Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh thừa thiên huế

.PDF
208
114
99

Mô tả:

ĐẠI HỌC HUẾ tH u TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ cK in h TRẦN VIẾT NGUYÊN NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ ih CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Tr ng TỈNH THỪA THIÊN HUẾ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HUẾ - 2015 a ĐẠI HỌC HUẾ tH u TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TRẦN VIẾT NGUYÊN in h NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ cK CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ih TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Mã ngành: 62.62.01.15 Tr ng Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học 1: PGS. TS. Nguyễn Văn Toàn Người hướng dẫn khoa học 2: PGS. TS. Mai Văn Xuân HUẾ - 2015 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin trích dẫn trong luận án đều tH u đã được chỉ rõ nguồn gốc. Tr ng ih cK in h Tác giả luận án i Trần Viết Nguyên LỜI CẢM ƠN Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân. Tôi xin chân thành cám ơn. tH u Trước hết, tôi xin chân thành cám ơn Lãnh đạo UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tỉnh uỷ Thừa Thiên Huế đã quan tâm cho phép, bố trí, tạo điều kiện cho tôi tham gia nghiên cứu và thực hiện luận án. h Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến PGS. TS Nguyễn Văn Toàn và PGS. TS Mai Văn in Xuân là những người đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện hoàn thành luận án. cK Tôi xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo, Khoa Kinh tế và Phát triển, Phòng Quản lý khoa học công nghệ - Hợp tác quốc tế và Đào tạo sau đại học và các nhà khoa học ih kinh tế của Trường Đại học Kinh tế Huế, Ban Đào tạo sau đại học thuộc Đại học Huế, Tạp chí khoa học Đại học Huế đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án này. ng Tôi xin chân thành cám ơn Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Vùng Trung bộ, Viện Kinh tế Việt Nam, Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu Tr tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư Thừa Thiên Huế, Sở Tài chính Thừa Thiên Huế, Cục Thống kê Thừa Thiên Huế, UBND, Chi cục Thống kê, Ban Đầu tư và Xây dựng các huyện, thị xã, thành phố Huế, các tác giả đã có những nghiên cứu làm cơ sở, tiền đề, cung cấp cơ sở dữ liệu tham khảo cho luận án này. Tôi xin chân thành cám ơn gia đình, những người thân, bạn bè và đồng nghiệp, các anh, chị nghiên cứu sinh kinh tế Đại học Huế đã chia sẽ cùng tôi những khó khăn, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi nghiên cứu và hoàn thành luận án này Tác giả luận án Trần Viết Nguyên ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ngân hàng Phát triển châu Á ASEAN Hiệp hội các nước Đông Nam Á CAP Chính sách chung CPI Chỉ số giá tiêu dùng tH u ADB CN, DV, NN, NL, TS: Công nghiệp, dịch vụ, nông nghiệp, nông lâm nghiệp, thuỷ sản Doanh nghiệp ĐT Đầu tư EEC Khối cộng đồng chung châu Âu ESI Chỉ số bền vững môi trường FAO Tổ chức Nông Lương thế giới FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài GDP Tổng sản phẩm trong nước/Tổng sản phẩm trong tỉnh GDPr Tỷ lệ tăng trưởng GDP HĐND Hội đồng nhân dân HDI Chỉ số phát triển con người in cK ih ng HTX h DN Hợp tác xã Tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng K, Kr Vốn đầu tư phát triển, tỷ lệ tăng trưởng vốn đầu tư phát triển L, Lr Số lượng lao động, tỷ lệ tăng trưởng lao động NGO Hỗ trợ phi chính phủ NICs Các nước công nghiệp mới NSLĐ Năng suất lao động NSNN Ngân sách nhà nước ODA Quỹ hỗ trợ phát triển chính thức OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế PT Phát triển PTNN Phát triển nông nghiệp Tr ICOR iii Tổng năng suất các nhân tố TPCP Trái phiếu chính phủ TT-Huế Thừa Thiên Huế UBND Uỷ ban nhân dân UICN Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên quốc tế USD Đô la Mỹ VAT Thuế giá trị gia tăng VEAM Tổng công ty Động lực và Máy nông nghiệp WCED Uỷ ban Môi trường và Phát triển thế giới WTO Tổ chức Thương mại thế giới Tr ng ih cK in h tH u TFP iv MỤC LỤC 1 1 Tính cấp thiết đề tài…...…………………………………………………. 1 2 Tình hình nghiên cứu…...………………………………………………... 3 2 Mục tiêu nghiên cứu…...………………………………………………… 10 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………..………………... 11 4 Ý nghĩa và đóng góp mới của luận án ........................…………………... 11 tH u MỞ ĐẦU……………………………………………………………………….. Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ 13 1.1. Các khái niệm liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 13 1.1.1. Khái niệm về nông nghiệp …………..….……...…………..….… 13 1.1.2. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ………………..….…….. 14 1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp……...... 20 1.2.1. Khái niệm hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp …….. 20 1.2.2. Hệ thống chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 21 1.2.3. Nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 25 ng ih cK in h CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ………………………………………… 29 1.3.1. Kinh nghiệm chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp... 29 1.3.2. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư phát triển nông nghiệp thế giới 35 Tr 1.3. Cơ sở thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ……. 1.3.3. Thực tiễn về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Việt Nam……………………………………………………….... 36 Kết luận chương 1………………………………………………………………. 44 Chương 2. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 46 2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế và xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế……………... 46 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên…...…………………………........................... 46 2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên…...………………………….................... 47 2.1.3. Kinh tế - xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế………………………........ 48 2.2. Tình hình nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế …………………………… 51 v 51 2.2.2. Lao động nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế……………………. 53 2.2.3. Khoa học công nghệ trong nông nghiệp…………….…................ 54 2.2.4. Chính sách vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế......... 55 2.2.5. Định hướng, quy hoạch phát triển nông nghiệp TT- Huế.............. 59 2.2.6. Một số chủ thể quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp..... 61 2.3. Phương pháp nghiên cứu …...…………………………………….……... 63 2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin ………………………………… 63 2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin, đánh giá và dự báo……………….. 64 h tH u 2.2.1. GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế…...…………………………. in 2.4. Khung phân tích hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp………. Kết luận chương 2…...………………………………………………………….. 71 72 cK Chương 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN 74 3.1. Kết quả huy động và sử dụng vốn đầu tư cho nông nghiệp TT- Huế......... 74 ih NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ …………………………………. 74 3.1.2. Nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế................ 75 3.1.3. Sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT- Huế …......... 77 3.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…….... 82 3.2.1. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chung toàn tỉnh.. 82 Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế… 82 Kết quả vốn đầu tư cho nông nghiệp với phát triển xã hội............ 86 Kết quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với môi trường.... 89 Tr ng 3.1.1. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế........ 3.2.2. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái ……..………………………………………...... 91 3.2.3. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển một số dự án, chương trình.... 93 3.2.4. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển doanh nghiệp nông nghiệp..... 96 3.2.5. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo nguồn vốn 98 3.3. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế………...………………………………….... vi 100 3.4. Lựa chọn chiến lược nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo ma trận SWOT …........………………….... 103 Kết luận chương 3………………………………………………………………. 106 Chương 4. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ VỐN ĐẦU TƯ CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ………………………… 110 tH u 4.1. Định hướng phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………..... 110 4.2. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………………………………... 115 4.3. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông h nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….…………….……... 124 in 4.3.1. Quan điểm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông cK nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………... 124 4.3.2. Mục tiêu nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế…………………………………………………... 127 ih 4.4. Các giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp 128 4.4.1. Tập trung nguồn lực phát triển kinh tế nông nghiệp TT-Huế….... 128 ng Thừa Thiên Huế….….…………………………………………………… 4.4.2. Giải pháp huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông Tr nghiệp Thừa Thiên Huế….…………….…………….………….. 134 4.4.3. Giải pháp quản lý vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 139 Kết luận chương 4………………………………………………………………. 145 KẾT LUẬN ……………………………...…………………………………….. 146 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ………….. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………... 150 PHỤ LỤC ……………………………………………………………………… 158 vii DANH MỤC BẢNG ICOR các lĩnh vực kinh tế Việt Nam 1996-2013……………….......... 40 Bảng 1.2. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP Việt Nam 2001-2013…. 41 Bảng 2.1. Tăng trưởng GDP bình quân hàng năm TT-Huế 1991-2013…............ 51 Bảng 2.2. Lao động nông nghiệp Thừa Thiên Huế thời kỳ 2000-2013................. 53 Bảng 2.3. Phương pháp tiếp cận theo mục tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát tH u Bảng 1.1. 69 Bảng 3.1. Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển TT-Huế 1991-2013........... 74 Bảng 3.2. Tốc độ tăng trưởng vốn bình quân hàng năm bình quân hàng năm h triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế………………………….….…...... Bảng 3.3. in tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013............................................... Giá trị, cơ cấu nguồn vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa cK Thiên Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…............. Bảng 3.4. 75 76 Giá trị và cơ cấu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp huyện, thị, ih thành phố Huế thời kỳ 2001-2013………………………….….…....... 79 Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển so với GDP thời kỳ 1991-2013….….. 82 Bảng 3.6. ICOR tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 1991-2013..............…………...... 83 Bảng 3.7. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng GDP bình quân hàng năm ng Bảng 3.5. Thừa Thiên Huế thời kỳ 2001-2013... ..............………………............ Năng suất lao động và việc làm tăng thêm do vốn đầu tư cho phát Tr Bảng 3.8. triển nông nghiệp giai đoạn 2000-2013…..……………………...…... Bảng 3.9. 84 86 Vốn đầu tư cho phát triển thuỷ lợi và năng lực tưới, tiêu, ngăn mặn, diện tích trồng rừng mới giai đoạn 2000-2010…..………….…........... 90 Bảng 3.10. Tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so giá trị sản lượng và ICOR nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái 2001-2013....... 91 Bảng 3.11. Đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp vào tăng trưởng giá trị sản lượng nông nghiệp theo địa phương và vùng sinh thái TT- Huế 92 Bảng 3.12. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn và vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp nông nghiệp TT-Huế giai đoạn 2005-2013…..………………….................. Bảng 3.13. Đóng góp các nhân tố vào tăng trưởng doanh nghiệp nông nghiệp viii 96 TT- Huế giai đoạn 2006-2013 ..……………..………………….......... Bảng 4.1. Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp TT-Huế 2014-2030 theo xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp..... Bảng 4.2. 97 117 Kết quả thực hiện Quy hoạch về tăng trưởng GDP và vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa Thiên Huế ……...………….………....... 118 Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2030 tH u Bảng 4.3. theo yêu cầu của Quy hoạch về tăng trưởng GDP ………………….... 119 Bảng 4.4. Tỷ trọng GDP nông nghiệp Thừa Thiên Huế theo quy hoạch đến năm 2020 và kết quả thực hiện đến năm 2014……………………….......... Nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo xu hướng tăng h Bảng 4.5. in trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013……………..….…..... 121 Thiên Huế thời kỳ 2014-2030………………………………………... 122 Các kịch bản nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Thừa cK Bảng 4.6. 119 ih DANH MỤC HÌNH Tỷ lệ vốn ĐTPT/GDP của nông nghiệp Việt Nam 1995-2013…....... 39 Hình 2.1. Bản đồ quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng ven biển và đầm phá....... 46 Hình 2.2. Cơ cấu lao động và tỷ lệ lao động qua đào tạo TT- Huế ………........ 49 Giá trị và cơ cấu GDP Thừa Thiên Huế 1991-2013...................... ..... 51 Giá trị và cơ cấu GDP nông nghiệp TT-Huế 1991-2013……............ 52 Hình 2.3. Tr Hình 2.4. ng Hình 1.1. Hình 4.1. Xu hướng tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thời kỳ 1991-2013………………………………………..…..................... 117 Hình 4.2. Xu hướng tăng trưởng GDP nông nghiệp 1991-2013…………......... 120 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1. Các ngành trong lĩnh vực nông nghiệp……...................................... 13 Sơ đồ 1.2. Các loại vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp………………….... 17 Sơ đồ 1.3. Vai trò vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp…………………...... 19 Sơ đồ 1.4. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp Việt Nam.. .... 32 Sơ đồ 1.5. Chu trình chính sách vốn đầu tư phát triển nông nghiệp cấp tỉnh..... .... 34 Sơ đồ 2.2. Khung phân tích hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp TT-Huế. .... 71 ix MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết đề tài Tình trạng đói nghèo, thiếu lương thực, thực phẩm, ô nhiễm, huỷ hoại môi trường và những tác động biến đổi khí hậu đang hiện hữu hàng ngày trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Phi, các nước kém phát triển hoặc các nước chịu tác tH u động trực tiếp, nặng nề của thiên tai, bao gồm Việt Nam. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, cung cấp sản phẩm thiết yếu cho xã hội, đảm bảo an ninh h lương thực, bảo vệ, gìn giữ môi trường, thích nghi với biến đổi khí hậu. in Tuy nhiên, một số quốc gia, lãnh thổ chưa quan tâm đúng mức việc huy động và sử dụng một cách hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp dẫn đến những cK hậu quả xấu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ, gìn giữ môi trường. Nhiều quốc gia trên thế giới như Indonesia, Philipin, các nước ở châu Phi…đã phải rất khó khăn do thiếu lương thực, thực phẩm. ih Việt Nam đã tập trung đầu tư cho phát triển nông nghiệp những năm gần đây với nhiều chính sách đầu tư cho phát triển nông nghiệp, nhờ vậy, từ một quốc gia thiếu ng lương thực, đã trở thành quốc gia xuất khẩu lớn các mặt hàng nông sản đặc biệt là gạo và hải sản, tỷ lệ che phủ rừng tăng nhanh, công tác bảo vệ, gìn giữ môi trường ngày Tr càng được chú trọng hơn, có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều tồn tại như cơ cấu nông nghiệp chưa hợp lý, hạ tầng phát triển nông nghiệp, nguồn nhân lực, khoa học công nghệ trong nông nghiệp còn yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu thời đại. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ngày càng tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu, đặt ra nhiệm vụ lớn là cần phải tăng cường huy động và sử dụng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hiệu quả. Hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, được nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ quan tâm thực hiện, do vậy, từ thập niên 1950s đến nay có nhiều tác giả nghiên cứu, các nghiên cứu trực tiếp có nhiều tác giả nghiên cứu từ năm 1990 đến nay nhưng chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Tại Việt Nam, nghiên cứu muộn hơn và chỉ dừng lại ở từng chỉ tiêu hiệu quả, chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên sâu và toàn diện, do vậy việc nghiên 1 cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Ở tỉnh Thừa Thiên Huế, lĩnh vực nông nghiệp đang giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, chiếm giữ nhiều nguồn lực trọng yếu (đến cuối năm 2013) như: 77,9% diện tích đất, 32,8% lao động và 11,3% GDP của tỉnh, là lĩnh tH u vực giữ vai trò quan trọng nhất trong cung cấp sản phẩm thiết yếu phục vụ cuộc sống người dân (năm 2013 cung cấp: 300.000 tấn lúa, 306.000 tấn lương thực có hạt, 9,5 tấn lạc, 455 tấn cà phê, 25.000 con trâu, 22.000 con bò, 255.000 con lợn, 2,3 triệu con gia cầm, 47.700 tấn thuỷ sản,…), bảo vệ gìn giữ môi trường, đa dạng sinh học, phòng h chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu. in Hệ thống tài nguyên rừng, biển (bờ biển dài 128 km), đầm phá (đầm phá Tam Giang – Cầu Hai rộng khoảng 22 ngàn ha, lớn nhất khu vực Đông Nam Á), sông (sông cK Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,…), hồ, đồng bằng trải khắp trên địa bàn tỉnh cho phép phát triển một nền nông nghiệp phong phú, đa dạng và toàn diện, nhưng lại chịu ảnh ih hưởng trực tiếp và nặng nề bởi thiên tai, gây nhiều tổn thất, bất ổn cho cuộc sống người dân trên địa bàn, nhất là người dân khu vực nông thôn (chiếm 51,64% dân số toàn tỉnh cuối năm 2013), hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. ng Tốc độ tăng trưởng kinh tế nông nghiệp đạt thấp (tăng trưởng GDP nông nghiệp giai đoạn 1991-2013 đạt 2,3% trong khi tăng trưởng GDP chung là 9,2%) và Tr giảm mạnh trong giai đoạn 2006-2013 (chỉ còn 1,6%), cơ cấu ngành nghề, trình độ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp còn nhiều yếu kém, lao động lĩnh vực nông nghiệp qua đào tạo nghề đến cuối năm 2010 chỉ 24,5% (công nghiệp là 57,1%, dịch vụ là 58,4%). Việc khơi thông các nguồn lực cho phát triển nông nghiệp, phòng, tránh thiên tai, thích nghi với biến đổi khí hậu của tỉnh Thừa Thiên Huế là những vấn đề có tính sống còn cho sự tồn tại và phát triển. Vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguồn lực cơ bản (chiếm 35,45% GDP nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 1991-2013) cho phát triển kinh tế xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường tỉnh Thừa Thiên Huế. Việc đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nhằm có giải pháp nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội Thừa Thiên Huế là vấn đề vô cùng cấp thiết, nhưng chưa có tác giả nào 2 nghiên cứu chuyên sâu và toàn diện, do vậy tác giả chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế” làm luận án tiến sĩ. 2. Tình hình nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Dựa trên quan điểm phát triển nông nghiệp bền vững, tức là phát triển nông nghiệp bền vững về mặt kinh tế, xã hội và gìn giữ, bảo vệ môi trường trong nông tH u nghiệp. Do vậy, tiếp cận các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của các tác giả nghiên cứu theo ba mặt là hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về kinh tế, về xã hội và môi trường. a) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên thế giới h - Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế in Có nhiều nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu đánh giá, chưa nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện, về mặt kinh tế cK các các chỉ tiêu chủ yếu là tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng), chỉ số ICOR (tỷ lệ gia tăng vốn và sản lượng) trong ih nông nghiệp và đóng góp vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp thông qua mô hình số dư Solow trong nông nghiệp. Hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp thông qua chỉ tiêu Tỷ lệ vốn đầu tư cho ng phát triển nông nghiệp trên GDP nông nghiệp được Ngân hàng Thế giới (WB)[106], Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nghiên cứu và sử dụng là một trong những chỉ tiêu chủ yếu Tr trong bộ chỉ tiêu kinh tế của các quốc gia trên thế giới, do vậy đã tính toán cập nhật dữ liệu hàng năm các nước trên thế giới từ năm 1961 đến nay và dự báo những năm đến, phương pháp tính toán chỉ tiêu này là bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho GDP nông nghiệp hàng năm hoặc từng giai đoạn nhiều năm của các quốc gia. Chỉ tiêu này là tiền đề để tính toán ICOR nông nghiệp, do vậy nhiều tác giả ([62], [64], [65] [68], [74], [106],…) đã tính chỉ tiêu này cho lĩnh vực nông nghiệp làm cơ sở tính toán ICOR nông nghiệp của các quốc gia, các lãnh thổ, địa phương. Dựa trên tư tưởng của Keynes, Sir Roy Harrod và Evsey Domar độc lập nghiên cứu hình thành hệ số ICOR, là một chỉ số hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, tuy không giải đáp được các vấn đề khác liên quan tăng trưởng kinh tế, như khoa học công nghệ, con người, chính sách, quản lý nhưng đã mô tả được bản chất mối liên hệ giữa vốn đầu tư và phát triển kinh tế nên được nhiều nhà nghiên cứu, tổ chức khoa học kế 3 thừa, sử dụng để nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển, bao gồm sử dụng đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp. Robert Solow (1956) lấy hàm sản xuất Cobb-Douglas làm cơ sở để lập ra mô hình tăng trưởng kinh tế trong điều kiện tiến bộ khoa học, kỹ thuật và đưa ra các tính toán mức độ đóng góp của từng nhân tố lao động, vốn, công nghệ (thông qua tổng tH u năng suất các nhân tố - TFP) vào tăng trưởng kinh tế. Trên cơ sở mô hình Solow, từ năm 1956 đến nay, có nhiều nhà khoa học kế thừa nghiên cứu, đánh giá hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển. Các nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển theo ICOR và mô hình số dư h Solow có nhiều tác giả thực hiện từ những năm 1956, nhưng nghiên cứu trực tiếp về in hiệu quả vốn ĐT cho PT nông nghiệp chậm hơn, từ thập niên 1990s đến nay, điển hình như Timmer (1992)[88], Bingxin Yu(2005)[67], Lu, Chang, Huang (2008)[92], (2010)[78], Baba, Saini, Sharma cK Kfuglie and Thakur (2010)[65], Dekle, Vandenbroucke (2011)[84]…cụ thể như sau: Timmer Năm Phương pháp, chỉ tiêu ih Tác giả Đối tượng và phạm vi nghiên cứu C.P 1992 - Mô hình số dư Solow (1956) Lĩnh vực nông nghiệp và phi nông [88] nghiệp Châu Phi, Mỹ La Tinh, và Denison (1967) ng - Kết quả nghiên cứu của Hwa Đông Á và Đông Nam Á giai đoạn 1960-1979 1993 - Tỷ lệ vốn đầu tư với gia tăng Cả nền kinh tế, từng ngành và Tr Dordunoo [68] 1965-1987 sản lượng từng năm nhóm ngành kinh tế toàn cầu, từng - Dùng xác định nhu cầu vốn quốc gia, nhóm quốc gia 1970s và để đạt được mục tiêu sản lượng 1980s IMF [74] 1998 - Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia tỷ Hiệu quả đầu tư các nước trên thế lệ tăng trưởng GDP Bingxin Yu [67] giới Lĩnh vực nông nghiệp 41 nước cận 2005 Sahara Châu Phi 1961-1999 Oura [72] 2007 - Tỷ lệ vốn đầu tư so với tỷ lệ - Hiệu quả vốn đầu tư hàng năm Ấn tăng trưởng GDP Độ so sánh với các nước trên thế - Dự báo tác động gia tăng vốn giới 1963-2005. vào tăng trưởng kinh tế Ramos, Pastor, 2008 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho 11 nước châu Mỹ La Tinh 1985- 4 tỷ lệ tăng trưởng GDP hàng 2003 and Rivas[85] năm và tính cho cả giai đoạn (giá cố định) Chang, 2008 Tỷ lệ tăng GDP nông nghiệp Lĩnh vực nông nghiệp các nước: Lu, do tăng trưởng vốn vật chất, Trung, Nhật, Hàn, Đài Loan, In đô Huang [92] lao động, nghiên cứu khoa học nê xia, Malaixia, Philippin và Thái và truyền thông quốc tế tH u Baba, Lan 1961-2001 Saini, 2010 Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP chia cho Nông nghiệp 1969-2001 (giá cố Sharma tỷ lệ tăng trưởng bình quân định and Thakur [65] 1970-1971) Vùng Himachal Pradesd, Ấn Độ GDP 2010 Tỷ lệ tăng trưởng TFP nông Lĩnh vực nông nghiệp toàn cầu h Kfuglie [78] năm in nghiệp bằng tỷ lệ tăng trưởng 1961-2007 (Tính từng 10 năm GDP trừ đi tỷ lệ tăng trưởng 1961-2000 và 2001-07) cK các yếu tố đầu vào cho nông nghiệp 2011 Tỷ lệ tăng trưởng GDP với tỷ Lĩnh vực nông nghiệp, phi nông lệ tăng trưởng vốn, lao động và nghiệp, khu vực nhà nước và tư Vandenbroucke ih Dekle, nhân tố tổng (TFP) [84] Kirsten [91] 2013 Đóng góp của thời gian làm Các nền kinh tế, các ngành kinh tế ng Bart,Vivian, nhân Trung Quốc 1978-2003 việc, lao động, vốn và TFP vào châu Âu 2001-2012 và dự báo tăng trưởng GDP Tr 2013, 2014-2025 Các tác giả Scott L. Baier - Gerald P. Dwyer Jr and Robert Tamura [87] khi xem xét tầm quan trọng sự tăng trưởng của vốn vật chất và con người và sự tăng trưởng TFP vào tăng trưởng giá trị tổng sản lượng bằng cách sử dụng dữ liệu mới được tổ chức trên 145 quốc gia. Đối với tất cả các nước, chỉ có 14% tăng trưởng sản lượng bình quân mỗi công nhân được kết hợp với tăng trưởng TFP và phát hiện thấy một xu hướng hội tụ giữa các vùng. Trong vòng 20 năm (1980-2000), có một sự phân kỳ giữa các khu vực như sản lượng trên một lao động ở châu Mỹ Latinh (-15%), Trung Đông và Nam Phi giảm (21% ở Sub-Saharan). Ngược lại với xu hướng này, ở các nước phương Tây tăng khoảng 34% và 26% ở miền Nam châu Âu và các NICs. Các khu vực khác có mức tăng trưởng ít hơn, không đáng kể, và thậm chí tiêu cực của TFP. 5 Các tỷ lệ tăng trưởng âm là phù hợp với những thay đổi thể chế tiêu cực và xung đột. Bằng chứng chỉ ra rằng, trong thời gian dài, sự tăng trưởng của sản lượng trên một lao động có liên quan đến tích lũy vốn vật chất và con người và thay đổi công nghệ. Đối với tất cả các dữ liệu kết luận rằng sự thay đổi trong tăng trưởng TFP là quan trọng đáng kể hơn so với sự thay đổi trong tăng trưởng đầu vào tổng hợp. tH u Các tác giả Poudel, Biswo N; Paudel, Krishna P; Zilberman, David [81], xây dựng dữ liệu được sử dụng để khám phá những mối quan hệ giữa vốn con người và yếu tố tổng năng suất (TFP) trong nông nghiệp, kết quả từ các mô hình hiệu ứng cố định chỉ ra rằng vốn con người đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định nhân h tố tổng năng suất nông nghiệp. in Tuy nhiên, các nghiên cứu này chỉ dừng lại ở mức độ phân tích, đánh giá từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, chưa có một nghiên cứu cK chuyên sâu và toàn diện về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, do vậy việc nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp một cách hệ thống và ih toàn diện có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Trong các nghiên cứu ICOR nông nghiệp nêu trên có 2 phương pháp được sử dụng cho kết quả như nhau là: tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP ng nông nghiệp (hoặc giá trị sản lượng) chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp hoặc bằng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp chia cho gia tăng GDP nông nghiệp. Tr Tác giả sử dụng phương pháp tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp so với GDP nông nghiệp chia cho tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp. Đối với thời kỳ tính toán có thể tính cho hàng năm nhưng theo dõi trong thời gian dài hoặc tính cho từng giai đoạn dài, tác giả sử dụng tính cho từng giai đoạn nhiều năm theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế. Các nghiên cứu TFP nông nghiệp nêu trên, phương pháp sử dụng cơ bản theo mô hình Solow, tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp là do đóng góp tăng trưởng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp. Tác giả chọn phương pháp tính theo mô hình tỷ lệ tăng trưởng GDP nông nghiệp bằng đóng góp của tỷ lệ vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp, lao động nông nghiệp và TFP nông nghiệp. 6 Về niên độ nghiên cứu các tác giả tính từng năm theo dõi trong thời gian dài hoặc theo từng giai đoạn nhiều năm. Tác giả tính theo từng giai đoạn nhiều năm, theo cách thông dụng của các tổ chức quốc tế. - Nghiên cứu kết quả và hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về xã hội và môi trường tH u Các vấn đề về xã hội và môi trường được đặc biệt chú ý từ sau báo cáo của Gro Harlem Brundland [89] năm 1987 về phát triển bền vững, nhưng nghiên cứu trực tiếp liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp với xã hội và môi trường xuất hiện ở những năm gần đây, các nghiên cứu chủ yếu gồm: h Các tác giả Bernard, Connie, Lawrence, Andrés (2006) [66] nghiên cứu ĐT cho in PT nông nghiệp bền vững ở Trung Mỹ, nghiên cứu trường hợp cây cà phê, đưa ra kết luận, ĐT cho PT nông nghiệp đã đóng góp vào gia tăng thu nhập cho người sản xuất, cK đóng góp quan trọng đối phó với khủng hoảng trong công nghiệp. Các tác giả Raduvoicu, Iulya, Mariana (2011)[82] nghiên cứu quản lý vốn hoạt ih động trong nông nghiệp ở Rumani kết luận, vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp tác động đến phát triển công nghệ, kỹ thuật cho nông nghiệp, nâng cao đời sống những người sản xuất kinh doanh nông nghiệp. ng Thiếu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp là nguyên nhân dẫn đến giảm sút trong sản xuất, dịch vụ nông nghiệp và cần một quá trình dài cung cấp vốn đầu tư cho Tr phát triển cho kỹ thuật, đào tạo nhằm nâng cao năng suất, chất lượng trong phát triển nông nghiệp. Cần mở rộng đầu tư tư nhân về phương tiện kỹ thuật, nhằm phát triển cung ứng và dịch vụ trong hoạt động nông nghiệp. Kết quả một nghiên cứu nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp Ấn Độ (2013)[94] kết luận, nhu cầu vốn đầu tư cho phát triển hạ tầng nông nghiệp rất lớn (tỷ trọng khoảng 30%-40% vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp) vượt xa khả năng nền kinh tế Ấn Độ, việc đầu tư phát triển hạ tầng nông nghiệp sẽ nâng cao năng lực cạnh tranh nền kinh tế. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, đầu tư cho phát triển nông nghiệp của tư nhân và liên doanh đang ngày càng tăng nhanh từ năm 2008 đến nay. Các tác giả Valin, Halisk, Mosnier, Herreror, Schmid, và Obersteiner (2013)[90], nghiên cứu năng suất nông nghiệp và khí thải, đưa ra kết luận, đầu tư cho phát triển nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp là nguồn tiềm năng làm giảm nhẹ 7 những tác hại đến cây trồng, vật nuôi và sử dụng đất, thay đổi khí thải và tác động cung cấp, đảm bảo an ninh lương thực. Kết quả các chỉ tiêu như số việc làm tạo mới do sử dụng vốn đầu tư cho phát triển, số lao động được đào tạo, sản lượng, giá trị các sản phẩm thiết yếu cho xã hội, tỷ lệ che phủ rừng, diện tích rừng trồng mới,…đã được nghiên cứu và thể hiện trong các tH u báo cáo của các tổ chức quốc tế như UN, WB, IMF, FAO. b) Nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở Việt Nam Các nghiên cứu về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp về mặt kinh tế ở Việt Nam có một số tác giả đề cập đến, phương pháp tính toán dựa trên phương h pháp tính toán của các tác giả trên thế giới như đã nêu trên. in Kết quả các nghiên cứu liên quan hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp của một số tác giả: Nguyễn Bạch Nguyệt, Từ Quang Phương [30], Nguyễn Văn cK Huân [21], Nguyễn Công nghiệp [28], Đặng Kim Sơn [30], Phạm Thị Khanh [25], Nguyễn Văn Hùng [23], trong đó kết luận: ih Hiệu quả của đầu tư phát triển phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả kinh tế xã hội thu được với chi phí chi ra để đạt kết quả đó. Kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cần được xem xét cả trên phương diện chủ ng đầu tư và xã hội, đảm bảo kết hợp hài hòa giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư, vai trò quản lý, kiểm tra giám sát của cơ quan quản lý nhà Tr nước các cấp. Hiệu quả vốn đầu tư được đo bằng 3 chỉ tiêu chủ yếu là: tỷ lệ GDP/vốn đầu tư, tỷ lệ vốn đầu tư/GDP và hệ số ICOR. Hiệu quả tổng quát của quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là tạo ra cơ sở vật chất nền tảng và các yếu tố đầu vào khác nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội theo định hướng của Nhà nước cả trong ngắn hạn và dài hạn với chi phí tối ưu nhất. Quản lý vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước được coi là hiệu quả nếu đạt được hai nhóm hiệu quả là hiệu quả kinh tế (Hiệu quả kinh tế vĩ mô bao gồm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, ICOR, thực hiện tốt mục tiêu dài hạn đối với nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Hiệu quả kinh tế vi mô là hiệu quả của các dự án đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước) và hiệu quả xã hội. Tác giả Nguyễn Văn Phát [31] đề cập đến nội dung vốn đầu tư, xác định vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, là 1 trong 6 nhân tố thúc đẩy 8 chuyển dịch cơ cấu kinh tế; đồng thời đánh giá việc phân bổ vốn đầu tư cho các ngành sản xuất là 1 trong 3 nhân tố chính ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thừa Thiên Huế, trong đó khẳng định nông nghiệp nhận được lượng vốn đầu tư thấp nhất, chỉ khoảng trên 10% trong tổng vốn đầu tư, ngành thuỷ sản có tốc độ tăng trưởng rất tốt, nhưng vốn đầu tư thấp, luôn nhỏ hơn 3%. Tuy nhiên, mức độ đề tH u cập đến nội dung vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp ở tầm khái quát. Tác giả Hồ Sỹ Nguyên [29] đề cập nội dung về đầu tư phát triển nhưng rất ít nội dung về vốn đầu tư cho phát triển, hơn nữa trong phần nghiên cứu định lượng của tác giả thiếu đánh giá một số mô hình quan trọng, trong đó có tính toán ICOR của tỉnh h Thừa Thiên Huế, ICOR nông nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế hàng năm giai đoạn 2000- in 2008, cho thấy ICOR nông nghiệp đạt mức rất cao (đạt mức 43 lần năm 2008) do dữ liệu vốn đầu tư cho nông nghiệp bao gồm cả các dự án phát triển hạ tầng chung của cK toàn xã hội, phục vụ dân sinh, chưa đánh giá ICOR các ngành trong nông nghiệp, hoặc theo vùng, theo nguồn vốn, doanh nghiệp nông nghiệp. ih Theo tác giả Bùi Mạnh Cường [13], hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước về mặt xã hội là: nâng cao mức sống người dân, tạo việc làm, giảm đói nghèo, bình ổn giá cả kiềm chế lạm phát, tăng năng suất lao ng động, phát triển sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội. Về mặt môi trường: hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường và đảm bảo cân Tr bằng môi trường sinh thái. Về phát triển bền vững: đóng góp vào phát triển bền vững hệ thống kinh tế, đảm bảo duy trì sự tăng trưởng đầu tư phát triển từ nguồn vốn ngân sách nhà nước và mức độ nợ công, quản lý bền vững tài nguyên, bền vững đa dạng sinh học, đóng góp vào khoa học công nghệ. Theo tác giả Phạm Thị Khanh [25], vốn đầu tư vào khoa học công nghệ trong nông nghiệp tạo ra động lực phát triển nền nông nghiệp chất lượng cao và bền vững, gắn với bảo vệ môi trường sinh thái, tác động vào hệ thống công nghiệp phục vụ sản xuất nông nghiệp làm tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh doanh nông nghiệp, phát triển nguồn nhân lực phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Nhìn chung, đã có nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu trực tiếp về hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp theo từng chỉ tiêu hiệu quả vốn đầu tư phát triển, nghiên cứu hiệu quả vốn đầu tư cho phát triển trong lĩnh vực nông nghiệp chung của thế giới, quốc gia hoặc vùng lãnh thổ, nghiên cứu tập trung vào kinh tế. 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất