Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của công ty tnhh vận tải...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của công ty tnhh vận tải biển ngôi sao xanh

.PDF
33
139
143

Mô tả:

Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Viết đủ 1 TNHH Trách nhiệm hữu hạn 2 CBCNV Cán bộ công nhân viên 3 DN Doanh nghiệp 4 XNK Xuất nhập khẩu 5 CNTT Công nghệ thông tin 6 TEU Twenty-foot equivalent units (Đơn vị đo của hàng hóa được container hóa tương đương với một container tiêu chuẩn 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft (cao) (khoảng 39 m³ thể tích). 7 CFS Container Freight Station (là nơi thu gom hàng lẻ được tập trung lại để đóng hàng vào Container, xuất khẩu bằng đường biển) 8 DWT Deadweight (Là tải trọng của tàu bao gồm tất cả những thứ ở trên tàu (hàng, dự trữ, nhiên liệu,....) cộng với trọng lượng của chính con tàu đó) Trường Đại học Thương Mại 1 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN NGÔI SAO XANH 1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài Sau 20 năm thực hiện chính sách đổi mới nền kinh tế thị trường đã được hình thành ở Việt Nam và đang có tốc độ tăng trưởng cao so với khu vực. Việc gia nhập khu vực Mậu dich tự do với các nước ASEAN(1995), APEC(1997), bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, gia nhập WTO(2006), đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra một thời kỳ mới, tạo nhiều cơ hội phát triển cho nền kinh tế nước ta, trong đó có dịch vụ logistics. Đối với nền kinh tế quốc dân, logistics đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông, phân phối. Các nghiên cứu gần đây cho thấy, chỉ riêng họat động logistics đã chiếm từ 10 đến 15% GDP của hầu hết các nước tại Châu Âu, Bắc Mỹ và Châu Á Thái Binh Dương. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra yêu cầu gay gắt phải nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam. Muốn như vậy, không có cách nào khác là các DN giao nhận, vận tải của ta phải làm quen và áp dụng logistics trong hoạt động của mình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cung cấp, đặc biệt là trong hoạt động vận tải biển vì khối lượng hàng hoá chuyên chở bằng đường biển luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong toàn bộ khối lượng hàng hoá XNK được chuyên chở. Nâng cao hiệu quả hoạt động logistics sẽ góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội của đất nước. Công ty TNHH Vận tải biển Ngôi Sao Xanh( GSLINES) được thành lập với nhiệm vụ khai thác vận tải biển bằng tàu container trên các tuyến nội địa trong nước và các tuyến ngoài nước. Với gần 10 năm hoạt động trong lĩnh vực giao nhận GSLINES đã khẳng định được uy tín, chất lượng dịch vụ của mình trong lĩnh vực đại lý giao nhận. Công ty luôn cung cấp các dịch vụ giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, dịch vụ vận chuyển, thanh lý hải quan, dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng cùng đội ngũ lái xe tay nghề cao đã tạo cho công ty một uy tín vững chắc. Bên cạnh những thành tựu đạt được thì GSLINES cũng gặp không ít khó khăn do sự tác động bởi các nhân tố của môi trường bên trong và bên ngoài công ty. Theo cam kết gia nhập WTO, Việt Nam sẽ cho phép các công ty dịch vụ hàng hải, logistics 100% vốn nước ngoài hoạt động bình đẳng tại Việt Nam. Điều này đặt công ty trước thách thức cạnh tranh gay gắt trên thị trường trong nước. Cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics sẽ xảy ra ngay trên thị trường trong nước mà cơ hội giành chiến thắng của công ty là rất thấp, nếu ngay từ bây giờ không có một chiến lược cho ngành này. Công ty mới chỉ dừng lại ở khâu cung cấp dịch vụ làm đại lý cho doanh nghiệp nước ngoài với các hoạt động cơ bản như khai hải quan, vận tải... trong khi các DN nước ngoài đang cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng theo xu thế toàn cầu hoá với chuỗi cung ứng nguyên liệu, vận tải, phân phối hàng, dịch vụ hậu mãi... Hoạt động kinh doanh logistics của công ty với các công ty trong nước khác còn rời rạc, Trường Đại học Thương Mại 2 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 thiếu sự hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau, nhiều khi, nhiều dịch vụ còn cạnh tranh với nhau một cách không lành mạnh vì vậy đã làm giảm sức cạnh tranh của công ty với các đối tác nước ngoài ngay trên thị trường trong nước. Từ những khó khăn trên của công ty thì vấn đề cấp thiết hiện nay là phải đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ logistics của công ty nhằm nâng cao vị thế của công ty so với các công ty nước ngoài. 1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài Trong quá trình thực tập tại GSLINES tôi nhận thấy công ty đã có những chiến lược nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong hoạt động cung ứng dịch vụ Logistics tuy nhiên công ty vẫn còn những tồn tại vì vậy cần phải tìm kiếm những giải pháp hiện tại nhằm giải quyết những khó khăn mà công ty gặp phải. Với mong muốn góp một phần sức lực nhỏ bé của mình trong việc phát triển ngành dịch vụ logistics Việt Nam nói chung cũng như GSLINES ngày càng lớn mạnh và tiên tiến, phối hợp cùng những ngành khác trong nền kinh tế nhằm nâng cao vị thế của đất nước trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và trong mọi lĩnh vực nói chung, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cung ứng dịch vụ logistics của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh ” cho chuyên đề tốt nghiệp của mình với mong muốn đề ra một số giải pháp nhằm phát triển ngành dịch vụ này. 1.3 Các mục tiêu nghiên cứu Trong đề tài này tôi muốn làm rõ một số mục tiêu cơ bản sau:  Tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý thuyết cơ bản về logistics, dịch vụ logistics, các loại hình dịch vụ logistics,  Làm rõ những thành công và hạn chế của công ty trong việc cung ứng dịch vụ logistics.  Phát hiện những khó khăn, tồn tại và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, hoàn thiện sức cạnh tranh trong việc cung ứng dịch vụ logistics. 1.4 Phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu tại GSLINES, thực trạng cung ứng dịch vụ logistics, những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải, năng lực cạnh tranh của công ty. 1.4.2 Về thời gian: Tất cả các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp được sử dụng trong đề tài này là những số liệu được tập hợp từ năm 2007 đến 2009. Những số liệu về: doanh thu của công ty , tỷ lệ doanh thu, số lượng dịch vụ cung ứng…. Trường Đại học Thương Mại 3 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu 1.5.1 Một số khái niệm và định nghĩa cơ bản a. Khái niệm Logistics: Trên thế giới, dịch vụ logistics rất phát triển và đóng một vai trò quan trọng trong ngành dịch vụ, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động gia tăng lợi nhuận cho các nhà cung cấp và thúc đẩy các ngành khác phát triển. Trên thế giới, khái niệm logistics được đề cập bởi nhiều tổ chức khác nhau như:  Liên hợp quốc: Logistics là hoạt động quản lý quá trình lưu chuyển nguyên vật liệu qua các khâu lưu kho, sản xuất ra sản phẩm cho tới tay người tiêu dùng theo yêu cầu của khách hàng.  Hội đồng quản trị Logistics Hoa Kỳ 1988: Logistics là quá trình lên kế hoạch, thực hiện và kiểm soát hiệu quả, tiết kiệm chi phí của dòng lưu chuyển và lưu trữ nguyên vật liệu, hàng tồn, thành phẩm và các thông tin liên quan từ điểm xuất xứ đến điểm tiêu thụ, nhằm mục đích thỏa mãn những yêu cầu của khách hàng. b. Dịch vụ logistics: Theo Luật Thương Mại Việt Nam năm 2005( Điều 233): “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao. c. Năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, NLCT của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; Năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, v.v.....Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá tổng thể thông qua các chỉ tiêu sau: - Sản lượng, doanh thu - Thị phần Trường Đại học Thương Mại 4 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 - Tỷ suất lợi nhuận - Chất lượng hàng hoá - dịch vụ của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. - Khả năng đáp ứng các yêu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. - Thương hiệu, uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.  Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: - Xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của DN. - Nhân tố văn hoá xã hội. - Nhân tố môi trường chính trị - pháp lý - Đối thủ cạnh tranh  Các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp - Năng lực tài chính - Năng lực sản xuất - Nguồn nhân lực - Marketing - Hoạt động nghiên cứu và phát triển - Các chiến lược cạnh tranh 1.5.2 Các loại hình dịch vụ Logistics Ngày 5/9/2007, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2007/NĐ-CP quy định dịch vụ logistics chủ yếu, bao gồm:  Dịch vụ vận tải biển, vận tải hàng không, vận tải thủy nội địa, vận tải đường sắt, vận tải đường bộ… - Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của vận tải biển: Vận tải biển có thể phục vụ chuyên chở tất cả các loại hàng hoá trong buôn bán quốc tế. Các tuyến đường vận tải trên biển hầu hết là những tuyến đường giao thông tự nhiên. Năng lực chuyên chở của vận tải biển rất lớn. Nhìn chung năng lực chuyên chở của công cụ vận tải biển (tàu biển) không bị hạn chế như các công cụ của các phương thức vận tải khác. - Ưu điểm nổi bật của vận tải đường biển là giá thành thấp. Tuy nhiên, vận tải biển có một số nhược điểm: Vận tải biển phụ thuộc rất nhiều vào điệu kiện tự nhiên.Tốc độ của tàu biển còn thấp và việc tăng tốc độ khai thác của tàu biển còn bị hạn chế. Trường Đại học Thương Mại 5 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 - Từ những đặc điểm kinh tế kỹ thuật nói trên của vận tải biển, ta có thể rút ra kết luận một cách tổng quát về phạm vi áp dụng như sau:  Vận tải biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá trong buôn bán quốc tế.  Vận tải biển thích hợp với chuyên chở hàng hoá có khối lượng lớn, chuyên chở trên cự ly dài nhưng không đòi hởi thời gian giao hàng nhanh chóng. - Cơ sở vật chất kỹ thuật của vận tải biển: Các tuyến đường biển là các tuyến đường nối hai hay nhiều cảng với nhau trên đó tàu biển hoạt động chở khách hoặc hàng hoá. Cảng biển: Là nơi ra vào neo đậu của tàu biển, là nơi phục vụ tàu và hàng hoá trên tàu và là đầu mối giao thông quan trọng của một quốc gia có biển. - Phương tiện vận chuyển chủ yếu là tàu biển, tàu biển có hai loại: tàu buôn và tàu quân sự. Tàu buôn là những tàu biển được dùng vào mục đích kinh tế trong hàng hải. tàu chở hàng là một loại tàu buôn chiếm tỷ lệ cao nhất trong đội tàu buôn. - Trong hàng hải quốc tế có hai hình thức thuê tàu chuyên chở hàng hóa phổ biến.  Phương thức thuê tàu chợ  Phương thức thuê tàu chuyến  Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị. Kho hàng hoá có các vai trò sau: - Đảm bảo tính liên tục của quá trình sản xuất và phân phối hàng hoá: nhu cầu tiêu dùng có thể biến thiên theo mùa vụ và có những dao động khó lường. Các nguồn cung cũng luôn có những diễn biến phức tạp trong khi hoạt động sản xuất cần được duy trì liên tục để đảm bảo chất lượng ổn định với chi phí hợp lí, do vậy lượng dự trữ nhất định trong kho giúp doanh nghiệp có thể đối phó được với những thay đổi bất thường của điều kiện kinh doanh phòng ngừa rủi ro và điều hoà sản xuất. - Góp phần giảm chi phí sản xuất, vận chuyển, phân phối: Nhờ có kho nên có thể chủ động tạo ra các lô hàng với quy mô kinh tế trong quá trình sản xuất và phân phối nhờ đó mà giảm chi phí bình quân trên đơn vị. Hơn nữa kho góp phần vào việc tiết kiệm chi phí lưu thông thông qua việc quản lý tốt định mức hao hụt hàng hoá, sử dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. - Hỗ trợ quá trình cung cấp dịch vụ khách hàng của DN thông qua việc đảm bảo hàng hoá sẵn sàng về số lượng, chất lượng và trạng thái lô hàng giao, góp phần giao hàng đúng thời gian và địa điểm. Kho bãi hiện đại thường giữ những chức năng sau: Trường Đại học Thương Mại 6 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 - Gom hàng: Khi hàng hoá nguyên liệu được nhập từ nhiều nguồn nhỏ, lẻ khác nhau thì kho đóng vai trò là điểm tập kết để hợp nhất thành lô hàng lớn, như vậy sẽ có được lợi thế nhờ qui mô khi tiếp tục vận chuyển tới nhà máy thị trường bằng các phương tiện đầy toa/xe/thuyền. Phối hợp hàng hoá: Để đáp ứng tốt đơn hàng gồm nhiều mặt hàng đa dạng của khách hàng, kho bãi có nhiệm vụ tách lô hàng lớn ra, phối hợp và ghép nhiều loại hàng hoá khác nhau thành một đơn hàng hoàn chỉnh, đảm bảo hàng hoá sẵn sàng cho quá trình bán hàng. Sau đó từng đơn hàng sẽ được vận chuyển bằng các phương tiện nhỏ tới khách hàng. Bảo quản và lưu giữ hàng hoá: đảm bảo hàng hoá nguyên vẹn về số lượng, chất lượng trong suốt quá trình tác nghiệp; tận dụng tối đa diện tích và dung tích kho; chăm sóc giữ gìn hàng hoá trong kho Có nhiều loại hình kho bãi được sử dụng linh hoạt để đáp ứng các mục tiêu dự trữ cụ thể: Kho định hướng thị trường: Kho đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thị trường mục tiêu. Kho này có chức năng chủ yếu là dịch vụ khách hàng: tổng hợp các lô hàng và cung ứng thoả mãn các nhu cầu của khách hàng. Về mặt địa lý, kho gần khách hàng để tập trung vận chuyển lô hàng lớn, cự ly dài từ nhà máy kết hợp cung ứng lô hàng nhỏ từ kho cho khách hàng. Kho định hướng nguồn hàng: Kho có vị trí ở các khu vực sản xuất, đáp ứng các yêu cầu cung cấp nguyên liệu, phụ tùng, và các yếu tố đầu vào khác của các nhà sản xuất và do đó chức năng chủ yếu là thu nhận và tập trung vận chuyển, tiếp tục quá trình sản xuất và dự trữ thời vụ. Kho thông thường: Có đặc điểm thiết kế, kiến trúc xây dựng và thiết bị thực hiện quá trình công nghệ trong điều kiện bình thường. Kho đặc biệt: Có đặc điểm thiết kế - kiến trúc xây dựng và thiết bị riêng biệt để bảo quản những hàng hoá đăch biệt do tính chất thương phẩm và yêu cầu của quá trình vận động hàng hoá (kho lạnh, kho động vật sống).  Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa: thực hiện xếp, dỡ hàng và giao nhận hàng hóa với tàu, cung cấp hàng hóa và làm dịch vụ đại lý xếp dỡ hàng hóa, thủ tục bốc xếp lưu kho hàng dời, dịch vụ cung cấp nước ngọt và cung ứng thực phẩm cho tàu biển và thu xếp nơi ăn chốn ở cho các thuyền viên, giám định hàng hải, dịch vụ lên đà sửa chữa tàu..  Dịch vụ bổ trợ khác như: Hoạt động logistics ngược là quá trình thu hồi các phụ phẩm, phế liệu, phế phẩm, các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường phát sinh từ quá trình sản xuất, phân phối và tiêu dùng trở về để tái chế hoặc xử lý bằng các giải pháp phù hợp. Về nguyên tắc, để đạt hiệu quả trong Trường Đại học Thương Mại 7 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 quản trị dòng logistics thuận các công ty cần kết hợp thực hiện các hoạt động logistics ngược này nhằm tiết kiệm chi phí và tạo sự thông suốt cho dòng thuận. Quản lý hệ thống thông tin Logistics(LIS): Hệ thống thông tin Logistics được hiểu là một cấu trúc tương tác giữa con người, thiết bị, các phương pháp và quy trình nhằm cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản trị logistics với mục tiêu lập kế hoạch, thực thi và kiểm soát logistics hiệu quả. LIS giúp nắm vững thông tin về biến động của nhu cầu, thị trường và nguồn cung ứng, giúp cho các nhà quản trị chủ động được kế hoạch mua hàng, giao hàng, dự trữ, thuê dịch vụ vận tải… một cách hợp lí thoả mãn yêu cầu của khách hàng với mức chi phí thấp nhất. LIS góp phần đảm bảo việc sử dụng linh hoạt các nguồn lực logistics, xây dựng chương trình logistics hiệu quả, chỉ rõ thời gian, không gian và phương pháp vận hành các chu kỳ hoạt động trong logistics. 1.5.3 Xu hướng phát triển của dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam và trên thế giới a. Xu hướng phát triển dịch vụ vận tải biển trên thế giới Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá làm cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ hỗ trợ… Thứ nhất, xu hướng ứng dụng CNTT, thương mại điện tử ngày càng phổ biến và sâu rộng hơn trong vận tải biển. Mạng thông tin toàn cầu đã, đang và sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế toàn cầu. Quản trị logistics là một lĩnh vực phức tạp với chi phí lớn nhưng lại là yếu tố chủ đạo, quyết định lợi nhuận của doanh nghiệp trong thương mại điện tử. Một hệ thống logistics hoàn chỉnh, tương thích với các qui trình của thương mại điện tử, đáp ứng được những đòi hỏi của khách hàng trong thời đại CNTT là yếu tố quyết định thành công trong kinh doanh. - Thứ hai, phương pháp quản lý logistics kéo ngày càng phát triển mạnh mẽ và dần thay thế cho phương pháp quản lý logistics đẩy theo truyền thống. Logistics kéo là quá trình sản xuất được dẫn dắt bởi hoạt động trao đổi mua bán trên thực tế hơn là dự đoán mức nhu cầu. Cơ chế” cần kéo”( logistics kéo) chỉ sản xuất những sản phẩn đã được bán hoặc được khách hàng đã đặt mau. Chuỗi cung cấp hậu cần kéo liên kết quá trình kế hoạch hóa sản xuất và quá trình thiết kế với phân phối các sản phầm sản xuất. Trong khi, cơ chế logistics đẩy hạn chế khả năng liên kết giữa các nhà cung cấp, nhà sản xuất và nhà phân phối, thì cơ chế logistics kéo đã đạt được mức thành công cao hơn và tính hiệu quả của quá trình liên kết. - Thứ ba, xu hướng thuê dịch vụ vận tải biển từ các công ty logistics chuyên nghiệp ngày càng phổ biến. Trong lĩnh vực vận tải biển để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách Trường Đại học Thương Mại 8 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 hàng, thì ngày càng có nhiều nhà cung cấp dịch vụ vận tải biển ra đời và cạnh tranh quyết liệt với nhau. Để tối ưu hoá, tăng sức cạnh tranh của các DN, các chủ sở hữu hàng hóa lớn thường tự mình đứng ra tổ chức và thực hiện các hoạt động logistics để đáp ứng nhu cầu của bản thân, thì giờ đây việc đi thuê các dịch vụ ở bên ngoài ngày càng trở nên phổ biến. Do đó các hãng vận tải tàu biển đều đang tích cực nâng cấp và đóng mới đội tàu của mình để đón đầu được xu hướng trên. Cũng chính vì thế, các cảng biển nước sâu có đủ khả năng cho các tàu siêu trọng tải cập bến sẽ chiếm ưu thế cạnh tranh. b. Xu hướng phát triển dịch vụ vận tải biển tại Việt Nam Để vận tải biển có sức cạnh tranh trong tương lai thì từ bây giờ nước ta phải tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đường biển, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu đang gia tăng mạnh mẽ và đồng thời để trở thành phương thức vận tải rẻ, nhanh và tin cậy . Vì vậy xu hướng phát triển vận tải biển Việt Nam như sau: - Về vận tải biển, nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải biển, đáp ứng nhu cầu vận tải biển nội địa, nâng cao thị phần vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu đạt 27-30%, kết hợp chở thuê hàng hóa nước ngoài trên các tuyến vận tải biển xa. Khối lượng do đội tàu Việt Nam đảm nhận khoảng 110-126 triệu tấn vào năm 2015; 215-260 triệu tấn vào năm 2020 và đến năm 2030 tăng gấp 1,5-2 lần sao với năm 2020; số lượng hành khách đạt 5 triệu năm 2015; 9-10 triệu năm 2020 và năm 2030 tăng 1,5 lần so với năm 2020. - Phát triển đội tàu biển Việt Nam theo hướng hiện đại, chú trọng phát triển các loại tàu chuyên dùng (tàu container, hàng rời, dầu...) và tàu trọng tải lớn. Đến năm 2010 có tổng trọng tải 6-6,5 triệu DWT; năm 2015 có tổng trọng tải 8,5-9,5 triệu DWT đến năm 2020 đạt 11,5-13,5 triệu DWT. Từng bước trẻ hóa đội tàu biển Việt Nam đến năm 2020 đạt độ tuổi bình quân 12 năm. - Về công nghiệp tàu thủy, đến năm 2020, phát triển ngành công nghiệp tàu thủy nước ta đạt mức tiên tiến trong khu vực, đóng mới được tàu hàng trọng tải đến 300.000 DWT, các tàu khách, tàu dịch vụ dàu khí, tàu cứu hộ cứu nạn, bảo đảm hàng hải, công trình... - Về định hướng phát triển hệ thống cảng biển trong giai đoạn tới, ngoài việc nâng cấp, đầu tư chiều sâu, phát huy hết công suất, hiệu quả của các cảng hiện hữu, cần tập trung vào việc xây dựng cảng trung chuyển quốc tế, cảng cửa ngõ quốc tế tại các vùng kinh tế trọng điểm, 1 số cảng nước sâu chuyên dụng xếp dỡ container, than quặng và dầu quy mô lớn, trang thiết bị hiện đại.. Trường Đại học Thương Mại 9 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CUNG ỨNG DỊCH VỤ LOGISTICS CỦA CÔNG TY TNHH VẬN TẢI BIỂN NGÔI SAO XANH 2.1 Phƣơng pháp và nguồn dữ liệu nghiên cứu 2.1.1 Nguồn dữ liệu Từ thực hiện phiếu điều tra khảo sát một số vị trí trong công ty. Bên cạnh đó là việc thu thập dữ liệu thứ cấp, quan sát thực tế, phân tích tổng hợp từ các số liệu được phép tiếp cận của công ty và những thông tin mà công ty cho phép tiết lộ kết hợp với việc tham khảo thông tin từ sách báo, tạp chí và mạng Internet … 2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu a. Phương pháp bản hỏi Phương pháp bản hỏi là việc sử dụng lặp đi lặp lại bảng câu hỏi đã được thiết kế cho các đối tượng điều tra để thu thập những thông tin liên quan tới công việc và những thông tin mà người điều tra muốn thu thập. - Mục đích: Thu thập những thông tin thông qua phiếu điều tra về tình hình cung ứng dịch vụ vận tải biển của công ty. Cách thức thực hiện: - Xác định đối tượng điều tra: CBCNV trong công ty. - Xây dựng nội dung phiếu điều tra: Phiếu điều tra là những câu hỏi có nội dung liên quan đến tình hình cung ứng dịch vụ vận tải biển của công ty. Ngoài ra còn có câu hỏi mở để người được hỏi nêu ý kiến đóng góp cá nhân của mình. - Quy mô phiếu điều tra: Phiếu điều tra dành cho dành cho CBCNV là 10 phiếu. - Thu thập phiếu điều tra: Trên cơ sở phiếu điều tra phát ra, tiến hành thu về và đạt kết quả: Thu về 10 phiếu. - Xử lý phiếu điều tra: Tổng hợp kết quả điều tra, tính tỷ lệ phần trăm cho từng đáp án trong mỗi câu và phân tích kết quả. b. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp Để hiểu rõ về hoạt động của công ty trong việc cung ứng dịch vụ logistics thì trong quá trình thực tập tại công ty do thời gian có hạn nên nguồn dữ liệu tôi sử dụng chủ yếu là nguồn dữ liệu thứ cấp đã được tổng hợp thông qua các bản báo tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm, bảng giá cước các dịch vụ…Sử dụng phương pháp này nhằm giúp tôi có thể nắm bắt dược thông tin về các loại dịch vụ chủ yếu. chất lượng nhân viên công ty ,thực Trường Đại học Thương Mại 10 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 trạng của công ty những thành công và hạn chế. Ngoài ra tôi còn tìm đọc các sách báo, các website có liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu. Phương pháp này giúp tôi có cái nhìn tổng quát hơn về tình hình của các công ty cùng kinh doanh dich vụ logistics, xu hướng thế giới hiện nay, quy định hiện hành của Nhà nước… c. Phương pháp quan sát Tôi đã sử dụng phương pháp quan sát tổng thể trực tiếp các hoạt động có liên quan đến cung ứng dịch vụ logistics và ghi chép lại. Sử dụng phương pháp này nhằm thu thập được thông tin từ thực tế về tình trạng hoạt động cung ứng dịch vụ logistics, quy trình thực hiện dịch vụ, thái độ của khách hàng về dịch vụ của công ty , số lượng khách hàng đến yêu cầu dịch vụ của công ty. 2.1.3 Phương pháp phân tích dữ liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh dựa trên số liệu về các chỉ tiêu tài chính của các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Sử dụng phương pháp so sánh, đánh giá một số chỉ tiêu của 3 năm gần đây nhất. Sử dụng phương pháp thống kê, dự báo làm cơ sở đề ra một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty. 2.2 Đánh giá tổng quan về hoạt động cung ứng dịch vụ logistics tại công ty 2.2.1 Giới thiệu về công ty a. Quá trình hình thành và phát triển của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh  Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Vận tải biển Ngôi Sao Xanh  Tên công ty bằng tiếng Anh: Green Star Lines Co., Ltd  Tên viết tắt: GSLINES  Trụ sở chính: 5 Võ thị Sáu – P. Máy tơ – Q. Ngô Quyền – TP. Hải phòng  Email: [email protected]  Website: www.gslines.com.vn Công ty TNHH vận tải biển ngôi sao xanh ( GSLINES ) vinh dự được tập đoàn Công ty Cổ phần Container Việt nam ( Viconship Group ) thuộc Cục Hàng hải Việt nam, lựa chọn là đơn vị thành viên chuyển đổi tên từ Công ty TNHH giao nhận vận chuyển container quốc tế ra đời và hoạt động từ 14.6.2002 chuyên làm tổng đại lý cho các hãng tàu biển nước ngoài... nay nhận trọng trách chính là kinh doanh khai thác vận tải đường biển bằng tàu chuyên dùng container. Trường Đại học Thương Mại 11 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 Công ty chính thức đi vào hoạt động từ 1.10.2007 theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: 0204000003 của Sở kế hoạch đầu tư Thành phố Hải phòng. Sự chuyển đổi này không chỉ đánh dấu một bước ngoặt trên con đường phát triển của công ty mà còn là bước chuyển mình mới của tập đoàn Viconship và ngành Hàng hải Việt nam có một công ty có Đội tàu container chuyên dùng. Thể hiện quyết tâm của tập đoàn Viconship đưa công ty hòa nhập với thị trường khu vực và trên thế giới. Sản phẩm chính của GSLINES là dịch vụ vận tải biển trong và ngoài nước. Công ty cũng là DN áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 và áp dụng Giải pháp phần mềm tích hợp DN (ERP) trong hoạt động dịch vụ vận tải biển. Công ty có gần 30% vốn Nhà nước. Các cổ đông chính của công ty: Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam( cổ đông vốn Nhà nước), các thành viên hội đồng quản trị, các cổ đông là CBCNV công ty, các cổ đông của một số hãng tàu, các cơ quan, đơn vị có liên quan, các cổ đông khác... b. Cơ cấu tổ chức của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh Cơ cấu tổ chức của công ty luôn được xem xét điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thị trường, tuân thủ đúng luật định tạo điều kiện cho các chi nhánh tăng cường tính chủ động, phối hợp trong việc tổ chức các hoạt động tại chi nhánh, tăng cường bổ sung nhân lực, đảm bảo thỏa mãn các yêu cầu của chủ tàu, khách hàng. Đặc điểm cơ bản của cơ cấu tổ chức của GSLINES là giảm đốc là người trực tiếp tổ chức, quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh hàng ngày của công ty tham mưu cho Chủ sở hữu về đường lối chiến lược kinh doanh của công ty. Các phó giám đốc, phòng ban chỉ làm theo mệnh lệnh của giám đốc trực tiếp. Để hiểu rõ về cơ cấu tổ chức của công ty, ta có sơ đồ sau: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC GSLINES Hinh 2.1: Sơ đồ tổ chức của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh Trường Đại học Thương Mại 12 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 Với những đặc điểm đó, cơ cấu này có ưu điểm là: - Có sự chuyên môn hoá sâu sắc hơn, cho phép các thành viên tập trung vào chuyên môn của họ hơn. Tạo điều kiện tuyển dụng được các nhân viên với các kỹ năng phù hợp với từng bộ phận chức năng. Nhưng bên cạnh đó cũng có những nhược điểm: - Nó đòi hỏi người lãnh đạo phải có kiến thức toàn diện, tổng hợp để có thể đưa ra những quyết định đúng đắn về đường lối, chiến lược phát triển của công ty. - Không có hiệu quả trong các công ty có quy mô lớn. Khi hoạt động của công ty tăng về qui mô, số lượng sản phẩm tăng thì sự tập trung của người quản lý đối với lĩnh vực chuyên môn của họ sẽ bị dàn mỏng, do đó sẽ làm giảm mối quan tâm tới các phân đoạn sản phẩm cụ thể và nhóm khách hàng của từng sản phẩm. c. Nguồn lực của công ty Sau gần 10 năm hoạt động, bằng sự nỗ lực phấn đấu của CBCNV, đường lối phát triển đúng đắn cùng với sự lãnh đạo của Ban giám đốc công ty, làm cho công ty ngày càng lớn mạnh, với mạng lưới kinh doanh gồm nhiều lĩnh vực ngành nghề, nhiều mặt hàng, đội ngũ tàu vận tải đủ khả năng vận tải tuyến quốc tế. Hiện tại công ty đang quản lý và sử dụng đội ngũ nhân lực đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường. Công ty có 300 CBCNV trong đó số nhân lực có trình độ đại học trở lên là 200 người. Số nhân lực tốt nghiệp khối kinh tế và quản trị kinh doanh là 150 người trong đó tốt nghiệp chuyên ngành kế toán( 20 người), thương mại quốc tế( 10 người), marketing ( 25 người) , quản trị doanh nghiệp( 20 người), thương mại điện tử( 5 người), Kinh tế( 40 người)các chuyên ngành khác( 30 người) qua đó thấy được lực lượng CBCNV có trình độ là cao, có kiến thức chuyên môn cơ bản. Trong đó công ty còn có đội ngũ lái xe khoảng 50 người chia làm nhiều tổ lái xe riêng. Công ty luôn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp cụ của CBCNV trong công ty như đưa cán bộ đi học các lớp nghiệp vụ ngắn ngày: Marketing, kế toán, giao nhận, thanh toán quốc tế, chứng từ, loigictics… d. Chức năng, nhiệm vụ của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh  Chức năng: GSLINES là công ty có chức năng dịch vụ về vận chuyển, giao nhận, XNK hàng hóa, đại lý ….cho các công ty trong nước và nước ngoài. Theo điều lệ, công ty thực hiện các chức năng sau: Trường Đại học Thương Mại 13 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 - Công ty luôn cung cấp các dịch vụ giao nhận hàng không, giao nhận đường biển, dịch vụ đóng gói, thanh lý hải quan, dịch vụ vận chuyển bằng xe tải, sà lan đến các nơi trên lãnh thổ Việt Nam và quốc tế. - Nhận ủy thác XNK hoặc kinh doanh XNK trực tiếp hàng hóa. Công ty thay mặt cho những người thuê tàu và chủ tàu, tổ chức kí kết các hợp đồng thuê tàu theo thời gian hoặc theo chuyến. Công ty còn tổ chức sản xuất phụ tùng các loại máy móc thiết bị và phương tiện vận tải.  Nhiệm vụ: Với các chức năng trên GSLINES phải thực hiện những nhiệm vụ sau: - Khai thác vận tải biển bằng tàu container trên các tuyến nội địa trong nước và các tuyến ngoài nước. Cung cấp mọi dịch vụ vận tải cần thiết để lưu thông hàng hóa giữa Việt Nam và mọi nơi trên thế giới bằng cả đường bộ, đường biển và đường sắt. - Mua sắm, xây dựng, bổ sung và thường xuyên cải tiến, hoàn thiện, nâng cấp các phương tiện cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty. - Nghiên cứu tình hình thị trường để ra các biện pháp thích hợp để thu hút khách hàng nhằm củng cố và nâng cao uy tín của công ty trên thị trường trong nước và quốc tế. - Thực hiện chế độ báo cáo hàng kỳ về kết quả kinh doanh với cơ quan cấp trên và với Tổng Công ty. e. Ngành nghề kinh doanh của công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh GSLINES được Phòng Đăng ký kinh doanh TP Hải Phòng cấp giấy chứng nhận kinh doanh số 0204000003, cấp ngày 14/06/2002 bao gồm các lĩnh vực chính sau đây: - Đại lý ủy thác, quản lý container, giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu. - Tổ chức khai thác liên hiệp vận chuyển container hàng XNK, hàng hóa quá cảnh bằng các phương tiện. - Kinh doanh kho bãi chứa hàng và hàng công trình. - Kinh doanh hàng XNK, nhận ủy thác XNK hàng hóa. - Kinh doanh xăng dầu, vật tư, phụ tùng, phương tiện vận tải thủy bộ, máy sản xuất công nghiệp, máy nông nghiệp, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng. - Dịch vụ thương mại, sản xuất phụ tùng máy móc thiết bị và phương tiện vận tải . - Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương. - Vận tải hàng hóa đường thủy nội địa. Trường Đại học Thương Mại 14 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 f. Cơ sở vật chất kỹ thuật của công ty  Cầu cảng Green Port có tổng chiều dài cầu tầu là 320m (gồm cả cầu tàu số 1 và 2) với độ sâu mớn nước tại cầu tàu là 7,8 m.  Kho – bãi: Bảng 2.1 Hệ thống kho bãi của GSLINES Kho bãi Khu vực Chùa Vẽ Khu vực Đình Vũ Đã Nẵng Kho An Hải Đông Bãi container Hải Sơn Văn phòng Hải Sơn Hồ Chí Minh Kho số 1 Kho số 2 Cảng container số 1 Cảng container số 2 Diện tích( m2) 30.000 30.000 Công suất( TEU) 2.000 2.152 950 14.500 41 750 6000 1.500 12.100 7.500 600 350 Ghi chú 2 làn cổng Thuê ở Sông Than Thuê ở Thủ Đức Thuê ở Cát Lai Thuê ở Thủ Đức Nguồn: Công ty TNHH Vận tải biển Ngôi sao xanh 2.2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm 2007, 2008, 2009 Với tình hình kinh tế có nhiều biến động hiện nay như lạm phát tăng, giá cả nhiên liệu, vật tư phụ tùng tăng làm cho chi phí sản xuất tăng cùng với thị trường vận tải biển không ổn định, giá cước dịch vụ đại lý giảm…Song công ty đã bám sát tình hình, đề ra các quyết định phủ hợp, kịp thời về: Đầu tư, đảm bảo đủ cơ sở hạ tầng, bổ sung trang thiết bị kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh doanh, tìm mọi biện pháp từng bước nâng cao hiệu quả quản trị các hoạt động, quản trị tài chính để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Vì vậy doanh thu của công ty vẫn tăng cao là do sự tích cực đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng, thiết bị, lựa chon quy mô phù hợp. Công ty quản lý tốt các chi phí sản xuất, vật tư nhiên liệu, điện nước, chi phí hành chính. Có thể nói trong 3 năm gần đây đã đánh dấu bước phát triển cao của GSLINES với những kết quả đã đạt được rất đáng khích lệ, thắng lợi trên nhiều mặt : Công ty phát triển với tốc độ cao về quy mô, chất lượng dịch vụ được cải thiện, thu nhập của CBCNV tăng lên qua từng năm, khoản nộp cho ngân sách Nhà nước tăng đều. Nhìn vào bảng 2.2 ta thấy doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng liên tục trong 3 năm gần đây cụ thể là năm 2008 tăng 71.3% so với năm 2007. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 giảm 10.05% so với năm 2007. Doanh thu về bán hàng và cung cấp dịch vụ thực hiện năm 2009 tăng 47.82% so với năm 2008. Lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng 75.46% so với năm 2007. Trường Đại học Thương Mại 15 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 Từ số liệu của năm 2009 ta thấy rằng doanh thu và các dịch vụ khác của công ty vẫn hoạt động rất hiệu quả vẫn đạt được những kết quả rất đáng khích lệ, tuy nhiên tỷ suất lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần 2009 có tăng nhưng ko nhiều là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nguồn hàng không ổn định, các yếu tố chi phí sản xuất liên tục tăng cao. Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của GSLINES( 2007- 2009) Đơn vị: 1000VNĐ Năm 2008 Năm 2009 18.021.383 30.885.946 45.659.941 Tỷ lệ % Năm 2009/2008 + 47.83 15.182.172 27.587.626 908.157 1.044.254 25.557 1.113.250 1.530 1.532.077 2.671.522 2.403.061 1.921.544 1.730.203 749.978 672.857 10.66 5.6 4.583 4.928 40.123.563 2.063.372 994.354 528.046 4.216.474 3.048.837 1.167.636 6.67 5.800 + 45.44 + 97.6 - 10.7 - 65.53 + 75.54 + 76.21 + 73.53 + 19.1 + 17.7 TT Chỉ tiêu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Năm 2007 Doanh thu bán hàng và cung ứng dịch vụ Giá vốn hàng bán Chi phí quản lý Chi phí tài chính Chi phí khác Lợi nhuận trƣớc thuế Lợi nhuận sau thuận Nộp ngân sách Nhà nƣớc Tỷ suất lợi nhuận( %) Thu nhập bình quân ( triệu đồng/ ngƣời) Nguồn: Phòng Tài chính- Tổng hợp của GSLINES 2.2.3 Thị trường Cùng với sự phát triển của đất nước và thế giới công ty đang từng bước đổi mới ngày càng mở rộng phạm vi thị trường logistics , để phát triển phục vụ tốt cho nhu cầu logistics trong nước và vươn ra thị trường quốc tế nhằm đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu của khách hàng. Hiện nay công ty đang quản lý và khai thác các đội xe vận tải container chuyên dùng, hoạt động trên các tuyến đường bộ. Tính đến thời điểm hiện tại, trên cả ba miền: Bắc, Trung, Nam phục vụ tốt cho thị trường trong nước. Ngoài ra công ty đang làm tổng đại lý cho các hãng tàu lớn của thế giới như: MSC (Thuỵ Sỹ), TS Lines (Đài Loan) … và có quan hệ hợp đồng với hầu hết tất cả các hãng tàu khác có mặt tại Việt Nam. Thị trường logistics của công ty chủ yếu là nội địa còn trên thị trường quốc tế chủ yếu chỉ làm nhiệm vụ trung chuyển các hàng hóa đến các cảng lớn trong khu vực như Singapore, Malaysia, Hồng Kông, Hàn Quốc, Thái Lan sau đó đưa lên tàu lớn đi các châu lục khác. Ngay cả những mặt hàng xuất khẩu với khối lượng lớn như dầu thô, than, gạo… công ty cũng rất khó len chân, phần vì không có tàu chuyên dụng, phần do năng lực đàm phán để giữ nguồn hàng còn kém. Trường Đại học Thương Mại 16 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 Khu vực các nước ASEAN là thị trường khá quen thuộc với Việt Nam, lại có lợi thế về khoảng cách địa lý, các điều kiện về văn hóa, xã hội, pháp luật tương đối tương đồng nên công ty đã khai thác rất tốt mảng thị trường này. Thực tế cho thấy để có thể vươn ra các thị trường châu Mỹ và châu Âu, dịch vụ logistics của công ty cần có những con tàu có trọng tải lớn có chất lượng, nhưng muốn đầu tư đội tàu thì các công ty phải căn cứ vào nguồn hàng mà mình kiếm được. Đội tàu - nguồn hàng là hai vấn đề mang tính sống còn của công ty hiện nay. Vì vậy công ty luôn bám sát thị trường, việc công ty cho thuê tàu theo chuyến thay vì cho thuê định hạn thể hiện sự tự tin của công ty trong khả năng tìm kiếm khách hàng và phối hợp vận chuyển hàng hóa để sử dụng một cách hiệu quả nhất con tàu. Phương châm hoạt động của công ty là " Luôn nỗ lực hết mình để giải quyết mọi vấn đề liên quan đến việc vận chuyển hàng hoá của khách hàng". 2.2.4 Đối thủ cạnh tranh Với sự phát triển mạnh mẽ của vận tải và giao thương quốc tế, dịch vụ logistics ngày nay trở thành một ngành công nghiệp và trở thành một ngành kinh tế quan trọng tại Việt Nam, đóng góp tới 15% GDP cả nước. Một mặt do đòi hỏi cấp thiết của việc giao nhận hàng hóa XNK, mặt khác do kinh doanh dịch vụ logistics đem lại lợi nhuận rất cao nên hàng loạt các tổ chức trong và ngoài nước đang đổ xô vào kinh doanh dịch vụ này, làm cho thị trường vận tải biển trở nên cạnh tranh gay gắt. Hiện nay ở Việt Nam có đến khoảng 800-900 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực logistics. Trong bối cảnh hiện nay để có thể tồn tại và phát triển, công ty phải nhìn nhận đánh giá lại các đối thủ cạnh tranh để nắm bắt những điểm mạnh, điểm yếu của họ nhằm rút kinh nghiệm và học hỏi, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh thích hợp. Một đối thủ được coi là mạnh dẫn đầu trên thị trường kinh doanh dịch vụ logistics là Công Ty Vận tải biển Việt Nam (VOSCO) với doanh thu vận tải hàng năm lên đến gàn 3000 tỷ đồng chiếm 29% thị phần(theo doanh thu). Hoạt động kinh doanh chính của VOSCO là vận tải biển. VOSCO không chỉ là chủ tàu, quản lý và khai thác tàu mà còn tham gia vào các hoạt động thuê tàu, đại lý, giao nhận, mua bán tàu, liên doanh, liên kết….VOSCO cung cấp lực lượng thuyền viên đủ năng lực và kinh nghiệm cho các chủ tàu trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, VOSCO cũng thực hiện sửa chữa tàu tại các khu vực có cảng biển quốc tế lớn của Việt Nam và nước ngoài. Đội ngũ cán bộ, thuyền viên, công nhân sửa chữa của VOSCO có đầy đủ năng lực để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng trong nước và quốc tế. Kế đến là công ty cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart), với 18 tàu chở hàng và tổng trọng tải khoảng 300.000 tấn. Trong năm 2009, công ty này đạt doanh thu 1.283tỷ đồng. Ngoài ra trên thị trường là rất nhiều công ty tư nhân, thực sự cũng trở thành mối đe dọa của công ty docác công ty này rất linh hoạt, bộ máy tổ chức gọn nhẹ, phương thức hoạt động mềm dẻo không bị ràng buộc bởi Trường Đại học Thương Mại 17 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 các quy định về tài chính của Nhà nước, đặc biệt là nhiều cán bộ chủ chốt lại là những người trưởng thành từ những công ty kinh doanh logistics lâu năm nên họ kế thừa được những kinh nghiệm và những mối quan hệ được thiết lập từ trước. Từ những phân tích trên có thể thấy công ty đang phải đối đầu với nhiều dối thủ cạnh tranh mạnh trên thị trường. Tuy đến nay, chi chiếm thị phần rất nhỏ trong cung ứng dịch vụ vận tải biển nhưng công ty vẫn được xếp là một trong những công ty lớn có uy tín và thứ hạng cao trong lĩnh vực này của Việt Nam. 2.3 Kết quả phân tích hoạt động cung ứng dịch vụ vận tải biển của công ty 2.3.1 Dịch vụ vận tải biển của công ty Có thể nói, dịch vụ vận tải biển một phần quan trọng nhất trong chuỗi giá trị logistics, mặc dù dịch vụ nhà kho mang lại doanh thu cao nhưng tỷ suất lợi nhuận gộp của dịch vụ này khá thấp. Vì vậy công ty đã có chiến lược phát triển dịch vụ vận chuyển đường biển để hoàn thiện chuỗi giá trị. Sản phẩm chính của GSLINES là doanh thu dịch vụ vận tải biển trên các tuyến nội địa trong và các tuyến ngoài nước. Công ty cũng là DN áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 : 2000 và áp dụng Giải pháp phần mềm tích hợp DN (ERP) trong hoạt động dịch vụ vận tải biển. GSLINES quản lý hoạt động của cảng Green Port - một trong những cảng biển lớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty. Trong khu vực, Cảng Green Port có diện tích và trọng tải tiếp nhận chỉ đứng sau Cảng Hải Phòng. Hiện nay công ty đã có các tuyến dịch vụ vận tải biển cả trong nước và nước ngoài đang hoạt động rất hiệu quả đó là: - Hồ Chí Minh - Singapore - Hồ Chí Minh - Hải Phòng - Hồng Kông - Hải Phòng - Hải Phòng - Hồ Chí Minh - Hải Phòng Công ty đang xem xét mở rộng tuyến Phnompenh/LCH/Bangkok khi thị trường vận tải biển phục hồi trong năm 2010. Việc đưa tầu Green star 01 vào chạy tuyến Feeder Hải phòng - Đông Bắc Á đã mở ra hướng phát triển mới đối với các hoạt động kinh doanh của công ty , nó sẽ thực sự là cú “ hích ” trong việc tạo ra các dây chuyền cung cấp các dịch vụ khép kín (Supply chain ) để thúc đẩy các hoạt động về khai thác cảng biển , đại lý giao nhận , vận tải nội địa … hỗ trợ nhau cùng phát triển , đồng thời nâng cao năng lực của công ty trong việc phục vụ khách hàng. Cuối tháng 8/2009, công ty đã mua một tàu chở container trọng tải 338 TEU (tương đương 5.946 DWT) với giá 2.8 triệu USD, chỉ bằng nửa giá trong năm 2008. Con tàu đang được khai thác trên tuyến Hải Phòng- Hồng Kông từ cuối tháng 9/2009. Hiện tại , Công ty đang xúc tiến việc mua tàu container thứ 2 với sức chở 600-700 TEU để mở rộng dịch vụ vận tải tuyến Đông Nam Á và vận tải ven biển đáp ứng nhu cầu nội địa. Trong Trường Đại học Thương Mại 18 Chuyên đề tốt nghiệp Nguyễn Thị Nhật- K42A5 thời gian tới, công ty có kế hoạch tìm mua thêm 1 tàu container có các thông số kỹ thuật cơ bản tương tự tàu với giá khoảng 3 triệu USD. Theo báo cáo năm 2009 thì khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu giảm dần vào quý IV. Do ảnh hưởng của nhập siêu 6 tháng đầu năm, có nhiều thời điểm hàng hóa tại cảng bị ùn tắc, nhất là container lạnh, có lúc thiếu bãi xếp chứa container. Sản lượng vận tải năm 2009 của các hãng tàu MSC, TSL tăng, nhất là hàng nhập, Cảng Green port tiếp nhận thêm một số hãng tàu mới. Hiện nay thị trường tuyến Hải Phòng/Hồng Kông, lượng hàng xuất tại Hải Phòng đi Hồng Kông thấp dẫn đến cạnh tranh khốc liệt vì vậy công ty đã có những chính sách để hoạt động hòa vốn đó là tăng giá cước, giảm tối thiểu các chi phí… Dịch vụ vận tải biển đã và đang có những bước tiến vượt bậc, công ty đã không ngừng đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, mở rộng đầu tư tàu phục vụ cho quá trình vận tải biển mặc dù vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn. 2.3.2 Dịch vụ hỗ trợ quá trình vận tải biển của công ty Các nước thành viên WTO rất quan tâm đến việc tự do hóa thị trường dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải biển và các dịch vụ hỗ trợ quá trình vận tải biển như dịch vụ kho bãi container, dich vụ xếp dỡ container, dịch vụ thông quan. Vì vậy công ty cung cấp dịch vụ kho bãi và đóng hàng xuất nhập theo yêu cầu của tất cả các khách hàng trong và ngoài nước. Dịch vụ của công ty gồm sắp xếp và đóng rút hàng vào ra cho các loại Container, kể cả Container khung và Container phằng. Đảm bảo an toàn cho hàng hoá với nhiều chủng loại khác nhau công ty có dịch vụ cung cấp nước ngọt và cung ứng thực phẩm cho tàu biển và thu xếp nơi ăn chốn ở cho các thuyền viên, giám định hàng hải, dịch vụ lên đà sửa chữa tàu... Một đặc điểm nổi bật là công ty có đội tàu và container của riêng mình phục vụ cho dịch vụ vận tải biển. Với dây chuyền đóng gói và bốc dỡ hàng hoá hiện đại, cách thức quản lý chuyên nghiệp, địa thế an toàn, bến bãi container rộng rãi đã được chính phủ Việt Nam cấp giấy phép thông quan ... Công ty quản lý hàng container cho hầu hết các hãng tàu chính hoạt động tại Việt Nam. Với nhiều năm kinh nghiệm trong dịch vụ khai thác kho bãi, công ty đảm nhận việc đóng và lưu kho tất cả các loại hàng container, sắt thép, thiết bị hóa chất và xăng dầu, chuyên chở những thiết bị này từ từ tàu đến kho chứa và ngược lại.. Bảng 2.3 Sản lượng giá trị dịch vụ qua các năm TT Chỉ tiêu sản lƣợng Đơn vị Thực hiện Năm 2007 Thực hiện Năm 2008 Thực hiện Năm 2009 1 Bốc xếp cảng biển về container TEU 176.576 215.000 319.000 2 Vận tải ô tô TKm 17.035.568 21.631.594 28.106.000 3 Bốc xếp cơ giới TEU 450.600 468.000 477.500 4 Đại lý container TEU 24.762 32.730 83.156 Trường Đại học Thương Mại 19 Chuyên đề tốt nghiệp 5 6 Nguyễn Thị Nhật- K42A5 Đóng rút hàng trong container Khai thác kho bãi Số lượt tàu đến cảng TEU TEU Chuyến 20.180 456.600 336 27.068 512.200 338 31.130 560.230 358 Nguồn:Phòng Tài chính- Tổng hợp của GSLINES Gần đây, Công ty đã mở rộng nhà kho ở Đà Nẵng và Hồ Chí Minh. Công ty vừa nhận lời mời xây dựng một nhà kho ở cảng Thị Nại, Bình Định và một trung tâm logistics 16ha ở cảng Hiệp Phước, Hồ Chí Minh.Với hệ thống kho bãi rộng 30.000 m2 ở cảng container Chùa Vẽ Hải Phòng, công ty sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng về lưu kho, vận chuyển và phân phối hàng hóa thông qua hệ thống vận tải toàn quốc. Việc sử dụng các loại xe chuyên dụng cùng đội ngũ lái xe tay nghề cao đã tạo cho công ty một uy tín vững chắc. Nhìn vào bảng số liệu dưới đây thì sản lượng các dịch vụ bốc xếp dỡ container năm 2009 đã vượt 48% so với năm 2008, năm 2008 vượt 22.1% so với năm 2007, số lượt tàu đến cảng tăng mạnh năm 2009/ 2008 tăng 20 chuyến cao hơn rất nhiều so với năm 2008/ 2007 chỉ tăng 2 chuyến. Qua đó thấy được sản lượng của dịch vụ này tăng rất nhanh chóng trong 3 năm gần đây. 2.3.3 Khách hàng Qua 5 phiếu điều tra khảo sát dành cho nhân viên, cho thấy hoạt động cung ứng dịch vụ của công ty khá tốt mặc dù chất lượng dịch vụ của công ty so với các dịch vụ cùng loại ngoài thị trường đều như nhau. Qua tổng hợp số liệu điều tra khảo sát: Đánh giá mức độ quan tâm của khách hàng qua các tiêu chí như giá cả, chất lượng dịch vụ, thời gian giao hàng, dịch vụ khách hàng (bao gồm trước và sau bán) thì tiêu chí chất lượng sản phẩm được quan tâm nhất với giá trị trung bình độ quan trọng là 3.8 và tiêu chí giá cả sản phẩm được tâm kém nhất với giá trị trung bình độ quan trọng là 1.8. Mức độ khách hàng phàn nàn về sản phẩm sau khi sử dụng được cho là rất ít. Và những vấn đề khách hàng phàn nàn thường là dịch vụ khách hàng (với 4/5 phiếu) và chủng loại sản phẩm (với 1/5 phiếu). Để đẩy mạnh hoạt động kinh doanh, công ty đã đào tạo cho nhân viên kỹ năng bán hàng và có những hình thức đãi ngộ nhất định để phát huy được tinh thần làm việc, từ đó có thể thu hút được khách hàng, Bảng 2.4 Bảng mức độ quan tâm của khách hàng tới các tiêu chí trong khi mua TT Các chỉ tiêu Số phiếu 1 2 Giá cả Chất lượng 5 5 Trường Đại học Thương Mại Mức độ quan trọng Giá trị trung bình của thứ Thứ tự độ quan trọng tự độ quan trọng 3 2 3.8 1 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan