Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi mai linh nghệ an...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi mai linh nghệ an

.PDF
101
284
113

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VI VĂN NGỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TAXI MAI LINH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHÁNH HÒA - 2017 BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG VI VĂN NGỌC NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO TAXI MAI LINH NGHỆ AN Ngành: LUẬN VĂN THẠC SĨ Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Quyết định giao đề tài: 410/QĐ-ĐHNT ngày 28/4/2017 Quyết định thành lập hội đồng: 1275/QĐ-ĐHNT ngày 06/12/2017 Ngày bảo vệ: 19/12/2017 Người hướng dẫn khoa học: TS. TÔ THỊ HIỂN VINH ThS. LÊ HỒNG LAM Chủ tịch Hội Đồng: PGS.TS ĐỖ THỊ THANH VINH Phòng Đào tạo Sau Đại học: KHÁNH HÒA - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan mọi kết quả của đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Taxi Mai Linh Nghệ An” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào khác cho tới thời điểm này. Các tài liệu, số liệu tham khảo được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng. Khánh Hòa, ngày 25 tháng 12 năm 2017 Tác giả luận văn Vi Văn Ngọc iii LỜI CẢM ƠN Trong suốt thời gian thực hiện đề tài, tôi đã nhận được sự giúp đỡ của khoa kinh tế và khoa sau đại học trường Đại học Nha Trang, đã tạo điều kiện cho tôi được hoàn thành đề tài. Đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của TS. Tô Thị Hiển Vinh và ThS. Lê Hồng Lam đã giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài. Qua đây, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ này. Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo, cán bộ nhân viên của Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An, các tổ chức, cá nhân đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn! Khánh Hòa, ngày 25 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận văn Vi Văn Ngọc iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. iv MỤC LỤC ....................................................................................................................... v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................... viii DANH MỤC BẢNG ...................................................................................................... ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ .................................................................................... x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN ............................................................................................. xi MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH VỤ VẬN TẢI TAXI ............................................................................................................................... 5 1.1 Lý thuyết về cạnh tranh ............................................................................................. 5 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh.............................................................................................. 5 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh ......................................................................................... 6 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................. 7 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và những đặc điểm cạnh tranh ........ 7 1.2.2 Các tiêu thức đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành kinh doanh dịch vụ vận tải taxi .............................................................................................. 10 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong ngành dịch vụ vận tải taxi......................................................................................................... 15 1.3 Các chiến lược cạnh tranh chủ yếu của các doanh nghiệp ...................................... 20 1.3.1. Chiến lược tổng chi phí thấp ............................................................................... 20 1.3.2. Chiến lược đặc trưng hoá khác biệt ..................................................................... 20 1.3.3. Chiến lược tập trung vào trọng điểm ................................................................... 21 1.4. Các công cụ để xây dựng và lựa chọn giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh .... 21 v 1.4.1. Ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) .................................................................... 21 1.4.2. Ma trận các yếu tố nội bộ (IFE)........................................................................... 23 1.4.3. Ma trận hình ảnh cạnh tranh (CIM) ..................................................................... 24 1.5 Kinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải taxi ...... 25 1.5.1 Kinh nghiệm từ Công ty VINASUN .................................................................... 25 1.5.2 Kinh nghiệm từ Công ty taxi Sài Gòn Hoàng Long ............................................. 26 1.5.3 Kinh nghiệm từ Công ty Cổ Phần Ngôi Sao Tương Lai (Taxi Future) ................ 27 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .............................................................................................. 27 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TAXI MAI LINH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN QUA ......................................................... 28 2.1 Tổng quan về Taxi Mai Linh Nghệ An ................................................................... 28 2.1.1 Sự hình thành và phát triển ................................................................................... 28 2.1.2. Chức năng nhiệm vụ ............................................................................................ 29 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy ........................................................................................ 30 2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty trong thời gian qua ......................... 31 2.2.1. Kết quả hoạt động của toàn Công ty ................................................................... 31 2.2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh Taxi .................................................................... 34 2.3 Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An ................... 36 2.3.1 Đánh giá năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An qua các chỉ tiêu ........ 36 2.3.2. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An qua ma trận các yếu tố bên trong (IFE) .......................................................................................................... 55 2.3.3. Đánh giá năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An qua ma trận các yếu tố bên ngoài (EFE) ......................................................................................................... 56 2.3.4. Phân tích năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An bằng ma trận hình ảnh cạnh tranh ................................................................................................................ 62 2.4. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An ................... 67 vi 2.4.1. Kết quả đạt được .................................................................................................. 67 2.4.2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân ......................................................................... 68 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .............................................................................................. 68 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TAXI MAI LINH NGHỆ AN TRONG THỜI GIAN TỚI.................. 69 3.1. Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Mai Linh và taxi Mai Linh Nghệ An ......... 69 3.1.1. Chiến lược kinh doanh của Tập đoàn Mai Linh trong thời gian tới .................... 69 3.1.2. Định hướng và mục tiêu kinh doanh của taxi Mai Linh Nghệ An ...................... 70 3.2. Phân tích ma trận SWOT để hình thành giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi Mai Linh Nghệ An ........................................................................................... 71 3.3. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi Mai Linh Nghệ An trong thời gian tới ........................................................................................................................... 73 3.3.1 Giải pháp chung nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi Mai Linh ...................... 73 3.3.2.Một số giải pháp riêng tacxi Mai Linh Nghệ An ................................................. 75 3.4. Kiến nghị và đề xuất ............................................................................................... 81 3.4.1. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước ............................................................... 81 3.4.2. Đối với Tập đoàn taxi Mai Linh .......................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .............................................................................................. 83 KẾT LUẬN ................................................................................................................... 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 85 PHỤ LỤC vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT CSHT : Cơ sở hạ tầng CP : Cổ phần CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa EFE : Ma trận các yếu tố bên ngoài GTVT : Giao thông vận tải IFE : Ma trận các yếu tố bên trong SWOT : Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức TNHH : Trách nhiệm hữu hạn UBND : Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Ma trận EFE ..................................................................................................22 Bảng 1.2. Ma trận IFE ...................................................................................................23 Bảng 1.3 Ma trận hình ảnh cạnh tranh ..........................................................................24 Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty giai đoạn 2014-2016 ................33 Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh taxi của Mai Linh Nghệ An giai đoạn 2014-2016 ... 35 Bảng 2.3. Bảng cân đối kế toán của Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An giai đoạn 2014-2016 ......................................................................................................................36 Bảng 2.4. Các chỉ tiêu cơ bản về tài chính của Mai Linh Nghệ An ..............................37 Bảng 2.5. Số lượng và cơ cấu nhân lực của Mai Linh Nghệ An giai đoạn 2014-2016.38 Bảng 2.6. Trình độ chuyên môn của NNL tại Mai Linh Nghệ An giai đoạn 2014-2016 ..... 40 Bảng 2.7. Các dòng xe của Mai Linh Nghệ An năm 2016............................................42 Bảng 2.8. Số lượng xe của các DN taxi trên địa bàn tỉnh Nghệ An năm 2016 .............43 Bảng 2.9. Giá dịch vụ taxi Mai Linh Nghệ An áp dụng từ 1/1/2016 ............................46 Bảng 2.10. Giá cước taxi của một số doanh nghiệp trên địa bàn TP Vinh ...................47 Bảng 2.11. Số cuộc gọi đến tổng đài Mai Linh Nghệ An giai đoạn 2014-2016 ...........48 Bảng 2.12. Danh sách điểm tiếp thị độc quyền .............................................................49 Bảng 2.13. Chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận của các hãng taxi trên địa bàn .....................52 Bảng 2.14. Thị phần của taxi Mai Linh Nghệ An so với các hãng khác năm 2016 ......53 Bảng 2.15. Ma trận các yếu tố bên trong IFE của Taxi Mai Linh Nghệ An .................56 Bảng 2.16. Ma trận các yếu tố bên ngoài EFE của Taxi Mai Linh Nghệ An ...............61 Bảng 2.17. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá mức độ quan trọng các yếu tố của các chuyên gia ......................................................................................................................62 Bảng 2.18. Ý kiến của các chuyên gia đánh giá năng lực cạnh tranh của các hãng taxi trên địa bàn tỉnh Nghệ An .............................................................................................66 ix DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Hình 1.1. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Micheal Porter ..........................................17 Hình 1.2. Các chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp ................................................20 Hình 2.1. Trụ sở Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An ...................................................28 Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Mai Linh Nghệ An .......................................................30 Biểu đồ 2.1. Tình hình tuyển dụng, thanh lý hợp đồng của Mai Linh Nghệ An...........40 Hình 2.2. Trang website của Mai Linh ..........................................................................50 Biểu đồ 2.2. Thị phần của các hãng taxi trên thị trường Nghệ An năm 2016 ...............53 Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận của một số hãng taxi tại Nghệ An ...........................................55 Biểu đồ 2.4. Tốc độ tăng tổng sản phẩm của tỉnh Nghệ An ..........................................57 x TRÍCH YẾU LUẬN VĂN 1. Giới thiệu chủ đề và mục tiêu của nghiên cứu 1.1. Chủ đề của nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An. - Phạm vi nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 so với các đối thủ khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An và các vấn đề lý luận có liên quan. 1.2. Mục tiêu của nghiên cứu - Xác định điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Điều tra khảo sát ý kiến của các chuyên gia đối với năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An trong thời gian tới. 2. Phương pháp sử dụng trong nghiên cứu Tác giả sử dụng các phương pháp chuyên gia, xây dựng ma trận cạnh tranh, SWOT, phương pháp thống kê mô tả, so sánh, phương pháp phân tích và tổng hợp dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp bằng phần mềm ecxel. Để đưa ra các giải pháp và kiến nghị, tác giả không chỉ dựa trên cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn thông qua khảo sát, mà còn dựa vào ý kiến chuyên gia và kinh nghiệm trong quá trình công tác của chính tác giả. 3. Kết quả nghiên cứu của luận văn - Luận văn làm rõ bức tranh tổng hợp về năng lực cạnh tranh Taxi mai Linh Nghệ An giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 thông qua các thông tin thứ cấp mà tác giả thu thập, tổng và thu thập dữ liệu sơ cấp là khảo sát 15 người là chuyên gia có uy tín, kinh nghiệm trong KD taxi và trong công ty. Từ đó, rút ra những kết quả đạt được, hạn xi chế yếu kém cũng như nguyên nhân của những hạn chế yếu kém trong công tác nâng cao năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An trong thời gian qua. - Từ các những hạn chế, yếu kém đó, luận văn đề xuất các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An trong thời gian tới như: 1) Tiếp tục gữ gìn, phát huy và khai thác thương hiệu Mai Linh; (2) Chăm sóc tốt các điểm tiếp thị độc quyền hiện có và mở rộng thêm các điểm đón khách tiềm năng lớn; (3) Nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ cho khách hàng; (4) Tăng cường các điểm đón khách để phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng; (5) Tổ chức quản lý phương tiện hiệu quả; (6) Ứng dụng Khoa học công nghệ hiện đại vào kinh doanh; (7) Có chính sách ổn định bộ máy, nâng cao chất lượng nhân sự và (8) Giảm giá cước taxi cho khách hàng.. 4. Kết luận và kiến nghị, đề xuất Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An trong thời gian tới, luận văn đưa ra một số đề xuất với các cơ quản quản lý Nhà nước, các sở ban ngành của tỉnh Nghệ An, cũng như Tập đoàn Mai Linh. 5. Từ khóa Năng lực cạnh tranh; Ma trận hình ảnh cạnh tranh; ma trận SWOT; Taxi mai Linh Nghệ An; xii MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế Việt Nam trong những năm qua tăng trưởng khá nhanh và ổn định. Cùng với quá trình gia nhập các tổ chức kinh tế thế giới như: WTO, AFTA...thì lợi nhuận đạt được của các doanh nghiệp trong nước lại càng nhỏ dần đi vì sự đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài cũng như các doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài. Cùng với sự tăng trưởng mạnh của nền kinh tế, chất lượng đời sống của người dân ngày càng được nâng cao hơn và nhu cầu phong phú hơn. Chính vì thế, để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình, những doanh nghiệp phải nắm rõ ưu thế tương đối của mình, xác định những ưu nhược điểm của đối thủ cạnh tranh, cũng như thị hiếu khách hàng, thị trường và khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng tiềm năng. Một trong những công cụ để thực hiện điều này là chiến lược kinh doanh, là điều kiện tiên quyết để có thể nhận diện và tiếp cận khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp, tạo cơ hội chiếm lĩnh thị trường, mở rộng thị phần làm tăng nguồn vốn cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, ngành dịch vụ không ngừng mở rộng và phát triển, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Trong đó ngành vận tải Taxi là điểm đến hấp dẫn của các tập đoàn lớn. Mai Linh Nghệ An ra đời năm 2003 nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thị trường. Hơn 13 năm hoạt động (2003 – 2016) đến nay Mai Linh taxi là một trong những hãng taxi có quy mô tương đối lớn, tạo được một thị trường ổn định, góp phần phát triển chung cho hoạt động của doanh nghiệp, đóng góp cho ngân sách nhà nước và tạo công ăn việc làm cho gần 1.300 lao động. Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều doanh nghiệp tham gia kinh doanh vào lĩnh vực này tạo ra một sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt giữa các doanh nghiệp. Mai Linh taxi đang phải đứng trước sự cạnh tranh của nhiều hãng taxi khác trên địa bàn tỉnh Nghệ An như taxi Vạn Xuân, taxi Vinh, taxi Sông Lam, taxi Sự Chuyên, …về phong cách phục vụ, chất lượng dịch vụ, giá cả, uy tín đối với khách hàng,… Để góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho Công ty taxi Mai Linh Nghệ An, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho taxi Mai Linh Nghệ An” làm luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định điểm mạnh và điểm yếu, các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An. - Đánh giá năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An so với các đối thủ cạnh tranh chủ yếu trên địa bàn tỉnh Nghệ An. - Điều tra khảo sát ý kiến của các chuyên gia đối với năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An. - Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Taxi mai Linh Nghệ An trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Công ty taxi Mai Linh Nghệ An. Về thời gian: Nghiên cứu được thực hiện trong giai đoạn từ năm 2012-2016 và đưa ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An trong thời gian tới. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thu thập dữ liệu a. Dữ liệu thứ cấp Được thu thập từ nhiều nguồn như: Tập đoàn Mai Linh, Công ty Cổ phần Mai Linh Miền Bắc, Công ty TNHH Mai Linh Nghệ An, internet,… Các dữ liệu gồm: các bảng báo cáo tài chính (bảng cân đối kế toán, kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm), tình hình nhân viên trong Công ty. b. Dữ liệu sơ cấp Thu dữ liệu bằng cách phỏng vấn trực tiếp một số nhân viên trong Công ty như: Giám đốc, trưởng phòng kinh doanh, nhân sự, trưởng phòng Điều hành taxi…. Bên cạnh đó, phỏng vấn thêm một số nhân viên lái taxi của các hãng khác cũng như nhân viên lái taxi Mai Linh tại Nghệ An Các cuộc phỏng vấn chủ yếu là đối thoại trực tiếp giữa tác giả với các đối tượng phỏng vấn. 2 Kết quả nghiên cứu là các thống kê mô tả được xử lý từ phần mềm SPSS phiên bản 17.0. 4.2. Phương pháp xử lý số liệu - Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp: phân các số liệu từ các bảng báo cáo tài chính, so sánh qua các năm và tổng hợp đề đưa ra nhận xét. - Phương pháp chuyên gia: nhờ các chuyên gia có am hiểu về lĩnh vực taxi để đánh giá và cho điểm trong các ma trận. - Phương pháp thống kê. - Phương pháp phân tích các ma trận SWOT, EFE, IFE, ma trận hình ảnh cạnh tranh. 4.3. Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh 4.3.1. Xây dựng nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh Để xây dựng các tiêu chí nhằm đánh giá năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An với các đối thủ khác, tác giả xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của các công ty trong lĩnh vực kinh doanh taxi. Tiếp theo chia khung đánh giá này thành 2 nhóm: (1) Nhóm các chỉ tiêu tạo nên năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp và (2) Nhóm các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 4.3.2 .Công cụ phục vụ cho việc đánh giá năng lực cạnh tranh Sử dụng công cụ ma trận hình ảnh cạnh tranh nhằm đánh giá so sánh năng lực cạnh tranh của Taxi Mai Linh Nghệ An. 5. Những đóng góp của đề tài - Luận văn trình bày và phân tích có hệ thống các vấn đề lý luận thuộc phạm vi năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An, xem xét đánh giá năng lực cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của Công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp có thể áp dụng cho Công ty. - Phân tích những mặt được và chưa được của Công ty taxi Mai Linh Nghệ An trong quá trình cạnh tranh. - Đề xuất những biện pháp cơ bản mang tính khả thi nhằm góp phân giúp taxi Mai Linh Nghệ An nâng cao năng lực cạnh tranh từ đó tạo động lực phát triển cho doanh nghiệp. - Làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, học tập về chuyên ngành 3 6. Kết cấu của một luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo. Luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong dịch vụ vận tải taxi Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An trong thời gian qua Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của taxi Mai Linh Nghệ An trong thời gian tới 4 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH VÀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG DỊCH VỤ VẬN TẢI TAXI 1.1 Lý thuyết về cạnh tranh 1.1.1 Khái niệm cạnh tranh Khái niệm cạnh tranh được sử dụng cho cả phạm vi doanh nghiệp, phạm vi ngành, phạm vi quốc gia hoặc phạm vi liên quốc gia… cạnh tranh chỉ khác nhau ở chỗ mục tiêu được đặt ra ở quy mô doanh nghiệp hay ở quốc gia mà thôi. Đối với một doanh nghiệp, mục tiêu chủ yếu là tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở cạnh tranh quốc gia hay quốc tế, còn đối với một quốc gia, mục tiêu chủ yếu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam (1990) thì “Cạnh tranh trong kinh doanh là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hện cung cầu, nhằm giành các điều kiên sản xuất, tiêu thị thị trường có lợi nhất” Theo K. Marx (1844); “Cạnh tranh là sự ganh đua đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Theo Từ điển kinh doanh của Anh (1992) thì cạnh tranh trong cơ chế thị trường được định nghĩa là: “Sự ganh đua, kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm tranh giành cùng một loại tài nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”. Theo nhà kinh tế học Michael E. Porter (2012) trong cuốn Chiến lược cạnh tranh của Mỹ thì: “Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả của quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi”. Từ những quan điểm trên, có thể hiểu khái quát về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh là sự ganh đua giữa những các tổ chức, cá nhân có chức năng như nhau thông qua các hành động, nỗ lực và các biện pháp để giành phần thắng trong cuộc đua, để thỏa mãn các mục tiêu của mình. Các mục tiêu này có thể là thị phần, lợi nhuận, hiệu quả, an toàn, danh tiếng.... 5 1.1.2 Các loại hình cạnh tranh Dựa vào các tiêu thức khác nhau, cạnh tranh được phân ra thành nhiều loại (Michael E. Porter, 2012). 1.1.2.1. Căn cứ vào tính chất cạnh tranh Căn cứ vào tính chất, có thể chia cạnh tranh làm 2 loại: - Cạnh tranh hoàn hảo (Perfect Competition): là hình thức cạnh tranh mà ở đó có nhiều người bán và người mua, giá cả, số lượng hàng hóa sẽ do quan hệ cung- cầu trên thị trường quyết định. Các sản phẩm bán ra trên thị trường đều phải đồng nhất với nhau. Khi hoạt động trong thị trường này các doanh nghiệp phải bán sản phẩm của mình theo giá thị trường. - Cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition): Đây là hình thức cạnh tranh chiếm ưu thế trong các ngành sản xuất kinh doanh, là hình thức cạnh tranh giữa những người bán có các sản phẩm không đồng nhất với nhau, mỗi sản phẩm đều mang hình ảnh hay uy tín khác nhau. Ở đó các nhà sản xuất đủ mạnh để chi phối thị trường. - Cạnh tranh độc quyền (Monopolisic Competition): Trên thị trường chỉ có một hoặc một số ít người bán một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó, giá cả của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên thị trường sẽ do họ quyết định không phụ thuộc vào quan hệ cung cầu. 1.1.2.2. Căn cứ vào chủ thể tham gia cạnh tranh Cạnh tranh được chia làm 3 loại: - Cạnh tranh giữa những người bán với nhau: Là cuộc cạnh tranh nhằm giành giật khách hàng và thị trường, kết quả là giá cả giảm xuống và có lợi cho người mua. Trong giai đoạn này một số doanh nghiệp buộc phải rút lui khỏi thị trường, nhường thị phần của mình cho các đối thủ mạnh hơn. - Cạnh tranh của những người mua với nhau: Thường thì đây là cuộc cạnh tranh trong khai thác các yếu tố đầu vào, mức độ cạnh tranh phụ thuộc vào quan hệ cung-cầu trên thị trường. Khi cung nhỏ hơn cầu thì cuộc cạnh tranh trở nên gay gắt, giá cả hàng hóa và dịch vụ sẽ tăng lên, người mua sẽ thể hiện các lợi thế của mình như là khả năng tài chính, uy tín và các điều kiện khác, người bán sẽ so sánh các lợi ích mà những người mua mang lại cho mình. Người mua nào mang lại lợi ích cao nhất sẽ được chọn. Cạnh tranh này thường mang lại nhiều lợi ích cho người bán. 6 - Cạnh tranh giữa người bán và người mua: Cạnh tranh diễn ra theo qui luật mua rẻ bán đắt. Người bán luôn muốn bán sản phẩm của mình với giá cao, còn người mua lại muốn mua sản phẩm của mình với giá thấp. Sự cạnh tranh được thể hiện trong quá trình thương lượng, mặc cả với mức giá mà cả hai bên đều cho là mình có lợi để đi đến quyết định mua bán. 1.1.2.3. Căn cứ theo phạm vi ngành kinh tế Cạnh tranh được phân thành hai loại: - Cạnh tranh giữa các ngành: Là cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong các ngành kinh tế khác nhau nhằm thu lợi nhuận cao nhất. Sự cạnh tranh giữa các ngành dẫn đến việc các doanh nghiệp luôn tìm kiếm những ngành đầu tư có lợi nhất để chuyển vốn từ ngành đầu tư ít lợi nhuận sang ngành có lợi nhuận cao. - Cạnh tranh trong nội bộ ngành: Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành, cùng sản xuất cùng kinh doanh một loại hàng hóa hoặc dịch vụ. Trong một ngành, các doanh nghiệp cạnh tranh mà quy mô và sức mạnh ngang nhau thì sự cạnh tranh trên thị trường sẽ trở nên gay gắt. Kết quả cuộc cạnh tranh này làm cho kỹ thuật phát triển. 1.1.2.4. Căn cứ vào hình thức sử dụng trong cạnh tranh - Cạnh tranh lành mạnh (Healthy Competition): Các chủ thể kinh tế sẽ dùng những biện pháp cạnh tranh hợp pháp, được xã hội thừa nhận. Cạnh tranh một cách công bằng và lành mạnh. - Cạnh tranh không lành mạnh (Unfair Competition): Các chủ thể kinh tế dùng các thủ đoạn phi pháp nhằm tiêu diệt đối phương bất chấp pháp luật, lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Hình thức cạnh tranh này trái với chuẩn mực xã hội và bị xã hội lên án. 1.2 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1 Khái niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và những đặc điểm cạnh tranh 1.2.1.1. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Theo diễn đàn cao cấp và cạnh tranh công nghiệp của tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) thì: “Năng lực cạnh tranh là khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, khu vực trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”. 7 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện khả năng của doanh nghiệp trong việc duy trì lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị phần tạo ra thu nhập và phát triển bền vững (Tuấn Sơn, 2006). Theo Wikipedia (2010): “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sự thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi nhuận ngày càng cao, bằng việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường”. Theo Michael E. Porter (2012) thì: “Năng lực cạnh tranh là khả năng sáng tạo ra những sản phẩm có quy trình công nghệ độc đáo để tạo ra giá trị gia tăng cao, phù hợp với nhu cầu của khách hàng, có chi phí thấp, năng suất cao nhằm tăng lợi nhuận”. Một quan niệm khác cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng doanh nghiệp đó tạo ra, duy trì và phát triển những lợi thế nhằm duy trì và mở rộng thị phần; đạt được mức lợi nhuận cao hơn mức trung bình của ngành và liên tục tăng đồng thời đảm bảo sẽ hoạt động an toàn và lành mạnh, có khả năng chóng đỡ và vượt qua những biến động bất lợi của môi trường kinh doanh (Hồng Thắm, 2013). Như vậy, “năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác, sử dụng thực lực và lợi thế bên trong, bên ngoài nhằm tạo ra những sản phẩm – dịch vụ hấp dẫn người tiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vị trí so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ”. Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn với các công ty so sánh (các đối thủ) về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược, được định nghĩa như là một tập hợp các hành động tiến hành để tác động tới môi trường nhờ đó làm tăng lợi nhuận công ty, cũng như bằng những công cụ marketing khác. Nó cũng đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà sự sáng tạo sản phẩm là những khía cạnh rất quan trọng của quá trình cạnh tranh. 1.2.1.2. Những đặc điểm cạnh tranh trong lĩnh vực vận tải taxi Mặc dù được nhìn nhận dưới những góc độ khác nhau, song theo các lý thuyết về kinh tế, cạnh tranh là sản phẩm riêng có của nền kinh tế thị trường, là linh hồn và là động lực cho sự phát triển của thị trường (Paul, 1999). Từ đó, cạnh tranh được mô tả bởi ba đặc trưng căn bản sau đây: 8
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng

Tài liệu xem nhiều nhất