Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường liễu giai, quậ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường liễu giai, quận ba đình, thành phố hà nội

.PDF
26
262
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIẾN TRÚC HÀ NỘI ---------------------------------- LÊ THỊ HƯỜNG kho¸ 2016 - 2018 NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG LIỄU GIAI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Quản lý đô thị và công trình Mã số: 60.58.01.06 LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ CÔNG TRÌNH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. KTS. ĐỖ HẬU XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN TS. KTS. LÊ TRỌNG BÌNH Hà Nội - 2018 Lời cảm ơn Học viên xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, Khoa Sau đại học và các Phòng Ban liên quan cùng toàn thể các thầy (cô) giáo đã tham gia giảng dạy các bộ môn đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho học viên trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Học viên xin chân thành cảm ơn GS. TS. KTS. Đỗ Hậu người thầy trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện để học viên hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tuy đã có nhiều sự cố gắng, nhưng do điều kiện về thời gian cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được những ý kiến quý báu từ Hội đồng khoa học Trường đại học Kiến trúc Hà Nội, cùng toàn thể các thầy (cô) giáo, các anh chị đồng nghiệp và bạn bèđể luận văn được hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày … tháng … năm 2018 Tác giả luận văn Lê Thị Hường Lời cam đoan Tôi xin cam đoan, Luận văn thạc sỹ là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các số liệu khoa học, kết quả nghiên cứu của Luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn tài liệu tham khảo theo quy định. Tác giả luận văn Lê Thị Hường DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ CCHC Cải cách hành chính CNH Công nghiệp hóa CQNN Cơ quan nhà nước DS - KHHGĐ Dân số kế hoạch hóa gia đình GCN Giấy chứng nhận HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân QLNN Quản lý nhà nước QSDĐ Quyền sử dụng đất SDĐ Sử dụng đất SHNN Sở hữu nhà nước SHNN Sở hữu nhà nước TĐC Tái định cư TNMT Tài nguyên môi trường UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC HÌNH ẢNH, SƠ ĐỒ Số hiệu Tên hình ảnh, sơ đồ Trang hình ảnh Hình 1.1 Sơ đồ vị trí phường Liễu Giai 7 Hình 1.2 Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 14 phường Liễu Giai Hình 1.3 Cơ cấu sử dụng đất phường Liễu Giai năm 2016 15 Sơ đồ 1.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai 22 phường Liễu Giai DANH MỤC BẢNG, BIỂU Số hiệu Tên bảng, biểu Trang Hiện trạng sử dụng đất phường Liễu Giai 19 bảng, biểu Bảng 1.1 theo mục đích sử dụng đất Bảng 1.2 Hiện trạng sử dụng đất theo đối tượng quản lý, 20 sử dụng đất đai phường Liễu Giai Bảng 1.3 Biến động đất đai phường Liễu Giai 21 Bảng 1.4 Đội ngũ cán bộ công chức thực hiện công tác quản lý 23 đất đai TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai “ Báo cáo hiện trạng sử dụng đất 2010”; 2. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường, Tổng cục Quản lý đất đai “ Báo cáo chiến lược ngành quản lý đất đai 2010”; 3. Đỗ Hậu, Nguyễn Đình Bồng (2012), Giáo trình “Quản lý đất đai bất động sản đô thị”, Nhà xuất bản Xây dựng 2012; 4. Lưu Quốc Thái (2006) “ Pháp luật đất đai và vấn đề đầu tư nước ngoài vào thị trường bất động sản ở Trung Quốc “ Tạp chí Tài nguyên Môi trường 8/2006; 5. Nguyễn Cảnh Quý, Học viện chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, “ Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay” NXB Chính trị Quốc gia, 2012; 6. Nguyễn Cảnh Quý, học viện Chính trị- hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh “ Nhận thức và thực hiện pháp luật đất đai của cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp chính quyền ở Việt Nam hiện nay “, NXB Chính trị quốc gia năm 2012; 7. Nguyễn Đình Bồng (2008), Hội khoa học đất Việt Nam “ Hội thảo quy hoạch sử dụng đất (tổng thuật)”năm 2008; 8. Nguyễn Đình Bồng (2013), Quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên đất đai, NXB Chính trị quốc gia; 9. Nguyễn Kim Sơn (2000), “Tổng hợp về chính sách và tình hình sử dụng đất đai của một số nước trong khu vực và trên thế giới”, Báo cáo khoa học chuyên đề 1, Tổng cục địa chính, Hà Nội; 10. Phạm Sỹ Liêm, Tổng hội Xây dựng “ Nghiên cứu cơ sở khoa học của Chính sách đất đô thị, chính sách đất đô thị “ 2010; 11. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật đất đai , Nhà xuất bản Bản đồ, Hà Nội; 12. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2013), Luật Quy hoạch đô thị; 13. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2014), Luật Xây dựng; 14. Tôn Gia Huyên, Tổng Hội xây dựng “ Nghiên cứu cơ sở khoa học của chính sách đô thị - chính sách đất đô thị - Cơ sở khoa học quản lý đất đai đô thị”, 2010; 15. Trần Kiêm Dũng, Cục thông tin Bộ Tài nguyên Môi trường “ Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai 2010”; 16. Trần Kông Tấu (2009), Tài nguyên đất, NXB Đại học quốc gia Hà Nội; 17. UBND phường Liễu Giai (2010), “Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng giai đoạn 2011 - 2015”, Hà Nội; 18. UBND phường Liễu Giai (2015), “Báo cáo thuyết minh kiểm kê đất đai năm 2014 phường Liễu Giai”, Hà Nội; 19. UBND phường Liễu Giai (2016), Báo cáo tình hình thực hiện kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng năm 2016, Hà Nội; 20. UBND phường Liễu Giai (2016), Báo cáo thống kê đất đai năm 2016 phường Liễu Giai, Hà Nội; 21. UBND quận Ba Đình (2010), “Báo cáo thuyết minh kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2010 -2015) của quận Ba Đình”, Hà Nội; 22. UBND quận Ba Đình (2016), “ Báo cáo công tác quản lý đất đai, thi hành pháp luật về quản lý đất đai 2010-2015”. MỤC LỤC Lời cảm ơn Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục hình ảnh, sơ đồ Danh mục bảng, biểu PHẦN MỞ ĐẦU 1 * Lý do chọn đề tài 1 * Mục đích nghiên cứu 2 * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 2 * Phương pháp nghiên cứu 3 * Nội dung nghiên cứu 4 * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4 * Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn 5 * Cấu trúc luận văn 6 PHẦN NỘI DUNG 7 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI PHƯỜNG LIỄU GIAI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 7 1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của phường Liễu Giai 7 1.1.1. Điều kiện tự nhiên 7 1.1.2. Điều kiện kinh tế 8 1.1.3. Tình hình văn hóa, xã hội 9 1.1.4. Thực trạng môi trường 10 1.1.5. Thực trạng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội 11 1.2. Hiện trạng sử dụng đất và tình hình biến động diện tích các loại đất phường Liễu Giai 13 1.2.1. Hiện trạng sử dụng đất tại phường Liễu Giai 13 1.2.2. Tình hình biến động diện tích các loại đất tại phường Liễu Giai 20 1.3. Thực trạng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại phường Liễu Giai 22 1.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai 22 1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn 24 1.4. Thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai 24 1.4.1. Công tác quản lý sử dụng đất theo quy hoạch 24 1.4.2. Công tác giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 26 1.4.3. Công tác đăng ký đất đai và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại phường Liễu Giai 28 1.4.4. Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, xử lý vi phạm về đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai 32 1.5. Đánh giá chung về công tác quản lý đất đai phường Liễu Giai, quận Ba Đình giai đoạn 2012-2016 33 1.5.1. Những mặt mạnh 34 1.5.2. Những hạn chế, vướng mắc và khó khăn 35 1.5.3. Nguyên nhân 37 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI 39 2.1. Cơ sở lý thuyết về quản lý đất đai đô thị 39 2.1.1. Đặc điểm đất đô thị và phân loại đất đô thị 39 2.1.2. Quản lý đất đai, chức năng, nhiệm vụ quản lý đất đai 40 2.1.3. Công cụ quản lý nhà nước về đất đai 43 2.2. Nguyên tắc và nội dung quản lý sử dụng đất 47 2.2.1. Nguyên tắc quản lý đất đai đô thị 47 2.2.2. Những nội dung quản lý nhà nước về đất đai 49 2.3. Cơ sở pháp lý quản lý đất đai 50 2.3.1. Quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 50 2.3.2. Các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành 52 2.4. Các yếu tố tác động đến quản lý đất đai 54 2.4.1. Yếu tố điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 54 2.4.2. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đất đai 54 2.4.3. Công tác lập Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất 56 2.5. Kinh nghiệm ở nước ngoài và trong nước về quản lý đất đai 57 2.5.1. Kinh nghiệm quản lý đất đai một số nước trên thế giới 57 2.5.2. Kinh nghiệm quản lý đất đai trong nước 66 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI PHƯỜNG LIỄU GIAI, QUẬN BA ĐÌNH, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 71 3.1. Quan điểm, mục tiêu quản lý đất đai phường Liễu Giai 71 3.1.1. Quan điểm 71 3.1.2. Mục tiêu 71 3.2. Đề xuất các giải pháp quản lý đất đai 72 3.2.1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và khai thác hiệu quả 72 3.2.2. Hoàn thiện chính sách quản lý đất đai 73 3.2.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức bộ máy, năng lực cán bộ quản lý đất đai 74 3.2.4. Cải cách hành chính trong công tác quản lý đất đai 75 3.2.5. Đầu tư cơ sở vật chất trong quản lý đất đai 76 3.2.6. Công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về đất đai 76 3.2.7. Ứng dụng của Khoa học công nghệ trong quản lý đất đai 78 3.2.8. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất 78 3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đất đai phường Liễu Giai, quận Ba Đình 79 3.3.1. Quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất 79 3.3.2. Nâng cao năng lực cán bộ quản lý 82 3.3.3. Thanh tra, giải quyết các tranh chấp, xử lý vi phạm 83 3.3.4. Tăng cường cơ sở vật chất và áp dụng công nghệ thông tin 84 3.3.5. Huy động cộng đồng tham gia quản lý 87 KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 91 Kết luận 91 Kiến nghị 94 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU * Lý do chọn đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì có thể thay thế được của ngành sản xuất nông lâm nghiệp, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là các nguồn lợi tự nhiên như khí hậu, thời tiết, nước, không khí, khoáng sản nằm trong lòng đất, sinh vật sống trên bề mặt trái đất thậm chí cả sinh vật sống trong lòng đất. Qua nhiều năm thực hiện công cuộc đổi mới, nước ta đã thu được những thành quả đáng kể về kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong những thành quả đó phải kể đến việc đổi mới chính sách đất đai, đã tạo điều kiện cho người dân có quyền làm chủ trên chính mảnh đất được giao, là động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần ổn định tình hình an ninh chính trị, tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân. Ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý, tại Điều 22 Luật Đất đai năm 2013 đã quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai, là căn cứ để Nhà nước thống nhất và quản lý toàn bộ quỹ đất đai trong phạm vi cả nước. Phường Liễu Giai là đơn vị hành chính cấp phường nằm ở phía Bắc Đông Bắc của quận Ba Đình, là phường nội thành trung tâm của quận Ba Đình nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng, vì vậy phường Liễu Giai là địa bàn có nhiều trường học, cơ quan của các ban ngành của Trung Ương, của thành phố và quận, đồng thời đây cũng là lợi thế để phường phát triển kinh tế, xã hội. Cùng với đó, dưới áp lực của đô thị hóa, và áp lực gia tăng dân số nhanh, mật độ dân số lớn, nhu cầu về đất đai là rất lớn, đòi hỏi phường Liễu Giai cần có những chính sách, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý 2 đất đai, để đảm bảo việc sử dụng đất trên địa bàn được tiết kiệm, hiệu quả, đảm bảo nhu cầu sử dụng đất cho sự phát triển các ngành, lĩnh vực, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển. Xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai đối với quá trình phát triển của địa phương, trong những năm vừa qua, UBND phường Liễu Giai đã có sự quan tâm, chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm, thực hiện nghiêm chỉnh công tác quản lý nhà nước về đất đai và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Tuy nhiên, hiện địa phương vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề liên quan đến công tác quản lý đất đai như xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo, công tác xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, giải quyết hòa giải phục vụ giải quyết tranh chấp đất đai…gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của địa phương. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội”. * Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai, quận Ba Đình nhằm đảm bảo quản lý đất đai hiệu quả theo đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và pháp luật nhà nước. * Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài - Đối tượng nghiên cứu: Quản lý nhà nước về đất đai tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. - Phạm vi nghiên cứu: a. Phạm vi về không gian: Trên địa bàn phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. 3 b. Phạm vi về thời gian: Luận văn nghiên cứu theo Đồ án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 đã được phê duyệt. * Phương pháp nghiên cứu a. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu  Tài liệu, số liệu thứ cấp Phương pháp điều tra thu thập số liệu thứ cấp được sử dụng để thu thập các thông tin liên quan đến các nội dung nghiên cứu gồm: - Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, như: vị trí địa lý, địa hình, khí hậu, thủy văn, dân số, lao động, tình hình phát triển kinh tế, hệ thống cơ sở hạ tầng,... được thu thập tại UBND phường Liễu Giai, chi cục thống kê quận Ba Đình; - Số liệu về tài nguyên đất đai, tình hình quản lý đất đai và các số liệu có liên quan đến sử dụng đất được thu thập phòng Tài nguyên và Môi trường quận Ba Đình, UBND phường Liễu Giai.  Tài liệu, số liệu sơ cấp Khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các tài liệu liên quan để nắm tổng quan thực trạng sử dụng đất, những vướng mắc trong quản lý, sử dụng đất tại địa phương. b. Phương pháp thống kê, tổng hợp và xử lý số liệu - Căn cứ vào các tài liệu, số liệu thu thập được sử dụng các phần mềm word, excel để tiến hành thống kê, tổng hợp để tìm ra mối quan hệ giữa chúng. - Phân tích, xử lý các số liệu để đánh giá hiện trạng, tìm ra kết quả và những mặt còn hạn chế của vấn đề nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp. 4 c. Phương pháp phân tích, so sánh Từ những số liệu, thông tin thu thập được tiến hành phân tích, so sánh để làm rõ thực trạng, những mặt tích cực, những mặt tiêu cực từ đó nhận thấy những bài học kinh nghiệm trong thực tế để đưa ra những biện pháp giải quyết có tính thực tiễn. * Nội dung nghiên cứu - Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về đất đai tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình. - Xây dựng cơ sở khoa học về quản lý đất đai. - Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất, nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai. * Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: Nghiên cứu, bổ sung và làm rõ một số cơ sở khoa học về quản lý Nhà nước về đất đai và đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về đất đai. - Ý nghĩa thực tiễn: Làm luận cứ khoa học để các cơ quan chức năng, các tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. * Các khái niệm (thuật ngữ) sử dụng trong luận văn - Đất đai: Không chỉ giới hạn là bề mặt trái đất, mà còn được hiểu như là khái niệm pháp lý về bất động sản. Tài sản hợp pháp được định nghĩa là không gian bên trên, dưới hoặc trên mặt đất và bao gồm một số công trình 5 xây dựng về mặt vật chất hoặc pháp lý gắn với tài sản đó, ví dụ một tòa nhà. Khái niệm đất đai cũng bao gồm các khu vực có nước bao phủ. (Bộ TN&MT,2012). [3] - Quản lý đất đai (Land management): Bao gồm các quy trình để sử dụng tài nguyên đất có hiệu quả. Đây chủ yếu là trách nhiệm của chủ sở hữu đất. Chính phủ cũng có mục tiêu tăng cường quản lý đất đai hiệu quả như là một phần của mục tiêu thúc đẩy phát triển KT - XH bền vững. (Bộ TN&MT,2012). [3] - Quản lý hành chính về đất đai (Land administration): Liên quan đến việc xây dựng cơ chế quản lý quyền đối với đất đai và sử dụng đất, quá trình sử dụng đất và giá trị của đất đai thuộc thẩm quyền của Chính phủ để thúc đẩy quản lý đất đai hiệu quả, bền vững và bảo đảm quyền về tài sản. (Bộ TN&MT,2012). [3] - Quản trị đất đai (Land governance):Thể hiện trách nhiệm của Chính phủ trong quản lý đất đai thông qua việc tập trung vào các vấn đề chính sách và tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả. Quản trị đất đai có thể được hiểu là cách Chính phủ điều hành cơ chế quản lý đất đai. (Bộ TN&MT,2012). [3] - Quản lý Nhà nước về đất đai: Có thể có nhiều nghĩa khác nhau tại các nước khác nhau. QLNN về đất đai có thể đồng nghĩa với quản lý đất đai, tập trung vào cách thức chính phủ xây dựng và thực hiện các chính sách đất đai và quản lý đất đai cho tất cả các loại đất không phân biệt quyền sử dụng đất. Cụ thể hơn, đây là quá trình Nhà nước quản lý đất đai thuộc sở hữu của Nhà nước và giao đất cho các mục đích sử dụng khác nhau. (Bộ TN&MT,2012). [3] 6 - Hệ thống quản lý đất đai: Nền tảng quản lý đất đai: Luật đất đai; Quy hoạch sử dụng đất, Thanh tra đất đai; Cơ sở hạ tầng quản lý đất đai: Hồ sơ địa chính, đăng ký đất đai, định giá đất, hệ thống thông tin đất đai”.(Bộ TN&MT,2012). * Cấu trúc luận văn Luận văn gồm 03 phần: Phần Mở đầu; Phần Nội dung; Phần Kết luận và Kiến nghị. Trong đó, phần nội dung gồm 03 chương: + Chương 1: Thực trạng công tác quản lý đất đai tại phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. + Chương 2: Cơ sở khoa học và cơ sở thực tiễn về quản lý đất đai. + Chương 3: Giải pháp quản lý đất đai phường Liễu Giai, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. THÔNG BÁO Để xem được phần chính văn của tài liệu này, vui lòng liên hệ với Trung Tâm Thông tin Thư viện – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Địa chỉ: T.13 – Nhà H – Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội Đ/c: Km 10 – Nguyễn Trãi – Thanh Xuân Hà Nội. Email: [email protected] TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu xem nhiều nhất