Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hữu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại quận 4 thành phố hồ chí min...

Tài liệu Nâng cao hữu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại quận 4 thành phố hồ chí minh

.PDF
89
66
61

Mô tả:

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT _______________________________________________ LÊ HỮU TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ 2 TP. HỒ CHÍ MINH - năm 2015 LÊ HỮU TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 3 2015 ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT _______________________________________________ LÊ HỮU TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CHO HỘ NGHÈO TẠI QUẬN 4 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60 31 0102 LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS ĐỖ PHÚ TRẦN TÌNH 4 TP. HỒ CHÍ MINH - năm 2015 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghèo đói cũng là một vấn đề bức xúc của mọi quốc gia và ngày càng thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế trong việc tìm kiếm giải pháp xóa đói, giảm nghèo. Giải quyết tình trạng đói nghèo đang là một vấn đề thời sự lớn của xã hội chúng ta. Hẳn nhiên, đây không phải chỉ là chuyện từ thiện, mà cũng không phải là một vấn đề thuần túy kinh tế. Nghèo đói không chỉ làm cho hàng triệu người không có cơ hội được hưởng thụ thành quả văn minh tiến bộ của loài người mà còn gây ra những hậu quả nghiêm trọng về vấn đề kinh tế xã hội đối với sự phát triển, sự tàn phá môi trường sinh thái. Vấn đề nghèo đói không được giải quyết thì không một mục tiêu nào mà cộng đồng quốc tế cũng như các quốc gia định ra như tăng trưởng kinh tế, cải thiện đời sống, hòa bình ổn định, đảm bảo các quyền con người được thực hiện. Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững. Do đó, xóa đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, các ngành và các địa phương. Thực hiê ̣n chủ trương , chính sách của Đảng và Nhà nước , công tác xóa đói giảm nghèo đã trở thành thành cuộc vận động trong toàn Đảng , toàn dân và trở thành mục tiêu để phát tr iể n kinh tế - xã hội. Các chương trình hỗ trợ hộ nghèo vay vố n ngày càng phát huy tác du ̣ng trong viê ̣c làm giảm tỷ lê ̣ hô ̣ nghèo trên toàn quố c . Những năm gần đây, nhờ chính sách phát vay ngày càng thoáng , rô ̣ng mở , đă ̣c biê ̣t là các hộ nghèo sử dụng có hiệu quả nguồn vay tín dụng của mình đã phần nào kéo 5 giảm tình trạng đói nghèo trên toàn quốc và Thành phố Hồ Chí Minh nói chung , Quâ ̣n 4 nói riêng. Trước đây, Quận 4 được nhiều người biết đến là một quận nghèo, tuy là quận nội thành cận trung tâm thành phố, cơ sở hạ tầng về kinh tế kỹ thuật và văn hóa xã hội rất thấp, là vùng đất có nhiều ao tù, nước đọng, môi trường ô nhiễm nặng. Ngoài 3 trục đường chính là đường Nguyễn Tất Thành, đường Hoàng Diệu và đường Tôn Thất Thuyết, các con đường khác đều nhỏ. Số dân chiếm gần 200.000 người vào thời điểm lúc bấy giờ, khoảng 24.000 căn hộ cấp 3 và 4 thiếu nhà vệ sinh phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng. Số hộ nghèo trong Quận chiếm một số lượng khá lớn khoảng 2.810 hộ. Dân cư sống chủ yếu bằng lao động phổ thông, buôn bán nhỏ dựa vào các bến cảng trên địa bàn Quận 4. Chính vì thế mà cái nghèo cứ đeo đẳng nhiều hộ gia đình, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh và nhiều vấn đề phức tạp xuất hiện trong cuộc sống của người dân tại Quận 4. Xuất phát từ nhu cầu bức xúc trong đời sống, sinh hoạt của người dân trên địa bàn, Đảng bộ và Chính quyền Quận 4 đã đưa ra nhiều chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy Quận 4 phát triển và đặc biệt là thực hiện tốt chương trình xóa đói giảm nghèo mà Chính phủ và Thành phố đưa ra. Chính những chính sách đó mà trong những năm gần đây Quận 4 đã có nhiều thay đổi cả về lĩnh vực kinh tế lẫn lĩnh vực xã hội, công tác giảm hộ nghèo tăng hộ khá tại Quận 4 đã đi vào chiều sâu, việc định hướng lâu dài chống tái nghèo đã có bước tiến đáng kể mà điểm nổi bật của công tác này là hoạt động tín dụng cho hộ nghèo đã được chính quyền Quận 4 nghiên cứu và đưa ra định hướng đúng cho hộ nghèo phát triển về kinh tế. Nhờ có chính sách tín dụng cho hộ nghèo mà rất nhiều gia đình đã từ nghèo khổ vươn lên trong cuộc sống, và chính nhờ chính sách đó mà Quận 4 đã và đang phát triển vượt bậc. Ngoài ra, với sự linh hoạt trong hoạt động tín dụng thì các nguồn vay đã được tuyên truyền đến với từng hộ từng gia đình thuộc diện nghèo của địa phương. Để phát huy hơn nữa những thành tựu đã đạt được tác giả chọn "Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh" làm đề tài luâ ̣n văn tố t nghiê ̣p của mình. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 6 Trong những năm qua, các công trình khoa học về tìm kiếm những giải pháp giảm nghèo là một lĩnh vực được nhiều nhà khoa học nghiên cứu với nhiều đề tài khác nhau như: Lê Xuân Bá (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam , Nxb Nông nghiê ̣p, qua đó tác giả đưa đế n cho người đo ̣c cái nhìn tổ ng quát về thực tra ̣ng nghèo đói tại Việt Nam từ năm khi có chính sách thực hiện xóa đói giảm nghèo của Nhà nước năm 1993 đến năm 2000. PGS. TS Lê Quố c Lý (2012), Chính sách xóa đói giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp, Nxb. Chính trị Quốc gia , đưa đế n cho người đo ̣c thấ y đươ ̣c toàn cảnh về công tác xóa đói giảm nghèo của nước ta từ sau đổ i mới đế n nay , đồ ng thời nêu lên những giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển đất nước . GS.TS Nguyễn Văn Tiến, TS. Nguyễn Thị Lan (Đồng chủ biên) (2014), giáo trình Tín dụng ngân hàng, Nxb. Thống kê, giúp cho người đọc có được kiến thức cơ bản về tín dụng ngân hàng và một số vấn đề liên quan đến tín dụng. PGS.TS Ngô Hướng-LS.TS Phan Diên Vỹ-TS.Bùi Quang Tín-TS.Nguyễn Thế Bính (Đồng chủ biên) (2014), Phòng ngừa rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, chỉ rõ cho người đọc thấy được các nguyên nhân khách quan, chủ quan có thể gây rủi ro cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng, qua đó đề xuất phương thức cấp tín dụng, những điều kiện để được tiếp cận vốn tín dụng, quản trị hiệu quả hoạt động tín dụng, hạn chế rủi ro tín dụng. Ngoài ra còn có luâ ̣n văn của: - Nguyễn Trung Tăng (2002), Tín dụng cho người nghèo và các quỹ xóa đói giảm nghèo ở nước ta hiê ̣n nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Ngô Thị Huyền (2005), Giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng cho hộ nghèo tại ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam, Học viện Ngân hàng Hà Nội. - Hoàng Công Thắng (2009), Phân tích các yế u tố ảnh hưởng đế n khả năng tiế p cận vố n tín dụng nhằ m mục đích giảm nghèo của đồ ng bào dân tộc M'Nông tỉnh Đaknông, Trường Đa ̣i ho ̣c Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. 7 - Vũ Quốc Phong (2012), Tăng trưởng kinh tế với vấn đề xóa đói giảm nghèo trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thị Thanh Vân (2012), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận vốn tín dụng của người nghèo trên địa bàn Quận 6, thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Và còn một số bài báo khoa học nghiên cứu về c ấn đề giúp hộ nghèo thoát nghèo bền vững. Các công trình nghiên cứu nêu trên đều phân tích đến một số khía cạnh rất quan trọng của công tác giảm nghèo tăng hộ khá mà đặc biệt là những giải pháp thúc đẩy vốn vay đến với hộ nghèo. Tuy nhiên , viê ̣c nghiên cứu về đ ề tài “Nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hô ̣ nghèo ta ̣i Quâ ̣n 4, Thành phố Hồ Chí Minh” thì cũng chưa có mô ̣t nhà khoa ho ̣c hay bài báo nào nêu lên vấ n đề này , do đó viê ̣c nghiên cứu của tác giả sẽ có nhiề u thuâ ̣n lơ ̣i hơn trong viê ̣c kế thừa những phương pháp và cách thức thực hiê ̣n , đồ ng thời cũng có thể gă ̣p chút khó khăn khi tìm số liệu. Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu những khía cạnh liên quan với thực tiễn diễn ra tại Quận 4. Thông qua luận văn này, tác giả mong muốn đóng góp một phần nhỏ trong việc đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, góp phần thúc đẩy Quận 4 phát triển về kinh tế và văn hóa- xã hội. 3. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm ra c ác giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, để đạt được mục tiêu trên cần làm rõ: Một là, hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo được đo lường trên những tiêu chí nào? Hai là, những thuận lợi, hạn chế làm ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua và hiệu quả của nó. Ba là, từ những vấn đề trên tác giả sẽ đề xuất, kiến nghị các chính sách, những giải pháp tác động trực tiếp và gián tiếp về hoạt động tín dụng cho hộ nghèo trên địa bàn Quận 4, TP. Hồ Chí Minh, về những chính sách xã hội để phù hợp với 8 quá trình chuyển đổi sang kinh tế thị trường, góp phần phát triển kinh tế địa phương, thực hiện thành côngục mtiêu xóa đói giảm nghèo của quốc gia. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Đó là hi ệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, trong đó tập trung nghiên cứu đâu là hạn chế của những hộ nghèo khi tiếp cận với nguồn vay tín dụng, đâu là những hạn chế dẫn đến việc hoạt động tín dụng chưa đạt hiệu quả như mong đợi của các tổ chức tín dụng tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh và tìm ra nguyên nhân để đề xuất những chính sách phù hợp với người dân khi thực hiện vay tín dụng. Phạm vi nghiên cứu: − Phạm vi không gian là trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, đă ̣c biê ̣t là những hô ̣ nghèo sử du ̣ng vố n vay từ các tổ chức tin ́ du ̣ng có hiê ̣u quả , nơi có nhiều điều kiện thuận lợi về lao động để phát triển sản xuất; phạm vi thời gian là khoảng thời gian từ 2009 đến hết năm 2013. − Đối tượng khảo sát: số hộ nghèo thuộc quy định của quốc gia và của Thành phố Hồ Chí Minh với số lượng quy mô là 160 hộ thuộc 4 phường: Phường 2, Phường 8, Phường 14 và Phường 16 trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh; cán bộ ở các đơn vị tín dụng, tổ chức xã hội và các cơ quan, đơn vị tín dụng tại địa phương. 5. Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 5.1. Phương pháp nghiên cứu Cơ sở phương pháp luận của vệc nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận văn nghiên cứu về hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tác động đến đời sống kinh tế - xã hội tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh trong thời gian qua. Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích – tổng hợp, khảo sát là vai trò hết sức quan trọng trong quá trình nghiên cứu, kết hợp với định tính, đồng thời thông qua điều tra nghiên cứu thực địa thu thập thông tin từ cộng đồng người nghèo bằng bảng câu hỏi. Bảng câu hỏi được sử dụng trong nghiên cứu để làm cơ 9 sở cho việc khám phá, điều chỉnh, bổ sung các số liệu và để tạo cơ sở dữ liệu phân tích, đánh giá. 5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu của đề tài − Đề tài sử dụng nguồn thông tin thứ cấp từ những báo cáo, thống kê về tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2009 đến năm 2013 của Ban Xóa đói giảm nghèo Quận 4. − Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng thêm thông tin sơ cấp thông qua việc khảo sát, điều tra nghiên cứu thực địa thu thập thông tin từ các hộ nghèo có vay vốn trên địa bàn Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh bằng phương pháp phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Tham khảo, phân tích ý kiến chuyên gia, chuyên viên ở các đơn vị tín dụng và các cơ quan, tổ chức tại Quận 4, Thành phố Hồ Chí Minh. Thống kê mô tả nhằm khám phá ra nhân tố tác động đến mối quan hệ tín dụng của người dân. Trên cơ sở những nhân tố mới được hình thành, luận văn sử dụng phương pháp khảo sát để xác định cụ thể mức độ tác động của từng nhân tố đến khả năng tiếp cận tín dụng của người dân. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: qua đề tài tác giả sẽ kiế n nghi ̣mô ̣ t số chin ́ h sách nhằ m giúp cho hộ nghèo dễ dàng được vay vốn tín dụng nhà nước , đồ ng thời cũng có thể làm tài liệu phục vụ cho các nghiên cứu sau này của nhà nước trong việc thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo. - Ý nghĩa thực tiễn: Qua nghiên cứu đ ề tài này tác giả mong mu ốn từ khảo sát thực tế tìm ra đâu là các y ếu tố ảnh hưởng đến viê ̣c tiế p câ ̣n vố n vay tin ́ du ̣ng của hô ̣ nghèo đ ể gợi ý một số giải pháp giúp nhằ m đẩ y ma ̣nh viê ̣c vay vố n của người dân phát triển sản xuất, nâng cao đời sống của họ. Kiế n nghi ̣với các cấ p mô ̣t số vấ n đề về các hình thức phát vay tín du ̣ng , qua đó sẽ thu hút đươ ̣c nhiề u hô ̣ nghèo đến với chương trình tránh tình trạng vay nóng bên ngoài trâ ̣t tự xã hô ̣i. 7. Cấu trúc của đề tài nghiên cứu , gây mấ t an ninh 10 Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Một số lý luận về hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo Chương 2. Thực trạng hoạt động tín dụng cho hộ nghè o tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Chương 3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo tại Quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Chương 1 Mô ̣t số lý luâ ̣n về hiệu quả hoạt động tín dụng cho hộ nghèo. 1.1. Một số vấn đề cơ bản về nghèo đói và hộ nghèo 1.1.1. Mô ̣t số khái niêm ̣ Nghèo luôn tồn tại như là một tất yếu tự nhiên trong xã hội , cả ở những nước đươ ̣c xem là có nề n kinh tế phát triể n so với phầ n còn la ̣i của thế giới . Đặc biệt tại các nước đang phát triển thì đói nghèo là mộ t tin ̀ h tra ̣ng phổ biế n của hầ u hế t các quố c gia, nhấ t là khu vực nông thôn , miề n núi. Chúng ta cũng thấy rõ , nghèo là một vấ n đề liên quan đế n kinh tế - xã hội, mô ̣t đấ t nước mà còn nằ m trong chuẩ n nghèo của quốc tế thì khó phát triển được , mô ̣t hô ̣ đươ ̣c cho là nghèo so với những tiêu chuẩ n chung của quố c gia sẽ khó có thể tiế p câ ̣n đươ ̣c những điề u kiê ̣n số ng tố t đe ̣p . Do đó , ngoài ảnh hưởng đến việc ăn , mă ̣c, nghèo cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thiê ̣t thòi về sức khỏe, giáo dục...Trên thế giới, nói đến đói nghèo thì có nhiều quan điểm khác nhau. Theo Từ điể n tiế ng Viê ̣t năm 2000 của Viện Ngôn ngữ học Việt Nam thì nghèo là việc một người có rất ít tiền , không đủ đáp ứng nhu cầ u số ng tố i thiể u , nghèo đói là việc không có cái để ăn [29, 737]. Theo Từ điể n Anh – Việt của Trung tâm khoa học xã hội – nhân văn quốc gia, nhà xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh năm 1994 thì nghèo (poor) là người có ít tiền để mua những thứ cần dùng cơ bản cho mình [30,1269]. Đói là tình trạng của một bộ phận dân cư nghèo có mức sống dưới mức sống tối thiểu, không đảm bảo nhu cầu vật chất để duy trì cuộc sống. Đói nghèo là tổng 11 hợp khái niệm đói và khái niệm nghèo: Đói và nghèo thường gắn chặt với nhau, nhưng mức độ gay gắt khác nhau. Đói có mức độ gay gắt cao hơn, cần thiết phải xoá và có khả năng xoá. Còn nghèo, mức độ thấp hơn và khó xoá hơn. Dù ở dạng nào, thì đói cũng đi liền với thiếu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng. Có thể hình dung các biểu hiện của tình trạng thiếu đói như sau: - Thất thường về lượng: Bữa đói, bữa no, ăn không đủ bữa . - Về mặt năng lượng: Nếu một ngày con người chỉ được thỏa mãn mức 1.500 calo/ngày, thì đó là thiếu đói (thiếu ăn); dưới mức đó là gay gắt. Nghèo đồng nghĩa với nghèo khổ, nghèo túng, túng thiếu. Trong hoàn cảnh nào thì hộ nghèo, người nghèo cũng chỉ vật lộn với những mưu sinh hàng ngày về kinh tế, biểu hiện trực tiếp nhất là bữa ăn. Họ không thể vươn tới các nhu cầu về văn hóa, tinh thần, hoặc những nhu cầu này phải cắt giảm tới mức tối thiểu nhất, gần như không có. Biểu hiện rõ nhất ở các hộ nghèo là hiện tượng trẻ em bỏ học, thất học, không có điều kiện để chữa bệnh khi ốm đau. Nhìn chung ở hộ nghèo, người nghèo thu nhập thực tế của họ hầu như chỉ dành chi toàn bộ cho ăn; thậm chí không đủ chi ăn, phần tích luỹ hầu như không có. Còn theo Giáo sư Tiến s ĩ Nguyễn Thi ̣Cành thì nghèo là tin ̀ h tra ̣ng mô ̣t bô ̣ phâ ̣n dân cư chỉ có đủ điề u kiê ̣n để thảo mañ nhu cầ u tố i thiể u của cuô ̣c số ng và có mức thu nhâ ̣p thấ p hơn mức thu nhâ ̣p trung bin ̀ h của cô ̣ng đồ ng dân cư xét trên mo ̣i phương diê ̣n [3,15]. Và tại Hội nghị bàn về chống nghèo đói do Ủy ban Kinh tế Xã hội khu vực Châu Á - Thái Bình Dương (ESCAP) tổ chứ c tháng 9/1993 tại Bangkok- Thailand, các quốc gia trong khu vực đã thống nhất cao: " Nghèo khổ là tình trạng một bộ phâ ̣n dân cư không có khả năng thỏa mãn những nhu cầ u cơ bản của con người mà những nhu cầ u ấy phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế xã hội, phong tục tập quán của từng vùng và những phong tục ấy đươ ̣c xã hô ̣i thừa nhâ ̣n" [6,13]. Tại Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển xã hội tổ chức ở Copenhaghen (Đan Ma ̣ch ) tháng 3/1995 đã đưa ra đinh ̣ nghiã đó i nghèo như sau : 12 "Người nghèo là người mà tấ t cả những thu nhâ ̣p của ho ̣ nhỏ hơn 1 USD/ngày, đây là số tiền được coi như đủ mua những sản phẩm cần thiết để tồn tại ". Đặc biệt tại cuộc họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc về phát triể n xã hô ̣i , tháng 6/2000 tại Thụy Sĩ , cô ̣ng đồ ng quố c tế đã cam kế t đế n năm 2015 giảm phân nửa số người nghèo so với năm 2000, đồ ng thời kêu go ̣i các quố c gia cầ n tăng cường chiế n dich ̣ chố ng đói nghèo trên toàn t hế giới . Đế n tháng 9/2000, tại New York (Mỹ), mô ̣t lầ n nữa Liên hơ ̣p quố c la ̣i khẳ ng đinh ̣ chố ng đói nghèo đươ ̣c là mô ̣t trong những nô ̣i dung quan tro ̣ng, ưu tiên hàng đầ u trong các mu ̣c tiêu phát triể n của thế giới của thế kỷ XXI. Trên thực tế không có một khái niệm duy nhất về nghèo, mà nghèo là một khái niệm có tính chất lịch sử vì nó thay đổi theo điều kiện kinh tế - xã hội theo từng thời kì và trong từng điều kiện cụ thể. Tình trạng nghèo luôn biến đổi và là tình trạng thiếu thốn trên nhiều phương diện. Khái niệm nghèo hiện nay không còn được tranh cãi nhiều và hầu như đã đi đến thống nhất, chỉ có sự khác nhau về phương pháp đo lường và đánh giá chuẩn nghèo giữa các tổ chức quốc tế, của Chính phủ Việt Nam... Tuy có nhiề u qua n niê ̣m khác nhau nhưng có thể khái quát quan niê ̣m đói nghèo trên những khía cạnh theo Tuyên b ố của Liên hợp quốc (UN), 6/2008 là: “Về cơ bản, nghèo là sự phủ nhận quyền lựa chọn và cơ hội, là sự vi phạm nhân phẩm con người. Nghèo là thiếu năng lực tối thiểu để tham gia hiệu quả vào các hoạt động xã hội. Nghèo có nghĩa là không đủ ăn, đủ mặc, không được đi học, không được đi khám, không có đất đai để trồng trọt hoặc không có nghề nghiệp để nuôi sống bản thân, không được tiếp cận tín dụng. Nghèo có nghĩa là sự không an toàn, không có quyền và bị loại trừ của các cá nhân, hộ gia đình và cộng đồng. Nghèo có nghĩa là dễ bị bạo hành, phải sống ngoài lề xã hội hoặc trong các điều kiện rủi ro, không được tiếp cận nước sạch và công trình vệ sinh an toàn” [31,5]. Tóm lại, đói nghèo là mô ̣t trong những vấ n đề kinh tế - xã hội mang tính toàn cầ u và đang là thách thức đố i với nhân loa ̣i trong những năm gầ n đây . Giải quyết vấ n đề này ngoài viê ̣c sử du ̣ng các chin ́ h sách hỗ tr ợ còn phải tính đến việc sử dụng 13 các phương pháp khoa học kết hợp với nhau tạo nên tính đồng bộ chung . Đói nghèo có mặt ở hầu hết các quốc gia trên thế giới không loại trừ nước phát triển hay không phát triển. Do đó, đói nghèo là vấ n đề có tin ́ h quố c gia và toàn cầ u . 1.1.2. Chuẩ n nghèo – hộ nghèo 1.1.2.1. Theo thế giới Theo Ngân hàng Thế giới, biện pháp áp dụng thông dụng nhất để đo lường đói nghèo là dựa trên mức thu nhập hoặc mức chi tiêu. Một người được coi là nghèo, nếu mức độ chi tiêu hoặc thu nhập của anh ta xuống dưới mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng cho các nhu cầu căn bản. Mức tối thiếu này được gọi là “ngưỡng đói nghèo”, các yếu tố đáp ứng nhu cầu căn bản thay đổi theo thời gian và xã hội. Do đó, ngưỡng đói nghèo khác nhau theo thời gian và địa điểm ở mỗi quốc gia sử dụng các ngưỡng thích hợp với mức độ phát triển, chuẩn mực và giá trị xã hội của mình. Tuy nhiên, hiện nay các nước trên thế giới đã thực hiện đánh giá hộ nghèo theo chỉ số nghèo đa chiều toàn cầu (MPI), chỉ số toàn cầu MPI được xây dựng dựa trên phương pháp Alkire và Foster, thước đo MPI toàn cầu bao gồm ba chiều (y tế, giáo dục, mức sống) và mười hai chỉ số (hai về yế, hai về giáo dục và sáu về mức sống) [31,6]. 1.1.2.2. Chuẩ n nghèo ta ̣i Viêṭ Nam: - Chuẩn nghèo quốc gia : trong quá trình nghiên cứu đói nghèo và thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam, Ngân hàng thế giới (WB) đã đưa ra hai mức chuẩn nghèo đối với Việt Nam: Thứ nhất, là số tiền cần thiết để mua một số lương thực, thực phẩm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng với lượng 2.100 calo/người/ngày, gọi là chuẩn nghèo về lương thực, thực phẩm; Thứ hai, là số tiền cần thiết bao gồm cả chi tiêu cho lương thực, thực phẩm và chi tiêu cho các nhu cầu cần thiết khác, gọi là chuẩn nghèo chung. Tại Việt Nam hiện nay đang sử dụng một loạt các chỉ tiêu đánh giá về nghèo đói và phát triển xã hội: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dùng phương pháp 14 dựa trên thu nhập của hộ gia đình tùy theo từng thời gian. Các hộ được xếp vào diện nghèo, nếu thu nhập đầu người của họ ở dưới mức chuẩn được xác định. Mức này khác nhau giữa thành thị, nông thôn và miền núi. Tỷ lệ nghèo được xác định bằng tỷ lệ giữa dân số có thu nhập dưới ngưỡng nghèo so với tổng dân số trong cùng một thời điểm. Năm 1997, chuẩn nghèo đói thuộc phạm vi của chương trình quốc gia để áp dụng cho thời kỳ từ năm 1996 - 2000 như sau: Hộ đói là hộ có thu nhập dưới 13 kg gạo/người/tháng (tương đương 45.000 đồng cho tất cả các vùng); Hộ nghèo là hộ có thu nhập tùy theo từng vùng ở các mức tương ứng. Trước những thành tích của công cuộc xóa đói giảm nghèo, cũng như tốc độ tăng trưởng kinh tế và mức sống. Cuối năm 2000 mức sống của dân cư tăng lên 1,5 lần, thu nhập GDP đầu người tăng lên 1,47 lần so với năm 1996, chuẩn hộ nghèo đã được điều chỉnh cho phù hợp với chuẩn quốc tế. Theo chuẩn mực phân loại hộ nghèo do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tại văn bản số 1143 ngày 01/11/2000 đã công bố mức chuẩn nghèo mới áp dụng cho thời kỳ 2001- 2005, thì hộ nghèo là hộ có thu nhập bình quân đầu người hàng tháng như sau: 80.000 đồng/người/tháng ở các vùng hải đảo và vùng miền núi nông thôn; 100.000 đồng/người/tháng ở các vùng đồng bằng nông thôn; 150.000 đồng/người/tháng ở khu vực thành thị; Xã nghèo là xã có tỷ lệ hộ đói nghèo chiếm từ 25% trở lên, thiếu 3 trong số các công trình cơ sở hạ tầng thiết yếu (đường giao thông, điện thắp sáng, trường học, trạm y tế, nước sạch sinh hoạt, chợ). Vùng nghèo có thể là một số xã liền kề (hoặc một vùng dân cư) nằm ở vị trí khó khăn, hiểm trở, giao thông không thuận lợi. Các cơ sở hạ tầng còn thiếu thốn, không có điều kiện phát triển sản xuất và đảm bảo đời sống, là vùng có tỷ lệ hộ nghèo, xã nghèo cao. Theo tiêu chí đánh giá này, thì thời điểm đầu năm 2001 cả nước có khoảng 2,7 triệu hộ nghèo, tỷ lệ 17,3%. Đến năm 2005, theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 15 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo. Chính phủ Việt Nam đã điều chỉnh mức chuẩn nghèo giai đoạn 2006-2010 ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 300.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có mức thu nhập bình quân từ 390.000 đồng/người/tháng trở xuống là hộ nghèo. Hiện nay, Chính phủ Việt Nam ban hành chuẩn hộ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 - 2015 , bắt đầu từ ngày 01/01/2011, hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống. Hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống. - Chuẩn nghèo của Thành phố Hồ Chí Minh: 3 giai đoạn Trước đây, Thành phố Hồ Chí Minh xác định mức chuẩn nghèo là 3 triệu đồng. Từ năm 2004 đến năm 2010, Thành phố điều chỉnh mức chuẩn nghèo theo thu nhập bình quân đầu người là 6.000.000 đồng/người/năm, chia làm 2 giai đoạn: Từ năm 2009 đến năm 2025, Thành phố Hồ Chí Minh điều chỉnh tương đương với mức chuẩn nghèo do Ngân hàng thế giới xác định (2 USD/người/ngày), với chuẩn nghèo mới này thu nhập 500.000 đồng/người/tháng vẫn thuộc diện đói nghèo. Theo chuẩn nghèo mới này, hộ nghèo là những hộ có mức thu nhập bình quân từ 12 triệu đồng/người/năm trở xuống, không phân biệt nội thành hay ngoại thành. Tuy nhiên cuối năm 2013 đầu năm 2014, Thành phố Hồ Chí Minh đã nâng chuẩn nghèo của hộ lên, theo đó: Hộ có thu nhập dưới 16 triệu đồng/người/năm là nghèo; hộ có thu nhập từ 16 triệu đồng/người/năm đến 21 triệu đồng/người/năm là hộ cận nghèo và qua cột mốc 21 triệu đồng/người/năm là thoát nghèo. Ngoài ra, Thành phố Hồ Chí Minh đang tiến hành thực hiện và đưa vào đánh giá về nghèo đa chiều trên địa bàn, ngoài thu nhập thì hộ nghèo còn được đo lường theo tiêu chí: giáo dục và đào tạo; y tế; điều kiện sống; tiếp cận thông tin; bảo hiểm và trợ giúp xã hội. 16 1.1.3. Vai trò của việc xóa đói, giảm nghèo − Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt, mà còn là nhiệm vụ lâu dài; Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo, lâu dài là kéo giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. − Xóa đói giảm nghèo góp phần thực hiện công bằng xã hội thể hiện trên các mặt:  Mở rộng cơ hội lựa chọn cho cá nhân và nhóm người nghèo, nâng cao năng lực cá nhân để thực hiện có hiệu quả sự lựa chọn của mình trong tạo việc làm, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.  Tạo cơ hội cho sự phát triển đồng đều giữa các vùng, giảm khoảng cách và sự chênh lệch quá đáng về mức sống giữa nông thôn và thành thị, các nhóm dân cư. Xóa đói giảm nghèo tham gia vào điều chỉnh cơ cấu đầu tư hợp lý hơn, từng bước thực hiện sự phân phối công bằng cả trong khâu phân phối tư liệu sản xuất lẫn ở khâu phân phối kết quả sản xuất cho mỗi người, nhất là nhóm người nghèo.  Hỗ trợ tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận dịch vụ xã hội, nhất là những dịch vụ xã hội cơ bản.  Xóa đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động, mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động vươn lên thoát nghèo.  Xóa đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng có nhiều khó khăn; mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”.  Xóa đói giảm nghèo là một trong những chính sách xã hội hướng phát triển con người, nhất là đối với nhóm người nghèo, tạo cơ hội cho họ tham gia vào quá trình phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. Đói nghèo và lạc hậu bao giờ cũng đi đôi với gia tăng dân số, suy giảm thể lực, trí lực… Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một yêu cầu cấp thiết để phát triển một xã hội bền vững. 17 − Do vậy, các chính sách ban hành để thực thi chương trình xóa đói giảm nghèo giữ vai trò quan trọng, góp phần tích cực hoàn thành mục tiêu tăng trưởng nhanh và bền vững của nền kinh tế trên diện rộng với chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi để người nghèo và cộng đồng nghèo tiếp cận được các cơ hội sản xuất kinh doanh và hưởng thụ được từ thành quả tăng trưởng, tạo điều kiện thu hẹp dần khoảng cách chênh lệch giữa các vùng trong cả nước. 1.2. Các quan điểm về xóa đói, giảm nghèo 1.2.1. Quan điểm của các nhà kinh tế Cho đến hôm nay, đói nghèo vẫn là nỗi ám ảnh thường trực đối với cả loài người. Thế giới đã chứng kiến những thảm họa của chiến tranh, thảm họa của thiên tai, dịch bệnh với bao nỗi kinh hoàng. Thế nhưng hậu quả do những nạn đói gây ra cũng vô cùng khủng khiếp. Sự nghèo đói thì ai cũng thấy và không nước nào thiếu những chương trình hoặc những chính sách để thực hiện việc xóa đói giảm nghèo. Có rất nhiều các tổ chức của Liên Hợp Quốc và của cộng đồng quốc tế thực hiện sứ mệnh vẻ vang này trên phạm vi hành tinh. Người ta đã tổ chức những chiến dịch lớn với hàng vạn tấn lương thực, hàng triệu USD để cứu giúp những người hoạn nạn ở các nước châu Phi, châu Á hoặc như ở Haiti, Nepal vừa qua. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới cho thấy là không phải cứ phát triển kinh tế thì tự khắc sẽ xóa bỏ được nạn nghèo đói – thậm chí có những nước sau khi tăng trưởng còn tăng thêm tỷ lệ người nghèo. Ngược lại, vẫn có những nước tuy không đạt mức tăng trưởng kinh tế cao, nhưng lại cải thiện tốt các điều kiện sống cho dân nghèo. Nhiều nhà nghiên cứu và nhà lập chính sách cho rằng cần phải coi tình trạng nghèo đói ở các nước đang phát triển là một vấn đề kinh tế, thậm chí là một vấn đề kinh tế quốc gia, điều này là đúng nhưng chưa đủ. Quan điểm đó đúng, là vì người ta không thể quan niệm việc xóa đói giảm nghèo trong dân cư với phạm trù "từ thiện" hay "cứu trợ", mặc dù chuyện này vẫn cấp thiết trong những trường hợp nhất định trong xã hội. Quan niệm theo nhãn giới kinh tế trên đây là chưa đủ, vì tình 18 trạng nghèo đói và việc giải quyết nó còn cần được nhìn nhận dưới những góc độ xã hội. Còn theo Michael Todaro thì đặc trưng của người nghèo là mức sống thấp và có liên quan đến thu nhập của họ. Ông cho rằng mức sống thấp là kết quả của nghèo đói và cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu ăn thiếu mặc, không thể thoát khỏi nó. Do đó, cần phải giải quyết cái lòng luẩn quẩn này để giúp cho người nghèo được thoát nghèo. Đối với nhà kinh tế học người Nhật Harry T. Oshima thì việc giải quyết đói nghèo cho những người nghèo là giúp cho họ có vốn sản xuất, giúp họ tiếp cận được nguồn vốn. Chính vì thế mà Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến những người nghèo về hỗ trợ các nguồn tín dụng để giúp họ tránh được sự nhàn rỗi sau mùa thu hoạch, tận dụng được thời gian nhàn rỗi làm thêm công việc để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình. 1.2.2. Quan điể m của Chủ tich ̣ Hồ Chí Minh. Sau khi giành được độc lập, đất nước rơi vào khó khăn, nạn đói xuất hiện, trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Bây giờ đây, nước mình có hai việc rất quan hệ phải làm và phải tuyên truyền cổ động cho nhiều người làm: phải kháng chiến và phải cứu đói”. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh thì đói nghèo là một trong những loại giặc mà Đảng và Chính phủ cần phải diệt đầu tiên, nó nguy hiểm hơn cả giặc ngoại xâm, nếu không diệt nó thì đất nước cũng lâm nguy, mất nước sẽ xảy ra. Trong Lời kêu gọi thi đua ái quốc (ngày 11/6/1948), Người chỉ rõ mục đích của thi đua là nhằm: “Diệt giặc đói khổ, diệt giặc dốt nát, diệt giặc ngoại xâm”. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói: “Chúng ta tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét, thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi mà dân được ăn no, mặc đủ” [9, 176]. Nói một cách đơn giản và dễ hiểu thì đó là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là người lao động. Theo Người thì Chính phủ phải đảm bảo cho dân được ăn no, mặc ấm, có nhà ở, có thuốc chữa bệnh khi ốm đau. Theo Người dân sinh là cái ăn, cái mặc, cái ở, cả ba đều quan trọng như nhau. 19 Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì độc lập về chính trị chỉ có thể được củng cố vững chắc trên cơ sở một nền kinh tế độc lập tự chủ, đáp ứng được các nhu cầu bên trong và đủ sức giao lưu với bên ngoài nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống nhân dân. Trong Di chúc, Người cũng đã chỉ rõ: “Nhân dân lao động ta ở miền xuôi cũng như ở miền núi, đã bao đời chịu đựng gian khổ bị chế độ phong kiến và thực dân áp bức bóc lột, lại kinh qua nhiều năm chiến tranh. Tuy vậy, nhân dân ta rất anh hùng, dũng cảm, hăng hái, cần cù. Từ ngày có Đảng, nhân dân ta luôn luôn đi theo Đảng, rất trung thành với Đảng. Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế văn hóa, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân” [8, 54]. Cũng theo Người, một đất nước chưa thoát khỏi nghèo đói thì chưa thể độc lập, tự do, một đất nước mà dân còn bữa đói, bữa no thì xã hội chưa yên. Như vậy, theo Người đất nước có giữ vững được độc lập, tự do hay không? Có phát triển được hay không là do nền kinh tế cả, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận ra vấn đề căn cơ của đất nước ta là phải thoát ra khỏi nghèo nàn, lạc hậu để có thể chống lại kẻ thù bao vây bên ngoài. Vì vậy, xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp bách đối với tất cả các quốc gia, trong đó có cả nước ta, khi đặt mục tiêu phát triển bền vững. 1.2.3. Quan điể m của Đảng và Nhà nước. Thực hiện theo di huấn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước luôn có những chính sách phù hợp với từng thời điểm để cố gắng không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Việt Nam. Qua các kỳ đại hội, Đảng đã đề ra nhiều chính sách, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội phù hợp với từng giai đoạn, thời kỳ phát triển nhằm từng bước kéo gần hơn khoảng cách giàu nghèo giữa nước ta và các nước khác trên thế giới. Trên cơ sở chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước ban hành nhiều chính sách để thực hiện từng bước về xóa đói, giảm nghèo, xem đây là một chính sách kinh tế - xã hội liên quan đến chính trị, xã hội, giáo dục…nhằm thay đổi căn nguyên gây ra tình trạng đói nghèo. Với phương châm “Cho cần câu hơn cho xâu cá”, ngay 20 từ những năm đầu của công cuộc đổi mới đất nước nhiều chương trình, công tác xóa đói, giảm nghèo đả được xúc tiến và đẩy mạnh. Năm 1992, tại Hội nghị Trung ương Đảng lần 5 khóa VII đã đề ra chủ trương về xóa đói, giảm nghèo và sau đó được cụ thể hóa thành kế hoạch, chương trình. Sau đó, tại Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII, trong Văn kiện Đảng có đề ra phương hướng “…Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đối với xóa đói giảm nghèo…có chính sách ưu đãi hợp lý về tín dụng, về thuế, đào tạo nghề nghiệp để tạo điều kiện cho người nghèo có thể tự vươn lên làm đủ sống…Động viên những người giàu góp sức cùng Nhà nước giúp đỡ người nghèo theo hướng tương trợ về vốn, công cụ, vật tư, truyền bá kinh nghiệm, chỉ dẫn cách thức làm ăn.” [4, 306]. Tiếp tục phát huy những thành quả đạt được trong những năm trước, trong Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII (tháng 6/1996), tại phần định hướng pháp triển các lĩnh vực chủ yếu, Đảng đã “ Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với tích cực xóa đói giảm nghèo” [4, 358], “…Xây dựng và phát triển quỹ xóa đói giảm nghèo bằng nhiều nguồn vốn trong và ngoài nước; quản lý chặt chẽ, đầu tư đúng đối tượng và có hiệu quả”[4, 359]. Đồng thời, Đảng cũng xác định “Mở rộng các quỹ tín dụng cho các hộ nghèo vay cốn sản xuất, với lãi suất ưu đãi. Các hộ nghèo được ủy ban nhân dân xã, phường chứng nhận được vay vốn không phải thế chấp. Thông qua ngân hàng phục vụ người nghèo và các quỹ hỗ trợ của các tổ chức đoàn thể bảo đảm 90 – 95% số hộ nghèo được vay vốn sản xuất, …Nguồn vốn để thực hiện mục tiêu này bao gồm vốn tự có của ngân hàng, vốn của các chương trình, vốn hỗ trợ của ngân sách nhà nước…” [4, 427]. Qua đó, các chính sách hỗ trợ cho người nghèo được quan tâm hơn, các nguồn vốn tín dụng được đưa đến cho hộ nghèo với lãi suất thấp, học sinh thuộc hộ nghèo được miễn giảm học phí…Và cũng để thực hiện được mục tiêu giảm tỷ lệ đói nghèo của cả nước còn 10% vào năm 2000, tháng 7/1998, Chính phủ đã chính thức phê duyệt chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo giai đoạn 1998-2000, còn gọi là Chương trình 133. Cùng với đó là Chương trình 135 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hỗ trợ cho 1.715 xã nghèo, đặc biệt là các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa là là những chương trình như: Chương trình
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan