Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm việt nam luận văn thạc sĩ...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm việt nam luận văn thạc sĩ

.PDF
95
562
106

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ******* NGUYỄN VĂN TÙNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM Chuyên ngành Kinh tế phát triển LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2009 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài nghiên cứu này là do chính bản thân tôi thực hiện với sự hỗ trợ của Thầy hướng dẫn và những người tôi đã cảm ơn. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực, và tôi xin chịu trách nhiệm với lời cam đoan này. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 11 năm 2009 Người viết cam đoan Nguyễn Văn Tùng LỜI CẢM ƠN Trước tiên tôi rất trân trọng cảm ơn thầy Nguyễn Phú Tụ đã tận tình hướng dẫn và động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này. Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô đã nhiệt tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học chương trình cao học vừa qua. Đồng thời tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các tác giả của các công trình nghiên cứu mà luận văn này đã sử dụng để tham khảo; cảm ơn các cơ quan, đơn vị đã cung cấp nhiều thông tin quan trọng cho luận văn. Sau cùng, tôi xin bày tỏ sự biết ơn đến gia đình và những người thân đã hết lòng giúp đỡ, tạo điều kiện tốt để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20 tháng 11 năm 2009 Nguyễn Văn Tùng TÓM TẮT Mục tiêu nghiên cứu của luận văn là phân tích hiệu quả tổ chức hội chợ triển lãm Việt Nam; phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm; đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. Phân tích cho thấy ngành hội chợ triển lãm Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho phát triển kinh tế xã hội đất nước; là công cụ thiết thực giúp tác động nâng cao chất lượng sản phẩm và xây dựng thương hiệu Việt Nam trong những năm qua ở thị trường trong nước và nước ngoài. Kết quả hồi quy cho thấy các yếu tố dân số, năng lực cạnh tranh kinh tế địa phương, khách tham quan và gian hàng trưng bày có tác động đến hiệu quả sử dụng chi phí tham gia hội chợ triển lãm của các doanh nghiệp. Nhóm hội chợ triển lãm tổng hợp thu hút khách tham quan giao dịch nhiều hơn trong khi nhóm hội chợ triển lãm chuyên ngành, có tính quốc tế lại đạt giá trị giao dịch kinh tế tại hội chợ triển lãm cao hơn. Góp ý của luận văn là các địa phương nên dự báo trước nhu cầu giao dịch kinh tế tại hội chợ triển lãm trong tương lai để xây dựng mặt bằng và cơ sở vật chất phục vụ kịp thời cho việc tổ chức hội chợ triển lãm; cần lưu ý trong việc lựa chọn địa phương đăng cai và địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm; xem xét kỹ các đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm, loại hình, chủ đề và qui mô của hội chợ triển lãm. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT - ASEAN: The Association of Southeast Asia Nations. - CEIR: The Center for Exhibition Industry Research: Trung tâm nghiên cứu tổ chức hội chợ triển lãm (Mỹ) - danso: Dân số. - dntg: Doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm. - EFC: Exhibition Fair Company: Công ty hội chợ triển lãm quốc tế Cần Thơ. - EVIEW: Econometric Views: Phần mềm thống kê dùng cho kinh tế lượng. - ghdk: Gian hàng trưng bày tại hội chợ triển lãm. - hqsdv: Hiệu quả sử dụng chi phí tham gia hội chợ triển lãm (hiệu suất sử dụng vốn) - ICARD: Information Center for agriculture and rural development: Trung tâm Tin học thống kê thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - ktq: Khách tham quan. - MICE - Meeting Incentive Conference Event: Meeting (hội họp), Incentive (khen thưởng), Convention (hội nghị, hội thảo) và Exhibition (triển lãm. - pci: Provincial Competitiveness Index: Chỉ số cạnh tranh các tỉnh. - SECC: Saigon Exhibition & Convention Center: Trung tâm Hội nghị Triển lãm Sài Gòn. - SPSS: Statistical Package for Social Sciences: phần mềm thống kê khoa học xã hội. - UFI: Union des Foires Internationales: Hiệp hội toàn cầu tổ chức hội chợ triển lãm - Trafac: Trade Fair Company: Công ty triển lãm quảng cáo hội chợ TP. HCM. - VCCI: Vietnam Chamber of Commerce and Industry: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. - Vefac: Vietnam Exhibition Fair Centre - Vinexad: Vietnam National Trade Fair and Advertising Company: Công ty CP quảng cáo và hội chợ thương mại. MỤC LỤC 1. Đặt vấn đề: ............................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................. 4 3. Phạm vi nghiên cứu:............................................................................................................... 4 4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: ........................................................................... 4 5. Kết cấu của luận văn: ............................................................................................................. 5 Chương 1: TỒNG QUAN LÝ THUYẾT................................................................................... 7 1.1 Khái niệm hội chợ triển lãm: ............................................................................................... 7 1.2 Phân loại hội chợ triển lãm: ................................................................................................. 8 1.2.1 Hội chợ triển lãm công cụ sản xuất:.............................................................................. 8 1.2.2 Hội chợ triển lãm hàng hóa tiêu dùng:.......................................................................... 8 1.2.3 Hội chợ triển lãm chuyên đề: ........................................................................................ 8 1.2.4 Hội chợ triển lãm đa ngành:.......................................................................................... 9 1.2.5 Hội chợ triển lãm tổng hợp: .......................................................................................... 9 1.2.6 Hội chợ ảo: .................................................................................................................. 10 1.3 Vai trò của hội chợ triển lãm: ............................................................................................ 10 1.3.1 Vai trò cơ bản:............................................................................................................. 10 1.3.2 Vai trò của hội chợ đối với doanh nghiệp tham gia: ................................................... 11 1.3.2.1 Xúc tiến, phát động bán hàng: ................................................................................. 11 1.3.2.2 Đánh giá, tiếp thu kiến thức và tác động lẫn nhau:.................................................. 11 1.3.2.3 Gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí: .................................................................. 12 1.3.3 Vai trò đối với nền kinh tế: ......................................................................................... 12 1.4 Sản phẩm hội chợ triển lãm: .............................................................................................. 12 1.4.1 Sản phẩm của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm:......................................................... 12 1.4.2 Sản phẩm của doanh nghiệp tham gia:........................................................................ 13 1.5 Cơ sở lý luận về hiệu quả hội chợ triển lãm: ..................................................................... 13 1.5.1 Hiệu quả của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm: .......................................................... 14 1.5.2 Hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm: ...................................... 17 1.5.3 Hiệu quả chung của nền kinh tế: ................................................................................. 18 1.5.4 Mô hình phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm: ........................................................................................................... 18 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................................... 21 Chương 2: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM...................... 22 2.1 Xu hướng hội chợ triển lãm thế giới:................................................................................. 22 2.1.1 Giới thiệu hình ảnh địa phương, quốc gia:.................................................................. 22 2.1.2 Hội chợ triển lãm kết hợp hội nghị, du lịch: ............................................................... 23 2.1.3 Quy mô diện tích ngày càng lớn, hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển: ....................... 23 2.2 Tình hình hoạt động hội chợ triển lãm Việt Nam: ............................................................. 26 2.2.1 Tổng quan: .................................................................................................................. 26 2.2.2 Những đơn vị tổ chức và những chủ đề tiêu biểu: ...................................................... 28 2.2.3 Phân tích hiệu quả của hội chợ triển lãm: .................................................................. 30 2.2.3.1 Hiệu quả của đơn vị tổ chức: ................................................................................... 30 2.2.3.2 Hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia:................................................................ 44 2.2.3.3 Hiệu quả chung đối với nền kinh tế: ........................................................................ 47 2.3 Những hạn chế của việc tổ chức hội chợ triển lãm:........................................................... 50 2.3.1 Thiếu mặt bằng tổ chức hội chợ triển lãm: ................................................................. 50 2.3.2 Sự quản lý chưa tốt của các cơ quan chức năng: ........................................................ 52 2.3.3 Vấn đề nhận thức của doanh nghiệp tham gia và công chúng:................................... 52 2.4 Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm: .................................................................................................................................. 53 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2......................................................................................................... 59 Chương 3: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỘI CHỢ TRIỂN LÃM VIỆT NAM .............................................................................................................................. 60 3.1 Tóm tắt: .............................................................................................................................. 60 3.2 Một số góp ý: ..................................................................................................................... 63 3.2.1 Đối với đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm: ................................................................... 63 3.2.2 Đối với doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm: ..................................................... 64 3.2.3 Chính sách vĩ mô: ....................................................................................................... 65 3.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp: ................................................................... 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 67 PHỤ LỤC................................................................................................................................. 70 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Diện tích mặt bằng triển lãm dự kiến của các quốc gia trong tốp 10 năm 2010 ..... 24 Bảng 2.2: Doanh số cho thuê đất triển lãm của các quốc gia ASEAN năm 2007 ................... 25 Bảng 2.3: Số lượng địa điểm và tổng diện tích mặt bằng đến cuối năm 2008......................... 26 Bảng 2.4: Tổng kết hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ từ năm 2003 – 2008........... 35 Bảng 2.5: Tốc độ phát triển Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ giai đoạn năm 2003 – 2008....................................................................................................................................... 36 Bảng 2.6: Tổng kết các hội chợ triển lãm của Saigon Vefac giai đoạn từ năm 2002 – 2008:. 39 Bảng 2.7: Hiệu quả một số hội chợ triển lãm Việt Nam giai đoạn từ năm 2002 - 2008.......... 43 Bảng 2.8: Doanh thu giao dịch trung bình các doanh nghiệp tham gia hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2004 – 2009 ......................................................................................... 45 Bảng 2.9: Số liệu tổng kết từ 49 cuộc hội chợ triển lãm khảo sát: .......................................... 49 Bảng 2.10: Kết quả hồi quy 5 biến........................................................................................... 54 Bảng 2.11: Kiểm định sự có mặt của biến không cần thiết...................................................... 55 Bảng 2.12: Kết quả hồi quy 4 biến........................................................................................... 56 Bảng 2.13: Tóm tắt dữ liệu hồi quy ......................................................................................... 56 Bảng 1: Kiểm định White ........................................................................................................ 70 Bảng 2: Kiểm định BG............................................................................................................. 71 Bảng 3: Kiểm định JB (kiểm định phần dư) ............................................................................ 72 Bảng 4: Kiểm định đa cộng tuyến:........................................................................................... 72 Bảng 5: Số liệu 49 cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức trên toàn quốc từ năm 2002 – 2008 73 Bảng 6: Doanh số giao dịch của các doanh nghiệp tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao ............................................................................................................................................ 76 Bảng 7: Địa điểm và mặt bằng trong nhà năm 2006................................................................ 77 Bảng 8: Chỉ số cạnh tranh các tỉnh, thành phố (pci) ................................................................ 79 Bảng 9: Bản điều tra thông tin doanh nghiệp........................................................................... 83 Bảng 10: Mẫu đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm Việt Nam ................................................... 84 Bảng 11: Mẫu báo cáo kết quả tổ chức hội chợ triển lãm Việt Nam ....................................... 86 Bảng 12: Báo cáo hội chợ triển lãm – Exhibition Report ........................................................ 87 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Hiệu quả hội chợ triển lãm....................................................................................... 14 Hình 2.1: Doanh số cho thuê đất triển lãm của các quốc gia ASEAN năm 2007.................... 25 Hình 2.2: Doanh số giao dịch bình quân trên gian hàng tại các kỳ hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2004 – 2008................................................................................................. 31 Hình 2.3: Số doanh nghiệp tham gia tại các kỳ hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2004 – 2008.............................................................................................................................. 31 Hình 2.4: Số gian hàng trưng bày tại các kỳ hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2004 – 2008.............................................................................................................................. 32 Hình 2.5: Số lượt khách tham quan tại các kỳ hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao từ năm 2004 – 2008.............................................................................................................................. 32 Hình 2.6: Doanh số giao dịch bình quân trên gian hàng tại các kỳ hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ từ năm 2003 – 2008.................................................................................... 36 Hình 2.7: Số doanh nghiệp tham gia tại các kỳ hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ từ năm 2003 – 2008...................................................................................................................... 37 Hình 2.8: Số gian hàng trưng bày tại các kỳ hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ từ năm 2003 – 2008...................................................................................................................... 37 Hình 2.9: Số lượt khách tham quan tại các kỳ hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ từ năm 2003 – 2008...................................................................................................................... 38 Hình 2.10: Doanh số giao dịch bình quân trên gian hàng tại các kỳ hội chợ triển lãm của Saigon Vefac giai đoạn từ năm 2002 – 2008: .......................................................................... 40 Hình 2.11: Số doanh nghiệp tham gia tại các kỳ hội chợ triển lãm của Saigon Vefac giai đoạn từ năm 2002 – 2008: ................................................................................................................ 40 Hình 2.12: Số gian hàng trưng bày tại các kỳ hội chợ triển lãm của Saigon Vefac giai đoạn từ năm 2002 – 2008:..................................................................................................................... 41 Hình 2.13: Số lượt khách tham quan tại các kỳ hội chợ triển lãm của Saigon Vefac giai đoạn từ năm 2002 – 2008: ................................................................................................................ 41 1 GIỚI THIỆU 1. Đặt vấn đề: Gia tăng doanh thu và đạt lợi nhuận cao, đó là mục tiêu của các doanh nghiệp. Để thu hút khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình, các doanh nghiệp đã tốn nhiều chi phí nhằm quảng cáo, quảng bá sản phẩm và thương hiệu. Có nhiều phương tiện để có thể chuyển tải thông tin như qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, quảng cáo trực quan, hội chợ triển lãm, hội thảo…Mỗi loại hình có những ưu và khuyết điểm của nó. Ở nước ta, thời gian qua đã có nhiều thương hiệu trở nên nổi tiếng và thành công thông qua quá trình tham gia các cuộc hội chợ triển lãm. Mặt khác, các nhà tổ chức quảng cáo, hội chợ triển lãm cũng đạt được lợi nhuận cao. Nhưng bản thân các hội chợ triển lãm cũng có nhiều loại hình, và chất lượng ở mỗi lần hội chợ là khác nhau. Như vậy, làm cách nào để nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm? Bởi vì chất lượng hội chợ triển lãm lại phụ thuộc rất nhiều vào nhà tổ chức và các đơn vị tham gia cũng như nhiều yếu tố khác! Hàng năm, có hàng trăm cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức tại khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước, kể cả tham gia và tổ chức ở nước ngoài, với qui mô ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Cục Xúc tiến Thương mại, Bộ Công thương, riêng năm 2006 cả nước đã có 300 lượt hội chợ triển lãm được tổ chức, trong đó có tới 177 lượt diễn ra ở nước ngoài. Và gần đây là một số hội chợ điển hình như: - Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) do 10 nước trong khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc khởi xướng được tổ chức từ ngày 28 – 31/10/2007 tại thành phố Nam Ninh, Quảng Châu, Trung Quốc, thu hút 3.400 gian hàng, trong đó có 1.128 gian hàng của các nước ASEAN, với tổng giá trị giao dịch đạt 3,2 tỷ USD. - Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ năm 2008 (Ho Chi Minh City EXPO 2008) được tổ chức từ ngày 08 – 12/10/2008 tại Trung tâm hội nghị và triển lãm quốc tế TP. HCM (446 Hoàng Văn Thụ, TP. HCM) đã thu hút 310 doanh nghiệp với 847 gian hàng về tham dự, thu hút 30 ngàn lượt khách tham quan, giao dịch với tổng giá trị mua bán, ký kết hợp đồng tại hội chợ là 25,5 triệu USD. - Hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao do Báo Sài Gòn Tiếp Thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao tổ chức từ ngày 28/4 – 03/5/2009 tại ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 2 Nhà thi đấu TDTT Phú Thọ, TP. HCM đã thu hút 300 doanh nghiệp với 970 gian hàng của các doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao trên toàn quốc tham gia, thu hút 400 ngàn lượt khách đến tham quan, giao dịch. Tổng doanh số bán hàng trực tiếp của các doanh nghiệp tại hội chợ là 40 tỷ đồng. Hiệu quả của việc tổ chức hội chợ triển lãm là không nhỏ. Cụ thể như trường hợp của Thái Lan. Theo Cục tổ chức hội nghị và triển lãm Thái Lan (Thailand Convention & Exhibition Bureau), 2009, trong báo cáo “Hội chợ triển lãm châu Á 2007” của Hiệp hội toàn cầu tổ chức hội chợ triển lãm (UFI – L’Union des Foires Internationals), ngành kinh doanh hội chợ triển lãm Thái Lan (Thailand’s Exhibitions Industry) có tốc độ tăng trưởng 20%/năm trong giai đoạn 4 năm qua, giá trị giao dịch ngoại tệ đạt gần 1,7 tỷ USD từ 63 cuộc hội chợ triển lãm năm 2007. Thái Land đã đạt vị trí dẫn đầu ở khu vực Đông Nam Á về diện tích triển lãm trong năm 2007 (373.500m2/năm). Các nước khác trong khu vực như Singapore, Malaysia, Indonesia, Việt Nam và Philippines cũng đạt được con số giao dịch khá lớn, đưa tổng số diện tích trưng bày triển lãm của nhóm các nước này và Thái Lan năm 2007 đạt 1.219.750 m2 với doanh số cho thuê gian hàng triển lãm đạt 359.592.250 USD. Bất chấp sự nổi bật với tốc độ cao của phương tiện truyền thông điện tử trong suốt thế kỷ 20, các cuộc hội chợ ngày nay – những địa điểm thị trường tạm thời – thực tế tiếp tục giữ vị trí là một trong những công cụ tiếp thị và bán hàng hiệu quả và năng động nhất. Hội chợ là một sự pha trộn thông tin hỗn hợp, là một phương tiện truyền thông đại chúng về tiếp thị và giải trí, với sự khai thác của tất cả 5 giác quan trong một môi trường tương tác trực tiếp (face – to – face interaction). Đầu thế kỷ 21, hoạt động hội chợ triển lãm tiếp tục được mở rộng và gia tăng. Theo UFI 1 , với sự gia tăng của Internet, những hội chợ ảo đã phát triển, cho phép trưng bày những sản phẩm và dịch vụ online, nhưng nó không thể (và sẽ mãi mãi) không bao giờ thay thế được những hội chợ bằng vật chất. 1 UFI, Union des Foires Internationales, also known as the The Global Association of the Exhibition Industry, is the association of trade show organisers, fairground owners, national and international associations of the exhibition industry, and its partners. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 3 Thực tế cho thấy hội chợ triển lãm là một hoạt động thiết thực, nhằm đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, là cầu nối để đưa nhanh sản phẩm của các doanh nghiệp đến với người tiêu dùng, góp phần đẩy mạnh sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hoạt động hội chợ triển lãm của nước ta trong những năm qua tuy đã có nhiều cố gắng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam xâm nhập thị trường thế giới, và mặc dù chúng ta có nhiều sản phẩm chất lượng khá tốt nhưng so với khu vực và thế giới chúng ta còn kém hơn trong việc quảng bá và xây dựng thương hiệu Việt Nam. Ngày 24/8/2007, tạp chí Truyền thông tiếp thị Media cùng với Công ty Tư vấn thương hiệu Asian Intergrated Media Limited và Công ty Nghiên cứu thị trường toàn cầu Synovate công bố danh sách 1.000 thương hiệu hàng đầu châu Á năm 2007, trong danh sách này không có thương hiệu nào của Việt Nam. Theo số liệu thống kê, cả nước chỉ có một số hội chợ có quy mô từ 500 - 700 gian hàng như các hội chợ Vietnam Expo, Hochiminh City Expo, Hội chợ nông nghiệp quốc tế Việt Nam tại Cần Thơ và các Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp Việt Nam và Vietbuild. Kết quả tổ chức hội chợ triển lãm chưa tốt có thể xuất phát từ nguyên nhân cơ quan chức năng chưa làm tốt công tác quản lý, do các nhà tổ chức chưa đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm và thiếu tinh thần trách nhiệm. Việc xác định đúng quan điểm sẽ có tác động mạnh đến cả một quá trình triển khai tiếp theo sau. Bởi vì, lĩnh vực tổ chức sự kiện thường khó đo lường được kết quả mà hoạt động này mang lại, do đó nếu không đặt ra những mục tiêu cần hướng đến thì công việc lại càng khó hơn. Đánh giá được công việc mà chúng ta sắp tiến hành, và nhu cầu tổ chức hội chợ triển lãm là thực tế khách quan, cần thiết, nhất là trong giai đoạn nước ta hội nhập kinh tế quốc tế. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta chưa mạnh, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước còn yếu kém thì nhu cầu hỗ trợ đẩy mạnh xúc tiến thương mại ở thị trường quốc tế, xây dựng thương hiệu là rất quan trọng. Tuy nhiên, hiện nay ở nước ta có rất ít tài liệu viết về hội chợ triển lãm hoặc đánh giá về hiệu quả hội chợ triển lãm. Trong khi hội chợ triển lãm có tác động đến cả hiệu quả của đơn vị tổ chức, các doanh nghiệp tham gia và hiệu quả chung của nền ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 4 kinh tế. Vì vậy, tác giả chọn chủ đề luận văn: Nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm Việt Nam, với mong muốn tìm hiểu và đóng góp ý kiến liên quan đến hội chợ triển lãm. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Từ lý do đã nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là: 1) Phân tích hiệu quả tổ chức hội chợ triển lãm của đơn vị tổ chức, hiệu quả của các doanh nghiệp tham gia và hiệu quả chung của nền kinh tế. 2) Phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm. 3) Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. 3. Phạm vi nghiên cứu: Trong những năm qua, đã có rất nhiều hội chợ triển lãm được tổ chức với qui mô rất khác nhau, từ rất nhỏ đến lớn. Tuy nhiên, để giới hạn phạm vi nghiên cứu theo mục đích đã nêu trên, luận văn chọn khảo sát hoạt động giao dịch của 49 cuộc hội chợ triển lãm tiêu biểu, được dư luận quan tâm, được tổ chức tại các tỉnh, thành phố trong cả nước từ năm 2002 đến năm 2008. Đây là các cuộc hội chợ triển lãm có nhiều số liệu, giúp thuận lợi hơn cho việc nghiên cứu. 4. Cơ sở dữ liệu và phương pháp nghiên cứu: Nguồn dữ liệu sơ cấp do tác giả trực tiếp thu thập điều tra qua các cuộc hội chợ triển lãm được tổ chức bởi: Chi nhánh Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (Saigon Vefac) , Báo Sài Gòn tiếp thị và Câu lạc bộ doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao (thuộc Trung tâm xúc tiến thương mại và đầu tư thành phố Hồ Chí Minh - ITPC), Sở Thương mại thành phố Hồ Chí Minh (nay là Sở Công thương), Công ty Hội chợ Triển lãm quốc tế Cần Thơ (EFC), Công ty Cổ phần Hội chợ Triển lãm quốc tế AFC, Công ty Cổ phần Quảng cáo và Hội chợ thương mại CIAT, Bộ Khoa học Công nghệ Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội. Số liệu được tập hợp thông qua bảng câu hỏi thu thập từ các doanh nghiệp tham gia hội chợ triển lãm (xem bảng 9, phần phụ lục – Bản điều tra thông tin doanh nghiệp). ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 5 Nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các cơ quan, đơn vị: Tổng cục Thống kê, Bộ Công thương, Sở Công thương các tỉnh, thành phố trong cả nước, Cục Xúc tiến Thương mại, các đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm và tổng hợp các tạp chí, trang web kinh tế trong và ngoài nước. Với nguồn dữ liệu thu thập được, phương pháp nghiên cứu là: Dựa trên cơ sở lý thuyết, luận văn sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích kết quả đạt được của hội chợ triển lãm thông qua các chỉ tiêu, từ đó có những nhận định, đánh giá tác động của hội chợ triển lãm đối với nhà tổ chức, đối với các doanh nghiệp tham gia và đối với nền kinh tế. Để củng cố thêm những đánh giá bằng thống kê mô tả và xem xét rõ hơn những yếu tố nào có thể tác động đến hiệu quả các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm thông qua mẫu khảo sát, nghiên cứu của luận văn mở rộng thêm bằng phương pháp thực nghiệm, sử dụng phương pháp hồi quy bình phương nhỏ nhất thông thường (Ordinary Least Squares - OLS), với sự hỗ trợ của phần mềm Eview 5.0 và SPSS 15.0 xem xét sự tác động của các yếu tố đến hiệu quả sử dụng chi phí tham gia hội chợ triển lãm. 5. Kết cấu của luận văn: Sau phần Mở đầu, kết cấu phần còn lại của luận văn bao gồm: Chương 1: Tổng quan lý thuyết: Chương này nêu khái niệm hội chợ triển lãm, phân loại, vai trò của hội chợ triển lãm, cơ sở lý luận về hiệu quả hội chợ triển lãm bao gồm hiệu quả của đơn vị tổ chức, các doanh nghiệp tham gia và hiệu quả chung của nền kinh tế; chọn mô hình phân tích các yếu tố tác động đến hiệu quả các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm. Chương 2: Tình hình hoạt động hội chợ triển lãm Việt Nam: Chương này nêu xu hướng hội chợ triển lãm thế giới; tình hình hoạt động hội chợ triển lãm Việt Nam trong những năm qua, phân tích hiệu quả của các cuộc hội chợ triển lãm thông qua phân tích thống kê mô tả, mở rộng thêm nghiên cứu của luận văn bằng phương pháp thực nghiệm, hồi quy đa biến để xác đinh các yếu tố nào có thể tác động đến hiệu quả của các doanh nghiệp trong lúc tham gia hội chợ triển lãm. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 6 Chương 3: Kết luận vấn đề nghiên cứu và giải pháp nâng cao hiệu quả hội chợ triển lãm Việt Nam: Chương này nêu tóm tắt và kết luận về các vấn đề nghiên cứu. Trên cơ sở đó, tác giả nêu giải pháp liên quan đến công tác tổ chức hội chợ triển lãm để nâng cao hiệu quả của hội chợ triển lãm Việt Nam nhằm góp phần nâng cao hiệu quả chung của nền kinh tế. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 7 Chương 1: TỒNG QUAN LÝ THUYẾT 1.1 Khái niệm hội chợ triển lãm: Hội chợ triển lãm là trưng bày cho mọi người xem, giới thiệu, đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa (theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB VHTT 1999). Theo tự điển Oxford, 7th edittion, hội chợ (Fair) triển lãm (Exposition/Exhibition) là một sự kiện mà mọi người hoạt động sản xuất kinh doanh trưng bày giới thiệu và bán các hàng hóa của họ. Theo Hiệp hội toàn cầu ngành triển lãm (The Global Association of the Exhibition Industry – UFI 1 ), có nhiều cách hiểu và định nghĩa về hội chợ triển lãm. Tuy nhiên, các khái niệm sau được chấp nhận rộng rãi và phổ biến: Hội chợ là những sự kiện của thị trường trong một khoảng thời gian đặc biệt được tổ chức ở những không gian mà tại đó có sự tham gia của nhiều công ty trưng bày sản phẩm chính của một hoặc nhiều lĩnh vực, ngành và bán hàng chủ yếu là các sản phẩm mẫu. Triển lãm là những sự kiện thị trường trong một khoảng thời gian đặc biệt, được tổ chức ở những không gian mà tại đó một số lớn các công ty tham gia trưng bày các sản phẩm đại diện của một hoặc nhiều lĩnh vực, ngành và bán hàng hoặc cung cấp thông tin về những sản phẩm nhằm mục đích xúc tiến bán hàng. Các cuộc triển lãm phần lớn thu hút tất cả công chúng. Theo Giáo trình Marketing thương mại của tác giả Nguyễn Xuân Quang (chủ biên), NXB Lao động xã hội, 2005, triển lãm thương mại là hoạt động xúc tiến thương mại thông qua việc trưng bày hàng hóa, tài liệu về hàng hóa để giới thiệu, quảng cáo nhằm mở rộng và thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hóa. 1 UFI was founded on April 15, 1925, in Milan, Italy, by 20 European international trade fairs from Bordeaux, Brussels, Budapest, Cologne, Danzig, Frankfurt am Main, Leipzig, Ljubljana, Lwów, Lyon, Milan, Nizhny Novgorod, Padua, Paris, Prague, Reichenberg, Utrecht, Valencia, Vienna and Zagreb. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 8 Hội chợ thương mại là hoạt động xúc tiến hàng hóa tập trung trong một thời gian và một địa điểm nhất định, trong đó tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh trưng bày hàng hóa của mình nhằm mục đích tiếp thị, ký kết hợp đồng, mua bán hàng hóa. Nét khác biệt cơ bản là mục đích của người tham gia triển lãm chủ yếu để giới thiệu, quảng cáo. Người tham gia hội chợ chủ yếu là để bán hàng hóa, sau đó mới đến các mục tiêu khác như thiết lập mối quan hệ làm ăn, quảng cáo… Ngày nay, hội chợ, triển lãm thường được tổ chức phối hợp nhau trong cùng thời gian và không gian, và được gọi là hội chợ triển lãm. 1.2 Phân loại hội chợ triển lãm: Theo UFI và dựa trên thực tế ở Việt Nam, có thể phân loại hội chợ triển lãm thành các dạng sau: 1.2.1 Hội chợ triển lãm công cụ sản xuất: Hội chợ triển lãm công cụ sản xuất trưng bày máy móc và các dịch vụ liên quan đến công nghiệp chế tạo, những công nghệ mới. Tại hội chợ lãm này, khách tham quan giao dịch có thể tìm mua máy móc, thiết bị sản xuất để sản xuất ra sản phẩm tiêu dùng. 1.2.2 Hội chợ triển lãm hàng hóa tiêu dùng: Tại hội chợ triển lãm hàng hóa tiêu dùng, các doanh nghiệp trưng bày những sản phẩm và dịch vụ phục vụ công cộng, sản phẩm tiêu dùng cuối cùng. Chủng loại hàng hóa ở hội chợ này rất đa dạng, mang tính tổng hợp. Thành phần các doanh nghiệp tham gia thuộc tất cả các ngành hàng của nền kinh tế; khách đến tham quan, mua sắm hàng hóa cũng không giới hạn. 1.2.3 Hội chợ triển lãm chuyên đề: Khác với hội chợ thương mại tổng hợp, hội chợ triển lãm chuyên đề hoặc chuyên ngành là có giới hạn nhằm tập trung vào mục tiêu chính ở cả hai phía: đối tượng tham gia cùng với ngành hàng và khách tham quan. Hội chợ triển lãm chuyên đề nhằm tập trung giới thiệu về một vấn đề nào đó nhưng vẫn có sự tham gia của các ngành khác nhau. Ví dụ chuyên đề “sức khỏe cộng đồng” trong đó bao gồm cả dịch vụ về sức khỏe, ngành thực phẩm, thời trang…Chuyên ngành là tập trung giới thiệu một ngành hay nhóm ngành công nghiệp, hay lĩnh vực thương mại nào đó, ví dụ như hội ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 9 chợ về “máy móc cơ khí”, hội chợ về ngành “dệt may”…Hội chợ chuyên ngành thường tập trung trưng bày giới thiệu hàng mẫu và những công nghệ mới để các doanh nghiệp khảo sát nhu cầu và cạnh tranh của thị trường, và tìm kiếm bạn hàng. Thông qua các hội chợ chuyên ngành, các doanh nghiệp có thể cảm nhận được thị trường cần gì, xu hướng phát triển của thị trường, và đối thủ cạnh tranh của mình là ai và khả năng cạnh tranh của họ đến đâu. Hội chợ chuyên ngành là nơi hội tụ giữa người mua và người bán cùng ngành, do vậy, sẽ là nơi lý tưởng để giới thiệu sản phẩm, kiểm nghiệm phản ứng của thị trường đối với sản phẩm, và gặp gỡ đối tác kể cả những đối tác chưa có quan hệ từ trước. Các cuộc hội chợ triển lãm này ở Việt Nam như: Hội chợ Quốc tế đồ gỗ và thủ công mỹ nghệ, Hội chợ Computerworld, Hội chợ Vietbuild… 1.2.4 Hội chợ triển lãm đa ngành: Cũng giống như hội chợ chuyên ngành, hội chợ đa ngành có đặc điểm khác là hội chợ triển lãm có thể ghép chung nhiều ngành hàng để tổ chức, với mục đích nhằm tăng qui mô về số lượng doanh nghiệp tham gia và gian hàng trưng bày, nhằm tạo thêm phong phú cho hoạt động hội chợ triển lãm. Do đó, ở loại hình hội chợ này, đối tượng doanh nghiệp tham gia và khách tham quan, giao dịch mở rộng hơn so với hội chợ chuyên ngành. Ví dụ như hội chợ Nông nghiệp – Du lịch, hội chợ Thủy sản – Du lịch. 1.2.5 Hội chợ triển lãm tổng hợp: Hội chợ triển lãm tổng hợp trình bày hỗn hợp các sản phẩm phục vụ đời sống. Đối tượng tham gia chủ yếu là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuộc mọi lĩnh vực, ngành. Hoạt động chủ yếu của hội chợ là xúc tiến thương mại, trưng bày và bán sản phẩm đa chủng loại. Khách tham quan, giao dịch của những hội chợ này là tất cả công chúng. Loại hình hội chợ triển lãm này được tổ chức thường xuyên trong năm. Đặc điểm của những hội chợ này là khách tham quan thường rất đông do không giới hạn đối tượng. Các chương trình hoạt động hội chợ thường dàn trải, mở rộng và kèm theo những chương trình phụ khác như văn hóa, thể thao, nghệ thuật. Do nhiều hoạt động đan xen diễn ra cùng một thời điểm và cùng ảnh hưởng, tác động lẫn nhau nên rất khó đánh giá hiệu quả của công tác tổ chức. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 10 Các cuộc hội chợ triển lãm dạng này như Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao, Hội chợ quốc tế hàng công nghiệp, Hội chợ sao vàng đất Việt… 1.2.6 Hội chợ ảo: Nhờ ứng dụng mạng lưới công nghệ thông tin internet, triển lãm này mở ra nhằm mục tiêu hướng tới những đối tượng không đủ điều kiện thời gian và kinh phí để tham gia. Đây là một loại hình mới có thể phát triển mạnh trong tương lai do những tiện ích của nó. Ưu điểm của loại hình này là thông tin nhanh, chi phí thấp và phạm vi thông tin rất rộng, không hạn chế. Tại Hội chợ Thương mại Quốc tế Việt Nam lần thứ 17 (Vietnam Expo 2007, tổ chức từ ngày 04 – 08/4/2007, tại Giảng Võ Hà Nội), hội chợ trực tuyến trên mạng đã được kết hợp tổ chức thông qua trang Web http://vietnamexpocenter.com với chủ đề "Việt Nam tăng cường hội nhập để phát triển", do Cục Xúc tiến Thương mại kết hợp với Công ty Tổ chức Hội chợ triển lãm Vinexad và công ty Truyền thông trực tuyến Việt Nam (Vietnamonline) xây dựng nhằm giúp các doanh nghiệp quảng bá sản phẩm và thương hiệu của mình. Với sự gia tăng của Internet, những hội chợ ảo đã phát triển, cho phép trưng bày những sản phẩm và dịch vụ online, nhưng nó không thể (và sẽ mãi mãi) không bao giờ thay thế được những hội chợ bằng vật chất. 1.3 Vai trò của hội chợ triển lãm: 1.3.1 Vai trò cơ bản: Nhiệm vụ căn bản của mỗi hội chợ triển lãm là nối kết giữa cung và cầu, cung cấp thông tin, giới thiệu xu hướng và phát triển kỹ thuật, trong một khoảng thời gian và không gian nhất định, sử dụng truyền thông trực tiếp (face-to-face). Hội chợ là một địa điểm để các doanh nghiệp tiếp xúc với nhau, là một cơ hội rất tốt để đạt được những mục tiêu kinh doanh, bởi vì tại đây tập hợp sự hiện diện của rất nhiều đối tác. Hội chợ triển lãm cũng cho thấy xu hướng của nền kinh tế và thị trường, bởi vì nó phản ảnh bức tranh của thị trường, các loại và các lĩnh vực thay đổi trên thị trường, cũng như định hướng và gia tăng tốc độ cho phát triển tương lai. Có thể nói hội chợ triển lãm hiểu theo nghĩa rộng còn là một công cụ marketing của các doanh nghiệp. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 11 1.3.2 Vai trò của hội chợ đối với doanh nghiệp tham gia: Hội chợ triển lãm chính là cơ hội để các doanh nghiệp tham gia triển khai các hoạt động: 1.3.2.1 Xúc tiến, phát động bán hàng: 1) Tiếp đón khách hàng mới và khôi phục mối quan hệ với những khách hàng cũ. Đó là sự kết hợp chuỗi hoạt động họp mặt, tọa đàm, liên hoan, tặng quà, hướng dẫn kỹ thuật, chuyên môn sử dụng sản phẩm, bảo trì sản phẩm, lắng nghe những ý kiến đóng góp, phê bình của khách hàng để có kế hoạch điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh. 2) Tung ra những sản phẩm hoặc dịch vụ mới. Bởi vì tại hội chợ triển lãm có rất nhiều khách hàng mới đến tham quan, giao dịch, đây là cơ hội để các doanh nghiệp triển lãm tung ra những sản phẩm, dịch vụ mới của mình, trực tiếp đối thoại với khách hàng. 3) Đẩy mạnh tiến trình bán hàng và thực hiện bán hàng: Hội chợ triển lãm không chỉ là trưng bày, giới thiệu hàng mẫu, mà còn là ký kết hợp đồng, mở đại lý và bán hàng trực tiếp với số lượng và giá trị lớn bởi vì số lượng khách hàng tham quan, các đối tác rất đông. 4) Xây dựng, gia tăng hình tượng và thương hiệu của công ty thông qua việc giới thiệu, chăm sóc khách hàng và giao lưu với những đối tác mới. 5) Củng cố các quan hệ với công chúng thông qua các hoạt động giới thiệu thành tựu, những đóng góp mới như tài trợ, hỗ trợ các quỹ xã hội (được tổ chức trong chương trình chung của hội chợ triển lãm) 1.3.2.2 Đánh giá, tiếp thu kiến thức và tác động lẫn nhau: Hội chợ triển lãm còn giúp để: 1) Nghiên cứu về những kỳ vọng của của khách hàng, thị trường và toàn cảnh nền kinh tế thông qua sự đối thoại và tương tác trực tiếp, từ đó rút ra được những kết luận quý giá về khách hàng, thị trường và tổng thể nền kinh tế. 2) Thu thập các ý kiến phản hồi về các loại sản phẩm và hình ảnh của công ty một cách trực tiếp thông qua giao dịch, đối thoại. ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng 12 3) Xây dựng và mở rộng cơ sở dữ liệu toàn bộ, cập nhật những đổi mới và công nghệ mới, nhất là của các doanh nghiệp đến từ các nước phát triển. 4) Khởi đầu sự hợp tác, liên kết và liên doanh, đặc biệt là với các đối tác đến tham gia hoặc tham quan hội chợ triển lãm. 1.3.2.3 Gia tăng doanh thu và tiết kiệm chi phí: Theo số liệu thống kê, so với chi phí đầu tư tham gia hội chợ triển lãm, các doanh nghiệp tham gia thường đạt được mục tiêu xúc tiến thương mại và đạt được doanh số giao dịch, ký kết hợp đồng, bán hàng cao hơn nhiều, đặc biệt là doanh thu sau hội chợ triển lãm. Trung tâm nghiên cứu hội chợ triển lãm Mỹ (CEIR) 1 đã cho thấy hội chợ triển lãm giảm 56% chi phí cho việc đàm phán một hợp đồng trên thị trường. 1.3.3 Vai trò đối với nền kinh tế: Hoạt động hội chợ triển lãm là một chuỗi hoạt động với nhiều nội dung phong phú và kéo dài trong một khoảng thời gian, có tác động đến hầu hết các lĩnh vực, ngành và các thành phần trong nền kinh tế. Ngoài mục tiêu hoạt động vì bản thân các nhà tổ chức, các doanh nghiệp trực tiếp tham gia, hội chợ triển lãm còn có liên quan đến chuỗi hoạt động khác, đó là hoạt động của khách sạn, nhà hàng, dịch vụ vận tải, chuyên chở khách hàng, dịch vụ du lịch, vui chơi giải trí, người lao động nói chung, khách tham quan, giao dịch… Và sau cùng là giao lưu giữa các quốc gia. 1.4 Sản phẩm hội chợ triển lãm: Theo tài liệu chuyên môn về hội chợ triển lãm, sản phẩm hội chợ triển lãm gồm: 1.4.1 Sản phẩm của đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm: Mục đích của các đơn vị tổ chức hội chợ triển lãm là đạt được lợi nhuận do việc tổ chức hội chợ triển lãm mang lại. Mục tiêu cụ thể là các sản phẩm: 1 The Center for Exhibition Industry Research (CEIR) is a non-profit professional organization for the marketing, promotion, and importance of exhibitions. CEIR was found in 1978 as the Trade Show Bureau, the center is headquartered in Dallas, Texas (USA). ________________________________________________________________________ Luận văn thạc sĩ Nguyễn Văn Tùng
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng