Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của việt nam dành c...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của việt nam dành cho cộng hoà dân chủ nhân dân lào

.DOC
77
337
136

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, nằm trên bán đảo Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác, bền vững lâu dài", trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam còn hạn chế nhưng luôn dành cho Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào vì sự nghiệp ổn định và phát triển của hai nước. Cùng với sự phát triển của Việt Nam, viện trợ không hoàn lại dành cho Lào ngày càng được tăng lên qua từng thời kỳ. Tuy nhiên, việc nâng cao, phân tích một cách khoa học và hệ thống để rút ra những bài học kinh nghiệm sử dụng hiệu quả nguồn vốn này còn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Vấn đề này luôn được sự quan tâm của Chính phủ cũng như Nhân dân củaViệt Nam và Lào. Nhằm sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho CHDCND Lào trong những năm tới (2010 - 2020) một cách hiệu quả, đúng mục tiêu, em đã quyết định chọn đề tài “NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO”. Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn trong quá trình hợp tác và các văn bản cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào; các Nghị định, Hiệp định, Biên bản, Quy chế và các Thông tư có liên quan về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với Lào; Những số liệu, số liệu thống kê và các số liệu công bố của các bộ, ngành liên quan của hai nước. Với quan điểm gắn thực tế với lý luận về quan hệ đặc biệt và hợp tác láng giÒng, kết hợp giữa phương pháp phân tích và tư duy, Đề tài nhằm đưa ra những đánh giá và việc cung cấp và thực hiện vốn viện trợ không hoàn lại dành cho Lào trong thời gian qua (2006-2009), đồng thời rút ra những ưu điểm và tồn tại để từ đó đề ra những giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng cho giai đoạn 2010-2020. Nội dung nghiên cứu gồm ba phần chính CHƯƠNG 1: Tổng quan về viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho nước CHDCND Lào CHƯƠNG 2: Thực trạng sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho nước CHDCND Lào trong giai đoạn năm 2006 – 2009 CHƯƠNG 3: Một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho nước CHDCND Lào trong giai đoạn năm 20102020 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1. KHÁI QUÁT VỀ VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm của viện trợ không hoàn lại 1.1.1.1. Khái niệm Viện trợ không hoàn lại là một phần hình thức viện trợ ODA chiếm 25% trở lên, là nguồn vốn ưu đãi mà các quốc gia, tổ chức phi chính phủ, tập đoàn xuyên quốc gia,...dành cho các nước kém phát triển và các nước đang phát triển với mục đích hỗ trợ phát trển, nâng cao mức sống, xây dựng cơ sở hạ tầng,...nhưng bên nhận không phải trả lại. Viện trợ không hoàn lại thường đi kềm những ràng buộc về kinh tế, chính trị đối với nước tiếp nhận. Các nước dùng viện trợ không hoàn lại chính trị để nhằm khẳng định vai trò của mình ở nước và khu vực tiếp nhận vốn. Các hình thức viện trợ không hoàn lại gồm: Viện trợ bằng hiện vật, viện trợ bằng tiền, viện trợ phi vật chất (các tài sản thuộc sở hữu trí tuệ, các chi phí đào tạo, tham quan, khảo sát, hội thảo, chuyên gia... do phía nước ngoài trực tiếp quản lý và chi tiêu. Đặc điểm khác biệt quan trọng nhất với nguồn viện trợ ODA thường là các khoản vay không có lãi suất hoặc lãi suất thấp trong dài hạn ( thường là trên 30 năm). Có nhiều cách phân loại ODA ( mục đích, giá trị,…), xét theo hình thức, thời gian hoàn trả thì ODA chia thành 2 loại: Viện trợ không hoàn lại và Cho vay với lãi suất thấp, thời gian hoàn trả dài. Trong đó các quốc gia sẽ không phải trả lãi cũng như gốc của khoản viện trợ không hoàn lại. Đây là một đặc ân đối với các quốc gia tiếp nhận, có thể sử dụng nguồn vốn vào các mục đích phát triển mà không phải lo tới gánh nặng nợ nần – một thực trạng đang xảy ra với rất nhiều quốc gia nghèo trên thế giới. Tuy nhiên nguồn vốn này cũng có những hạn chế nhất định. 1.1.1.2. Đặc điểm viện trợ không hoàn lại  Yếu tố chính trị Viện trợ không hoàn lại phụ thuộc lớn vào quan hệ chính trị các quốc gia như quốc gia tiếp nhận và các tổ chức….Thường là quốc gia có mối quan hệ chính trị thân thiết, cùng thể chế chính trị, đặc điểm chung…sẽ có nhiều nguồn viện trợ này. Thông qua các mối quan hệ, quốc gia, tổ chức cung cấp các khoản viện trợ không hoàn lại trong những điều kiện nhất định. Quy mô, tính chất các khoản ODA phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa các bên. Theo đó quốc gia tiếp nhận chịu những ràng buộc chính trị với bên viện trợ, các quốc gia, tổ chức có thể nâng cao vị thế, tầm ảnh hưởng của mình của mình. Viện trợ của các nước phát triển không chỉ đơn thuần là việc trợ giúp hữu nghị mà còn là một công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho các nước tài trợ. Những nước cấp tài trợ đòi hỏi nước tiếp nhận phải thay đổi chính sách phát triển cho phù hợp vơí lợi ích của bên tài trợ.  Không ổn định, kém hiệu quả Các khoản viện trợ không hoàn lại có thể được thực hiện theo các chương trình kế hoạch theo các giai đoạn nhất định. Thường là khoản này không cố định mà có sự biến động tùy vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nguồn viện trợ không hoàn lại thường khá nhỏ so với vốn ODA. Nguồn vốn này chủ yếu được sử dụng vào các mục đích xã hội thiết yếu : trường học, thông tin, giao thông nông thôn….Mục đích là nâng cao đời sống người nghèo, tạo điều kiện phát triển những cơ sở hạ tầng thiết yếu. Quy mô khoản viện trở này thường khá nhỏ bé và không thường xuyên, có thể kéo dài một hoặc nhiều năm. Viện trợ có thể được thực hiện trong những điều kiện đặc biệt. Ví dụ khắc phục những hậu quả của mưa bão, dịch bệnh…Nguồn vốn này thường duy trì trong thời gian ngắn và giá trị không lớn Với những đặc điểm trên thì viện trợ không hoàn lại không thể là nguồn vốn có thể sử dụng trong dài hạn. Điều đó cho thấy các quốc gia chỉ nên coi đó là một trong những khoản bổ sung phát triển trong thời gian ngắn, ở điều kiện nhất định. Ngoài ra cũng đòi hỏi phải sử dụng một cách hiệu quả nguồn vốn này. Tuy nhiên đây là một thách thức rất lớn đối với các quốc gia tiếp nhận. Các nước này phát triển ở trình độ thấp, năng lực quản lý yếu kém, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực kém …là những nhân tố cản trở việc sử dụng tốt nguồn vốn. Thực tế cho thấy tính phi hiệu quả trong sử dụng vốn viện trợ ở các quốc gia nghèo.  Sự phụ thuộc lớn Nước tiếp nhận viện trợ tuy có toàn quyền quản lý sử dụng ODA nhưng thông thường, các danh mục dự án ODA cũng phải có sự thoả thuận, đồng ý của nước viện trợ, dù không trực tiếp điều hành dự án nhưng họ có thể tham gia gián tiếp dưới hình thức nhà thầu hoặc hỗ trợ chuyên gia. Một số quốc gia khi viện trợ yêu cầu các điều khoản bắt buộc có lợi cho họ như: phần trăm sản phẩm của quốc gia đó trong dự án, công nghệ dự án, … Quốc gia tiếp nhận phải chấp nhận những điều khoản có lợi cho nước viện trợ. Đó là những điều kiện về mở rộng hàng rào thuế quan, sự phụ thuộc về thương mại quốc tế. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của họ, chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do họ sản xuất. Như vậy, tuy nhận được những khoản viện trợ không hoàn lại nhưng quốc gia tiếp nhận phải chịu những ràng buộc có thể bất lợi. vì vậy trong quá trình hợp tác, quan hệ đối ngoại đòi hỏi các quốc gia phải có những nguyên tắc đảm bảo những lợi ích cho tất cả các bên trên cơ sở độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ, quyền tự quyết … Các quốc gia tiếp nhận không nên chấp nhận những điều khoản quá bất lợi về phía mình mà cân nhắc tránh những ảnh hưởng quá tiêu cực cho nền kinh tế, sự phụ thuộc về chính trị. 1.1.2. Vai trò của Viện trợ không hoàn lại Viện trợ không hoàn lại thể hiện mối quan hệ đối ngoại giữa hai bên cung cấp và bên tiếp nhận. Tuy vậy, đối với mỗi bên nó sẽ mang một vai trò khác nhau. 1.1.2.1. Vai trò đối với các nước xuất khẩu viện trợ Viện trợ không hoàn lại tạo điều kiện cho các công ty của bên cung cấp hoạt động thuận lợi hơn tại các nước nhận viện trợ một cách gián tiếp. Cùng với sự gia tăng của vốn viện trợ không hoàn lại, các dự án đầu tư của những nước viện trợ cũng tăng theo với những điều kiện thuận lợi, đồng thời kéo theo sự gia tăng về buôn bán giữa hai quốc gia. Ngoài ra, nước viện trợ còn đạt được những mục đích về chính trị, ảnh hưởng của họ về mặt kinh tế - văn hoá đối với nước nhận cũng sẽ tăng lên. Nguồn viện trợ không hoàn lại đa phương mặc dù cũng có uư điểm giúp các nước tiếp nhận khôi phục và phát triển kinh tế, nhưng nó cũng có mặt tiêu cực ở chỗ dễ tạo ra nạn tham nhũng trong các quan chức Chính phủ hoặc phân phối giàu nghèo trong các tầng lớp dân chúng nếu không có những chính sách kiểm soát và quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn này trong nước. Điều nguy hiểm nhất có thể xảy ra của viện trợ không hoàn lại là các nước cung cấp không nhằm cải tạo nền kinh tế - xã hội của nước đang phát triển mà nhằm vào các mục đích quân sự. 1.1.2.2. Vai trò đối với các nước tiếp nhận Tầm quan trọng của viện trợ không hoàn lại đối với các nước đang và kém phát triển là điều không thể phủ nhận. Điều này được thể hiện rõ qua những thành công mà các nước tiếp nhận viện trợ không hoàn lại đã đạt được. Đầu tiên, trong khi các nước đang phát triển đa phần là trong tình trạng thiếu vốn trầm trọng nên thông qua viện trợ không hoàn lại song phương có thêm vốn để phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội. viện trợ không hoàn lại mang lại nguồn lực cho đất nước. Thứ nữa, theo các nhà kinh tế, việc sử dụng viện trợ ở các nước đang phát triển nhằm loại bỏ sự thiếu vốn và ngoại tệ, tăng đầu tư vốn đến điểm mà ở đó sự tăng trưởng kinh tế tạo điều kiện cho các nước này đạt được đến quá trình tự duy trì và phát triển. Tạo điều kiện để các nước tiếp nhận có thể vay thêm vốn của các tổ chức quốc tế, thực hiện việc thanh toán nợ tới hạn qua sự giúp đỡ của viện trợ không hoàn lại. Viện trợ không hoàn lại còn có thể giúp các nước đang lâm vào tình trạng phá giá đồng nội tệ có thể phục hồi đồng tiền của nước mình thông qua những khoản hỗ trợ lớn của các tổ chức tài chính quốc tế mang lại. Viện trợ không hoàn lại giúp các nước nhận hỗ trợ tạo ra những tiền đề đầu tiên, đặt nền móng cho sự phát triển về lâu dài thông qua lĩnh vực đầu tư chính của nó là nâng cấp cơ sở hạ tầng về kinh tế. Viện trơ không hoàn lại tác động tích cực đến phát triển kinh tế xã hội của các địa phương và vùng lãnh thổ, đặc biệt là ở các thành phố lớn: nguồn viện trợ này trực tiếp giúp cải thiện điều kiện về vệ sinh y tế, cung cấp nước sạch, bảo vệ môi trường. Đồng thời nguồn viện trơ không hoàn lại cũng góp phần tích cực trong việc phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, phát triển nông nghiệp, xoá đói giảm nghèo... Viện trợ không hoàn lại giúp các doanh nghiệp nhỏ trong nước có thêm vốn, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả đầu tư cho sản xuất kinh doanh, dần dần mở rộng qui mô doanh nghiệp. Ngoài ra viện trợ không hoàn lại còn giúp các nước nhận viện trợ có cơ hội để nhập khẩu máy móc thiết bị cần thiết cho quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước, từ các nước phát triển. Thông qua nước cung cấp viện trợ nước nhận viện trợ có thêm nhiều cơ hội mới để tham gia vào các tổ chức tài chính thế giới, đạt được sự giúp đỡ lớn hơn về vốn từ các tổ chức này. Bên cạnh những mặt tích cực, viện trợ không hoàn lại cũng có không ít những mặt hạn chế. Hạn chế rõ nhất của viện trợ không hoàn lại là các nước nếu muốn nhận được nguồn vốn này phải đáp ứng các yêu cầu của bên cấp viện trợ. Mức độ đáp ứng càng cao thì viện trợ tăng lên càng nhiều. Ngay ở trong một nước, tình trạng tập trung viện trợ không hoàn lại vào các thành phố trọng điểm cũng tạo nên sự mất cân đối trong cơ cấu kinh tế - xã hội của quốc gia đó, làm cho hố ngăn cách giàu nghèo thành thị và nông thôn càng trở nên cách biệt. Cho đến nay, mặc dù bối cảnh quốc tế đã có nhiều biến đổi, song mục tiêu và lợi ích của các nước cấp vốn theo đuổi hầu như không thay đổi so với trước đây: tập trung cho an ninh của hệ thống TBCN, tuyên truyền dân chủ kiểu phương tây, trói buộc sự phát triển kinh tế của các quốc gia phụ thuộc thế giới thứ ba vào trong một trật tự tự do mà các trung tâm tự bản đã sắp đặt khuyến khích tự do hoá kinh tế để mở đường cho tư bản nước ngoài tràn vào... 1.2. VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM TRONG QUAN HỆ HỢP TÁC VỚI CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.2.1. Đặc điểm của viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng luôn dành cho nhau sự giúp đỡ chí tình và trở thành sức mạnh trong công cuộc đấu tranh dành độc lập và xây dựng của mỗi nước. Như vậy, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào có đặc điểm riêng so với nguồn Hỗ trợ phát triển chính thức của những nước phát triển tài trợ cho Lào. Trước hết, hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance ODA) của các nước phát triển khi tài trợ thường được gắn với những lợi ích và chiến lược như mở rộng thị trường, đảm bảo mục tiêu về an ninh - quốc phòng hoặc theo đuổi mục tiêu chính trị...có lợi cho nước tài trợ, từ đó có chính sách riêng hướng vào một số lĩnh vực quan tâm hoặc có lợi thế. Về kinh tế, nước tiếp nhận ODA thường phải dễ bỏ dần hàng rào thuế quan bảo hộ các ngành công nghiệp trong nước, chấp nhận bảng thuế xuất nhập khẩu hàng hoá của nước tài trợ, từng bước mở cửa thị trường bảo hộ cho những danh mục hàng hoá mới của nước tài trợ và yêu cầu ưu đãi đối với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài của nước tài trợ vào những lĩnh vực hạn chế, có khả năng sinh lời cao. Nguồn vốn ODA từ các nước giàu cung cấp cho các nước nghèo cũng thường gắn với việc mua các sản phẩm từ các nước này mà không hoàn toàn phù hợp, thậm chí là chưa cần thiết đối với các nước nhận tài trợ. Với các dự án ODA trong lĩnh vực đào tạo, hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật, phần trả cho các chuyên gia nước ngoài thường chiếm phần lớn trong dự án trước yêu cầu trả lương cho các chuyên gia, cố vấn dự án của nước tài trợ quá cao so với chi phí thực tế cần thuê chuyên gia như vậy trên thị trường lao động thế giới. Nguồn vốn viện trợ ODA còn được gắn với các điều khoản mậu dịch, đặc biệt nhập khẩu tối đa các sản phẩm của nước tài trợ, buộc nước tiếp nhận ODA phải chấp nhận một khoản ODA là hàng hoá, dịch vụ do nước cấp ODA sản xuất. Thứ hai, viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào không phải là nguồn tài trợ từ nước phát triển dành cho nước đang phát triển. Nền kinh tế của Việt Nam, Lào đều có điểm xuất phát thấp so với các nước trong khu vực và nằm trong danh sách các nước nghèo của thế giới. Với đặc điểm về địa lý, kinh tế xã hội tương đồng giữa hai nước, nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào thể hiện sự hợp tác giúp đỡ lẫn nhau vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nước. Trong nhiều thập kỷ qua được sự quan tâm thường xuyên của Lãnh đạo cấp cao hai nước, hợp tác Việt Nam với Lào đã phát triển toàn diện trên mọi lĩnh vực, không ngừng mở rộng cả quy mô lẫn hình thức. Trong các lĩnh vực hợp tác luôn có sự phối hợp thường xuyên trên tinh thần tôn trọng vì lợi ích của mỗi nước, bình đẳng, cùng có lợi, điều chỉnh và tháo gỡ kịp thời những bất cập nhằm sử dụng có hiệu quả nguồn lực hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa hai nước một cách thiết thực, với ý nghĩa “không phải là giúp mà là làm một nhiệm vụ quốc tế”. Thứ ba, Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng. Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn luôn coi trọng, phát triển và củng cố mối quan hệ hữu nghị truyền thống, đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện với Lào, coi đây là nhiệm vụ quốc tế có tầm chiến lược to lớn, thiết thực phục vụ cho lợi ích đảm bảo ổn định an ninh, chính trị và phát triển của mỗi nước. Việc thực hiện hợp tác giúp Lào không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế với mỗi nước, mà còn được xem xét dưới gốc độ hiệu quả và nghĩa vụ hợp tác quốc tế dưới tác động toàn diện cả về xã hội, an ninh, quốc phòng, môi trường sinh thái có liên quan đến hai nước. Đây chính là đặc điểm cơ bản có tác động trực tiếp tới việc nâng cao hiệu quả sử dụng viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào. Nó không những thể hiện sự giúp đỡ chí tình, vô tư vì sự nghiệp ổn định và phát triển của mỗi nước, mà còn là nghĩa vụ hợp tác quốc tế giữa Việt Nam với nước láng giềng Lào. 1.2.2. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam trong tổng thể ODA dành cho CHDCND Lào 1.2.2.1. Nguồn vốn tại trợ của nước ngoài Trong những năm 1975-1990 Lào đã nhận được vốn viện trợ và vốn vay với lãi xuất thấp lên tới 2.347 triệu USD, trung bình 147 triệu USD/năm. Năm 19911996 Lào đã nhân được 1.340 triêu USD vốn viện trợ và vốn vay, trung bình 268 triệu USD/năm và trong những năm 1996-2006 Lào đã nhận được 3.243 triệu USD vốn viện trợ và vốn vay, trung bình 324 triệu USD/năm. Trong đó, vốn viện trợ và vốn vay từ các tổ chức tài chính quốc tế chiếm 37% tổng số vốn viện trợ và vốn vay. Vốn vay chiếm trên 95% và vốn viện trợ khoảng 2,8%. Nhật Bản, Đức, Thụy Điển và Trung Quốc là những nước viện trợ và cho vay chiếm 52% trong tổng số vốn viện trợ và vốn vay. Riêng Nhật Bản viện trợ không hoàn lại cho Lào trên 100 triệu USD/năm. Bước vào cuối những năm 20062009, do khó khăn của cuộc khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu, nguồn ODA của hầu hết các nước trên thế giới có xu hướng giảm đáng kể. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, năm 2007, Chính phủ Lào đó nhận được nguồn ODA từ các nhà tài trợ cam kết dành cho Lào là 433 triệu USD, bằng 11% GDP của cả nước. 1.2.2.2. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam trong tổng thể ODA Trong tổng thể chung, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ Việt Nam dành cho Chính phủ Lào chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng số viện trợ không hoàn lại mà Lào nhận được từ các nước và các tổ chức quốc tế. Theo số liệu tổng hợp 1994-2009 viện trợ không hòan lại của Việt Nam chiếm khoảng 15,22% trong tổng số viện trợ không hoàn lại của các nước và các tổ chức quốc tế dành cho Lào giai đoạn 1996-2005, 6,66% trong năm tài chính 20072008 và 7,68% năm tài chính 2008-2009. Nếu so sánh với viện trợ không hoàn lại trong hợp tác song phương với các nước dành cho Lào năm tài chính 2008-2009, Việt Nam hiện đứng thứ hai với 18,81 triệu USD chỉ sau Nhật Bản Là 59,98 triệu USD năm 2009. Tiếp đến Thụy Điển, Đức, Úc và Pháp và những nước viện trợ không hoàn lại và cho vay dưới 1 triệu USD/năm là Na Uy, Đam Mạch, Niu-Zi-lơn, Lúc-Xăm-Bua và Phần Lan. Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật được đánh dấu bằng những thỏa thuận giữa hai Chính phủ tại Kỳ họp Ủy ban Hỗn hợp lần thứ nhất (1996). Tính từ năm 1996 đến nay nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào là 578,641 tỉ VNĐ, trong đó giai đoạn 2006-2010 là 424,641 tỉ VNĐ (tương đương với 25,74 triệu USD). Số viện trợ này được tăng lên qua từng giai đoạn, năm 1996-2000 là 34 tỷ VNĐ, 2001-2005 là 120 tỉ VNĐ, tăng 3,53 lần so với 1996-2000 và 2006-2009 là 434,641 tỷ VNĐ, tăng 3,62 lần so với 2001-2005. Biểu số 1: VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM TRONG TỔNG ODA HUY ĐỘNG CHUNG CỦA LÀO Đơn vị: triệu USD Giai đoạn Tổng vốn viện trợ chung các nước và các tổng chức Vốn vay Viện trợ KHL Bình quân năm KHL 2230 117 7.33 1456 232 2001-2005 1301 2006-2009 244.50 6713.41975 Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào Viện trợ KHL Bình quân năm KHL %So với tổng KHL chung 46.40 29.89 5.96 12.81 254 50.8 44.16 8.83 17.38 529.12 105.824 50.60 10.12 14.34 -1990 199620001273 1991-1995 Nguồn: - Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế Bắc Lào 2008-2020 - Kế hoạch hợp tác với Lào hàng năm - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Cục Hợp tác quốc tế – phòng hợp tác ODA – Bộ kế hoạch và đầu tư CHDCND Lào năm 2008 (tính theo năm tài chính). 1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.3.1. Sự hạn chế của viện trợ không hoàn lại ở CHDCND Lào CHDCND Lào là một nước nghèo nguồn vốn trong nước có ít không đủ đầu tư để phát triển nền kinh tế. Tổng vốn đầu tư đưa vào nền kinh tế trong 5 năm 2001 – 2005 tính theo giá trị hiện hành khoảng 30.623 tỷ kíp (đồng tiền Lào) khoảng 30.623 triệu USD, trong đó vốn đầu tư từ khu vực nhà nước 13.578 tỷ kíp (khoảng 13.578 triệu USD), vốn đầu tư từ khu vực dân cư 2.266 tỷ kíp (khoảng 2.266 triệu USD), vốn đầu tư của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 14.779 tỷ kíp (khoảng 14.779 triệu USD). Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội đẫ giảm mạnh từ 63,8% năm 2001 xuống 35,5% năm 2005 trong khi tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực dân cư cũng giảm từ 14,2% xuống 4,4%. Tính chung trong 5 năm, nguồn vốn trong nước thực hiện được 7.571 tỷ kíp (khoảng 7.571 triệu USD), chiếm khoảng 27,6% tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Nguồn vốn ngân sách và viện trợ đã được tập trung đầu tư vào những lĩnh vực quan trọng và cần thiết của xã hội như phát triển nông nghiệp và nông thôn, xoá đói giảm nghèo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển khoa học và công nghệ, xây dựng cơ cấu hạ tầng… Về quy mô nền kinh tế còn quá nhỏ, tổng GDP năm 2005 chỉ khoảng 2,8 tỷ USD, GDP đầu người 500USD/người/năm. Các chỉ tiêu này thấp xa so với nước trong khu vực, phản ánh thực trạng Lào là thuộc nước nghèo của thế giới. Nếu chỉ có nguồn vốn trong nước thì chưa đủ để phát triển nền kinh tế của Lào được. Như vậy, cần có một khoảng viện trợ không hoàn lại của các nước phát triển trong thế giới nói chung và khoảng viện trợ không hoàn lại của các nước bạn bè láng giềng trong khu vực nói riêng để phát triển nền kinh tế của Lào cho đuổi kịp các nước trong khu vực cũng như thế gới. 1.3.2. Vai trò của viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào Tranh thủ sự đồng tình giúp đỡ của bạn bè quốc tế, cùng với nguồn lực từ bên ngoài, nguồn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực vào việc khơi dậy và phát huy nguồn tiềm năng trở thành nguồn vật chất phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Lào trên nhiều lĩnh vực kinh tế, xã hội. Vì vậy viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào có những đóng góp và vai trò sau đây: 1.3.2.1. Giúp Lào đảm bảo an ninh lương thực Nước CHDCND Lào là một nước nghèo, rất thiếu về lương thực và nước Lào là nước nông nghiệp lệ thuộc vào thiên nhiên không chủ động được về lương thực. Việt Nam là một nước đã dành viện trợ không hoàn lại giúp Lào và đóng vai trò rất nhiều trong lĩnh vực này và phần lấn của viện trợ không hoàn lại là dành cho chương trình phát triển nông nghiệp và nông thôn bằng nhiều hình thức từ hỗ trợ giống vật nuôi cây trông, sự giúp đỡ chân tình của các chuyên gia trực tiếp tới các bản làng đến quy hoạch và hỗ trợ phát triển nông nghiệp, và giúp Lào xây dựng chiến lược về an ninh lương thực và xây dựng các hệ thống thủy lợi lớn phục vụ cho mục tiêu phát triển nông nghiệp và nông thôn. Nhờ nguồn vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam đã giúp việc đảm bảo an ninh lương thực của Lào rất nhiều. Nhờ vào quyết tâm của Chính phủ và có sự hỗ trợ của nguồn vốn ODA của nước ngoài và những đóng góp quan trọng của Việt Nam đã giúp Lào chủ động giải quyết được về lương thực có phần tích lũy. Chiến lược an ninh lương thực được bảo đảm không những đủ ăn mà còn xuất khẩu được lương thực. 1.3.2.2. Góp phần thực hiện chương trình giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống của Lào Chương trình giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống là nhiệm vụ trọng tâm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Lào. Để góp phần vào mục tiêu này, Viện trơ không hoàn lại củaViệt Nam đã đóng vai trò giúp Lào xây dựng hệ thống nước sạch, lắp đặt hệ thống chiếu sáng một số khu vực các thành phố lớn, giúp chuyển đổi giống cây trồng giảm nghèo khu vực nông thôn thông qua các dự án: Hỗ trợ phát triển giống ngô lai; Điều tra quy hoạch vùng cây ăn quả ở các tỉnh miền Bắc và các vùng trồng rau ở một phần trong miền Trung, xây dựng mô hình thí điểm phục vụ nông nghiệp, xây dựng bệnh viện ở các nông thôn,… 1.3.2.3. Những đóng góp thiết thực vào kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của Lào Lào là một nước đất rộng người thiếu, nguồn nhân lực khan hiếm, nhất là lao động có tay nghề và kỹ thuật cao. Đảng Nhân dân cách mạng Lào luôn coi trọng việc phát triển toàn diện không chỉ về thể chất, trình độ hiểu biết về tri thức, nghề nghiệp và đạo đức, xây dựng con người Lào mới có thế giới quan, nhân sinh quan tiến bộ trong sáng, lành mạnh ngày càng được bổ sung và hoàn thiện ở nhiều mặt. Đây là một lĩnh vực mà Đảng và hai nhà nước Lào Việt Nam quan tâm hàng đầu trong chiến lược hợp tác giữa hai nước. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào đã đóng vài trò cho đào tại cán bộ, học sinh, sinh viên tại Việt Nam, xây dựng hệ thống trường phổ thông dân tộc nội trú ở các thành phố lớn từ Bắc tới Nam của Lào, xây dựng các cơ sở bồi dưỡng cán bộ và đào tạo nghề, các trường đào tạo cao đẳng và đại học, Trường Âm nhạc quốc gia Lào,... Khoản vốn viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho Lào này đã giúp Lào giải quyết vấn đề thiếu hụt lược lượng cán bộ trước các nhiệm vụ đặt ra trong công cuộc đổi mới đất nước cải thiện cuộc sống văn hóa – xã hội và tạo điều kiện học tập cho con em vùng sâu, vùng xa của Lào 1.3.2.4. Góp phần hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm tạo điều kiện thuận lợi thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Lào Tranh thủ sự viện trợ giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước tư bản và các tổ chức quốc tế, Lào đã thu hút được nguồn viện trợ khá lớn để xâu dựng cơ sở hạ tầng, giao thông vật tải có nhiều chuyển biến, Đường giao thông chiến lược được hình thành và phát triển. Viện trợ không hoàn lại của Việt Nam dành cho CHDCND Lào đã tạo điều kiện thuộn lợi và giúp Lào về việc thông thương qua các biển của Việt Nam, xây dựng các tuyến đường ở các tỉnh miền Nam và các tỉnh có biên giới với Việt Nam, giúp Lào nghiên cứu khảo sát các tuyến đường sắt, đường bộ và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất các cửa khẩu của Lào thông thương với Việt Nam. Sự giúp đỡ này đã tạo điều kiện cho Lào trong những năm gần đây thu hút được một khối lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đặt biệt là đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam được cấp phép đầu tư vào Lào với khoản đầu tư lớn đứng đầu so với các nước khác đầu tư vào Lào, ở những lĩnh vực thương mại - dịch vụ, năng lượng, khoáng sản, nông nghiệp, viễn thông, công nghiệp, thủ công nghiệp, dịch vụ, tài chính, bảo hiểm… Được tập trung nhiều nhất là lĩnh vực thương mại - dịch vụ. Điều này đó cho thấy nước ngoài đầu tư vào Lào ngày càng tăng, là cơ hội để Lào khai thác những tiềm năng tiềm ẩn của mình vào mục tiêu phát triển kinh tế, sớm đưa Lào ra khỏi các nước chậm phát triển trên thế giới. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VIỆN TRỢ KHÔNG HOÀN LẠI CỦA VIỆT NAM DÀNH CHO CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN NĂM 2006-2009 2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỘNG HOÀ DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Vị trí địa lý và những đặc trưng của CHDCND Lào 2.1.1.1. Vị trí địa lý CHDCND Lào còn được gọi là “ đất nước Triệu Voi” hay Vạn Tượng. Lào là quốc gia duy nhất có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á và cũng là nước nằm ở khu vực trung tâm của tiểu vùng Mê Kông mở rộng (GMS ). Lào phía Bắc giáp Trung Quốc (đường biên giới dài 416 km); phía Tây Bắc giáp Mi-an-ma (đường biên giới dài 230 km); phía Tây Nam giáp Thái Lan (đường dài biên giới dài 1.730km); phía Nam giáp Campuchia (được biên giới dài 492 km) và phía Đông giáp Việt Nam (đường biên giới dài 2.067km). Do địa lý vị trí của mình, Lào được xem là địa bàn trung chuyển quan trọng của vùng Đông Nam Á lục địa từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam và ngược lại. Vị trí địa lý này đã thúc đẩy các nước ASEAN và Trung Quốc đẩy mạnh các nỗ lực hợp tác với Lào để mở rộng thị trường. Vì vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi để Lào đẩy mạnh quá trình hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế. 2.1.1.2. Đặc điểm lãnh thổ Lào là một đất nước không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi lởm chởm. Diện tích lãnh thổ Lào rộng 236.800km2 với địa hình đa dạng, có đủ các đồng bằng, đồi, núi, cao nguyên, thung lũng và song ngòi…,chỉ thiếu có biển. Đỉnh cao nhất của lào là Phu Bìa, cao 2.820m. Sông Mê Kông chảy qua phần lớn biên giới phía Tây với thái Lan, trong khi đó dãy núi Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía Đông với Việt Nam. Núi và cao nguyên chiếm ¾ diện tích tự nhiên của Lào. Bên cạnh đặc điểm chung trên, địa hình Lào vẫn có một số đặc điểm riêng tùy từng vùng. Nếu xét các vùng lớn thì hai vùng Bắc và Nam Lào cũng có nhiều điểm khác biệt.  Bắc Lào Bắc Lào có 8 tỉnh như: Phong-sa-ly, Luông-nậm-tha, Bò- kẹo,Ụ-đôm-xay, Xay-nha-bù-ly, Luông-pha-bang, Hủa-phăn, Xiêng-khoáng và tỉnh Viêng Chăn. Đây là vùng chủ yếu là đồi núi và cao nguyên với địa hình phức tạm, xen lẫn các thung lũng sâu và sườn dốc hiểm trở. Những thuận lợi chính để phát triển kinh tế của vùng này là có nhiều cao nguyên trung du tương đối bằng phẳng để có thể phát triển chăn nuôi đại gia súc, cây công nghiệp, cây ăn quả. Tại vùng núi có thể phát triển mạnh các loại cây lâm sản (thông, trẩu, quế, hồi…), thảo quả và trồng rừng. Đặt biệt cao nguyên Xiêngkhoáng có độ cao trung bình từ 1200-1400m gồm nhiều dãy núi đá vôi với nhiều hang động rất đệp và di chỉ từ thời kỳ đồ đá mới và thời kỳ đầu kimkhí nên rất thuận lợi để phát triển du lịch. Đây cũng là vùng có các đồng Chum nổi tiếng, di chỉ của nền văn hoá cự thạch. Ngoài ra, đây cũng là vùng có nhiều mở quý với trữ lượng lớn như sắt,than, đồng, vàng, đá vôi, muối mở,…  Nam Lào Nam Lào có 10 tỉnh từ Thủ đô Viêng Chăn kéo dài xuống cực Nam của nước Lào. Đặc trưng chủ yếu của vùng này là địa hình cao nguyên và đồng bằng tương đối rộng, bằng phẳng và có độ cao giảm dần từ phía tây dẫy Trường Sơn đến đồng bằng thung lũng song Mê Kông. Dãy núi trường Sơn chạy dài từ Bắc xuống Nam với chiều dài tới 1700km, độ cao trung bình 1300-1900m. Đây là vùng núi rừng hiểm trở với nhiều cáng rừng rậm, nguyên sinh, có trữ lượng gỗ quý lớn. Khí hậu trung khu vực là khí hậu lục địa nhiệt tới với đặc trưng là có mùa mưa và mùa khô trong đó mùa mưa diễn ra trong năm từ tháng 5 đến tháng 11, tiếp theo đó là mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu của lào chịu tác động của 2 đợt gió mùa. Gió mùa đồng Bắc khô và lạnh thổ từ tháng 10 cho đến tháng 4 và gió mùa Tây Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Dải nhiệt độ từ 15 - 38 độ bách phân,và từ o -30 độ bách phân ở vùng núi. Lượng mưa trung bình từ 300cm ở thời điểm cao nhất tại miền Nam đến 200cm tại thủ đô Viêng Chăn. Hiện nay Lào có 800.000 ha đất canh tác nông nghiệp với 85% dân số sống bằng nghề nông. Lào có nguồn tài nguyên phong phú về lâm, nông nghiệp, khoáng sản và tuỷ điện. 2.1.1.3. Đặc điểm dân cư Dân số của Lào năm 2008 khoảng 5,943 triệu người, trong đó nữ chiếm 52%. Lào có 68 bộ tộc chia làm 3 hệ chính đó là Lào Lùm (sống ở đồng bằng) chiếm 65% dân số; Lào Thâng (sống ở lưng chừng núi) chiếm 22% dân số và Lào Xủng (sống vùng núi cao) chiếm 13% dân số. Dân tộc Lào bằng nguồn từ người thái di cư từ Trung Quốc xuống phía Nam khoảng thiên niên kỷ 1 trước công nguyên. 8% dân cư thuộc các sắc độc khác ở vùng đất tấp cùng sống với người Lào. Tôn giáo chính là Phật giáo nguyên thuỷ (chiếm 95% dân số), cùng với những điểm chung của thờ cúng linh vật trong các bộ tộc miền núi là sự cùng tồn tại một cách hoà bình của thờ cúng tinh thần. Có một số ít người theo đạo Kitô và đạo Hồi. Ngôn ngữ chính thức và chi phối là tiềng Lào, một kiểu phát âm của thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Người Lào vùng trung và cao nguyên nói tiếng bộ độc mình. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng, điều kiện kinh tế - xã hội của Lào 2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên CHDCND Lào có điểm xuất phát rất thấp, cơ sở hạ tầng, giao thông còn yếu kém, là nước nghèo, thị trường nhỏ bé, tỷ suất hàng hoá xuất khẩu và sức mua còn thấp. Nước CHDCND Lào được thành lập ngày 02 tháng 12 năm 1975, là một nước nằm ở khu vực Đông Nam Á, ở giữa Bán Đảo Đông Dương, không tiếp giáp với biển, có biên giới chung với 5 nước láng giềng. Lào là một nước rất giàu về tài nguyên thiên nhiên khoáng sản nằm ở dưới đất chưa được khai thác và là một nước có nhiều tiềm năng về phát triển các ngành nông nghiệp. Tóm lại, về đặc điểm tự nhiên của Lào, bên cạnh tài nguyên thiên nhiên phong phú, khí hậu nhiệt đối, dân cư thưa thớt gây nên những hạn chế cho sự phát triển kinh tế như địa hình đồi núi, các đồng bằng và khu dân cư tập trung bị chia cắt nên giao lưu khó khăn. Việc thông thương quốc tế cũng khó khăn, việc mở cửa buôn bán với các nước trên thế giới gặp nhiều trở ngại. 2.1.2.2.Tiềm năng của CHDCND Lào  Tiềm năng về nước và thủy điện Nước CHDCND Lào có tiềm năng về nước và tuỷ điện hết sức to lớn và Lào có mạng lưới song ngòi khá lớn và phân bố tương đương đồng đều. Đặc biệt các song của Lào phần lớn đều là song có trữ lượng nước cao,lắm thác, nhiều ghềnh, có khả năng tạo nguồn năng lượng rất lớn. Do đó Lào có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển cả thuỷ lợi và thuỷ điện. Tiềm năng về nước và thuỷ điện của Lào tập trung trước hết ở sông Mê Kông; đây là dòng sông dài nhất Châu Á (dài 4350km), bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc), chảy qua Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam và đổ ra biển Đông. Nét đặc trưng là sông Mê Kông hầu như chạy dọc tắc tận cực Bắc xuống tận cực Nam Lào với độ dài tới 1898km; trong quá trình chạy đó, có rất nhiều phụ lưu nối vào sông. Có 14 phụ lưu lớn chảy theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Đối với nước CHDCND Lào, sông Mê Kông vừa là đường giao thong thuỷ huyết mạch từ Bắc và Nam và ngượi lại, vừa làm trung tâm phát triển thuỷ lợi và thuỷ điện. Điều tra khảo sát cho thấy có tới 60% nước sông Mê Kông được tạo thành từ Lào. Hàng năm sông Mê Kông đổ ra biển Đông một lượng nước khổng lồ tới hơn 400 tỷ m3. Trữ lượng thuỷ điện vào khoảng 60 nghìn MW; trong đó riêng trên lãnh thổ nước CHDCND Lào, trữ lượng thuỷ điện chiếm trên 30% (khoảng 20 nghìn MW). Do vậy, hàng năm Láo có thể sản xuất năng lượng điện từ sông Mê Kông tới trên dưới 100 tỷ KWh/năm. Tuy nhiên, năng lượng sản xuất điện hiện nay của Lào chỉ khoảng 1500MW, trong đó 60% để xuất khẩu chủ yếu sang Thái Lan. Trong tương lai, Lào sẽ tập trung phát triển mạnh công nghiệp điện để tăng tổng năng lực sản xuất điện lên 2.700MW vào cuối năm 2010.Chừng 75% điện sản xuất ra sẽ xuất khẩu đến các quốc gia làng giềng như Thái Lan, Việt Nam và Campuchia. Do chỉ có nguồn tài chính có hạn,Chính phủ Lào dụ định tạo them nhiều cơ chế thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài. Với các chính sách của Chính phủ Lào, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp điện Lào sẽ tăng nhanh hơn để cung cấp điện năng cho việc phát triển kinh tế trong vùng Đông Nam Á. Như vậy tiềm năng thuỷ lợi và tuỷ điện của Lào rất lớn; đáng nói là nguồn lợi này hầu như chưa được khai thác. Do đó, đây sẽ là nguồn lực quan trọng để Lào đẩy nhanh tốc độ phát triển.  Tiềm năng về đất và rừng Địa hình của Lào rất đa dạng để có thể phát triển rất nhiều ngành kinh tế. Vùng đồng bằng có diện tích khoảng 4,8 triệu ha, chiếm khoảng 20% diện tích đất tự nhiên, đây là vùng có tiềm năng rất lớn để phát triển nông nghiệp. Những cánh đồng lớn có thể là vựa lúa của Lào là:  Cánh đồng Chăm-pha-xắc có diện tích khoảng 1 triệu ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 122,5 nghìn ha, chiếm 12%. Đây là vựa lúa thứ nhất của Lào.  Cánh đồng Sa-văn-na-khẹt có diện tích 900 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 120 nghìn ha, chiếm 13,3%. Đây là vùng rất giàu tiềm năng để phát triển các loại cây lương thực và cây công nghiệp ngắn ngày.  Cánh đồng Xê-bằng-phay có diện tích khoảng 500 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 40 – 50 nghìn ha. Cánh đồng Viêng-chăn có diện tích khoảng 460 nghìn ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 110 – 120 nghìn ha. Đây là vựa lúa thứ hai của Lào. Vùng địa hình cao nghuyên và trung du có diện tích khoảng 11,8 triệu ha, chiếm xấp xỉ 50% tổng diện tích đất tự nhiên của Lào. Đặc biệt nổi bật của các cao nguyên này là đất đai rất màu mỡ. Đây là vùng rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp và phát triển ngành chăn nuôi, nhất là chăn nuôi đại gia súc.Một số cac nguyên lớn của Lào là:  Cao nguyên Bo-lạ-ven nằm ở Nam Lào có diện tích khoảng 360 nghìn ha.  Cao nguyên Na-kai nằm ở Trung Lào có diện tích khoảng 210 nghìn ha.  Cao nguyên Mường-phuôn nằm ở Bắc Lào có diện tích khoảng 200 nghìn ha. Ngoài ra, lào còn có khoảng 7,1 triệu ha đất đồi núi cao (cao trên 1000m so với mực nước biển), chiếm khoảng 30% diện tích đất tự nhiên. Đây là vùng rất thích hợp để phát triển rừng. Như vây, tài nguyên đất của Lào rất phong phú, đa dạng về rừng, có nhiều cao nguyên đất đai màu mỡ, thuận lợi để phát triển nông nghiệp, nhất là trồng cà phê, bong, chuối và hoa màu khác.  Tiềm năng về khoáng sản Theo các thăm dò bước đầu, trữ lượng khoáng sản tại Lào khá phong phú và được trải rộng trên khắp các vùng của cả nước. Một số loại khoáng sản có trữ lượng khá cao tại Lào là than đá, sắt, kẽm, thiếc, muối mỏ, thạch cao, đá quý, đồng, chì kẽm, quạng bạc, vàng, pyrit, cát thuỷ tinh… Mới chỉ có một ít khoáng sản được thăm dò, thống kê và được khai thác với quy mô rất khiêm tốn… Hiện nay công tác điều tra, đánh giá trữ lượng vẫn đang được tiến hành. Lào có tài nguyên khoáng sản đa dạng và tương đối phong phú. Trong đó có khoảng 20 điểm và mỏ than (gồm 13 điểm mỏ than antraxit và 7 điểm mỏ than nâu) với tổng trữ lượng ước tính 306 triệu tấn; 28 điểm và mỏ sắt tập trung vùng Phumuôn, Pha-lếch, Bản Men tỉnh Xiêng- khoảng, có trữ lượng khoảng 28 triệu tấn, hàm lượng sắt từ 40-50%; 6 điểm là mỏ măng-gan tập trung nhiều tại Na-kay, Mương Ngà, Mương Pun, Mường Chót tỉnh Luông-pra-băng. Đã phát hiện 16 điểm có quặng đồng, 29 điểm có chì và kẽm, 5 điểm antimon, 13 điểm và mỏ thiếc, trên 50 điểm có vàng và vùng bauxite tại Nam Lào… Tuy nhiên, những nguồn lực này phần lớn còn đang nằm dưới dạng tiềm năng. Những năm gần đây, Chính phủ Lào đã thu hút được một khối lượng đáng kể nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào việc khai phá những tiềm năng này, nhưng do những bất cập về cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực, nên nhân tố ODA vẫn đang là một trong những yếu tố quan trọng đối với nền kinh tế Lào và Campuchia để thực hiện mục tiêu phát triển của hai nước.  Tiềm năng về du lịch – dịch vụ Lào có nguồn tài nguyên về du lịch rất đa dạng, phong phú, gồm tài nguyên du lịch tự nhiên, sinh thái và tài nguyên du lịch nhân văn.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan