Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển việt nam trong tiến trình hộ...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển việt nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế

.PDF
113
584
59

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------NGUYỄN THỊ THANH THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------NGUYỄN THỊ THANH THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Chuyên ngành: Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế Mã số: 60 31 07 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ ĐỐI NGOẠI NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS VÕ TRÍ THÀNH Hà Nội - 2010 MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT i DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU iv DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 6 1.1. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 6 1.1.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực canh tranh 11 1.1.3 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển 15 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 20 1.2. VAI TRÒ CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN TRONG NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 25 1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN 27 1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển 27 1.3.2. Bài học đối với Việt Nam trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển 2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 31 33 2.1.1. Định nghĩa vận tải biển 33 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của ngành vận tải biển Việt Nam 40 2.1.5. Thực trạng hoạt động của đội tàu biển Việt Nam 41 2.1.6. Thực trạng hoạt động của cảng biển Việt Nam 44 2.2. NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 53 2.2.1. Năng lực cạnh tranh của đội tàu Việt Nam 53 2.2.2. Năng lực cạnh tranh của hệ thống cảng biển Việt Nam 58 2.2.3. Những hạn chế và tồn tại của ngành vận tải biển Việt Nam 65 2.2.4. Nguyên nhân những tồn tại, yếu kém của ngành vận tải biển Việt Nam 70 CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 78 3.1. DỰ BÁO NHU CẦU VẬN TẢI BIỂN TRONG THỜI GIAN TỚI 78 3.1.1. Bối cảnh trong nước 78 3.1.2. Nhu cầu vận tải biển tại Việt Nam 79 3.1.3. Xu thế phát triển của ngành vận tải biển ở các nước ASEAN tại khu vực và Việt Nam 81 3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM 86 3.2.1. Giải pháp về phía Nhà nước 86 3.2.3. Đối với Hiệp hội doanh nghiệp 96 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 a DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. Nghĩa của từ Chữ viết tắt AFTA Tiếng Anh ASEAN Free Trade Area Tiếng Việt Khu vực mậu dịch tự do ASEAN ASEAN People's Hội đồng Nhân dân các nước Assembly Đông Nam Á ASIA Pacific Economic Diễn đàn hợp tác Châu Á – Thái Cooperation Bình Dương The Association of Khu vực mậu dịch tự do Đông Southeast Asian Nations Nam Á ASEM Asia Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á - Âu BOT Build - Operate - Xây dựng - Triển khai - Transfer Chuyển giao Cost, Insurance and Tiền hàng, bảo hiểm và cước Freight phí Carriage and Insurance Cước phí và bảo hiểm trả tới APA APEC ASEAN CIF CIP Paid To 9. DOC Document of Compliance Giấy chứng nhận tuân thủ 10. DWT Dead weight tonnage Tải trọng tổng cộng 11. FOB Free On Board Giao hàng lên tàu 12. FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do 13. GATS General Agreement on Hiệp định chung về Thương Trade in Services mại dịch vụ 14. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMDSS Global Maritime Distress Hệ thống cấp cứu và an toàn & Safety System hàng hải toàn cầu 15. i 16. 17. 18. GNP Gross National Product Tổng sản phẩm quốc dân KSA Korea Shipbuilders Hiệp hội các nhà đóng tàu Hàn Association Quốc NĐ Nghị định Organization for 19. OECD Economic Co-operation and Development 20. P&I 21. TEU 22. TMS P&I Club Vepresentation Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Dịch vụ đại diện cho hội bảo hiểm Đơn vị tính của 1 container 20 feet Transport Management Hệ thống quản lý vận tải System 23. TS Tiến sĩ 24. TTg Thủ tướng chính phủ 25. UBND Uỷ ban nhân dân 26. UBQG Ủy ban quốc gia 27. VAT Value Added Tax Thuế giá trị gia tăng VICT Vietnam International Cảng container quốc tế Việt Container Terminals Nam Vietnam Freight Hiệp hội giao nhận kho vận Forwarders Association Việt Nam 28. 29. 30. 31. VIFFAS Vinamarine VOSA 32. VOSCO 33. VPA Cục Hàng hải Việt Nam Vietnam Ocean Shipping Công ty cổ phần Đại lý hàng hải Agency Việt Nam Vietnam Ocean Shipping Công ty Cổ phần Vận tải biển Joint Stock Company Việt Nam Hiệp hội cảng biển ii 34. WB World Bank Ngân hàng thế giới 35. WEF World Economic Forum Diễn đàn kinh tế thế giới WMS Warehouse Management Hệ thống quản lý kho xưởng 36. 37. System WTO Tổ chức thương mại thế giới World Trade Organization DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang iii Bảng 2.1: Thống kê lượng tàu được đầu tư trong thời gian qua …………...42 Bảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng hàng năm của đội tàu hàng rời/container…....43 Bảng 2.3: Sản lượng hàng hóa thông qua cảng 10 tháng năm 2005………...63 Bảng 3.1 : Dự báo khối lượng hàng hóa vận tải nội địa..................................80 Bảng 3.2 : Dự báo khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu và thị phần của đội tàu Việt Nam...................................................................................................81 Bảng 3.3: Số liệu hàng hoá vận tải bằng đường biển của các nước trong khu vực ASEAN (2000)………………………………………………………….82 Bảng 3.4: Thị phần hàng hoá vận tải bằng đường biển của các nước trong khu vực ASEAN (2002)………………………………………………………….83 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ Trang Hình 2.1: Tăng trưởng thị phần của đội tàu Việt Nam……………………....54 iv Hình 2.2: Quy mô trung bình của đội tàu các nước ASEAN………………..55 Hình 2.3: Tuổi trung bình của đội tàu Việt Nam…………………………….57 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Trong công cuộc hội nhập WTO, trao đổi thương mại ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhu cầu về giao thương giữa các nước trên thế giới tăng mạnh kéo nhu cầu về vận tải biển tăng theo. Theo thống kê, vận tải biển chiếm khoảng 80% lưu lượng hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam. Thời gian qua, ngành vận tải biển Việt Nam đã có những bước phát triển đáng kể: đội tàu tăng lên nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng cũng như chủng loại, thị trường vận tải cũng mở rộng sang nhiều khu vực mới như Bắc Mỹ, Nam Mỹ, châu úc, tây Âu, tây Phi… Có thể nói rằng Việt Nam có rất nhiều lợi thế trong việc phát triển ngành vận tải biển. Tuy nhiên, so với một số nước trong khu vực và trên thế giới, ngành vận tải biển của Việt Nam vẫn chưa thực sự phát triển. Hiện nay vận chuyển bằng đường biển chiếm tới 80% tổng nhu cầu vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đội tàu trong nước nhận được hợp đồng vận tải rất ít. Trên thực tế mới chỉ vận chuyển được khoảng trên dưới 13% khối lượng hàng hoá xuất nhập khẩu, phần lớn còn lại do các đội tàu nước ngoài thực hiện. Hiện tại, đội tàu biển quốc gia có 970 tàu, tổng trọng tải đạt 2,85 triệu USD, xếp thứ 60/152 quốc gia có tàu mang cờ quốc tịch và xếp thứ 4/11 nước ASEAN. Con số 970 tàu mang cờ quốc tịch Việt Nam này không phải là nhiều song cũng không hẳn là quá ít. Như vậy, tại sao các nhà xuất khẩu không chọn tàu Việt Nam mà chọn tàu nước ngoài? Phải chăng nguyên nhân chính xuất phát từ năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam? Những năm sắp tới, trong xu thế mở cửa hội nhập, làm thế nào để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam là một bài toán không dễ tìm ra lời giải. Ngành vận tải biển Việt Nam cần có những bước chuyển mình kịp thời, tự hoàn thiện mình đồng thời cần có những chính sách 1 phát triển đúng đắn để nắm bắt vận hội mới, vươn lên hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Trong bối cảnh đó, tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế” làm luận văn thạc sỹ ngành Kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế. 2. Tình hình nghiên cứu Trên thực tế, trong thời gian qua, có rất ít công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới đang ở mức độ nghiên cứu năng lực cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, của một số ngành điển hình, then chốt trong nền kinh tế như xuất khẩu dệt may, xuất khẩu thủy hải sản… Những công trình nghiên cứu về ngành vận tải biển Việt Nam thường xoay quanh trình độ phát triển của vận tải biển Việt Nam, cơ hội phát triển và thách thức đối với ngành vận tải biển Việt Nam… Có thế kể ra một số công trình nghiên cứu về vận tải biển như sau: - Đề tài “Vận tải biển hôm nay và ngày mai” - Đỗ Thái Bình - Nxb Giao thông vận tải: Công trình phân tích sự phát triển của vận tải biển và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù các hình thức vận tải khác đang không ngừng phát triển nhưng trong tương lai, vận tải biển vẫn là ngành chủ chốt bởi hiệu quả kinh tế của nó. - Đề tài “Tổ chức khai thác đội tàu vận tải thuỷ nội địa” - Nguyễn Nha Nguyễn Tiến Lợi - NXB Giao thông vận tải: công trình tóm tắt nguyên lý cơ bản tổ chức khai thác trên tàu. Phương pháp phục vụ kỹ thuật đoàn tàu ở cảng. Tổ chức vận chuyển và vận hành đội tàu. Công tác quản lý nghiệp vụ và chỉ đạo công tác vận hành đoàn tàu. Kỹ thuật chọn tàu và phương pháp vận chuyển trong tương lai. - Đề tài “Tổ chức công tác xếp dỡ ở cảng” - Phan Nhiêm - NXB Giao thông vận tải: công trình nghiên cứu vai trò, nhiệm vụ, tầm quan trọng của cảng với 2 việc vận chuyển hang hoá. Luận chứng kinh tế, kỹ thuật chọn phương án ở cảng. Các cảng biển và sự phát triển của đội tàu biển thế giới. - Sách “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” - NXB Lý luận chính trị: đây là giáo trình giảng dậy của bộ môn “Vận tải và giao nhận trong ngoại thương” trong chương trình đào tạo sinh viên và học viên cao học của trường Đại học Ngoại thương. Giáo trình đã trình bày cho sinh viên những khái niệm về vận tải hàng hoá xuất nhập khẩu, các hình thức, phương thức và nghiệp vụ cơ bản của quá trình vận chuyển, giao nhận hàng hoá trong ngoại thương… Như vậy, có thể thấy rằng chưa có một công trình cụ thể nào nghiên cứu về năng lực canh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam và đặc biệt là năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn: 3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá và phân tích tình hình hoạt động của ngành vận tải biển Việt Nam thời gian qua, đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, đồng thời đề xuất một số giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành này trong thời gian tới. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu ở trên, nhiệm vụ của luận văn là: - Nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngành, nghiên cứu cụ thể với ngành vận tải biển Việt Nam. - Phân tích, đánh giá thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam. Từ đó, làm rõ năng lực cạnh tranh của ngành trong giai đoạn hiện nay. 3 - Xây dựng và đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam từ năm 2001 đến nay. Năm 2001 là năm Hiệp định thương mại Việt Mỹ được ký kết và cũng là mốc mà hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam thực sự khởi sắc và có bước phát triển vượt bậc. - Về mặt nội dung, luận văn tập trung nghiên cứu khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam, so sánh với các ngành khác trong nền kinh tế và với ngành vận tải biển của một số nước trong khu vực và trên thế giới. Đồng thời luận văn cũng đề xuất một vài giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu và rộng vào đời sống kinh tế quốc tế. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong bài viết là phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các phương pháp cụ thể được sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp và phương pháp thống kê. Bài viết được xây dựng trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đồng thời vận dụng những lý thuyết về kinh tế và yêu cầu thực tiễn nhằm đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh dịch vụ vận tải biển ở Việt Nam trong điều kiện Việt Nam đã là thành viên 4 WTO. Nguồn thông tin được sử dụng trong chuyên đề được thu thập từ trang web của Tổng cục Thống kê, Cục Hàng hải Việt Nam, các bài nghiên cứu khoa học, các bài báo và tạp chí chuyên về dịch vụ vận tải biển và các tài liệu có liên quan. 6. Những đóng góp mới của luận văn Luận văn có những đóng góp mới như sau: - Làm rõ tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam. - Phân tích thực trạng của ngành vận tải biển Việt Nam từ đó đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tê. - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam. 7. Kết cấu, nội dung của luận văn Luận văn có kết cấu 3 chương và nội dung tổng như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành vận tải biển Việt Nam 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH VẬN TẢI BIỂN VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ 1.1. LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và các loại hình cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là hiện tượng phổ biến và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển kinh tế ở các quốc gia. Việc nghiên cứu hiện tượng cạnh tranh đã từ rất sớm với các các trường phái nổi tiếng như: lý thuyết cạnh tranh cổ điển, lý thuyết cạnh tranh tân cổ điển và lý thuyết cạnh tranh hiện đại. Trong kinh tế, đã từng có khái niệm nổi tiếng về cạnh tranh trong chế độ tư bản chủ nghĩa do Các Mác đưa ra, đó là: “Cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu lợi nhuận siêu ngạch”. Tuy nhiên khái niệm này mới chỉ đề cập đến cạnh tranh trong xã hội tư bản chủ nghĩa với đặc trưng điển hình là chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất do đó cạnh tranh có nguồn gốc từ tư hữu. Với cách tiếp cận này, cạnh tranh chỉ hoàn toàn mang nghĩa tiêu cực. Theo Krugman (1994), cạnh tranh chỉ ít nhiều phù hợp ở cấp độ doanh nghiệp vì ranh giới ở đây rất rõ ràng, nếu công ty không bù đắp nổi chi phí thì không trước thì sau sẽ phải từ bỏ kinh doanh hoặc phá sản. Trong khi đó P.Samuelson cho rằng “Cạnh tranh là sự đối đầu giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị phần”. Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã chọn định nghĩa về cạnh tranh cố gắng kết hợp 6 cả các doanh nghiệp, ngành, và quốc gia: “Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Các trường phái kinh tế với những học thuyết về kinh tế thị trường đều đã thừa nhận rằng, cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại khi nền kinh tế là kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường, cung, cầu và giá cả hàng hoá là những nhân tố cơ bản của cơ chế thị trường, còn cạnh tranh là động lực của nền kinh tế. Ngày nay hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận rằng cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển mà còn là yếu tố quan trọng góp phần lành mạnh hoá các quan hệ sản xuất, một quy luật tất yếu để một nền kinh tế phát triển. “Cạnh tranh là cuộc đấu tranh quyết liệt gay gắt mà ở đó các chủ thể kinh doanh ganh đua nhau trong một thị trường hàng hoá cụ thể nào đó với mọi biện pháp, kể cả nghệ thuật và thủ đoạn nhằm đạt được mục tiêu kinh tế của mình. Mục tiêu đó có thể là giành giật khách hàng và thị trường hoặc các điều kiện sản xuất hay thị trường có lợi nhất, thông qua đó đạt đến mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi ích, thu được lợi nhuận cao” (1) Tính chất và mức độ cạnh tranh được phân nhiều loại, quá trình toàn cầu hoá càng diễn ra mạnh mẽ thì cạnh tranh càng diễn ra gay gắt vì trình độ phát triển của cạnh tranh không đều và lợi ích kinh tế khác nhau giữa nhóm nước công nghiệp phát triển với nhóm nước đang phát triển. Cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp. Cạnh tranh góp phần cho sự tiến bộ của khoa học, cạnh tranh giúp cho các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được, cạnh tranh mang lại sự phồn thịnh cho đất nước… 7 Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác định cho mình những điểm mạnh, điểm yếu cùng với những cơ hội và thách thức trước mắt và trong tương lai, để từ đó có những hướng đi có lợi nhất cho mình khi tham gia vào quá trình cạnh tranh. Như vậy, có thể định nghĩa cạnh tranh là sự tranh đua giữa những cá nhân, tập thể, đơn vị kinh tế có chức năng như nhau thông qua các hành động, nổ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng…. Tuy nhiên, không phải tất cả các hành vi cạnh tranh là lành mạnh, hoàn hảo và nó giúp cho các chủ thể tham gia đạt được tất cả những gì mình mong muốn. Trên thực tế, để có lợi thế trong kinh doanh các chủ thể tham gia đã sử dụng những hành vi cạnh tranh không lành mạnh để làm tổn hại đến đối thủ tham gia cạnh tranh với mình. Cạnh tranh không mang ý nghĩa triệt tiêu lẫn nhau, nhưng kết quả của cạnh tranh mang lại là hoàn toàn trái ngược. 1.1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Có nhiều hình thức được dùng để phân loại hình cạnh tranh bao gồm: căn cứ vào chủ thể tham gia, phạm vi ngành kinh tế và tính chất của cạnh tranh. - Căn cứ chủ thể tham gia: Cạnh tranh giữa người mua và người bán: do sự đối lập nhau của hai chủ thể tham gia giao dịch để xác định giá cả của hàng hóa cần giao dịch, sự cạnh tranh này diễn ra theo qui luật “mua rẻ, bán đắt” và giá cả của hàng hóa được hình thành. Cạnh tranh giữa những người mua với nhau: sự cạnh tranh này hình thành trên quan hệ cung - cầu. Tuy nhiên, sự cạnh tranh này chỉ xảy ra trong 8 điều kiện cung của một hàng hóa dịch vụ có chất lượng ít hơn nhu cầu của thị trường. Cạnh tranh giữa người bán với nhau: đây có lẽ là hình thức tồn tại nhiều nhất trên thị trường với tính chất gay go và khốc liệt. Cạnh tranh này có ý nghĩa sống còn đối với doanh nghiệp nhằm chiếm thị phần và thu hút khách hàng. - Căn cứ vào phạm vi ngành kinh tế: Cạnh tranh trong nội bộ ngành: đây là hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất, tiêu thụ một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó, trong đó các đối thủ tìm cách thôn tính lẫn nhau, giành giật khách hàng về phía mình, chiếm lĩnh thị trường. Biện pháp cạnh tranh chủ yếu của hình thức này là cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí. Kết quả cạnh tranh trong nội bộ ngành làm cho kỹ thuật phát triển, điều kiện sản xuất trong một ngành thay đổi, giá trị hàng hóa được xác định lại, tỷ suất sinh lời giảm xuống và sẽ làm cho một số doanh nghiệp thành công và một số khác phá sản, hoặc sáp nhập. Cạnh tranh giữa các ngành: là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khác nhau trong nền kinh tế nhằm tìm kiếm mức sinh lợi cao nhất, sự cạnh tranh này hình thành nên tỷ suất sinh lời bình quân cho tất cả mọi ngành thông qua sự dịch chuyển của các ngành với nhau. - Căn cứ vào tính chất của cạnh tranh trên thị trường thì cạnh tranh gồm có cạnh tranh hoàn hảo và cạnh tranh không hoàn hảo. Cạnh tranh hoàn hảo: là loại hình cạnh tranh mà ở đó không có người sản xuất hay người tiêu dùng nào có quyền hay khả năng khống chế thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả. Cạnh tranh hoàn hảo được mô tả là tất cả các hàng hóa trao đổi được coi là giống nhau; tất cả những người bán và người mua 9 đều có hiểu biết đầy đủ về các thông tin liên quan đến việc mua bán, trao đổi; không có gì cản trở việc gia nhập hay rút khỏi thị trường của người mua hay người bán. Để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh các doanh nghiệp phải tự tìm cách giảm chi phí, hạ giá thành hoặc tạo nên sự khác biệt về sản phẩm của mình so với các đối thủ khác. Cạnh tranh không hoàn hảo: là một dạng cạnh tranh trong thị trường khi các điều kiện cần thiết cho việc cạnh tranh hoàn hảo không được thỏa mãn. Các loại cạnh tranh không hoàn hảo gồm: Độc quyền; Độc quyền nhóm; Cạnh tranh độc quyền; Độc quyền mua; Độc quyền nhóm mua. Trong thị trường cũng có thể xảy ra cạnh tranh không hoàn hảo do những người bán hoặc người mua thiếu các thông tin về giá cả các loại hàng hóa được trao đổi. 1.1.1.3. Khái niệm về năng lực cạnh tranh Thuật ngữ năng lực cạnh tranh được sử dụng rộng rãi trong phạm vi toàn cầu nhưng cho đến nay vẫn chưa có sự nhất trí cao giữa các học giả, các nhà chuyên môn về khái niệm cũng như cách đo lường, phân tích năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh có thể coi là một tiêu thức quan trọng thể hiện khả năng tăng trưởng, phát triển của đất nước, của nền kinh tế hay nhỏ hơn là ngành, doanh nghiệp trên thị trường nội địa và quốc tế. Năng lực cạnh tranh về bản chất chính là sự phối hợp có hiệu quả giữa quản lý Nhà nước và điều hành doanh nghiệp nhằm tạo được giá trị đầu ra cao nhất trên cơ sở cùng đơn vị đầu vào. Năng lực cạnh tranh là tổng hoà giữa yếu tố thuộc về cả môi trường vĩ mô và vi mô và để được đánh giá là có năng lực cạnh tranh thì quốc gia, ngành, doanh nghiệp, sản phẩm phải luôn giữ được yếu tố lợi thế so với quốc gia, ngành, doanh nghiệp và sản phẩm khác. 10 1.1.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh và các yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực canh tranh 1.1.2.2. Các cấp độ của năng lực cạnh tranh Năng lực cạnh tranh có thể được phân loại thành bốn cấp độ, đó là năng lực cạnh tranh ở cấp quốc gia, cấp ngành, doanh nghiệp và cấp sản phẩm hay còn gọi là năng lực cạnh tranh quốc gia, ngành, doanh nghiệp và của sản phẩm. Các cấp độ này tuy về mức độ và tiêu thức đánh giá có phần khác nhau song lại có mối liên hệ mật thiết, tác động qua lại lẫn nhau. Khi xem xét đánh giá và phân tích đưa ra giải pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cần xét mối liên quan giữa bốn cấp độ này. * Năng lực cạnh tranh của sản phẩm Là khả năng sản phẩm đó tiêu thụ được nhanh trong khi có nhiều người cùng bán loại sản phẩm đó trên thị trường. Hay nói một cách khác, năng lực cạnh tranh của sản phẩm được đo bằng thị phần của sản phẩm đó; năng lực cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán.. * Năng lực cạnh tranh cấp doanh nghiệp Là khả năng doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. * Năng lực cạnh tranh cấp ngành Năng lực cạnh tranh cấp ngành thường được xem xét qua các chỉ số định lượng, như : tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu và lợi thế so sánh. Một ngành sẽ là có năng 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất