Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty pinctadali việt nam...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty pinctadali việt nam

.DOC
67
224
110

Mô tả:

Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp TÓM LƯỢC Với sự phát triển của nền kinh tế, tình hình kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp ngày càng khó khăn hơn do phải đương đầu với sự cạnh tranh từ nhiều phía. Nhận biết được những khó khăn này em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam” làm đề tài cho bài luận văn tốt nghiệp của mình. Luận văn được kết cấu thành 4 chương với nội dung xuyên suốt là tìm ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty dựa trên việc nghiên cứu lý thuyết, phân tích thực trạng của công ty và đối thủ cạnh tranh. Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và kết cấu luận văn. Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn đã trình bày các quan điểm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh của doanh nghiệp. Xác định được những yếu tố nội lực và các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, môi trường ngành ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 3: Vận dụng cơ sở lý thuyết đã xây dựng ở chương 2 và qua các phương pháp thu thập dữ liệu, phân tích dữ liệu, luận văn đã phân tích được môi trường kinh doanh, phân tích được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua các yếu tố cấu thành và chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Kết hợp việc phân tích luận văn đã so sánh khả năng cạnh tranh của công ty so với các đối thủ cạnh tranh. Chương 4: Trên cơ sở đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty, luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty để đảm bảo sự cạnh tranh trên thị trường Hà Nội và phát triển bền vững. Phạm Thị Thoa i Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian học tập tại trường Đại Học Thương mại em đã được các thầy cô tận tình dạy dỗ. Đó là những kiến thức và kinh nghiệm quí báu để thời gian tới đây em có thể vận dụng những kiến thức đã được học để thực hiện tốt công việc của mình trong tương lai góp một phần nhỏ bé của mình cho công cuộc xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh và phồn vinh hơn. Để có được điều đó, em xin cảm ơn trường Đại học Học Thương Mại và các thầy cô trong trường đã cho em môi trường học tập bổ ích để có được kiến thức như ngày hôm nay. Và đặc biệt,trong thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thầy giáo – PGS.TS Trần Hùng đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn này. Bên cạnh đó, em cũng xin được gửi lời cảm ơn tới các anh chị trong Công ty TNHH Pinctadali Việt Nam đã tiếp nhận và tạo điều kiện thuận lợi cho em thực tập và nghiên cứu để hoàn thành bài luận văn của mình. Em xin chân thành cảm ơn ! Phạm Thị Thoa ii Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp MỤC LỤC TÓM LƯỢC............................................................................................................................i LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU................................................................................................vi DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ......................................................................................vi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...........................................................................................vii CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PINCTADALI VIỆT NAM”..................1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu........................................................................1 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài..................................................................2 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................2 1.4. Phạm vi nghiên cứu.......................................................................................................2 1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp................................................................................2 CHƯƠNG 2 : MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP............................................4 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh................................................................................................................................4 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh...........................................................................................4 2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp......................................4 2.2. Một số lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh.....................................5 2.2.1. Một số lý thuyết về cạnh tranh.................................................................................5 2.2.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh................................................................5 2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước..........................................................................................................................................6 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài.............................................................8 2.4.1. Vai trò cạnh tranh của doanh nghiệp.....................................................................8 2.4.2. Phân loại cạnh tranh..................................................................................................8 2.4.3. Các yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp......11 2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp......................14 2.4.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.........15 2.4.6. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp............18 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PINCTADALI VIỆT NAM........................................................................19 Phạm Thị Thoa iii Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp 3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam............................................................................................................19 3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu...............................................................................19 3.1.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp...................................................................19 3.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp................................................................19 3.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu.............................................................................20 3.1.2.1. Phương pháp định tính.........................................................................................20 3.1.2.2. Phương pháp định lượng.....................................................................................20 3.2. Đánh giá tổng quát tình hình và ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.....................................20 3.2.1. Giới thiệu về công ty Pinctadali Việt Nam...........................................................20 3.2.2. Ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.........................................................................................................23 3.2.2.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp.................................23 3.2.2.2. Những nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp.............................25 3.2.3. Đánh giá tổng quát năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam qua kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2008 – 2010...................................26 3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.................................27 3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.................................................................................................................................27 3.3.2. Kết quả tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam...............................................................................................29 3.4. Kết quả phân tích các dữ liệu thứ cấp về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam............................................................................................................29 3.4.1. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam thông qua các yếu tố cấu thành...........................................................................................30 3.4.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty thông qua các chỉ tiêu.................38 CHƯƠNG 4:CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PINCTADALI VIỆT NAM..................40 4.1. Các kết luận và phát hiện qua nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.......................................................................................................40 4.1.1. Các kết luận qua nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.............................................................................................................40 Phạm Thị Thoa iv Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp 4.1.2. Những phát hiện chủ yếu qua nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam...............................................................................................42 4.2. Dự báo những cơ hội, thách thức, định hướng phát triển và quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam...........................43 4.2.1. Dự báo những cơ hội và thách thức của công ty Pinctadali Việt Nam........43 4.2.2. Định hướng phát triển của công ty Pinctadali Việt Nam.................................44 4.2.3. Quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam..........................................................................................................................................45 4.3. Các giải pháp, đề xuất và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.....................................................................................46 4.3.1. Các giải pháp, đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam.............................................................................................................46 4.3.2. Một số kiến nghị với nhà nước...............................................................................49 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Phạm Thị Thoa v Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 : Tình trạng lao động được tuyển dụng tại công ty Pinctadali Việt Nam.37 Bảng 3.2: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty Pinctadali Việt Nam..........39 Bảng 3.3: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của công ty Cổ Phần Sàn Đẹp Hồng Ngọc ...........................................................................................................................39 Bảng 3.4: Tình hình nguồn vốn kinh doanh của Công ty TNHH Tiến Động............40 Bảng 3.5: Cơ sở vật chất, kỹ thuật của Công ty Pinctadali Việt Nam năm 2010......40 Bảng 3.6: So sánh giá bán một số sản phẩm của các công ty năm 2010..................43 DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty……………………………… 28 Phạm Thị Thoa vi Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CBCNV CN DN DT LN : : : : : Lợi nhuận : Cán bộ công nhân viên Chuyên nghiệp Doanh nghiệp Doanh thu Lợi nhuận Lợi nhuận sau thuế trước thuếếLNST NXB: : Nhà xuất bản LNTT STT TCVN TĐPT BQ TNHH WTO : : : : : Phạm Thị Thoa Số thứ tự Tiêu chuẩn Việt Nam Tốc độ phát triển bình quân Trách nhiệm hữu hạn Word trade organization (Tổ chức thương mại thế giới) vii Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI: “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY PINCTADALI VIỆT NAM” 1.1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu. Khi một doanh nghiệp tham gia vào hoạt động sản xuất hay kinh doanh trong cơ chế thị trường như hiện nay đều phải chịu sự tác động của những quy luật kinh tế khách quan trong đó có quy luật cạnh tranh. Cạnh tranh có vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giúp các ngành, các doanh nghiệp tự đào thải những cá thể doanh nghiệp yếu kém, không đủ sức tồn tại. Vì cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà trong đó các doanh nghiệp ganh đua nhau bằng mọi biện pháp cả nghệ thuật lẫn những thủ đoạn để đạt được mục tiêu của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường giành lấy khách hàng cũng như những điều kiện sản xuất hay thị trường sản xuất có lợi nhất. Vậy để tồn tại và phát triển, để có sức cạnh tranh các doanh nghiệp phải biết tự hoàn thiện mình bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong công nghệ, phương thức quản lý, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực,… Trong những năm qua Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong quá trình phát triển kinh tế hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới như ASEAN, WTO,…nó mở ra cho nền kinh tế nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng những cơ hội và thách thức. Thách thức lớn nhất đó chính là sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn từ những đối thủ lớn mạnh khác trong cùng một sân chơi kinh tế này. Để tận dụng được những cơ hội và ứng phó với những thách thức đòi hỏi những doanh nghiệp phải vận động theo hướng tích cực để khẳng định, nâng cao vị thế của mình trên thị trường. Và quan trọng hơn các doanh nghiệp phải biết tự nâng cao năng lực cạnh tranh trong nền kinh tế đầy khốc liệt không những đối với trong nước mà cả ngoài nước. Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Pinctadali Việt Nam, em nhận thấy công ty mới được thành lập từ năm 2008 đến nay tuy còn non trẻ nhưng đã có những thành công nhất định. Hình ảnh cũng như sản phẩm của công ty đã dần được khách hàng quan tâm và biết đến vì tính chất sản phẩm được làm từ tre là hình ảnh quen thuộc của dân tộc Việt Nam – thân thiện với môi trường. Thị trường và thị phần của công ty ngày càng được mở rộng, lợi nhuận của công ty tăng lên hàng năm. Bên cạnh những thành công hay những lợi thế thì công ty còn gặp phải những khó khăn như quy mô công ty còn nhỏ, giá của sản phẩm còn cao nên sức tiêu thụ sản phẩm hạn chế. Khó khăn đó còn do ảnh hưởng từ bên ngoài công ty từ những đối thủ cạnh tranh trong và ngoài ngành. Họ có sức cạnh Phạm Thị Thoa 1 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp tranh lớn vì họ có tiềm lực về mặt quy mô cũng như tuổi đời để từ đó cho ra những sản phẩm từ nhiều chất liệu, phong phú về chủng loại, mẫu mã và quan trọng hơn họ có những chiến lược kinh doanh tốt. Từ thực tế trên, vấn đề cấp thiết hiện nay đặt ra cho công ty là phải làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh, khả năng cạnh của mình để công ty tồn tại và ngày một phát triển. 1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài. Từ những lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh mà em đã được học trong trường và thực tế về năng lực cạnh tranh của Công Ty Pinctadali Việt Nam em đã chọn đề tài : “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công Ty Pinctadali Việt Nam ” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình và với mong muốn đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty. 1.3. Các mục tiêu nghiên cứu. - Làm rõ một số vấn đề lý thuyết liên quan tới cạnh tranh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sự cần thiết, các chỉ tiêu đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Phân tích đánh giá thực trạng và phân tích những nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh công ty Pinctadali Việt Nam. - Đề xuất một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam. 1.4. Phạm vi nghiên cứu. - Phạm vi không gian: Đề tài nghiên cứu phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam trên địa bàn Hà Nội. - Phạm vi thời gian: Các số liệu thứ cấp trong đề tài nghiên cứu được thu thập trong 3 năm 2008, 2009, 2010. - Phạm vi nội dun : Luận văn tập trung nghiên cứu lý thuyết liên quan tới năng lực cạnh tranh và thực trạng về năng lực cạnh trang của công ty Pinctadali Việt Nam, đề ra một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. 1.5. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp. Ngoài các phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ hình vẽ, tài liệu tham khảo, luận văn được chia làm 4 chương : Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam”. Phạm Thị Thoa 2 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp Chương 2: Một số vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam. Chương 4: Các kết luận và đề xuất nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam. Phạm Thị Thoa 3 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp CHƯƠNG 2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1. Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh. 2.1.1. Khái niệm về cạnh tranh. Khái niệm chung: cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như lĩnh vực kinh tế, thương mại, luật, chính trị, sinh thái, thể thao… Cạnh tranh có thể là giữa hai hay nhiều lực lượng, hệ thống, cá nhân, nhóm, loài, tùy theo nội dung mà thuật ngữ này được sử dụng. Cạnh tranh có thể dẫn đến các kết quả khác nhau. Trong lĩnh vực kinh tế thì cạnh tranh được hiểu là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, nhà phân phối, bán lẻ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. 2.1.2. Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về năng lực cạnh tranh như sau: Theo định nghĩa của Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) [14] cho rằng: “Năng lực cạnh tranh là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất các hiệu quả làm cho các doanh nghiệp các ngành, các địa phương, các quốc gia và khu vực phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Theo quan điểm của Kinh tế chính trị học [2] thì cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng mà doanh nghiệp có thể duy trì một vị trí của nó một cách lâu dài trên thị trường, đảm bảo thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòi hỏi cho việc tài trợ các mục tiêu của doanh nghiệp. Theo tác giả Trần Sửu trong cuốn Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa lại [8] cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chính là khả năng mà doanh nghiệp tạo ra được lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất Phạm Thị Thoa 4 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn tạo ra thu nhập cao, phát triển bền vững. Từ những quan điểm khác nhau trên, ta có thể đưa ra một khái niệm chung nhất về năng lực cạnh tranh như sau: Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thỏa mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. 2.2. Một số lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 2.2.1. Một số lý thuyết về cạnh tranh. Tiếp cận ở góc độ tổng quát thì cạnh tranh là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được sự tồn tại, sống còn, giành được lợi nhuận, địa vị, sự kiêu hãnh, các phần thưởng hay những thứ khác. Theo quan điểm của Kinh tế chính trị học [2] thì: “cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền kinh tế thị trường nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa”. Theo C.Mác [3], cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều điện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhuận tối đa. Theo Diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) [14] định nghĩa cạnh tranh như sau: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. 2.2.2. Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh. Trên thực tế có rất nhiều các khái niệm về năng lực cạnh tranh song ta có thể hiểu khái niệm về năng lực cạnh tranh là toàn bộ những năng lực có thể tạo ra lợi thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh khác nhằm thỏa mãn đến mức tối đa nhu cầu của thị trường. Có các quan điểm về năng lực cạnh tranh ở các cấp độ như ở cấp độ quốc gia, cấp độ ngành, doanh nghiệp và sản phẩm như sau: - Năng lực cạnh tranh của quốc gia: Năng lực cạnh tranh quốc gia gồm một hệ thống chỉ số - cũng còn gọi là chỉ số năng lực cạnh tranh tổng hợp (GCI - Global Phạm Thị Thoa 5 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp Competitiveness Index) được Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) công bố lần đầu tiên trong Báo cáo năng lực cạnh tranh toàn cầu năm 200 - 2005 [14]. Các chỉ số này được phân làm chín nhóm, còn được gọi là chín trụ cột thể hiện năng suất và năng lực cạnh tranh quốc gia. Chín trụ cột đó gồm: (1) thể chế; (2) kết cấu hạ tầng; (3) kinh tế vĩ mô; (4) y tế và giáo dục cơ bản; (5) đào tạo và giáo dục bậc cao; (6) hiệu quả thị trường; (7) mức độ sẵn sàng về công nghệ; (8) trình độ kinh doanh; (9) đổi mới và sáng tạo. - Năng lực cạnh tranh của ngành, doanh nghiệp: Theo tác giả Trần Sửu trong cuốn Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa [8] cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp và là các yếu tố nội hàm của mỗi doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh không chỉ được tính bằng các tiêu chí về công nghệ, tài chính, nhân lực, tổ chức quản trị doanh nghiệp,… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sản phẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn với với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có quan điểm đồng nhất của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh… - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Cho đến nay, chưa có một định nghĩa nào thống nhất về năng lực cạnh tranh của sản phẩm từ các nhà kinh tế. Vì vậy khái niệm đó vẫn dựa trên cơ sở khái niệm rộng hơn như của doanh nghiệp hay của quốc gia. Theo Kinh tế chính trị học [2] cho rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm là sự vượt trội của nó so với sản phẩm cùng loại do các đối thủ cạnh tranh khác cung cấp trên cùng một thị trường. Nhưng theo Micheal Porter [4] lại cho rằng năng lực của sản phẩm chính là khả năng nắm giữ và nâng cao thị phần sản phẩm của doanh nghiệp. Nhưng hiểu theo cách nào đi chăng nữa thì những sản phẩm có năng lực cạnh tranh đều là yếu tố quan trọng làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp mình trên thị trường. 2.3. Tổng quan về tình hình khách thể nghiên cứu của các công trình năm trước. Trong thời gian qua cũng có những đề tài nghiên cứu về việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cụ thể như sau: * Đề tài : “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của trung tâm thương mại – dịch vụ Tràng thi”. Sinh viên thực hiện: Đỗ Quyền Anh, lớp K38C1, năm 2006 trường Đại Học Thương Mại. Kết quả đạt được: Luận văn đã hệ thống hóa được một số vấn lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh. Luận văn đã phân tích, đánh giá được thực trạng năng lực cạnh tranh của Trung tâm thương mại – dịch vụ Phạm Thị Thoa 6 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp Tràng Thi qua những ưu điểm, hạn chế và những nguyên nhân hạn chế. Từ đó, luận văn đã đề xuất một số giải pháp có tính hệ thống, hợp lý và có cân nhắc tính khả thi nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của Trung tâm thương mại – dịch vụ Tràng Thi trên thị trường. * Đề Tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Bảo Hiểm Petrolimex (PJICO)”. Sinh viên thực hiện: Trần Tiến Dũng, Lớp K38A6, năm 2006 trường Đại Học Thương Mại. Kết quả đạt được: Luận văn đã đưa ra được một số nội dung chủ yếu của vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Luận văn đã chỉ ra được những cơ hội và thách thức của công ty trong phần thực trạng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty. Phần cuối của luận văn cũng đề ra được một số những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Cổ Phần Bảo Hiểm Petrolimex. * Đề tài: “Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Hải Anh”. Sinh viên thực hiện: Phạm Thu Huyền, lớp K38C5, năm 2006 Trường Đại Học Thương Mại. Kết quả đạt được: Luận văn đã nêu ra được các khái niệm và những vấn đề liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghệp. Luận văn đã phân tích được tình hình hoạt động kinh doanh của công ty thiết bị kỹ thuật tin học Hải Anh đồng thời qua đó luận văn đã phân tích được thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty, chỉ ra được những mặt đã đạt được và những mặt chưa đạt được của công ty Hải Anh. Cuối cùng, luận văn đã đưa ra được những giải pháp chính và kiến nghị với nhà nước để giúp công ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Vấn đề em đang nghiên cứu ở đây là: nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Pinctadali Việt Nam với hoạt động chính là cung cấp và phấn phối các sản phẩm nội thất được làm từ tre. Do đó, đề tài của em nghiên cứu không bị trùng lặp với các đề tài đã nghiên cứu trước đây. 2.4. Phân định nội dung nghiên cứu của đề tài. 2.4.1. Vai trò cạnh tranh của doanh nghiệp. * Đối với nền kinh tế: Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Nó là động lực thúc đẩy sản xuất phát Phạm Thị Thoa 7 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp triển, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế. Sự cạnh tranh buộc người sản xuất phải năng động, nhạy bén, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, tích cực nâng cao tay nghề, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những tiến bộ, các nghiên cứu thành công mới nhất vào trong sản xuất, hoàn thiện cách thức tổ chức trong sản xuất, trong quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ở đâu thiếu cạnh tranh hoặc có biểu hiện độc quyền thì nền kinh tế thường trì trệ và kém phát triển. * Đối với doanh nghiệp: Cạnh tranh là động lực cho sự phát triển của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tìm ra những biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình. Cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải đưa ra các sản phẩm có chất lượng cao hơn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và đạt được lợi nhuận tối đa. Để có được điều ấy các doanh nghiệp phải biết áp dụng những tiến bộ của thành tựu kỹ thuật trong quản lý và cải tiến sản phẩm vì Cạnh tranh còn quyết định tới yếu tố sống còn của doanh nghiệp. * Đối với người tiêu dùng: Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu dùng. Nhà sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có chi phí sản xuất rẻ hơn, có tỷ lệ tri thức khoa học, công nghệ trong đó cao hơn… so với đối thủ cạnh tranh để đáp ứng tối đa thị hiếu của người tiêu dùng. Khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc thỏa mãn nhu cầu của mình và phù hợp với số tiền mình bỏ ra. 2.4.2. Phân loại cạnh tranh. Tùy theo những tiêu thức và những căn cứ khác nhau mà người ta phân chia cạnh tranh thành nhiều loại cạnh tranh khác nhau. a. Căn cứ theo mức độ cạnh tranh trên thị trường gồm : - Cạnh tranh hoàn hảo: Là thị trường bao gồm rất nhiều người bán và người mua một sản phẩm hàng hóa giống nhau nào đó. Không một người mua hay người bán nào có thể ảnh hưởng tới mức giá thị trường hiện hành của hàng hóa. Người bán không thể đòi giá cao hơn giá thị trường vì người mua có thể tự do mua với số lượng hàng hóa bất kì những hàng hóa mình cần theo giá thị trường đó. Người bán cũng không chào giá thấp hơn giá thị trường vì họ có thể bán tất cả những thứ cần theo giá thị trường hiện hành. Ở những thị trường như vậy người bán không mất nhiều giờ vào việc soạn thảo những chiến lược marketing bởi vì từ trước đến giờ thị trường vẫn là thị trường cạnh tranh hoàn hảo, vai trò của việc nghiên cứu marketing, thiết kế hàng hóa, chính sách giá cả, quảng cáo và kích thích tiêu thụ và những biện pháp khác đều ở mức tối thiểu. Phạm Thị Thoa 8 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp - Cạnh tranh không hoàn hảo: là hình thức cạnh tranh trên thi trường mà ơ đó một số nhà sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm của mình hay tác động đến giá cả thị trường. Cạnh tranh không hoàn hảo bao gồm hai loại: + Cạnh tranh độc quyền: Là thị trường bao gồm rất đông người mua và người bán thực hiện các thương vụ không theo giá thị trường thống nhất, mà theo một khoảng giá rộng rãi. Sở dĩ có một khoảng giá là do người bán có thể chào bán cho người mua những phương án hàng hóa khác nhau về chất lượng, các tính chất, hình thức bên ngoài, cũng có thể khác biệt nhau về dịch vụ kèm theo hàng hóa. Người mua thấy có sự chênh lệch về giá chào bán và sẵn sàng mua hàng theo các giá khác nhau. Bên cạnh giá cả, để có thể nổi bật lên về điểm gì đó người bán cố gắng nghiên cứu về cách chào hàng khác nhau cho các thành phần thị trường khác nhau và sử dụng rộng rãi thực tiễn gắn tên nhãn hiệu cho hàng hóa, quảng cáo và các phương pháp bán hàng cá nhân. + Độc quyền nhóm: Là hình thái độc quyền nhóm do một số người cùng tham gia sản xuất kinh doanh cùng một loại sản phẩm hàng hóa, dịch vụ và họ thâu tóm gần hết thị trường. Những doanh nghiệp này đóng vai trò chính trong ngành và quyết định đối với mức giá sản phẩm cùng loại trên thị trường buộc các doanh nghiệp nhỏ khác phải điều chỉnh theo. b. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh gồm : - Cạnh tranh giữa người mua và người bán: Là cuộc cạnh tranh diễn ra theo quy luật mua rẻ bán đắt trên thị trường hàng hóa. Người bán thì luôn muốn bán sản phẩm hàng hóa của mình với giả cao nhất có thể còn ngược lại người mua thì lại muốn mua sản phẩm mình cần với giá thấp nhất. Và chấp nhận cuối cùng được hai bên mua và bán thỏa thuận. - Cạnh tranh giữa người mua với nhau: là cuộc cạnh tranh xảy ra khi cung nhỏ hơn cầu trong trường hợp hàng hóa trên thị trường khan hiếm nên người mua chấp nhận mua với giá cao để được sản phẩm mà họ cần. Và cuối cùng thì người bán thu được nhiều lợi nhuận hơn. - Cạnh tranh giữa người bán với nhau: Đây là cuộc cạnh tranh gay go và quyết liệt nhất trên thị trường để giành giật lợi thế về phía mình như khách hàng, thị phần, doanh thu và cuối cùng là lợi nhuận. Thị phần, doanh thu và lợi nhuận càng tăng càng chứng tỏ sức cạnh tranh của họ càng lớn. Làm được điều ấy đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự nhạy bén, linh hoạt trong quản lý, thường xuyên đổi mới trong công nghệ… c. Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh gồm: Phạm Thị Thoa 9 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp - Cạnh tranh quốc gia: Là loại cạnh tranh diễn ra trên quy mô rộng lớn nhất giữa quốc gia này với quốc gia khác nhằm tìm kiếm thị trường đầu tư, xuất khẩu thu lợi nhuận nhiều hơn. + Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh giữa các ngành trong nền kinh tế khác nhau, nhằm giành lấy lợi nhuận lớn nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn tới việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất nên đã chuyển vốn đầu tư từ ngành đầu tư ít có lợi nhuận sang ngành đầu tư có mức lợi nhuận cao hơn. + Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, sản xuất và tiêu dùng cùng một chủng loại sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này luôn có sự thôn tính lẫn nhau, các doanh nghiệp phải áp dụng mọi biện pháp để thu lợi nhuận như cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí cá biệt của hàng hóa nhằm thu được lợi nhuận siêu ngạch. Kết quả là trình độ sản xuất ngày càng phát triển, các doanh nghiệp không đủ khả năng cạnh tranh có thể bị thu hẹp hoặc thậm chí bị phá sản. d. Căn cứ theo tính chất của phương thức cạnh tranh gồm : - Cạnh tranh lành mạnh: Là loại cạnh tranh theo đúng quy định của pháp luật, đạo đức xã hội, đạo đức kinh doanh. Cạnh tranh có tính chất thi đua, thông qua đó mỗi chủ thể nâng cao năng lực của chính mình mà không dùng thủ đoạn triệt hạ đối thủ. Phương châm của cạnh tranh lành mạnh là “không cần phải thổi tắt ngọn nến của người khác để mình tỏa sáng”. - Cạnh tranh không lành mạnh: Là bất cứ hành động nào trong hoạt động kinh tế trái với đạo đức nhằm làm hại các đối thủ kinh doanh hoặc khách hàng. Và cũng gần như sẽ không có người thắng nếu việc kinh doanh được tiến hành giống như một cuộc chiến. Cạnh tranh khốc liệt mang tính tiêu diệt chỉ dẫn đến một hậu quả thường thấy sau các cuộc cạnh tranh khốc liệt là sự sụt giảm mức lợi nhuận ở khắp mọi nơi. 2.4.3. Các yếu tố chủ yếu cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. a. Trình độ tổ chức và quản lý của doanh nghiệp. Trình độ tổ chức và quản lý là yếu tố quan trọng hàng đầu. Có tổ chức tốt doanh nghiệp sẽ làm tốt mọi việc. Nếu các yếu tố khác mà tốt nhưng trình độ tổ chức và quản lý kém thì hoạt động của doanh nghiệp chắc chắn sẽ không có hiệu quả. Một tổ chức quản lý được coi là tốt bao gồm: có phương pháp quản lý tốt, có hệ thống tổ chức gọn nhẹ, có văn hóa doanh nghiệp tốt và phải quản lý có hiệu quả. Phạm Thị Thoa 10 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp b.Nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp. Kinh doanh là hoạt động của con người, kết quả kinh doanh sẽ phục vụ lại lợi ích của con người. Vì vậy, con người vừa là công cụ vừa là mục đích của hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc sử dụng nguồn nhân lực như thế nào để có hiệu quả luôn là cơ hội cũng như thách thức cho hoạt động quản trị có hiệu quả. Từ đó doanh nghiệp luôn phải xác định được điểm mạnh điểm yếu của nguồn nhân lực để có những chiến lược kinh doanh phù hợp và hiệu quả tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. c. Nguồn lực tài chính. Đây là yếu tố quan trọng quyết định khả năng sản xuất và là chỉ tiêu hàng đầu để đánh giá quy mô kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn lực tài chính ở đây bao gồm: quy mô tài chính của doanh nghiệp, tình hình nguồn vốn, đầu tư,…Tình hình tài chính tốt sẽ giúp doanh nghiệp mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư đổi mới máy móc, trang thiết bị, đầu tư vào các chương trình PR, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm…từ đó nâng cao được năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nguồn vốn lớn sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ về tài chính, giảm bớt được các khoản nợ vay giảm bớt được các rủi ro xảy ra tạo cho doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh hơn từ đó có nhiều cơ hiệu kinh doanh hơn. d. Nguồn lực vật chất và bí quyết công nghệ. Nguồn lực vật chất của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản cố định mà doanh nghiệp đang có như máy móc, thiết bị, nhà xưởng… Nó phản ánh quy mô và trình độ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bí quyết công nghệ là những công nghệ riêng của doanh nghiệp, nó phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó được biểu hiện bằng những chỉ tiêu hữu hình và vô hình như năng suất lao động bình quân, trình độ quản lý của nhà quản trị, văn hóa doanh nghiệp… Cơ sở vật chất và bí quyết công nghệ giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực và khả năng kinh doanh do nó tác động đến năng suất, chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Cơ sở vật chất kĩ thuật và bí quyết càng cao và càng hiệu quả thì tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, chi phí thấp từ đó lợi nhuận càng tối đa. e. Yếu tố sản phẩm. + Sản phẩm và cơ cấu sản phẩm. Phạm Thị Thoa 11 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp Mỗi doanh nghiệp khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải xác định mình sẽ kinh doanh cái gì và cơ cấu sản phẩm như thế nào. Trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay, doanh nghiệp muốn sản xuất kinh doanh mặt hàng gì hoàn toàn do khách hàng quyết định vì chỉ có những doanh nghiệp cung cấp những sản phẩm phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, được thị trường chấp nhận mới có thể tồn tại và phát triển được. Điều đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. + Giá cả sản phẩm. Giá cả được hiểu là số tiền mà người mua trả cho người bán về việc cung ứng một số hàng hóa, dịch vụ nào đó. Từ lâu giá cả đã trở thành một nhân tố quan trọng trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường của các doanh nghiệp. Giá cả cũng được coi như một vũ khí để cạnh tranh thông qua việc định giá sản phẩm. Doanh nghiệp có thể áp dụng một số chính sách định giá như: chính sách giá cao, chính sách giá ngang bằng giá thị trường, chính sách giá thấp, chính sách giá phân biệt. + Chất lượng sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là tổng thể các chỉ tiêu, những thuộc tính của sản phẩm thể hiện mức độ thỏa mãn nhu cầu trong các điều kiện tiêu dùng xác định, phù hợp với công dụng lợi ích của sản phẩm. Trong thời kỳ đời sống, khoa học ngày càng phát triển thì chất lượng cũng là công cụ cạnh tranh quan trọng để nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Nâng cao chất lượng sản phẩm là việc cải tiến sản phẩm có nhiều chủng loại và mẫu mã bền, đẹp, tốt với sức khỏe con người. Điều này làm cho khách hàng càng tin tưởng sản phẩm của doanh nghiệp vì họ cảm nhận được lợi ích của mình ngày một tăng lên từ đó làm tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng khối lượng hàng hóa bán ra, kéo dài tuổi thọ của sản phẩm. Đồng thời làm tăng uy tín và thị trường, tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và mục đích cuối cùng là tối đa hóa lợi nhuận. f. Hệ thống kênh phân phối. Hệ thống kênh phân phối là các cách thức mà doanh nghiệp cung ứng sản phẩm của mình cho khách hàng. Phân phối sản phẩm hợp lý là một trong những công cụ cạnh tranh đắc lực bởi nó hạn chế được tình trạng ứ đọng hàng hóa hoặc thiếu hàng. Để hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp được diễn ra thông suốt doanh nghiệp cần phải lựa chọn các kênh phân phối thích hợp tùy theo đặc điểm của mặt hàng kinh doanh, theo quy mô của doanh nghiệp, tùy theo vị trí địa lý và theo nhu cầu của thị trường. Các loại kênh phân phối trong doanh nghiệp bao gồm: Phạm Thị Thoa 12 Lớp: K5HQ1C Trường Đại Học Thương Mại Luận Văn tốt nghiệp - Kênh phân phối trực tiếp: Đây là loại kênh phân phối mà qua đó người sản xuất bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng không qua bất kỳ một trung gian nào. - Kênh phân phối gián tiếp: Là loại kênh giữa người sản xuất và người tiêu dùng xuất hiện nhiều trung gian khác nhau làm nhiệm vụ đưa hàng hóa từ người sản xuất đến người tiêu dùng. - Kênh phân phối hỗn hợp: Thực chất đây là loại kênh được tạo nên khi doanh nghiệp sử dụng cùng một lúc để phân phối một hay nhiều sản phẩm trên một khu vực thị trường hoặc nhiều khu vực thị trường khác nhau. g. Các dịch vụ đi kèm Các dịch vụ trước, trong và sau bán cũng là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Nó giúp doanh nghiệp giữ được khách hàng, nâng cao được doanh số, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng hiện thực. h. Các hoạt động nghiên cứu và phát triển. Thông qua các hoạt động nghiên cứu và phát triển thị trường thì doanh nghiệp sẽ biết được những thông tin thị trường, từ đó đưa ra những hoạt động marketing phù hợp và hiệu quả góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. j. Danh tiếng và uy tín của doanh nghiệp. Đây là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trong điều kiện hiện nay, khi khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn về các sản phẩm, dịch vụ từ nhiều nhà cung cấp khác nhau, khách hàng thường lựa chọn sản phẩm và dịch vụ của các doanh nghiệp có danh tiếng và uy tín trên thị trường vì nó tạo cho họ sự tin tưởng về chất lượng. Điều đó tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. 2.4.4. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. a. Thị phần. Là chỉ tiêu mà các doanh nghiệp thường dùng để đánh giá mức độ chiếm lĩnh thị trường của mình so với đối thủ cạnh tranh. Thị phần càng lớn thể hiện sức cạnh tranh của doanh nghiệp càng mạnh. Thị phần của doanh nghiệp được chia thành các loại sau: * Thị phần chiếm lĩnh thị trường tuyệt đối: là phầần trăm kếết quả tiếu thụ sản phẩm của doanh nghiệp so với kếết quả tiếu thụ cùng loại c ủa tầết c ả các DN khác bán trến cùng m ột th ị trường. Thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp Phạm Thị Thoa Doanh thu của doanh nghiệp trên thị trường 100 = 13 Lớp: K5HQ1C
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan