Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của ban quản ...

Tài liệu Nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của ban quản lý dự án ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn nghệ an

.PDF
89
126
114

Mô tả:

MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………………...1 1. Tính cấp thiết của đề tài……………………………………………………….1 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài:………………………………………………2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu…………………………………………….2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu……………………………………2 4.1. Cách tiếp cận .............................................................................................................. 2 4.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................................... 3 6. Dự kiến kết quả đạt được ............................................................................................. 3 7. Nội dung của luận văn: ................................................................................................. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI………………………………………………..5 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nghệ An. ....................................................................................................... 5 1.1.1 Tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Việt Nam. ................................5 1.1.2 Tình hình phát triển các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. .........9 1.2. Sự cần thiết của công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi ở Việt Nam hiện nay............................................................................................................................. 20 1.2.1.Vai trò của ngành thủy lợi trong quá trình phát triển của đất nước. ..............20 1.2.2. Tình hình chất lượng xây dựng công trình thủy lợi nói chung hiện nay ở nước ta. ..................................................................................................................22 1.2.3. Những mặt đã đạt được trong công tác nâng cao chất lượng xây dựng công trình thủy lợi ở nước ta. ...........................................................................................22 1.3. Những bất cập về vấn đề chất lượng xây dựng công trình thủy lợi hiện nay. 24 1.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công trình. .......................................... 25 1.4.1 Quản lý nhà nước. ..........................................................................................26 1.4.2 Khảo sát thiết kế ............................................................................................27 1.4.3Công tác giám sát chất lượng thi công ............................................................28 1.4.4Công tác giám sát chất lượng công trình ở một số quốc gia trên thế giới….289 iii 1.4.5.Công tác thi công. .......................................................................................... 33 1.4.6. Công tác quản lý dự án ................................................................................. 34 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI. 36 2.1. Quản lý chất lượng công trình ............................................................................... 36 2.1.1 Quản lý chất lượng ........................................................................................ 36 2.1.2. Các nguyên tắc trong Quản lý chất lượng. ................................................... 37 2.1.3. Khái niệm quản lý chất lượng công trình ..................................................... 39 2.1.4. Nội dung cơ bản của hoạt động quản lý chất lượng công trình xây dựng.... 41 2.1.5Nội dung công tác giám sát thi công xây dựng .............................................. 43 2.2. Các cơ sở pháp lý trong giám sát chất lượng xây dựng. .................................... 47 2.2.1. Cơ sở pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong giám sát thi công..................... 47 2.2.2. Căn cứ pháp lý, tiêu chuẩn, quy chuẩn trong nghiệm thu công trình xây dựng ................................................................................................................. 48 2.3. Các mô hình giám sát chất lượng công trình. ...................................................... 49 2.3.1 Mô hình giám sát chủ đầu tư. ........................................................................ 49 2.3.2. Mô hình tư vấn giám sát độc lập. ................................................................. 53 2.3.3. Mô hình giám sát cộng đồng ........................................................................ 54 2.4. Một số phương pháp giám sát chất lượng công trình. ........................................ 55 2.4.1. Phương pháp quan sát................................................................................... 55 2.4.2. Phương pháp thực nghiệm ............................................................................ 56 2.4.3. Phương pháp kiểm tra bằng thí nghiệm........................................................ 57 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG CÁC CÔNG TRÌNH THỦY LỢI TRONG GIAI ĐOẠN THI CÔNG TẠI BAN QUẢN LÝ DỰ ÁN NGÀNH NÔNG NGHIỆP & PTNT NGHỆ AN. 58 3.1. Giới thiệu về Ban Quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An ..... 58 3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ban ................................................... 58 3.1.2. Chức năng ..................................................................................................... 58 3.1.3. Nhiệm vụ ...................................................................................................... 58 iv 3.1.4 Sơ đồ tổ chức nhân sự của Ban ......................................................................60 3.2. Đánh giá chung về công tác quản lý chất lượng các công trình thủy lợi trong giai đoạn thi công tại Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An.. 67 3.2.1. Những kết quả đạt được ................................................................................67 3.2.2. Những tồn tại và nguyên nhân ......................................................................67 3.3 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát các công trình trong giai đoạn thi công tại Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An. ..................................................................................................................69 3.3.1. Giải pháp về nhân lực: ..................................................................................69 3.3.2. Giải pháp trang bị năng lực máy móc thiết bị và công nghệ ........................75 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 81 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 v DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BẢNG BIỂU Hình 2.1. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình .. 40 Hình 2.2. Quản lý chất lượng theo các giai đoạn của dự án đầu tư xây dựng công trình……………………………………………………………………………….36 Hình 2.3.Sơ đồ tổ chức Ban………………………………………………………63 Hình 3.2 Sơ đồ quy trình giám sát thi công………………………………………80 vi DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT QLDA Quản lý dự án PTNT Phát triển nông thôn CTXD Công trình Xây dựng CLCTXD Chất lượng công trình xây dựng TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam QLDA Quản lý dự án CĐT Chủ đầu tư DA Dự án CTTL Công trình thủy lợi CBNV Cán bộ nhân viên UBND Ủy ban nhân dân vii PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong những năm gần đây, các công trình thủy lợi ngày càng được Đảng và nhà nước quan tâm đầu tư mạnh mẽ. Nhiều công trình lớn đòi hỏi kỹ thuật cao về thiết kế, đòi hỏi công nghệ thi công mới đã được sử dụng mà không cần sự trợ giúp từ nước ngoài. Các công trình thủy lợi như hồ đập, kênh mương được xây dựng mới đã thấy rõ sự quan tâm của Đảng và nhà nước trong vấn đề phục vụ nông nghiệp. Bên cạnh những kết quả to lớn đó, một vấn đề được tất cả các cấp, ngành quan tâm đó là chất lượng thi công các công trình, đặc biệt là công tác giám sát chất lượng trong quá trình thi công xây dựng. Công tác khảo sát, thiết kế kỹ thuật ngày nay đã được ứng dụng các phần mềm tính toán rất nhiều, có nhiều chương trình tính toán vừa đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, vừa mang tính thẩm mỹ cao. Nhưng trong giai đoạn thi công, máy móc chỉ giải phóng được một phần công việc nặng nhọc, còn những công việc liên quan mật thiết đến chất lượng công trình, yếu tố con người vẫn đóng vai trò chủ chốt. Giám sát thi công xây dựng là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng, công trình xây dựng không đảm bảo chất lượng sẽ có nguy hại đến đời sống xã hội của mọi người, không ít công trình do không đảm bảo chất lượng đã sụt lún, vỡ đập...gây nguy hiểm đến tính mạng con người, nhiều công trình có chất lượng không đảm bảo cũng gây mất mỹ quan giảm độ bền vững của công trình, gây lãng phí, tốn kém. Tăng cường công tác giám sát chất lượng thi công xây dựng đã và đang được Đảng và nhà nước quan tâm trong những năm gần đây. Nhà nước đã ban hành Luật Xây dựng, chính phủ đã ban hành các Nghị định, các ban ngành đã có các thông tư hướng dẫn công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng. Tuy nhiên, chất lượng công trình xây dựng trong giai đoạn thi công vẫn đang là vấn đề bức xúc hàng đầu trong xây dựng công trình, giám sát thi công công trình còn mang tính chủ quan, đối phó, chưa quyết liệt dẫn đến hiện tượng rút ruột công trình vẫn đang xảy ra. 1 Trong những năm qua, Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An được chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và PTNT Nghệ An và UBND Tỉnh Nghệ An giao nhiệm vụ quản lý xây dựng nhiều dự án phát triển nông thôn trong đó các công trình xây dựng kênh mương, hồ, đập,kè sông, trạm bơm.. bên cạnh những kết quả đạt được từ các dự án, vẫn còn nhiều mặt hạn chế, thiếu sót, đặc biệt là công tác giám sát chất lượng công trình trong giai đoạn thi công. Với mục đích tìm ra giải pháp để nâng caochất lượng công tác giám sát trong giai đoạn thi công, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An ” để làm luận văn tốt nghiệp của mình, với mong muốn có những đóng góp thiết thực trong việc nâng cao năng lực giám sát chất lượng công trình thủy lợi tại Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp & PTNT Nghệ An . 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Căn cứ vào thực trạng, yêu cầu của chủ đầu tư, các nhà tài trợ và dựa trên cơ sở khoa học, hệ thống các văn bản pháp luật về quản lý xây dựng để đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực giám sát chất lượng thi công các công trình thủy lợi tại Ban Quản lý dự án ngành Nông Nghiệp và PTNT Nghệ An. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi của Ban Quản lý dự án; b. Phạm vi nghiên cứu: Năng lực giám sát chất lượng thi công công trình thủy lợi của Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An trong giai đoạn 2015 đến 2020. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận cơ sở lý luận về khoa học quản lý xây dựng và những quy định hiện hành của hệ thống văn bản pháp luật trong lĩnh vực này. + Tìm hiểu các tài liệu đã được nghiên cứu và ứng dụng; 2 + Khảo sát thực tế ở những công trình đã ứng dụng ở Việt Nam; + Các đánh giá của các chuyên gia. 4.2. Phương pháp nghiên cứu + Nghiên cứu cơ sở lý luận + Nghiên cứu ứng dụng + Thu thập,phân tích và kế thừa 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài a. Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý chất lượng công trình thủy lợi, vấn đề và giải pháp nâng cao chất lượng quản lý công trình thủy lợi, quan điểm lý luận về hiệu quả chất lượng quản lý công trình. b. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu, phân tích đánh giá và các giải pháp đề xuất, đóng góp thiết thực cho tiến trình nâng cao chất lượng quản lý trong giai đoạn thi công công trình thủy lợi của Ban quản lý dự án nghành Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nghệ An, đảm bảo cho việc phát triển bền vững về kinh tế - xã hội đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng cuộc sống trong khu vực dự án. 6. Dự kiến kết quả đạt được - Hệ thống cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng và quản lý chất lượng công trình thủy lợi, phân tích các nhân tố ảnh hưởng. - Đánh giá thực trạng hệ thống tổ chức và công tác quản lý chất lượng công trình thủy lợi trong giai đoạn thi công xây dựng tại Ban Quản lý dự án ngành Nông Nghiệp và PTNT Nghệ An. - Đề xuất những giải pháp tổ chức, quản lý phù hợp bảo đảm tốt công tác giám sát chất lượng công trình thủy lợi trong giai đoạn thi công của Ban quản lý dự án ngành Nông Nghiệp và PTNT Nghệ An. 3 7. Nội dung của luận văn: Ngoài Phần mở đầu, Phần kết luận và kiến nghị. Nội dung luận văn dự kiến gồm 3 chương nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về công tác quản lý chất lượng thi công công trình thủy lợi. Chương 2:Cơ sở pháp lý và phương pháp giám sát chất lượng trong giai đoạn thi công các công trình thủy lợi. Chương 3: Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao năng lực giám sát chất lượng các công trình thủy lợi trong giai đoạn thi công của Ban quản lý dự án ngành Nông nghiệp và PTNT Nghệ An. 4 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THI CÔNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI 1.1 Tổng quan về tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Việt Nam và trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.1.1 Tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Việt Nam. Nằm ở vùng Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa, Việt Nam có lượng mưa và dòng chảy khá phong phú. Lượng mưa bình quân hằng năm của cả nước đạt gần 2000 mm. Việt Nam có mật độ sông ngòi cao, có 2360 sông với chiều dài từ 10 km trở lên và hầu hết sông ngòi đều chảy ra biển Đông. Tổng lượng dòng chảy bình quân vào khoảng 830 tỷ m3/năm, trong đó có 62% là từ lãnh thổ bên ngoài. Phân bố mưa và dòng chảy trong năm không đều, 75% lượng mưa và dòng chảy tập trung vào 3 - 4 tháng mùa mưa. Mùa mưa lại trùng với mùa bão nên luôn phải đối mặt với nhiều thiên tai về nước, đặc biệt là lũ lụt. Ngoài ra, Việt Nam là quốc gia có nền nông nghiệp lúa nước, dân số đông. Tổng diện tích đất nông nghiệp luôn được khai phá mở mang thêm nhưng đến năm 2007 mới chỉ đạt 8,5 triệu ha trong khi dân số là 85,1triệu người, mức bình quân đầu người chỉ đạt 0,4ha. Nếu tính riêng diện tích trồng lúa cả nước có 4 triệu ha thì bình quân một nông dân ở nhiều vùng chỉ có 300-400m2/người. Đây là mức thấp nhất trong khu vực, đồng thời cũng là mức thấp nhất thế giới. Để đảm bảo lương thực cho đất nước có số dân đông trong điều kiện thiên tai ác liệt, từ xa xưa, tổ tiên người Việt đã phải sớm xây dựng các công trình khai thác, điều tiết nguồn nước, dẫn nước, sử dụng nước từ nhỏ, thô sơ, tạm bợ, thời vụ cho đến các công trình có quy mô lớn.Kế thừa truyền thống của cha ông, từ sau năm 1954 khi miền Bắc được giải phóng; Đảng, Nhà nước ta đã khôi phục nhanh chóng các hệ thống thủy lợi bị chiến tranh tàn phá, đẩy mạnh xây dựng các công trình thủy lợi từ nhỏ đến lớn như hồ Cấm Sơn, Núi Cốc, hệ thống đại thuỷ nông Bắc Hưng Hải, các hệ thống trạm bơm ở Bắc Hà Nam, Nam Định, Thái Bình… Năm 1975, sau khi nước nhà thống nhất với sự tăng cường của lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật miền Bắc, công việc quy hoạch và xây dựng các hệ thống thủy lợi đã nhanh chóng được triển khai 5 mạnh mẽ ở miền Trung và miền Nam, tạo ra bước đột phát về phát triển thủy lợi trong phạm vi cả nước. Ở Đồng bằng sông Cửu Long do có chủ trương kỹ thuật và bước đi thích hợp để cải tạo các vùng bị ngập lũ, chua phèn và xâm nhập mặn bằng các hệ thống kênh trục, kênh ngang, cống, đập, bờ bao…. Nên đã tạo ra khả năng để chuyển vụ lúa mùa nổi năng suất thấp sang 2 vụ lúa đông xuân, hè thu có năng suất cao trên một vùng rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên, Tây Sông Hậu….Ở miền Đông Nam Bộ, miền Trung, Tây Nguyên ngoài phát triển các hệ thống thủy lợi vừa và nhỏ đã xây dựng nhiều công trình hồ đập lớn như Dầu Tiếng, Kẻ Gỗ, Phú Ninh, Thạch Nham Đá Bàn, Sông Quao, Yaun, Krông Buk…Ở miền Bắc tiếp tục nâng cấp và làm mới các công trình tưới, tiêu úng và nâng cấp hệ thống đê điều. Thành quả chung của công tác thủy lợi đã đưa lại cho đất nước là rất to lớn và đã góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp và phòng chống thiên tai có bước phát triển mạnh mẽ, góp phần cấp nước cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, và cải tạo môi trường. Dưới đây là một số kết quả cụ thể: Năm 1945 không kể ở đồng bằng sông Cửu Long, cả nước có 13 hệ thống thủy nông tập trung ở các tỉnh trung du, đồng bằng Bắc Bộ, khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, đập Thác Huống trên sông Cầu, đập Bái Thượng trên sông Chu, đập Đô Lương trên sông Cả, đập Đồng Cam trên sông Ba…Tổng năng lực tưới của các công trình đập lớn cùng với 13 hệ thống thủy nông nói trên đã đảm bảo tưới cho 324.900 ha, tiêu cho 77.000 ha. Từ năm 1956 đến năm 2009, cả nước đã xây dựng được trên 500 hồ đập thủy nông loại lớn và vừa, trong đó có những đập cao như: Cấm Sơn cao 40,5 m chứa 338 triệu m3, Kẻ Gỗ cao 40 m chứa 425 triệu m3, Phú Ninh cao 38 m chứa 425 m3, Cửa Đạt cao 118 m chứa 1,5 tỷ m3, Dầu Tiếng cao 30 m chứa 1,45 tỷ m3. Tính đến cuối năm 2009, các hồ đập cùng các biện pháp công trình thủy lợi khác như trạm bơm, cống, kênh đã đảm bảo cho trên 7 triệu ha đất lúa được tưới, trong đó: vụ đông xuân 2,94 triệu ha, hè thu 2,3 triệu ha, vụ mùa 2,51 triệu ha. Các công trình thuỷ lợi cũng đã tạo nguồn nước tưới cho 1,15 triệu ha; tiêu úng cho 1,8 triệu ha (trong đó 1,45 triệu ha đất ruộng trũng); ngăn mặn cho trên 800 nghìn ha ở ĐBSCL; cải tạo chua phèn cho 1,6 triệu ha. Thành quả trên đã 6 góp phần tăng sản lượng lúa từ 16 triệu tấn năm 1986 lên 19,2 triệu tấn năm 1990; 24,9 triệu tấn năm 1995; 32,5 triệu tấn năm 2000 và 38,7 triệu tấn năm 2008, để đến năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo của nước ta đã đạt 5,8 triệu tấn. Cùng với lúa, sản xuất ngô, các loại hoa mầu cây công nghiệp cũng phát triển nhanh chóng góp phần phát triển chăn nuôi gia súc và tạo vành đai thực phẩm ổn định cho các đô thị. Về công tác đê điều - phòng chống và giảm nhẹ thiên tai: Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và gần một trong 5 trung tâm bão lớn nhất của thế giới, hằng năm Việt Nam phải chịu hàng chục cơn bão lớn, thông thường bão đều kèm theo mưa lớn gây nên những thiệt hại lớn về người, tài sản và sản xuất nông nghiệp.Ở miền Bắc và khu Bốn cũ để chống bão lụt, ngăn nước biển dâng từ xa xưa ông cha ta đã đắp đê, làm kè nhưng mức đảm bảo không cao. Chỉ riêng năm 1945 hệ thống đê sông Hồng đã có 79 đoạn bị vỡ, đê khu 4 cũ cũng luôn trong tình trạng không an toàn. Từ 1956 đến nay, hệ thống đê sông luôn được củng cố. Cùng với các giải pháp điều tiết hồ chứa khi có mùa lũ và chỉ đạo phòng chống lụt bão kịp thời, đã góp phần bảo vệ dân cư, mùa màng, hạn chế được nhiều thiệt hại bởi thiên tai.Ở đồng bằng sông Cửu Long nơi thường xuyên bị ngập từ 1,2 - 1,6 triệu ha về mùa lũ và có đến 700 nghìn ha bị mặn xâm nhập. Từ sau năm 1975 đã đắp hệ thống bờ bao ngăn lũ sớm, hạn chế xâm nhập mặn và nhiều công trình thoát lũ, hệ thống đê biển cũng từng bước được xây dựng ở nhiều địa phương, nhờ vậy đã bảo vệ được hầu hết diện tích gieo trồng lúa hè thu ở vùng lũ và lúa đông xuân ở vùng trũng không bị lũ sớm đe dọa và nước biển xâm nhập. Vềcấp nước sinh hoạt, nước công nghiệp và nuôi trồng thủy sản: Các hệ thống thủy lợi được xây dựng trong nhiều năm liên tục được phân bổ rộng khắp trên mọi vùng của đất nước đã góp phần cung cấp nước sinh hoạt cho dân cư xung quanh công trình, nhiều hồ còn cấp nước sinh hoạt cho các điểm công nghiệp và đô thị như hồ Song Ray (Bà Rịa - Vũng Tàu), hồ Mỹ Tân (Ninh Thuận), Hòa Sơn (Khánh Hòa), cụm hồ Thủy Yên - Thủy Cam (Thừa Thiên Huế), Ngàn Trươi Cẩm Trang (Hà Tĩnh), Bản Mòng (Sơn La), Ia Keo - Nà Cáy (Lạng Sơn). Nổi bật nhất là đã xây dựng được các công trình cấp nước cho 30 vạn đồng bào vùng cao 7 đặc biệt là những vùng núi đá vôi như Trà Lĩnh, Hà Quảng, Lục Khu (Cao Bằng) Yên Ninh, Quảng Bạ, Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang)… nhiều huyện vùng cao ở Lào Cai, Lai Châu, Sơn La...Thuỷ lợi cũng cấp nước cho nuôi trồng thủy sản, hàng vạn ha mặt nước của các ao hồ nuôi thủy sản đều dựa chủ yếu vào nguồn nước ngọt từ các hệ thống thủy lợi; đối với các vùng ven biển, phần lớn các công trình thủy lợi đều ít nhiều đóng góp vào việc tạo ra môi trường nước lợ, nước mặn để nuôi tôm và một số loài thủy sản quý hiếm, tạo điều kiện cho việc nuôi trồng thủy sản có bước phát triển mạnh mẽ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nhân dân trong nước và xuất khẩu. Về đóng góp vào xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới: Nhiều vùng nông thôn Việt Nam, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa do ruộng đất ít, tập quán canh tác còn lạc hậu, dân số tăng nhanh, vì vậy cuộc sống gặp nhiều khó khăn, có nơi còn quá nghèo; các công trình thủy lợi nhỏ được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn khác nhau đã giúp cho nông dân có nước để canh tác, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhiều vùng rất khó khăn.Nhiều công trình đã tạo ra nguồn nước để trồng trọt và định canh, định cư để xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng, hạn chế được việc đốt nương rẫy.Những công trình kênh mương ở đồng bằng sông Cửu Long thực sự là điểm tựa để làm nhà tránh lũ, phân bổ lại dân cư và tiến sâu vào khai phá những vùng đất còn hoang hóa.Những công trình như 6 trạm bơm ở Bắc Hà Nam, Nam Định thực sự đã xóa đi cảnh “6 tháng đi chân, 6 tháng đi tay” của người dân địa phương, đẩy lùi được căn bệnh đau mắt hột, bệnh chân voi của người dân nơi đây. Về tác động của thủy lợi đối với môi trường: Trong những năm qua, thủy lợi đã góp phần quan trọng vào mở mang tài nguyên đất và cải tạo môi trường đất. Điều này có thể thấy rất rõ khi nghiên cứu về lịch sử phát triển của các đồng bằng đặc biệt là ở đồng bằng sông Cửu Long. Tại đây, đã cho thấy thủy lợi đã có những đóng góp quan trọng để mở mang tài nguyên đất đai và cải tạo môi trường đất: Từ một cánh đồng phù sa lớn còn hoang sơ cách đây hơn 200 năm, sau khi nhà Nguyễn cho đào các kênh Rạch Rá - Hà Tiên, kênh Vĩnh Tế… đã có 520.000 ha đất hoang được khai phá, đưa vào trồng trọt, sau đó đưa tàu cuốc vào đào kênh thì diện tích đất đã được tăng lên nhanh chóng và đạt đến 1.170.000 ha (1890); 1.530.000 ha (1910), 1.930.000 ha (1920), 2.200.000 ha (1935).Các kênh khi mở 8 ra đã là các điểm tựa làm nhà chống lũ, phân bổ lại dân cư để tiến sâu vào khai phá những vùng đất mới còn hoang hóa, tạo ra mạng lưới giao thông thủy thuận tiện cho phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu đời sống xã hội ở nông thônăối các đô thị trong vùng.Với đặc điểm địa hình trũng thấp, chế độ lũ, triều phức tạp ở đồng bằng sông Cửu Long đã làm cho 1,6 triệu ha bị chua phèn, trên 80 vạn ha bị nhiễm mặn nhưng với các giải pháp làm kênh dẫn nước ngọt từ sông Tiền, sông Hậu vào để ém phèn rồi lại xổ phèn qua hệ thống kênh cống, đập đã cải tạo dần được vùng đất phèn rộng lớn ở Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên… và với nhiều con đập và cống lớn nhỏ được xây dựng ở các cửa sông để giữ ngọt, ngăn mặn xâm nhập và rửa mặn trên đồng ruộng đã cải tạo dần được hàng trăm ngàn ha đất bị nhiễm mặn, chua phèn. Thủy lợi đã và đang cải tạo những vùng đất “chiêm khê mùa thối” chấm dứt được cảnh “sống ngâm da, chết ngâm xương” và các bệnh đau mắt hột ở các vùng chiêm trũng, tiêu thoát nước thải bẩn, nước gây ngập úng khi mưa và triều dâng cho nhiều đô thị. 1.1.2 Tình hình phát triển các công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Nghệ An. 1.1.2.1 Điều kiện tự nhiên và xã hội. a) Vị trí giới hạn, diện tích tự nhiên: Nghệ An có diện tích tự nhiên lớn nhất cả nước với 1.648.729 ha được giới hạn bởi: - Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa - Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh - Phía Tây giáp nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. - Phía Đông là biển. b) Phân bố hành chính: Nghệ An có dân số 3.003.179 người, gồm 19 huyện, thành phố, thị xã. Được phân ra làm 2 vùng kinh tế: 9 - Vùng miền núi có 10 huyện: Kỳ Sơn, Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Quỳ Châu, Quỳ Hợp, Anh Sơn, Thanh Chương, Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, diện tích tự nhiên 1.374.501ha, dân số 1.108.763 người (khoảng 40% là dân tộc ít người) - Vùng đồng bằng 9 huyện thành, thị xã gồm: Diễn Châu, Yên Thành, Đô Lương, Quỳnh Lưu, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh, diện tích tự nhiên là 274.288 ha, dân số là 1.894.407 người. 1.1.2.2. Những yếu tố thuận lợi, khó khăn đối với công tác thủy lợi. a) Những yếu tố thuận lợi: - Có khoảng 200.000 ha đất nông nghiệp đại bộ phận tập trung thành các vùng lớn nằm ở ven sông gần nguồn nước. Các vùng đất cần tưới hầu hết đã được khai thác thành ruộng đưa vào sản xuất, vùng chuyên canh lúa nước, rau màu tập trung vùng đồng bằng, vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày nằm ven đường Hồ Chí Minh. - Tài nguyên nước: + Nguồn nước tương đối phong phú với lượng mưa trung bình năm vùng đồng bằng ven biển 1.800mm, vùng Tây Bắc 1.600mm, vùng Kỳ Sơn, Tương Dương 1200mm, vùng sông Giăng 2000mm, tổng lượng dòng chảy trên các lưu vực sông trung bình hàng năm trên 16 tỷ m3 nước. + Sông Cả lưu vực 27.300 km2 nguồn nước dồi dào, nhiều nhánh lớn điều kiện địa hình, địa chất có thể xây dựng 1 số hồ chứa vừa 500MW, dung tích hồ lớn để cấp nước phục vụ lớn tạo nguồn điện năng từ 450 cho nhiều mục đích khác nhau. Các công trình xây dựng trên hệ thống sông Cả ít bị chi phối bởi các vùng lãnh thổ láng giềng nên có điều kiện chủ động thực hiện. - Hệ thống khe suối phân bố dày tạo điều kiện xây dựng các hồ chứa và đập dâng tự giải quyết nước cho từng vùng độc lập. Hiện tại đã xây dựng 1.478 công trình, trong đó trên 600 hồ chứa, dung tích điều tiết 430 triệu m3 nước và còn có điều 10 kiện xây dựng nhiều hồ chứa nhỏ, đập dâng tưới, giữ ẩm các tiểu vùng độc lập phân tán. - Nguồn vật liệu xây dựng: Nguồn vật liệu xây dựng các công trình thủy lợi là đá, cát, gỗ, xi măng có nguồn địa phương. - Điều kiện giao thông Hệ thống đường giao thông bao gồm tuyến Quốc lộ số 1, đường Hồ Chí Minh chạy theo hướng Bắc Nam, Quốc lộ số 7, số 46, số 48 chạy theo hướng Đông Tây nối từ đường số 1 lên các cửa khẩu Thông Thụ, Nậm Cắn, Thanhh Thủy. Ngoài ra còn có các tuyến đường liên huyện, liên xã, đặc biệt có tuyến đường quốc phòng (biên giới) đang được xây dựng và hệ thống đường nông thôn đã được nhựa hóa, bêtông hóa giúp cho việc vận chuyển vật liệu xây dựng thuộc các huyện đồng bằng vùng núi thấp khá thuận lợi. - Hệ thống điện lưới Quốc gia đã phủ 18 trên 19 huyện thành tạo thuận lợi cho việc xây dựng các trạm bơm. b) Những khó khăn thách thức: - Điều kiện địa hình phức tạp, tỷ lệ đồi núi lớn chiếm trên 80% diện tích, bị chia cắt mạnh bởi hệ thống khe suối mật độ dày, độ cao mặt đất chênh lệch lớn, hướng dốc đa chiều, tỷ suất đầu tư lớn. - Nền địa chất công trình đa dạng, phức tạp, dễ gây trượt, sạt lở mái, thấm qua nền, thay đổi dòng chảy sông suối gây bồi lấp cửa lấy nước, xói lở vùng bờ biển, cửa sông. - Diễn biến khí hậu thời tiết phức tạp: + Lượng mưa phân bố không đều không gian và thời gian: Tương Dương, Kỳ Sơn theo 1200 mm, các vùng thung lũng 1100 Kỳ Sơn 700, 900 mm, lượng mưa 3 tháng mùa lũ (tháng 9-11) chiếm 75%. + Nhiệt độ, độ ẩm cao có biên độ dao động lớn. 11 + Chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước dâng và bão từ biển Đông và gió khô nóng Tây Nam. Trên đây là những nguyên nhân trực tiếp gây hạn hán gay gắt, lụt lội ác liệt, lũ quét, sạt lở đất, xâm nhập mặn tác động xấu đến công tác phát triển thủy lợi, chi phí đầu tư thủy lợi cao đặc biệt là các huyện miền núi. - Điều kiện kinh tế Nghệ An gặp nhiều khó khăn, mức thu nhập đầu người thấp hơn bình quân cả nước. - Phân bố dân cư: Nghệ An có 10 huyện miền núi có 37,5% dân số cả tỉnh nhưng diện tích tự nhiên chiếm 83% diện tích cả tỉnh. Có nhiều núi cao hiểm trở, dân ở rải rác, đặc biệt là các vùng biên giới, vùng sâu, vùng xa ruộng đất ít, dân thưa thớt, dân trí thấp, công trình thủy lợi xây dựng phức tạp. - Cơ sở hạ tầng vùng núi cao thấp kém còn 144 xã đặc biệt khó khăn, năm 2004 còn 12 xã chưa có đường ôtô đến trung tâm, 22 xã ôtô chỉ vào trung tâm mùa khô. Đặc biệt khó khăn là việc vận chuyển vật liệu xây dựng đến công trình. - Hầu hết các xã của 3 huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong chưa có điện đến xã. - Biên giới Nghệ An với nước Lào 419km đi qua vùng hiểm trở, dân ở thưa thớt, thủy lợi phục vụ công tác định canh, định cư, ổn định đời sống dân dọc biên giới, góp phần quan trọng trong bảo vệ Tổ Quốc là nhiệm vụ hết sức nặng nề. 1.1.2.3. Tình hình phát triển các công trình thủy lợi ở Nghệ An [1]. Nhiều năm qua được sự quan tâm của Trung ương, trực tiếp là Bộ Nông Nghiệp và PTNT, cùng với sự nỗ lực phấn đấu của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, thông qua nhiều chương trình phát triển, tranh thủ các nguồn vốn Quốc tế và phát huy nội lực, công tác đầu tư và phát triển thủy lợi đã đạt được những kết quả sau: a. Công trình cấp nước tưới. 12 Toàn tỉnh đã xây dựng được 1.478 công trình bao gồm 684 hồ chứa lớn nhỏ, 339 đập dâng, 548 trạm bơm điện, ngoài ra còn có một số phai tạm, kiên cố hoá kênh mương 4.259 km, giải quyết tưới được 82.212 ha. Vùng đồng bằng có 563 công trình tưới được 58.118 ha lúa màu so với đất canh tác hàng năm 82.000 ha đạt 70,63%, cấp nước cho nuôi trồng thủy sản 7000 ha gồm tôm, cá ao, cá ruộng lúa.10 huyện miền núi có 915 công trình hồ đập và trạm bơm, kiên cố hoá 1.114 km kênh tưới được 24.094 ha so với đất canh tác hàng năm 61.000 đạt 36,94%, tưới cho cây công nghiệp, cây ăn quả 1.485 ha. - Hệ thống Đô Lương, Diễn - Yên – Quỳnh: Hệ thống thuỷ nông Đô Lương, Diễn - Yên - Quỳnh được đầu tư khôi phục bằng vốn vay ngân hàng Châu Á (ADB), các hạng mục công trình chính đã được sửa chữa khôi phục (làm thêm một cửa Tuy nen) lưu lượng lấy vào tăng, giải quyết nước tưới cơ bản cho diện tích lúa nước. Tuy nhiên do nguồn vốn có hạn kênh chính còn 15.452m, kênh cấp 1 còn 88.078m, kênh cấp 2 còn 126.000m chưa được kiên cố, vì vậy nước về phần cuối kênh cấp 1 như N13, N20, N18, N8, N24, N26, N2 gặp khó khăn trong một số năm hạn hán gay gắt. Các vùng màu tập trung như Bãi ngang Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, Cửa Lò thiếu công trình dẫn nước tưới. Một vài vùng đã có kênh dẫn tạo nguồn đi qua nhưng chưa phát huy tác dụng, nguyên nhân là do vừa thiếu hệ thống kênh mặt ruộng vừa chưa có biện pháp tưới thuyết phục. Hiện nay hệ thống tưới tự chảy là 14.038 ha 133 trạm bơm lấy nước hệ thống và nước ngọt hoá sông Bùng kênh nhà Lê, trạm bơm Văn Tràng, 29 trạm lấy nước Khe Khuôn tưới 11.062 ha, đưa tổng diện tích vùng hệ thống được tưới 25.100 ha, diện tích tăng hơn trước khôi phục là 3.000 ha. Hiện tượng thay đổi dòng chảy, tạo bãi bồi Thượng đập Đô Lương ảnh hưởng đến khả năng lấy nước vào hệ thống. - Hệ thống thủy lợi Nam - Hưng – Nghi: 13 Hệ thống Nam - Hưng - Nghi được đầu tư khôi phục và nâng cấp bằng vốn vay ngân hàng thế giới WB đã sửa chữa khôi phục lại các công trình chính: cống Nam Đàn, cống Bến Thuỷ, nạo vét hệ thống kênh dẫn, tu sửa phần cơ điện đầu mối 30 trạm bơm và kênh dẫn. Làm thêm cống Nghi Quang tạo thành hệ thống ngọt hoá sông Bùng, sông Cấm góp phần giải quyết cấp nước cho 192 trạm bơm tưới vùng lúa nước tương đối ổn định 14.000 ha. Bên cạnh những mặt tích cực nêu trên, hiện tại hệ thống Nam - Hưng - Nghi còn một số tồn tại sau: + Còn 26.729 m kênh chính các trạm bơm chưa kiên cố nên việc dẫn nước tưới còn gặp hạn chế. + Hệ thống kênh tạo nguồn bị bồi lắng như kênh Hoàng Cần, kênh nhà Lê, việc dẫn nước cho các trạm bơm hạn chế nhất là khi mực nước sông Lam thấp hơn thiết kế. + Đầu mối các trạm bơm do dân quản lý xuống cấp, máy bơm nhiều trạm bị hỏng cần sửa chữa nâng cấp và thay máy bơm. - Các hồ chứa nước: + Vùng Bắc có 272 hồ chứa, lưu vực 1.290 km2, trữ 228, 2 triệu m3 nước tưới cho 11.128 ha. + Vùng Nam - Hưng - Nghi: có 90 hồ, chắn lưu vực 157 km2 trữ 53 triệu m3 nước tưới cho 2.860 ha . + Vùng miền núi có 322 hồ chắn lưu vực 1.728 km2, trữ 154 triệu m3 nước tưới cho 9.301 ha. - Các đập lấy nước: Vùng miền núi có 339 đập dâng nước tưới được 5.990 ha. - Các trạm bơm vùng miền núi: Vùng miền núi có 140 trạm bơm tưới được 8.803 ha. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất