninh ................ 49 Kết luận chương 2. ........................................................................................................ 53 CHƯƠNG III. ................................................................................................................ 54 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU TẠI TUYẾN ĐÊ TẢ ĐUỐNG - TỈNH BẮC NINH ............................................................ 54 3.1. Giới thiệu sơ lược về tuyến đê tả Đuống - tỉnh Bắc Ninh ...................................... 54 3.1.1. Hiện trạng đê điều ............................................................................................... 57 3.1.2. Các sự cố xảy ra liên quan đến đê điều ............................................................... 62 3.1.3. Nguyên nhân ....................................................................................................... 64 3.2. Thực trạng về công tác quản lý, bảo vệ đê điều tuyến đê tả Đuống, tỉnh Bắc Ninh ....................................................................................................................................... 65 3.2.1. Những kết quả đạt được trong công tác quản lý đê tả Đuống ............................. 67 3.2.2. Những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý đê tả Đuống ................................ 67 3.2.3. Nguyên nhân ....................................................................................................... 70 3.3. Kế hoạch đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống đê điều tuyến đê tả Đuống .......... 71 3.4. Các căn cứ đề xuất các giải pháp ........................................................................... 73 3.5. Đề xuất các giải pháp và biện pháp thực hiện các giải pháp .................................. 73 3.5.1. Nâng cao năng lực quản lý đê trong khâu quy hoạch đê điều............................. 74 3.5.2. Nâng cao năng lực quản lý trong khâu khảo sát, thiết kế ................................... 75 3.5.3. Nâng cao năng lực quản lý trong khâu lựa chọn nhà thầu .................................. 76 iv 3.5.4. Nâng cao năng lực quản lý trong công tác giám sát thi công ..............................77 3.5.5. Tăng cường công tác quản lý đê điều có sự tham gia của người dân .................77 3.5.6. Nâng cao năng lực cán bộ làm công tác quản lý đê ............................................79 Kết luận chương 3 .........................................................................................................81 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................82 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................84 v DANH MỤC HÌNH ẢNH Hình 1.1. Nạn chặt phá rừng đầu nguồn ....................................................................... 14 Hình 1.2. Xây dựng lấn chiếm hành lang bảo vệ đê...................................................... 15 Hình 1.3. Tập kết vật liệu trái phép ................................................................................. 16 Hình 1.4. Xe có tải trọng lớn đi lại trên đê.................................................................... 17 Hình 1.5. Đê biển Afsluitdijk – Hà Lan ........................................................................ 20 Hình 1.6. Đê biển ở quận Taro, thành phố Miyako, Nhật Bản ..................................... 22 Hình 1.7: Một vài mặt cắt kè điển hình của Mỹ............................................................ 23 Hình 2.1. Vị trí địa lý tỉnh Bắc Ninh ............................................................................. 31 Hình 2.2. Mạng lưới sông ngòi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh .......................................... 37 Hình 2.3. Bản đồ đê điều tỉnh Bắc Ninh ....................................................................... 43 Hình 2.4. Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý đê điều tỉnh Bắc Ninh. ................................... 44 Hình 3.1: Mặt cắt ngang đặc trưng của đê. ................................................................... 58 Hình 3.2: Kè Tri Phương ............................................................................................... 59 Hình 3.3: Cống Sộp ....................................................................................................... 61 vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Mạng lưới trạm khí tượng và đo mưa ...........................................................33 Bảng 3.1. Thống kê vi phạm công trình đê điều trên địa bàn tuyến đê tả Đuống .........67 vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. CTTL : Công trình thủy lợi 2. NN : Nông nghiệp 3. PCLB : Phòng chống lụt bão 4. PCTT : Phòng chống thiên tai 5. PTNT : Phát triển nông thôn 6. PTTH : Phát thanh truyền hình 7. QLCL : Quản lý chất lượng 8. UBND : Ủy ban nhân dân 9. TKCN : Tìm kiếm cứu nạn viii MỞ ĐẦU I. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự biến đổi khí hậu đang diễn ra trên toàn cầu thì những rủi ro thiên tai như bão lũ, hạn hán...cũng đã và đang diễn ra theo chiều hướng ngày càng bất lợi và ảnh hưởng khắc nghiệt hơn đến Việt Nam. Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động của con người, sự bùng nổ dân số, đô thị hóa, đã làm suy thái tài nguyên môi trường và đã làm gia tăng mức độ, hậu quả do thiên tai gây ra, rủi ro thiên tai do bão đã và đang gia tăng do các tác động của biến đổi khí hậu. Số lượng bão hằng năm tăng từ một đến hai trận và cường độ bão sẽ lớn dần từ Bắc vào Nam. Trung bình mỗi năm Việt Nam phải hứng chịu 6-7 trận bão gây thiệt hại nghiêm trọng, hủy hoại cơ sở hạ tầng, kinh tế, giao thông vận tải, đê điều với quy mô rất lớn. Việt Nam nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, bão lũ diễn ra phức tạp. Hàng năm có tới hàng trăm cơn mưa, bão xảy ra gây ra lũ lớn. Việt Nam cũng là nơi mà nhiều dòng sông đổ ra biển cả. Để góp phần chống lại sự đe dọa và ảnh hưởng nặng nề của bão lũ, sự xâm nhập của nước biển, từ ngàn năm nay dân tộc ta với biện pháp cơ sở nhất nhưng cũng có giá trị khoa học lâu dài nhất là đắp đê ngăn lũ. Cho đến nay dân tộc Việt Nam đã xây dựng, bồi đắp và tôn tạo nên một hệ thống đê vững chắc qua nhiều thời đại, góp phần bảo vệ sự an toàn cho nhân dân, giảm thiểu thiệt hại của nền kinh tế. Công trình đê đã trở thành một hệ thống công trình liên hoàn vĩ đại gồm 7.700km đê trong dó 5.700km là đê sông và 2.000km là đê biển. Hệ thống đê ở nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, mùa màng và tính mạng của người dân. Đê điều thể hiện sự đóng góp công sức, tiền của và sự cố gắng của toàn dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Nhà nước ta ngoài việc tôn cao và củng cố hệ thống đê đến mức tối đa kết hợp với các biện pháp thoát lũ, phân lũ, chậm lũ…đã trồng rừng và xây dựng nhiều hồ điều tiết ở thượng nguồn sông, để cắt được lũ đúng lúc, làm giảm thấp mực nước trên các triền sông hạ du, hỗ trợ cho hệ thống đê có thể làm việc tốt. Tuy nhiên, nhiều tuyến đê xây dựng từ lâu, hiện đã xuống cấp, không đủ sức chống chọi với mưa bão. Bên cạnh đó, Luật Đê điều, Pháp lệnh phòng chống lụt bão đã được phổ biến rộng rãi nhưng ý thức chấp hành luật về đê điều của một bộ phận tổ chức, cá nhân ở các địa phương vẫn chưa chuyển biến. 1 Bắc Ninh là tỉnh có 3 con sông lớn chảy qua, đó là: Sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình và một phần hạ lưu sông Cà Lồ đổ ra sông Cầu tại ngã Ba Xà. Hệ thống đê điều của tỉnh gồm 241 km đê, 163 cống và 44 kè hộ bờ và chống sóng. Mặc dù về mặt đê và kết cấu mặt đê đã được đầu tư cải tạo, nâng cấp như vậy song qua thử thách các mùa lũ từ năm 2008 đến năm 2015 một số hạng mục đê điều trên đê vẫn bộc lộ những điểm yếu phải xử lý. Để bảo đảm an toàn trong mùa mưa bão, ngành Thuỷ lợi tiến hành tổng kiểm tra, đánh giá hiện trạng công trình đê điều trước lũ hàng năm nhằm xác định các trọng điểm cần lưu ý, đề xuất các phương án xử lý trong trường hợp xảy ra sự cố. Tuy nhiên, do kinh phí hạn chế nên việc đầu tư chủ yếu cho việc đắp củng cố hoàn thiện mặt cắt đê, xử lý các điểm sạt lở xung yếu đe dọa an toàn đê điều, việc củng cố, sửa chữa hoặc làm mới chưa được quan tâm đúng mức. Đồng thời hiện nay, ngoài nhiệm vụ phòng chống lũ, hệ thống các tuyến đê còn làm nhiệm vụ giao thông có vai trò để thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trong vùng như đê hữu Đuống qua địa phận huyện Thuận Thành là tỉnh lộ 280; đê hữu Thái Bình là đường tỉnh lộ nối giữa Bắc Ninh và Hải Dương; đê tả Đuống qua điạ phận huyện Quế Võ là tỉnh lộ 279, đi qua Từ Sơn là tỉnh lộ 276..... Trong những năm gần đây do yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, việc xây dựng nhà ở nhất là phát triển kinh tế trang trại, kèm theo nhiều hoạt động phát triển kinh tế có liên quan đến đê điều dẫn đến tình trạng vi phạm Luật Đê điều gây ảnh hưởng đến an toàn của đê điều, đe dọa đến sự an toàn của cộng đồng và các hoạt động kinh tế trong khu vực vào mùa mưa bão. Với nhiệm vụ đa mục tiêu như vậy, việc thay đổi, hoàn thiện lại công tác quản lý nâng cao năng lực quản lý và bảo vệ an toàn đê điều của tỉnh Bắc Ninh nói chung là nội dung quan trọng cấp thiết cần được quan tâm xem xét và giải quyết như một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Qua quá trình làm việc tại hạt quản lý đê Tiên Du, trực tiếp tham gia quản lý tuyến đê tả Đuống, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn với tên gọi “Nâng cao năng lực quản lý đê điều trong công tác phòng chống thiên tai tuyến đê tả Đuống - tỉnh Bắc Ninh” 2 với mong muốn nghiên cứu những giải pháp nhằm góp phần tăng cường công tác quản lý hệ thống đê điều một cách có hiệu quả an toàn dọc tuyến đê tả Đuống nói riêng và các tuyến đê trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh nói chung trong thời gian sắp tới góp phần vào công cuộc xây dựng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. II. Mục đích của đề tài: - Phân tích xác định thực trạng của cơ chế, công tác quản lý và bảo vệ an toàn đê điều trên tuyến đê tả Đuống của tỉnh Bắc Ninh. - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực công tác quản lý và bảo vệ an toàn đê điều trong công tác phòng chống thiên tai tuyến đê tả Đuống - tỉnh Bắc Ninh. III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý hệ thống đê điều hiện nay. - Phạm vi nghiên cứu: Tuyến đê tả Đuống từ K22+300 - K54+00 trong giai đoạn năm 2010 - 2015. IV. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp điều tra thu thập thông tin; 2. Phương pháp phân tích thống kê. V. Kết quả đạt được: - Trình bày tổng quan về hệ thống đê điều trong và ngoài nước, hệ thống đê điều tỉnh Bắc Ninh. Qua đó đã phân tích, đánh giá xác định được một số nguyên nhân cũng như biện pháp khắc phục các dạng hư hỏng đê thường gặp. - Đánh giá hiện trạng hệ thống đê tả Đuống, các nguyên nhân gây ra sự cố đê điều và phương pháp xử lý. - Đề xuất một số giải pháp nâng cao năng lực quản lý và an toàn đê điều trong công tác phòng chống thiên tai tuyến đê tả Đuống, tỉnh Bắc Ninh. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU VÀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐÊ ĐIỀU Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 1.1. Tổng quan về hệ thống đê điều ở Việt Nam Việt Nam với địa hình đặc biệt có bờ biển dài dọc theo lãnh thổ, sông suối rất nhiều, trong đó có những con sông quốc tế đến Việt Nam là điểm hạ lưu cuối cùng như sông Hồng, sông Cửu Long,... nên việc xây dựng đê để ngăn nước ngập lụt là điều tất yếu. Lịch sử ghi nhận quá trình hình thành hệ thống đê điều Việt Nam từ thời Lý - Trần. Vừa mới lên ngôi Lý Công Uẩn - vị vua đầu tiên của một triều đại được đánh giá là "mở đầu công việc xây dựng đất nước bước vào qui mô lớn, đặt nền tảng vững chắc và toàn diện cho sự phát triển của dân tộc và của quốc gia phong kiến độc lập". Nhà Lý cũng là một triều đại rất coi trọng nông nghiệp. Đắp đê trị thủy đã trực tiếp ảnh hưởng đến quyền lợi của quốc gia, không thể phó mặc cho sự tự phát của dân chúng. Nhưng cũng mãi đến năm 1077 triều đình mới đứng ra chủ trương đắp những con đê qui mô lớn. Theo Việt sử lược, thì năm ấy nhà Lý cho đắp đê sông Như Nguyệt (Sông Cầu) dài 67.380 bộ (khoảng 30 km). Sang đến đời Trần đã cho đắp thêm theo từng tuyến sông chính từ đầu nguồn ra đến biển, tôn cao đắp to những đoạn đã có, đắp thêm những đoạn nối, cải tạo một số tuyến vòng vèo bất hợp lý. Về cơ bản những tuyến đê đó gần giống như ngày nay, nhất là tuyến đê sông Hồng và sông Cầu. Về kỹ thuật đắp đê thời kỳ này là một bước nhảy vọt, tạo nên thế nước chảy thuận hơn, mặt khác cũng phải có những tiến bộ kỹ thuật nhất định mới có thể xác định được tuyến đê, chiều cao đê từng đoạn cho phù hợp với đường mặt nước lũ. Ngoài việc đắp đê, nhà Trần còn rất coi trọng công tác hộ đê phòng lụt, đặt thành trách nhiệm cho chính quyền các cấp. “Năm nào cũng vậy, vào tháng sáu, tháng bảy (mùa lũ) các viên đê sứ phải đích thân đi tuần hành, thấy chỗ nào non phải tu bổ ngay, hễ biếng nhác không làm tròn phận sự để đến nỗi trôi dân cư, ngập lúa mạ, sẽ tùy tội nặng nhẹ mà khiển phạt”. 4 Các triều đại phong kiến sau này dựa vào đó mà tiếp tục phát triển hệ thống đê điều đã có và phát triển tiếp lên. Theo sách Đại Nam thực lục thì dưới triều Nguyễn năm đó vua còn cho đắp bảy đoạn đê mới ở Bắc Bộ. Đến tháng 9 năm 1809, triều Nguyễn đã ban hành điều lệ về đê điều ở Bắc Bộ với các quy định rất chặt chẽ về việc kiểm tra, phòng chống lũ và gia cố hệ thống đê điều hàng năm. Thời kỳ Pháp thuộc, với tư cách là người thống trị, thực dân Pháp nhận thức ngay được tầm quan trọng và kinh tế chính trị của Bắc Kỳ. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu thiết lập nền đô hộ, chính quyền Pháp cũng rất chú trọng đến tình hình đê điều và trị thuỷ của Việt Nam. Trong quá trình cai trị của mình, chính quyền Pháp đã gặp phải không ít những thiệt hại do thiên tai, lũ lụt gây ra, đặc biệt trận lũ lịch sử năm 1915 gây thiệt hại rất nghiêm trọng về người và nhà cửa. Sau trận lụt lịch sử đó, trước áp lực của dư luận, chính quyền thực dân mới nghiên cứu thực hiện một kế hoạch đắp đê Bắc Bộ tương đối quy mô, trong đó có nhiều biện pháp mà ngày nay chúng ta vẫn còn nhắc tới như: Tái sinh rừng thượng nguồn để chậm lũ; xây dựng hồ chứa ở thượng nguồn để cắt lũ; đắp đê cao hơn mức lũ đặc biệt; củng cố đê hiện tại và tôn cao đến mức an toàn tuyệt đối. Việt Nam là một nước nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với địa hình địa mạo phong phú, các triền núi phía Tây, Tây Bắc, phía Đông bao bọc bởi biển, hệ thống sông ngòi dày đặc. Các khu dân cư, thành phố và vùng nông nghiệp thường phát triển dọc theo các vùng ven sông và thường chịu ảnh hưởng từ các yếu tố lũ và nguy cơ ngập lụt. Hệ thống đê dọc theo các nhánh sông là giải pháp phòng chống lũ đã được ông cha ta sử dụng từ lâu đời, để bảo vệ các vùng dân cư ven sông và toàn bộ vùng châu thổ trước nguy cơ ngập lụt. Hệ thống đê điều Việt Nam hiện nay có khoảng 7.700 km đê, trong đó hơn 5.000 km là đê sông, còn lại là đê biển với khối lượng đất ước tính là 520 triệu m3. Sự hình thành hệ thống đê thể hiện sự đóng góp, cố gắng của nhân dân trong suốt nhiều thế kỷ qua. Mặc dù tại một số nơi đê còn chưa đảm bảo tính ổn định cao đối với lũ lớn, tuy vậy vai trò bảo vệ của các tuyến đê sông hay hệ thống đê biển là rất to lớn và không thể phủ 5 định. Hàng năm, hệ thống đê này đều được đầu tư củng cố, nâng cấp, đặc biệt sau khi xảy ra lũ lớn, đê sông đã từng bước củng cố vững chắc đáp ứng được yêu cầu chống lũ đặt ra của từng thời kỳ. 1.1.1. Vai trò của hệ thống đê điều đối với sự phát triển kinh tế xã hội Việt Nam Hệ thống đê điều của nước ta đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tài sản, mùa màng, tính mạng của người dân, giúp góp phần phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Việt Nam có lượng mưa và dòng chảy khá phong phú. Lượng mưa trung bình hàng năm của cả nước đạt gần 2000mm. Việt Nam có mật độ sông ngòi cao, có khoảng 2360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và hầu hết sông ngòi đều chảy ra biển đông. Tổng lượng dòng chảy trung bình vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ bên ngoài. Phân bố mưa và dòng chảy năm không đều, 75% lượng mưa và dòng chảy tập trung vào 3-4 tháng mùa mưa. Mùa mưa lại trùng vào mùa mưa bão nên Việt Nam luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ lụt. Việt Nam với đặc thù là nước có đường bờ biển dài hơn 2000km vì thế tầm quan trọng của các hệ thống đê sông và đê biển là cực kỳ quan trọng. Hàng năm Việt Nam đón nhận hơn 10 cơn bão từ biển đông, cùng với các hiện tượng thời tiết khác về mùa mưa bão khiến mực nước các sông thường dâng lên rất nhanh. Bão vào Việt Nam ngày càng mạnh, sóng vào từ các cơn bão thường rất lớn vì vậy đối với Việt Nam hệ thống đê điều là cực kỳ quan trọng để bảo vệ tính mạng và tài sản của người dân và của nhà nước. Bởi vậy, ngay từ khi hòa bình lập lại, Đảng và Chính phủ luôn quan tâm đầu tư cho hệ thống công trình đê điều với đội ngũ cán bộ đã được đào tạo bài bản, tâm huyết với nghề. Công tác quản lý hệ thống đê điều, biện pháp phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai trong thời gian qua cũng được quan tâm đặc biệt, nhiều hệ thống đê điều được xây mới góp phần giảm số người chết và thiệt hại kinh tế. Ngoài ra hệ thống đê điều còn góp phần hình thành mạng lưới giao thông quan trọng, 6 giúp tăng lưu lượng giao thông. Mục tiêu ban đầu của các công trình đê điều chỉ nhằm ngăn và chống lũ, bảo vệ các khu vực được hưởng lợi từ công trình mang lại. Nhưng do quá trình phát triển xã hội, công trình đê điều từng bước được đầu tư để cải tạo, nâng cấp đáp ứng nhu cầu khai thác sử dụng tổng hợp. Công trình đê không còn chỉ là công trình bằng đất thực hiện mục tiêu phòng chống lũ mà còn là công trình giao thông phát triển kinh tế vùng. Việc phân loại đê do Chính phủ quy định dựa vào các tiêu chí như: Số dân được bảo vệ, tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế, xã hội; đặc điểm lũ, bão của từng vùng; diện tích và phạm vi địa giới hành chính; độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; lưu lượng lũ thiết kế. Có nhiều cách phân loại hệ thống đê điều: Phân loại theo nhiệm vụ của đê điều: Hệ thống đê điều hiện nay được chia làm nhiều loại tương ứng với từng nhiệm vụ ở từng khu vực khác nhau: - Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ; - Đê sông là đê ngăn nước lũ của sông; - Đê biển là đê ngăn nước biển; - Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển; - ê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt; - Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông; - Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt. Phân loại đê điều theo cấp đê : Có 5 cấp đê (cấp I, II, III, IV, V). Việc phân cấp đê do Chính phủ quy định dựa theo các tiêu chí sau: - Số dân được đê bảo vệ; - Tầm quan trọng về quốc phòng, an ninh, kinh tế - xã hội; 7 - Đặc điểm lũ, bão của từng vùng; - Diện tích và phạm vi địa giới hành chính; - Độ ngập sâu trung bình của các khu dân cư so với mực nước lũ thiết kế; - Lưu lượng lũ thiết kế. 1.1.2. Hệ thống đê sông Việt Nam Đê sông của Việt Nam không nối liền nhau mà tạo thành dãy theo hệ thống các con sông. Hệ thống đê ở đồng bằng sông Hồng bao gồm hệ thống đê sông Hồng và hệ thống đê sông Thái Bình, đây là hệ thống đê sông có quy mô lớn nhất nước ta với tổng chiều dài khoảng 2.012 km. Nhìn chung, đê có chiều cao phổ biến từ 5 ÷ 8 mét, có nơi cao tới 11 mét. Trong đó đê thuộc hệ thống sông Hồng bao gồm 18 tuyến với tổng chiều dài khoảng 1.314 km dọc theo các sông: Đà, Thao, Lô, Phó Đáy, Hồng, Đuống, Luộc, Trà Lý, Đào, Ninh Cơ và sông Đáy, được chia thành: - Đê cấp đặc biệt (đê hữu sông Hồng thuộc nội thành Hà Nội) là 37,09km - Đê cấp I là 388,2 km - Đê cấp II là 376,9 km và đê cấp III là 510,9 km. Đê thuộc hệ thống sông Thái Bình bao gồm 27 tuyến với tổng chiều dài khoảng 698 km dọc theo các sông: Công, Cầu, Thương, Lục Nam, Thái Bình, Kinh Thầy, Lai Vu, Cà Lồ, Văn Úc, Lạch Tray, Hóa, Cấm, Bạch Đằng, Tam Bạc, Nam, Đá Bạch và sông Chanh, được chia thành: - Đê cấp I là 73,9 km - Đê cấp II là 148,0 km - Đê cấp III là 475,3 km. Các tuyến đê ở các tỉnh miền Trung bao gồm tuyến đê thuộc hệ thống sông Mã và sông Cả đây là hai hệ thống sông lớn ở Bắc Trung Bộ. Hệ thống đê sông Mã, sông Cả 8 có tổng chiều dài là 381,47km, trong đó chiều dài đê thuộc hệ thống sông Mã, sông Chu là 316,1km; Chiều dài đê thuộc hệ thống sông Cả, sông La là 65,4km. Thượng nguồn của hai hệ thống sông này chưa có hồ chứa để tham gia điều tiết lũ, vì vậy đê vẫn là biện pháp công trình duy nhất và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chống lũ. Hiện tại tuyến đê thuộc hai hệ thống sông này chỉ còn khoảng 31 km đê thấp so với thiết kế, khoảng 164km có mặt cắt đê nhỏ, mái dốc chưa có cơ, thân đê còn nhiều khuyết tật, nền đê nhiều đoạn là nền cát hoặc bùn; lòng sông có độ dốc lớn và diễn biến rất phức tạp, nhiều đoạn đê sát sông. Ở miền Nam hệ thống đê điều chủ yếu là đê biển và đê cửa sông, đê sông ở miền Nam có kết cấu đơn giản, chủ yếu là đê bao, đê bối ngăn mặn. 1.1.3. Hệ thống đê biển Việt Nam Trải qua thời gian dài xây dựng và phát triển nước ta hiện nay đã có khoảng 2700 km đê biển, đê cửa sông trải khắp từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Đê biển của ta không liền tuyến mà bị ngăn cách nhiều đoạn bởi 114 cửa sông lớn nhỏ khác nhau. Chính vì vậy mà tổng chiều dài đê cửa sông xấp xỉ bằng đê trực tiếp biển. Trong tổng số 117 huyện ven biển thì có 105 huyện có đê biển. Tổng chiều dài kè biển là 364km và số cống dưới đê biển là 1.235 cái. Dọc ven biển Việt Nam có rất nhiều đảo và quần đảo trong đó có 120 đảo lớn. Hầu hết các tuyến đê biển hiện nay có nhiệm vụ bảo vệ sản xuất nông nghiêp. Ở đồng bằng Bắc Bộ và Thanh Hoá vùng có đê biển bảo vệ sản xuất 3 vụ, còn đối với các tỉnh miền Trung, Nam Bộ sản xuất 2 vụ, có nơi 3 vụ. Có khoảng 300 km đê biển để nuôi trồng thủy sản được phát triển mạnh những năm gần đây. Theo số liệu thống kê, đê cửa sông chia làm 3 vùng: - Bắc Bộ (từ Quảng Ninh đến Hậu Lộc - Thanh Hóa), - Trung Bộ (Nam Thanh Hóa đến Bình Thuận) - Nam Bộ (từ Bà Rịa-Vũng Tàu đến Kiên Giang). 1.2. Tình hình quản lý đê điều ở Việt Nam trong những năm vừa qua 1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý đê điều ở Việt Nam 9 Hệ thống sông ngòi, bờ biển ở Việt Nam trải dài khắp cả nước vì thế hầu như tỉnh, thành phố nào cũng có hệ thống đê điều. Vì thế, bộ máy tổ chức quản lý đê điều được hình thành tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ từ trung ương đến địa phương, từ nhiều năm qua với hệ thống tổ chức bộ máy ngày càng đầy đủ về nhân lực, hình thành nhiều phòng chức năng riêng gồm: - Cấp Trung ương: Vụ Quản lý đê điều thuộc Tổng cục Thủy lợi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; - Cấp tỉnh: Chi cục đê điều và phòng chống lụt bão (nay sát nhập thành Chi cục thủy lợi); - Cấp huyện: Lực lượng chuyên trách quản lý đê điều thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đê được tổ chức thành các Hạt Quản lý đê trong phạm vi một huyện hoặc liên huyện. 1.2.2. Tình hình đầu tư cho xây dựng và quản lý đê điều Nguồn kinh phí bảo đảm duy tu, bảo dưỡng đê điều hiện nay được lấy từ 3 nguồn chủ yếu là: - Ngân sách trung ương bảo đảm kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều đối với các tuyến đê từ cấp III đến cấp đặc biệt; hỗ trợ sửa chữa đột xuất khắc phục sự cố đê điều đối với đê cấp IV và cấp V; - Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều đối với đê dưới cấp III và tham gia bảo đảm duy tu, bảo dưỡng đê điều từ cấp III đến cấp đặc biệt; - Đối với đê chuyên dùng của các ngành, cơ sở; kinh phí duy tu, bảo dưỡng đê điều do các chủ công trình bảo đảm. 1.2.3. Hệ thống các chính sách về quản lý đê điều của Việt Nam Các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực đê điều đã được ban hành, sửa đổi phù hợp với tình hình thực tế về cách tiếp cận và phạm vi điều chỉnh, quy định về quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê, quy hoạch đê điều, đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều, quản lý, bảo vệ đê, hộ đê và sử dụng đê điều. Đẩy 10 mạnh việc thực thi Pháp luật khi nhà nước đã tạo điều kiện về quyền cho cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động về đê điều, các hoạt động có liên quan đến đê điều thì phải đảm bảo về nghĩa vụ trách nhiệm cho quyền của mình trong lĩnh vực này. Để đê điều phù hợp và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng trong giai đoạn mới Nhà nước đã ban hành Luật đê điều có hiệu lực từ 01/7/2007 nhằm mục đích cơ bản như sau: Một là: Nâng cao hiệu lực pháp lý để điều chỉnh các vấn đề có liên quan phù hợp với tính chất quan trọng của hệ thống đê điều trong việc phòng chống lụt, bão, phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ dân sinh, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo đảm an ninh, quốc phòng. Hai là: Mở rộng phạm vi điều chỉnh; cụ thể hóa các quy định đối với các hoạt động liên quan đến đê điều như tổ chức lực lượng trực tiếp quản lý bảo vệ đê; phân công rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong hoạt động liên quan đến đê điều, giải quyết những tồn tại bất cập của Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã tính tới đặc thù của đê điều ở các vùng miền khác nhau. Ba là: Hệ thống hóa các quy định dưới luật để ban hành và thực hiện có hiệu quả để bảo đảm hiệu lực pháp lý cao hơn. Tổ chức bộ máy quản lý, bảo vệ đê điều đã được Nhà nước quy định rõ trong Luật đê điều về chức năng; nhiệm vụ; quyền hạn; trách nhiệm và biên chế cho lực lượng quản lý đê chuyên trách và được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, để giúp cấp chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đê điều. Bên cạnh đó, hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đê điều và phòng chống lụt bão đã được Nhà nước thể chế hóa bằng các Nghị định hướng dẫn một cách đồng bộ. Nghị định 113/2007/NĐ-CP ngày 28/6/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đê điều; 11 Nghị định 139/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi; đê điều; phòng; chống lụt, bão; Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/07/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật phòng, chống thiên tai; Quyết định số 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai; Quyết định số 46/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính Phủ Quyết định về dự báo, cảnh báo và truyền tin thiên tai; Nghị định 94/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính phủ quy định về việc thành lập và quản lý Quỹ phòng, chống thiên tai; Quyết định số 367/QĐ-TTg ngày 17/3/2015 của thủ tướng Chính phủ về việc thành lập ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai; Thông tư số 01/2009/TT-BNN ngày 06/01/2009 của Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn, tuần tra, canh gác, bảo vệ đê điều trong mùa lũ; Thông tư số 54/2013/TT-BNN ngày 17/12/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về phân cấp đê và quy định tải trọng cho phép đối với xe cơ giới đi trên đê. 1.2.4. Định hướng phát triển hệ thống đê điều ở nước ta Hiện nay nhiều tuyến đê biển chưa được nâng cấp, nhất là các tuyến do địa phương quản lý mới bảo đảm chống đỡ được gió cấp 8 khi triều ở mức bình thường. Chính phủ đã phê duyệt 02 Chương trình nâng cấp đê biển các tỉnh ven biển, bao gồm Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam từ năm 2006; Chương trình nâng cấp đê biển từ Quảng Ngãi đến Kiên Giang từ năm 2009 đến năm 2020 với tổng mức đầu tư là 19,481 tỷ đồng để nâng cấp đê biển đi qua 15 tỉnh, thành từ miền Trung vào đồng bằng sông Cửu Long, gồm có xây dựng bờ kè, mở rộng trải nhựa mặt đê kết hợp với làm đường giao thông, trồng rừng chắn sóng,… Trong Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam đến năm 2020 đã ghi rõ định hướng 12 xây dựng và củng cố hệ thống đê điều ở nước ta như sau: - Củng cố các tuyến đê sông Hồng thuộc tỉnh Hoà Bình, Phú Thọ để chống được lũ có mực nước tương ứng +13,1 m tại Hà Nội, các tuyến đê sông Thái Bình thuộc các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang chống được lũ có mức nước tương ứng +7,20 mét tại Phả lại. - Thực hiện các chương trình cứng hoá mặt đê bằng bêtông, trồng tre chắn sóng và cỏ vetiver chống xói mòn, cải tạo nâng cấp và xây dựng mới cống dưới đê, xử lý nền đê yếu, hỗ trợ cứng hoá mặt đê bối, xây dựng tràn sự cố đề phòng lũ cực hạn,... - Thực hiện các chương trình nâng cấp hệ thống đê biển, xây dựng công trình phòng chống xói lở bờ sông bờ biển, khắc phục tình hình biển tiến ở vùng Hải Hậu (Nam Định),... Củng cố đê biển Quảng Ninh đến Kiên Giang chống được mực nước triều tần suất 5% ứng với gió bão cấp 9 (2010) và gió bão cấp 10 (năm 2020). Hoàn chỉnh và nâng cấp hệ thống đê biển, đê cửa sông, gồm: tôn cao đỉnh, ổn định mái và chân đê, trồng cây chống sóng theo 2 chương trình: (l) đê biển từ Quảng Ninh đến Quảng Nam; và (2) Đê biển ở Duyên hải Nam trung bộ và Đồng bằng sông Cửu Long. Theo số liệu của Bộ NN và PTNT, Kế hoạch đầu tư công trung hạn về đê điều giai đoạn 2016-2020 của chúng ta như sau: Đối với các Chương trình củng cố, nâng cấp đê sông, đê biển: Dự kiến, bố trí kinh phí cho kế hoạch 5 năm 2016-2020 là 32.946 tỷ đồng, trong đó Chương trình 58 là 6.088 tỷ đồng; Chương trình 667 là 26.856 tỷ đồng; Chương trình củng cố, nâng cấp đê sông là 26.245 tỷ đồng. Đối với công tác tu bổ và duy tu bảo dưỡng đê điều: Để chủ động trong công tác tu bổ đê điều thường xuyên và duy tu bảo dưỡng đê điều các năm 2016-2020 bố trí kinh phí đầu tư mỗi năm khoảng 550 tỷ đồng/năm. 1.2.5. Những tồn tại trong việc quản lý hệ thống đê điều trong nước hiện nay Đối với thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đê điều. Pháp lệnh đê điều năm 2000 đã thực sự đi vào cuộc sống, góp phần nâng cao 13 hiệu lực quản lý nhà nước trong việc quản lý, xây dựng, tu bổ, bảo vệ đê điều. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai thực hiện, Pháp lệnh đê điều đã bộc lộ nhiều bất cập: một số quy định trong Pháp lệnh chưa cụ thể, còn mang tính định hướng nên khó thực hiện; đã nảy sinh một số vấn đề bức xúc trong quản lý đê điều (cấp quyền sử dụng đất đai trong phạm vi bảo vệ đê điều; việc sử dụng bãi sông để xây dựng công trình, nhà cửa ở những vùng đê đi qua khu đô thị, khu dân cư; việc xử lý nhà cửa, công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều…). Việc phân công, phân cấp, xã hội hóa trong công tác quản lý bảo vệ đê điều chưa được chú trọng đúng mức. Mặc dù công tác quản lý, bảo vệ đê điều cũng đã được củng cố và tăng cường, nhất là việc kiểm tra, thanh tra chấp hành Pháp luật và xử lý vi phạm về đê điều. Song hiện tượng vi phạm Luật đê điều, như: Xây dựng nhà kiên cố, nhà tạm trong hành lang bảo vệ đê; chứa chất vật tư, chất thải trên đê; đào xẻ đê không đúng quy định vẫn diễn ra gây ảnh hưởng đến công tác quản lý đê điều. Một số nguyên nhân chính được đưa ra như sau: * Nạn chặt phá rừng, khai thác tài nguyên vùng đầu nguồn Làm suy giảm tầng phủ thực vật, mất khả năng điều tiết của rừng nên về mùa mưa nước lũ tập trung nhanh hơn làm gia tăng lưu tốc dòng chảy, biên độ và cường suất lũ. Hình 1.1. Nạn chặt phá rừng đầu nguồn 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất