Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn ...

Tài liệu Nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh khánh hòa

.PDF
103
143
77

Mô tả:

i BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ***************** NGUYEÃN MAÄU TRÖØ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA LUẬN VĂN THẠC SĨ NHA TRANG, NAÊM 2012 ii BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC NHA TRANG ***************** NGUYEÃN MAÄU TRÖØ NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH KHÁNH HÒA Chuyên ngành Mã ngành : Quản trị kinh doanh : 60.34.05 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN TS. NGUYỄN THỊ TRÂM ANH NHA TRANG, NAÊM 2012 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan bản luận văn “Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Khánh Hòa” này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực và chính xác. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. Khánh Hòa, ngày 10 tháng 09 năm 2012 Tác giả Nguyễn Mậu Trừ ii LỜI CẢM ƠN Tôi trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành đến quý Thầy, Cô giảng viên Trường Đại học Nha Trang đã nhiệt tình truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành Luận văn Thạc sĩ. Đồng thời, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Trâm Anh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi thực hiện đề tài này. Tôi xin gửi lời cám ơn đến các Anh, Chị đồng nghiệp đã nhiệt tình cung cấp thông tin về NHNo Chi nhánh Tỉnh Khánh Hòa, bạn bè các NHTM khác đã giúp tôi thu thập số liệu, ý kiến, nhận định về ngân hàng. Trong quá trình thực hiện luận văn, mặc dù hết sức cố gắng hoàn thiện đề tài qua tham khảo tài liệu, trao đổi và tiếp thu ý kiến đóng góp nhưng chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót do giới hạn về nguồn lực. Vì vậy, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý Thầy, Cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn. Khánh Hòa, ngày 10 tháng 9 năm 2012 Tác giả Nguyễn Mậu Trừ iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .........................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .............................................................................................................ii MỤC LỤC................................................................................................................. iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ.............................................................................................vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................................viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.............................................................................xi PHẦN MỞ ĐẦU .........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ..................5 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. .................................................5 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh:...............................................................................5 1.1.2. Năng lực cạnh tranh: .....................................................................................6 1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp:..................................6 1.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHNTM:.........................................7 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh:.........................................................................................9 1.2. Ngân hàng thương mại và các lĩnh vực hoạt động:.............................................10 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của NHTM. ..............................11 1.3.1. Yếu tố vĩ mô:...............................................................................................11 1.3.1.1 Các yếu tố kinh tế:................................................................................11 1.3.1.2 Yếu tố chính trị và pháp luật: ...............................................................11 1.3.1.3 Yếu tố văn hóa - xã hội: .......................................................................11 1.3.1.4 Yếu tố công nghệ và kỹ thuật: ..............................................................11 1.3.2. Yếu tố vi mô:...............................................................................................12 1.3.2.1. Yếu tố bên ngoài ngân hàng: ................................................................12 1.3.2.2. Yếu tố bên trong ngân hàng:.................................................................14 1.3.3. Mô hình 5 áp lực của Micheal Poter:............................................................17 1.3.3.1 Sức ép khách hàng: ..............................................................................17 1.3.3.2 Đối thủ cạnh tranh hiện tại: ..................................................................18 1.3.3.3 Đối thủ canh tranh tiềm ẩn: ..................................................................19 1.3.3.4 Nhà cung cấp: ......................................................................................19 1.3.3.5 Sản phẩm thay thế: ...............................................................................20 1.4. Các ưu thế và tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh ngân hàng thương mại: ......20 iv 1.4.1 Các ưu thế cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng:.......................................20 1.4.1.1 Ưu thế do địa điểm, vị trí hoạt động mang lại:......................................20 1.4.1.2 Ưu thế do qui mô, mạng lưới hoạt động: ..............................................20 1.4.1.3 Ưu thế bề dày và kinh nghiệm hoạt động lâu đời:.................................21 1.4.1.4 Ưu thế do trình độ đội ngũ cán bộ, nhân viên bán hàng: .......................21 1.4.1.5 Ưu thế về năng lực tài chính:................................................................21 1.4.2 Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của NHTM: ................................21 1.4.2.1 Năng lực tài chính: ...............................................................................23 1.4.2.2 Năng lực hoạt động: .............................................................................24 1.4.2.3 Năng lực điều hành: .............................................................................24 1.4.2.4 Năng lực công nghệ thông tin:..............................................................25 1.4.2.5 Khả năng cung ứng dịch vụ: .................................................................25 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ..........................................................................................26 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA NHNO CHI NHÁNH KHÁNH HÒA ..........................................................................................27 2.1 Tổng quan về Tỉnh Khánh Hòa:.........................................................................27 2.2 Tổng quan về NHNo Chi nhánh Khánh Hòa:.....................................................28 2.2.1 Giới thiệu về NHNo Chi nhánh Khánh Hòa:................................................28 2.2.2 Một số sản phẩm chủ yếu: ...........................................................................29 2.2.3 Cơ cấu tổ chức mạng lưới:...........................................................................30 2.3 Phân tích năng lực cạnh tranh của NHNo Khánh Hòa:.......................................30 2.3.1 Năng lực tài chính: ......................................................................................30 2.3.1.1 Khả năng sinh lời: ................................................................................30 2.3.1.2 Khả năng thanh toán:............................................................................32 2.3.1.3 Năng lực phòng chống rủi ro: ...............................................................32 2.3.2 Năng lực hoạt động: ....................................................................................34 2.3.2.1 Về vốn huy động: .................................................................................34 2.3.2.2 Hoạt động tín dụng:..............................................................................39 2.3.2.3 Hoạt động dịch vụ ngân hàng: ..............................................................45 2.3.3 Nguồn nhân lực - quản trị - điều hành:.........................................................47 2.3.3.1 Đội ngũ nhân lực:.................................................................................47 2.3.3.2 Khả năng thu hút và giữ chân các nhân tài:...........................................49 v 2.3.3.3 Năng lực quản trị - điều hành: ..............................................................51 2.3.4 Năng lực công nghệ ngân hàng....................................................................52 2.3.5 Khả năng cung ứng dịch vụ: ........................................................................54 2.3.5.1 Sản phẩm, mạng lưới:...........................................................................54 2.3.5.2 Về thương hiệu:....................................................................................55 2.4 Đánh giá năng lực cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa. ......................56 2.4.1 Phân tích các đối thủ cạnh tranh của NHNo Khánh Hòa: .............................56 2.4.2 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của NHNo Khánh Hòa:...................................59 2.4.3 Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vị thế của NHNo Khánh Hòa. 63 2.4.3.1 Điểm mạnh:..........................................................................................63 2.4.3.2 Điểm yếu:.............................................................................................64 2.4.3.3 Cơ hội: .................................................................................................65 2.4.3.4 Thách thức ...........................................................................................66 2.4.3.5 Vị thế của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa:.............................................67 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................69 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO KHẢ NĂNG CẠNH TRANH ĐỐI VỚI NHNO CHI NHÁNH KHÁNH HÒA VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................................................................................................70 3.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của NHNo CN Khánh Hòa đến năm 2020: ..70 3.1.1 Định hướng phát triển của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa: ...........................70 3.1.2 Mục tiêu phát triển của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa: ................................70 3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo.......................71 3.2.1 Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. ..........................................................71 3.2.2 Nâng cao năng lực quản trị, điều hành:........................................................72 3.2.3 Tăng cường năng lực tài chính:....................................................................74 3.2.3.1 Xử lý nợ tồn đọng làm lạnh mạnh hóa tình hình tài chính:....................74 3.2.3.2 Tăng cường quản lý rủi ro: ...................................................................74 3.2.4 Nâng cao năng lực công nghệ. .....................................................................77 3.2.5 Nâng cao năng lực hoạt động:......................................................................78 3.2.5.1 Huy động vốn:......................................................................................78 3.2.5.2 Nâng cao chất lượng tín dụng:..............................................................78 3.2.5.3 Phát triển dịch vụ: ................................................................................79 vi 3.2.6 Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng:...................................................81 3.2.7 Xây dựng thương hiệu, củng cố và phát triển mạng lưới. .............................83 3.3 Kiến nghị:..........................................................................................................84 3.3.1 Kiến nghị đối với Chính Phủ: ......................................................................84 3.3.2 Kiến nghị đối với NHNN: ...........................................................................84 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................85 KẾT LUẬN ..............................................................................................................86 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................87 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1.1 : Mô hình 5 áp lực của Micheal Poter......................................................17 Biểu đồ 1.2: Chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh [15].............................................22 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức NHNo Chi nhánh Khánh Hòa .......................................30 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu vốn huy động vốn phân theo đối tượng khách hàng....................35 Biểu đồ 2.3: Thị phần vốn huy động các NHTM lớn tại Khánh Hòa ..........................37 Biểu đồ 2.4 : Dư nợ cho vay giai đoạn từ năm 2008 – 2011. ......................................39 Biểu đồ 2.5: Thị phần dư nợ của các NHTM lớn trên địa bàn Khánh Hòa..................42 Biểu đồ 2.6: Tỷ trọng dư nợ theo thời gian.................................................................43 Biểu đồ 2.7: Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề. ...........................................................44 viii DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Mức độ sử dụng dịch vụ Ngân hàng ở một số nước năm 2011..................... 16 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo CN Khánh Hòa năm 2008 -2011 .... 31 Bảng 2.2 Trích lập quỹ dự phòng từ năm 2008 đến năm 2011. ..................................... 33 Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn năm 2008 -2011. ..................................................... 34 Bảng 2.4: Tình hình huy động vốn của các NHTM trên địa bàn Khánh Hòa ............... 36 Bảng 2.5 : So sánh tình hình huy động vốn giữa NHNo Chi nhánh Khánh Hòa với bình quân của ngành trên địa bàn. ............................................................................................ 38 Bảng 2.6: Tình hình tín dụng của các NHTM trên địa bàn Khánh Hòa ........................ 41 Bảng 2.7: So sánh tình tín dụng năm 2011 với bình quân ngành tại Khánh Hòa ......... 43 Bảng 2.8: Nợ xấu qua các năm từ 2007 – 2011............................................................... 45 Bảng 2.9. Một số loại dịch vụ của NHNo từ năm 2007 -2011 ....................................... 46 Bảng 2.10: Tình hình nhân sự giai đoạn 2006 – 2011 .................................................... 48 Bảng 2.11: Trình độ giữa các NHTM lớn trên địa bàn Khánh Hòa năm 2011 ............. 49 Bảng 2.12: Mức lương b/q/tháng của một nhân viên năm 2010 - 2011 ........................ 51 Bảng 2.13: Mạng lưới giao dịch một số Chi nhánh Ngân hàng lớn trên địa bàn Khánh Hòa ..................................................................................................................................... 54 Bảng 2.14: Ma trận hình ảnh cạnh tranh. ......................................................................... 62 ix DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT NHNo Ngân hàng nông nghệp và PTNT XLRR xử lý rủi ro DPRR Dự phòng rủi ro NHTM Ngân hàng thương mại NHNN Ngân hàng nhà nước VIETINBANK Ngân hàng TMCP Công thương ARGIBANK Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. BIDVBANK Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triên VCBANK Ngân hàng TMCP ngoại thương SACOM BANK Ngân hàng TMCP Sài gòn thương tín ACB BANK Ngân hàng TMCP Á Châu. VPBank Ngân hàng Việt Nam thịnh vượng Techcombank Ngân hàng kỷ thương VIB Ngân hàng quốc tế WTO Tổ chức Thương mại Thế giới ASEAN Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á TCTD Tổ chức tín dụng IPCAS Dự án hiện đại hoá hệ thống thanh toán và kế toán khách hàng. SMS banking Dịch vụ Ngân hàng qua điện thoại di động. CNTT Công nghệ thông tin 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Có rất nhiều ngân hàng trong và ngoài nước cùng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam nói chung và Khánh Hòa nói riêng, năm 2004 tại địa bàn Tỉnh Khánh Hòa số lượng ngân hàng hoạt động là 9 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng nhân dân, đến năm 2011 số lượng ngân hàng đã tăng lên con số là 33 ngân hàng và 1 quỹ tín dụng nhân dân với hơn 120 chi nhánh và phòng giao dịch. Mặc dù, NHNo Chi nhánh Khánh Hòa hình thành và phát triển từ rất sớm, có lượng khách hàng rất lớn và có nhiều bước tiến vượt bậc về doanh thu, lợi nhuận trong những năm gần đây nhưng do sự hình thành nhiều tổ chức tín dụng là đối thủ của Chi nhánh là cho số lượng khách hàng lại giảm đi một lượng tương đối lớn, chuyển sang sử dụng dịch vụ ngân hàng khác. Bên cạnh đó, Sức ép của khách hàng ngày càng tăng thêm. Vì vậy, để giữ vững và phát triển thị phần của mình NHNo Chi nhánh Khánh Hòa cần phải tổ chức, cơ cấu lại để trở thành một Chi nhánh ngân hàng hiện đại và tạo những lợi thế cạnh tranh rõ rệt so với các Chi nhánh NHTM khác. Nhằm đánh giá đúng thực trạng, thách thức, cơ hội cũng như những điểm mạnh và điểm yếu của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa để từ đó đề xuất những biện pháp và kiến nghị có tính khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa tôi đã quyết định nghiên cứu và thực hiện luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh với đề tài: “Nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa”. Năng lực cạnh tranh ngân hàng nhìn chung không phải là một đề tài quá mới mẻ, tuy nhiên cho đến nay tại NHNo Chi nhánh Khánh Hòa chưa có nhiều nghiên cứu đề cập chuyên sâu và toàn diện về vấn đề năng lực cạnh tranh. Vì vậy đây sẽ là một vấn đề nghiên cứu có tính đột phá và hữu ích không chỉ đối với NHNo Chi nhánh Khánh Hòa mà có ý nghĩa với tất cả các ngân hàng hiện đang kinh doanh đang bị cạnh tranh gay gắt như hiện nay trên khu vực tỉnh Khánh Hòa và khắp cả nước. 2. Mục tiêu nghiên cứu: - Hệ thống hóa lý luận về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. - Phân tích năng lực cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2011, trên cơ sở đó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức và vị thế của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay. 2 - Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho NHNo Chi nhánh Khánh Hòa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Về sản phẩm: giới hạn ở các sản phẩm chủ yếu của một ngân hàng thương mại như: hoạt động cho vay, huy động vốn, các sản phẩm nổi trội của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn như thanh toán quốc tế, bảo lãnh. Về không gian và thời gian: so sánh giữa NHNo Chi nhánh Khánh Hòa với một số Chi nhánh THTM khác trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2008 - 2011. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp phân tích, so sánh dựa trên thu thập số liệu thứ cấp được lấy từ các báo cáo thường niên của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa, bản công bố thông tin, từ cơ quan thống kê, tạp chí… - Phương pháp chuyên gia: dựa vào ý kiến đánh giá và nhận định của các chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng trên địa bàn Tỉnh Khánh Hòa để xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh. 5. Tổng quan các nghiên cứu: - Luận văn thạc sĩ của tác giả Bùi Thị Nhật Lam “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế” Luận văn đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam qua kết quả hoạt động kinh doanh đạt được và thông qua khảo sát điều tra ý kiến của cán bộ, nhân viên đang làm việc tại VCB. Xây dựng các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VCB. Tiếp đó, so sánh đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ của VCB với các NHTM khác để xác định điểm mạnh, điểm yếu trong quá trình hoạt động kinh doanh. Từ đó, xác định vị thế cạnh tranh của VCB trên thị trường tiền tệ Việt Nam. Trên việc phân tích đánh giá thực trạng đó, trong chương 3 của luận văn tác giả đã đưa ra một số mục tiêu, định hướng và một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh. Các nhóm giải pháp như:Tăng cường năng lực tài chính của NHTM CP Ngoại 3 thương Việt Nam; Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; Nâng cao năng lực hoạt động của NHTM CP Ngoại thương Việt Nam; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Đẩy mạnh hoạt động quảng bá thương hiệu và mở rộng mạng lưới chi nhánh; Đa dạng hóa sản phẩm và tăng cường thực hiện chăm sóc khách hàng; Xây dựng và hoàn thiện thể chế. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Nguyễn Văn Lập: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gòn thương tín đến năm 2015” Luận văn đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh qua các năm, thực trạng năng lực cạnh tranh của NHTM CP Sacombank. So sánh đánh giá với một số đối thủ cạnh tranh như là NHTM CP Á Châu, NHTM CP xuất nhập khẩu, NHTM CP Ngoại thương. Trên cơ sở đó tác giả đã nêu ra một số số ưu điểm, hạn chế và đánh giá vị thế của NHTM CP Sacombank trong hệ thống NHTM Việt Nam. Thông qua phân tích đó, tác giả đã đưa ra một số giải pháp để NHTM CP nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh so với các NHTM trong và ngoài nước. Cụ thể là các nhóm giải pháp đó là: Tăng cường năng lực tài chính của NHTM CP Sacombank; Nâng cao năng lực hoạt động của NHTM CP Sacombank; Nâng cao năng lực quản lý điều hành của NHTM CP Sacombank; Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng của Sacombank; Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng chiến lược khách hàng và nâng cao chất lượng dịch vụ. - Luận văn thạc sĩ của tác giả Dương Phương Đông: “Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP các doanh nghiêp ngoài quốc doanh Việt Nam (VPbank) sau khi Việt Nam gia nhập WTO” Tác giả đi sâu phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của ngân hàng dựa trên những tiêu chí về năng lực cạnh tranh của ngân hàng dựa trên cơ sở lý luận về: năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại, các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của hệ thống ngân hàng và sàn lọc các kinh nghiệm về biện pháp thực hiện của Chính phủ Trung quốc để nâng cao năng lực cạnh tranh của hệ thống NHTM nước này khi gia nhập WTO từ đó rút ra những kinh nghiệm. Chương 2 của luận văn, tác giả cũng phân tích và đánh giá các đối thủ cạnh tranh của VPBank trên thị trường tài chính Việt Nam, tiềm lực và lợi thế của mỗi ngân hàng. Tác giả, sử dụng phương pháp chuyên gia để phân tích năng lực cạnh tranh của VPBank và vị thế của ngân hàng này trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. 4 Từ những phân tích như đã nêu, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm để nâng cao năng lực cạnh tranh như: Nâng cao năng lực tài chính; nâng cao năng lực công nghệ; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng và đa dạng hóa chất lượng sản phẩm dịch vụ; Nâng cao năng lực quản trị điều hành; Xây dựng thương hiệu, cũng cố và phát triển mạng lưới. 6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài: Tăng khả năng cạnh tranh nói chung là vấn đề sống còn của các doanh nghiệp và nói riêng đối với NHNo Khánh Hòa. Khi nền kinh tế bị ảnh hưởng sâu sắc bởi tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao năng lực cạnh tranh là con đường dẫn tới sự thành công của doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng. Vì thế, đề tài “Nâng cao khả năng cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa” được thực hiện có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cao. Trên cơ sở đánh giá thực trạng của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa, xác định đúng xuất phát điểm của vấn đề từ đó đặc ra mục tiêu chiến lược khả thi, xây dựng định hướng, kế hoạch, giải pháp thực hiện và huy động nguồn lực cần thiết để đạt được mục tiêu đề ra. Về mặt thực tiễn, đề tài cung cấp cho nhà quản trị ngân hàng một cách nhìn tích cực về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh kinh doanh dịch vụ ngân hàng. Đồng thời đề tài nghiên cứu sẽ cung cấp một số các giải pháp được xem như là công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng. 7. Kết cấu luận văn: Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phần phụ lục, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh. Chương 2: Phân tích khả năng cạnh tranh của NHNo Chi nhánh Khánh Hòa. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho NHNo Chi nhánh Khánh Hòa và kiến nghị. 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 1.1. Khái niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh. 1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh: Theo K. Marx: “Cạnh tranh là sự ganh đua, đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm dành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu dùng hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Nghiên cứu sâu về sản xuất hàng hóa tư bản chủ nghĩa và cạnh tranh tư bản chủ nghĩa Marx đã phát hiện ra quy luật cơ bản của cạnh tranh tư bản chủ nghĩa là quy luật điều chỉnh tỷ suất lợi nhuận bình quân, và qua đó hình thành nên hệ thống giá cả thị trường. Quy luật này dựa trên những chênh lệch giữa giá cả chi phí sản xuất và khả năng có thể bán hàng hoá dưới giá trị của nó nhưng vẫn thu đựơc lợi nhuận. Cạnh tranh có thể hiểu là: “Ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành các điều kiện có lợi nhất về nhân tố sản xuất hoặc khách hàng nhằm nâng cao vị thế của mình trên thị trường”. Có quan điểm rằng: “Cạnh tranh là áp lực cưỡng bức bên ngoài buộc các doanh nghiệp tìm mọi giải pháp để nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp, đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng, giá cả hợp lý. Mở rộng kinh doanh, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp”. Theo Từ điển Bách khoa Việt nam (tập 1) Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm dành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất. Trong hoạt động kinh tế, cạnh tranh là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất với nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người sản xuất muốn bán hàng hóa với giá cao, người tiêu dùng lại muốn mua được với giá thấp. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế. Cạnh tranh mang lại nhiều lợi ích, đặc biệt cho người tiêu 6 dùng. Người sản xuất phải tìm mọi cách để làm ra sản phẩm có chất lượng hơn, đẹp hơn, có giá thành rẻ hơn, trình độ công nghệ cao hơn, tiện ích hơn ... để đáp ứng với thị hiếu của người tiêu dùng. Cạnh tranh, làm cho người sản xuất năng động hơn, nhạy bén hơn, nắm bắt tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật, áp dụng những thành tựu công nghệ mới nhất vào trong sản xuất đồng thời hoàn thiện cách thức tổ chức, quản lý sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế. Ngoài mặt tích cực, cạnh tranh cũng đem lại những hệ quả không mong muốn về mặt xã hội. Nó làm thay đổi cấu trúc xã hội trên phương diện sở hữu của cải, phân hóa mạnh mẽ giàu nghèo, có những tác động tiêu cực khi cạnh tranh không lành mạnh, dùng các thủ đoạn vi phạm pháp luật hay bất chấp pháp luật. Vì lý do trên cạnh tranh kinh tế bao giờ cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước. Trong xã hội, mỗi con người, xét về tổng thể, vừa là người sản xuất đồng thời cũng là người tiêu dùng, do vậy cạnh tranh thường mang lại nhiều lợi ích hơn cho mọi người, cho cộng đồng và xã hội. 1.1.2. Năng lực cạnh tranh: 1.1.2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất [15], dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như sau: Một là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các công trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. Hai là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng chống chịu trước sự tấn công của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: 7 năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng. Ba là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao, trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả, làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp. Bốn là, năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh phải là doanh nghiệp dám chấp nhận cạnh tranh trên thương trường, chấp nhận sự tồn tại của đối thủ cạnh tranh, chấp nhận việc phải giành giật những điều kiện thuận tiện có lợi cho chính mình. Cùng với việc chấp nhận cạnh tranh, doanh nghiệp phải có ý chí và khả năng duy trì các hoạt động kinh doanh và thực hiện được những mục tiêu phát triển đã đề ra. Chính do tác động của cạnh tranh mà một doanh nghiệp muốn có vị trí vững chắc trên thị trường và thị phần ngày càng mở rộng thì cần phải có tiềm lực đủ mạnh như năng lực tài chính, năng lực sản xuất, nguồn nhân lực … để đảm bảo đứng vững trong cạnh tranh, đó chính là năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Khái niệm năng lực cạnh tranh của NHNTM: Cũng giống như mọi doanh nghiệp, NHTM cũng là một doanh nghiệp và là một doanh nghiệp đặc biệt, vì thế NHTM cũng tồn tại vì mục đích cuối cùng là lợi nhuận. Vì thế, các NHTM cũng tìm đủ mọi biện pháp để cung cấp sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao với nhiều lợi ích cho khách hàng, với mức giá và chi phí cạnh tranh nhất, bên cạnh sự đảm bảo về tính chính xác, độ tin cậy và sự tiện lợi nhất nhằm thu hút 8 khách hàng, mở rộng thị phần để đạt được lợi nhuận cao nhất cho ngân hàng. Do vậy, cạnh tranh trong NHTM là cũng là sự tranh đua, giành dựt khách hàng dựa trên tất cả những khả năng mà ngân hàng có được để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, về việc cung cấp những sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, có sự khác biệt so với các NHTM khác trên thị trường, nhằm tạo ra lợi thế cạnh tranh, làm tăng lợi nhuận ngân hàng, tạo được uy tín, thương hiệu và vị thế trên thương trường. Với những đặc điểm chuyên biệt của mình, sự cạnh tranh trong lĩnh vực ngân hàng cũng có những đặc thù nhất định: Thứ nhất, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng có liên quan trực tiếp đến tất cả các ngành, các mặt của đời sống kinh tế - xã hội. Do đó: - NHTM cần có hệ thống sản phẩm đa dạng, mạng lưới chi nhánh rộng và liên thông với nhau để phục vụ mọi đối tượng khách hàng và ở bất kỳ vị trí địa lý nào. - NHTM phải xây dựng được uy tín, tạo được sự tin tưởng của khách hàng đối với ngân hàng vì khi có một sự hiểu sai của khách hàng về ngân hàng sẽ dẫn đến việc rút tiền ào ạt của người gửi sẽ làm cho ngân hàng mất khả năng thanh khoản có thể dẫn đến sự sụp đỗ của một ngân hàng sẽ gây ra nhiều hệ lụy đến nền kinh tế. Thứ hai, lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng là dịch vụ có liên quan đến tiền tệ. Đây là một lĩnh vực nhạy cảm nên: - Năng lực của đội ngũ nhân viên ngân hàng là yếu tố quan trọng nhất thể hiện chất lượng của sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Yêu cầu đối với đội ngũ nhân viên ngân hàng là phải tạo được sự tin tưởng và sự hài lòng đến với khách hàng bằng kiến thức, phong cách chuyên nghiệp, sự am hiểu nghiệp vụ, khả năng tư vấn và đôi khi cả yếu tố hình thể. - Dịch vụ của ngân hàng phải nhanh chóng, chính xác, thuận tiện, bảo mật và đặc biệt quan trọng là có tính an toàn cao đòi hỏi ngân hàng phải có cơ sở hạ tầng vững chắc, hệ thống công nghệ hiện đại. Hơn nữa, số lượng thông tin, dữ liệu của khách hàng là cực kỳ lớn nên yêu cầu NHTM phải có hệ thống lưu trữ, quản lý toàn bộ các thông tin này một cách đầy đủ mà vẫn có khả năng truy xuất một cách dễ dàng. Ngòai ra, do dịch vụ tiền tệ ngân hàng có tính nhạy cảm nên để tạo được sự tin tưởng của khách hàng chọn lựa sử dụng dịch vụ của mình, ngân hàng phải xây dựng được uy tín và gia tăng giá trị thương hiệu theo thời gian. 9 Thứ ba, để thực hiện kinh doanh tiền tệ, NHTM phải đóng vai trò tổ chức trung gian huy động vốn trong xã hội. Nguồn vốn để kinh doanh của ngân hàng chủ yếu từ vốn huy động được sau khi trừ đi các khoản dự trữ để đảm bảo khả năng thanh khoản. Do đó yêu cầu ngân hàng phải có trình độ quản lý chuyên nghiệp, năng lực tài chính vững mạnh cũng như có khả năng kiểm soát và phòng ngừa rủi ro hữu hiệu để đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả. Thứ tư, chất liệu kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ, mà tiền tệ là một công cụ được Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế, nên kiểm soát chặt chẽ. Hoạt động kinh doanh của NHTM ngoài tuân thủ các quy định chung của pháp luật còn chịu sự chi phối bởi hệ thống luật pháp riêng cho NHTM và chính sách tiền tệ của Ngân hàng nhà nước. 1.1.3. Lợi thế cạnh tranh: Lợi thế cạnh tranh cũng là một thuật ngữ được nhắc đến khi bàn về cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh là những gì làm cho doanh nghiệp khác biệt với đối thủ cạnh tranh. Đó là những thế mạnh mà doanh nghiệp có hoặc doanh nghiệp khai thác tốt hơn đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh thể hiện khả năng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Như vậy, muốn nâng cao năng lực cạnh tranh thì trước hết doanh nghiệp phải xác định lợi thế cạnh tranh của mình. Lợi thế cạnh tranh là giá trị mà doanh nghiệp mang đến cho khách hàng, giá trị đó vượt quá chi phí dùng để tạo ra nó. Giá trị mà khách hàng sẵn sàng để trả, và ngăn trở việc đề nghị những mức giá thấp hơn của đối thủ cho những lợi ích tương đương hay cung cấp những lợi ích độc nhất hơn là phát sinh một giá cao hơn [2]. Doanh nghiệp có được lợi thế cạnh tranh, doanh nghiệp đó sẽ có cái mà các đối thủ khác không có, nghĩa là doanh nghiệp hoạt động tốt hơn đối thủ, hoặc làm được những việc mà các đối thủ khác không thể làm được. Lợi thế cạnh tranh là nhân tố cần thiết cho sự thành công và tồn tại lâu dài của doanh nghiệp. Do vậy, các doanh nghiệp đều muốn cố gắng phát triển lợi thế cạnh tranh, tuy nhiên điều này thường rất dễ bị xói mòn bới những hành động bắt chước của đối thủ. Theo M.Porter, doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho mình dựa trên các lĩnh vực sau: - Lợi thế về chi phí: tạo ra sản phẩm có chi phí thấp hơn đối thủ cạnh tranh. Các yếu tố như: đất đai, mạng lưới, chi phí sử dụng vốn, chất lượng lao động được xem là nguồn lực để tạo lợi thế cạnh tranh.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan