Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tân hải hà...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần tân hải hà

.PDF
115
216
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN ANH THÀNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HẢI HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Khánh Hòa - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG NGUYỄN ANH THÀNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HẢI HÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Ngành Quản trị kinh doanh Mã số 60340102 Số 249/QĐ-ĐHNT ngày 24/03/2015 Số 1163/QĐ-ĐHNT-Ngày 29/12/2016 Ngày 15/01/2017 Quyết định giao đề tài: Quyết định thành lập hội đồng Ngày bảo vệ: Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Vinh Chủ tịch hội đồng: TS. Trần Đình Chất Khoa Sau đại học: Khánh Hòa - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan luận văn “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi, dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Vinh. Các kết quả được trình bày trong luận văn chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi chú rõ ràng về nguồn gốc. Người thực hiện Nguyễn Anh Thành iii LỜI CẢM ƠN Trong quá trình thực hiện luận văn này tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của các thầy, cô, các tổ chức cũng như gia đình và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Đỗ Thị Thanh Vinh, người hướng dẫn khoa học chính của luận văn này đã tận tình giúp đỡ tôi rất nhiều về mọi mặt nhằm thực hiện thành công đề tài. Xin trân trọng cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh tế, Khoa Sau Đại học, Trường Đại học Nha Trang đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề tài. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Công ty Cổ phần Tân Hải Hà đã cung cấp thông tin và các tài liệu tham khảo giúp tôi thực hiện thành công đề tài. Cuối cùng xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô trong hội đồng bảo vệ luận văn đã góp ý cho đề tài này. Học viên Nguyễn Anh Thành iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN...........................................................................................................iv MỤC LỤC.................................................................................................................v DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................ix DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ ..............................................................................xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN.......................................................................................xii MỞ ĐẦU ...................................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP ....................................................................................................................6 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh...................................................6 1.1.1. Lý thuyết về cạnh trạnh ...................................................................................6 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh....................................................................................6 1.1.1.2. Vai trò và vị trí của cạnh tranh......................................................................6 1.1.2. Lý thuyết về năng lực cạnh tranh .....................................................................8 1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh .....................................................................8 1.1.2.2. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ...............10 1.2. Những nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............10 1.2.1. Các yếu tố bên trong của doanh nghiệp..........................................................11 1.2.1.1.Hoạt động sản xuất......................................................................................11 1.2.1.2. Hoạt động Marketing..................................................................................12 1.2.1.3. Nguồn nhân lực ..........................................................................................12 1.2.1.4. Nguồn lực tài chính của doanh nghiệp ........................................................13 1.2.1.5. Công tác hoạch định chiến lược ..................................................................13 1.2.2. Các yếu tố bên ngoài của doanh nghiệp. ........................................................14 1.2.2.1. Môi trường vĩ mô .......................................................................................14 1.2.2.2. Môi trường vi mô .......................................................................................16 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp .............................20 1.3.1.Thị phần của doanh nghiệp (Market Share) ....................................................20 1.3.2.Tốc độ tăng trưởng thị phần............................................................................21 1.3.3.Giá gói thầu....................................................................................................21 v 1.3.4.Chất lượng và độ đa dạng của sản phẩm .........................................................22 1.3.5. Chất lượng sản phẩm.....................................................................................22 1.3.6. Khả năng tài chính.........................................................................................23 1.3.7. Năng lực quản lý và điều hành.......................................................................23 1.3.8. Danh tiếng thương hiệu .................................................................................24 1.3.9. Khả năng nắm bắt thông tin ...........................................................................25 1.3.10. Trình độ lao động ........................................................................................25 1.4. Các công thức sử dụng để đánh giá năng lực cạnh tranh ...................................26 1.4.1. Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường bên ngoài (EFE).........................26 1.4.2. Ma trận đánh giá các yếu tố của môi trường nội bộ doanh nghiệp (IFE) .........27 1.4.3.Ma trận hình ảnh cạnh tranh ...........................................................................28 1.4.4. Ma trận điểm yếu – điểm mạnh – cơ hội – nguy cơ (SWOT)..........................31 Tóm tắt chương 1....................................................................................................34 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HẢI HÀ...............................................................................................35 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Tân Hải Hà............................................35 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty ................................................35 2.1.2. Đặc điểm cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất..........................35 2.1.2.1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý của công ty ...............................................35 2.1.3 .Những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của công ty................................................38 2.1.3.1. Các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh ........................................................38 2.1.3.2.Đặc điểm ngành nghề kinh doanh ................................................................38 2.1.4.Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua ( 2003 – 2015) ...........39 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà............................................................................................................................42 2.2.1.Môi trường bên ngoài.....................................................................................42 2.2.1.1.Môi trường vĩ mô ........................................................................................42 2.2.1.2. Môi trường vi mô .......................................................................................46 2.2.2. Môi trường nội bộ .........................................................................................49 2.2.2.1. Năng lực về máy móc thiết bị .....................................................................49 2.2.2.2. Năng lực về nguồn nhân lực .......................................................................51 2.2.2.3. Năng lực tài chính của công ty....................................................................51 vi 2.2.2.4. Tiến độ thi công..........................................................................................54 2.2.2.5. Uy tín của công ty trên thị trường ...............................................................54 2.2.2.6. Kinh nghiệm thi công .................................................................................55 2.2.2.7. Liên danh, liên kết ......................................................................................55 2.2.2.8. Công tác quản lý kỹ thuật, giám sát thi công...............................................55 2.2.2.9. Công tác kế hoạch ......................................................................................55 2.2.2.10. Thông tin trong việc đấu thầu ...................................................................56 2.3. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà .....................................................................................................................57 2.3.1.Thị phần.........................................................................................................57 2.3.2. Tốc độ tăng trưởng thị phần...........................................................................59 2.3.3. Giá gói thầu...................................................................................................60 2.3.4. Chất lượng sản phẩm .....................................................................................60 2.3.5. Chất lượng và độ đa dạng sản phẩm...............................................................61 2.3.6. Năng lực quản lý và điều hành.......................................................................61 2.3.7. Năng lực tài chính .........................................................................................61 2.3.8.Hình ảnh thương hiệu .....................................................................................62 2.3.9.Khả năng nắm bắt thông tin thị trường............................................................62 2.3.10. Trình độ lao động ........................................................................................63 2.4. Phân tích năng lực cạnh tranh của công ty bằng công cụ Ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................................................63 2.5. Đánh giá tình hình hoạt động trong lĩnh vực xây dựng của Công ty trong những năm qua.........................................................................................................65 2.5.1. Những thành tựu công ty đạt được.................................................................65 2.5.1.1 Sự đoàn kết của tập thể cán bộ, nhân viên công ty .......................................66 2.5.1.2. Trình độ năng lực cán bộ, công nhân được nâng cao ...................................66 2.5.1.3. Chất lượng và tiến độ thực hiện các dự án không ngừng được nâng cao.....66 2.5.2. Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng của công ty .....................................66 2.5.2.1. Đánh giá những lợi thế trong vấn đề cạnh tranh của công ty........................66 2.5.2.2. Những hạn chế của công ty (W) .................................................................67 2.5.2.3. Những cơ hội của công ty ...........................................................................70 2.5.2.4. Những thách thức ảnh hưởng đến hoạt động của công ty ............................70 vii 2.5.3. Nguyên nhân của các hạn chế ........................................................................71 2.5.3.1. Nguyên nhân chủ quan ...............................................................................71 2.5.3.2. Nguyên nhân khách quan............................................................................71 2.6. Phân tích ma trận SWOT đối với Công ty Cổ phần Tân Hải Hà.......................72 2.6.1. Vai trò trong việc phân tích SWOT đối với công ty .......................................72 2.6.2. Về chiến lược của công ty..............................................................................75 2.6.3.Những giải pháp cần khắc phục và nâng cao là...............................................75 Tóm tắt chương 2....................................................................................................76 CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TÂN HẢI HÀ...............................................77 3.1. Định hướng kế hoạch sản xuất kinh doanh đến năm 2020 của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà...............................................................................................................77 3.1.1. Định hướng phát triển....................................................................................77 3.1.2. Các mục tiêu chính ........................................................................................77 3.2. Những giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty ...................78 3.2.1. Những giải pháp chủ yếu...............................................................................78 3.2.1.1. Nâng cao năng lực quản lý tổ chức thi công................................................78 3.2.1.2. Thành lập phòng marketting .......................................................................78 3.2.1.3. Xây dựng và đề xuất các chiến lược cạnh tranh trong hoạt động xây dựng ..82 3.2.1.4. Nâng cao năng lực thiết bị thi công và áp dụng công nghệ ..........................83 3.2.1.5. Tăng cường nâng cao năng lực về vốn của công ty .....................................85 3.2.1.6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy công ty .....................................................................................................................86 3.2.2. Những giải pháp hỗ trợ..................................................................................88 3.2.2.1. Liên doanh liên kết cùng tham gia hoạt động xây dựng ...............................88 3.2.2.2. Đánh giá, rút kinh nghiệm sau mỗi lần tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng..................................................................................................................88 3.2.2.3. Phát huy sáng kiến kinh nghiệm trong quá trình tham gia hoạt động xây dựng ........................................................................................................................89 Tóm tắt chương 3....................................................................................................90 KẾT LUẬN .............................................................................................................91 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................92 viii PHỤ LỤC .................................................................................................................... DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CNTT Công nghệ thông tin DNXD Doanh nghiệp xây dựng EFE Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường bên ngoài (EFE Matrix – External Factors Evaluation Matrix) IFE Ma trận đánh giá các yếu tố môi trường nội bộ doanh nghiệp (IFE Matrix – Internal Factors Evaluation Matrix) SWOT Ma trận điểm yếu – điểm mạnh – cơ hội – nguy cơ WEF Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF – The world Economic Forum) ix DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài .......................................................27 Bảng 1.2. Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ doanh nghiệp .......................................28 Bảng 1.3. Một số thông tin đặc biệt cần tìm kiếm về cạnh tranh .................................28 Bảng 1.4. Một số thông tin cần tìm kiếm theo lĩnh vực...............................................29 Bảng 1.5. Ma trận hình ảnh cạnh tranh .......................................................................31 Bảng 1.6: Ma trận SWOT...........................................................................................32 Bảng 2.1 Bảng danh sách các công trình đã và đang thi công......................................40 Bảng 2.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) của Công ty CP Tân Hải Hà..49 Bảng 2.3 : Bảng tổng hợp máy móc, thiết bị thi công..................................................49 Bảng 2.4 Bảng tổng hợp báo cáo tài chính năm 2013-2015........................................53 Bảng 2.5 : Ma trận đánh giá các yếu tố nội bộ (IFE) của Công ty CP Tân Hải Hà......57 Bảng 2.6 : Thị phần của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà năm 2015 ..............................58 Bảng 2.7 :Thị phần tương đối của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà so với Công ty cổ phần Xây dựng Hải Dương ........................................................................................59 Bảng 2.8 :Tốc độ tăng trưởng doanh thu của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà................59 năm 2015 ...................................................................................................................59 Bảng 2.9 : Cấu trúc nguồn vốn của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà...............................62 giai đoạn 2013 – 2015................................................................................................62 Bảng 2.10 :Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà ................64 Bảng 2.11 :Phân tích ma trận SWOT..........................................................................74 x DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1: Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp ...................................................11 Hình 1.2. Mô hình 5 năng lực cạnh tranh của Michael Porter......................................16 Hình 1.3. Sơ đồ qui trình đánh giá ma trận hình ảnh cạnh tranh ..................................31 Sơ đồ 2.1 : Công ty cổ phần Tân Hải Hà....................................................................37 xi TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của nghiên cứu 1.1. Chủ đề của nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài tập trung đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà giai đoạn từ năm 2013 đến năm 2015 trong tương quan so sánh với các đối thủ khác trên địa bàn tỉnh Hà tĩnh. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu - Xác định thực trạng kinh doanh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà, những điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa bàn Tỉnh Hà tĩnh. - Điều tra khảo sát ý kiến khách hàng đối với chất lượng dịch vụ của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà trong giai đoạn từ đây đến năm 2020. 2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Để làm rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà, tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, xây dựng ma trận cạnh tranh, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp bằng phần mềm Microsoft Excel. Để đưa ra các giải pháp và kiến nghị, tác giả không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn thông qua khảo sát, mà còn dựa vào ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm trong quá trình công tác của chính tác giả. 3. Kết quả nghiên cứu của luận văn Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 thông qua các thông tin thứ cấp mà tác giả thu thập, tổng hợp thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các sở, ban ngành chức năng của tỉnh Hà Tĩnh. Luận văn cũng đã thu thập dữ liệu sơ cấp là khảo sát 12 người là chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong ngành xây dựng giao thông và trong công ty để thu thập ý kiến đánh giá các yếu tố ảnh xii hưởng đến năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. Từ đó, rút ra kết quả đạt được, hạn chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tân Hải Hà trong thời gian qua. Từ những hạn chế, yếu kém đó, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tân Hải Hà trong thời gian tới như: (1) Nhóm giải pháp về phía Nhà nước, bao gồm: Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động sao cho phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay, cụ thể cần quy định rõ chi tiết sau: + Về năng lực của các đơn vị muốn tham gia hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, thì hồ sơ năng lực phải được đăng tải trên trang thông tin điện tử Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng địa phương, từ đó Chủ đầu tư các công trình có thể lựa chọn nhà thầu phù hợp, đủ năng lực để ký hợp đồng. + Tăng cường công tác quản lý chất lượng giữa cơ quan nhà nước với chủ đầu tư trong suốt quá trình thực hiện dự án. (2) Nhóm giải pháp về phía Công ty Cổ phần Tân Hải Hà , bao gồm: Nâng cao năng lực quản lý công ty và tổ chức thi công, có kế hoạch sản xuất sản phẩm một cách khoa học, sử dụng con người hợp lý, xây dựng và thành lập phòng marketting chuyên môn hóa, đưa ra giá thầu linh hoạt trong đấu thầu, nâng cao năng lực thiết bị thi công và áp dụng công nghệ, tăng cường nâng cao năng lực về vốn của công ty và bên cạnh đó, công ty quan hệ với các đối tác để có thể, hợp tác liên doanh dự thầu các gói thầu lớn. Nếu phát huy và cải thiện theo các giải pháp trên, công ty sẽ có bước đột phá mới trong chiến lược sản xuất kinh doanh, n âng cao năng lực sản xuất, tạo uy tín trên thị trường xây dựng vào thời gian sắp đến. 4. Kết luận và kiến nghị đề xuất Phát triển xây dựng là một hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển bền vững của nền kinh tế thị trường hiện nay, góp phần xây dựng một đất nước phát triển đủ tầm vươn ra thế giới. Chính phủ và Bộ Xây dựng thường xuyên quan tâm sửa đổi thông tư, nghị định về quản lý đầu tư và xây dựng cho phù hợp với tình hình mới của đất nước. Bên cạnh đó các doanh nghiệp xây dựng cũng xiii luôn nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện của mình để thu được lợi nhuận cao nhất. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà trong thời gian tới, luận văn đưa ra một số đề xuất với Chính phủ, UBND tỉnh, các sở ban ngành của tỉnh Hà Tĩnh, cũng như các công ty trong ngành xây dựng, giao thông trên địa bàn Hà Tĩnh. 5. Từ khóa Năng lực cạnh tranh, xây dựng, công ty cổ phần, Tân Hải Hà. xiv MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cạnh tranh là xu hướng chung của mọi nền kinh tế, có ảnh hưởng tới tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế và các doanh nghiệp. Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả mà còn là yếu tố quan trọng làm lành mạnh hóa các quan hệ kinh tế-chính trị-xã hội. Thế giới đang có những biến chuyển rất nhanh và mạnh, xu thế toàn cầu hoá đòi hỏi Việt Nam phải sớm trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo vòng quay của bánh xe lịch sử dân tộc, các doanh nghiệp ngành Xây dựng Việt Nam đang đứng trước những thách thức, yêu cầu khắt khe của kinh tế thị trường và hơn bao giờ hết phải có những nhìn nhận đúng đắn về đường đi nước bước, thế giới quan đúng đắn về tư duy phát triển của doanh nghiệp trong thị trường xây dựng. Công ty Cổ phần Tân Hải Hà được thành lập từ năm 2003, với hơn 13 năm hình thành và phát triển, Công ty đã dần có vị thế tương đối tốt trên thị trường xây dựng tại tỉnh Hà Tĩnh. Trên cơ sở phát huy những thế mạnh của Công ty: đội ngũ công nhân lành nghề, máy móc thiết bị, ban lãnh đạo nhiều kinh nghiệm, … Công ty đã đạt được những kết quả kinh doanh đáng kể. Tuy nhiên, cho đến nay Ban lãnh đạo công ty chưa có một nghiên cứu nào đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh, cũng như năng lực cạnh tranh của đơn vị mình so với các công ty khác để có chiến lược phát triển trong tương lai. Song song với các ngành kinh doanh khác của công ty thì lĩnh vực xây dựng là một trong những lĩnh vực có vai trò chủ đạo góp phần tăng doanh thu của công ty. Trong thời gian gần đây, sự cạnh tranh gay gắt của các các công ty lớn đã ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả doanh thu của công ty. Nhận thấy tầm quan trọng của việc đánh giá lại vị thế cạnh tranh để tìm ra hướng đi thích hợp trong chiến lược kinh doanh, của công ty những năm tiếp theo, nên tôi đã lựa chọn n g h i ê n c ứ u đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà” nhằm góp phần vào sự phát triển của công ty trong những năm tiếp theo đạt hiệu quả cao về kinh tế. 2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 1 2.1 Mục tiêu chung : Phân tích đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà, chỉ ra những thành công và tồn tại, từ đó định hướng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trong thời gian tới. 2.2 Mục tiêu cụ thể : + Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Tân Hải Hà. + Phân tích môi trường cạnh tranh và đánh giá lợi thế cạnh tranh cũng như những thách thức của công ty trong tình hình mới. So sánh năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà với một số công ty khác trên địa bàn. + Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Những nhân tố môi trường chủ yếu nào ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của công ty? - Năng lực cạnh tranh của các công ty so với các công ty khác trong cùng lĩnh vực hoạt động là như thế nào ? - Các giải pháp nào có thể đề xuất để cải thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong quá trình tham gia hoạt động ? 4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: là năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. - Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động của công ty là trong lĩnh vực xây dựng khá đa dạng (san lấp; thi công; sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, trang thiết bị nội thất; bất động sản; thiết kế; tư vấn giám sát; quản lý dự án; khai thác, chế biến đá Granit; mua bán, lắp đặt thiết bị). Trong phạm vi đề tài này, luận văn đi sâu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của Công ty trong lĩnh vực thi công xây lắp trong giai đoạn 2013-2015 và định hướng đến năm 2020. Số liệu thứ cấp về tình hình hoạt động của Công ty được thu thập cho 3 năm từ năm 2013 đến năm 2015. Việc phỏng vấn chuyên gia để phân tích đánh giá môi trường kinh doanh cũng như xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh để đánh giá năng 2 lực cạnh tranh của công ty được thực hiện trong thời gian từ tháng 03/2016 đến tháng 07/2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, tác giả đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau : * Các phương pháp thống kê, mô tả, so sánh. * Các phương pháp phân tích, tổng hợp. * Phương pháp chuyên gia. Trong quá trình phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh, các nhà phân tích thường sử dụng phương pháp thu thập và lấy ý kiến chuyên gia thông qua các hình thức phỏng vấn trực tiếp. Mặc dù phương pháp này có nhược điểm dễ bị chi phối bởi ý kiến chủ quan của người được phỏng vấn và hỏi ý kiến cũng như cách đặt câu hỏi nhưng nó lại khắc phục được các nhược điểm của các phương pháp định lượng khi xem xét các yếu tố vô hình trong DNXD. Phương pháp chuyên gia là phương pháp đánh giá định tính và đưa ra các phân tích đánh giá dựa trên việc xử lý có hệ thống đánh giá của các chuyên gia. Phương pháp này phải giải quyết được các vấn đề chính sau đây: * Lựa chọn nhóm chuyên gia đánh giá Nhóm chuyên gia đánh giá sẽ phả i đưa ra những đánh giá về năng lực cạnh tranh của các DNXD cần đánh giá. Đây là các chuyên gia có trình độ hiểu biết chung tương đối cao, có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực xây dựng, có lập trường khoa học, bao quát toàn diện về các hoạt động và đặc thù hoạt động kinh doanh của ngành xây dựng. * Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia Trưng cầu ý kiến của các chuyên gia là một giai đoạn của phương pháp chuyên gia. Tùy theo đặc điểm thu nhận và xử lý thông tin mà chọn những phương pháp trưng cầu cơ bản như: trưng cầu ý kiến theo nhóm và cá nhân; trưng cầu vắng mặt và có mặt, trưng cầu trực tiếp hay gián tiếp. * Xử lý ý kiến chuyên gia: Sau khi thu thập ý kiến của các chuyên gia, cần phải tiến hành một loạt các biện pháp xử lý các ý kiến này. Đây là bước quan trọng để đưa ra kết quả phân tích đánh giá. Nói chung có hai dạng vấn đề cần giải quyết khi xử lý ý kiến chuyên gia: 3 - Đánh giá năng lực cạnh tranh dựa vào các yếu tố bên trong và bên ngoài, thời gian xuất hiện trong lĩnh vực hoạt động xây dựng. - Đánh giá tầm quan trọng tương đối giữa các yếu tố cấu thành năng lực của các DNXD, chẳng hạn như đánh giá vai trò của các yếu tố năng lực bên trong DNXD. * Công cụ sử dụng để phân tích môi trường cạnh tranh: ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài EFE, bên trong IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh. 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 6.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Do ngành kinh doanh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng là một ngành mới phát triển và còn khá mới mẻ đối với Việt Nam, do vậy, chỉ có một số hạn chế các bài viết, nghiên cứu về năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động xây dựng vv...được công bố. 6.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài Các nghiên cứu lý thuyết về quản trị chiến lược kinh doanh và nâng cao lợi thế, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường có thể tổng kết thành 03 trường phái nghiên cứu với ba cách tiếp cận khác nhau đó là: (1) Trường phái nghiên cứu lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp mà điển hình là các nghiên cứu của Micheal Porter (1980, 1985, 1986). Các nghiên cứu theo trường phái này đưa ra nhiều mô hình phân tích về lợi thế cạnh tranh và định vị doanh nghiệp trên thị trường nhưng nhược điểm là không đề cập đến cách thức mà doanh nghiệp cần phải làm, các kỹ năng cần phải có để đạt được các lợi thế cạnh tranh. (2) Các nghiên cứu của Barney (1991), Hamel and Prahalad (1994), Teece, Pisano và Shuen (1997) tập trung nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên cơ sở coi nguồn lực của doanh nghiệp như là yếu tố sống còn trong cạnh tranh. Các nghiên cứu theo trường phái này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc khai thác nguồn lực doanh nghiệp để có được lợi thế cạnh tranh. (3) Trường phái nghiên cứu quá trình hoạch định và triển khai chiến lược cạnh tranh của các doanh nghiệp dựa trên cấu trúc doanh nghiệp và văn hóa doanh nghiệp. Trường phái này tập trung nghiên cứu và phân tích quá trình kinh doanh, các phương pháp xây dựng và hoạch định chiến lược kinh doanh chứ không đề cập đến định vị doanh nghiệp và các hoạt động thực thi chiến lược. Điển hình các nghiên cứu của trường phái này là các nghiên cứu của các học giả Ghosal và Barret (1997), 4 Collins và Porras(1994), Miller và Whitney(1999), Peters(1991). 6.3. Các nghiên cứu đã được thực hiện Đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề này. Một số luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ về cạnh tranh đã được công bố như: luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Quốc Dũng về đề tài “Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” (2001), luận văn thạc sĩ về đề tài “Nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam nhằm thực hiện chủ động hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Bùi Văn Thành (2003). Nghiên cứu “Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam – nhân tố quan trọng trong hội nhập” của tiến sĩ Lê Đăng Doanh – Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương (2003). Tác phẩm “Nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” của tác giả Chu Văn Cấp (2003), nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia – Hà Nội. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về cạnh tranh và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên, các nghiên cứu trên cũng chỉ nghiên cứu năng lực cạnh tranh cũng như một vài lĩnh vực liên quan đến lĩnh vực kinh doanh. Chưa có công trình nào nghiên cứu về Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Tân Hải Hà. Đề tài không có sự trùng lắp về nội dung với bất kỳ công trình nghiên cứu nào. 2. Những đóng góp của luận văn  Ý nghĩa khoa học Hệ thống hóa các lý thuyết, quan điểm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.  Ý nghĩa thực tiễn Là tài liệu tham khảo tốt giúp Ban giám đốc Công ty Cổ phần Tân Hải Hà hiểu rõ thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty và hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình. 3. Kết cấu đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn gồm ba chương: - Chương 1: Cơ sở lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. - Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Tân Hải Hà. 5 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Lý thuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Lý thuyết về cạnh trạnh 1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Như chúng ta đã biết, thuật ngữ cạnh tranh được sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xây dựng,…và thường xuyên được nhắc tới trong sách, báo, các diễn đàn kinh tế cũng như trên các phương tiện thông tin đại chúng và được sự quan tâm của nhiều đối tượng, từ nhiều góc độ khác nhau, dẫn đến có rất nhiều quan niệm khác nhau về cạnh tranh. Theo hai nhà kinh tế học Mỹ, Paul A. Samuelson và W.D. Nordhaus (1995), đã nêu trong cuốn Kinh tế học: Cạnh tranh (Competition) là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường. Còn theo Từ điển kinh doanh của Anh (1992), thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là sự ganh đua, sự kình địch giữa các nhà kinh doanh nhằm giành tài nguyên sản xuất cùng một loại hàng hoá về phía mình. Giáo sư Michael E. Porter (1996), người được xem là “cha đẻ” của chiến lược cạnh tranh, một trong những giáo sư nổi tiếng của trường kinh doanh Harvard đưa ra định nghĩa về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh, hiểu theo cấp độ doanh nghiệp là việc đấu tranh hoặc giành giật từ một số đối thủ về khách hàng, thị phần hay nguồn lực của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, bản chất của cạnh tranh ngày nay không phải tiêu diệt đối thủ mà chính là doanh nghiệp phải tạo ra và mang lại cho khách hàng những giá trị gia tăng cao hơn hoặc mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh. Như vậy, với những quan niệm trên thì phạm trù cạnh tranh có thể được hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh về kinh tế giữa các chủ thể tham gia phát triển sản xuất – kinh doanh với nhau nhằm giành những điều kiện thuận lợi trong sản xuất kinh doanh, tiêu thụ hàng hoá và dịch vụ để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Mục tiêu của cạnh tranh là giành lợi ích, giành lợi nhuận lớn nhất, đảm bảo sự tồn tại và phát triển của chủ thể tham gia cạnh tranh”. 1.1.1.2. Vai trò và vị trí của cạnh tranh 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất