Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niê...

Tài liệu Nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất của thanh niên nông thôn tỉnh thái nguyên

.PDF
90
112
74

Mô tả:

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH --------------------------------------------------- HÀ THỊ BÍCH HỒNG NÂNG CAO KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀO SẢN XUẤT CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN TỈNH THÁI NGUYÊN Chuyên ngành: Kinh tế Nông nghiệp Mã số: 60 - 31 - 10 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn: PGS. TS. Đỗ Anh Tài Thái Nguyên, tháng 9 năm 2011 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực. TÁC GIẢ LUẬN VĂN Hà Thị Bích Hồng Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn ii LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn tập thể giáo viên, giảng viên khoa Sau đại học trường Đại Học Kinh tế và quản trị kinh doanh Thái Nguyên - Đại học Thái Nguyên; Phó Giáo sư tiến sỹ Đỗ Anh Tài đã tận tình chỉ bảo giúp đỡ tại điệu kiện trong thời gian em tham gia học tập, nghiên cứu và thực hiện luận văn tốt nghiệp. Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iii MỤC LỤC Lời cam đoan .................................................................................................. i Lời cảm ơn ..................................................................................................... ii Mục lục ..................................................................................................... iii Danh mục các bảng ...................................................................................... vii MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài................................................. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................ 4 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu ................................................................. 4 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn ................................................................ 5 5. Bố cục của luận văn ................................................................................ 5 Chƣơng I: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 6 1.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................... 6 1.1.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về thanh niên .................................................................................. 6 1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên ........................ 6 1.1.1.2. Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau .............................................................................. 8 1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng đất nƣớc ................................. 11 1.1.2. Quan điểm cơ bản của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI và Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII về phát triển nông nghiệp nông thôn ......................................................................... 12 1.1.3. Vai trò của nguồn nhân lực trẻ và các tổ chức thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn ... 14 1.2. Các công trình nghiên cứu có liên quan .............................................. 17 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn iv 1.2.1. Trong nƣớc .................................................................................. 17 1.2.2. Ngoài nƣớc .................................................................................. 19 1.3. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................... 20 1.3.1. Thiết kế nghiên cứu ..................................................................... 20 1.3.2. Địa điểm nghiên cứu .................................................................... 20 1.3.3. Mô tả đối tƣợng tiếp cận nghiên cứu ............................................ 20 1.3.4. Tổng thể, mẫu và phƣơng pháp chọn mẫu .................................... 21 1.3.5. Quá trình thu thập dữ liệu ............................................................ 22 1.3.6. Sử lý thống kê .............................................................................. 22 Chƣơng II: ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG VÀ HIỆU QUẢ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TRONG THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN ........................ 23 2.1. Khái quát chung về tình hình phát triển nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên trong những năm gần đây .................................................................. 23 2.2. Khái quát về tình hình thanh niên nông thôn và Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua ................................................................................ 25 2.2.1. Một vài nét khái quát về tình hình thanh niên nông thôn những năm qua ...................................................................................... 25 2.2.2. Một số kết quả của Đoàn thanh niên trong việc phổ biến tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn trong 5 năm qua ..... 28 2.3. Thực trạng trình độ văn hóa, chuyên môn và trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên nông thôn Thái Nguyên qua điều tra, khảo sát ........... 29 2.3.1. Trình độ văn hóa .......................................................................... 29 2.3.2. Trình độ chuyên môn ................................................................... 30 2.3.3. Trình độ khoa học kỹ thuật của thanh niên và vấn đề áp dụng vào sản xuất ....................................................................................... 31 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn v 2.3.3.1. Mức độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật của thanh niên ........... 31 2.3.3.2. Các nội dung, chƣơng trình về khoa học kỹ thuật thanh niên đƣợc tiếp cận, tập huấn ......................................................... 34 2.3.3.3. Tần suất tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình khoa học kỹ thuật .................................................................. 38 2.3.3.4. Đánh giá về nội dung hình thức hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học .......................................................................... 40 2.3.3.5. Việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và hiệu quả của nó trong sản xuất nông nghiệp ................................................... 41 2.3.3.6. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay........................ 46 2.3.3.7. Vai trò của các tổ chức đoàn thể, chính quyền và các cơ quan thông tin đại chúng trong công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật .......................................................................... 47 2.3.3.8. Những yếu tố có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên nông thôn ......................................... 53 2.3.3.9. Nguyên nhân khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế của thanh niên nông thôn............................................................. 55 2.3.3.10. Hỗ trợ của Đoàn thanh niên trong chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật ................................................................ 56 Chƣơng III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ,CHO THANH NIÊN NÔNG THÔN THÁI NGUYÊN ... 60 3.1. Chủ trƣơng của tỉnh Thái Nguyên về phát triển nông nghiệp trong thời gian tới .............................................................................................. 60 3.2. Quan điểm chung ............................................................................... 61 3.3. Những nhiệm vụ và giải pháp về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn .......................................................................... 62 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vi 3.4. Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ trong sự phát triển nông nghiệp, nông thôn trong thời gian tới ............................................................. 63 3.5. Giải pháp nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên ....... 64 3.5.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ cho nông dân ................................................. 64 3.5.2. Nâng cao chất lƣợng hoạt động của Đoàn, Hội trong chuyển giao KHKT và công nghệ, giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn ............... 65 3.5.2.1. Tổ chức triển khai sâu rộng các phong trào khuyến khích động viên thanh niên thi đua học tập, tiến quân vào khoa học công nghệ .................. 65 3.5.2.2. Triển khai có hiệu quả chƣơng trình Phổ cập tin học - Nối mạng tri thức cho thanh niên nông thôn ................................ 66 3.5.2. 3. Triển khai, thực hiện phong trào thanh niên nông thôn thực hiện 4 mới trong thanh niên nông thôn, bao gồm: "Kỹ thuật mới, ngành nghề mới, mô hình mới, thị trƣờng mới" ............ 66 3.5.2.4. Tiếp tục nhân rộng các mô hình hoạt động đã đạt đƣợc hiệu quả trên thực tế ............................................................................ 67 3.5.2.5. Tạo cơ chế, hành lang pháp lý cho hoạt động chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ, giải quyết việc làm trong thanh niên nông thôn ....................................................................... 68 3.5.2.6. Xây dựng tổ chức cơ sở Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thu hút rộng rãi thanh niên vào tổ chức Đoàn.................... 68 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................................................... 69 1.Kêt luận ................................................................................................. 69 2. Kiến nghị .............................................................................................. 69 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 71 PHIẾU ĐIỀU TRA Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng số 1. Trình độ văn hóa ......................................................................... 30 Bảng số 2. Trình độ chuyên môn .................................................................. 31 Bảng số 3. Mức độ hiểu biết khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực ................... 32 Bảng số 4a. Các nội dung, chƣơng trình thanh niên đƣợc tiếp cận, tập huấn phân tích theo khu vực ................................................................ 35 Bảng số 4b. Tình hình tham gia các khóa tập huấn của thanh niên nông thôn Thái Nguyên - phân tích theo giới tính ........................................ 36 Bảng số 4c. Thanh niên một số dân tộc thiểu sô với việc tham gia các nội dung, chƣơng trình của khoa học kỹ thuật ................................... 37 Bảng số 5a. Số lần đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình KHCN trong 5 năm qua ...................................................... 39 Bảng số 5b. Số lần đƣợc tham gia tập huấn, tiếp cận với các nội dung, chƣơng trình KHCN trong 5 năm qua - phân tích theo giới tính ................. 39 Bảng số 6a. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua chƣa phù hợp bởi các lý do sau - phân tích theo khu vực ........... 40 Bảng số 6b. Việc chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thời gian qua chƣa phù hợp bởi các lý do sau – phân tích theo giới tính .............. 41 Bảng số 7a. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – phân tích theo khu vực ....................................................................................... 42 Bảng số 7b. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất – Phân tích theo giới giới tính ............................................................................... 42 Bảng số 7c. Việc áp dụng kiến thức về KHCN vào sản xuất - phân tích theo dân tộc ........................................................................................ 42 Bảng số 8. Những kiến thức chuyển giao KHKT đã áp dụng và phần trăm đƣợc áp dụng thành công trong từng lĩnh vực cụ thể ................... 45 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn viii Bảng số 9. Những yếu tố hạn chế hiệu quả ứng dụng chuyển giao ............... 47 khoa học kỹ thuật trong thanh niên nông thôn hiện nay ................................ 47 Bảng số 10. Hình thức tiếp cận với khoa học công nghệ............................... 49 Bảng số 11a. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên – phân tích theo khu vực ....................... 54 Bảng số 11b. Những yếu tố có vai trò quyết định đến việc phát triển kinh tế hộ gia đình của thanh niên - phân tích theo dân tộc ..................... 54 Bảng số 12a. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích theo khu vực ............................................................................... 55 Bảng số 12b. Nguyên nhân dẫn đến thanh niên khó khăn trong tham gia phát triển kinh tế hộ gia đình và nông nghiệp, nông thôn – phân tích theo dân tộc................................................................................. 56 Bảng số 13a. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn trong những năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất – phân tích theo khu vực ............ 57 Bảng số 13b. Những nội dung mà tổ chức Đoàn, Hội ở nông thôn trong những năm qua đã hỗ trợ thanh niên ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và chuyển giao công nghệ trong sản xuất Phân tích theo dân tộc ................ 58 Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 MỞ ĐẦU Chúng ta đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; cùng với giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ đƣợc xác định là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó, công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Những chủ trƣơng chính sách đúng đắn của Đảng, Nhà nƣớc trong thời gian qua đã tạo cơ chế, đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào phát triển nông nghiệp, nông thôn, góp phần vào tăng trƣởng trong kinh tế liên tục nhiều năm liền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy trình độ và kỹ thuật canh tác của nông dân trong đó có thanh niên nông thôn vẫn còn lạc hậu; chuyển dịch cơ cấu kinh tế vẫn mang nặng tính chất thuần nông, độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán, qui mô nhỏ, nhất là ở vùng sâu, vùng xa. Do vậy, hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, thời gian nông nhàn chiếm tỉ lệ cao, đời sống ngƣời nông dân vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Đối với thanh niên, là lực lƣợng xã hội to lớn, có vai trò vị trí đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện hoá đất nƣớc. Thanh niên đang là lực lƣợng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, tiến quân vào khoa học công nghệ, tham gia vào các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Đặc biệt là thanh niên nông thôn Thái Nguyên, chiếm 1/3 trong tổng số dân số, là lực lƣơng chủ chốt đi đầu trong các hoạt động đƣa các tiến bộ khoa học, công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm, làm giàu cho gia đình và xã hội. Ngày càng xuất hiện nhiều mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi, là chủ trang trại, doanh nghiệp trẻ, góp phần giải quyết việc làm cho hàng vạn thanh niên trong tỉnh. Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 2 Tôi tập trung nghiên cứu nhằm tìm tìm ra những giải pháp đƣa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, khắc phục những hạn chế trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của Đoàn Hồ Chí Minh và tuổi trẻ tỉnh Thái Nguyên, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá nông nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn, thực hiện thắng lợi mục tiêu của Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra. 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Thành tựu của 25 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xƣớng và lãnh đạo đã đƣa nƣớc ta bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta xác định: “Công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”. Thái Nguyên đang cùng với cả nƣớc bƣớc vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá; khoa học và công nghệ đƣợc xác định là động lực quan trọng, then chốt trong phát triển kinh tế, xã hội. Mục tiêu Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ XVIII đề ra là: “Nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ; bảo tồn phát huy các giá trị văn hóa; tiếp tục giảm tỷ lệ hộ nghèo..." Trong những năm qua, Tỉnh đã có nhiều chủ trƣơng, chính sách về phát triển nông nghiệp nông thôn, ƣu tiên đƣa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, tiến hành dồn ghép ruộng đất, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi cây trồng, hình thành các vùng chuyên canh theo hƣớng sản xuất hàng hoá. Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật cho nhân dân, giải quyết việc làm cho nhân dân lao động. Do vậy đã đạt đƣợc những thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp, bộ mặt nông thôn Thái Nguyên có sự thay đổi rõ nét. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn còn gặp nhiều khó khăn là: Sản xuất Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 3 nông nghiệp vẫn mang nặng tính thuần nông ở nhiều vùng miền trong tỉnh, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp chậm, sản xuất mang tính độc canh, tự túc, tự cấp, phân tán qui mô nhỏ... . Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do trình độ khoa học kỹ thuật của một bộ phận nhân dân còn thấp, chƣa quan tâm đến đầu tƣ cho khoa học công nghệ, cơ sở vật chất cho sản xuất nông nghiệp nông thôn. Chính vì vậy thời gian nông nhàn, thiếu việc làm của ngƣời lao động trong sản xuất nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao. Nghị quyết số 25 - NQ/TƢ ngày 25/7/2008 của Ban chấp hành Trung ƣơng về tăng cƣờng sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã xác định mục tiêu chung là "...Cổ vũ thanh niên nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão lớn, xung kích, sáng tạo, làm chủ khoa học - công nghệ tiên tiến, vươn lên ngang tầm thời đại. Hình thành một lớp thanh niên ưu tú trên mọi lĩnh vực, kế tục trung thành và xuất sắc sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc; phấn đấu cho mục tiêu ''dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ...'' Hiện nay lực lƣợng thanh niên (từ 16 – 30 tuổi) có khoảng 350.144 ngƣời trong độ tuổi thanh niên, chiếm khoảng 31% dân số toàn tỉnh. Đây là lực lƣợng tiên phong trong việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. Trong những năm vừa qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh đã không ngừng tổ chức các phong trào hành động cách mạng tiến quân vào khoa học công nghệ, huy động đoàn viên thanh niên tham gia vào các chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội, đóng góp to lớn vào phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Thái Nguyên. Song bên cạnh đó, nhiều thanh niên không qua đào tạo, trình độ khoa học kỹ thuật thấp; việc chuyển giao khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là lao động phổ thông. Những năm gần đây, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp đã chủ động phối hợp với các Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4 ngành có liên quan, tổ chức nhiều hoạt động chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu nhiều mô hình hay, cách làm sáng tạo trong sản xuất nông nghiệp để thanh niên tham khảo, học tập, đồng thời nhằm nâng cao trình độ, kiến thức về khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn, nhƣng chƣa tổng kết đánh giá đầy đủ việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho thanh niên nông thôn. Việc nghiên cứu đánh giá thực trạng, tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật góp phần giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn là vấn đề bức thiết hiện nay. Vì vậy đề tài nghiên cứu là cần thiết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra thu thập thông tin nhằm đánh giá thực trạng nhận thức và trình độ Khoa học công nghệ của thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ thực trạng hoạt động chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất trong thanh niên nông thôn ở Thái Nguyên; Tìm ra những hạn chế, yếu kém, bất cập trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ; Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao trình độ, nhận thức về khoa học công nghệ cho thanh niên nông thôn cũng nhƣ tìm ra những phƣơng pháp đƣa nhanh tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất từ đó giúp cho thanh niên nâng cao chất lƣợng sản xuất nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi cây trồng, góp phần đẩy nhanh tiến độ công nghiệp hoá nông nghiệp, hiện đại hoá nông thôn theo nghị quyết của Bộ chính trị đề ra 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu * Đối tượng: Thanh niên nông thôn tuổi đời từ 16 – 30 * Phạm vi nghiên cứu: Quy mô thực hiện đề tài tại địa bàn tỉnh Thái Nguyên; chọn lọc điều tra thực trạng tại 15 xã của 5 huyện, thị xã trong tỉnh, đại diện theo 3 khu vực: Thanh niên nông thôn khu vực phía Nam (chọn Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 5 huyện Phú Bình), thanh niên nông thôn khu vực phía Bắc (chọn huyện Phú Lƣơng và Định Hóa) và thanh niên nông thôn khu vực Trung tâm (chọn các xã của Thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công). Tiến hành lấy 450 phiếu điều tra về trình độ, nhận thức về khoa học kỹ thuật của thanh niên. 4. Ý nghĩa khoa học của luận văn Đề tài giúp cho cấp ủy, chính quyền và tổ chức Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh hoạch định chính sách phù hợp trong việc tổ chức các chuyển giao khoa học công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên cũng nhƣ việc xác định các nội dung và hình thức chuyển tải phù hợp. Nâng cao kiến thức khoa học kỹ thuật cho thanh niên Góp phần nâng cao năng suất, chất lƣợng hoạt động sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho thanh niên nông thôn. Góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp nông thôn Thái Nguyên 5. Bố cục của luận văn Bố cục của luận văn bao gồm 3 chƣơng Chƣơng I: Tổng quan tài nghiên cứu và phƣơng pháp nghiên cứu Chƣơng II: Điều tra thực trạng hoạt động và hiệu quả chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ trong thanh niên nông thôn Thái Nguyên Chƣơng III: Giải pháp nâng cao trình độ khoa học và công nghệ cho thanh niên nông thôn Thái Nguyên Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 6 Chƣơng I TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về thanh niên 1.1.1.1. Chủ nghĩa Mác - Lênin về giáo dục thanh niên a. Quan điểm của Mác và Ăngghen Về giáo dục thanh niên, Mác đã nhấn mạnh: "Việc giáo dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng lắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống sản xuất". Quan điểm của Mác là cần quan tâm giáo dục thanh niên để họ nắm vững kỹ năng, kỹ xảo, quy trình, quản lý quá trình sản xuất và nó phải làm thƣờng xuyên, liên tục, giáo dục ở trƣờng lớp và giáo dục ở thực tế. Trong bản cƣơng lĩnh đầu tiên của Liên minh cộng sản những nguyên lý của chủ nghĩa Cộng sản do Mác và Ăngghen chuẩn bị có viết: "Việc giáo dục mang lại cho thanh niên khả năng nhanh chóng nắm vững trên thực tế toàn bộ hệ thống của sản xuất trong thực tiễn, làm cho họ có thể lần lượt chuyển từ ngành sản xuất này sang ngành sản xuất khác tuỳ theo nhu cầu của xã hội hoặc tuỳ theo sở thích của bản thân họ". Nhƣ vậy Các Mác và Ăng ghen đã chỉ rõ vai trò của giáo dục thực tế qua lao động để làm cho thanh niên nắm đƣợc toàn bộ hệ thống sản xuất, bộ lộ và phát huy khả năng của mình phục vụ cho xã hội. Mặt khác, xã hội phải chăm lo, bồi dƣỡng, đáo tạo thanh niên để họ có thể đáp ứng sự chuyển dịch lao động và đáp ứng với nhu cầu tự do lựa chọn việc làm của thanh niên. b. Tư tưởng của V.I. Lênin về thanh niên Thứ nhất, Lênin chỉ ra cho thanh niên phải ra sức học tập và phải coi nhiệm vụ học tập là suốt đời. Lênin đã chỉ rõ nhiệm vụ của ngƣời thanh niên là Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 7 phải học tập để nắm vững và hiểu biết những của cải và di của nhân loại, V.I. Lênin nhấn mạnh: "Chỉ có thể trở thành người cộng sản khi đã làm giàu trí nhớ của mình bằng sự hiểu biết toàn bộ những của cải mà nhân loại đã có", Lênin đã đƣa ra lời kêu gọi thanh niên: "Học tập! Học tập nữa! Học tập mãi". Thứ hai, Cần tăng cƣờng giáo dục thanh niên thông qua thực tế, thực tế đó là trong hoạt động sản xuất, học tập, công tác, chiến đấu, trong các phong trào cách mạng. Nói chuyện với đoàn viên Đoàn TNCS, V.I. Lênin đã nhấn mạnh: "Trước mắt các đồng chí là nhiệm vụ xây dựng và các đồng chí có thể giải quyết được nhiệm vụ đó, nếu nắm được toàn bộ những kiến thức mới, biết biến CNCS từ những công thức, những lời khuyên, những phương thức, những mệnh lệnh, những cương lĩnh thành một hiện thực sinh động, thống nhất toàn bộ hoạt động trực tiếp của các đồng chí". Tƣ tƣởng của V.I Lênin cho chúng ta thấy đoàn viên và thanh niên phải học tập trong thực tiễn để đƣa những kiến thức học đƣợc vào cuộc sống. Thứ ba, V.I. Lênin nhận thấy rõ vai trò to lớn của Đoàn thanh niên cộng sản trong việc giáo dục thực tế cho thanh niên. Lênin đã chỉ rõ những công việc Đoàn thanh niên phải làm là: "Chỉ khi nào Đoàn thanh niên cộng sản gắn liền từng bước học tập, huấn luyện và giáo dục của mình với cuộc đấu tranh chung của tất cả những người lao động chống lại bóc lột thì lúc đó mới xứng đáng với danh hiệu là đoàn thể của thế hệ trẻ cộng sản chủ nghĩa". Thứ tƣ, Lênin coi trọng giáo dục toàn diện cho nhan dân lao động, trong đó có thanh niên. Tƣ tƣởng của Lênin là giáo dục nhằm làm cho ngƣời lao động tự hiểu, tự thấy, tự biết phƣơng thức và mức độ làm việc và nghỉ ngơi một cách có hiệu quả. Tƣ tƣởng này đƣợc Lênin chỉ rõ: "Trong quá trình giáo dục phải làm cho những người lao động dần dần biết tự mình hiểu và nhìn thấy phương thức và mức độ làm việc, phương thức và mức độ nghỉ ngơi". Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 8 1.1.1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau Đảng ta đã tổng kết thành hệ thống của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, trong đó tƣ tƣởng nổi tiếng của Ngƣời về "chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau". a. Đối với phong trào thanh niên: Hồ Chủ tịch đã khuyên các cán bộ làm công tác thanh niên: "Hiện nay, thanh niên không thiếu gì nơi hoạt động, không thiếu gì công việc làm: nào ở bộ đội, dân quân du kích, nào mở mang bình dân học vụ, nào tăng gia sản xuất... Có chí làm thì quyết tìm ra việc, và quyết tâm làm đƣợc việc... chớ đặt những chƣơng trình, kế hoạch mênh mông, đọc nghe sƣớng tai nhƣng không thực hiện đƣợc. Việc gì cũng cần phải thiết thực: mới đƣợc làm, làm đƣợc. Việc gì cũng phải từ chỗ nhỏ dần đến to, tƣ, từ dễ dần đến khó, từ thấp dần dần đến cao. Một chƣơng trình nhỏ mà thực hiện đƣợc, hẳn hoi, hơn là một trăm chƣơng trình to tát mà làm không đƣợc". Đặc biệt, Hồ Chủ tịch lƣu ý: "Thanh niên phải xung phong đến những nơi khó khăn gian khổ nhất, nơi nào người khác làm ít kết quả, thanh niên xung phong đến làm cho tốt". Hồ Chủ tịch dạy phải chú ý học tập trong nhân dân, nhân dân là trƣờng học thực tế để thanh niên học tập... Bác chỉ rõ: "Học ở trƣờng, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn". Bác chỉ ra tầm quan trọng không thể thay thế của lao động: Lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống hạnh phúc của chúng ta. Những lời chỉ giáo của Bác Hồ còn nguyên giá trị trong thời kỳ hiện nay. Những tƣ tƣởng đó cần đƣợc quán triệt và vận dụng vào việc tổ chức phong trào thanh niên tham gia trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 9 b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của thanh niên trong xây dựng đất nước: Một mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận rõ vai trò quyết định của thanh niên tỏng tiến trình lịch sử, nhận rõ khả năng cách mạng to lớn của thanh niên, có thể "dời non", "lấp biển", hết lòng tin yêu thanh niên, song Ngƣời luôn đặt thanh niên trong tƣ cách là một chủ thể đang phát triển, đang đƣợc tiếp tục hoàn thiện. Trong thƣ gửi nhi đồng toàn quốc nhân dịp tế Nguyên đán, Bác viết: "Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội". Khi đến thăm lực lƣợng thanh niên xung phong đang làm đƣờng trong thời kỳ chống Pháp, Hồ Chủ tịch đã dạy thanh niên: "Không có việc gì khó. Chỉ sợ lòng không bền. Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên" Bác Hồ đến dự Đại hội đại biểu toàn quốc đoàn TNLĐ Việt Nam lần thứ III, Bác dạy thanh niên: "Cần phải làm đầu tàu, làm gƣơng mẫu trong phong trào thi đua yêu nƣớc. Phải thực hiện khẩu hiêu: "Đâu Đảng cần thì thanh niên có, việc gì khó có thanh niên làm". Bác tin tƣởng ở thanh niên và Bác mong muốn thanh niên phải "chuẩn bị" học tập, rèn luyện để trở thành ngƣời chủ nƣớc nhà. Bác căn dặn: "Nước nhà thịnh hay suy, yếu hay mạnh một phần lớn là do các thanh niên". Niềm tin của Bác và của Đảng đối với thế hệ trẻ trong nhiều chính sách đào tạo, bồi dƣỡng và phát huy sức mạnh vật chất, tinh thần của thanh niên, làm cho thanh niên gắn bó với Đảng và chế độ. Thực tiễn cho ta thấy, quan điểm biện chứng trong việc nhìn nhận, đánh giá thanh niên của Bác Hồ làm cho thanh niên tự tin hơn, đồng thời lại thấy rõ yêu cầu phải phấn đấu, rèn luyện để trƣởng thành. c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của Đoàn trong giáo dục thanh niên: Từ khi thành lập, Đoàn lấy lý tƣởng vì độc lập tự do, vì chủ nghĩa xã hội làm phƣơng hƣớng phấn đấu của mình. Mỗi bƣớc trƣởng thành của Đoàn Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 10 đều gắn liền với lời chỉ giáo ân cần và sự quan tâm chăm sóc tận tình của Hồ Chủ tịch, ngƣời đã xác định rõ bản chất, vị trí, chức năng và những nhiệm vụ của Đoàn thanh niên phải là cánh tay đắc lực của Đảng trong việc tổ chức và giáo dục thế hệ thanh niên và nhi đồng thành những chiến sĩ tuyệt đối trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Ngƣời nhấn mạnh: "Muốn củng cố và phát triển thì Đoàn phải liên hệ rộng rãi và chặt chẽ với các tầng lớp thanh niên. Phải quan tâm đến đời sống, công tác và học tập của thanh niên, phải tránh thành kiến, hẹp hòi, cô độc. Phải thật thà đoàn kết với anh chị em trong Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam". Bác Hồ là ngƣời tổ chức, lãnh đạo và luôn quan tâm đến sự phát triển đi lên của Đoàn thanh niên cộng sản. Ngƣời yêu cầu Đoàn thanh niên phải có hình thức và phƣơng pháp đoàn kết, tập hợp thanh niên: "Về phần mình, Đoàn phải nghiên cứu tìm ra những hình thức và phƣơng pháp thích hợp để đoàn kết và tổ chức thanh niên một cách rộng rãi và vững chắc để làm tròn những nhiệm vụ mà Đảng và Chính phủ giao phó cho thanh niên, cho Đoàn...". Đối với đoàn viên, Hồ Chủ tịch dạy: "Phải cố gắng học tập chính trị, văn hoá, nghề nghiệp để tiến bộ mãi, để sẵn sàng trở thành cán bộ tốt, đảng viên tốt". Đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, Hồ Chủ tịch nhấn mạnh: Đảng, Nhà nƣớc, các đoàn thể nhân dân, nhà trƣờng, gia đình phải chăm lo "trồng ngƣời". Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm nổi tiếng là : "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây. Vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Trong Di chúc, Bác giao nhiệm vụ lại cho Đảng "Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thanh những người thừa kế xây dựng xã hội chủ nghĩa vừa "hồng' vừa "chuyên". Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về chăm lo bồi dƣỡng thế hệ cách mạng cho đời sau cần đƣợc các cấp bộ Đoàn, mỗi cán bộ, đoàn viên vận dụng vào việc phát Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 11 động rộng phong trào thi đua yêu nƣớc trong thanh niên nhằm góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. 1.1.1.2. Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam với việc phát huy vai trò thanh niên trong xây dựng đất nước Đảng Cộng sản Việt Nam luôn đặt công tác xây dựng Đoàn thanh niên là công tác quan trọng, xây dựng Đoàn chính là xây dựng Đảng. Trong tất cả các kỳ Đại hội của Đảng, Đảng đều đánh giá thanh niên, công tác thanh niên, kiểm điểm công tác Đảng, Nhà nƣớc, các tổ chức quần chúng nhân dân đối với việc chăm lo, giáo dục thanh niên và xây dựng Đoàn thanh niên. Đề ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ, chƣơng trình công tác của Đảng về thanh niên. Đảng luôn tin tƣởng ở thanh niên, luôn quan tâm động viên cổ vũ phong trào và thƣờng xuyên lãnh đạo Đoàn thanh niên. Phát biểu tại Đại hội Đại biểu toàn quốc Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VI, Tổng Bí thƣ Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng, Đỗ Mƣời đã đánh giá : "Lịch sử dân tộc chứng minh rằng ở bất cứ thời kỳ nào thanh niên với chí tiến thủ và hoài bão lớn, với lòng yêu nước nồng nàn, luôn luôn đi đầu đáp ứng những đòi hỏi của đất nước". Trong thời bình, thời kỳ xây dựng CNXH, thời kỳ đổi mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, Đảng định hƣớng cho phong trào thanh niên và công tác Đoàn thanh niên là: "Thanh niên là lực lượng xung kích trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, sự nghiệp đổi mới có thành công hay không. Đất nước bước vào thế kỷ XXI có vị trí xứng đáng trong cộng đồng thế giới hay không phần lớn tuỳ thuộc vào lực lượng thanh niên, vào việc bồi dưỡng, rèn luyện thế hệ thanh niên". Đảng đặt niềm tin to lớn vào lực lƣợng thanh niên và phong trào thanh niên trong công cuộc đổi mới, xây dựng Việt Nam trở thanh quốc gia hùng mạnh. Số hóa bởi trung tâm Học Liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan