Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần haimy hà nội...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần haimy hà nội

.PDF
96
118
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------*****--------- NGHIÊM VIỆT HƢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HAIMY HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ ----------*****--------- NGHIÊM VIỆT HƢNG NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN HAIMY HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 603405 LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS BÙI XUÂN PHONG Hà Nội – 2014 MỤC LỤC Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt……………..…………..…………………………….…i Danh mục các bảng………..………………...……………………………………………...ii Danh mục các hình…..……………………..……………………………………………...iii PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................ ..1 Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh trong doanh nghiệp . 7 1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh ............................................................. . 7 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh……………..…………………….. 7 1.1.2. Các công cụ cạnh tranh……………………………………………….……..……….10 1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh……..……………………...……….. 11 1.2.1. Đối với doanh nghiệp…………………….…………………………..……………...11 1.2.2. Đối với người tiêu dùng………………….……………….…………………………12 1.2.3. Đối với nền kinh tế xã hội………….………………………………………………12 1.3. Nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp……………………..13 1.3.1.Các yếu tố bên trong doanh nghiệp……………………………………..……13 1.3.2.Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp………………………………….………16 1.4. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp………………………..22 1.4.1. Thị phần……………………………………………………………….………………23 1.4.2. Năng lực tài chính…………………………………………………….…………...…24 1.4.3. Năng lực kỹ thuật………………………………………………….………..……….25 1.4.4. Chất lượng sản phẩm…………………………………………...……………..27 1.4.5. Thương hiệu sản phẩm…………………………………..……………..……………28 1.4.6. Hiệu quả kinh doanh………………………………………..…………..…..……… 29 1.4.7. Xác suất trúng thầu………………………………………….……………………….29 Chƣơng 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà Nội ...... 31 2.1. Tổng quan về công ty cổ phần HAIMY Hà Nội……………………..……..………31 2.2. Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần HAIMY Hà Nội……………………………………………………………………….………….. …..32 2.2.1 Thị Phần………………………………………………………………….…………32 2.2.2. Xác suất trúng thầu…………………………………….…………….………………33 2.2.3. Năng lực tài chính…………………………………………….………..……..……..35 2.2.4. Năng lực kỹ thuật……………………………………………..……..…………..…...43 2.2.5. Thương hiệu…………………………………………………….…………….……...48 2.2.6. Chất lượng sản phẩm dịch vụ………………………………….….………….……48 2.2.7. Hiệu quả kinh doanh………………………………………….………………….….49 2.2.8. Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp…………………..…………..…50 2.2.9. Trình độ năng lực marketing……………………………………..………...…50 2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần HAIMY Hà Nội…………………………………………………………………….……...……….….52 2.3.1. Ưu điểm của công ty…………………………………..………………….….……...52 2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân tồn tại……………………..………………….…….53 Chƣơng 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà Nội ...................................................................................................................................... 56 3.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty HAIMY Hà Nội.. 56 3.1.1 Quan điể m phát triể n………………………………………..……………......56 3.1.2 Mục tiêu phát triển…………………………………………..……………….56 3.2. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần HAIMY Hà Nội……………………………………………………………………………..…….…..57 3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu , phát triển thị trường trong nước và ngoài nước………………………………………………….…………………………….………57 3.2.2. Giải pháp về tài chính………………………………….………….………..……… 61 3.2.3. Đổi mới về cơ cấu tổ chức và quản lý…………………….……………….………64 3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao…………………...……. 65 3.2.5. Giảm chi phí sản xuất hạ giá thành dịch vụ và sản phẩm……………………… 67 3.2.6. Tăng cường hoạt động marketing…………………………………….……..……..69 3.2.7.Đổi mới kỹ thuật công nghệ…………………………………..………………..…...72 3.2.8. Xây dựng nền văn hóa doanh nghiệp……………………………..………..………73 3.2.9. Phát triển thương hiệu của Haimy……………………………………….……75 3.2.10. Đổi mới quản trị Công ty …………………………………...…….………..77 KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................... 86 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT TỪ VIẾT TẮT NGUYÊN NGHĨA CNKT Cử nhân kinh tế Công ty TNHH SX & TM Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất và thương mại Công ty TNHH TM & SX Công ty trách nhiệm hữu hạn thương mại và sản xuất Công ty TNHH Công ty trách nhiệm hữu hạn DT Doanh thu ∑Di Tổng doanh thu của toàn ngành TSNH Tài sản ngắn hạn TSDH Tài sản dài hạn TP Thị phần KSCK Kỹ sư cơ khí TCKT Tài chính kế toán KS Kỹ sư KTV Kỹ thuật viên GĐ Giám đốc PGĐ Phó Giám đốc i DANH MỤC CÁC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1 Thị phần thiết kế cung cấp kệ chứa hàng 32 Bảng 2.2 Xác suất trúng thầu tính theo số lượng công trình 34 Bảng 2.3 Xác suất trúng thầu tính theo giá trị hợp đồng 35 Bảng 2.4 Các chỉ tiêu tài chính của công ty cổ phần Haimy Hà Nội 36 Bảng 2.5 Hệ thống khả năng thanh toán hiện hành của một số công ty 37 Bảng 2.6 Hệ thống khả năng thanh toán tức thời của một số công ty 38 Bảng 2.7 Tỷ lệ nợ trên tổng vốn 39 Bảng 2.8 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các công ty 40 Bảng 2.9 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn đầu tư của các công ty 41 Bảng 2.10 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của các công ty 42 Bảng 2.11 Trang thiết bị phục vụ sản xuất 44 Bảng 2.12 Thiết bị- Dụng cụ thi công lắp đặt 45 Bảng 2.13 Bố trí nhân sự 47 ii DANH MỤC CÁC HÌNH STT 1 Hình Hình 1.1 Nội dung Mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter 2 3 iii Trang 19 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của đề tài Cạnh tranh là cơ chế vận hành chủ yếu của cơ chế thị trường, là động lực thúc đẩy phát triển nền kinh tế. Đối với mỗi chủ thể kinh doanh, cạnh tranh tạo sức ép hoặc kích thích ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến trong sản xuất, kinh doanh nhằm nâng cao năng suất lao động. Các doanh nghiệp muốn tồn tại trong thị trường phải luôn vận động biến đổi để tạo cho mình một vị trí và chiếm lĩnh những thị phần nhất định. Sự cạnh tranh gay gắt trong nền kinh tế thị trường, đòi hỏi họ phải xây dựng cho mình một chiến lược cạnh tranh có hiệu quả và bền vững. Các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, ngoài việc cạnh tranh với nhau còn phải chịu sự cạnh tranh của các công ty, tập đoàn nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh. Vì vậy vấn đề cạnh tranh không phải là một vấn đề mới, nhưng nó luôn là vấn đề mang tính thời sự, cạnh tranh khiến thương trường ngày càng trở lên nóng bỏng. Bất cứ doanh nghiệp nào, ngành nào đó tồn tại trong nền kinh tế thị trường đều chịu ảnh hưởng của sự cạnh tranh. Cạnh tranh giúp cho các doanh nghiệp, các ngành không ngừng hoàn thiện mình và đào thải những doanh nghiệp yếu kém, kinh doanh không hiệu quả từ đó đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường. Công ty cổ phần Haimy Hà Nội là công ty chuyên cung cấp sản phẩm thiết kế và lắp đặt kệ chứa hàng công nghiệp, với kinh nghiệm lâu năm, song cũng không thể tránh khỏi sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường. Đặc biệt là ngày càng nhiều các công ty tham gia vào thị trường này, khiến cho công ty không thể không có các chính sách phát triển riêng cho mình để có thể duy trì và phát triển thị phần của mình. Không còn cách nào khác là công ty phải đồng loạt thực hiện các chính sách để làm sao nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. 1 Xuất phát từ tầm quan trọng và thực trạng vấn đề cạnh tranh của Công ty nên tôi chọn đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà Nội” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình nhằm góp phần nâng cao năng lực ca ̣nh tranh của công ty. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trước những thay đổi của thị trường trong nước và ngoài nước đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu, có thể kể đến một số tác giả sau: - Tác giả Tạ Ngọc Ái “Chiến lược cạnh tranh trong thời đại mới” với nội dung Thương trường cũng như chiến trường đây là cuộc chiến đấu không thể nhìn thấy, đầy những thủ đoạn và hình thức khác nhau. Muốn giành được thắng lợi, bạn phải nằm vững những kỹ xảo sinh tồn cao siêu và phải có khả năng ứng biến thông minh và kế sách đối nhân xử thế hoàn mỹ. - Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa và dịch vụ Việt Nam”. Đề án đã đi sâu vào phân tích về hiện trạng năng lực cạnh tranh quốc gia trong đó năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là một trong tám yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh quốc gia - Tác giả Trần Sử, trường đại học ngoại thương với giáo trình “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong điều kiện toàn cầu hóa” đã khái quát hóa các vấn đề về lý thuyết và năng lực cạnh tranh trong quá trình toàn cầu hóa. - Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- Đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia - NXB GTVT (2003). Công trình đã chỉ ra, năng lực cạnh tranh của Việt nam những năm qua chủ yếu dựa trên những lợi thế tự nhiên được thừa hưởng, đặc biệt là vị trí địa lý tự nhiên và đặc điểm dân cư. Đã đến lúc Việt nam phải tạo dựng được các lợi thế cạnh tranh mới, đặc trưng. Trên cơ sở đó đề xuất Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh thể chế, cần phát triển các cụm ngành, lấy cụm ngành làm trung tâm của vấn đề cải cách. 2 - Nguyễn Vĩnh Thanh - Nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế - NXB Lao động- xã hội, (2005). Công trình hệ thống và làm rõ một số lý luận về sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại trong nền kinh tế thị trường; Bàn luận về thực trạng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong thời gian qua. Căn cứ vào thực trạng sức cạnh tranh, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp thương mại khi hội nhập kinh tế quốc tế, đề xuất quan điểm, phương hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp thương mại trong thời gian tới. - Nguyễn Thế Nghĩa, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội nhập kinh tế, Tạp chí Cộng sản Online 143. Công trình chỉ ra các hạn chế trong năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam như công nghệ, nguyên vật liệu, sự yếu kém về thương hiệu, chiến lược phân phối, chiến lược truyền thông và xúc tiến thương mại của các doanh nghiệp Việt Nam còn nhiều hạn chế. Căn cứ vào đó đề xuất gói 5 giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. - Bùi Xuân Phong, có công bố về vấn đề này trên một số bài viết trên ấn phẩm Thông tin Khoa học công nghệ và Kinh tế Bưu điện Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt nam như Mô hình lựa chọn chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (3/2004); Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp Bưu chính Viễn thông (2/2005); Một số biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty BCVT Việt Nam trong cung cấp dịch vụ Viễn thông (4/2005); Các bài viết này chỉ dừng lại ở việc phân tích và đề xuất cho từng vấn đề riêng lẻ không cụ thể cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 3G. - Bùi Xuân Phong, Quản trị kinh doanh Viễn thông theo hướng hội nhập kinh tế. NXB Bưu điện, (2006). Với công trình này, sau khi đề cập những vấn 3 đề chung về kinh doanh và quản trị kinh doanh Viễn thông; các lĩnh vực quản trị kinh doanh Viễn thông, trong chương 10 đề cập đến một số lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh trong lĩnh vực Viễn thông; đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Viễn thông. Mặc dù có nhiều tác giả đề cập đến vấn đề cạnh tranh trong các doanh nghiệp, song chưa có một đề tài nào nghiên cứu cho riêng công ty Haimy. Vì vậy cần có những nghiên cứu cụ thể cho công ty dựa trên những nền tảng mà các tác giả đã nghiên cứu để áp dụng thực tế vào Haimy. Từ đó đề ra các giải pháp cụ thể cho công ty Haimy nâng cao năng lực cạnh tranh trong ngành thiết kế và lắp đặt kệ chứa hàng công nghiệp. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Về mặt lý luận sẽ khái quát hóa lại các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và vai trò của cạnh tranh cũng như sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Về mặt thực tiễn, sẽ đánh giá được thực trạng của công ty thông qua các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ đó tìm ra được các ưu điểm và nhược điểm của công ty trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh, để có giải pháp phù hợp và đúng đắn cho công ty. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là tình hình sản xuất kinh doanh và năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy. Phạm vi nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của công ty trong 5 năm (20082013) 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chủ yếu là phương pháp so sánh: Cụ thể là sử dụng các số liệu về báo cáo tài chính của các công ty trong ngành có cạnh tranh lớn với công ty Haimy để so sánh về các mặt hạn chế trong quản lý cơ cấu nguồn vốn, khả năng thanh toán và hiệu quả kinh doanh của công ty Haimy với các công ty khác. Từ đó đánh giá một cách tổng quan nhất về năng lực tài chính của công ty và đưa ra các giải pháp phù hợp để giải quyết những khó khăn về vấn đề tài chính của công ty. Ngoài ra, luâ ̣n văn sử dụng phương pháp phân tích, đánh giá, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch. Đối với các vấn đề khác như năng lực kỹ thuật, thương hiệu, xác suất trúng thầu, chất lượng sản phẩm, đều được đánh giá cụ thể qua việc tiếp xúc thực tế với công ty từ đó tìm ra các vấn đề khó khăn mà doanh nghiệp gặp phải trong quá trình kinh doanh để đưa ra các giải pháp, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn diện cho công ty Haimy. 6. Đóng góp của luận văn - Khái quát hóa lý luận về năng lực canh tranh của doanh nghiệp - Làm rõ sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp - Đánh giá thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty Haimy thông qua các chỉ tiêu đánh giá như: năng lực tài chính, xác suất trúng thầu, kỹ thuật, chất lượng sản phẩm, thương hiệu, hiệu quả kinh doanh. - Từ đánh giá chung thực trạng để đưa ra các giải pháp khắc phục cho công ty cổ phần Haimy Hà Nội 7. Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Những vấ n đề lý luâ ̣n cơ bản về năng lực ca ̣nh t ranh trong doanh nghiê ̣p Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà Nội Chương 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Haimy Hà nội 6 Chƣơng 1 NHƢ̃ NG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH TRONG DOANH NGHIỆP 1.1. Lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 1.1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Cạnh tranh là một đặc trưng cơ bản của nền kinh tế hàng hoá, là điều kiện sống còn cho mỗi doanh nghiệp; nó ảnh hưởng đến tất cả các lĩnh vực, các thành phần kinh tế. Tuy nhiên để định nghĩa được khái niệm cạnh tranh lại không phải là một vấn đề đơn giản do nó được sử dụng trong những phạm vi khác nhau từ cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia cho đến quốc tế; trong khi đó những mục tiêu cơ bản của việc cạnh tranh lại được đặt ra khác nhau phụ thuộc đối tượng được xem xét là một doanh nghiệp hay một quốc gia. Vì vậy đã có nhiều định nghĩa về cạnh tranh như sau: Theo Các Mác:”Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hoá để thu hút được lợi nhuận siêu ngạch”1 Theo từ điển Tiếng Việt thì: “Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những cá nhân, tập thể có chức năng như nhau nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”2 tức là nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của người khác. Theo cuốn kinh tế học của P.Samuelson thì: “Cạnh tranh là sự kình địch giữa các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để giành khách hàng, thị trường”3 1 2 3 Các Mác (1978), Mác – Ăng Ghen toàn tập, NXB Sự Thâ ̣t, Hà Nội, Tr. 98. Từ điể n Bách khoa (1995), NXB Từ điể n Bách Khoa, Hà Nội, Tr.84. Paul A Samuelson, Willam D. Nordhalls Kinh tế học (2011), NXB Tài chiń h, Tr. 312. 7 Theo diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) lại cho rằng: “Cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia và các vùng trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”4. Mặc dù có nhiều cách diễn đạt khác nhau về khái niệm cạnh tranh. Song qua các định nghĩa trên có thể tiếp cận về cạnh tranh như sau: Thứ nhất, khi nói đến cạnh tranh là nói đến sự ganh đua nhằm lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà các bên đều muốn giành giật (một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, dự án…) một loạt điều kiện có lợi (một thị trường, một khách hàng…). Mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận cao Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như: đặc điểm sản phẩm, thị trường, các điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh… Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh các chủ thể tham gia cạnh tranh có thể sử dụng nhiều công cụ khác nhau: cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ (chính sách định giá thấp; chính sách định giá cao; chính sách ổn định giá; định giá theo thị trường; chính sách giá phân biệt); cạnh tranh bằng nghệ thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán.. Với cách tiếp cận trên, khái niệm cạnh tranh có thể hiểu như sau: “Cạnh tranh là sự ganh đua nhau giữa các nhà doanh nghiệp trong việc giành một nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường, để đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể, ví dụ như lợi nhuận, 4 www.oecd.org/daf/ca/SOEGuidelinesVietnamese. 8 doanh số hoặc thị phần”5. Đối với mỗi doanh nghiệp mục tiêu đặt ra khi tham gia thị trường thường là tối đa hoá lợi nhuận; để đạt được mục tiêu đó doanh nghiệp cần phải tìm các biện pháp để giành cho mình một vị thế nào đó trên thị trường. Đặc biệt khi nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như hiện nay thì việc giành vị thế trên thị trường còn là một vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Khi đó doanh nghiệp nào giành được nhiều thị trường thì sẽ dễ dàng thành công trong hoạt động kinh doanh của mình. Ngày nay vấn đề cạnh tranh ngày càng được các doanh nghiệp coi trọng. Để chống lại việc cạnh tranh không lành mạnh, các quốc gia đã và đang nỗ lực ban hành và hoàn thiện các điều luật về cạnh tranh. Điều này sẽ là một công cụ điều tiết đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các nguồn lực. 1.1.1.2 Khái niệm năng lực cạnh tranh Trong từ điển Tiếng Việt định nghĩa như sau: “Năng lực cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hoá cùng loại, trên cùng một thị trường tiêu thụ”. Năng lực cạnh tranh có thể phân biệt theo các cấp độ: năng lực cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp, và năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ: - Năng lực cạnh tranh của quốc gia: Là khả năng của một đất nước trong việc nhận rõ mục đích của chính sách kinh tế tập trung nhất là đối với tăng trưởng thu nhập và việc làm mà không gặp khó khăn trong cán cân thanh toán. Năng lực cạnh tranh quốc gia phụ thuộc vào khả năng khai thác các cơ hội trên thị trường quốc tế. - Năng lực cạnh tranh của ngành/doanh nghiệp: Là khả năng bù đắp chi phí, duy trì lợi nhuận và được đo bằng thị phần sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường. Theo đó doanh nghiệp có chi phí càng thấp, lợi 5 Chu Văn Cấ p (2003), Nâng cao sức cạnh tranh của nề n kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quố c tế, NXB Chiń h tri ̣Quố c gia, Hà Nội, Tr. 89 9 nhuận và thị phần càng cao thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó càng lớn và ngược lại. - Năng lực cạnh tranh của sản phẩm/dịch vụ: Là khả năng thoả mãn tốt nhất các nhu cầu, mong muốn của khách hàng, nó được thể hiện bằng việc khách hàng lựa chọn sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của mình. Do đó sản phẩm có năng lực cạnh tranh cao là sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả hạ và sự tiện lợi cho khách hàng 1.1.2. Các công cụ cạnh tranh: Có rất nhiều công cụ cạnh tranh ở đây tôi xin đưa ra một số công cụ chính là: - Cạnh tranh bằng giá cả. Giá cả là phạm trù trung tâm của kinh tế hàng hoá của cơ chế thị trường. Giá cả là một công cụ quan trọng trong cạnh tranh. Giá cả là sự biểu hiện bằng tiền của giá sản phẩm mà người bán có thể dự tính nhận được từ người mua thông qua sự trao đổi giữa các sản phẩm đó trên thị trường, giá cả phụ thuộc vào các yếu tố sau: Các yếu tố kiểm soát được: Đó là chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, chi phí lưu thông,chi phí yểm trợ và tiếp xúc bán hàng. Các yếu tố không thể kiểm soát được : Đó là quan hệ cung cầu trên thị trường, cạnh tranh trên thị trường, sự điều tiết của nhà nước. - Cạnh tranh bằng chất lượng. Chất lượng sản phẩm trở thành công cụ cạnh tranh quan trọng của doanh nghiệp trên thị trường bởi nó biểu hiện sự thoả mãn nhu cầu khách hàng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm ngày càng cao tức là mức độ thoả mãn nhu cầu ngày càng lớn dần đến sự thích thú tiêu dùng sản phẩm ở khách hàng tăng lên, do đó làm tăng khả năng thắng thế trong cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nhiều khi chất lượng quá cao cũng không thu hút được khách hàng 10 vì khách hàng sẽ nghĩ rằng những sản phẩm có chất lượng cao luôn đi kèm với giá cao. Khi đó, họ cho rằng họ không có đủ khả năng để tiêu dùng những sản phẩm này. Nói tóm lại muốn sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh được trên thị trường thì doanh nghiệp phải có chiến lược sản phẩm đúng đắn, tạo ra được những sản phẩm phù hợp, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường với chất lượng tốt. - Cạnh tranh bằng dịch vụ. Cạnh tranh bằng dịch vụ cũng là một công cụ rất hiệu quả , đă ̣c biê ̣t là hoạt động dịch vụ bán hàng và sau bán hàng , nế u chúng ta làm tốt công tác dịch vụ phục vụ cho người tiêu dùng, sẽ làm người tiêu dùng yên tâm hơn khi quyế t đinh ̣ mua sản phẩ m của chúng ta. - Cạnh tranh bằng uy tín của doanh nghiệp. Uy tin ́ của doanh nghiê ̣p đươ ̣c ta ̣o ra trong thờ i gian dài , và nó bao gồm nhiề u yế u tố ta ̣o thành, đây có thể nói là yế u tố tổ ng hơ ̣p . Vì yếu tố uy tín của doanh nghiê ̣p chủ yế u là do người tiêu dùng quyế t đinh . Viê ̣c quyế t đinh ̣ ̣ đó lại phụ thuộc vào sự đánh giá về chấ t lươ ̣ng sản phẩ m sau tiêu dùng . Khi doanh nghiê ̣p chiế m đươ ̣c lòng tin của người tiêu dùng , thì việc tiêu thụ sản phẩ m trở lên dễ dàng hơn, và doanh thu cao hơn. 1.2. Ý nghĩa của việc nâng cao năng lực cạnh tranh Nâng cao năng lực c ạnh tranh có vai trò rất quan trọng trong mọi lúc mọi nơi, vì đây là yếu tố quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp trong thị trường. Nhờ hoa ̣t đô ̣ng nâng cao năng lực ca ̣nh tranh của các doanh nghiê ̣p mà xã hội cũng được lơ ̣i rấ t nhiề u từ hoa ̣t đô ̣ng này. 1.2.1 Đối với doanh nghiệp: Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh tồn tại như một quy luật kinh tế khách quan và do vậy việc nâng cao năng lực cạnh tranh để cạnh tranh trên thị trường luôn được đặt ra đối với các doanh nghiệp, nhất là trong bối cảnh hội 11 nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay. Cạnh tranh ngày càng gay gắt khi trên thị trường ngày càng xuất hiện nhiều các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường. Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp là một đòi hỏi cấp bách để doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh và hợp pháp trên thương trường. Không những thế, với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh ở các doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng và quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi lẽ suy cho cùng, mục đích cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là mang lại càng nhiều lợi nhuận, khi đó việc nâng cao năng lực cạnh tranh tại doanh nghiệp được xem như là một chiến lược không thể thiếu trong định hướng phát triển và nó góp phần vào việc hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. 1.2.2. Đối với người tiêu dùng Cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thị trường sẽ vô tình giúp cho người tiêu dùng thỏa mãn được nhu cầu tốt nhất về hàng hóa và dịch vụ, người tiêu dùng sẽ ngày càng có nhiều lựa chọn hơn với mức giá phù hợp với khả năng của họ. Nguyên nhân là cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải luôn tìm cách nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng tốt yêu cầu khách hàng, của thị trường. 1.2.3 Đối với nền kinh tế xã hội: Đối với nền kinh tế quốc dân thì cạnh tranh là động lực thúc đẩy sự phát triển bình đẳng của mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện để phát huy lực lượng sản xuất, nâng cao tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa nền sản xuất xã hội. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn các phương án sản xuất có chi phí thấp nhất, đó cũng chính là quy luật của thị trường. 12
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất