Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và du lịch đại dương...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần thương mại và du lịch đại dương

.PDF
104
358
57

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ LƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ĐẠI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN THỊ LƯỜNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ĐẠI DƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ Quản trị kinh doanh Ngành: Mã số: 60340102 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ĐÌNH CHẤT Chủ tịch Hội Đồng: PGS.TS NGUYỄN THỊ KIM ANH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Khánh Hòa, ngày 28 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lường iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của khoa kinh tế và khoa sau đại học trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Trần Đình Chất đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 28 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Lường iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ......................................................................................................ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................................... x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN .............................................................................................xi CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP .............................................................................. 10 1.1. Cạnh tranh............................................................................................................... 10 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh........................................................................................... 10 1.1.2. Vai trò của cạnh tranh.......................................................................................... 11 1.2. Năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ........................................................... 12 1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh ............................................................................ 12 1.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ..................... 14 1.2.3. Các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ................................. 18 1.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............. 21 1.3. Các phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ....................... 24 1.3.1. Sử dụng ma trận hình ảnh cạnh tranh........................................................ 24 1.3.2. Xây dựng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp qua ma trận SWOT ............... 26 1.4. Một số kinh nghiệm về nâng cao chất năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong lĩnh vực du lịch..................................................................................................... 27 1.4.1. Kinh nghiệm của các doanh nghiệp trong và ngoài nước ................................... 27 1.4.2 Những bài học kinh nghiệm ................................................................................. 31 1.5. Kết luận chương 1 .................................................................................................. 31 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ĐẠI DƯƠNG .............................................. 32 2.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương .................... 32 2.1.1. Giới thiệu Công ty và lĩnh vực kinh doanh ......................................................... 32 2.1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức nhân sự của Công ty ...................................................... 33 2.1.3. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2014 – 2016 ............................... 35 v 2.2. Các yếu tạo nên năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương ..................................................................................................................... 38 2.2.1. Nguồn tài chính ................................................................................................... 38 2.2.2. Cơ sở vật chất và công nghệ ................................................................................ 40 2.2.3. Nguồn nhân lực ................................................................................................... 41 2.2.4. Hoạt động marketing ........................................................................................... 42 2.2.5. Năng lực quản lý và điều hành ............................................................................ 43 2.2.6. Hoạt động nghiên cứu phát triển và đổi mới sản phẩm dịch vụ .......................... 43 2.2.7. Uy tín của doanh nghiệp ...................................................................................... 47 2.2.8. Văn hóa doanh nghiệp ......................................................................................... 48 2.2.9. Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp ...................................................................... 48 2.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương thông qua các chỉ tiêu cơ bản ............................................................................ 49 2.3.1. Thông qua thị phần của doanh nghiệp................................................................. 49 2.3.2. Thông qua năng lực cạnh tranh về giá................................................................. 50 2.3.3. Thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ............................................................................... 51 2.3.4. Thông qua chất lượng sản phẩm dịch vụ ............................................................. 52 2.3.5. Thương hiệu của doanh nghiệp ........................................................................... 52 2.4. Đánh giá năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương qua ma trận hình ảnh cạnh tranh ....................................................................... 52 2.4.1. Phân tích các đối thủ cạnh tranh chủ yếu ............................................................ 52 2.4.2. Phân tích năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................................................... 55 2.4.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương bằng ma trận SWOT .......................................................................................... 61 Kết luận chương 2 ......................................................................................................... 67 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI VÀ DU LỊCH ĐẠI DƯƠNG ...... 68 3.1. Định hướng phát triển Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong thời gian tới .................................................................................................................... 68 3.2. Nội dung các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh tại Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương ............................................................................... 69 vi 3.2.1. Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu ......................................................................................................................... 69 3.2.2. Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công ty .......................... 70 3.2.3. Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................... 71 3.2.4. Giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ................................ 72 3.2.5. Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, công tác truyền thông nâng cao hiệu quả marketing ................................................................................................................ 74 3.2.6. Giải pháp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng ......................................................................................................... 76 3.3. Kiến nghị ................................................................................................................ 80 3.3.1. Đối với Chính phủ ............................................................................................... 80 3.3.2. Đối với Tổng cục Du lịch .................................................................................... 82 3.3.3. Đối với UBND tỉnh và các Sở, ban ngành tỉnh Nghệ An ................................... 82 Kết luận chương 3 ......................................................................................................... 83 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 86 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CP : Cổ phần CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa TBCN : Tư bản chủ nghĩa UBND : Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Kết cấu của ma trận hình ảnh cạnh tranh ...................................................... 25 Bảng 1.2. Mô hình ma trận SWOT................................................................................ 26 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016 ................ 37 Bảng 2.2. Bảng cân đối kế toán của Công ty giai đoạn 2014-2016 .............................. 38 Bảng 2.3. Các chỉ tiêu cơ bản về tài chính của Công ty giai đoạn 2014-2016.............. 39 Bảng 2.4. Tình hình trang thiết bị của Công ty năm 2016 ............................................ 40 Bảng 2.5. Số lượng nguồn nhân lực của Công ty giai đoạn 2014-2016........................ 41 Bảng 2.6. Thị phần tuyệt đối của một số công ty du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An...... 49 Bảng 2.7. Giá bán chương trình du lịch của Công ty Du lịch và Thương mại Đại Dương và các đối thủ cạnh tranh. .................................................................................. 50 Bảng 2.8. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá mức độ quan trong các yếu tố của các chuyên gia ...................................................................................................................... 56 Bảng 2.9. Ý kiến của các chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp .... 57 Bảng 2.10. Ma trận SWOT của Công ty CP Thương mại và Du lịch Đại Dương ........ 65 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình tác động của 5 lực lượng cạnh tranh ............................................... 15 Hình 2.1. Logo của Công ty CP Thương mại và Du lịch Đại dương ............................ 32 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Công ty ......................................................................... 33 Biểu đồ 2.1. Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực của Công ty năm 2016 ................. 41 Biểu đồ 2.2. Lợi nhuận của Công ty năm 2014-2016 ................................................... 51 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của nghiên cứu 1.1. Chủ đề của nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. - Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 so với các đối thủ khác trên địa bàn các tỉnh Nghệ An và các vấn đề lý luận có liên quan. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu - Xác định điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. - Đánh giá lợi thế và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa tỉnh Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong thời gian tới. 2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, xây dựng ma trận cạnh tranh, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp bằng phần mềm Excel 2010. Để đưa ra các giải pháp và kiến nghị, tác giả không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn thông qua khảo sát, mà còn dựa vào ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm trong quá trình công tác của chính tác giả. 3. Kết quả nghiên cứu của luận văn - Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2016 thông qua các thông tin thứ cấp mà tác giả thu thập, tổng hợp và thu thập dữ liệu sơ cấp là khảo sát 15 người là chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong ngành du lịch và trong công ty. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được, hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong thời gian qua. - Từ những hạn chế, yếu kém đó, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong xi thời gian tới bao gồm: 1) Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng mục tiêu; 2) Giải pháp thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho Công ty; 3) Giải pháp tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm dịch vụ; 4) Hoàn thiện chính sách phân phối sản phẩm, công tác truyền thông năng cao hiệu quả marketing; 5) Giải pháp thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ với các nhà cung cấp dịch vụ cho khách hàng và 6) Giải pháp đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. 4. Kết luận và kiến nghị, đề xuất Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong thời gian tới, luận văn đưa ra một số đề xuất với Chính phủ, Tổng cục Du lịch, UBND tỉnh và các sở ban ngành tỉnh Nghệ An. 5. Từ khóa Năng lực cạnh tranh; Ma trận hình ảnh cạnh tranh; Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. xii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ lợi ích của chính doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Cùng với xu thế phát triển của thế giới, du lịch được coi là một trong ngành “công nghiệp không khói” quan trọng góp phần tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng. Ở một số nơi, du lịch đã làm thay đổi diện mạo đô thị, nông thôn và đời sống cộng đồng dân cư. Những hiệu quả trên lại tác động tích cực thúc đẩy toàn xã hội tham gia vào sự phát triển của du lịch, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng trưởng kinh tế, hạn chế tác động xấu của xã hội đến môi trường tự nhiên (Tổng cục du lịch, 2005). Ngày nay, khi mức sống của người dân càng cao, áp lực công việc ngày càng tăng thì nhu cầu du lịch của họ cũng ngày càng tăng theo, đặc biệt là hình thức du lịch nghỉ dưỡng giúp họ có thể nghỉ ngơi và thư giãn sau những ngày căng thẳng mệt mỏi. Những năm qua, du lịch Nghệ An đã và đang từng bước hoà nhập với du lịch cả nước và hội nhập với du lịch khu vực, thế giới, phù hợp với xu thế phát triển chung của xã hội. Nghệ An được xác định là tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch, với hơn 1.000 di tích lịch sử, trong đó có 131 di tích được xếp hạng quốc gia; 82km bờ biển, có nhiều bãi tắm đẹp, nhất là bãi tắm Cửa Lò - một trong những bãi tắm đẹp nhất vùng biển phía bắc Việt Nam... Có 12.000km² rừng núi, với nhiều khu rừng nguyên sinh đáp ứng nhu cầu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, leo núi..., đặc biệt, Vườn quốc gia Pù Mát, khu bảo tồn rừng nguyên sinh Pù Hoạt là những kho tàng bảo tồn đa dạng về sinh học rất hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế... 1 Trong những năm qua, Du lịch Nghệ An đã có bước phát triển khá mạnh. Giai đoạn 2011 - 2015, lượng khách du lịch tăng bình quân 16%/năm, doanh thu dịch vụ du lịch tăng 23,7%/năm. Du lịch Nghệ An đang phấn đấu đạt các chỉ tiêu: Lượng khách quốc tế đến năm 2020 đạt 701.000 lượt; lượng khách nội địa đến năm 2020 đạt 8,1 triệu lượt. Doanh thu du lịch năm 2020 là 1.173 triệu USD. Để đạt các chỉ tiêu trên, Du lịch Nghệ An cần tập trung phát triển theo hướng có chất lượng, có thương hiệu, chuyên nghiệp, hiện đại; khai thác tối đa nguồn lực và lợi thế của tỉnh. Và đóng một vai trò vô cùng quan trọng để đạt được mục tiêu chung là sự đóng góp của các Công ty Du lịch trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Hiện nay, trên địa bản tỉnh có 50 Công ty Du lịch. Về quy mô, trong thời gian qua, hoạt động của các Công ty Du lịch còn nhiều yếu kém, manh mún và nhỏ lẻ chưa tạo được mối liên kết, hợp tác trong hoạt động kinh doanh du lịch, uy tín chưa cao. Cơ sở vật chất kỹ thuật đầu tư còn hạn chế. Về các tour du lịch, chủ yếu là tour nội địa còn tour du lịch quốc tế chưa nhiều. Hơn nữa, Du lịch Nghệ An chủ yếu vẫn phát triển theo chiều rộng, chưa đi vào chiều sâu, chưa khai thác hiệu quả thế mạnh tài nguyên du lịch của tỉnh. Hoạt động lữ hành còn thiếu tính chuyên nghiệp, năng lực cạnh tranh hạn chế nhất là khả năng vươn ra thị trường quốc tế, khu vực. Và Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương cũng đang gặp phải những vấn đề trên. Vì vậy, để giúp công ty vượt qua những khó khăn, phát triển mạnh mẽ và bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương” với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào sự nghiệp phát triển của Công ty. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1 Mục tiêu chung Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương, từ đó đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể - Xác định điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. - Đánh giá lợi thế và năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương so với một số đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa tỉnh Nghệ An. 2 - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là năng lực kinh doanh và khả năng cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Nghiên cứu các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương so với các đối thủ khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Thời gian: Các số liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập trong giai đoạn 2012-2016. Dữ liệu sơ cấp được tác giả thu thập trong tháng 6 năm 2017. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập thông tin Đối với thông tin thứ cấp: - Tác giả thu thập số liệu từ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương giai đoạn 2014 - 2016. - Đồng thời, các số liệu được thu thập từ niên giám thống kê của tỉnh Nghệ An; báo cáo tổng kết của các sở, ban ngành tỉnh Nghệ An, các bài báo, internet. Đối với thông tin sơ cấp: - Số liệu được thu thập từ bản câu hỏi phỏng vấn chuyên gia nhằm thiết lập ma trận hình ảnh cạnh tranh. 4.2. Phương pháp xử lý thông tin Nhằm xác định khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh, từ đó đưa ra các đề xuất, nhận định, giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương, đề tài sử dụng một số phương pháp xử lý thông tin sau: - Phương pháp thống kê mô tả, so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương trong mối tương quan với các đối thủ cạnh tranh. - Phương pháp tổng hợp, phân tích: Phương pháp này được sử dụng để đánh giá, so sánh năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương với các đối thủ cạnh tranh của Công ty. 3 - Phương pháp chuyên gia: Tác giả tiến hành phỏng vấn, thảo luận nhóm để thu thập ý kiến chuyên gia nhận định những yếu tố tác động và mức độ tác động của các yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 4.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh 4.3.1. Xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Để xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương với các đối thủ khác, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của của các công ty trong lĩnh vực lữ hành, du lịch. Tiếp theo chia khung đánh giá này thành 2 nhóm: (1) Nhóm các chỉ tiêu tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và (2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Các nhóm chỉ tiêu bao gồm: (1) Nhóm các chỉ tiêu tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp - Quy mô của doanh nghiệp; - Thị phần, thị trường của doanh nghiệp; - Trình độ, chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp; - Khả năng tài chính của doanh nghiệp; - Cơ sở vật chất kỹ thuật và công nghệ của doanh nghiệp; - Khả năng quản lý điều hành của doanh nghiệp. (2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp - Uy tín thương hiệu của doanh nghiệp; - Khả năng cạnh tranh về giá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; - Chất lượng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; - Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp; - Mạng lưới phân phối sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp; - Hoạt động marketing của doanh nghiệp; - Lợi nhuận của doanh nghiệp trong 5 năm gần nhất. 4.3.2 .Công cụ phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh Sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá so sánh năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương. 5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Các nghiên cứu lý thuyết về quản trị chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường có thể tổng kết thành 03 trường phái nghiên cứu với ba cách tiếp cận khác nhau đó là: 4 (1) Trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp mà điển hình là các nghiên cứu của Micheal Porter (1980, 1985,1986). Các nghiên cứu theo trường phái này đưa ra nhiều mô hình phân tích về lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp trên thị trường nhưng nhược điểm là không đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp cần phải làm, các kỹ năng cần phải có để đạt được các lợi thế cạnh tranh. (2) Các nghiên cứu của Barney(1991), Hamel and Prahalad (1994), Teece, Pisano và Shuen (1997) tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở coi nguồn lực của doanh nghiệp như là yếu tố sống còn trong cạnh tranh. Các nghiên cứu theo trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác nguồn lực doanh nghiệp để có được lợi thế cạnh tranh. (3) Trường phái nghiên cứu quá trình hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Trường phái này tập trung nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh, các phương pháp xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh chứ không đề cập đến định vị doanh nghiệp và các hoạt động thực thi chiến lược. Điển hình các nghiên cứu của trường phái này là các nghiên cứu của các học giả Ghosal và Barret(1997), Collins và Porras(1994), Miller và Whitney(1999), Peters(1991). Trong lĩnh vực du lịch cũng có khá nhiều nghiên cứu về khả năng cạnh tranh, kẻ cả cạnh tranh cấp độ quốc gia, cấp độ ngành và doanh nghiệp. Trên thế giới, The Competitive Destination: A Sustainable Tourism Perspective (Crouch, Geoffrey I., and J.R. Brent Ritchie. CABI Publishing, 2003) là tác phẩm chi tiết nhất nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của toàn bộ ngành du lịch. Trong tác phẩm này Crouch và Ritchie đánh giá toàn bộ kết quả hoạt động của điểm đến bằng 4 chỉ tiêu: kết quả hoạt động kinh tế; tính bền vững; sự hài lòng của khách du lịch và hoạt động quản lý. Các tác giả đã sử dụng một số chỉ số dựa trên bốn yếu tố này để xác định khả năng cạnh tranh của điểm du lịch. Crouch và Ritchie cho rằng điểm đến có khả năng cạnh tranh nếu sự phát triển du lịch của nó là bền vững, không chỉ về khía cạnh kinh tế, sinh thái, mà cả về khía cạnh xã hội, văn hoá và chính trị. Crouch và Ritchie tập trung vào sự thịnh vượng của nền kinh tế trong dài hạn như là tiêu chuẩn để đánh giá khả năng cạnh tranh của điểm đến. Do đó, điểm đến có khả năng cạnh tranh nhất là điểm đến có thể tạo ra sự thịnh vượng bền vững cho dân cư một cách hiệu quả nhất. 5 Tiêu biểu cho các nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam phải kể đến Báo cáo khả năng cạnh tranh và tác động của tự do hoá ngành du lịch do Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc Việt Nam tài trợ, Bộ Kế hoạch và đầu tư là cơ quan điều hành, Vụ Thương mại và Dịch vụ của Bộ là cơ quan thực hiện. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá khả năng cạnh tranh của ngành Du lịch Việt Nam cũng như những tác động khác nhau từ quá trình tự do hoá đang diễn ra trong ngành. Trong lĩnh vực lữ hành quốc tế, nghiên cứu đáng chú ý nhất về khả năng cạnh tranh là đề tài Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực lữ hành quốc tế của Việt Nam trong điều kiện hội nhập quốc tế do Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch Việt Nam thực hiện năm 2007. Nội dung chính của đề tài này là phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của toàn bộ lĩnh vực lữ hành quốc tế trong mối tương quan với các nước trong khu vực và từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của cả hệ thống này trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Về cơ bản, khuôn khổ phân tích của nghiên cứu này vẫn thiên nhiều về cạnh tranh điểm đến mà trong đó hoạt động của toàn bộ hệ thống lữ hành quốc tế giữ vai trò trung tâm. Bên cạnh đó, trong thời gian gần đây, có nhiều luận văn thạc sỹ, luận án tiến sỹ cũng nghiên cứu sâu về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch. Có thể kể đến như: Luận án tiến sĩ của Hà Thanh Hải (2010), Nâng cao năng lực cạnh tranh của các khách sạn Việt Nam trong trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội. Tác giả đã sử dụng 2 phương pháp phân tích thị phần và phương pháp ma trận Thompsom –Strichland để đánh giá chi tiết về mặt định lượng và định tính năng lực cạnh tranh của một khách sạn; luận án cũng cho thấy cần nghiên cứu và lựa chọn thị trường phù hợp và cung cấp những sản phẩm dịch vụ chất lượng tốt, độc đáo thì mới nâng cao được năng lực cạnh tranh và đạt được hiệu quả kinh doanh. Cũng trong năm 2010, tác giả Nguyễn Thị Hải Tú bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ kinh tế tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh với đề tài: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Travel Indochina trong thu hút khách vào Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015”. Sau khi phân tích thực trạng nâng lực cạnh tranh cả Công ty Travel Indochina, tác giả đã đề xuất 7 nhóm giải pháp nâng cao năng 6 lực cạnh tranh cho Công ty giai đoạn 2011-2015 bao gồm: Nhóm giải pháp 1 – nỗ lực không ngừng duy trì và phát triển “uy tín thương hiệu; Nhóm giải pháp 2 – xây dựng, củng cố và phát triển đội ngũ nhân lực; Nhóm giải pháp 3 – mở rộng mạng lưới phân phối trên toàn thế giới, xây dựng một cổng thông tin chung cho tất cả các thị trường; Nhóm giải pháp 4 – tăng cường mức độ ứng dụng công nghệ thông tin hướng tới chính sách thương mại điện tử; Nhóm giải pháp 5 – tăng cường mối quan hệ với các đối tác hiện có, lựa chọn đối tác chiến lược, mở rộng tìm kiếm các đối tác mới; Nhóm giải pháp 6 – chính sách marketing sản phẩm nhạy bén với nhu cầu thị trường; Nhóm giải pháp 7 – sử dụng tốt chi phí quản lý, cơ sở hạ tầng tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho nhân viên các văn phòng đại diện. Luận án tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Quang Vinh (2011), Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp lữ hành quốc tế Việt Nam sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), Đại học Kinh tế Quốc dân. Tác giả cũng đã tiến hành xây dựng hệ thống các nhân tố cấu thành (6 nhân tố, 17 chỉ số) nhằm phản ánh một cách toàn diện khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế; luận án đã xây dựng mô hình định lượng cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của các nhóm nhân tố nguồn lực của doanh nghiệp; khả năng duy trì và mở rộng thị phần; khả năng cạnh tranh của sản phẩm; khả năng duy trì, nâng cao hiệu quả kinh doanh; khả năng quản lý và đổi mới; khả năng liên kết và hợp tác tới khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp lữ hành quốc tế; đưa ra giải pháp làm định hướng cho các doanh nghiệp lữ hành quốc tế nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trong đó đặc biệt chú trọng tới việc tận dụng các cơ hội thị trường để phát triển nguồn lực, ổn định nguồn nhân lực và nâng cao trình độ quản trị của mình. Luận văn thạc sĩ của Nguyễn Thị Hồng Bắc (2011), Định hướng phát triển cho trung tâm du lịch suối khoáng nóng Tháp Bà Nha Trang thuộc công ty TNHH Sao Mai thế Kỷ 21 đến năm 2020, Đại học Nha Trang. Tác giả đã phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty dựa theo các lý thuyết về chiến lược để từ đó nhận biết những điểm mạnh, điểm yếu, xác định năng lực cốt lõi và khả năng cạnh tranh của công ty trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm về nước khoáng nóng và bùn khoáng. Từ đó đề xuất các giải pháp, chính sách nhằm triển khai chiến lược kinh doanh nhằm tạo được lợi thế cạnh tranh của công ty trong ngành sản xuất và kinh doanh dịch vụ tắm bùn khoáng để đưa Trung tâm, Công ty phát triển bền vững trong tương lai.…. 7 Luận văn thạc sĩ kinh tế của Huỳnh Cát Duyên (2013), Nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Nha Trang. Tác giả đã sử dụng mô hình IPA để đánh giá chất lượng dịch vụ của điểm đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa từ đó đưa ra các giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của điểm đến du lịch Nha Trang - Khánh Hòa. - Năm 2013, tác giả Phảm Hải Yến đăng trên Tạp chí Nghiên cứu văn hóa số 4 – tháng 6 năm 2013 bài viết: Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Bài viết đã phân tích những nội dung cơ bản về các yếu tố tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Việt Nam như: Nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đa dạng và vị trí địa lý thuận lợi, an ninh chính trị ổn định là những yếu tố quan trọng đối với sự phát triển du lịch ở Việt Nam. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Việt Nam và thu nhập từ du lịch còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam còn ở mức hạn chế và luôn ở thứ hạng thấp hơn so với các nước trong khu vực như: Malaysia, Thái Lan, Singapore, Indonesia và Trung Quốc. Các hạn chế mà các doanh nghiệp du lịch Việt Nam gặp phải là yếu tố vốn, yếu tố công nghệ, nhân lực trong các doanh nghiệp du lịch, sản phẩm của các doanh nghiệp du lịch, Về đầu tư nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược phân phối, truyền thông, xúc tiến quảng bá tại các doanh nghiệp du lịch Việt Nam. Từ đó, bài viết tập trung đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam trong thời gian tới bao gồm: âng cao trình độ học vấn, hiểu biết về kinh tế – xã hội, văn hóa, luật pháp… cho các chủ doanh nghiệp, các cán bộ quản lý và người lao động trong doanh nghiệp; Cần tạo ra những sản phẩm đa dạng, phong phú mang thương hiệu của các doanh nghiệp nói riêng và của du lịch Việt Nam nói chung; Các doanh nghiệp cần đầu tư mạnh mẽ, áp dụng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông trong hoạt động kinh doanh du lịch trực tuyến; Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng cáo và tuyên truyền. Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu về năng lực cạnh tranh và đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Thương mại và Du lịch Đại Dương, do đó tác giả chọn đề tài này đề nghiên cứu. 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng