Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn v...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam trên địa bàn tỉnh bến tre đến năm 2020

.PDF
103
38
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƢỚC VIỆT NAM TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60 34 02 01 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. LÊ THỊ ANH ĐÀO TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM 2015 TÓM TẮT LUẬN VĂN Bến Tre là tỉnh tiếp giáp với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng thương mại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế tỉnh nhà. Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre đã xuất hiện nhiều chi nhánh của các ngân hàng thương mại dẫn đến tình hình cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, gây ra không ít khó khăn cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre. Tác giả thực hiện luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020” với mong muốn đơn vị mình ngày càng đứng vững trong cạnh tranh. Với mục đích trên, luận văn đã thực hiện được những nội dung: - Giới thiệu khái quát những vấn đề cơ bản lý luận chung về cạnh tranh, các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh cũng như các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. - Nghiên cứu, phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre thông qua năng lực tài chính, năng lực hoạt động, năng lực quản trị điều hành,… Từ đó xác định những điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh để làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp. - Đề xuất một số giải pháp cụ thể, phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời đưa ra một số kiến nghị với mục tiêu tiếp tục giữ vững và nâng cao vị thế cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre trong giai đoạn tiếp theo. LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình khoa học này của mình, cụ thể: Tôi tên là: NGUYỄN THỊ NGUYÊN THẢO Sinh ngày: 14 tháng 9 năm 1987 – Tại Bến Tre. Quê quán: xã Thành An, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre. Hiện công tác tại: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre. Là học viên Cao học khóa XV – Lớp Cao học 15TNB của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Mã số học viên: 020101140037. Cam đoan đề tài: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020. Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng. Mã số: 60 34 02 01 Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Thị Anh Đào. Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TPHCM. Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tôi, kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của tôi. TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2015 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nguyên Thảo LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Quý Thầy Cô Trường Đại học Ngân hàng TPHCM đã truyền đạt những kiến thức quý giá cho tôi trong suốt thời gian qua, những kiến thức ấy là nền tảng quan trọng giúp tôi có thể nghiên cứu và làm việc tốt hơn. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Thị Anh Đào đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian vừa qua. Sự hướng dẫn của Cô đã giúp đề tài nghiên cứu của tôi được sâu sắc và hoàn thiện hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre, gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu này. Tôi rất mong nhận được sự góp ý của Quý Thầy Cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn. TP.Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 10 năm 2015 HỌC VIÊN Nguyễn Thị Nguyên Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ............................................................................................1 1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................................................1 1.1.1. Lý luận chung về cạnh tranh ...................................................................1 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh ........................................................................1 1.1.1.2. Đặc điểm cạnh tranh ..........................................................................2 1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh ..................................................................2 1.1.3. Khái niệm năng lực cạnh tranh của ngân hàng thƣơng mại................3 1.2. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ......................................................................................................4 1.3. CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI .........................................................................................7 1.3.1. Năng lực tài chính.....................................................................................7 1.3.2. Năng lực hoạt động kinh doanh ..............................................................8 1.3.3. Năng lực quản lý điều hành .....................................................................8 1.3.4. Nguồn nhân lực .........................................................................................9 1.3.5. Năng lực công nghệ ................................................................................10 1.3.6. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ .....................................................11 1.3.7. Mạng lƣới hoạt động ..............................................................................11 1.4. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI ..........................................................................12 1.4.1. Môi trƣờng vĩ mô ....................................................................................12 1.4.1.1. Các yếu tố thuộc về kinh tế .............................................................12 1.4.1.2. Các yếu tố thuộc về chính trị và pháp luật ....................................13 1.4.1.3. Các yếu tố thuộc về môi trƣờng văn hoá, xã hội và giáo dục.......13 1.4.1.4. Các yếu tố thuộc về công nghệ ........................................................14 1.4.2. Môi trƣờng vi mô ....................................................................................14 1.4.2.1. Yếu tố khách quan ...........................................................................14 1.4.2.2. Yếu tố chủ quan................................................................................15 1.5. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NGÂN HÀNG NƢỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC CHO CÁC NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG VIỆC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH..............................................................................16 1.5.1. Kinh nghiệm của Citibank ....................................................................16 1.5.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng Hồng Kông Thƣợng Hải (HSBC) ........18 1.5.3. Bài học về tăng cƣờng năng lực cạnh tranh cho các ngân hàng Việt Nam nói chung và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre nói riêng.......................................................21 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................22 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ......................................................................................24 2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ..........24 2.1.1. Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam ....................................................................................................................24 2.1.2. Giới thiệu khái quát về Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre ......................................................25 2.1.3. Sơ lƣợt kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ...........................................................................................................27 2.2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ...................................................................................29 2.2.1. Năng lực tài chính...................................................................................29 2.2.2. Năng lực hoạt động kinh doanh ............................................................33 2.2.2.1. Năng lực huy động vốn ....................................................................33 2.2.2.2. Năng lực tín dụng .............................................................................38 2.2.3. Năng lực quản lý điều hành ...................................................................43 2.2.4. Nguồn nhân lực .......................................................................................45 2.2.5. Năng lực công nghệ ................................................................................48 2.2.6. Tính đa dạng của sản phẩm dịch vụ .....................................................50 2.2.7. Mạng lƣới hoạt động ..............................................................................52 2.3. ĐÁNH GIÁ VỊ THẾ CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE TRONG HỆ THỐNG CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI TRÊN CÙNG ĐỊA BÀN ...............................................................................................................54 2.3.1. Phân tích các đối thủ cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre ..........................54 2.3.2. Đánh giá vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre ...............................................................57 2.3.2.1. Vị thế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre trong hệ thống các ngân hàng thƣơng mại trên cùng địa bàn ...................................................................................57 2.3.2.2. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức (SWOT) của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre ...................................................................................................58 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................61 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE...........................................................................62 3.1. MỤC TIÊU, ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ĐẾN NĂM 2020. .....................................................................62 3.1.1. Mục tiêu xây dựng giải pháp .................................................................62 3.1.2. Định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bến Tre đến năm 2020 .62 3.1.3. Xu hƣớng phát triển ngành ngân hàng tỉnh Bến Tre đến năm 2020 62 3.1.4. Mục tiêu phát triển của hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đến năm 2020 .......................................................63 3.1.5. Định hƣớng phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre đến năm 2020 ...................64 3.2. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH BẾN TRE ..........................................................................65 3.2.1. Nâng cao năng lực tài chính ..................................................................65 3.2.2. Nâng cao năng lực hoạt động ................................................................66 3.2.2.1. Các giải pháp về huy động vốn .......................................................66 3.2.2.2. Các giải pháp mở rộng gắn với nâng cao chất lƣợng tín dụng ....69 3.2.3. Nâng cao năng lực quản trị điều hành .................................................70 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực ...................................................72 3.2.5. Nâng cao năng lực công nghệ ................................................................74 3.2.6. Đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ .............................................................75 3.2.7. Mở rộng và nâng cao hiệu quả mạng lƣới hoạt động .........................76 3.2.8. Các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre ............................................................................................................................77 3.2.8.1. Xây dựng văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp.........................77 3.2.8.2. Tăng cƣờng kiểm soát và liên kết thông tin nội bộ .......................78 3.3. Kiến nghị ........................................................................................................78 3.3.1. Đối với Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ................................................78 3.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre .....79 3.3.3. Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam 79 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................80 KẾT LUẬN ..............................................................................................................81 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt AGRIBANK AGRIBANK BẾN TRE ATM BIDV BẾN TRE Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh tỉnh Bến Tre Máy rút tiền tự động Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre CBVC DONGABANK BẾN TRE FDI Cán bộ viên chức Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á Chi nhánh tỉnh Bến Tre Đầu tư trực tiếp nước ngoài IPCAS Dự án Hiện đại hóa hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng NXB Nhà xuất bản NHNN Ngân hàng Nhà nước NH Ngân hàng NHTM Ngân hàng thương mại NHTMCP SACOMBANK BẾN TRE POS Ngân hàng thương mại cổ phần Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn Thương Tín Chi nhánh Bến Tre Máy cà thẻ TCTD VIETINBANK BẾN TRE WTO Tổ chức tín dụng Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam Chi nhánh tỉnh Bến Tre Tổ chức thương mại Thế giới DANH MỤC BẢNG, BIỂU Bảng 2. 1: Kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh của Agribank Bến Tre ..28 Bảng 2. 2: Kết quả hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại ...........................30 Bảng 2. 3: Tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận của các ngân hàng thƣơng mại ........31 Bảng 2. 4: Nguồn vốn huy động từ năm 2011 đến 2014 ......................................34 Bảng 2. 5: Tình hình huy động và tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn ......................36 Bảng 2. 6: Tốc độ tăng trƣởng nguồn vốn của các ngân hàng thƣơng mại .......36 Bảng 2. 7: Tình hình dƣ nợ và tốc độ tăng trƣởng tín dụng ...............................39 Bảng 2. 8: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của các ngân hàng thƣơng mại ..........39 Bảng 2. 9: Số lƣợng khách hàng giao dịch vay vốn ..............................................41 Bảng 2. 10: Chất lƣợng hoạt động tín dụng ..........................................................41 Bảng 2. 11: Mạng lƣới hoạt động các NHTM trên địa bàn Bến Tre đến 31/12/2014.................................................................................................................53 Bảng 2. 12: Một số chỉ tiêu so sánh giữa các ngân hàng thƣơng mại năm 2014 ...................................................................................................................................55 Biểu đồ 2. 1: Thị phần huy động vốn của Agribank Bến Tre giai đoạn 20112014 ...........................................................................................................................35 Biểu đồ 2. 2: Tình hình huy động vốn của Agribank Bến Tre năm 2011-2014 .37 Biểu đồ 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn phân theo thời gian năm 2014 .........................37 Biểu đồ 2. 4: Thị phần tín dụng của Agribank Bến Tre giai đoạn 2011-2014 ...40 Biểu đồ 2. 5: Tỷ lệ nợ xấu tại Agribank Bến Tre giai đoạn năm 2011 – 2014 ...42 Biểu đồ 2. 6: Thị phần dịch vụ của của Agribank Bến Tre đến 31/12/2014 ......51 DANH MỤC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 1. 1: Mô hình viên kim cƣơng của Michael Porter .......................................5 Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức Agribank Bến Tre .....................................................27 MỞ ĐẦU 1. GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Cạnh tranh là một hiện tượng luôn gắn liền với nền kinh tế thị trường và chỉ xuất hiện trong điều kiện của kinh tế thị trường. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh là môi trường tạo động lực thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả của các tổ chức. Kết quả của cạnh tranh sẽ xác định vị thế, quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của mỗi tổ chức. Đó là lý do mà các tổ chức đều cố gắng tìm cho mình một chiến lược phù hợp để chiến thắng trong quá trình cạnh tranh. Giống như bất cứ loại hình đơn vị nào trong kinh tế thị trường, trong kinh doanh, các NHTM luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cùng ngành, các tổ chức tín dụng đang cùng hoạt động kinh doanh trên thương trường với mục tiêu là giành lấy khách hàng, tăng thị phần tín dụng, tăng huy động vốn, mở rộng cung ứng các sản phẩm dịch vụ NH cho nền kinh tế, nhằm mục đích cuối cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Chính vì vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu và đánh giá lại thực trạng năng lực cạnh tranh của NH để đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao vị thế trong thời kỳ hội nhập như hiện nay là một vấn đề cấp thiết đang đặt ra. 1.2. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm qua, trên địa bàn tỉnh Bến Tre tình hình cạnh tranh giữa các NH diễn ra ngày càng gay gắt. Quá trình cạnh tranh giữa các NHTM nhà nước đã làm cho Agribank Bến Tre gặp rất nhiều khó khăn để giữ lấy thị phần. Bên cạnh đó, các NHTM cổ phần ồ ạt mở chi nhánh trên địa bàn dẫn đến mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn. Để giành thế chủ động trong cạnh tranh, Agribank Bến Tre cần phải nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh, đổi mới hoạt động một cách mạnh mẽ để trở thành chi nhánh kinh doanh đa dạng, có khả năng cạnh tranh cao, hoạt động an toàn và hiệu quả đáp ứng nhu cầu của người dân nói riêng và phát triển của tỉnh nói chung. Bản thân là nhân viên đang công tác tại Agribank Bến Tre, tôi rất mong muốn đơn vị mình ngày càng đứng vững trong cạnh tranh; Chính vì lý do đó, tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ kinh tế với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên địa bàn tỉnh Bến Tre đến năm 2020”. 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục tiêu tổng quát Tìm ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre đến năm 2020. 2.2. Mục tiêu cụ thể Nghiên cứu các vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre, chỉ ra những yếu kém còn tồn tại đồng thời tìm ra nguyên nhân của những yếu kém. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre đến năm 2020. 3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU Để đạt đến mục tiêu nghiên cứu, luận văn sẽ tập trung giải quyết các câu hỏi sau: - Năng lực cạnh tranh là gì? tiêu chí nào dùng để đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM? - Năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre hiện nay như thế nào? những yếu kém còn tồn tại và nguyên nhân của những yếu kém đó? - Giải pháp nào để khắc phục những yếu kém trên nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre đến năm 2020? 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những lý luận cơ bản và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre. Trên cơ sở đó tìm ra những điểm yếu kém để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre. - Phạm vi nghiên cứu: việc nghiên cứu được thực hiện trong phạm vi địa bàn tỉnh Bến Tre và năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre giai đoạn 2011–2014. 5. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở các số liệu được thu thập từ các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Bến Tre, các báo cáo hoạt động của NHNN Chi nhánh tỉnh Bến Tre từ năm 2011 đến năm 2014, các tạp chí kinh tế…, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh… để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu từ đó đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre. 6. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh, các nhân tố tác động và các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre, kết quả đạt được và những yếu kém còn tồn tại. Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre đến năm 2020. 7. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI Mặc dù đã có một số bài viết trên tạp chí NH liên quan đến vấn đề cạnh tranh của Agribank Bến Tre. Tuy nhiên, nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre trong luận văn này vẫn mang tính mới và toàn diện hơn so với các bài viết trước đây. Cụ thể là: - Đề tài nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của Agibank Bến Tre giai đoạn 2011 – 2014 nên sẽ mang tính thời sự cao hơn so với các bài viết trước. - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản về năng lực cạnh tranh, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM. - Đề tài đầu tiên nghiên cứu chi tiết và có hệ thống thực trạng năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre. - Đề xuất một số giải pháp để Agribank Bến Tre có thể nghiên cứu, vận dụng vào công tác quản trị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại đơn vị trong thời gian tới. 8. TỔNG QUAN VỀ LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU Nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề nghiên cứu được nhiều người quan tâm. Những năm gần đây có nhiều công trình khoa học và bài báo nghiên cứu về năng lực cạnh tranh dưới các góc độ khác nhau, cụ thể như sau: - Tác giả Đặng Hữu Mẫn (2010) với bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng. Bài viết đã cung cấp một bức tranh khái quát về thực trạng năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam như: cạnh tranh về năng lực tài chính, năng lực công nghệ, nguồn nhân lực…, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. - Tác giả Đường Thị Thanh Hải (2015) với bài viết “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” đăng trên tạp chí Tài chính. Bài viết tập trung phân tích, đánh giá một số chỉ tiêu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh nội tại của các NHTM Việt Nam, từ đó tác giả đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM Việt Nam. - Đề tài luận văn Thạc sĩ Kinh tế: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trong xu thế hội nhập” của tác giả Phạm Tấn Mến (2008) và đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh tỉnh Vĩnh Long” của tác giả Nguyễn Văn Tám (năm 2011), bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Cả hai luận văn đều nghiên cứu làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn với phương pháp nghiên cứu thống kê, so sánh, phân tích số liệu trên cơ sở các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị qua các năm, báo cáo thường niên của NHNN... Đồng thời đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của NH. - Đề tài luận văn Thạc sĩ kinh tế: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh” của tác giả Nguyễn Phan Duy (năm 2013) bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, phương pháp thống kê, so sánh...để làm rõ vấn đề nghiên cứu. Nhưng phân tích định lượng chỉ dừng lại ở bước thống kê số liệu trên sơ sở phiếu điều tra mà không phân tích sâu để xác định yếu tố nào ảnh hưởng mạnh nhất đến năng lực cạnh tranh. Từ đó tác giả đưa ra một số ý kiến đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Ngoài ra, còn có nhiều công trình nghiên cứu khoa học và một số bài viết trên các tạp chí, báo tổng kết hoạt động kinh doanh của các NH trên toàn quốc đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các bài viết trên và cho đến nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào nghiên cứu một cách có hệ thống về năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre. Do vậy việc nghiên cứu đề tài này của tác giả là cần thiết, trong quá trình nghiên cứu tác giả đã chọn lọc, kế thừa những ý tưởng liên quan đến đề tài nhằm phục vụ cho việc phân tích làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản và giúp cho quá trình tìm hiểu, đề xuất các giải pháp phù hợp có tính thực tiễn cao nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Agribank Bến Tre trong thời gian tới. 9. TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI Đề tài nghiên cứu dự kiến thực hiện từ tháng 3 đến tháng 9, tiến độ thực hiện như sau: Tháng (năm…) Dự kiến nội dung 3 4 5 6 7 8 9 10 11 thực hiện Thực hiện đề cương luận văn Thực hiện chương 1 luận văn Thực hiện chương 2 luận văn Thực hiện chương 3 luận văn Hoàn thiện luận văn 10. BỐ CỤC DỰ KIẾN CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục các bảng số liệu, danh mục tài liệu tham khảo; luận văn được kết cấu thành 3 chương, gồm: - Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre. - Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Bến Tre. 1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1. TỔNG QUAN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI 1.1.1. Lý luận chung về cạnh tranh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh trong kinh tế là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau. Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho phạm vi của doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia và khu vực liên quốc gia. Ở các cấp độ khác nhau thì mục tiêu được đặt ra khác nhau. Đối với quốc gia, mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho người dân, còn đối với doanh nghiệp thì mục tiêu chủ yếu là tồn tại và kiếm lợi nhuận trong môi trường cạnh tranh quốc gia hay quốc tế. Các tác giả với các tiếp cận khác nhau đã đưa ra những khái niệm khác nhau. Theo Từ Điển Bách Khoa Việt Nam 1995 “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi các quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”. Các tác giả trong cuốn Các vấn đề pháp lý về thể chế và chính sách cạnh tranh và kiểm soát độc quyền kinh doanh thuộc dự án VIE/97/016 (2002) cho rằng “Cạnh tranh có thể được hiểu là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành một số nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt mục tiêu kinh doanh cụ thể”. Samuelson (2000) cho rằng: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”. Những quan điểm của các lý thuyết cạnh tranh trên cho thấy cạnh tranh không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của các chủ thể tham gia, mà là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, giúp các chủ thể tham gia biết quý trọng hơn những cơ hội và lợi thế mà mình có được. Thông qua cạnh tranh, các chủ thể tham gia xác
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất