Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Quảng Bình

.PDF
68
240
143

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ NGUYỄN THỊ THANH NGA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH _______________ NGUYỄN THỊ THANH NGA NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH QUẢNG BÌNH LUẬN VĂN THẠC SỸ CHÍNH SÁCH CÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều đƣợc dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trƣờng Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2014 Tác giả Nguyễn Thị Thanh Nga ii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chƣơng trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tâm truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Tiếp theo, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy Đinh Công Khải đã hƣớng dẫn, tƣ vấn, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi đã lƣu giữ những kỷ niệm vui tƣơi giữa thầy với nhóm chính sách chúng tôi. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến thầy Vũ Thành Tự Anh, thầy Huỳnh Thế Du, thầy Phan Chánh Dƣỡng và thầy Đỗ Thiên Anh Tuấn đã nhiệt tình dành cho tôi những cuộc trao đổi ngắn nhƣng rất thú vị về đề tài tôi thực hiện. Tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn thầy Trần Thanh Phong, thầy Trần Thanh Thái và anh Trƣơng Minh Hòa đã luôn ân cần, tận tụy với học viên và giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc hoàn thiện luận văn. Tôi cũng xin cảm ơn các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và bạn bè đã hợp tác chia sẻ thông tin và kinh nghiệm giúp tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã sát cánh bên tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này. Và cuối cùng, gia đình lớn MPP5 và gia đình nhỏ 111 là những điều tốt đẹp tôi nhận đƣợc trong 2 năm qua, xin cảm ơn cả nhà! iii TÓM TẮT Quảng Bình có lợi thế đặc biệt về tài nguyên du lịch động và nhiều tiềm năng để phát triển du lịch toàn diện. Liên hệ với Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, Quảng Bình không hề thua kém về tài nguyên du lịch nhƣng kết quả du lịch giai đoạn 2008 - 2012 của Quảng Bình yếu thế hơn. UBND tỉnh Quảng Bình xác định mục tiêu là “phát triển dịch vụ du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh” nhƣng đóng góp của du lịch Quảng Bình vào ngân sách rất khiêm tốn. Các vấn đề trên đặt ra câu hỏi: (1) Cụm ngành du lịch Quảng Bình có tính cạnh tranh nhƣ thế nào? (2) Làm thế nào để gia tăng tính cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình? Đề tài đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định tính, dựa trên mô hình kim cƣơng và lý thuyết cụm ngành của Michael Porter. Kết quả phân tích cho thấy năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình còn yếu, các nhân tố cấu thành 4 mặt mô hình Kim cƣơng đều gặp trục trặc. Nguyên nhân cơ bản là: (1) Nền tảng tri thức chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của cụm ngành; (2) Nguồn vốn đầu tƣ quá thấp, khó đảm bảo cho sự mở rộng quy mô, nâng cấp chất lƣợng và triển khai các chiến lƣợc du lịch; (3) Chính quyền địa phƣơng chƣa phát huy tối đa vai trò trong việc hỗ trợ cụm ngành. Trƣớc kết quả trên, chính quyền phải tìm cách vừa hỗ trợ tối đa các đối tƣợng tham gia cụm ngành cải thiện bốn yếu tố trong mô hình Kim cƣơng vừa cải thiện năng lực quản lý du lịch. Về điều kiện nhân tố sản xuất: (1) Tập trung tu sửa, nâng cấp những công trình thiết yếu phục vụ loại hình du lịch thế mạnh của tỉnh; (2) Yêu cầu mở mã ngành đào tạo du lịch; (3) Thiết lập các dự án hấp dẫn và mời gọi các nhà đầu tƣ tiềm lực. Về bối cảnh chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp cùng các ngành hỗ trợ và liên quan: (1) Gia tăng năng lực và sự cạnh tranh của các đơn vị hoạt động du lịch bằng cách thúc đẩy sự hình thành của một số doanh nghiệp đầu ngành dẫn dắt các doanh nghiệp khác; (2) Gia tăng sự liên kết lẫn nhau giữa các đơn vị kinh doanh du lịch, sao cho sự hợp tác đem lại lợi ích cho các bên mà không xâm lấn thị trƣờng hay quyền lợi của bất cứ bên nào; (3) Hỗ trợ hệ thống doanh nghiệp lữ hành và hƣớng dẫn viên du lịch nâng cao năng lực. Thực hiện những giải pháp này đồng thời chính quyền đã nâng cao năng lực và vai trò trong hỗ trợ cụm ngành. iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................ ii TÓM TẮT .............................................................................................................................iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ .................................................................vii DANH MỤC PHỤ LỤC ....................................................................................................... ix CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU .................................................................................................... 1 1.1. Bối cảnh nghiên cứu ....................................................................................................... 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................................... 4 1.3. Câu hỏi nghiên cứu ......................................................................................................... 4 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .................................................................................. 4 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................................................ 5 1.6. Nguồn thông tin .............................................................................................................. 5 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu ................................................................................................. 5 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................................................................................... 6 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh .................................................................................... 6 2.2. Lý thuyết về cụm ngành.................................................................................................. 9 CHƢƠNG 3. PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CỤM NGÀNH DU LỊCH QUẢNG BÌNH .................................................................................................................... 11 3.1. Các điều kiện về nhân tố sản xuất................................................................................. 11 3.1.1. Nguồn tài sản vật chất ................................................................................................ 11 3.1.2. Cơ sở hạ tầng ............................................................................................................. 16 3.1.3. Nguồn kiến thức và nhân lực ..................................................................................... 18 3.1.4. Nguồn vốn.................................................................................................................. 20 v 3.2. Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan ........................................................... 22 3.3. Bối cảnh chiến lƣợc cạnh tranh của doanh nghiệp ....................................................... 26 3.4. Các điều kiện về cầu ..................................................................................................... 27 3.5. Vai trò của chính quyền địa phƣơng ............................................................................. 29 3.6. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Quảng Bình.................. 31 CHƢƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ................................................................ 35 4.1. Kết luận ......................................................................................................................... 35 4.2. Khuyến nghị .................................................................................................................. 35 4.3. Hạn chế của đề tài ......................................................................................................... 38 Trong quá trình phân tích tác giả chƣa đặt du lịch Quảng Bình trong tổng thể du lịch Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng để thấy tính tƣơng hỗ giữa các cụm ngành lân cận trong hoạt động du lịch. Thêm vào đó, việc so sánh hoạt động du lịch giữa các địa phƣơng nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết của việc Quảng Bình cần học tập kinh nghiệm du lịch từ Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng đã hạn chế sự chi tiết khi phân tích một số yếu tố của mô hình kim cƣơng. ............................................................................................................................................. 38 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 39 PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 41 vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp TT Huế Thừa Thiên Huế ĐN Đà Nẵng QB Quảng Bình DL Du lịch UBND Ủy ban nhân dân CTCPTĐ Công ty cổ phần tập đoàn Sở VH – TT – DL Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch Sở KH&ĐT Sở Kế hoạch và Đầu tƣ Sở XD Sở Xây dựng Sở KHCN Sở Khoa học Công nghệ Sở GTVT Sở Giao thông vận tải vii DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1: Mô hình kim cƣơng của M. Porter ....................................................................... 8 Sơ đồ 3.1: Mô hình kim cƣơng đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình ...................................................................................................................................... 31 Sơ đồ 3.2: Cụm ngành du lịch Quảng Bình ......................................................................... 32 HÌNH Hình 1-1: Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 .............................................................................................................. 2 Hình 1-2: Tình hình khách du lịch và tốc độ tăng trƣởng khách du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 ............................................................................................ 3 Hình 1-3: Tình hình doanh thu du lịch và tốc độ tăng trƣởng doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 ......................................................................... 3 Hình 3-1: Cơ sở hạ tầng giao thông đƣờng bộ của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng năm 2011.............................................................................................................................. 17 Hình 3-2: Đánh giá cơ sở hạ tầng tỉnh Quảng Bình của khách du lịch ............................... 18 Hình 3-3: Vốn đầu tƣ phát triển của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012 ......................................................................................................................... 20 Hình 3-4: Tỷ trọng vốn đầu tƣ theo các nguồn của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009-2012 ............................................................................................................ 21 Hình 3-5: Đánh giá khách sạn của du khách tại Quảng Bình .............................................. 23 Hình 3-6: Kết quả khảo sát nhà hàng, quán ăn từ du khách tại Quảng Bình ....................... 25 Hình 3-7: Kết quả khảo sát thông tin du lịch từ khách du lịch tại Quảng Bình................... 25 Hình 3-8: Tổng hợp kết quả doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Quảng Bình .................. 27 Hình 3-9: Tổng hợp mục đích hành trình du khách tại Quảng Bình ................................... 28 Hình 3-10: Tổng hợp đánh giá dịch vụ du lịch tại Quảng Bình .......................................... 28 Hình 3-11: Chi ngân sách nhà nƣớc cho sự nghiệp phát triển du lịch Quảng Bình giai đoạn 2011 - 2013 .......................................................................................................................... 30 Hình 3-12: Chỉ số PCI Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2007-2013 ...... 30 viii BẢNG Bảng 1-1: Bảng tổng hợp số liệu tình hình du lịch Quảng Bình 2007-2013 ......................... 4 Bảng 3-1: Tóm lƣợc tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Bình 2009 – 2012 ..... 20 Bảng 3-2: Tổng hợp hiện trạng cơ sở lƣu trú Quảng Bình giai đoạn 2009 - 2012 .............. 22 Bảng 3-3: Bảng phân loại khách sạn tại Quảng Bình năm 2012 ......................................... 23 Bảng 3-4: Tổng hợp đào tạo lao động theo địa phƣơng giai đoạn 2009-2013 .................... 26 Bảng 3-5: Tổng hợp tình hình gia nhập thị trƣờng theo địa phƣơng 2009-2013 ................. 26 Bảng 3-6: Tổng hợp lƣợt khách đến Quảng Binh giai đoạn 2009-2012 .............................. 29 ix DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 ............................................................................................................ 41 Phụ lục 2:Tình hình khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2008-2012 ................................................................................................... 42 Phụ lục 3: Mối quan hệ giữa câu hỏi của phiếu điều tra với khung phân tích và kết quả phỏng vấn ............................................................................................................................. 43 Phụ lục 4: Tình hình lao động trong ngành du lịch Quảng Bình 2009 – 2012 .................... 46 Phụ lục 5: Vốn đầu tƣ phát triển của Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng giai đoạn 2009 – 2012 ......................................................................................................................... 47 Phụ lục 6: Tổng hợp hiện trạng cơ sở lƣu trú Quảng Bình giai đoạn 2009 – 2012 ............. 48 Phụ lục 7: Tổng hợp lƣợt khách đến Quảng Binh giai đoạn 2009-2012 ............................. 49 Phụ lục 8: Danh mục các dự án du lịch Quảng Bình 2011 - 2013....................................... 50 Phụ lục 9: Danh sách các doanh nghiệp nộp thuế nhiều nhất giai đoạn 2010 – 2013 của Quảng Bình .......................................................................................................................... 51 Phụ lục 10: Phiếu khảo sát khách du lịch tại Quảng Bình ................................................... 52 Phụ lục 11: Phiếu khảo sát các đơn vị kinh doanh du lich tại Quảng Bình ......................... 56 1 CHƢƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1. Bối cảnh nghiên cứu Quảng Bình là một tỉnh duyên hải thuộc vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam, nằm ở nơi hẹp nhất theo chiều Đông – Tây của dải đất hình chữ S của Việt Nam. Đây cũng là vị trí trung chuyển của hệ thống trục giao thông quan trọng xuyên Việt: đƣờng quốc lộ 1A, đƣờng sắt Bắc – Nam, đƣờng Hồ Chí Minh với hai nhánh Đông, Tây chạy suốt chiều dài của tỉnh. Sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên và yếu tố nhân văn đã đem đến cho Quảng Bình rất nhiều tiềm năng để phát triển du lịch động, du lịch biển, du lịch sinh thái, nghỉ dƣỡng và du lịch tâm linh. Quảng Bình có tài nguyên tự nhiên đặc sắc bao gồm di sản thiên nhiên thế giới Vƣờn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng với động Phong Nha, động Thiên Đƣờng, hang động lớn nhất thế giới Sơn Đoòng, hệ thống hang động Tú Làn, khu du lịch Vũng Chùa – Đảo Yến, bãi biển Nhật Lệ, bãi biển Bảo Ninh, suối nƣớc khoáng Bang cùng với tài nguyên nhân văn phong phú bao gồm các di tích lịch sử cách mạng nhƣ là chiến khu Trung Thuần, bến đò và tƣợng đài Mẹ Suốt, các danh nhân văn hóa, văn hóa lễ hội, làng nghề truyền thống, chùa chiền, đền thờ nhƣ là Nhà lƣu niệm và Khu lăng mộ Đại tƣớng Võ Nguyên Giáp, làng du lịch Bảo Ninh, chùa Non - núi Thần Đinh, đền thờ Liễu Hạnh Công chúa… Xét trên phạm vi quốc gia, du lịch Quảng Bình đạt đƣợc sự phát triển nhất định với tốc độ tăng trƣởng cao hơn mức trung bình của cả nƣớc. Trong giai đoạn 2007-2012, tốc độ tăng trƣởng khách du lịch và doanh thu du lịch trung bình của Quảng Bình lần lƣợt là 13% và 31% trong khi đó tốc độ này của Việt Nam lần lƣợt là 11% và 24% (Phụ lục 1; Hình 1-1). Xét trên phạm vi các tỉnh thành duyên hải miền Trung, Quảng Bình không hề thua kém về tài nguyên du lịch. Trong 7 di tích của Việt Nam đƣợc UNESSCO công nhận là di sản thế giới, nếu Thừa Thiên Huế vinh dự có di sản văn hóa Quần thể di tích cố đô Huế thì Quảng Bình tự hào với di sản thiên nhiên Vƣờn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, lợi thế hơn Đà Nẵng và một số địa phƣơng khác. Trong 21 khu du lịch quốc gia, những trọng điểm để đầu tƣ phát triển du lịch, Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng kết hợp hình thành nên khu du lịch Lăng 2 Cô – Hải Vân – Non Nƣớc thì Quảng Bình hoàn toàn chủ động với khu du lịch Phong Nha – Kẻ Bàng.1 Tuy vậy, hoạt động du lịch giai đoạn 2008-2012 của Quảng Bình dƣờng nhƣ yếu thế hơn các tỉnh thành trên.So với Thừa Thiên Huế, tốc độ tăng trƣởng lƣợt khách và doanh thu du lịch trung bình của Quảng Bình lần lƣợt là 19% và 38%, cao hơn của Huế là 6% và 20% nhƣng tổng số khách trung bình đến Huế trên 3 triệu lƣợt/năm gấp 4 lần Quảng Bình và doanh thu du lịch trung bình của Huế trên 1000 tỷ đồng/năm gấp 2 lần Quảng Bình, cho thấy quy mô du lịch của Huế vƣợt xa Quảng Bình (lƣu ý rằng số lƣợt khách của Thừa Thiên Huế đƣợc tổng hợp là của riêng cơ sở lƣu trú phục vụ). Đà Nẵng cũng vƣợt qua Quảng Bình với tổng số và tốc độ tăng trƣởng khách du lịch bình quân gấp 1,5 lần Quảng Bình, doanh thu du lịch bình quân gấp 4 lần Quảng Bình. Ngoài ra, mặc dù tổng số lƣợt khách du lịch trung bình của Thừa Thiên Huế gần gấp 3 lần Đà Nẵng nhƣng doanh thu du lịch trung bình của Đà Nẵng cao gấp 1,5 lần Thừa Thiên Huế, không tính đến số lƣợng khách một lƣợt, về cơ bản Đà Nẵng khai thác rất tốt chi tiêu của khách du lịch (Phụ lục 2; Hình 1-2 và 1-3) Hình 1-1: Tốc độ tăng trƣởng khách du lịch và doanh thu du lịch Quảng Bình, Việt Nam giai đoạn 2008-2012 70% 60% 50% TĐTT khách du lịch QB 40% 30% TĐTT khách du lịch VN 20% TĐTT doanh thu du lịch QB 10% TĐTT doanh thu du lịch VN 0% -10% 2008 2009 2010 2011 2012 -20% (Nguồn: Sở VH-TT-DL Quảng Bình và Tổng cục Du lịch) 1 Wikipedia (2014) 3 Hình 1-2: Tình hình khách du lịch và tốc độ tăng trƣởng khách du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 4,000 60% 3,500 3,000 2,832 2,992 3,202 50% 2,682 40% 2,500 1,500 1,000 1,897 1,748 2,000 527 679 767 652 857 1,093 961 30% 20% 1,046 Tốc độ tăng trưởng Khách du lịch (nghìn lượt) 3,486 10% 500 0 0% 2008 2009 2010 Khách du lịch QB TĐTT khách du lịch QB 2011 2012 Khách du lịch TT Huế TĐTT khách du lịch TT Huế Khách du lịch ĐN TĐTT khách du lịch ĐN (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2012, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012) Hình 1-3: Tình hình doanh thu du lịch và tốc độ tăng trƣởng doanh thu du lịch Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng 2008-2012 70% 2,401 2500 50% 2000 1,498 1,386 1500 1,130 987 1000 500 60% 2,227 809 286 362 1,104 919 996 627 40% 30% 20% 402 Tốc độ tăng trưởng Doanh thu du lịch (nghìn lượt) 3000 10% 0 0% 2008 Doanh thu du lịch QB TĐTT Doanh thu DL QB 2009 2010 2011 Doanh thu du lịch TT Huế TĐTT Doanh thu DL TT Huế 2012 Doanh thu du lịch ĐN TĐTT Doanh thu DL ĐN (Nguồn: Niên giám thống kê Quảng Bình 2012, Niên giám thống kê Thừa Thiên Huế 2012, Niên giám thống kê Đà Nẵng 2012) 4 Theo Quyết định số 40/QĐ-UBND ngày 09/01/2014 về việc phê duyệt Kế hoạch hành động về Phát triển bền vững tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2013-2015, UBND tỉnh Quảng Bình xác định một trong những giải pháp phát triển bền vững là “phát triển dịch vụ du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh”. Thế nhƣng, đóng góp của ngành du lịch Quảng Bình vào ngân sách rất khiêm tốn, khoảng 6% tổng doanh thu từ du lịch giai đoạn 2007-2010 và giảm mạnh chỉ còn dƣới 0.5% giai đoạn 2011-2013, làm cho quá trình tái đầu tƣ và chiến lƣợc phát triển dài hạn của tỉnh gặp khó khăn (Bảng 1-1). Bảng 1-1: Bảng tổng hợp số liệu tình hình du lịch Quảng Bình 2007-2013 Hạng mục 2007 2008 2009 Tổng số khách (nghìn lƣợt) 593 528 653 Tổng ngày khách (ngày) 677 597 760 Tổng doanh thu du lịch (tỷ đồng) 283 287 363 Nộp ngân sách (tỷ đồng) 19.1 19.5 24.4 Nộp ngân sách/ tổng doanh thu 6.76% 6.81% 6.73% Năm 2010 2011 2012 Ƣớc 2013 858 961 1047 1200 984 1095 1117 1300 403 628 996 1300 31.1 3.9 4.7 5.9 7.72% 0.62% 0.48% 0.45% (Nguồn: Sở VH-TT-DL Quảng Bình) Đứng trƣớc thực trạng này, Quảng Bình phải đánh giá lại tiềm năng du lịch của mình, cụ thể hóa các khó khăn cản trở sự phát triển cụm ngành du lịch, giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa lợi thế du lịch và kết quả du lịch đã đặt ra nhiều năm nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính, dựa trên nền tảng mô hình đánh giá năng lực cạnh tranh của Michael Porter để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình. Trên cơ sở đó, đề tài đƣa ra các khuyến nghị chính sách để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình, từ đó gia tăng đóng góp của ngành du lịch vào nền kinh tế chung của tỉnh cùng với gia tăng phúc lợi xã hội. 1.3. Câu hỏi nghiên cứu  Cụm ngành du lịch Quảng Bình có tính cạnh tranh nhƣ thế nào?  Làm thế nào để gia tăng tính cạnh tranhcủa cụm ngành du lịch Quảng Bình? 1.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch Quảng Bình theo mô hình lý thuyết về năng lực cạnh tranh của Michael Porter. 5 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung phân tích hành vi của các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch và các chính sách của chính quyền địa phƣơng liên quan đến hoạt động du lịch của tỉnh Quảng Bình. 1.5. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài đƣợc thực hiện theo phƣơng pháp định tính, dựa trên mô hình kim cƣơng của Michael Porter để xây dựng sơ đồ cụm ngành du lịch Quảng Bình và nhận diện, phân tích các yếu tố tác động đến cụm ngành. Ngoài ra, đề tài kết hợp tham khảo chỉ tiêu 39 yếu tố Choe, Roberts và các cộng sự (2009) và Bộ công cụ hƣớng dẫn giảm nghèo thông qua du lịch của Tổ chức lao động quốc tế, tập trung nghiên cứu 2 nội dung là “thị trƣờng du lịch” và “xúc tiến và tiếp thị du lịch” để xây dựng các bảng phỏng vấn khách du lịch và doanh nghiệp kinh doanh du lịch. Dựa trên các số liệu thu thập đƣợc cùng các kết quả phỏng vấn khách du lịch, các đối tƣợng kinh doanh du lịch và phỏng vấn chuyên gia, sau đó tổng hợp, phân tích số liệu để đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình. Từ thực trạng cụm ngành, tham khảo và học tập kinh nghiệm của các tỉnh thành phát triển du lịch trong nƣớc, liên hệ với các định hƣớng phát triển về du lịch của tỉnh và quốc gia để đƣa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp (Phụ lục 3). 1.6. Nguồn thông tin Thu thập số liệu sơ cấp: Thông qua các bảng phỏng vấn các đối tƣợng khách du lịch, các đơn vị kinh doanh du lịch và phỏng vấn chuyên gia. Thu thập số liệu thứ cấp: Thông qua tổng hợp số liệu của Sở VH – TT – DL, Cục Thống kê, Cục Thuế, UBND tỉnh Quảng Bình kết hợp thông tin từ Niên giám thống kê của một số địa phƣơng khác và từ các đề tài về du lịch trƣớc đây, từ các website... 1.7. Cấu trúc của nghiên cứu Chƣơng 1 mô tả tổng quát hiện trạng du lịch Quảng Bình trong mối liên hệ với du lịch Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng, nhận diện vấn đề, mục tiêu, phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 2 trình bày mô hình năng lực cạnh tranh và lý thuyết cụm ngành của Michael Porter. Chƣơng 3 phân tích thực trạng cụm ngành du lịch Quảng Bình tƣơng ứng với các nội dung trong mô hình năng lực cạnh tranh của Michael Porter. Từ đó tổng hợp và đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch Quảng Bình và lý giải nguyên nhân. Chƣơng 4 trình bày kết luận và gợi ý chính sách cho vấn đề nghiên cứu. 6 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh Michael Porter (2008) cho rằng khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh là năng suất (productivity). Năng suất đƣợc đo bằng giá trị gia tăng do một đơn vị lao động (hay một đơn vị vốn) tạo ra trong một đơn vị thời gian. Cạnh tranh chính là tạo ra năng suất và chỉ tạo ra cạnh tranh mới đảm bảo sự thịnh vƣợng kinh tế lâu dài. Nền kinh tế tạo ra giá trị nhờ khai thác tài nguyên và các điều kiện sẵn có sẽ khó có thể đạt đƣợc sự tăng trƣởng kinh tế bền vững. Theo Michael Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một quốc gia, gồm: (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) năng lực cạnh tranh vĩ mô, (iii) năng lực cạnh tranh vi mô. Khung lý thuyết trên đƣợc điều chỉnh theo cấp độ địa phƣơng có thể hiểu rằng, có ba nhóm nhân tố quyết định năng lực cạnh tranh của một địa phƣơng, gồm: (i) các yếu tố sẵn có của địa phƣơng, (ii) năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phƣơng, (iii) năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp (theo Vũ Thành Tự Anh, 2011). Các yếu tố sẵn có của địa phương Các yếu tố sẵn có gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý hay quy mô của địa phƣơng. Những nhân tố này không chỉ là số lƣợng mà còn bao gồm sự phong phú, chất lƣợng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, diện tích và địa thế vùng, nguồn khoáng sản, nguồn nƣớc, các nguồn lợi thủy sản hay ngƣ trƣờng…Không phải lúc nào sự dồi dào của các yếu tố này cũng mang lại năng lực cạnh tranh tốt hay sự nghèo nàn của chúng đồng nghĩa với bất lợi trong cạnh tranh. Theo Porter (2008), khi nguồn nguyên vật liệu đƣợc cung cấp phong phú với giá rẻ hay lao động dƣ thừa, thì các doanh nghiệp có khuynh hƣớng ỷ lại thái quá và khai thác kém hiệu quả. Nhƣng khi các doanh nghiệp phải đối mặt với các bất lợi nhƣ chi phí đất đai cao, thiếu hụt lao động, nguyên liệu…thì doanh nghiệp phải đổi mới, nâng cấp để có thể cạnh tranh. 7 Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương Năng lực cạnh tranh gồm các yếu tố cấu thành nên môi trƣờng kinh doanh của doanh nghiệp, có thể chia thành hai nhóm chính: (i) chất lƣợng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; (ii) các thể chế, chính sách nhƣ chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Xét ở năng lực cạnh tranh, giáo dục cơ bản là nền tảng cho việc học hỏi, tiếp thu tri thức, sáng tạo và đổi mới trong doanh nghiệp; thể chế chính trị đƣợc đo lƣờng bởi sự cởi mở và ổn định xã hội ở địa phƣơng, tiếng nói của doanh nghiệp đƣợc lắng nghe và tôn trọng, trách nhiệm giải trình của các quan chức chính quyền địa phƣơng đƣợc đề cao, tính hiệu lực và hiệu quả của hành chính công đƣợc cải thiện; chính sách kinh tế thể hiện ở khả năng chính quyền địa phƣơng áp dụng các chính sách kinh tế vĩ mô vào thực tiễn. Mặc dù các nhân tố kể trên không trực tiếp tạo ra năng suất song chúng có vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy hay cản trở nỗ lực tăng năng suất của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp Nhân tố này bao gồm: (i) chất lƣợng môi trƣờng kinh doanh và cơ sở hạ tầng kỹ thuật, (ii) trình độ phát triển cụm ngành, (iii) chiến lƣợc của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố quyết định mức năng suất của doanh nghiệp, có thể hiểu là mấu chốt quyết định năng lực cạnh tranh địa phƣơng. Môi trƣờng kinh doanh là điều kiện bên ngoài giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mức năng suất và trình độ đổi mới, sáng tạo nhất. Theo Porter (2008), chất lƣợng của môi trƣờng kinh doanh thƣờng đƣợc đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát gồm: (i) các điều kiện nhân tố sản xuất/đầu vào; (ii) các điều kiện cầu; (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan; (iv) chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa. Porter mô tả bốn đặc tính này thông qua bốn góc của một hình thoi đƣợc gọi là mô hình Kim cƣơng Porter. 8 Sơ đồ 2.1: Mô hình kim cƣơng của M. Porter Các điều kiện nhân tố sản xuất/đầu vào: Bao gồm cơ sở hạ tầng, nguồn vốn, nguồn nhân lực, nguồn tài sản vật chất và nguồn kiến thức. Lợi thế cạnh tranh từ các yếu tố này phụ thuộc vào việc chúng đƣợc triển khai và hiệu quả hay không. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh: Yếu tố này đánh giá các điều kiện bên trong nhằm giúp doanh nghiệp đạt đƣợc mức năng suất và trình độ đổi mới sáng tạo cao nhất dựa trên độ tinh thông, những kỹ năng, năng lực và thực tiễn quản lý của doanh nghiệp. Các điều kiện về nhu cầu: Nhu cầu thị trƣờng ảnh hƣởng tới quy mô và tăng trƣởng thị trƣờng đồng thời liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, môi trƣờng kinh doanh lành mạnh sẽ có mức cầu cao từ các nhóm khách hàng địa phƣơng phức tạp, do 9 đó buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lƣợng cao hơn mới có khả năng thành công. Các ngành hỗ trợ và có liên quan: Để có đƣợc sự thành công, môi trƣờng kinh doanh vi mô cần có đƣợc số lƣợng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phƣơng. Cần lƣu ý một số nhân tố nhƣ nhân lực, kiến thức và vốn có di chuyển giữa các địa phƣơng, cho nên việc có sẵn các nhân tố này ở mỗi địa phƣơng không phải là một lợi thế cố hữu. Hơn nữa, nguồn dự trữ các nhân tố đầu vào mà một địa phƣơng có đƣợc ở một thời điểm cụ thể không quan trọng bằng tốc độ và tính hiệu quả mà địa phƣơng đó tạo ra cũng nhƣ việc nâng cấp và sử dụng các nhân tố này trong những ngành cụ thể (Porter 2008). Chính vì vậy, ngoài bốn đặc tính kể trên thì cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phƣơng trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh, nhằm hƣớng đến cải thiện năng suất. 2.2. Lý thuyết về cụm ngành Theo Porter (2008), cụm ngành là sự tập trung về mặt địa lý của các doanh nghiệp, các nhà cung ứng và các doanh nghiệp có tính liên kết cũng nhƣ của các công ty trong các ngành có liên quan và các thể chế hỗ trợ (ví dụ nhƣ các trƣờng đại học, cục tiêu chuẩn, hiệp hội thƣơng mại…) trong một số lĩnh vực đặc thù, vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau. Cụm ngành tạo thành một mặt của mô hình Kim cƣơng nhƣng đúng hơn nó phản ánh sự tƣơng tác và liên kết giữa bốn mặt của viên kim cƣơng. Sự phát triển của cụm ngành sẽ giúp tăng năng suất và hiệu quả hoạt động, thúc đẩy sự đổi mới sáng tạo và các quá trình thƣơng mại hóa cũng nhƣ tạo cơ hội cho dòng chảy thông tin và trao đổi kỹ thuật, tăng khả năng phát sinh những cơ hội mới trong ngành công nghiệp, giúp hình thành một hình thức doanh nghiệp mới mang đến phƣơng pháp mới trong cạnh tranh (Porter 2008). Để phát triển cụm ngành cần có các điều kiện tiền đề, nếu đạt đƣợc một số điều kiện trong tổng số này cụm ngành có thể thành công, đó là: (i) cụm ngành có một lƣợng đủ lớn các công ty nội địa hoặc chi nhánh công ty nƣớc ngoài đã vƣợt qua phép thử của thị trƣờng; (ii) cụm ngành có một số lợi thế đặc thù hay thế mạnh đặc biệt trong bốn yếu tố của mô hình Kim cƣơng; (iii) nhu cầu đặc thù (thiên thời), vị trí đắc địa (địa lợi), tài năng đặc biệt (nhân hòa); (iv) cụm ngành có sự hiện diện của công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới đã có
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan