Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại techcombank...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại techcombank

.PDF
61
45164
120

Mô tả:

LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trƣờng vấn đề lợi nhuận là một vấn đề vô cùng quan trọng mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng quan tâm. Lợi nhuận không chỉ phản ánh kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp mà còn phản ánh khả năng tồn tại, phát triển và uy tín của doanh nghiệp đó trên thị trƣờng. Ngân Hàng Thƣơng Mại Việt Nam nói chung và Ngân hàng Kỹ Thƣơng Việt Nam (NHKTVN) nói riêng là những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài Chính-Tiền Tệ và dịch vụ ngân hàng, làm sao để đạt hiệu quả kinh doanh tạo ra lợi nhuận là một vấn đề lớn đƣợc đặt ra hàng đầu. Ngay từ những ngày đầu thành lập, dƣới sự lãnh đạo cuả Đảng, Nhà nƣớc và dƣới sự chỉ đạo kịp thời của Ngân Hàng Nhà Nƣớc Việt Nam (NHNNVN), NHKTVN đã phát huy tốt vai trò của mình góp phần thúc đẩy luân chuyển vốn trong nền kinh tế, đáp ứng ngày càng nhiều nhu cầu vốn cũng nhƣ cung cấp ngày càng nhiều các dịch vụ tiện ích cho ngƣơì sử dụng và trở thành Ngân Hàng đô thị đa năng hàng đầu Việt Nam Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trƣờng, việc tạo ra một đồng lợi nhuận là vô cùng khó khăn. Chính vì vậy lầm sao để có thể tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí là vấn đề quan trọng đặt ra cho mỗi Ngân Hàng Thƣơng Mại (NHTM) trong đó không loại trừ NHKT.Tìm ra các giải pháp là quan trọng nhƣng làm sao để các giải pháp đó trở thành hiện thực lại càng quan trọng hơn. Điều này đòi hỏi phải có sự quan tâm đúng mức của ngành Ngân Hàng cũng nhƣ của các nhà hoạch định chính sách Kinh tế vĩ mô khác. Với những lý do nêu trên, sau khi hoàn thành chƣơng trình học tập tai Học Viện Ngân Hàng cùng hai tháng thực tập tại Hội Sở Chính NHKT em mạnh dạn lựa chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm tăng thu nhập, tiết kiệm chi phí, nâng cao kết quả kinh doanh tại NHKTVN" Trang 1 Chuyên đề của em đƣợc trình bày theo kết cấu sau: Lời mở đầu Chƣơng 1:Các hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng Thƣơng Mại trong nền Kinh tế thị trƣờng và cơ chế Tài Chính của NHTM Chƣơng 2: Thực trạng thu nhập-chi phí và kết quả kinh doanh của HSC NHKTVN Chƣơng 3: Một số biện pháp nhằm tăng thu nhập -tiết kiệm chi phí và nâng cao kết quả kinh doanh tại HSC NHKTVN Kết luận Mặc dù đã cố gắng nỗ lực song thời gian thực tập ngắn và trình độ bản thân còn hạn chế nên Chuyên Đề của em sẽ không tránh khỏi những thiếu sót .Em rất mong nhận đƣợc sự góp ý của thầy cô để Chuyên Đề của em đƣợc hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Trang 2 CHƢƠNG 1 CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƢỜNG VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH CỦA NHTM I. Các hoạt động kinh doanh của NHTM trong nền Kinh Tế Thị Trƣờng 1. Khái niệm và đặc trưng của NHTM. 1.1Khái niệm NHTM. NHTM là một định chế tài chính quan trọng bậc nhất của mỗi một quốc gia. Quan trọng là vậy song không có một định nghĩa nào chung cho khái niệm NHTM trên thế giới. Tuỳ theo mỗi quốc gia mà NHTM hoạt động trong thể chế pháp luật khác nhau. Có thể hiểu NHTM với những nét chung: NHTM là tổ chức kinh doanh tiền tệ mà nhiệm vụ chủ yếu là nhận tiền gửi của khách hàng với trách nhiệm hoàn trả, sử dụng số tiền đó cho vay thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phƣơng tiện thanh toán. Mức độ phát triển của các dịch vụ Ngân Hàng là khác nhau phụ thuộc vào nền tảng công nghệ khoa học kỹ thuật của mỗi nƣớc. Tại Việt Nam, trong luật các TCTD đƣợc Quốc hội thông qua 12/12/1997 quy định: Theo khoản 1 điều 20: "TCTD là doanh nghiệp đƣợc thành lập theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật để huy động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ Ngân Hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng,cung ứng các dịch vụ thanh toán". 1.2 Đặc trưng của NHTM Mặc dù có những cách hiểu khác nhau song nhìn chung thì Ngân Hàng có những đặc trƣng sau: -NHTM là các doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ và các dịch vụ khác liên quan đến tiền tệ. NHTM là các doanh nghiệp vay mƣợn ,huy động tiền tệ từ các chủ thể đang nắm giữ tiền tạm thời chƣa dùng tới để rồi dùng tiền đó cho vay, đầu tƣ vào những lĩnh vực nhà nƣớc cho phép. Đây là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt lĩnh vực kinh doanh ngân hàng với các lĩnh vực kinh doanh khác. Tuy nhiên các Ngân Hàng ngày càng phải hoạt Trang 3 động trong sự cạnh tranh gay gắt nên sản phẩm và phƣơng thức kinh doanh của Ngân Hàng cũng có sự thay đổi, theo đó, sản phẩm của Ngân hàng còn bao gồm các dịch vụ khác nhƣ : dịch vụ về tài chính, về thông tin, kế toán …. Hoạt động kinh doanh Ngân Hàng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro. Thƣờng thì Ngân Hàng đi vay, huy động vốn ngắn hạn với lãi suất thấp để cho vay với thời hạn dài hơn với lãi suất cao hơn. Từ đó Ngân Hàng sẽ thu đƣợc lợi nhuận. Tuy nhiên chỉ bằng những kinh nghiệm giản đơn cũng có thể thấy đƣợc tính chất tập trung rủi ro của lĩnh vực Ngân hàng. Nếu đến hạn vì một nguyên nhân nào đó ngƣời vay tiền không trả đƣợc nợ hoặc trả không dủ sẽ làm cho Ngân Hàng lâm vào tình trạng rủi ro. Trƣờng hợp khác nữa là Ngân hàng sẽ có thể gặp rủi ro thanh khoản nếu khách hàng đến rút tiền trƣớc hạn, ngân hàng phải trả tiền cho khách hàng khi đáo hạn nhƣng ngân hàng lại không có đủ tiền để thanh toán do các khoản cho vay hoặc đầu tƣ chƣa thu hồi đƣợc và ngân hàng cũng không thể vay tiền ở các thị trƣờng tài chính khác… Chính vì đặc điểm này mà Ngân Hàng phải tạo ra những biện pháp, kỹ thuật để phòng ngừa rủi ro cho ngƣời gửi tiền, ngƣời vay tiền và cho chính bản thân mình. Ngân hàng thƣơng mại kinh doanh mang tính hệ thống cao và chịu sự quản lí nghiêm ngặt của Nhà nƣớc. Có thể nói, tình hình lƣu thông và giá trị của tiền tệ có ảnh hƣởng sâu rộng đến toàn bộ nền kinh tế; hơn nữa, rủi ro trong kinh doanh ngân hàng luôn mang tính lan truyền, tính hệ thống cao hơn hẳn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. Do đó đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nƣớc phải có các biện pháp quản lý nghiêm ngặt sao cho Chính sách tiền tệ quốc gia đƣợc đảm bảo thực hiện,hệ thống tài chính ngân hàng đƣợc đảm bảo an toàn, quyền lợi của ngƣời gửi tiền và ngƣời đầu tƣ đƣợc bảo vệ. Hơn nữa, để tạo ra các dịch vụ toàn diện cho khách hàng, đồng thời các ngân hàng có thể hỗ trợ nhau khi đứng trƣớc nguy cơ rủi ro, các ngân hàng luôn phải duy trì ràng buộc theo hệ thống trong quá trình hoạt động của mình cả về mặt tổ chức và về mặt kỹ thuật. 2.Chức năng và vai trò của NHTM 2.1.Chức năng trung gian tín dụng Trang 4 Do đặc điểm tuần hoàn vốn tiền tệ trong qúa trình tái sản xuất xã hội nên đã xuất hiện mâu thuẫn giữa những ngƣời thừa vốn và những ngƣời thiếu vốn. Quan hệ Tín Dụng trực tiếp gặp nhiều hạn chế vì nhu cầu giữa các chủ thể khó có thể trùng nhau về mặt khối lƣợng, thời gian tín dụng và giữa các chủ thể không có đủ sự tin tƣởng để thực hiện việc chuyển quyền sử dụng vốn cho nhau. Với tƣ cách là một tổ chức chuyên kinh doanh tiền tệ, tín dụng, NHTMtrên cơ sở tập hợp các nguồn vốn huy động đƣợc thành một quỹ để cho vay, đáp ứng nhanh chóng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể khác nhau. Từ đó, đảm bảo quá trình sản xuất lƣu thông hàng hoá đƣợc diễn ra liên tục. Nhƣ vậy, ngân hàng đã thực hiện chức năng trung gian tín dụng và góp phần vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển 2.2. Chức năng trung gian thanh toán Trên cơ sở nhận tiền gửi của khách hàng, NHTM thực hiện các khoản thanh toán chi trả cho khách hàng. Hàng ngày nền kinh tế xuất hiện hàng loạt các giao dịch với khối lƣợng các khoản thanh toán vô cùng lớn. Trong quá trình làm trung gian tín dụng, ngân hàng đã thu hút các nhà kinh doanh buôn bán với nhau mở tài khoản tiền gửi thanh toán tại ngân hàng và ngân hàng thực hiện chức năng trung giân thanh toán theo lệnh của chủ tài khoản. Đây chính là phƣơng thức thanh toán qua đó giảm tỷ lệ tiền mặt trong lƣu thông, đẩy nhanh hình thức thanh toán không dùng tiền mặt với chi phí thấp hơn rất nhiều. Hoạt động thanh toán khẳng định vai trò trung giân không thể thiếu của NHTM đồng thời tạo ra nguồn thu cho ngân hàng từ phí thanh toán. Dịch vụ thanh toán qua ngân hàng đang ngày một phát triển với tốc độ nhanh chóng, thời gian cho thanh toán rút ngắn đến tối đa do công nghệ ngân hàng đang ngày càng hoàn thiện. Điều này hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của các quan hệ kinh tế ngày càng sôi động và đa dạng đang diễn ra. Trang 5 2.3. Chức năng tạo tiền của NHTM Sự tạo tiền bắt đầu từ khi "đồng tiền ghi sổ" ra đời .Từ một khoản tiền gửi ban đầu vào một ngân hàng thông qua cho vay bằng chuyển khoản trong một hệ thống ngân hàng thƣơng mại, số tiền gửi ban đầu đã tăng lên gấp bội. Tuy nhiên chỉ có một hệ thống ngân hàng mới thƣơng mại mới có thể mở rộng tiền gửi lên nhiều lần, còn nếu chỉ có một ngân hàng thì không thể có chức năng tạo tiền .Khoản tiền gửi ban đầu có khả năng tăng lên bao nhiêu lần là do hệ số mở rộng tiền gửi quyết định.Hệ số mở rộng tiền gửi của một ngân hàng thƣơng mại chịu sự tác động của các yếu tố:tỷ lệ dự trữ bắt buộc ,tỷ lệ rút tiền mặt của khách hàng, tỷ lệ dự trữ dƣ thừa . Giả sử trong điều kiện không xuất hiện khoản thanh toán nào bằng tiền mặt và các ngân hàng đều cho vay hết quỹ cho vay thì hệ số mở rộng tiền gửi đƣợc tính theo công thức: H = Lỗi! (H: Hệ số mở rộng tiền gửi) Khi đó nếu tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10% thì hệ số mở rộng tiền gửi là 10.Nghĩa là hệ thống ngân hàng có khả năng mở rộng tiền gửi gấp 10 lần số tiền gửi ban đầu. Trên thực tế nếu một khách hàng nào đó rút một phần tiền mặt để thanh toán hoặc ngân hàng không cho vay hết quỹ cho vay thì khả năng mở rộng tiền gửi cũng gỉam đi. Vì thế hệ số mở rộng tiền gửi trong thực tế đƣợc tính theo công thức: H = Lỗi! Nhƣ vậy ngân hàng cần phải đẩy mạnh nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt và nghiệp vụ cho vay sao cho các khoản thanh toán bằng tiền mặt của khách hàng và dự trữ dƣ thừa là thấp nhất. Tuy nhiên, khả năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại có thể mang lại ruỉ ro khi khách hàng có nhu cầu rút tiên mặt một cách ồ ạt mà ngân hàng lại đang thiếu phƣơng tiện thanh toán bằng tiền mặt .Để giảm thiểu rủi ro các ngân hàng thƣơng mại phải gửi tiền vào tài khoản tại ngân hàng nhà nƣớc và tham gia thang toán ra ngoài hệ thống ngân hàng mình. Trang 6 Chức năng tạo tiền của ngân hàng thƣơng mại có ý nghĩa to lớn trong việc quyết định quy mô nguồn vốn của ngân hàng ,đồng thời tạo điều kiện thanh toán không dùng tiền mặt . Với chức năng tạo tiền, ngân hàng trung ƣơng coi ngân hàng thƣơng mại nhƣ một kênh quan trọn ,qua đó ngân hàng trung ƣơng có thể cung ứng tiền vào lƣu thông hay thu hẹp khối lƣợng tiền tệ ngoài lƣu thông nhằm đảm bảo sự cân đối giữa cung và cầu tiền tệ , thực hiện chính sách giá cả, tăng trƣởng kinh tế lành mạnh và tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. 3. Một số nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì nghiệp vụ của ngân hàng thƣơng mại càng trở nên đa dạng hơn. Bản chất của ngân hàng thƣơng mại là đi vay để cho vay .Hoạt động "đi vay” tạo nên nguồn vốn của ngân hàng và hoạt động "cho vay" hình thành nên nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng . Hơn nữa các ngân hàng hiện đại ngày nay không chỉ thực hiện đi vay dể cho vay mà còn đa dạng hóa thên nhiều dịch vụ để vừa phòng tránh rủi ro vừa tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng . Do vậy toàn bộ hoạt động của ngân hàng thƣơng mại đƣợc khái quát thành hai nghiệp vụ chính sau: -Nghiệp vụ tài sản nợ -Nghiệp vụ tài sản có 3.1.Nghiệp vụ tài sản Nợ. Nhƣ trên đã trình bày thì nghiệp vụ tài sản nợ chính là nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng thƣơng mại .Cũng nhƣ bất cứ một doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải cần có một số lƣợng vốn nhất định Đặc biệt các ngân hàng thƣơng mại có đối tƣợng kinh doanh là vốn tiền tệ ,bởi vậy , trong quá trình hoạt động các ngân hàmg thƣơng mại luôn chú trọng công tác bảo toàn và phát triển vốn. Các nghiệp vụ tạo vốn của ngân hàng thƣơng mại bao gồm có: Trang 7 3.1.1 Vốn tự có Vốn tự có là những giá trị tiền tệ do ngân hàng tạo lập đƣợc thuộc sở hữu của ngân hàng .Vốn tự có trƣớc hết dùng để đầu tƣ vào trụ sở máy móc , văn phòng làm việc… sau đó mới sử dụng để kinh doanh và chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng bởi nó là căn cứ pháp lý bắt buộc khi thành lập ngân hàng đông thời là cơ sở để xác định quy mô hoạt động của ngân hàng .Vốn tự có khẳng định thế mạnh cũng nhƣ khả năng thanh toán của ngân hàng thƣơng mại đối với ngƣời gửi tiền trong trƣờng hợp nếu xảy ra rủi ro. Vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại còn mang tính ổn dịnh rất cao và là cơ sở để thu hút các nguồn vốn khác. Vốn tự có của ngân hàng đƣợc hình thành từ nhiêù nguồn khác nhau. Nếu là ngân hàng thƣơng mại quốc doanh thì vốn tự có do ngân sách nhà nƣớc cấp ;ngân hàng thƣơng mại cổ phần thì vốn tự có do các cổ đông đóng góp ;ngân hàng liên doanh có vốn tự có do các đối tác góp và ngân hàng nƣớc ngoài có vốn tự có do ngân hàng mẹ ở chính quốc quyết định. Vốn tự có bao gồm: -Vốn pháp dịnh và vốn điều lệ:trong đó ,vốn pháp định là số vốn tối thiểu mà ngân hàng phải có khi thành lập do pháp luật quy định . Vốn điều lệ là vốn do các cổ đông đóng góp và ghi vào điều lệ hoạt động của ngân hàng.Vốn điều lệ mức tối thiểu phải bằng vốn pháp định. -Vốn tự có bổ sung:bao gồm quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và quỹ dự trữ đặc biệt để bì dắp rủi ro. Việc hình thành các quỹ này phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Ngoài ra , vốn tự có của ngân hàng thƣơng mại còn bao gồm lợi nhuận chƣa chia và các quỹ nhƣ: quỹ khen thƣởng phúc lợi , quỹ trợ cấp mất việc làm… 3.1.2 Vốn huy động Vốn huy động là những giá trị tiền tệ do ngân hàng huy động đƣợc từ các tổ chức kinh tế và cá nhân trong xã hội thông qua quá trình thuực hiện nghiệp vụ tín dụng, thanh toán, các nghiệp vụ kinh doanh khác và đƣợc dùng làm vốn kinh doanh.Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn hoạt dộng Trang 8 và không thuộc sở hữu của ngân hàng.Vốn huy động không mang tính ổn định ,luôn biến động. Nguồn vốn huy động bao gồm : -Tiền gửi không kỳ hạn , tiền gửi thanh toán. -Tiền gửi có kỳ hạn. -Tiền gửi tiết kiệm. * Tiền gửi không kỳ hạn là những khoản tiền đƣợc khách hàng gửi vào ngân hàng với mục đích thanh toán hay phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh một cách thƣờng xuyên, an toàn , thuận lợi chứ không phải vì mục đích hƣởng lãi suất .Chính vì vậy só dƣ của tài khoản này luôn biến động và ngân hàng sẽ trả lãi rất ít cho các khách hàng. Khách hàng thƣờng quan tâm đến việc chi trả dễ dàng từ việc trích tài khoản chứ ít khi quan tâm đến các khoản lãi ít ỏi nhận đƣợc từ phía ngân hàng.Mặt khác khách hàng có thể đựoc hƣởng các dịch vụ tiện ích nhƣ:các dịch vụ thanh toấn , chuyển tiền ,rút tiền khi cần thiết.Về phía ngân hàng ,đây là nguồn vốn rẻ nhất trong số các loại hình huy động khác,ngân hàng chỉ phải chi ra một chi phí nhỏ trong việc trả lãi,đồng thời ngân hàng có điều kiện mở rộng thêm các dịch vụ thanh toán mới nhằm xây dựng hình ảnh của ngân hàng trong công chúng. *Tiền gửi có kỳ hạn: là loại tiền gửi mà khách hàng và ngân hàng thoả thuận với nhau về thời hạn rút tiền. Nhƣ vậy về nguyên tắc là khi khách hàng xác định một kỳ hạn cụ thể thì họ chỉ đƣợc rút tiền khi thời hạn kết thúc. Tuy nhiên trong thực tế, họ có thể yêu cầu đƣợc rút trƣớc thời hạn mà đã thoả thuận với ngân hàngvà chấp nhận hƣởng một khoản lãi nhỏ hoặc không đƣợc hƣởng lãi theo quy định của ngân hàng.Khách hàng có thể gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn dài hoặc ngắn. Các mức kỳ hạn ngắn là :3 tháng , 6 tháng,9 tháng,12 tháng.Các mức kỳ hạn dài là:24 tháng,36 tháng… .Mức lãi mà ngân hàng trả cho khách hàng là tuỳ thuộc vào kỳ hạn khách hàng gửi tiền vào ngân hàng và các yếu tố khác trên thị trƣờng. *Tiền gửi tiết kiệm:là một bộ phận thu nhập của nguƣơì lao động chƣa sử dụng đến và gƣỉ vào ngân hàng với mục đích an toàn tài sản và hƣởng lãi từ số tiền đó .Gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.Tiền gửi tiết kiệm đã trở thành công cụ huy động vốn truyền thống của các ngân hàng Trang 9 thƣơng mại .Vốn huy động từ tài khoản tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng khá cao trong tiền gƣỉ ngân hàng và có tính chất ổn định nên ngân hàng có thể lên kế hoạch sao cho sử dụng có hiệu quả. *Ngoài các hình thức tạo vốn thông qua việc huy động tiền gửi thì khi cần thiết các ngân hàng thƣơng mại có thể phát hành các loại giấy tờ có giá nhƣ: +Kỳ phiếu:thƣờng có thời hạn từ 3 tháng đến 12 tháng +Trái phiếu: thƣờng có thời hạn trên 12 tháng +Chứng chỉ tiền gửi :có thời hạn dƣới 12 tháng Ngân hàng thƣơng mại sẽ phát hành giấy tờ có giá theo từng đợt với quy mô, thời hạn cũng nhƣ cách trả lãi và mức lãi suất khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu vốn của ngân hàng lúc bấy giờ. Lãi suất trả cho nghiệp vụ này thƣờng cao hơn so với lãi suất tiền gửi dựa trên cơ sở quan hệ cung- cầu về vốn trên thị trƣờng cũng nhƣ lãi suất chung của nền kinh tế. Ngƣợc lại ngân hàng có thể chủ động trong việc huy động vốn của mình. Có thể nói qua nghiệp vụ huy động vốn, ngân hàng thƣơng mại nắm trong tay một lƣợng lớn của cải xã hội về mặt giá trị lợi tức là vốn tiền tệ. Để có đƣợc một khoản vốn lớn nhƣ vậy , ngân hàng phải bỏ ra một khoản chi phí để trả lãi cho khách hàn , mà khoản chi phí này chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí cuả ngân hàng. 3.1.3 Vốn đi vay Khi nguồn vốn huy động từ dân cƣ , từ tổ chức kinh tế không đủ yêu cầu cho sử dụng vốn thì NHTM phải đi vay từ Ngân Hàng Trung Ƣơng hoặc vay từ TCTD khác . -NHTM vay của NHTU thông qua các hình thức vay ngắn hạn để bổ sung hoặc vay tái cấp vốn. Vay ngắn hạn để bổ sung là hình thức các NHTM xin vay vốn để bổ sung vốn ngắn hạn của mình trong hạn mức tín dụng cho phép.NHTM xin vay tái cấp vốn của NHTU dƣới các hình thức tái chiết khấu giấy tờ có giá hay vay đảm bảo bằng các giấy tờ có giá nhƣ thƣơng phiếu và các phiếu nợ khác. -NHTM có thể vay của các NHTM hoặc TCTD khác dƣới hình thức vay ngắn hạn trên thị trƣờng tiền tệ liên ngân hàng, chịu lãi suất biên độ trần và sàn để tránh những biến động đột ngột của cung cầu trên thị trƣờng. Trang 10 Thêm vào đó , ngân hàng còn có các vốn khác bao gồm các loại vốn đƣợc tạo lập trong quá trình làm trung gian thanh toán hoặc làm đại lí thu hộ ,chi hộ cho khách hàng, cho các tổ chức tín dụng trong và ngoài nƣớc. Nói tóm lại , các nghiệp vụ tài sản nợ tạo nên chi phí chủ yếu và thƣờng xuyên của ngân hàng đó là chi trả lãi . Do vậy , để nâng cao hiệu quả kinh doanh của một ngân hàng thì việc quản lý Tài sản nợ , kiểm soát các khoản chi trả lãi chính xác là vô cùng cần thiết.Từ đó đảm bảo đƣợc an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng ,đồng thời đạt đƣợc mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận cho ngân hàng. Trang 11 3.2 Nghiệp vụ tài sản có Việc tạo đƣợc nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh là điều quan trọng ,nhƣng làm sao tìm ra cách thức sử dụng vốn một cách hiệu quả với mức sinh lợi cao nhất còn là điều quan trọng hơn . ` Đối ứng với nghiệp vụ Tài sản nợ là nghiệp vụ tài sản có hay nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng thƣơng mại. Nghiệp vụ này đƣợc phân chia thành tiền mặt và các tài sản có sinh lời nhƣ cho vay, đầu tƣ và các Tài sản có khác. Tỷ lệ hợp lý giữa tiền mặt và các Tài sản có sinh lời khác nhƣ cho vay, đầu tƣ sẽ quyết định đến lợi nhuận và sự an toàn của hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Tài sản có của ngân hàng đƣợc phân chia thành các khoản mục sau: -Nghiệp vụ ngân qũy -Nghiệp vụ tín dụng -Nghiệp vụ tài chính 3.2.1. Nghiệp vụ ngân quỹ Nghiệp vụ ngân quỹ trƣớc hết bao gồm Tiền mặt tại quỹ của ngân hàng nhƣ tiền giấy, tiền kim loại và những khoản đƣợc coi là tiền mặt hiện có tại kho của ngân hàng, đƣợc giữ chủ yếu nhằm đáp ứng nhu cầu chi trả cho khách hàng gửi tiền và dự trữ theo luật định. Nhu cầu dự trữ tiền mặt cao hay thấp là tùy thuộc vào qui mô hoạt động của ngân hàng, nhu cầu rút tiền mặt của khách hàng. Đây là nghiệp vụ không sinh lời của một ngân hàng nhƣng đóng vai trò rất quan trọng nó bảo đảm uy tín trong thanh toán cho khách hàng với ngân hàng khác và đặc biệt sự tuân thủ trong quy định về dự trữ bắt buộc và dự trữ đảm bảo khả năng thanh toán của NHTU áp dụng đối với các NHTM. Tùy thuộc vào mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳmà NHTU xác định một tỷ lệ dự trữ nhất định cho các NHTM. 3.2.2 Nghiệp vụ tín dụng Đây là nghiệp vụ chủ yếu và quan trọng của các NHTM, nó thƣờng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản Có của ngân hàng và là thành phần tài sản sinh lời nhiều nhất cho NHTM . Trang 12 Nghiệp vụ tín dụng giúp ngân hàng cung ứng vốn cho nền kinh tế thúc đẩy mở rộng sản xuất kinh doanh. Các NHTMluôn phấn đấu để đạt mức dƣ nợ cao nhất bởi thu lãi cho vay là nguồn thu chính, tuy nhiên bên cạnh đó nghiệp vụ này cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Các NHTM thƣờng thực hiện nghiệp vụ này thông qua các hình thức phổ biến sau: *Nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn ,trong đó bao gồm : - Cho vay chiết khấu: là nghiệp vụ mà trong đố khách hàng phải chuyển giao cho ngân hàng những giấy tờ có giá còn thời hạn thanh toánvà số tiền đƣợc vay sẽ bằng mệnh giá trừ đi lãi suất chiết khấu và hoa hồng phí. -Cho vay ứng trƣớc: là nghiệp vụ mà ngân hàng cho khách hàng vay bằng cách mở cho khách hàng một tài khoản và chuyển số tiền vay vào tài khoản tiền gửi của họ. Khách hàng có thể phát hành séc,ủy nhiệm chi để mua hàng hóa dịch vụ . -Cho vay thấu chi: là nghiệp vụ ngân hàng cho phép khách hàng chi tiêu vƣợt quá số dƣ trên tài khoản vãng lai . -Ngoài ra, nghiệp vụ tín dụng còn có các loại hình khác nhƣ tín dụng ngân quỹ ,tín dụng bằng chữ ký …rất phong phú và đa dạng. Qua đó ngân hàng có thể đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu vốn của các đối tƣợng khách hàng . *Nghiệp vụ tín dụng trung và dài hạn, bao gồm có: - Cho vay theo dự án: là một trong những phƣơng pháp tài trợ cho dự án đã đƣợc xây dựng trƣớc. Trong đó, việc cho vay đƣợc tiến hành trên một văn bản hoàn chỉnh về việc vay và trả nợ đã đƣợc nghiên cứu, soạn thảo, đƣợc ký kết giữa các chủ dự án và ngân hàng, đồng thời cũng dựa trên các căn cứ khoa học kỹ thuật phù hợp với đƣờng lối phát triển kinh tế của nhà nuớc . -Cho vay thuê mua (leasing):là hình thức tín dụng trung-dài hạn trên cơ sở hợp đồng cho thuê tài sản giữa bên cho thuê là TCTD với khách hàng thuê. Khi kết thúc thời hạn thuê, khách hàng đƣợc quyền mua lại hoặc tiếp tục thuê các tài sản đó theo các điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng thuê . Trong thời hạn thuê, các bên không đƣợc đơn phƣơng từ bỏ hợp đồng . Trang 13 -Cho vay hợp vốn : là nghiệp vụ mà một nhóm ngân hàng sẽ cùng cho vay đối với một dự án vay vốn, trong đó sẽ có một tổ chức đứng ra làm đầu mối để dàn xếp theo quy định. Việc phân bổ nguồn vốn huy động vào nghiệp vụ cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn sao cho có hiệu quả nhất luôn chiếm đƣợc sự quan tâm lớn của ngân hàng. Nói nhƣ vậy bởi tín dụng là nghiệp vụ chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản có sinh lời của NHTM nên nó mang vai trò quyết định đến một bộ phận thu nhập của ngân hàng. 3.2.3 Nghiệp vụ đầu tƣ tài chính Bên cạnh nghiệp vụ Tín dụng – công cụ sinh lời chủ yếu của NHTM thì nghiệp vụ đầu tƣ Tài chính cũng là nghiệp vụ sinh lời và phân tán rủi ro cho NHTM. Đầu tƣ Tài chính là nghiệp vụ sử dụng vốn của Ngân hàng, đầu tƣ vào các Tài sản Tài chính nhƣ: giấy tờ có giá của Nhà nƣớc, chứng khoán của công ty, các công cụ phái sinh. Thực hiện nghiệp vụ này, các NHTM chủ yếu nhằm mục đích sinh lời, kế đến là để đa dạng hoá các khoản mục bên Tài sản có nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng thanh khoản và đa dạng hoá các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Tuy nhiên, khi tham gia vào lĩnh vực này, các NHTM phải tuân theo các quy định rất chặt chẽ, chỉ đƣợc dùng Vốn tự có để đầu tƣ Tài chính và chịu giới hạn mức đầu tƣ tối đa. Thu nhập từ khoản vốn đầu tƣ có thể do chứng khoán mang lại do chênh lệch giá trên thị trƣờng chứng khoán. Điều hiển nhiên là Ngân hàng phải chịu thua lỗ nếu các chứng khoán, các khoản đầu tƣ mất giá. 3.2.4. Các nghiệp vụ kinh doanh khác Mặc dù mục tiêu đầu tiên và quan trọng nhất của Ngân hàng là lợi nhuận nhƣng NHTM vẫn cần có sự an toàn, tránh đƣợc các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình. Do vậy, ngoài các nghiệp vụ chính là Tín dụng, Ngân quỹ, Đầu tƣ Tài chính, các NHTM hiện đại ngày nay ngày càng quan tâm đến việc phát triển các dịch vụ mới, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng qua đó Ngân hàng tìm kiếm lợi nhuận với mức rủi ro thấp nhất. Các dịch vụ khác mà ngân hàng cung cấp vô cùng phong phú, gồm có: Trang 14 *Dịch vụ thanh toán Đây là nghiệp vụ mang tính dịch vụ đơn thuần mà không cần sử dụng đến nguồn vốn của ngân hàng, thêm vào đó nó còn tạo ra một nguồn vốn tƣơng đối lớn cho ngân hàng thông qua quá trình thanh tóan. NHTM có thể thực hiện dịch vụ thanh toán trong nƣớc thông qua các phƣơng tiện thanh toán nhƣ: séc, uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, thẻ …hoặc thanh toán quốc tế dƣới các hình thức nhƣ: chuyển tiền, nhờ thu, L/C…Thông qua các dịch vụ thanh toán, NHTM không những thu đƣợc các khoản phí mà còn tăng sức cạnh tranh của mình đối với các đối thủ. *Dịch vụ Bảo Hiểm Bao gồm trong đây có các loại hình nhƣ :Bảo hiểm kinh doanh, Bảo hiểm nhà ở và đồ dùng…Khi xác định cung cấp loại hình dịch vụ này, NHTM cũng xác định sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ chuyên doanh về Bảo hiểm. Tuy nhiên các NHTM vẫn cung cấp dịch vụ này vì mục đích đa dạng hoá danh mục sản phẩm cũng nhƣ tăng thêm thu nhập cho bản thân mình. *Dịch vụ Bảo lãnh Cũng nhƣ Bảo hiểm, bảo lãnh là một nghiệp vụ ngoại bảng của NHTM. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của Ngân hàng (bên bảo lãnh) với bên có quyền (bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghĩa vụ Tài chính thay cho khách hàng ( bên đƣợc bảo lãnh ) khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã cam kết với bên nhận bảo lãnh. Khách hàng phải nhận nợ và hoàn trả cho Ngân hàng số tiền đã đƣợc trẩ nợ thay. Qua dịch vụ này Ngân hàng có thể khẳng định uy tín của mình với các khách hàng và đồng thời ngân hàng cũng thu đƣợc phí bảo lãnh, góp một phần vào thu nhập cho Ngân hàng *. Nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối và kinh doanh vàng trên thị trƣờng trong nƣớc và thị trƣờng Quốc tế khi NHNN cho phép. NHTM có thể kinh doanh giao ngay (spots), giao dịch ngoại hối kỳ hạn (forwards), hoặc giao dịch hoán đổi ( swaps), giao dịch quyền chọn (options). Trong xu thế mở cửa giao lƣu với quốc tế, để trở thành các NHTM phát triển đa năng thì nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối ngày càng trở nên quan trọng đối với các Trang 15 NHTM. Bởi nó không chỉ đem lại lợi nhuận trực tiếp do tỷ giá thay đổi theo chiều hƣớng có lợi cho NHTM mà còn hỗ trợ để mở rộng các nghiệp vụ khác *Dịch vụ uỷ thác Nghiệp vụ này đã đƣợc các NHTM trên thế giới quan tâm từ rất sớm, bao gồm: uỷ thác cho cá nhân và uỷ thác cho doanh nghiệp. Uỷ thác cho cá nhân gồm : quản lý thanh lý tài sản theo di chúc, giám hộ và bảo quản tài sản, quản lý điều hành tài sản theo hợp đồng với nội dung là chuyển nhƣợng tài sản từ ngƣời uỷ thác sang cho ngƣời chịu thác để ngƣòi này nắm giữ và điều hành tài sản vì lợi ích của ngƣời uỷ thác. Uỷ thác cho doanh nghiệp gồm: quản lý quỹ hƣu trí, uỷ thác làm đại lý cho các tổ chức… Nhìn chung nghiệp vụ uỷ thác mang lại cho ngân hàng những khoản thu nhập đáng kể và quan hệ tốt đẹp với những khách hàng có doanh số hoat động lớn. *Dịch vụ tƣ vấn: Là loại dịch vụ đƣợc thực hiện trên cơ sở hợp đồng ký kết và cung cấp cho bên đƣợc tƣ vấn những trợ giúp của những nhân viên đƣợc đào tạo về chuyên môn một cách khách quan độc lập. Hơn bất cứ một doanh nghiệp nào, NHTM là một doanh nghiệp mà hoạt động kinh doanh luôn chứa đựng rủi ro tiềm ẩn cao bởi đối tƣợng kinh doanh của NHTM là tiền tệ và nguồn vốn chủ yếu của ngân hàng là do đi vay dƣới nhiều hình thức. Chính vì vậy trong haot động của mình Ngân hàng là một doanh nghiệp có quan hệ với rất nhiều khách hàng, lƣu giữ nhiều thông tin của các tổ chức kinh tế, hơn nữa ngân hàng còn có các nhân viên đầy kinh nghiệm trong lĩnh vực Tài chính tiền tệ. Điều này giúp cho các chuyên gia của ngân hàng có thể đƣa ra các lời khuyên tối ƣu cho các khách hàng, giúp cho họ giải quyết các vấn dề trong kinh doanh của mình một cách có hiêu quả nhất . Dịch vụ tƣ vấn không chỉ giúp cho ngân hàng thu đƣợc các khoản phí mà còn nâng cao hình ảnh của ngân hnàg trong mắt khách hàng. Ngoài các dịch vụ trên, NHTM còn cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhƣ: quản lý ngân quỹ, cho thuê két… Trang 16 Nói tóm lại, các NHTM hiện nay, ngoài việc thực hiện các nghiệp vụ truyền thống còn thực hiện đa dạng hoá các nghiệp vụ khác bằng cách đầu tƣ vào các thiết bị kỹ thuật, ứng dụng CNTT vào việc cung ứng các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng sao cho có thể trở thành ngân hàng đa năng hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng để từ đó thu về các khoản lợi nhuận. II. Cơ chế tài chính của NHTM .1. Cơ chế tài chính của NHTM Căn cứ vào các tài liệu: - Nghị định số 166/1999/ NĐ-CP của chính phủ về chế độ tài chính của các TCTD . - Thông tƣ số 92/2000/TT- Bộ tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định số 166 của chính phủ. - Quyết định số 652/2001/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN về ban hành quy định phƣơng pháp tính và hạch toán thu, chi trả lãi của NHNN và TCTD. Cơ chế tài chính của NHTM đƣợc khái quát lại nhƣ sau: NHTM là doanh nghiệp thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, tự chịu trách nhiệm về hoạt động kinh doanh, thực hiện nghĩa vụ và cam kết của mình theo quy định của pháp luật . Xuất phát từ cơ chế điều hoà vốn, cấc NHTM thực hiện hạch toán toàn hệ thống, trong đó cấp chủ quản chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính, kết quả kinh doanh của toàn hệ thống; các đơn vị thành viên là đơn vị hạch toán nội bộ, chịu trách nhiệm về hoạt động tài chính và kết quả kinh doanh của đơn vị mình. Hoạt động tài chính của NHTM theo nguyên tắc lấy thu bù chi. Nếu kinh doanh có lãi thì sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, số còn lại đƣợc trích lập các quỹ theo quy định; ngƣợc lại bị lỗ thì NHTM chịu trách nhiệm về khoản lỗ trên cơ sở điều hoà kết quả kinh doanh của toàn hệ thống . Doanh thu của NHTM đƣợc hình thành từ thu lãi cho vay, đầu tƣ, từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và từ các dịch vụ thanh toán, ngân quỹ, trong đó chủ yếu là thu lãi từ hoạt động cho vay, đầu tƣ. Để tăng doanh thu cho ngân hàng , một mặt phải nâng cao chất lƣợng cho vay, đầu tƣ; mặt khác phải mở rộng hoạt động dịch vụ cho ngân hàng theo xu hƣớng chung của các ngân hàng hiện đại trên thế giới. Trang 17 Chi phí của NHTM bao gồm các khoản chi trả lãi tiền gửi cảu khách hàng; hci trả lãi tièn vay; chi kinh doanh ngoại tệ vàng bạc đá quý, chi quản lý. Trong đó chi trả lãi tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất. Để hạ thấp chi phí nhằm đảm boả kinh doanh có lãi phải có biện pháp sát hợp với từng loại chi phí. NHTM áp dụng nguyên tắc dồn tích để hạch toán dự thu và dự trả lãi. Thực hiện phƣơng pháp dồn tích để đảm bảo các báo cáo tài chính sẽ phản ánh các khoản thu nhập đúng đắn của NHTM trong một thời kỳ kế toán xác định ằng việc thích ứng các chi phí với thu nhập đƣợc tạo ra. Niên độ tài chính của NHTM đƣợc bắt đầu từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12. Mọi khoản doanh thu, chi phí phải đƣợc hạch toán trong hết năm tài chính. Cuối năm (31/12), NHTM xác định kết quả kinh doanh một lần. Tuy nhiên để có căn cứ tạm trích và trả lƣơng cho cán bộ, công nhân viên, tạm trích các quỹ thì hàng tháng NHTM tạm tính kết quả hoạt động kinh doanh theo kế hoạch lợi nhuận quý. Cuối năm sau khi xác định kết quả kinh doanh chính thức sẽ thanh toán phần tạm chi lƣơng và tạm trích các quỹ. NHTM phải thƣc hiện chế độ kế toán theo quy định của pháp luật, ghi chép đầy đủ chứng từ ban đầu, cập nhật sổ sách kế toán và phản náh đầy đủ kịp thời, trung thực chính xác cá hoạt động kinh tế, tài chính. Thực hiện chế độ quản lý tài chính của nhà nƣớc và của ngân hàng. Xây dựng kế hoạch tài chính, lập dự toán và quyết toán các khoản chi phí theo quy định. Hàng năm, hoạt động tài chính của NHTM phải đƣợc kiểm toán nội bộ và kiểm toán độc lập. Báo cáo tài chính sau khi đƣợc kiểm toán độc lập NHTM phải công khai cho ba đối tƣợng: Nhà nƣớc (gồm các cơ quan quản lý tài chính, thống kê, thuế và NHNN), trong nội bộ NHTM (gồm tổ chức Đảng, đoàn thể nguời lao động và các cổ đông), bên ngoài NHTM (gồm các nhà đầu tƣ, khách hàng). Nội dung công khai cho từng đối tƣợng theo quy định của chế độ tài chính đối với NHTM. 2.Các khoản thu nhập - chi phí và kết quả kinh doanh của NHTM 2.1 Các khoản thu nhập của NHTM Trang 18 Các khoản thu nhập của NHTM đƣợc tạo ra từ nghiệp vụ sử dụng vốn của ngân hàng. Các NHTM hiện đại ngày nay kinh doanh đa năng nên nội dung các khoản thu cũng rất phong phú. -Thu từ hoạt động nghiệp vụ bao gồm: thu lãi cho vay, hùn vốn liên doanh liên kết, thu lãi tiền gửi, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài chính, htu từ dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, thu từ nghiệp vụ chứng khoán và bảo lãnh, thu khác liên quan đến hoạt động nghiệp vụ của ngân hàng. -Thu từ hoạt động khác của NHTM: htu góp vốn , mau cổ phần, htu từ việc tham gia thị trƣờng tiền tệ, thu từ hoạt động kinh doanh vàng bạc và ngoại tệ, thu từ nghiệp vụ uỷ thác, đại lý, thu từ dịch vụ bảo hiểm và tƣ vấn, htu từ nghiệp vụ mua bán nợ giữa các TCTD, thu từ nghiệp vụ cho thuê tài sản và nghiệp vụ khác. -Thu hoàn nhập các khoản dự phòng đã trích trong chi phí, htu từ các khoản vốn bằng dự phòng rủi ro, thu từ nhƣợng bán và thanh lý TSCĐ và thu về chênh lệch tỷ giá theo quy định của pháp luật. Trong đó khoản thu lãi từ việc cho vay, hùn vốn, liên kết là khoản thu cơ bản của NHTM. Nguồn thu này chiếm tỷ lớn trong tổng thu nhập của NHTM và nó phụ thuộc vào khung lãi suất do NHNN quy định cũng nhƣ phụ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của các tổ chức kinh tế, các ngân hàng tham gia hùn vốn, góp vốn. Các ngân hàng Việt Nam thu từ nghiệp vụ này thƣờng chiếm hơn 70% tổng thu từ nghiệp vụ ngân hàng, các NHTM khác nhau tuỳ thuộc vào khả năng của mỗi ngân hàng. Khoản thu từ lãi tiền gửi của NHTM gửi tại NHNN và các TCTD khác trên cơ sở số dƣ tài khoản tiền gửi thanh toán và các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn thƣờng là nhỏ. Bởi vì mục đích của các tài khoản này là để tham gia vào các hoạt động thanh toán, dự trữ bắt buộc theo quy định của NHNN và bảo toàn vốn nên NHTM đƣợc hƣởng lãi suất rất thấp. Thu từ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ nhƣ lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ, phí nghiệp vụ thanh toán quốc tế… Về nguyên tắc các khoản thu về kinh doanh ngoại tệ thu bằng ngoại tệ. Các ngân hàng phát triển nghiệp vụ này là hết sức cần thiết do không những tăng thu nhập mà còn tạo điều kiện cho nghệp vụ Trang 19 thanh toán quốc tế đƣợc thuận lợi nhanh chóng, góp phần mở rộng quan hệ thƣơng mại quốc tế. Thu từ các hoạt động dịch vụ ( thanh toán, chuyển tiền, tƣ vấn, chứng khoán,…) hiện nay ở nƣớc ta còn rất nhỏ song với ngân hàng hiện đai trên thế giới thì khoản thu này tƣơng đối lớn, chiếm 40 - 45 %. Vì vậy, các ngân hàng Việt Nam cần ra sức phấn đấu tăng nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ. *Tài khoản phản ánh doanh thu của NHTM : Tài khoản phản ánh doanh thu của NHTM đƣợc phản ánh và bố trí ở loại 7 trong hệ thống tài khoản của TCTD - Thu về hoạt động tín dụng : phản ánh ở tài khoản cấp 1 số 70 - Thu về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ : phản náh ở tài khoản cấp 1 số 71 - Thu từ các hoạt động khác : phản ánh ở tìa khoản cấp 1 số 72 - Các khoản thu nhập bất thƣờng: phản ánh ở tài khoản cấp 1 số 79 Kết cấu của tài khoản thu nhập : Bên có ghi:-Các khoản thu về hoạt động kinh doanh trong năm Bên nợ ghi:-Số tiền thoái thu các khoản thu trong năm. - chuyển số dƣ có cuối năm vào tài khoản lợi nhuận trong năm nay khi quyết toán Số dƣ có: - Phản ánh số thực thu trong năm 2.2 Các khoản chi phí của NHTM Đối ứng với các khoản thu nhập, NHTM cũng nhƣ các doanh nghiệp khác cần phải bỏ ra các chi phí để duy trì các hoạt động của mình. Các khoản chi phí của NHTM gồm có : Chi phí về huy động vốn nhƣ : chi trả lãi tiền gửi, chi trả lãi tiền vay, chi trả lãi việc phát hành giấy tờ có giá và các chi phí khác liên quan đến huy động vốn. Trong đó việc trả lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng thƣơng mại, nhƣng đây là khoản chi không thể hạn chế hay tiết kiệm vì đây là chi cho nghiệp vụ hình thành nguồn vốn của NHTM. Mức chi phụ thuộc vào số dƣ tiền gửi của khách hàng và lãi suất phải trả theo quy định của nhà nƣớc. Chi trả lãi tiền vay phụ thuộc vào số dƣ tài khoản tiền vay của ngân hàng, thời hạn vay và lãi suất vay đƣợc thoả htuận giữa hai bên. Lãi suất tiền vay thƣờng tƣơng Trang 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan