Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green cen...

Tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn bamboo green central

.PDF
123
213
146

Mô tả:

i LỜI CẢM ƠN Thông qua khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central – Đà Nẵng”, em chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, khoa đã tạo điều kiện cho em có điều kiện tiếp xúc với các công việc thực tế nhằm bổ sung kiến thức cho những gì đã học tại trường, giúp sinh viên chúng em trau dồi thêm kinh nghiệm cũng như là các kỹ năng cơ bản, làm quen với công việc sau này. Hơn nữa, em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo cũng như toàn thể các anh chị, cô chú, bác là nhân viên tại khách sạn Bamboo Green Central đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình thực tập của mình. Và em xin dành lời cảm ơn đặc biệt đến Thầy Lê Chí Công người đã tận tình chỉ dẫn và giúp đỡ em trong thời gian thực hiện để hoàn thành khóa luận. Trong thời gian thực tập ngắn ngủi, kiến thức còn hạn chế đồng thời tiếp xúc với công việc thực tế chưa nhiều nên không tránh khỏi thiếu sót. Kính mong các thầy cô, Ban lãnh đạo và toàn thể các anh chị nhân viên của khách sạn Bamboo Green Central thông cảm bỏ qua. Em xin chân thành cảm ơn! Nha Trang, ngày tháng năm 2011 Sinh viên thực hiện Lê Thị Bích Ngọc ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Sinh viên : Lê Thị Bích Ngọc Trường : Đại học Nha Trang Khoa : Kinh Tế Lớp : 49KTDL Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central – Đà Nẵng”. Nhận xét: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nha Trang, ngày tháng năm 2011 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ThS.Lê Chí Công iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN Sinh viên : Lê Thị Bích Ngọc Trường : Đại học Nha Trang Khoa : Kinh Tế Lớp : 49KTDL Đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central – Đà Nẵng”. Nhận xét: ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... ............................................................................................................................... Nha Trang, ngày tháng năm 2011 GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN iv MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................. i NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ....................................................... ii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN ......................................................... iii MỤC LỤC................................................................................................................. iv DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................... viii DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ...................................................................................x DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... xi LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP ..............................................................................4 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh.....................................................................4 1.1.1 Cạnh tranh .................................................................................................4 1.1.2 Năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh) .......................................................5 1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ..........5 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp...............6 1.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài ............................................................6 1.2.1.1 Môi trường vĩ mô ................................................................................6 1.2.1.2 Môi trường vi mô ..............................................................................14 1.2.2 Các yếu tố môi trường nội bộ..................................................................20 1.2.2.1 Các mối quan hệ của doanh nghiệp ..................................................20 1.2.2.2 Nguồn nhân lực .................................................................................21 1.2.2.3 Nguồn lực tài chính ...........................................................................21 1.2.2.4 Công tác hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh ...........................................................................................................21 1.2.2.5 Công tác tiếp thị (Marketing)............................................................22 1.2.2.6 Công tác nghiên cứu thị trường.........................................................22 v 1.2.2.7 Văn hóa của doanh nghiệp ................................................................23 1.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp........................24 1.3.1 Thị phần của doanh nghiệp (Market share).............................................24 1.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần ....................................................................25 1.3.3 Giá cả dịch vụ và sản phẩm kèm theo.....................................................25 1.3.4 Chất lượng dịch vụ khách hàng...............................................................26 1.3.5 Năng lực tài chính ...................................................................................26 1.3.6 Năng lực quản lý và điều hành kinh doanh.............................................27 1.3.7 Khả năng nắm bắt thông tin ....................................................................28 1.3.8 Kênh phân phối sản phẩm và dịch vụ .....................................................28 1.3.9 Trình độ lao động ....................................................................................29 1.4 Công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh (Ma trận hình ảnh cạnh tranh) .............................................................................................................29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NHÀ HÀNG BAMBOO GREEN CENTRAL TRONG THỜI GIAN QUA.....................32 2.1 Giới thiệu khái quát về khách sạn..................................................................32 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển...........................................................32 2.1.2 Cơ cấu tổ chức của khách sạn .................................................................33 2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận trong khách sạn......................35 2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn trong thời gian qua .........38 2.1.5 Thuận lợi và khó khăn của khách sạn trong thời gian qua......................43 2.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của nhà hàng......45 2.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài ..........................................................45 2.2.2 Các yếu tố môi trường nội bộ..................................................................56 2.2.2.1 Các mối quan hệ của nhà hàng-khách sạn ........................................56 2.2.2.2 Nguồn nhân lực .................................................................................57 2.2.2.3 Nguồn lực tài chính ...........................................................................59 2.2.2.4 Công tác hoạch định chiến lược kinh doanh .....................................59 2.2.2.5 Công tác tiếp thị ................................................................................61 vi 2.2.2.6 Công tác nghiên cứu thị trường.........................................................62 2.2.2.7 Văn hóa của doanh nghiệp ................................................................62 2.3 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà hàng................63 2.3.1 Thị phần tương đối của nhà hàng............................................................63 2.3.2 Tốc độ tăng trưởng thị phần ....................................................................66 2.3.3 Sức cạnh tranh về giá sản phẩm và dịch vụ kèm theo ............................67 2.3.4 Chất lượng sản phẩm (món ăn, dịch vụ) .................................................68 2.3.5 Chất lượng phục vụ .................................................................................70 2.3.6 Năng lực của đội ngũ ban lãnh đạo .........................................................74 2.3.7 Chất lượng đội ngũ nhân viên .................................................................75 2.3.8 Khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng...................................................76 2.3.9 Nguồn vốn đầu tư cho nhà hàng..............................................................77 2.3.10 Hiệu quả kinh doanh của nhà hàng ........................................................78 2.4 Sử dụng công cụ phân tích và đánh giá năng lực cạnh tranh cho nhà hàng (Ma trận hình ảnh cạnh tranh) ......................................................................80 2.4.1 Phân tích yếu tố quan trọng thể hiện vị thế cạnh tranh của nhà hàng. .................................................................................................................81 2.4.2 Đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà hàng Bamboo Green Central với các khách sạn cạnh tranh dựa vào kết quả đánh giá của các chuyên gia..............83 2.4.2.1 So sánh thị phần tương đối của khách sạn Bamboo Green Central với các khách sạn khác......................................................................83 2.4.2.2 So sánh tốc độ tăng trưởng thị phần của khách sạn với đối thủ cạnh tranh. ......................................................................................................84 2.4.2.3 So sánh sức cạnh tranh về giá và các dịch vụ kèm theo giữa khách sạn Bamboo Green với các khách sạn cạnh tranh. ..............................85 2.4.2.4 So sánh chất lượng sản phẩm giữa khách sạn Bamboo Green với các đối thủ cạnh tranh. .............................................................................86 2.4.2.5 So sánh chất lượng phục vụ giữa khách sạn Bamboo Green với các khách sạn cạnh tranh................................................................................87 vii 2.4.2.6 So sánh năng lực đội ngũ Ban lãnh đạo giữa khách sạn Bamboo Green với các khách sạn cạnh tranh...............................................................88 2.4.2.7 So sánh chất lượng đội ngũ nhân viên của khách sạn Bamboo Green với các khách sạn cạnh tranh...............................................................89 2.4.2.8 So sánh khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng của khách sạn Bamboo Green với các đối thủ cạnh tranh.....................................................90 2.4.2.9 So sánh nguồn vốn của khách sạn Bamboo Green với các khách sạn cạnh tranh.................................................................................................91 2.4.2.10 So sánh hiệu quả kinh doanh của khách sạn Bamboo Green với các đối thủ cạnh tranh. ...................................................................................92 2.5 Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của nhà hàng...................................93 2.5.1 Thế mạnh của nhà hàng so với đối thủ....................................................95 2.5.2 Điểm yếu của nhà hàng so với đối thủ ....................................................95 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO NHÀ HÀNG BAMBOO GREEN CENTRAL ....................99 3.1 Cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà hàng Bamboo Green Central ...................................................................................................................99 3.2 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà hàng Bamboo Green Central ...................................................................................................................99 3.2.1 Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên..................................................99 3.2.2 Nâng cao chất lượng phục vụ................................................................103 3.2.3 Tăng khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng ........................................105 3.2.4 Tăng nguồn vốn đầu tư vào nhà hàng. ..................................................107 3.2.5 Nâng cao hiệu quả kinh doanh cho nhà hàng........................................108 3.3 Một số kiến nghị ..........................................................................................109 KẾT LUẬN .............................................................................................................110 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................111 PHỤ LỤC viii DANH MỤC BẢNG BIỂU STT Nội dung Trang 1 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Bamboo Green Central 38 2 Bảng 2.2: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ trong khách sạn 41 3 Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn khách đến khách sạn 41 4 Bảng 2.4: Cơ cấu nhân viên trong khách sạn 57 5 Bảng 2.5: Thống kê trình độ nhân viên của khách sạn 58 6 Bảng 2.6: Cơ cấu ban quản lý trong khách sạn 58 7 Bảng 2.7: Doanh thu nhà hàng Bamboo Green 63 8 Bảng 2.8: Cơ cấu doanh thu các dịch vụ của các khách sạn cạnh tranh 64 9 Bảng 2.9: Thị phần tương đối của nhà hàng Bamboo Green so với các nhà hàng cạnh tranh 65 10 Bảng 2.10: Tổng hợp đánh giá năng lực cạnh tranh của nhà hàng Bamboo Green so với đối thủ cạnh tranh dựa vào thị phần tương đối 65 11 Bảng 2.11: So sánh thị phần tương đối của nhà hàng Bamboo Green với các nhà hàng cạnh tranh 66 12 Bảng 2.12: Bảng giá thực đơn tại nhà hàng Bamboo Green 67 13 Bảng 2.13: Bảng giá tại các nhà hàng cạnh tranh 68 14 Bảng 2.14: Thực trạng trang thiết bị, dụng cụ tại nhà hàng 73 15 Bảng 2.15: Cơ cấu nhân viên tại nhà hàng Bamboo Green 74 16 Bảng 2.16: Bảng cơ cấu nhân viên tại nhà hàng Bamboo Green 76 17 Bảng 2.17: Bảng các chỉ tiêu hoạt động của nhà hàng Bamboo Green 78 18 Bảng 2.18: Cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ trong khách sạn 79 19 Bảng 2.19: Bảng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của nhà hàng 79 20 Bảng 2.20: Tổng hợp kết quả điều tra tầm quan trọng của các yếu tố thể hiện vị thế cạnh tranh 81 ix 21 Bảng 2.21: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá thị phần tương đối của các khách sạn 83 22 Bảng 2.22: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá về tốc độ tăng trưởng thị phần của các khách sạn 84 23 Bảng 2.23: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá sức cạnh tranh về giá sản phẩm và dịch vụ kèm theo 85 24 Bảng 2.24: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về chất lượng sản phẩm 86 25 Bảng 2.25: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về chất lượng phục vụ 87 26 Bảng 2.26: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về năng lực đội ngũ Ban lãnh đạo 88 27 Bảng 2.27: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về chất lượng đội ngũ nhân viên 89 28 Bảng 2.28: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về khả năng nắm bắt nhu cầu khách hàng 90 29 Bảng 2.29: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về nguồn vốn của doanh nghiệp 91 30 Bảng 2.30: Tổng hợp kết quả điều tra điểm số đánh giá (phân hạng) của các khách sạn về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp 92 31 Bảng 2.31: Kết quả tổng hợp tổng điểm đánh giá các yếu tố thể hiện năng lực cạnh tranh của các khách sạn cạnh tranh 94 32 Bảng 2.32: Tổng hợp trình độ nhân viên các khách sạn 96 33 Bảng 2.33: Đánh giá tổng hợp các yếu tố cạnh tranh của NH Bamboo Green với các NH cạnh tranh 97 34 Bảng 3.1: Bảng lương bình quân của nhân viên 102 35 Bảng 3.2: Bảng xếp loại và khen thưởng cho nhân viên 103 x DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ STT Nội dung Trang 1 Sơ đồ 1.1: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter 14 2 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức quản lý kinh doanh tại khách sạn Bamboo Green 34 3 Sơ đồ 2.2: Quy trình tiếp nhận yêu cầu đặt tiệc 71 4 Sơ đồ 2.3: Quy trình đón và phục vụ khách tại nhà hàng 71 5 Sơ đồ 2.4: Cơ cấu tổ chức quản lý nhà hàng Bamboo Green 75 6 Biểu đồ 2.1: Biểu đồ doanh thu, lợi nhuận trước thuế và sau thuế của khách sạn qua các năm 39 8 Biểu đồ 2.2: Biểu đồ cơ cấu nguồn khách đến khách sạn 42 9 Biểu đồ 2.3: Biểu đồ dân số trung bình qua một số mốc thời gian 46 10 Biểu đồ 2.4: Doanh thu từng lĩnh vực kinh doanh 79 xi DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT STT Nội dung Từ viết tắt 1 Cao đẳng CĐ 2 Chênh lệch CL 3 Chi phí CP 4 Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH 5 Công ty Du lịch Việt Nam tại Đà Nẵng VITOURS 6 Doanh nghiệp DN 7 Doanh thu DT 8 Đại học ĐH 9 Đánh giá ĐG 10 Đơn vị tính ĐVT 11 Khách hàng KH 12 Khách sạn KS 13 Lợi nhuận LN 14 Nhà hàng NH 15 Phân loại PL 16 Thái Bình Dương 17 Thành phố 18 Thị phần tương đối TPTĐ 19 Thu nhập doanh nghiệp TNDN 20 Tỉ trọng TT 21 Tổng tài sản TTS 22 Triệu đồng Trđ 23 Trung cấp nghề TCN 24 Việt Nam đồng VND 25 Meeting, Incentive, Convention, Exhibition MICE T.B.Dương TP 1 LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Những năm gần đây thành phố Đà Nẵng phát triển vượt bậc về tất cả các mặt từ kinh tế, chính trị cho đến văn hóa, xã hội và dần trở thành trung tâm kinh tếchính trị lớn thứ ba của cả nước. Trong sự phát triển mạnh mẽ đó của Thành phố, ngành du lịch đã có những đóng góp vô cùng quan trọng: ngành đã tạo ra công ăn việc làm cho 400.000 lao động trực tiếp và khoảng 700.000 lao động gián tiếp, thu nhập xã hội từ du lịch đã đạt con số kỷ lục là 70.000 tỉ đồng/năm(1); lũy kế 11 tháng năm 2010, tổng lượng khách tham quan du lịch ước đạt 1.725.839 lượt khách, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2009, gồm 374.550 lượt khách quốc tế, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2009 và 1.351.289 lượt khách nội địa, tăng 49% so với cùng kỳ năm 2009, tổng doanh thu ngành du lịch ước đạt 1.165 tỷ đồng, tăng 64% so với cùng kỳ 2009(2). Vì những đóng góp kể trên, trong chiến lược phát triển kinh tế giai đoạn 2007 - 2010, ngành du lịch đã được Thành phố Đà Nẵng định hướng phát triển thành ngành kinh tế mũi nhọn. Cùng với sự phát triển nhanh của du lịch Đà Nẵng thì hàng loạt các khu du lịch, Resort, nhà hàng, khách sạn,…được đầu tư xây dựng đã và đang làm thay đổi bộ mặt thành phố. Hơn nữa, với sự phát triển nhanh về số lượng và đa dạng các loại hình dịch vụ du lịch đã tạo nên sức ép cạnh tranh rất lớn trong ngành du lịch. Cụ thể, Đà Nẵng hiện có 175 resort và khách sạn với 5.869 phòng gồm 4 khách sạn 5 sao, 2 khách sạn 4 sao và trên 20 khách sạn 3 sao. Kế hoạch đến năm 2012 sẽ có thêm 13 khách sạn với hơn 2.000 phòng nghỉ được đưa vào hoạt động(3). Có thể nói, thực trạng trên đã đặt ra vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn là làm thế nào để tồn tại và phát triển bền vững trong điều kiện cường độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt?. (1) Theo báo cáo tại liên hoan ngành du lịch diễn ra tại Đà Nẵng ngày 25/9/2010. Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng(12/2010). (3) Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Đà Nẵng(2010). (2) 2 Khách sạn Bamboo Green Central nằm trên đường Phan Chu Trinh tọa lạc tại số 158, là một khách sạn 03 sao. Hiện nay khách sạn đang kinh doanh các lĩnh vực lưu trú, ăn uống và dịch vụ bổ sung khác. Đối tượng khách hàng chủ yếu mà khách sạn và nhà hàng hướng tới là khách đoàn. Trong giai đoạn vừa qua, dưới sức ép của cơ chế thị trường và áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt của các cơ sở du lịch trên địa bàn đã tạo ra những thách thức hết sức to lớn cho sự lớn mạnh và phát triển bền vững của Khách sạn-nhà hàng. Vì vậy, sau thời gian thực tập và tìm hiểu về đơn vị, em đã chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central – Đà Nẵng” để làm đề tài tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống lại một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh; - Phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh hiện tại của nhà hàng Bamboo Green Central; - Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà hàng. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu năng lực cạnh tranh của bộ phận nhà hàng tại khách sạn Bamboo Green Central so với các đơn vị cùng lĩnh vực hoạt động trên địa bàn. - Phạm vi nghiên cứu: nhà hàng Bamboo Green Central (mở rộng thêm một số các nhà hàng-khách sạn cạnh tranh để so sánh năng lực). Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài này, tác giả sẽ sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu như sau: phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp, phương pháp chuyên gia, so sánh đối chiếu,…dựa trên các nguồn dữ liệu thông tin từ đơn vị thực tập, các đơn vị cùng ngành, tài liệu từ thư viện, trên các website điện tử, báo, đài,… Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Tuy thời gian nghiên cứu chưa nhiều, khả năng kiến thức và năng lực thực tế của tác giả còn hạn chế nhưng hy vọng rằng các kết quả nghiên cứu từ đề tài bước 3 đầu sẽ là thông tin có ích cho khách sạn Bamboo Green Central trong quá trình đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nhà hàng Bamboo Green Central trong thời gian tới. Kết cấu đề tài gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của nhà hàng Bamboo Green Central trong thời gian qua. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho nhà hàng Bamboo Green Central. 4 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DOANH NGHIỆP 1.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 1.1.1 Cạnh tranh Cạnh tranh được hiểu là một trong những đặc trưng của nền kinh tế thị trường. Trong điều kiện “Hoạt động trên cùng một sân chơi và theo cùng một luật chơi”, doanh nghiệp nào có khả năng cạnh tranh, doanh nghiệp đó có điều kiện tồn tại và phát triển, doanh nghiệp nào yếu khả năng cạnh tranh doanh nghiệp đó bị đào thải khỏi thị trường. Trong thực tế hiện nay, đang tồn tại nhiều quan niệm về cạnh tranh đứng trên những góc độ khác nhau: Thứ nhất, theo từ điển bách khoa toàn thư thì cạnh tranh là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, bị chi phối bởi quan hệ cung - cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Thứ hai, trong lý luận của Các Mác, cạnh tranh diễn ra dưới 3 góc độ: - Cạnh tranh giá thành thông qua việc nâng cao năng suất lao động của các nhà tư bản nhằm thu được giá trị thặng dư siêu ngạch; - Cạnh tranh chất lượng thông qua nâng cao giá trị sử dụng hàng hoá, hoàn thiện chất lượng hàng hoá để thực hiện được giá trị hàng hoá; - Cạnh tranh giữa các ngành thông qua việc gia tăng tính lưu động của tư bản nhằm chia nhau giá trị thặng dư. Thứ ba, theo định nghĩa của báo cáo cạnh tranh toàn cầu, tính cạnh tranh của một quốc gia là khả năng gia tăng và duy trì lâu dài mức sống dân cư, có nghĩa là đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, được đo lường bằng sự thay đổi GDP đầu người. Thứ tư, trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, cạnh tranh được hiểu thông qua các nội dung cơ bản như: cạnh tranh là hiện tượng phổ biến mang tính tất 5 yếu, là một quy luật cơ bản trong nền kinh tế thị trường. Nó có tính chất hai mặt vừa tác động tích cực vừa tác động tiêu cực lên doanh nghiệp và nền kinh tế. Trong một số trường hợp, cạnh tranh chuyển từ trạng thái đối kháng sang cạnh tranh trên cơ sở hợp tác. 1.1.2 Năng lực cạnh tranh (sức cạnh tranh) Trong quá trình nghiên cứu về cạnh tranh, các nhà nghiên cứu đã sử dụng khái niệm năng lực cạnh tranh. Năng lực cạnh tranh được xem xét ở các cấp độ khác nhau như: năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp, năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ. Trong khuôn khổ đề tài này, tác giả xin đề cập đến năng cạnh tranh của doanh nghiệp qua đó đề xuất công cụ ma trận để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là thể hiện thực lực và lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh trong việc thoả mãn tốt nhất các đòi hỏi của khách hàng để thu lợi ích ngày càng cao hơn. Như vậy, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp phải được tạo ra từ thực lực của doanh nghiệp. Đây là các yếu tố bên trong mỗi một doanh nghiệp và chúng cần được đánh giá, so sánh với đối thủ cạnh tranh hoạt động trên cùng thị trường mục tiêu. Sẽ là vô nghĩa nếu những điểm mạnh và điểm yếu bên trong doanh nghiệp được đánh giá không thông qua việc so sánh một cách có ý nghĩa với các đối thủ cạnh tranh. Trên cơ sở các so sánh đó, muốn tạo nên năng lực cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải tạo lập lợi thế so sánh với đối thủ. Nhờ lợi thế này, doanh nghiệp có thể thỏa mãn tốt các đòi hỏi của khách hàng mục tiêu và lôi kéo khách hàng của đối thủ cạnh tranh. 1.1.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp Hiện nay, đất nước ta đang mở cửa để hội nhập nền kinh tế quốc tế, chính vì thế mà rất nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào các lĩnh vực kinh doanh trên thị trường và hoạt động kinh doanh du lịch là một ngành kinh doanh thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia rất sôi động. Đó cũng chính là lý do tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, bản thân doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng nhận thấy được những rủi ro khi tham gia vào lĩnh vực kinh 6 doanh này. Vì vậy, các doanh nghiệp luôn cố gắng tạo nên một lợi thế cạnh tranh cho mình và đây cũng là một yêu cầu cấp thiết mà các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay. Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp sẽ giúp cho bản thân các doanh nghiệp trở nên tốt hơn, hoàn thiện hơn trong việc thực hiện các chức năng, vai trò của mình nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng, kích thích sản xuất phát triển, luôn tìm kiếm và cho ra đời những sản phẩm tốt hơn, độc đáo hơn, v.v… Trong một thị trường kinh doanh luôn biến động như hiện nay thì yêu cầu cấp thiết đối với các doanh nghiệp cần phải thường xuyên đánh giá và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình nhằm tạo ra những lợi thế cạnh tranh mới để có thể tồn tại bền vững trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 1.2.1 Các nhân tố môi trường bên ngoài 1.2.1.1Môi trường vĩ mô Bao gồm những yếu tố khách quan và chủ quan tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới toàn bộ hoạt động kinh doanh của khách sạn. Chúng bao gồm, môi trường kinh tế, chính trị pháp luật, kỹ thuật công nghệ, văn hóa - xã hội, và tự nhiên. 1.2.1.1.1 Môi trường kinh tế Môi trường kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia. Các nhân tố quan trọng nhất để đánh giá môi trường kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế, lãi suất ngân hàng, lạm phát, tỷ giá hối đoái, hệ thống thuế và mức thuế, sự phát triển của các ngành kinh doanh mới, thu nhập bình quân/người/năm, mức độ thất nghiệp, cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cư,… - Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế có ảnh hưởng trực tiếp đối với những cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp phải đối mặt. Ví dụ, trong nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao dẫn đến thu nhập bình quân đầu người tăng lên. Phần thu nhập này sẽ được sử dụng vào hai mục đích tiêu dùng và tiết kiệm. Trong thực tế, phần tiêu dùng được dân cư sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như: mua sắm các thực 7 phẩm hàng ngày, các vận dụng trong gia đình cho các cá nhân, chi tiêu cho hoạt động vui chơi giải trí ăn uống ở các nhà hàng khách sạn. Kết quả là, nhu cầu tăng cho hoạt động tiêu dùng của dân cư đã tạo cơ hội làm ăn cho các doanh nghiệp. Phần thứ hai trong thu nhập là dành cho tiết kiệm, tất nhiên tiết kiệm của dân cư sẽ góp họ chủ động tái đầu tư trở lại. Ví dụ, đầu tư vào hoạt động kinh doanh, mua sắm bất động sản, đầu tư cho con đi học nước ngoài…Tất cả các đầu tư đó sẽ tạo cơ hội kinh doanh lớn cho doanh nghiệp trong các lĩnh vực này. - Lãi suất ngân hàng tác động đến mức cầu cho các sản phẩm của doanh nghiệp, việc gửi tiết kiệm, tiêu dùng, đầu tư của các tầng lớp dân cư trong toàn xã hội. Khi lãi suất chiết khấu tăng sẽ làm giảm lượng cung tiền, nó cũng làm cho việc vay tiền của các cá nhân và doanh nghiệp trở nên khó khăn, nó tác động đến hành vi tiêu dùng của cá nhân và việc sử dụng các chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp do chi phí gia tăng, cụ thể mọi người sẽ hạn chế tiêu dùng sẽ ít đi du lịch, từ đó các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ cũng hạn chế mở rộng các dịch vụ bổ sung đồng thời giảm kinh phí đầu tư cũng như mở rộng các hoạt động kinh doanh do lãi suất ngân hàng tăng các doanh nghiệp hạn chế vay, còn các doanh nghiệp khác chứ không riêng các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ sẽ thu hẹp phạm vi cũng như quy mô sản xuất. - Lạm phát là khái niệm dùng để chỉ tỷ lệ thay đổi trong chi phí sinh hoạt, hay rõ hơn thì lạm phát là sự mất giá đồng tiền, nó làm thay đổi hành vi tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và doanh nghiệp. Lạm phát thường được phân loại theo tính chất hoặc theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, nếu phân loại lạm phát theo mức độ của tỷ lệ lạm phát, các nhà kinh tế thường phân biệt 4 loại lạm phát: thiểu phát, lạm phát thấp, lạm phát cao và siêu lạm phát. Nguyên nhân và các dạng lạm phát có thể được tóm tắt như sau: Lạm phát do cầu kéo (ví dụ: nhu cầu về gạo xuất khẩu tăng cao trong khi nguồn cung bị hạn chế do bất lợi thời tiết...); Lạm phát do chi phí đẩy (giá xăng dầu cũng như giá một số nguyên vật liệu nhập khẩu tăng cao như thép, nhựa... khiến cho chi phí đầu vào của sản xuất trong nước tăng lên vì vậy giá đầu ra cũng bị đẩy lên cao hơn); Lạm phát tiền tệ (chính sách tài chính - tiền tệ theo hướng kích 8 cầu thông qua việc tăng mạnh dư nợ tín dụng và tổng các phương tiện thanh toán); Lạm phát do việc yếu kém trong quản lý nhà nước đối với một số ngành dẫn đến sự độc quyền trong phân phối khiến cho một số mặt hàng tăng giá mạnh như dược phẩm hay sắt thép; Lạm phát do yếu tố tâm lý: kế hoạch cải cách tiền lương có thể làm tăng hay giảm lòng tin của người dân vào đồng Việt Nam, từ đó tạo ra áp lực lạm phát. Lạm phát cao và kéo dài tác động tiêu cực đến nền kinh tế, lúc đó giá cả tăng mạnh làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, giá trị đồng tiền bị giảm người dân giảm sức mua tiết kiệm trong chi tiêu ảnh hưởng đến mức sống và sinh hoạt của họ. Ví dụ cụ thể vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 khi mà khủng hoảng nền kinh tế toàn cầu gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp trong đó có ngành kinh doanh dịch vụ du lịch, người dân trên thế giới thắt chặt chi tiêu và hạn chế đi du lịch làm cho du lịch nước ta bị thất thu không ít. - Tỷ giá hối đoái là giá của đồng tiền này được tính theo một đồng tiền khác; tỷ giá hối đoái cũng được hiểu là tỉ lệ trao đổi giữa hai đồng tiền của hai quốc gia khác nhau. Tỷ giá hối đoái có tác động đến doanh nghiệp trên cả hai góc độ là môi trường tài chính và chính hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp nhập nguyên vật liệu hay tiêu thụ sản phẩm ở nước ngoài. Nếu tỷ giá hối đoái biến động quá lớn sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc hoạch định các chiến lược kinh doanh. Tỷ giá hối đoái tác động đến quyết định đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài, hiện nay nước ta đang kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp cũng như dịch vụ đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch vì nước ta có tiềm năng và thế mạnh lớn, các doanh nghiệp nước ngoài luôn xem xét kỹ lưỡng trước khi muốn đầu tư và tỷ giá hối đoái cũng là một trong những yếu tố mà họ không thể bỏ qua. - Nhiều nhân tố kinh tế khác như: hệ thống thuế và mức thuế, sự phát triển của các ngành kinh doanh mới, thu nhập bình quân/người/năm, mức độ thất nghiệp, cơ cấu chi tiêu của tầng lớp dân cư…cũng tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp theo hai hướng vừa tạo cơ hội vừa gây nguy cơ. 9 1.2.1.1.2 Môi trường chính trị pháp luật Môi trường này gồm có luật pháp, các cơ quan nhà nước và những nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế các tổ chức và cá nhân khác nhau trong xã hội. Các hoạt động của các doanh nghiệp thường chịu tác động mạnh mẽ của những diễn biến trong môi trường chính trị và theo các hướng khác nhau như: hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ; Hệ thống luật pháp hiện hành; Các xu hướng ngoại giao của chính phủ; Những diễn biến chính trị trong nước, khu vực và trên toàn thế giới….Chúng có thể tạo ra cơ hội, trở ngại, thậm chí là rủi ro thật sự cho doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải tuân theo các quy định về thuế, thuê nhân công, cho vay của ngân hàng, quảng cáo, nơi đặt nhà máy và bảo vệ môi trường. Sự ổn định của chính trị tạo ra môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh. Trong xã hội ổn định về chính trị, thống nhất về đường lối, các nhà kinh doanh được đảm bảo an toàn về đầu tư, quyền sở hữu và các tài sản khác của họ, như vậy sẽ khuyến khích họ đầu tư với số vốn nhiều hơn vào các dự án dài hạn. Với nền chính trị ổn định và các chính sách đầu tư thông thoáng như hiện nay thì các tổng nguồn vốn cũng như kế hoạch đăng kí đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài tại nước ta đang có chiều hướng tăng lên; theo bộ Kế hoạch và Đầu tư cục đầu tư nước ngoài thì trong 4 tháng đầu năm 2011, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 4,024 tỷ USD, bằng 52,2% so với cùng kỳ 2010. Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 130 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 2,447 tỷ USD, chiếm 60,8% tổng vốn đầu tư đăng ký từ đầu năm đến nay; đứng thứ 2 là lĩnh vực Dịch vụ lưu trú và ăn uống với 3 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư cấp mới và tăng thêm là 350,68 triệu USD, chiếm 8,7%. Tiếp theo là lĩnh vực cấp nước, xử lý chất thải và lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí, nước, điều hòa với tổng số vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm lần lượt là 322,21 triệu USD và 266 triệu USD. Các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, các chính sách và chương trình hành động của các cấp, các ngành trong nền kinh tế, chính sách thu chi hàng năm,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất